Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm thiết kế hoạt động mở đầu để dạy học trực tiếp và trực tuyến các bài, chủ đề Sinh học lớp 10 góp phần hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số kinh nghiệm thiết kế hoạt động mở đầu để dạy học trực tiếp và trực tuyến các bài, chủ đề Sinh học lớp 10 góp phần hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực học sinh" nhằm đề xuất được phương pháp và kỹ thuật dạy học phù hợp cho việc tổ chức dạy học phẩn mở đầu của một số bài, chủ đề trong chương trình sinh học lớp 10 với hình thức dạy học trực tiếp và dạy học trực tuyến.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm thiết kế hoạt động mở đầu để dạy học trực tiếp và trực tuyến các bài, chủ đề Sinh học lớp 10 góp phần hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU ĐỂ DẠY HỌC TRỰC TIẾP VÀ TRỰC TUYẾN CÁC BÀI, CHỦ ĐỀ SINH HỌC 10 GÓP PHẦN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH Lĩnh vực: Sinh học – Công nghệ Năm học: 2021 - 2022
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CỜ ĐỎ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU ĐỂ DẠY HỌC TRỰC TIẾP VÀ TRỰC TUYẾN CÁC BÀI, CHỦ ĐỀ SINH HỌC 10 GÓP PHẦN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH Người thực hiện: Hồ Quý Hợi Tổ: Tự nhiên Lĩnh vực: Sinh học – Công nghệ Điện thoại: 0912 702 158 Năm học: 2021 – 2022
- BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 ĐC Đối chứng 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 HĐMĐ Hoạt động mở đầu 5 NL Năng lực 6 TN Thực nghiệm 7 THPT Trung học phổ thông
- MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 2 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 2 6. Tính mới của đề tài ......................................................................................... 3 7. Thời gian tiến hành đề tài............................................................................... 3 PHẦN II: NỘI DUNG ............................................................................................. 4 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................. 4 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 4 1.1.1. Dạy học phát triển phẩm chất và năng lực trong dạy sinh học ........... 4 1.1.2. Lý luận về dạy học trực tiếp và dạy học trực tuyến .............................. 6 1.1.3. Vai trò của hoạt động mở đầu trong tiến trình dạy học ....................... 8 1.1.4. Một số hình thức và phương pháp sử dụng cho hoạt động mở đầu ... 9 1.1.5. Một số lưu ý khi thực hiện hoạt động mở đầu trong dạy học trực tiếp và dạy học trực tuyến ..................................................................................... 11 1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 13 1.2.1. Thực trạng tổ chức dạy học phần mở đầu trong dạy học trực tiếp và trực tuyến nói chung hiện nay ....................................................................... 13 1.2.2. Thực trạng tổ chức dạy học phần mở đầu trong dạy học trực tiếp và trực tuyến môn Sinh học tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa ........................................................... 15 1.2.3. Những thuận lợi và khó khăn khi dạy học trực tuyến ....................... 18 2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC TRỰC TIẾP VÀ TRỰC TUYẾN MỘT SỐ BÀI, CHỦ ĐỀ MÔN SINH HỌC LỚP 10 GÓP PHẦN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH.................................................. 20 2.1. Sử dụng phương pháp trò chơi để tổ chức hoạt động mở đầu .......... 20 2.2.1. Mở đầu bằng trò chơi trong dạy học trực tiếp .................................... 20 2.2.2. Mở đầu bằng trò chơi trong dạy học trực tuyến ................................. 24
- 2.2. Sử dụng phương pháp đóng vai để tổ chức hoạt động mở đầu ......... 27 2.3. Khai thác video, tranh ảnh để tổ chức hoạt động mở đầu ................. 31 2.3.1. Sử dụng video, tranh ảnh để mở đầu trong dạy học trực tiếp ........... 31 2.3.2. Sử dụng video, tranh ảnh để mở đầu trong dạy học trực tuyến ........ 32 2.4. Hướng dẫn học sinh làm mẫu vật, video để tổ chức HĐMĐ ............. 34 2.4.1. Hướng dẫn làm mẫu vật, video để mở đầu trong dạy học trực tiếp .. 34 2.4.2. Hướng dẫn làm mẫu vật, video để mở đầu trong dạy học trực tuyến 36 2.5. Sử dụng một số phần mềm, ứng dụng để tổ chức dạy học phần mở đầu................................................................................................................... 37 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................... 38 3.1. Mức độ hứng thú học tập của học sinh khi tham gia HĐMĐ ............ 38 3.2. Hình thành và phát triển các phẩm chất chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm .................................................................................................... 39 3.3. Hình thành, phát triển năng lực cốt lõi tự học, hợp tác và giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực sinh học .............................................................. 40 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 43 1. KẾT LUẬN .................................................................................................... 43 2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 43
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Để chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp trung học phổ thông sẽ được áp dụng vào năm học 2022- 2023. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là chương trình được xây dựng theo hướng dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học. Chương trình giáo dục phổ thông 2006 hiện hành thực hiện dạy học chủ yếu theo hướng tiếp cận nội dung, với dung lượng kiến thức lớn để tổ chức các hoạt động để phát triển năng lực người học gặp nhiều khó khăn. Đa số giáo viên (GV) thực hiện thiết kế hoạt động dạy học chương trình giáo dục phổ thông 2006 theo hướng tiếp cận nội dung chưa quan tâm nhiều đến việc phát triển phẩm chất và năng lực học sinh (HS). Với diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay, việc thích ứng với nó trong các hoạt động sống là vấn đề đặt ra cấp thiết. Trong hoạt động dạy học cần có hình thức phù hợp để tổ chức dạy học vừa đảm bảo thực hiện được mục tiêu phòng chống dịch bệnh vừa thực hiện chương trình dạy học theo đúng kế hoạch năm học thì việc tổ chức dạy học trực tuyến là giải pháp khả quan và phù hợp nhất. Tùy tình hình dịch bệnh Covid-19 của từng địa phương mà tổ chức dạy học trực tiếp hay trực tuyến. Việc thiết kế các hoạt động dạy học linh hoạt giữa dạy học trực tiếp và trực tuyến là yêu cầu bắt buộc đối với GV. Thông qua các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn trực tuyến, GV được trực tiếp tham gia vào các hoạt động chuyên môn, tự tích lũy được những kinh nghiệm quý báu trong việc tổ chức dạy học. Ngoài ra, GV hiểu rõ, cụ thể hơn về cách thức thực hiện dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học và cách thức triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018. Với nền tảng internet của đất nước ngày càng được hoàn thiện, học sinh cơ bản có đủ điều kiện để tham gia học tập trực tuyến. Việc dạy học trực tuyến dần đã trở nên phổ biến trong các nhà trường. Qua tham gia học trực tuyến, HS tiếp cận nhiều hơn với việc sử dụng công nghệ thông tin phục vụ học tập. Hoạt động mở đầu (HĐMĐ) của bài học, chủ đề giữ vai trò rất quan trọng trong tiến trình dạy học. Việc thiết kế HĐMĐ phù hợp sẽ giúp HS tạo hưng phấn, giữ được thái độ tích cực tham gia các hoạt động giáo dục trong quá trình học tập. Trong dạy học tực tuyến, phần mở đầu còn tạo động lực học tập, tránh được cảm giác chán nản cho HS khi các em không được tương tác trực tiếp với bạn học, với giáo viên. Việc thiết kế HĐMĐ như thế nào để mang lại hiệu quả tích cực trong dạy học là vấn đề không hề dễ. Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm thiết kế hoạt động mở đầu để dạy học trực tiếp và trực tuyến các bài, chủ đề sinh học lớp 10 góp phần hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực học sinh” để thực hiện. 1
- 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích: - Hình thành, phát triển cho HS một số phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực và năng lực cốt lõi cụ thể là năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực sinh học ngoài ra còn hỗ trợ phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin. - Đề xuất được phương pháp và kỹ thuật dạy học phù hợp cho việc tổ chức dạy học phẩn mở đầu của một số bài, chủ đề trong chương trình sinh học lớp 10 với hình thức dạy học trực tiếp và dạy học trực tuyến thích ứng với tình hình dịch bệnh covi-19 đang diễn biến phức tạp. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận về một số phương pháp, kỹ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực; vai trò của hoạt động mở đầu trong tiến trình dạy học; một số hình thức và phương pháp sử dụng cho hoạt động mở đầu; lý luận về dạy học trực tuyến. - Nghiên cứu thực trạng của việc tổ chức dạy học phần mở đầu trong dạy học trực tiếp và trực tuyến. - Nghiên cứu các phẩm chất, năng lực cốt lõi của HS được hình thành, phát triển trong quá trình dạy học môn sinh học. - Nghiên cứu hiệu quả sử dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học để tổ chức dạy học phần mở đầu trong dạy học trực tiếp và trực tuyến. - Nghiên cứu kết quả thực nghiệm sư phạm. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Phần mở đầu trong tiến trình dạy một số bài, chủ đề trong chương trình sinh học lớp 10 trung học phổ thông. - HS các lớp thực nghiệm và đối chứng khối 10 trung học phổ thông. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài thiết kế các hoạt động phục vụ việc dạy học phần mở đầu của tiến trình dạy học áp dụng cho dạy học trực tiếp và trực tuyến. - Nghiên cứu chủ yếu học sinh thuộc trường THPT Cờ Đỏ. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Tiến hành thu thập tài liệu và sắp xếp tài liệu theo từng nhiệm vụ nghiên cứu. - Đọc tài liệu ghi chép những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. 2
- 5.2. Phương pháp điều tra khảo sát - Thiết kế phiếu điều tra khảo sát thực trạng dạy học phần mở đầu trong dạy học trực tiếp và trực tuyến. Việc khảo sát có thể sử dụng phát phiếu trực tiếp hoặc qua trực tuyến bằng ứng dụng google form, thu thập số liệu và xử lý số liệu. - Thiết kế phiếu điều tra dành cho HS: sau khi thiết kế phiếu điều tra, giáo viên tiến hành khảo sát lớp thực nghiệm (lớp được áp dụng kinh nghiệm tổ chức phần mở đầu) và lớp đối chứng (lớp không áp dụng) thu thập và xử lý số liệu. Việc khảo sát có thể thực hiện trực tiếp bằng phát phiếu in hoặc trực tuyến qua ứng dụng google form. 5.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm - Tiến hành giao nhiệm vụ thực hiện phần mở đầu của các bài, chủ đề dạy học trong chương trình sinh học 10 trung học phổ thông. Việc giao nhiệm vụ và hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ qua các nhóm học tập của HS trên ứng dụng của mạng xã hội như zalo, facbook. Sử dụng các ứng dụng powerpoint, padlet, quizizz, zoom, google class, microsoft team trong tổ chức dạy học trực tiếp và trực tuyến. - Đối sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. 5.4. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phần mềm microsoft excel để xử lý số liệu và vẽ biểu đồ. 6. Tính mới của đề tài - Thiết kế các hoạt động dạy học phần mở đầu theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh (hướng tới thực hiện chương trình giáo dục 2018) trên nội dung chương trình 2006. - Thiết kế các hoạt động mở đầu để áp dụng cho hình thức dạy học trực tiếp và trực tuyến nhằm thích ứng với dịch bệnh covid-19 đang diễn biến phức tạp. 7. Thời gian tiến hành đề tài Đề tài tiến hành từ năm học 2020 – 2021 đến năm học 2021 – 2022. 3
- PHẦN II: NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Dạy học phát triển phẩm chất và năng lực trong dạy sinh học 1.1.1.1. Khái quát chung về phẩm chất và năng lực Phẩm chất và năng lực là hai thành phần chủ yếu cấu thành nhân cách con người. Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: di truyền, môi trường, giáo dục và hoạt động cá nhân. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, phát huy các yếu tố bẩm sinh – di truyền, khắc phục được một số các khuyết tật, lệch lạc của cá nhân. * 5 phẩm chất được hướng tới là - Yêu nước là yêu thiên nhiên, yêu truyền thống dân tộc, yêu cộng đồng và biết làm ra các việc làm thiết thực để thể hiện tình yêu đó. Để có được tình yêu này thì trẻ phải được học tập hàng ngày qua những áng văn thơ, qua những cảnh đẹp địa lý, qua những câu chuyện lịch sử và trẻ phải được sống trong tình yêu hạnh phúc mỗi ngày. - Nhân ái là tôn trọng sự khác biệt của những người xung quanh, không phân biệt đối xử, sẵn sàng tha thứ, tôn trong về văn hóa, tôn trọng cộng đồng. - Chăm chỉ thể hiện ở những kỹ năng học tập hàng ngày của trẻ, học mọi lúc mọi nơi, luôn dám nghĩ dám làm, dám đặt câu hỏi. Việc rèn nề nếp học tập chủ động, học tập qua trải nghiệm sẽ hỗ trợ trẻ hình thành phẩm chất đáng quý này. - Trung thực là thật thà ngay thẳng, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình, biết nhận lỗi, sửa lỗi, bảo vệ cái đúng cái tốt. Với môi trường học tập không áp lực, không nặng nề điểm số, khuyến khích trẻ nói lên chính kiến của mình thông qua các dạng học tập nhóm, hội thảo, tranh biện…sẽ dần hình thành tính cách chia sẻ, cởi mở cho trẻ ngay từ nhỏ. - Trách nhiệm việc xây dựng nội quy lớp học, môn học, việc hướng dẫn trẻ tự kiểm soát đánh giá những quy định mà chúng đã đề ra sẽ dần hình thành tinh thần trách nhiệm với cá nhân trẻ, với tập thể lớp, với gia đình và tiến tới với xã hội. * Năng lực (NL) là sự huy động kiến thức, kỹ năng, phẩm chất của con người để hoàn thành công việc cụ thể. 10 năng lực được hướng tới là: - 03 năng lực chung: năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - 07 năng lực chuyên môn: năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội, năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực tin học, năng lực tính toán và năng lực ngôn ngữ. 4
- 1.1.1.2. Phẩm chất và năng lực được thể hiện qua dạy học môn Sinh học * Phẩm chất hướng tới trong dạy học môn Sinh học: môn Sinh học là môn khoa học tự nhiên góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chung như là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm nhưng thể hiện cụ thể từng biểu hiện theo từng bài, chủ đề dạy học khác nhau trong chương trình của môn sinh học cấp trung học phổ thông. * Năng lực hướng tới trong dạy sinh học: Môn Sinh học hình thành và phát triển ở HS năng lực sinh học, biểu hiện của năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm các thành phần năng lực: nhận thức sinh học; tìm hiểu thế giới sống; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học (Theo chương trình môn sinh học 2018). Những biểu hiện của năng lực sinh học được trình bày trong bảng sau: Thành phần Biểu hiện năng lực Trình bày, phân tích được các kiến thức sinh học cốt lõi và các thành tựu công nghệ sinh học trong các lĩnh vực. Cụ thể như sau: – Nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu được các đối tượng, khái niệm, quy luật, quá trình sống. – Trình bày được các đặc điểm, vai trò của các đối tượng và các quá trình sống bằng các hình thức biểu đạt như ngôn ngữ nói, viết, công thức, sơ đồ, biểu đồ,... – Phân loại được các đối tượng, hiện tượng sống theo các tiêu chí khác nhau. – Phân tích được các đặc điểm của một đối tượng, sự vật, quá trình Nhận thức theo một logic nhất định. sinh học – So sánh, lựa chọn được các đối tượng, khái niệm, các cơ chế, quá trình sống dựa theo các tiêu chí nhất định. – Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng (nguyên nhân – kết quả, cấu tạo – chức năng,...). – Nhận ra và chỉnh sửa được những điểm sai; đưa ra được những nhận định có tính phê phán liênquan tới chủ đề trong thảo luận. – Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học; sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau. 5
- Thực hiện được quy trình tìm hiểu thế giới sống. Cụ thể như sau: – Đề xuất vấn đề liên quan đến thế giới sống: đặt ra được các câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất vấn đề; dùng ngôn ngữ của mình biểu đạt được vấn đề đã đề xuất. – Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: phân tích được vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựngvà phát biểu được giả thuyết nghiên cứu. – Lập kế hoạch thực hiện: xây dựng được khung logic nội dung nghiên cứu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, hồi cứu tư liệu,...); lập được kế hoạch triển khai hoạt động nghiên cứu. Tìm hiểu thế giới sống – Thực hiện kế hoạch: thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra; đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lý các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết, giải thích, rút ra kết luận và điều chỉnh (nếu cần); đề xuất được ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả nghiên cứu, hoặc vấn đề nghiên cứu tiếp. – Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả nghiên cứu; viết được báo cáo nghiên cứu; hợp tác được với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả nghiên cứu một cách thuyết phục. Vận dụng được kiến thức, kỹ năng đã học để giải thích, đánh giá hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống; có thái độ và hành vi ứng xử thích hợp. Cụ thể như sau: – Giải thích thực tiễn: giải thích, đánh giá được những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống, tác động của chúng Vận dụng đến phát triển bền vững; giải thích, đánh giá, phản biện được một kiến thức, kỹ số mô hình công nghệ ở mức độ phù hợp. năng đã học – Có hành vi, thái độ thích hợp: đề xuất, thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng; bảo vệ thiên nhiên, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. 1.1.2. Lý luận về dạy học trực tiếp và dạy học trực tuyến 1.1.2.1. Dạy học trực tiếp Dạy học trực tiếp là hình thức tổ chức sử dụng các phương pháp dạy học thông qua việc tương tác trực tiếp giữa GV và HS trong thời gian xác định. Với việc dạy 6
- học trực tiếp GV và HS phải gặp nhau cùng một thời điểm để diễn ra các hoạt động dạy học. Các hình thức tổ chức dạy học trực tiếp gồm: Dạy học cả lớp, dạy học theo nhóm nhỏ, dạy học cá nhân, dạy học ngoài lớp học, tham quan thực tế. - Dạy học cả lớp: là hình thức tổ chức mà đối tượng tiếp nhận kiến thức là toàn bộ HS trong lớp. - Dạy học theo nhóm: HS trong lớp được phân chia thành từng nhóm nhỏ, các thành viên trong nhóm hoạt động cùng nhau khám phá vấn đề được đặt ra, giải quyết nhiệm vụ được giao của nhóm. - Dạy học cá nhân: GV dạy trực tiếp cho từng cá nhân, hoặc GV sử dụng các tài liệu hoặc các phương tiện dạy học (phiếu học tập, sách bài tập, câu hỏi trắc nghiệm …) giao nhiệm vụ cho từng HS. - Dạy học ngoài lớp học: Sử dụng vườn trường, sân trường để tổ chức dạy học, giao nhiệm vụ cụ thể yêu cầu HS trong thời gian tiết học hoàn thành nhiện vụ được giao phù hợp với nội dung dạy học. - Tham quan thực tế: Tổ chức cho HS trực tiếp tham quan, học tập mô hình, hoạt động sản xuất nào đó liên quan đến kiến thức bộ môn. Sau tham quan HS viết thu hoạch báo cáo kết quả. 1.1.2.2. Dạy học trực tuyến Giáo dục trực tuyến là áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học. Người dạy có thể thông qua mạng internet để kết nối với người học. Có nhiều hình thức khác nhau trong việc giảng dạy trực tuyến như: có thể tương tác thông qua ứng dụng giảng dạy trực tuyến, kết nối với người học thông qua các ứng dụng quản lý lớp học hoặc ghi lại bài giảng và lưu trữ bài giảng ở kho dữ liệu để người học sử dụng kho dữ liệu đó nhiều lần. Dạy học trực tuyến là một hình thức giảng dạy không giáp mặt. Trong đó người dạy cung cấp nội dung khóa học nhờ những công cụ tạo bài giảng chuyên biệt và thông qua những phần mềm quản lý học tập, các nguồn tài nguyên Multimedia, mạng Internets, hội thảo trực tuyến…Người học nhận nội dung khóa học và tương tác với người dạy qua các phương tiện kể trên. Trong nhà trường phổ thông, những điểm mạnh của công nghệ thông tin và truyền thông đang được khai thác để hỗ trợ quá trình dạy học. Vấn đề kết hợp dạy học trực tuyến (E-Learning) với lớp học truyền thống là một trong những hướng khai thác tốt, giúp tăng cường hứng thú học tập, phát triển tư duy trí tuệ và đặc biệt góp phần rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu, nâng cao kiến thức cho HS. Có 4 phương án dạy học từ xa gồm: (1) Dạy học trực tuyến có sự tương tác trực tiếp thông qua nền tảng Zoom, Teams, Google Meeting… hoặc dạy học trực tuyến thông qua hệ thống quản lý học tập LMS; (2) Dạy học qua truyền hình; (3) 7
- Dạy học qua sóng radio; (4) Gửi phiếu bài tập, tài liệu in tới cha mẹ HS qua email hoặc đường bưu điện, kết hợp với các phương thức hỗ trợ trực tuyến khác… 1.1.3. Vai trò của hoạt động mở đầu trong tiến trình dạy học Trong tiến trình dạy học bao gồm các chuỗi hoạt động sau: hoạt động mở đầu; Hoạt động hình thành kiến thức; Hoạt động luyện tập; Hoạt động vận dụng, mở rộng. Hoạt động mở đầu là khâu đầu tiên của chuỗi hoạt động học tập của một bài học hoặc chủ đề được thiết kế. Hoạt động mở đầu được thực hiện trong một vài phút đầu giờ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của người học. Hoạt động mở đầu có vai trò sau: Trước hết, HĐMĐ có vai trò tạo hứng thú học tập cho HS. Một sự mở đầu bài học hiệu quả phải tạo được hứng thú cho HS vì “Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với một hiện tượng nào đó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa mang lại cảm hứng cho cá nhân trong quá trình học tập”. Không phải bất cứ HS nào đều có sẵn niềm say mê, yêu thích đối với môn học. Do đó, nhiệm vụ của HĐMĐ là khơi dậy hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học. Dạy học trò không có hứng thú cũng chỉ như “đập búa trên sắt nguội” mà thôi, bởi vậy, người thầy phải là người thắp lửa đam mê cho HS. Đặc biệt đối với môn sinh học, chỉ có niềm đam mê mới đưa các em khám phá đến tận cùng những kiến thức khoa học ẩn trong thế giới sinh vật. Vai trò thứ hai, HĐMĐ huy động vốn tri thức, kỹ năng nền tảng của HS. Dạy học là một quá trình kiến tạo, nếu tri thức, kỹ năng HS tiếp nhận được ví như một ngôi nhà thì nền móng của ngôi nhà đó sẽ xuất phát từ những tri thức, kỹ năng vốn có, nền tảng của người học. Theo quan điểm của Nguyễn Phương Hồng (1997), dạy học tiếp cận kiến tạo đặc biệt chú ý đến việc huy động kiến thức, kỹ năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân người học, tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới. Vì vậy, HĐMĐ trong bài học được xem là hiệu quả khi tạo cơ hội cho HS tự làm sống lại những kiến thức nền đã có, cần thiết cho việc học bài mới. Việc thiết kế chương trình môn Sinh học theo các cấp thực chất là một vòng tròn đồng tâm, cấp học sau là sự mở rộng, nâng cao, đào sâu hơn những tri thức đã được trang bị từ cấp học trước. Đó là một tiền đề để thầy cô thiết kế và tổ chức HĐMĐ vào trong tiết học. Việc các kiến thức có sự liên kết chặt chẽ giúp GV có cơ hội, có nguyên liệu để thiết kế các HĐMĐ một cách hiệu quả. Vai trò thứ ba, HĐMĐ phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học. Bằng các câu hỏi tình huống, bằng các thông tin có vấn đề mà GV đưa ra, HS cần phải nhận biết, khám phá kiến thức để giải quyết mâu thuẫn của vấn đề đó. Vai trò thứ tư, HĐMĐ giúp HS cải thiện kỹ năng giao tiếp. HS khi tham gia vào HĐMĐ dạng hoạt động cặp đôi, hoạt động theo nhóm, các em sẽ mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong giao tiếp và giao tiếp ôn hòa với các thành viên trong nhóm. Vai trò thứ năm, HĐMĐ phát triển kỹ năng thuyết trình cho HS. Với một số 8
- HĐMĐ, GV tổ chức trò chơi, tiến hành thí nghiệm, làm mô hình, vẽ tranh, sơ đồ hóa… thường kèm theo bản thuyết minh của HS, nhờ đó HS được rèn luyện, phát triển kỹ năng thuyết trình trước lớp. Vai trò thứ sáu, HĐMĐ giúp rèn luyện trí nhớ: Các HĐMĐ đòi hỏi phải tái hiện trong thời gian ngắn hoặc dài những kinh nghiệm tri giác, thị giác hoặc thính giác. Trí nhớ của HS được kiểm tra bằng các trò chơi, câu đố… qua đó, HS phải huy động tri thức sẵn có để giải đáp những thử thách mà GV đưa ra. Vai trò thứ bảy, HĐMĐ rèn luyện tính sáng tạo cho HS: Những phương án khác của HĐMĐ thích hợp cho việc kích thích tính sáng tạo của HS. Ví dụ các HĐMĐ bằng đồ hoạ, vẽ tranh, viết truyện, làm thơ, nghĩ ra các trò đùa, câu đố, mô tả những phát kiến trong trí tưởng tượng khiến HS được thỏa sức thể hiện qua sản phẩm. Học tập là một quá trình khám phá, quá trình ấy bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết. Một HĐMĐ được coi là thành công thì cần khơi dậy trong HS mong muốn được tìm hiểu, khám phá bằng những hoạt động tiếp theo trong giờ học, thậm chí là sau giờ học. Muốn như vậy, GV phải là người có ý tưởng, biết gieo vấn đề để kích thích trí tò mò của người học. 1.1.4. Một số hình thức và phương pháp sử dụng cho hoạt động mở đầu Hoạt động mở đầu rất đa dạng, với nhiều hình thức thể hiện như: - Mở đầu bằng các câu hỏi tình huống: Các câu hỏi trong phần mở đầu có thể chỉ là một tình huống để cho HS phát hiện hay huy động vốn hiểu biết của mình để giải quyết tình huống ấy. Các vấn đề hay câu hỏi được đưa ra sẽ giúp HS phát triển tư duy, xâu chuỗi vấn đề một cách mạch lạc đồng thời tạo hứng thú cho HS vào tiết học mới để khám phá vấn đề còn đang bỏ ngỏ. Việc thay đổi hình thức mở đầu từ việc chỉ dùng một vài câu để dẫn dắt vào bài thay bằng tổ chức một hoạt động để HS được tham gia trực tiếp giải quyết vấn đề là một hoạt động thiết thực. Hoạt động phải xác định rõ mục tiêu cần đạt, phương pháp và kỹ thuật tổ chức, phương tiện cần dùng. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS một cách rõ ràng, cần kiểm tra lại kiến thức của HS (xem HS đã có được kiến thức gì liên quan đến bài học), tạo hứng thú cho HS, tạo ra tình huống có vấn đề để dẫn dắt HS vào phần hình thành kiến thức mới. Mỗi HĐMĐ trong giờ HS học cũng giống như món ăn khai vị trong một bữa tiệc, tạo tâm thể chủ động cho HS khi vào tiết học. - Mở đầu thông qua truyện kể liên quan tới kiến thức của bài học: Đặc điểm của hình thức này là HĐMĐ được thực hiện bằng một câu truyện hoặc một truyền thuyết chứa đựng tình huống học tập có vấn đề liên quan tới bài học, đây là cách GV có thể thu hút sự tập chung của HS vào nội dụng học tập có hiệu quả nhờ việc mang đến cho người nghe những thông tin mới, thiết thực, đáp 9
- ứng nhu cầu thông tin kiến thức vào bài học. Ngoài ra, HĐMĐ thông qua truyện kể hoặc truyền thuyết mang đến tính lịch sử, tính cấp thiết, phản ánh những vấn đề gần gũi với cuộc sống. Tuy nhiên, GV sẽ gặp khó khăn và mất nhiều thời gian để sưu tầm được một câu truyện, một truyền thuyết gắn với nội dung bài học. - Mở đầu bằng câu hỏi kiểm tra bài cũ: Đặc điểm: Kiểm tra bài cũ là khâu hết sức quan trọng, đây là một hoạt động diễn ra thường xuyên liên tục để củng cố kiến thức đã học cho HS. Tuy nhiên, các giờ kiểm tra bài cũ luôn khiến HS căng thẳng, lo lắng. Vậy phương pháp kiểm tra bài cũ hiệu quả mà vẫn tạo ra thoái mái cho HS cần phải chú ý đến những vấn đề gì. Trong bộ sách VNEN, các tác giả đã sử dụng câu hỏi kiểm tra bài cũ một cách ngắn gọn và cách thức mở đầu kiểm bằng tra bài cũ được sử dụng đan xen linh hoạt với các cách thức mở đầu khác, tránh gây ra sự nhàm chán cho HS mà vẫn đạt mục tiêu nêu vấn đề cần làm sáng tỏ trong tiết học. - Mở đầu bằng trò chơi: Đặc điểm: Hiện nay, ở hầu hết các tiết học, GV thường chọn hình thức mở đầu bằng cách tổ chức các trò chơi nhanh như: Đuổi hình bắt chữ, Giải ô chữ, Ngôi sao may mắn, Vòng quay kì diệu… Bản chất của các trò chơi chủ yếu là củng cố lại kiến thức cũ cho HS và đặt ra vấn đề cần giải quyết trong tiết học. Thay vì cách kiểm tra kiến thức cũ bằng các câu hỏi thông thường thì HĐMĐ bằng cách tổ chức trò chơi tạo nên sự cuốn hút và không khí trong lớp học trở lên sôi nổi. Mở đầu bằng trò chơi giúp HS mạnh dạn hơn, tự tin hơn và có khả năng phản xạ nhanh, có tư duy sáng tạo, nâng cao tinh thần đoàn kết thông qua sự tương tác giữa HS với HS, HS với GV trong hoạt động. - Mở đầu bài mới bằng thí nghiệm: Đặc điểm: Đây là một hoạt động học quan trọng chủ đạo đối với các môn khoa học tự nhiên, nhất là các môn có nhiều thí nghiệm thực hành như Vật lý, Hoá học, Sinh học... Hoạt động này giúp HS trải nghiệm, học thông qua thực hành, tạo tiền đề cho HS làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, điển hình là học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột". Ở đây HS có thể tự làm thí nghiệm, hoặc làm thí nghiệm theo nhóm. Khi tổ chức HĐMĐ dạng này, GV cần chuyển giao nhiệm vụ, cho HS xây dựng phương án thí nghiệm (bố trí thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, mẫu báo cáo), dự đoán kết quả; hướng dẫn an toàn thí nghiệm, nơi bố trí thí nghiệm và thu dọn dụng cụ thí nghiệm; hướng dẫn cách thu thập thông tin, phân tích kết quả và ghi báo cáo, cách trình bày báo cáo; thảo luận, tính khả thi, an toàn thí nghiệm trước khi làm thí nghiệm. Đối với HĐMĐ dạng này, GV nên tránh việc thực hành thí nghiệm thay cho HS (trừ thí nghiệm biểu diễn trên lớp); Tránh việc áp đặt HS làm thí nghiệm theo kịch bản đã sắp đặt trước của GV… để HS có thể sáng tạo và làm theo đúng phương án thí nghiệm mà HS đã thiết kế. 10
- - Mở đầu bằng quan sát hình ảnh, xem một đoạn video: Để tiết HS học thêm hứng thú, GV cũng có thể sử dụng những tranh ảnh, video liên quan đến nội dung bài học để HS được trải nghiệm, được phát huy những tri thức vốn có của mình đối với các vấn đề mới của tiết học. Thông qua hoạt động, HS được rèn kỹ năng quan sát tranh, hình, video và khả năng ghi nhớ, tổng hợp thông tin. HĐMĐ này thường được kết hợp với hoạt động thảo luận theo cặp đôi, theo nhóm nhỏ để HS dễ dàng giải đáp những câu hỏi tình huống GV đưa ra. - Mở đầu bằng phương pháp đóng vai: Đặc điểm: HĐMĐ là hoạt động khởi đầu nên có tác động đến cảm xúc, trí tuệ của người học trong toàn tiết học. Nếu tổ chức tốt hoạt động này sẽ tạo ra một tâm lý hưng phấn, tự nhiên để lôi kéo HS vào giờ học. Hơn nữa, nếu HĐMĐ càng đa dạng thì sẽ luôn tạo nên những bất ngờ thú vị cho HS. Vì thế, người học sẽ không còn cảm giác mệt mỏi, nhàm chán, nặng nề, lo lắng như khi GV kiểm tra bài cũ. Tham gia vào HĐMĐ này, HS thấy mình như một nghệ sĩ, đặc biệt với những HS có năng khiếu diễn xuất thì ước mơ trở thành diễn viên chuyên nghiệp của các em từ đó sẽ được nuôi dưỡng. Vì vậy, hoạt động đóng vai cùng với các hoạt động học tập khác còn có vai trò trong việc định hướng nghề nghiệp cho HS. Đối với HĐMĐ này, mọi áp lực của một giờ học sẽ không còn thay vào đó là sự hứng thú, thăng hoa của HS khi được biểu diễn. Tuy nhiên, để thực hiện được HĐMĐ này, GV phải viết được kịch bản một cách khéo léo, phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với năng lực diễn xuất của HS và thời gian tổ chức không kéo dài quá thời gian cho phép. 1.1.5. Một số lưu ý khi thực hiện hoạt động mở đầu trong dạy học trực tiếp và dạy học trực tuyến 1.1.5.1. Lưu ý khi thực hiện HĐMĐ trong dạy học trực tiếp Việc tạo hứng thú cho HS với bài học ngay từ những phút đầu tiên là điều rất quan trọng. Bởi thông qua HĐMĐ GV sẽ kiểm tra quá trình HS nắm bài cũ cũng như thiết lập mối quan hệ thân thiện giữa GV và HS. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cần lưu ý những vấn đề sau: - Vấn đề định lượng thời gian: đây là khâu quan trọng để đảm bảo tiến trình giờ học. Tùy vào nội dung bài học để GV định lượng thời gian. Đối với các bài dạy học theo chủ đề từ 2 tiết trở lên, GV có thể tổ chức HĐMĐ trong vòng 10-15 phút. Đối với bài học theo từng tiết, GV nên tổ chức HĐMĐ 5-7 phút. Tránh tình trạng mở đầu quá dài dẫn đến mất nhiều thời gian, làm ảnh hưởng đến quá trình chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng. Hoặc mở đầu rất công phu, bài bản nhưng lại không ăn nhập gì với bài học. Mặt khác mở đầu quá phấn kích cũng làm cho HS khó tập trung trở lại bài học, đôi khi mang lại hiệu quả không tích cực. - Vấn đề kỹ thuật thiết kế HĐMĐ: Khi xây dựng kịch bản cho HĐMĐ GV cần đảm bảo trong mở đầu bao quát được nội dung bài học. GV có thể lựa chọn một số 11
- kịch bản phù hợp như kịch bản dựa trên vấn đề: Loại kịch bản này là lý tưởng cho các tình huống mà người học phải tích hợp kiến thức lý thuyết và thực hành của họ để giải quyết một vấn đề. Là loại kịch bản giúp người học phân tích vấn đề, tìm kiếm dữ liệu, thông tin, lập luận logic và ra quyết định giải quyết vấn đề; Kịch bản dựa trên tình huống: Trong loại kịch bản này, người học được học cách khám phá các vấn đề để hiểu cách thức chúng ảnh hưởng đến việc ra quyết định; Kịch bản suy đoán: Trong kịch bản này, người học phải dự đoán kết quả của một sự kiện trong tương lai dựa trên kiến thức và các suy luận của họ; Kịch bản dựa trên các trò chơi: Như được hiển nhiên từ tên gọi của kịch bản này, các kịch bản này liên quan đến việc sử dụng các trò chơi như các công cụ học tập. Từ đó GV sẽ khai thác sâu vào những nội dung HS chưa biết một cách nhẹnhàng, sinh động. - Vấn đề về cách tiến hành hoạt động: Để tổ chức HĐMĐ đạt mục đích trên, người dạy có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Lựa chọn cách thức như thế nào phụ thuộc vào từng bài học, đối tượng HS và phụ thuộc vào sở trường và sự linh hoạt của mỗi GV, một nội dung có thể triển khai các cách thức khác nhau miễn làm sao phù hợp và hiệu quả, nên tránh sự trùng lặp một kiểu vào bài gây sự nhàm chán. Tuy nhiên, lưu ý trong quá trình thực hiện hoạt động GV phải luôn giữ tâm thái vui vẻ, thoải mái, gần gũi thân thiện với HS để tạo giờ dạy hấp dẫn và cuốn hút người học. - Vấn đề về cách đặt và sử dụng câu hỏi hay tình huống mở đầu: Mục đích của việc đặt câu hỏi và tình huống là thách thức các ý tưởng hiện tại, thăm dò kiến thức người học, khẳng định vấn đề đã được người học hiểu rõ và thu hút người học tạo ra không khí học tập sống động. Câu hỏi phải liên quan bài học, những dự kiến về kế hoạch học tập tiếp theo hoặc những dự đoán về kết quả của việc họ. Muốn vậy thì câu hỏi cần có nhiều mức độ như nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Các câu hỏi phải có câu dễ, câu hỏi khó liên quan đến nội dung bài học, đòi hỏi HS phải tư duy, phải chủ động khai thác kiến thức mới. GV phải biết cách sự dụng câu hỏi đóng, câu hỏi mở. Dù có bất kỳ hình thức nào thì GV phải dùng câu hỏi kết nối HS tham gia vào hoạt động học. GV có thể dự kiến hoạt động của HS, tức là HS làm gì? Trả lời câu hỏi như thế nào? Sẽ có những thắc mắc gì? Đồng thời GV phải biết cách xử lý các câu trả lời của HS như biết khen ngợi, ghi nhận đóng góp tránh phê bình thẳng thắn, phải luôn luôn khích lệ HS tham gia xây dựng. Do đó nếu trong HĐMĐ, nếu GV đưa ra được tình huống khó thì vẫn có thể hấp dẫn, kích thích trí tò mò của HS để các em có nhu cầu tìm hiểu để tự giác, tích cực giải quyết điều khúc mắc đã được đưa ra trước đó. 1.1.5.2. Lưu ý khi thực hiện HĐMĐ trong dạy học trực tuyến Ngoài những lưu ý trên tương tự như dạy học trực tiếp, trong dạy học trực tuyến có những đặc trưng riêng, cụ thể như sau: HS được giao tự thực hiện (nghe giảng qua video bài giảng; học SGK, trả lời câu hỏi) trước khi kết nối vào lớp học trực tuyến theo thời gian thực; nộp kết quả học tập theo yêu cầu của GV (qua LMS hoặc công cụ thay thế). Thời gian cần thiết 12
- để thực hiện nhiệm vụ phù hợp với nội dung bài học; HS được chủ động về thời điểm thực hiện (Ví dụ: Xem video bải giảng, trả lời câu hỏi cần khoảng 15-20 phút nhưng giao cho HS chủ động chọn thời điểm thực hiện). GV chuẩn bị, ghi hình bài giảng (hoặc sử dụng video bài giảng có sẵn hoặc hướng dẫn HS xem video bài giảng trên truyền hình), giao nhiệm vụ cho HS bằng hình thức phù hợp (qua LMS hoặc công cụ thay thế); nhận xét, đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ do HS nộp cho GV (qua LMS hoặc công cụ thay thế). Chuyển giao nhiệm vụ (trước khi trực tuyến toàn lớp). Khi chuyển giao nhiệm vụ, HS phải nhận được nhiệm vụ một cách tốt nhất. GV cần hướng dẫn HS cách ghi vào vở nhiệm vụ được giao, hướng dẫn của thầy cô trước khi thực hiện, ước lượng thời gian thực hiện, cách thể hiện sản phẩm, kết quả sau khi thực hiện để gửi cho GV. GV cần lựa chọn nội dung cốt lõi, phù hợp để giao nhiệm vụ và kiểm soát được việc thực hiện, đánh giá được; chuẩn bị thật kỹ câu lệnh, ưu tiên sử dụng nền tảng sở trường để HS nhận được. GV tránh sử dụng kỹ thuật, nền tảng quá cầu kỳ gây khó khăn cho HS trong quá trình tương tác. Có thể sử dụng kênh chữ, kênh hình, video… để chuyển giao nhiệm vụ, đơn giản như ứng dụng Zalo trên điện thoại hoặc qua email của HS. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng tổ chức dạy học phần mở đầu trong dạy học trực tiếp và trực tuyến nói chung hiện nay Quá trình dạy học là một hoạt động phức tạp có sự tác động đa chiều, trong đó chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học cơ bản phụ thuộc vào chủ thể nhận thức - người học. Tuy nhiên các yếu tố khách quan cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tác động để tạo tâm lý sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ và hứng thú học tập của HS. Hiện nay đa số GV đều có tinh thần tự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của HS. Phần lớn các thầy cô giáo đều hướng đến việc đổi mới trong hoạt động hình thành kiến thức là chủ yếu, chưa quan tâm đúng mức tới HĐMĐ cũng như vai trò của mở đầu trong việc định hướng tiết dạy, tạo tâm lý tích cực cho HS để các em chủ động và tích cực khai thác, khám phá kiến thức mới nhằm đạt được mục tiêu giáo dục về kiến thức, kỹ năng và những năng lực cần hình thành cho HS sau mỗi tiết học. Tôi đã tiến hành khảo sát việc thực hiện HĐMĐ trong tiến trình tổ chức dạy học các tiết học, bài học, chủ đề của 56 GV giảng dạy các môn học tại trường THPT Cờ Đỏ - huyện Nghĩa Đàn nơi tôi đang công tác và thu được kết quả như sau: 13
- Nội dung Số lượng Tỷ lệ % 1. Khó khăn khi thiết kế hoạt động dạy học Mở đầu 47 83,9 Hình thành kiến thức 5 8,9 Luyện tập 2 3,6 Vận dụng, mở rộng 2 3,6 2.Thiết kế và sử dụng HĐMĐ Có 50 89,3 Không 6 10,7 3. Cơ sở thiết kế HĐMĐ Xuất phát từ nội dung bài học 30 53,6 Từ vấn đề liên quan đến tên bài học 20 35,7 Từ nguồn khác 6 10,7 4. Mục tiêu của HĐMĐ Kiểm tra kiến thức của HS 23 41,1 Tạo ra hứng thú cho HS 21 37,5 Tạo ra tình huống có vấn đề để vào bài 12 21,4 5. Cách thức mở đầu Kiểm tra bài cũ rồi vào bài mới 29 51,8 Dẫn dắt ngắn gọn 18 32,1 Tổ chức thành các HĐMĐ 9 16,1 6. Tần suất sử dụng HĐMĐ * Dạy học trực tiếp Thường xuyên 49 87,5 Thỉnh thoảng 7 12,5 Không bao giờ 0 0 * Dạy học trực tuyến Thường xuyên 35 62,5 Thỉnh thoảng 20 35,7 Không bao giờ 1 1,8 7. Người thực hiện các cách thức mở đầu GV 29 51,8 HS 7 12,5 GV và HS 20 35,7 14
- 8. Mức độ thu hút Mức độ cao 26 46,4 Mức độ trung bình 19 33,9 Mức độ thấp 11 19,7 9. Chất lượng tiết dạy có sử dụng HĐMĐ Cao hơn 32 57,1 Như nhau 24 42,9 Thấp hơn 0 0 10. Tầm quan trọng của HĐMĐ Rất quan trọng 48 85,7 Quan trọng 8 14,3 Không quan trọng 0 0 Qua khảo sát cho thấy, đa số GV gặp khó khăn trong khâu thiết kế HĐMĐ, phần mở đầu chưa được GV chú trọng. Trong dạy học trực tuyến vấn đề thực hiện HĐMĐ còn không được thực hiện hoặc GV còn lung túng trong việc thiết kế và thực hiện. Trong tổ chức HĐMĐ HS ít được trực tiếp tham gia, nên việc học của HS bị thụ động ngay đầu tiết học, tình trạng đó có thể dẫn đến HS thiếu tích cực trong cả tiết học. Đa số GV có thực hiện HĐMĐ nhưng chỉ được tiến hành trong giờ thao giảng, dạy học chủ đề, dạy học minh họa, nghiên cứu bài học. Họ dành thời gian và tập trung cho hoạt động khai thác kiến thức mới được nhiều hơn còn việc định hướng vào bài học chỉ sơ qua bằng một vài câu dẫn dắt có liên quan, mang tính chất giới thiệu bài học. Mặc dù đa số GV cho rằng chất lượng tiết dạy sau khi thiết kế và sử dụng HĐMĐ cao hơn so với khi không thực hiện HĐMĐ. Một số ít GV có nêu tình huống mở đầu nhưng còn mang tính hình thức, chưa xuất phát và tạo được liên kết thực sự với bài học để tạo hứng thú, kích thích sự sáng tạo, chủ động học tập của HS. 1.2.2. Thực trạng tổ chức dạy học phần mở đầu trong dạy học trực tiếp và trực tuyến môn Sinh học tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát việc thực hiện HĐMĐ trong tiến trình dạy học các bài học, chủ đề môn Sinh học của 23 GV sinh học ở 5 trường THPT trên đại bàn huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa (huyện Nghĩa Đàn gồm 2 trường: THPT Cờ Đỏ và THPT 1/5; thị xã Thái Hòa gồm 03 trường: THPT Thái Hòa, THPT Tây Hiếu, THPT Đông Hiếu). Kết quả thu được như sau: 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 286 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 194 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 46 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 143 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 40 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 74 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 32 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn