Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm sử dụng Adobe Presenter trong thiết kế bài giảng e-learning môn Vật lí
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm giới thiệu tiến trình xây dựng một bài giảng e-learning sao cho hiệu quả (đáp ứng yêu cầu về tính khoa học và hấp dẫn học sinh). Giới thiệu những công cụ của phần mềm Adobe Presenter phục vụ hiệu quả cho việc thiết kế một bài giảng e-learning.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm sử dụng Adobe Presenter trong thiết kế bài giảng e-learning môn Vật lí
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THPT UNG VĂN KHIÊM ---------- Người thực hiện: NGUYỄN THANH HUY Chức vụ: Giáo viên giảng dạy Vật lí An Giang, tháng 01 năm 2020
- MỤC LỤC PHẦN I - MỞ ĐẦU ................................................................................................................3 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................................3 II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................3 PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................................4 I. HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT ................................................................................................4 II. CÁC BƯỚC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ........................................................................6 1. Chọn bài học ................................................................................................................6 2. Tìm tư liệu cần thiết ....................................................................................................6 3. Xử lí tư liệu ..................................................................................................................8 4. Thiết kế các hoạt động học .........................................................................................8 5. Soạn trên nền phần mềm Microsoft Powerpoint .....................................................8 6. Xem trước và xuất bài giảng ......................................................................................9 III. GIỚI THIỆU CÁC LOẠI CÂU HỎI TƯƠNG TÁC .............................................10 1. Câu hỏi một hay nhiều lựa chọn (Multiple choice) ................................................12 2. Câu hỏi đúng/sai (True/False) .................................................................................13 3. Câu hỏi điền vào chỗ trống (Fill-in-the-blank) ......................................................14 4. Câu hỏi trả lời ngắn (Short answer)........................................................................16 5. Câu hỏi ghép nối (Matching) ...................................................................................17 6. Câu hỏi kéo thả (Drag Drop) ...................................................................................18 IV. CÁCH GHI, CHÈN ÂM THANH VÀ VIDEO BẰNG ADOBE PRESENTER ..19 1. Ghi âm, lồng âm thanh vào bài giảng .....................................................................19 2. Ghi và chèn video vào bài giảng ..............................................................................23 V. MINH HỌA THIẾT KẾ BÀI GIẢNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN” THUỘC CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ 11 ..........................................................27 1. Lý cho chọn bài học ..................................................................................................27 2. Tìm tư liệu cần thiết cho bài học .............................................................................28 3. Xử lí tư liệu ................................................................................................................28 4. Thiết kế các hoạt động học .......................................................................................29 5. Soạn trên nền MS Powerpoint .................................................................................35 6. Xem trước và xuất bài giảng ....................................................................................35 PHẦN III. KẾT LUẬN ........................................................................................................37 I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ..........................................................................................37 II. KẾT LUẬN ..................................................................................................................37 III. KIẾN NGHỊ ................................................................................................................37 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................39 Trang 2
- MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG ADOBE PRESENTER TRONG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING MÔN VẬT LÍ ---------- PHẦN I - MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, việc thiết kế bài giảng e-learning đang được nhắc tới nhiều trong ngành giáo dục trên cả nước cũng như trong địa bàn tỉnh. Mặc dù trên internet có rất nhiều bài viết, video về hướng dẫn soạn giảng e-learning, tuy nhiên còn không ít giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc tạo ra một bài giảng e-learning sao cho hiệu quả. Tôi nghĩ do một số nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất, việc soạn một bài giảng cho tốt cần rất nhiều thời gian. Từ việc tìm kiếm tư liệu, xử lí đến thiết kế,... Thứ hai, các phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng e-learning còn khá xa lạ với nhiều giáo viên. Một số giáo viên có biết đến tên phần mềm nhưng việc sử dụng nó đến mức trở nên quen thuộc thì chưa. Thứ ba, một số giáo viên nghĩ đơn thuần soạn bài giảng e-learning có thể dùng một tệp giáo án điện tử (của phần mềm powerpoint chẳng hạn) rồi xuất bản thành dạng html5 là được. Nhưng bài giảng đó có đáp ứng được yêu cầu bài học, việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ có phù hợp không thì lại là chuyện khác. Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu cơ bản về một phần mềm soạn e-learning và có cái nhìn tổng thể về tiến trình xây dựng một bài giảng e-learning, tôi xin được nêu những kinh nghiệm của bản thân và viết thành đề tài “Một số kinh nghiệm sử dụng Adobe Presenter trong thiết kế bài giảng e-learning môn Vật lí” II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Như đã nêu trên, đề tài được đưa ra không phải để đánh giá, so sánh phần mềm nào hay dở mà qua việc sử dụng phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng e-learning Adobe presenter, giáo viên có thể bước đầu làm quen việc soạn giảng e-learning. Từ đó, nếu tiếp tục tìm hiểu, vận dụng vào bộ môn của mình sẽ có thể tạo được nhiều bài giảng e-learning thật tốt. Xin nêu ra những mục tiêu chính của đề tài này: Trang 3
- Thứ nhất, giới thiệu tiến trình xây dựng một bài giảng e-learning sao cho hiệu quả (đáp ứng yêu cầu về tính khoa học và hấp dẫn học sinh). Thứ hai, giới thiệu những công cụ của phần mềm Adobe Presenter phục vụ hiệu quả cho việc thiết kế một bài giảng e-learning. Ngoài ra, bản thân cũng chia sẻ những kinh nghiệm có được khi thiết kế một bài giảng e-learning môn Vật lí. PHẦN II. NỘI DUNG I. HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT Để sử dụng phầm mềm Adobe Presenter soạn bài giảng e-learning, ta cần cài đặt trước phần mềm microsoft powerpoint (bản 2007 trở lên). Ở đây xin chỉ giới thiệu cách cài đặt phần mềm Adobe Presenter. Ta có thể tải gói cài đặt từ trang chủ https://www.adobe.com hoặc các trang khác cho phép tải chương trình. Sau đó thực hiện cài đặt như sau (trong bài tài liệu này, tác giả đang dùng Adobe Presenter 11): Bước 1: Ngắt kết nối internet (để cài bản dùng thử của chương trình), bấm đúp chuột vào file Setup.exe trong gói cài đặt để cài đặt chương trình. Tại cửa sổ giao diện chọn Try Bước 2: Bấm chuột vào nút Sign In Bước 3: Bấm chuột chọn Sign In Later Bước 4: Bấm chọn Accept Bước 5: Bấm chuột vào nút Install để bắt đầu cài đặt chương trình. Lúc này ta có thể bật kết nối internet lại như bình thường. Hình 1: Cài đặt Adobe Presenter bước 1 Hình 2: Cài đặt Adobe Presenter bước 2 Trang 4
- Hình 3: Cài đặt Adobe Presenter bước 3 Hình 4: Cài đặt Adobe Presenter bước 4 Hình 5: Cài đặt Adobe Presenter bước 5 Hình 6: Cài đặt Adobe Presenter thành công Bước 6: Chờ vài phút để chương trình hoàn thành việc cài đặt. Khi thông báo cài đặt thành công, ta có bấm Close để đóng chương trình. Sau khi cài đặt thành công, ta mở Powerpoint sẽ thấy xuất hiện một thẻ Adobe Presenter trong giao diện (ở đây tác giả đang sử dụng MS Powerpoint 2013) Thẻ ADOBE PRESENTER trong giao diện Powerpoint Hình 7: Giao diện Powerpoint khi đã cài Adobe Presenter Trang 5
- II. CÁC BƯỚC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG Để soạn được một giảng e-learning tốt theo tôi ta phải có một kế hoạch rõ ràng, xác định cần tìm những tư liệu gì, thiết kế các hoạt động học như thế nào để học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất chứ không phải như nhiều ý kiến cho rằng chỉ sử dụng một file powerpoint bài giảng bất kì rồi dùng phần mềm xuất bản ra dạng html5 (chuẩn xuất bản được Bộ GD-ĐT yêu cầu) là xong. Theo kinh nghiệm bản thân, tôi thấy cần thực hiện tốt các bước sau: 1. Chọn bài học Vật lý là môn học thực nghiệm, việc xây dựng tiến trình học cho học sinh cũng phải tùy theo nội dung kiến thức từng bài. Có những bài học yêu cầu phải làm thực nghiệm, cũng có những bài học khó thực hiện được thí nghiệm trên lớp thì giáo viên có thể sử dụng những thí nghiệm mô phỏng hay cho các em xem video một thí nghiệm đã được làm và quay lại,… Do đó, khi mà điều kiện của chúng ta chưa thể số hóa tất cả các bài học thì ban đầu nên chọn những bài học phù hợp để thiết kế thành một bài giảng e-learning. Theo bản thân, ta nên chọn những bài học có một hoặc nhiều những tiêu chí sau: - Cần hình ảnh trực quan. - Cần mô phỏng. - Cần quan sát những thí nghiệm mà trên lớp khó thực hiện. - Có nhiều tư liệu cho việc soạn giảng. 2. Tìm tư liệu cần thiết Tùy vào điều kiện, giáo viên có thể tự tạo các tư liệu để phục vụ cho bài giảng như thiết kế các đồ dùng dạy học, làm thí nghiệm rồi quay video lại,… Tuy nhiên khi không có nhiều thiết bị đảm bảo được yêu cầu trên hoặc có những thí nghiệm đã được người trước thực hiện (mà việc tự làm lại không thực sự cần thiết) thì ta có thể sử dụng kho tư liệu khổng lồ của nhân loại. Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, việc tìm tư liệu phục vụ cho bài giảng có rất nhiều công cụ. Ta có thể sử dụng công cụ phổ biến là Google (https://www.google.com.vn) trên trình duyệt web. Tìm các video thì có thể sử dụng trang web phổ biến hiện nay là https://www.youtube.com. Ngoài ra để tận dụng được nguồn tư liệu tiếng nước ngoài (chủ yếu là tiếng Anh), ta có thể dùng thêm công cụ Google dịch (https://translate.google.com.vn) để chuyển từ khóa sang tiếng nước ngoài và thu được nhiều tư liệu hơn. Ví dụ khi dùng từ khóa “luyện nhôm”, ta tìm được các tư liệu tiếng Việt: Trang 6
- Hình 8: Tìm kiếm bằng từ khóa tiếng Việt Và khi chuyển từ khóa thành tiếng Anh “smelting aluminum”, ta tìm thêm được các tư liệu tiếng Anh: Hình 9: Tìm kiếm bằng từ khóa tiếng Anh Trang 7
- 3. Xử lí tư liệu Khi đã tìm được tư liệu phù hợp cho bài giảng, việc tiếp theo là xử lí tư liệu đó. Trong ví dụ trên có những video dài đến hơn 10 phút, nếu sử dụng nguyên bản vừa mất thời gian lại có những đoạn không cần thiết gây nhàm chán khi học. Do đó ta có thể “cắt” ngắn đoạn video lại hoặc thêm chú thích cần thiết. Việc này khuyên các thầy cô nên tìm hiểu thêm cách sử dụng một số phần mềm về xử lí đa phương tiện (có nhiều phần mềm miễn phí đủ đáp ứng nhu cầu đó nhưng xin không giới thiệu ở đây). Một lưu ý khi xử lí tư liệu cần giữ lại thông tin về bản quyền của tư liệu (nguồn gốc, tác giả,…). 4. Thiết kế các hoạt động học Việc thiết kế các hoạt động học trong bài giảng cũng tương tự như việc ta thiết kế hoạt động dạy học trên lớp. Mục tiêu của các hoạt động là giúp các em tiếp thu kiến thức dễ dàng và lôi cuốn. Tuy nhiên việc thiết kế các hoạt động học cho bài giảng e- learning có khác với bài giảng trên lớp ở một số điểm: - Trong bài giảng e-learning, có thể sử dụng nhiều phương tiện hơn như video, hình ảnh, mô phỏng, thậm chí những thí nghiệm được quay lại,… - Các hoạt động học trong bài giảng e-learning nên dễ thực hiện (vì khi học không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên). - Có thể sử dụng các câu hỏi tương tác, tức các câu hỏi đưa ra học sinh tự trả lời, kết quả có thể đúng hoặc sai. Từ đó học sinh lĩnh hội được kiến thức bài học hay rút ra được kết luận cho bản thân. Việc này cũng giống như trên lớp khi giáo viên nêu câu hỏi, học sinh trả lời và giáo viên nhận xét để các em rút được kinh nghiệm. 5. Soạn trên nền phần mềm Microsoft Powerpoint Sau khi thiết kế các hoạt động học cho bài giảng thì việc soạn bài giảng thực hiện chủ yếu trên nền phần mềm Microsoft Powerpoint đã tích hợp công cụ ADOBE PRESENTER. Việc soạn giảng trên Powerpoint thì đã quen thuộc với nhiều giáo viên. Ở đây ta vừa có thể sử dụng các công cụ của Powerpoint, vừa có thể sử dụng các công cụ của ADOBE PRESENTER vì nó cũng có các công cụ về xử lí Audio (âm thanh), Video,… và đặc biệt là thiết kế các câu hỏi tương tác “Quiz” Trong quá trình này, giáo viên sẽ sử dụng các tư liệu đã tìm được (hình ảnh, âm thanh, video,…) để lồng vào bài giảng. Ngoài ra có thể thiết kế các nhóm câu hỏi tương tác để đặt vấn đề vào bài, câu hỏi xây dựng bài hoặc kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh (xin được nói rõ hơn ở phần sau). Trang 8
- Nhóm công Công cụ ghi Công cụ chèn Nhóm công cụ thiết cụ về Audio Video Video kế câu hỏi tương tác Hình 10: Các công cụ cơ bản trong Adobe Presenter 6. Xem trước và xuất bài giảng - Trong quá trình soạn, giáo viên có thể vào thẻ “ADOBE PRESENTER”, bấm chuột vào thẻ “Preview” để xem trước bài giảng (chưa xuất ra chính thức). Có 5 tùy chọn nhưng ta cần lưu ý 2 mục: Nếu chọn “Preview Presentation” ta có thể xem trước toàn bộ bài giảng, tức chương trình sẽ xuất thử để người soạn xem trước giao diện toàn bộ bài học; nếu chọn “Preview Current Slide” chương trình sẽ xuất thử nội dung Slide hiện tại. Từ đó ta có thể chỉnh sửa ngay Slide đó cho phù hợp. Xem trước toàn bộ bài giảng Xem trước Slide hiện tại Hình 11: Các chế độ xem trước bài giảng - Sau khi hoàn chỉnh bài học, để xuất bản ra định dạng html5 (theo chuẩn có thể chạy bằng trình duyệt web) ta thực hiện như sau: Vào thẻ ADOBE PRESENTER Publish phần Publish Format chọn HTML5 phần Output Options chọn Zip package (để chương trình đóng gói toàn bộ bài học thành 1 file nén duy nhất) Publish. Trang 9
- Chọn xuất theo chuẩn HTML5 Bấm Publish để xuất bài giảng Chọn để đóng gói thành file nén Hình 12: Các tùy chọn khi xuất bài giảng III. GIỚI THIỆU CÁC LOẠI CÂU HỎI TƯƠNG TÁC Adobe Presenter có thể giúp ta thiết kế nhiều loại câu hỏi tương tác để phục vụ cho nhiều mục đích như đặt vấn đề vào, xây dựng bài, kiểm tra lại kiến thức,… Tùy theo yêu cầu của bài giảng mà ta có thể lựa chọn cho thích hợp. Sau đây xin giới thiệu các loại câu hỏi thường được sử dụng khi thiết kế bài giảng cho môn Vật lí. Chọn Manage để tạo câu hỏi Hình 13: Giới thiệu nhóm tạo câu hỏi tương tác “Quiz” Để tạo câu hỏi tương tác cho bài giảng, tại thẻ ADOBE PRESENTER, ta chọn “Manage”, hộp thoại xuất hiện cho phép ta tạo bộ câu hỏi “Quiz”, trong mỗi bộ có thể tạo nhiều câu hỏi “Question”. Mặc nhiên chương trình đã tạo sẵn một bộ câu hỏi, để tạo thêm bộ câu hỏi ta chọn “Add Quiz”, để thêm câu hỏi cho mỗi bộ ta chọn “Add Question” chương trình sẽ liệt kê ra nhiều loại câu hỏi để ta lựa chọn. Trang 10
- “Add Quiz” để “Add Question” thêm bộ câu hỏi để thêm câu hỏi Chương trình tạo sẵn trước một bộ câu hỏi “Quiz” Hình 14: Giao diện đầu tiên trong thẻ Quiz Manager Sau khi chọn “Add Question” sẽ xuất hiện thẻ Question Types để ta chọn loại câu hỏi, ở đây xin giới thiệu 6 loại câu hỏi thường dùng cho môn Vật lí (xem hình) Thẻ Question Types liệt kê các loại câu hỏi của chương trình Kéo thanh trượt xuống để xem thêm các loại câu hỏi còn lại Hình 15: Các loại câu hỏi tương tác trong ADOBE PRESENTER Trang 11
- 1. Câu hỏi một hay nhiều lựa chọn (Multiple choice) Chọn Multiple choice từ danh sách ta sẽ mở hộp thoại New multiple choice question để tạo câu hỏi nhiều lựa chọn. Loại câu hỏi này cũng giống như câu hỏi trắc nghiệm mà ta thường thấy trong kiểm tra của nhiều bộ môn. Tuy nhiên, nếu ở mục “Type” trong hộp thoại ta chọn “Single Response” thì trong câu hỏi chỉ có một đáp án đúng duy nhất, ngược lại nếu chọn “Multiple Response” thì sẽ được câu hỏi nhiều đáp án đúng. Sau khi thực hiện xong các tùy chọn, ta bấm “OK” để thêm câu hỏi vào bài giảng. Chúng ta có thể xem ví dụ ở hình bên dưới: Nhập tên câu hỏi Nhập nội dung câu hỏi Nhập điểm cho câu hỏi Cho phép trộn đáp án sau mỗi lần học Đáp án đúng Bấm để thêm đáp án Nếu có nhiều đáp án đúng chọn “Multiple Response” Hình 16: Loại câu hỏi nhiều lựa chọn Trang 12
- 2. Câu hỏi đúng/sai (True/False) Câu hỏi True/Fale (đúng/sai) cũng là dạng câu hỏi lựa chọn nhưng chỉ có hai đáp án là “True” hoặc “Fale”. Mặc nhiên, chương trình sẽ tạo sẵn hai đáp án như vậy nhưng người soạn có thể gõ lại đáp án thành tiếng Việt như ví dụ bên dưới: Nhập tên câu hỏi Nhập nội dung câu hỏi Nhập điểm cho câu hỏi Đáp án đúng Hình 17: Loại câu hỏi Đúng/Sai Trang 13
- 3. Câu hỏi điền vào chỗ trống (Fill-in-the-blank) Với câu hỏi Fill-in-the-blank (điền vào chỗ trống), giáo viên có thể gõ nội dung một phát biểu ở mục “Phrase” như hình bên dưới rồi sau đó quét chọn từ (cụm từ) và bấm “Add Blank” để tạo thành một chỗ trống. Nhập tên câu hỏi Nhập yêu cầu Nhập điểm cho câu hỏi Quét chọn từ cần điền, sau đó bấm “Add Blank” để tạo thành chỗ trống Hình 18: Tạo câu hỏi điền vào chỗ trống bước 1 Hộp thoại hiện ra có các tùy chọn để người soạn thực hiện tùy theo ý đồ của mình: Người học sẽ tự gõ nội dung cần điền vào chỗ trống Chương trình sẽ tạo một danh sách các lựa chọn để người học chọn Bấm “Add” để thêm các đáp án có thể chấp nhận Hình 19: Tạo câu hỏi điền vào chỗ trống bước 2 Trang 14
- Sau khi bấm “OK” ở bước trên, chương trình đã biến từ (cụm từ) ta quét chọn trước đó thành chỗ trống , ngoài ra hai đáp án có thể chấp nhận cho chỗ trống này được liệt kê ở mục “Blank” (xem hình bên dưới). Tương tự, ta có thể tạo nhiều chỗ trống theo cách như vậy cho một câu hỏi. Từ được quét chọn đã biến thành chỗ trống Khi trả lời, người học có thể gõ một trong hai đáp án này đều được chấp nhận Hình 20: Tạo câu hỏi điền vào chỗ trống bước 3 Trang 15
- 4. Câu hỏi trả lời ngắn (Short answer) Câu hỏi Short answer (trả lời ngắn) là loại câu hỏi yêu cầu người học tự đưa ra câu trả lời theo yêu cầu đề bài, giáo viên có thể dùng loại câu hỏi này tăng cường khả năng diễn đạt cho học sinh. Tuy nhiên, khi đưa ra câu hỏi thì người soạn cần lường trước được các cách diễn đạt nào mà học sinh có thể sử dụng vì nếu ý trả lời của họ đúng nhưng cách diễn đạt đó không nằm trong danh sách được chấp nhận thì nó sẽ trở thành câu trả lời sai. Và như vậy mục tiêu đề ra của người soạn sẽ không được như mong muốn. Chúng ta có thể xem ví dụ như hình: Nhập tên câu hỏi Nhập nội dung câu hỏi Nhập điểm cho câu hỏi Các đáp án có thể chấp nhận Hình 21: Tạo câu hỏi trả lời ngắn Trang 16
- 5. Câu hỏi ghép nối (Matching) Khi chọn loại câu hỏi Matching (ghép nối), giao diện chương trình sẽ tạo ra hai cột, người soạn lần lượt “Add” nội dung (một phát biểu chẳng hạn) cho từng cột, sau đó dùng chuột kéo và thả nội dung của cột này vào nội dung tương ứng (tức cách ghép đúng) ở cột kia. Cách ghép đúng sẽ biểu thị bằng đường nối giữa hai cột và kí tự tương ứng cũng được hiển thị để người soạn dễ theo dõi. Khi người học trả lời loại câu hỏi này thì cũng sẽ thực hiện thao tác tương tự như vậy để hoàn thành. Các nút lệnh “Add” để thêm nội dung, “Delete” để xóa nội dung, nút mũi tên lên xuống để thay đổi vị trí. Ngoài ra chương trình có thể “xáo trộn” đáp án lại sau mỗi lần học nếu ta chọn vào tùy chọn “Shuffle Options”: Nhập tên câu hỏi Nhập nội dung câu hỏi Chọn để “xáo trộn” đáp án sau mỗi lần học Có thể gõ lại tên cho mỗi cột Nhập cách ghép vào đây hoặc dùng chuột kéo thả nội dung tương ứng ở hai cột Hình 22: Tạo câu hỏi ghép nối Trang 17
- 6. Câu hỏi kéo thả (Drag Drop) Với câu hỏi Drag Drop (kéo thả), người soạn có thể tạo ra một câu hỏi giúp học sinh hứng thú khi thực hiện vì họ có cảm giác được “làm” nhiều hơn. Để đơn giản, ta cùng thực hiện ý tưởng như sau: Ở bài “Dòng điện trong chất điện phân” thuộc chương trình Vật lí 11, để kiểm tra kiến thức về chiều dịch chuyển của các ion trong dung dịch, tác giả thiết kế các điện cực và ion như hình (chương trình gọi những đối tượng này là “Image”), nhiệm vụ của học sinh là dùng chuột kéo các ion về các điện cực tương ứng. Hình 23: Ví dụ về tạo câu hỏi “kéo-thả” Để thực hiện ý tưởng này, ta chọn loại câu hỏi Drag Drop. Hộp thoại tạo ra hai cột lần lượt gọi là “Drag Item” (có thể hiểu là đối tượng “kéo”) và “Drop Target” (có thể hiểu là đối tượng “đích” hay “nơi thả vào”). Như vậy các ion trong hình là 4 đối tượng “kéo”, còn 2 điện cực là đối tượng “đích”. Ở đây chương trình cho phép ta lập lại đối tượng “đích” tức hai ion âm có thể kéo đến cùng điện cực dương và tương tự với ion dương cũng vậy. Chương trình cũng cho phép ta có thể thêm đối tượng là văn bản hoặc hình ảnh. Vui lòng xem hình sau: Trang 18
- Nhập tên câu hỏi Bấm vào để Nhập điểm cho câu hỏi chọn hình nền Có thể lặp lại đối tượng “đích” Bấm vào Bấm vào đây để đây để thêm đối thêm đối tượng là tượng là hình ảnh văn bản Hình 24: Hộp thoại khi tạo loại câu hỏi kéo thả Ta vừa tìm hiểu qua 6 loại câu hỏi tương tác mà thiết nghĩ thường được giáo viên sử dụng nhất. Ngoài ra, khi nghiên cứu về phần mềm này mỗi giáo viên có thể tìm hiểu thêm một số loại câu hỏi khác và thực hiện theo ý đồ của mình cho phù hợp với đặc thù bộ môn. IV. CÁCH GHI, CHÈN ÂM THANH VÀ VIDEO BẰNG ADOBE PRESENTER 1. Ghi âm, lồng âm thanh vào bài giảng Trong giao diện ADOBE PRESENTER, tại trường “Audio” ta thấy có các tùy chọn gồm Record (để ghi âm), Import (để chèn âm có sẵn vào bài giảng), Sync (để đồng bộ âm với các hiệu ứng của mỗi slide), Edit (để chỉnh sửa âm thanh). Trang 19
- Chọn Import để chèn âm có sẵn Chọn Record để ghi âm Chọn Sync để đồng bộ âm với slide Hình 25: Giới thiệu công cụ về Audio a) Ghi âm trực tiếp vào bài giảng Để bắt đầu ghi âm, trước tiên ta cần kết nối một microphone với máy tính, tiếp theo bấm vào Record (biểu tượng hình micro) ở trường Audio, chương trình sẽ hiện một thông báo để kiểm tra việc kết nối với microphone, khi ô thông báo chuyển sang màu xanh ta bấm “OK” để bắt đầu ghi âm. Ô thông báo chuyển sang màu xanh là kết nối thành công Hình 26: Thông báo kiểm tra kết nối với Microphone Hộp thoại tiếp theo xuất hiện cùng với slide mà ta cần ghi âm vào, ta bấm vào biểu tượng hình micro để ghi âm: Bấm vào đây để bắt đầu ghi âm Hình 27: Giao diện bắt đầu ghi âm Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 285 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 194 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 46 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 142 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 33 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 40 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 74 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 32 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn