Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở Trường THPT Quỳ Châu
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm kinh nghiệm trong công tác tham mưu cho nhà trường trong hoạch định chính sách về công tác tạo nguồn và tuyển chọn đội tuyển ôn thi HSG tỉnh; Kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG môn vật lý THPT Quỳ Châu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở Trường THPT Quỳ Châu
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲ CHÂU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài “MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VẬT LÝ Ở TRƯỜNG THPT QUỲ CHÂU” Người thực hiện: Nguyễn Tiến Thép Nguyễn Chí Hồng Tổ:Khoa học tự nhiên Lĩnh vực: Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Điện thoại: 0946194510 Năm thực hiện: 2022 – 2023 1
- MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn chủ đề. “Mục tiêu của giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”. (trích Điều 2, Mục tiêu giáo dục - Luật Giáo dục 2019). Xác định rõ mục tiêu Giáo dục, chúng tôi thấy rằng, bên cạnh nhiệm vụ của giáo dục đại trà nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam, cần phải tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, nhằm phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Nghị quyết số 29- NQ/TW của BCH Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện GD- ĐT đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, trong đó chú trọng đột phá chiến lược và phát triển nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Do đó, chúng tôi cho rằng công tác bồi dưỡng học sinh (HS) giỏi vừa hoàn thiện và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà vừa góp phần phát triển năng lực, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, giúp học sinh phát huy tiềm năng trong quá trình chiếm lĩnh tri thức nhân loại. Việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) và thi chọn HSG nhằm động viên khích lệ những HSG và giáo viên(GV) dạy giỏi, góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học. Đồng thời qua đó phát hiện học sinh có năng khiếu để tiếp tục bồi dưỡng ở cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. Hoạt động bồi dưỡng và thi học sinh giỏi ở trường THPT không phải là vấn đề mới, được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong các nhà trường; việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở bậc học này là phát huy cao độ khả năng học tập của học sinh. Từ thực tiễn tham gia bồi dưỡng HSG môn vật lý ở trường THPT Quỳ châu trong nhiều năm qua, quan tâm, trăn trở trước vấn đề: Làm thế nào để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng HSG, góp phần phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho quê hương, đất nước. Với kết quả đã đạt được trong công tác bồi dưỡng HSG môn Vật lý ở trường THPT Quỳ Châu của chúng tôi, chúng tôi xin được chia sẻ kinh nghiệm thông qua đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở Trường THPT Quỳ châu”. 2. Mục đích nghiên cứu. - Kinh nghiệm trong công tác tham mưu cho nhà trường trong hoạch định chính sách về công tác tạo nguồn và tuyển chọn đội tuyển ôn thi HSG tỉnh. - Kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG môn vật lý THPT Quỳ Châu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Tham mưu xây dựng chính sách về công tác tạo nguồn và tuyển chọn HS tham 2
- gia thi HSG tỉnh. - Xây dựng kế hoạch lựa chọn học sinh và kế hoạch bồi dưỡng HSG - Xây dựng hệ thống phương pháp bồi dướng HSG - Xây dựng hệ thống tài liệu bồi dưỡng HSG Phần 2: NỘI DUNG 1. Những thuận lợi và khó khăn. a. Thuận lợi. Bản thân chúng tôi là những cựu học sinh cũ của trường THPT Quỳ Châu, sau khi ra trường chúng tôi lại được quay lại chính ngôi trường mình đã từng học để giảng dạy nên chúng tôi hiểu biết rất rõ năng lực, tâm sinh lý của học sinh miền núi Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Sau một thời gian ra trường chúng tôi được nhà trường, tổ chuyên môn tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ, phân công giảng dạy ở các lớp chọn của trường, ở đó chúng tôi có điều kiện được tiếp xúc và làm việc với đội tuyển HSG môn vật lý, đó là một thuận lợi trong công tác bồi dưỡng HSG trong sự nghiệp giảng dạy của mình. Chúng tôi là những giáo viên trẻ nhiệt tình, luôn chịu khó tìm tòi sáng tạo và nghiên cứu các tài liệu tham khảo để trau dồi chuyên môn, luôn có ý thức học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong và ngoài trường. Chúng tôi được đào tạo ở các trường đại học có chất lượng tốt như: đại học Khoa học tự nhiên, đại học Quốc gia Hà nội; Đại học Vinh, một trong những ngôi trường có bề dày thành tích trong đào tạo. Do đó bản thân chúng tôi đã tích lũy được khá nhiều kiến thức về chuyên môn sâu và phương pháp dạy học, trong đó có công tác bồi dưỡng HSG. Có một số học sinh đặc biệt là những học sinh lớp chọn có tố chất, nhiệt tình và luôn mong muốn tìm hiểu, khám phá những vấn đề mới của vật lý. Học sinh và gia đình của các em xác định rõ mục tiêu học tập nên cũng thuận lợi trong công tác tuyển chọn, phối hợp trong quá trình bồi dưỡng HSG. b. Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi trên thì chúng tôi cũng gặp một số khó khăn nhất định trong quá trình bồi dưỡng HSG sau: Thứ nhất, đặc thù của vật lý là rất khó so với các môn học khác nên các em thường có tâm lý e ngại khi học vật lý, chưa nói đến việc khai thác, hiểu sâu về các dạng bài tập khó, bài tập cần sự tư duy cao trong vật lý. Thứ hai, chất lượng đầu vào đối với môn vật lý là thấp, số lượng học sinh có tố chất về môn vật lý rất ít, tính cạnh tranh không cao. Thứ ba, phần lớn học sinh của trường đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên một số bậc phụ huynh chưa chú trọng vào việc học của con em mình. 2. Thực trạng của đề tài. Bồi dưỡng HSG là một công việc đặc thù trong dạy học, đòi hỏi phải có kế hoạch và lộ trình lâu dài, ngay từ khi các em bước vào lớp 10 THPT. Tuy nhiên ở một số giáo viên và ở một số bộ môn việc lập kế hoạch, lộ trình cho công tác tuyển chọn và bồi dưỡng còn bị xem nhẹ và chỉ đến năm tham gia thi mới tiến hành công tác bồi dưỡng thì hiệu quả không cao. 3
- Để công tác bồi dưỡng HSG đạt hiều quả cao thì người GV cần chuyển bị cho mình nhiều thứ, tham mưu với nhà trường trong hoạch chính sách, từ kế hoạch, lộ trình bồi dưỡng cho đến phương pháp bồi dưỡng và tài liệu bồi dưỡng HSG …Tuy nhiên không nhiều GV làm việc này một cách bài bản có hệ thống và đạt kết quả cao. Đa phần học sinh đều sợ môn vật lý, kể cả các học sinh có chút năng khiếu nên việc tạo cho học sinh niềm đam mê và yêu thích môn vật lý là cả một nghệ thuật sư phạm của người GV. Tuy nhiên không nhiều GV làm tốt công việc này. 3. Khả năng ứng dụng và khai triển đề tài. Đề tài này sẽ là một tài liệu tham khảo cho các GV trong công tác ôn thi học sinh giỏi, ôn thi đại học. Đề tài này cũng sẽ là một tài liệu tham khảo cho lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn trong hoạch định chiến lược bồi dưỡng HSG cho nhà trường. 4. Phạm vi kiến thức trong đề tài. Trong đề tài này tôi sẽ đúc rút và chia sẻ một số nội dung sau: - Tham mưu cho nhà trường trong hoạch định chính sách về công tác bồi dưỡng HSG tỉnh. - Xây dựng kế hoạch lựa chọn đội tuyển học sinh giỏi và kế hoạch bồi dưỡng HSG - Xây dựng hệ thống phương pháp bồi dướng HSG có hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng học sinh - Xây dựng hệ thống tài liệu bồi dưỡng HSG phù hợp với từng đối tượng học sinh. Kiến thức dùng cho ôn thi HSG nằm trong chương trình THPT theo khung chương trình ôn thi của sở GD và ĐT ban hành hàng năm, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào mấy chuyên đề sau: + Các định luật bảo toàn (lớp 10) + Chất khí (lớp 10) + Điện tích – Điện trường (lớp 11) + Dòng điện không đổi (lớp 11) + Từ trường và cảm ứng điện từ (lớp 11) + Quang và dụng cụ quang (lớp 11) – ít có trong đề thi + Dao động cơ học (lớp 12) + Sóng cơ (lớp 12) Tuy nhiên tùy thuộc vào từng năm, sở GD và ĐT tổ chức thi HSG tỉnh cho HS lớp 11 hay lớp 12 và thi vào khoảng thời gian nào mà người GV sẽ căn cứ vào chương trình mà tổ chức bồi dưỡng cho đúng và trúng. Tuy nhiên với các kiến thức của lớp 10 và 11 chúng ta phải ôn tập cho các em một cách bài bản, chuyên sâu ngay từ đầu. 4
- CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HSG MÔN VẬT LÝ THPT 1.1. Khái quát về trường THPT Quỳ Châu. Trường THPT Quỳ Châu đóng trên địa bàn khối 4 Thị trấn Tân lạc, huyện Quỳ châu, tỉnh Nghệ An. Là trường THPT duy nhất của huyện miền núi Quỳ Châu, trường tuyển sinh từ 8 trường THCS thuộc 12 xã, thị trấn, trong đó có 11 xã thuộc vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; Học sinh là người dân tộc thiểu số trên 78 %, học sinh con hộ nghèo 20,17% (số liệu năm 2020) Bước vào năm học 2021 - 2022, Trường đã có bề dày 56 năm xây dựng và trưởng thành, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, là điểm sáng giáo dục miền núi của tỉnh, tuy nhiên Trường THPT Quỳ Châu cần nỗ lực nhiều hơn nữa để tiến kịp giáo dục miền xuôi, từng bước phát triển để trở thành đơn vị vững vàng về chất lượng giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Với phương châm: Dù khó khăn đến đâu cũng ra sức thi đua dạy tốt, học tốt, Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học phải phù hợp điều kiện thực tế, bám sát đối tượng. Căn cứ những đặc điểm học sinh miền núi, học sinh người dân tộc thiểu số để hướng dẫn các em làm quen cách học mới hiệu quả hơn. Tinh thần này đã được quán triệt sâu rộng trong tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường. Hoạt động dạy học chính khóa được quan tâm chỉ đạo theo tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy, đa dạng các hình thức học tập, đổi mới kiểm tra đánh giá; công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém được tăng cường đã góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục đại trà. Trên nền tảng chung ấy, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã tạo được những khởi sắc mới, ghi nhận sự chuyển biến rõ nét so với giai đoạn trước. Trong 8 năm học từ 2012-2013 đến năm học 2020-2021, công tác bồi dưỡng HSG của Trường THPT Quỳ châu đã có những kết quả đáng phấn khởi: Có 188 lượt học sinh tham gia dự thi học sinh giỏi tỉnh ở 10 môn, trong đó có 179 lượt em đạt học sinh giỏi tỉnh, trong đó có 15 giải nhất, 54 giải nhì, 69 giải ba, 41 giải khuyến khích. (số liệu thống kê của trường). 1.2. Thực trạng công tác bồi dưỡng HSG của trường THPT Quỳ Châu trong những năm qua. Bản thân tôi tham gia công tác bồi dưỡng HSG từ năm học 2008-2009 đến nay và tham gia công tác quản lý tổ chuyên môn từ năm 2015-2016 đến nay tôi nhận thấy công tác bồi dưỡng HSG có một số điểm nổi bật sau: - Về lãnh đạo, chỉ đạo: công tác bồi dưỡng HSG, ôn thi đại học luôn được các thế hệ lãnh đạo nhà trường quan tâm hàng đầu bên cạnh các nhiện vụ khác của nhà trường, đặc biệt là bồi dưỡng HSG tỉnh, kết quả thi HSG tỉnh luôn là một trong những tiêu chí quan trọng trong công tác thi đua khen thưởng được nhà trường đưa vào quy chế thi đua hàng năm. Nhờ đó động viên khuyến khích được các giáo viên và học sinh tham gia nhiệt tình trong công tác dạy và học tạo nên một phong trào thi đua có hiệu quả. - Về triển khai nhiệm vụ: mặc dù đến cuối năm lớp 11 hoặc đầu năm lớp 12 (tùy kế hoạch của sở GD&ĐT) mới tham gia thi HSG tỉnh nhưng công tác bồi dưỡng HSG được triển khai rất sớm cho giáo viên và học sinh ngay từ khi học 5
- sinh bước bào lớp 10 THPT. - Về đội ngũ giáo viên: các giáo viên tham gia bồi dưỡng HSG được lựa chọn là các giáo viên có năng lực tốt và phẩm chât tốt, có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG, được giao nhiệm vụ bồi dưỡng liên tục trong 3 năm theo lớp và được giao nhiện vụ gắn liện trách nhiệm với công tác thi đua khen thưởng. - Về học sinh: ngay khi học sinh bước vào lớp 10 THPT nhà trường đã tuyển chọn và phân chia các học sinh có năng lực tốt vào các lớp chuyên như: lớp A1 (chuyên về các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin), lớp C1(chuyên về các môn Văn, Sử, Địa, GDCD), lớp D(chuyên về các môn Toán, Văn, Anh). Các em được tư vấn, định hướng các môn thi HSG gắn liền với các môn thi đại học sau này. - Về công tác chỉ đạo của tổ chuyên môn: Ngoài các giáo viên được phân công trực tiếp bồi dưỡng HSG thì tổ chuyên môn cũng phân công các giáo viên khác có năng lực hỗ trợ tìm kiếm tài liệu, tham gia bồi dưỡng các chuyên đề là thế mạnh của mình. Ngoài các đợt thi khảo sát HSG do nhà trường tổ chức thì tổ chuyên môn cũng thường xuyên ra đề ôn tập, thi thử để học sinh và giáo viên có cơ sở điều chỉnh việc dạy và học. Kết quả đạt được trong công tác bồi dưỡng HSG tỉnh trong giai đoạn từ 2006-2012 và từ 2012-2020 đạt được như sau (số liệu trường THPT Quỳ Châu cung cấp): Giai đoạn Giai đoạn TT Các tiêu chí 2006-2012 2012-2020 1 Số học sinh dự thi HSG 117 188 2 Số em đạt HSG 63 179 3 Số em đạt giải nhất, nhì 12 69 4 Số môn có HSG 7 10 5 Số GV có HSG 18 39 Phân tích, đánh giá công tác bồi dưỡng HSG qua các giai đoạn tôi nhận thấy những ưu điểm sau đây: - Đã tập hợp, thu hút phần đông học sinh có năng khiếu tham gia đội tuyển các môn bồi dưỡng học sinh giỏi. - Đội ngũ giáo viên đã quan tâm, chăm lo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, coi kết quả học sinh giỏi là danh dự, uy tín của bộ môn mình, lớp mình; đã đầu tư nhiều công sức, trí tuệ để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi qua từng năm học. - Nhà trường đã có sự đầu tư hợp lý, từ việc bố trí kế hoạch chương trình, ưu tiên thời gian, phát triển đội ngũ tham gia bồi dưỡng, phân bổ kinh phí cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Tuy nhiên, từ chỉ đạo của nhà trường và triển khai của tổ chuyên môn đến việc thực hiện kế hoạch còn nhiều bất cập. Một số giáo viên khi thực hiện còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch lựa chọn đổi tuyển, kế hoạch và lộ trình bồi dưỡng HSG, việc cập nhật khung chương trình ôn thi còn lúng túng, việc xây dựng hệ thống tài liệu ôn tập còn rời rạc, chưa liền mạch, không trọng tâm và không có chất lượng dẫn đến kết quả bồi dưỡng HSG còn thấp so với kì vọng và mặt bằng chung. 6
- 1.3. Một số điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn trong công tác bồi dưỡng HSG ở trường THPT Quỳ Châu. * Điểm mạnh: Tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất từ trên xuống dưới; có đội ngũ cốt cán có chuyên môn tương đối tốt, nhiệt tình cống hiến cho công tác giáo dục nói chung và công tác bồi dưỡng HSG nói riêng. Chất lượng đội ngũ HSG tương đối tốt, mặc dù không thể sánh bằng các trường miền xuôi. * Điểm yếu: Chất lượng đội ngũ giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng HSG tỉnh không thật đồng đều, tư duy của học sinh miền núi còn lạc hậu và tiếp thu chậm. Trình độ công nghệ thông tin của HS và GV còn hạn chế nên việc tiếp cận các nguồn tài liệu khác nhau còn gặp nhiều khó khăn. * Thuận lợi: Được sự quan tâm chu đáo, sát sao của lãnh đạo huyện và các phụ huynh học sinh. Được sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của ban giám hiệu (BGH) nhà trường, của tổ chuyên môn. Cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng tương đối cho công tác bồi dưỡng HSG. * Khó khăn: Kinh tế nhà trường và của phụ huynh còn hạn chế nên kinh phí đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG còn ít, cơ chế chính sách đối với công tác bồi dưỡng HSG còn nhiều bất cập nên chưa động viên tố đa cho công tác bồi dưỡng HSG. Đội ngũ giáo viên có năng lực tốt còn ít dẫn đên một số bộ môn một giáo viên phải bồi dưỡng cùng lúc hai lứa đội tuyển và không có người hỗ trợ trong quá trình bồi dưỡng HSG. Số lượng học sinh có năng lực tốt còn ít dẫn đến việc chọn lựa đội tuyển gặp nhiều khó khăn, có những HS năng lực khá vẫn phải lựa chọn, có những HS phải ôn thi cùng lúc 2 môn, thậm chí là 3 môn dẫn đến áp lực rất lớn cho HS. Phần lớn giáo viên thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi đều dạy học theo kinh nghiệm và năng lực cá nhân là chính, ít được giao lưu, học tập kinh nghiệm với cụm trường, những điển hình về chất lượng giáo dục ở các trường khác. 1.4. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong công tác bồi dưỡng HSG Trong công tác bồi dưỡng HSG ở trường THPT những năm qua có phần khởi sắc, tuy nhiên kết quả vẫn chưa được như mong đợi. Sau đây là một số nguyên nhân tồn tại và hạn chế trong công tác bồi dưỡng HSG: Thứ nhất, chất lượng đại trà đầu vào của trường còn thấp. Các cuộc vận động của ngành đã thúc đẩy chất lượng giáo dục các trường THCS trên địa bàn Trường THPT Quỳ châu tuyển sinh. Tuy vậy chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường mới chỉ chuyển biến bước đầu, chưa thật sự vững chắc. Chất lượng dạy học giữa các trường chưa đồng đều, điều kiện CSVC và trang thiết bị dạy học ở các trường vùng sâu vùng xa còn nhiều bất cập. Thứ hai, một số tổ, nhóm chuyên môn chưa thực sự chủ động trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG cho cả cấp học; thiếu sự gắn kết, tích hợp, cộng đồng để phát huy hết sở trường, năng lực của mỗi giáo viên bộ môn. Thứ ba, một số giáo viên bộ môn vẫn chưa thực sự “có lửa”, chưa dành sự đam mê, tâm huyết cho công tác bồi dưỡng HSG; một bộ phận giáo viên vẫn coi công tác bồi dưỡng HSG cũng chỉ là hoạt động chuyên môn đơn thuần như dạy học chính khóa hoặc dạy thêm, phụ đạo học sinh yếu kém. 7
- Thứ tư, việc nắm bắt nguồn chất lượng đầu vào, những học sinh có năng lực của giáo viên để hình thành đội tuyển các môn còn chậm. Một số học sinh khi bước vào THPT thì thay đổi định hướng nghề nghiệp dẫn đến thay đổi môn trọng tâm để học. Thứ năm, nhà trường chưa tạo được cơ chế đủ mạnh về đánh giá, thi đua, khen thưởng để thúc đẩy công tác bồi dưỡng HSG để khai thác tiềm năng, thế mạnh của đội ngũ giáo viên, học sinh. Trường chưa có những “cú hích” đủ mạnh để chiến thắng “sức ì” trong công tác bồi dưỡng HSG. CHƯƠNG 2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HSG MÔN VẬT LÝ Ở TRƯỜNG THPT QUỲ CHÂU 2.1. Trong công tác tham mưu, lập kế hoạch bồi dưỡng HSG Để công tác bồi dưỡng HSG đạt kết quả cao, trước tiên các giáo viên được giao nhiệm vụ bồi dưỡng phải tham mưu cho nhà trường, tổ chuyên môn xây dựng các kế hoạch liên quan đến công tác bồi dưỡng HSG như: kế hoạch sắp xếp học sinh vào các lớp khối 10, kế hoạch phân công chủ nhiệm các lớp chọn, kế hoạch phân công giáo viên bồi dưỡng… 2.1.1. Trong công tác xếp lớp sau tuyển sinh vào lớp 10 Việc xắp xếp học sinh vào các lớp chọn phải căn cứ vào các tiêu chí sau: - Nhu cầu đăng kí khối thi THPT của học sinh và phụ huynh - Năng lực của học sinh, cụ thể học sinh đăng kí vào lớp chọn phải là những học sinh ít nhất phải đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp trường trở lên và có hạnh kiểm tốt ở cấp THCS. 2.1.2. Trong công tác phân công giáo viên chủ nhiệm lớp chọn một Để đảm bảo chất lượng và phong trào thi đua cũng như sự hiểu biết về năng lực chung của học sinh trong lớp thì các giáo viên chủ nhiệm lớp chọn 1 (lớp A1, C1, D) phải gắn với một môn thi chính của lớp. Ví dụ: - Lớp A1 thì giáo viên chủ nhiệm phải là giáo viên trực tiếp bồi dưỡng HSG các môn Toán, Lý, Hóa hoặc Sinh. - Lớp C1 thì giáo viên chủ nhiệm phải là giáo viên trực tiếp bồi dưỡng HSG các môn Văn, Sử, Địa hoặc GDCD. - Lớp D thì giáo viên chủ nhiệm phải là giáo viên trực tiếp bồi dưỡng HSG các môn Toán, Văn, Anh (Ưu tiên giáo viên môn Anh). 2.1.3. Trong công tác phân công giáo viên trực tiếp bồi dưỡng Giáo viên bồi dưỡng bộ môn nào thì phải được giao trực tiếp giảng dạy bộ môn đó ở lớp chọn một trong suốt 3 năm THPT. Hạn chế giao công tác bồi dưỡng HSG cho các giáo viên sau: Một là, giáo viên đang trong kế hoạch sinh nở sẽ phải chuyển công tác bồi dưỡng giữa chừng. Hai là, giáo viên có kế hoạch chuyển trường trong tương lai gần (thường xuyên xẩy ra ở trường THPT Quỳ châu, đặc biệt hay xẩy ra với các giáo viên trẻ có chuyên môn khá, người miền xuôi và chưa lập gia đình ở Quỳ Châu). 8
- Việc giao công tác bồi dưỡng HSG cho các giáo viên đó ngay từ lớp 10 sẽ dẫn đến hệ lụy là khi thay đổi giáo viên bồi dưỡng giữa chừng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý học sinh, ảnh hưởng đến cả giáo viên được tiếp quản công tác bồi dưỡng sau, gây khó khăn cho giáo viên tiếp nhận công tác bồi dưỡng HSG trong định hướng công tác bồi dưỡng của mình. 2.1.4. Trong công tác truyền thông, thu hút nhân tài. Với địa bàn tuyển sinh ở huyện Quỳ Châu, hàng năm có một lượng lớn học sinh có chuyên môn tốt đăng kí tuyển sinh các trường miền xuôi như trường THPT chuyên Phan Bội Châu, THPT Huỳnh Thúc Kháng, THPT nội trú số 1 THPT nội trú số 2, THPT chuyên Đại học Vinh. Do đó công tác tuyền thông để cho học sinh và phụ huynh hiểu được rằng học ở THPT Quỳ Châu kết quả thi HSG và THPT Quốc gia không thua kém so với đi học xa nhà, đặc biệt với các học sinh chưa quen tự chủ trong sinh hoạt và học tập. Không có học sinh có tố chất tốt sẽ là một khó khăn lớn trong công tác tuyển chọn và bồi dưỡng HSG, do đó việc tuyền thông để thu hút các học sinh có tố chất đăng kí học tại trường THPT Quỳ Châu là rất quan trọng. Để làm tốt công tác này, nhà trường phải có kết quả tốt trong công tác đào tạo như kết quả thi HSG, thi THPT Quốc gia các năm trước để làm bằng chứng thuyết phục. Ngoài thu hút học sinh có tố chất tốt nhập học tại trường thì công tác thu hút giáo viên có chuyên môn tốt ở lại công tác lâu dài tại trường cũng rất quan trọng. Để các giáo viên trẻ ở miền xuôi có năng lực yên tâm công tác lâu dài thì nhà trường phải có chế độ đãi ngộ tốt và có kế hoạch sử dụng, bổ nhiệm hấp dẫn họ. 2.2. Công tác lập kế hoạch bồi dưỡng HSG của giáo viên 2.2.1. Công tác tìm hiểu, tuyển chọn đội tuyển. Ngay sau khi nhận nhiệm vụ giảng dạy lớp chọn một và được giao công tác ôn thi HSG, người giáo viên phải tìm hiểu về nguồn đội tuyển HSG thông qua trao đổi thông tin về đội tuyển HSG ở THCS và thông qua các giáo viên dạy THCS. Sau khi có được một danh sách nguồn học sinh có tố chất tốt thì giáo viên phải tìm hiểu về định hướng nghề nghiệp, khối thi chính của học sinh và phụ huynh học sinh để rút gọn danh sách, tránh việc giáo viên chọn nhưng học sinh lại không đam mê môn học không đầu từ nhiều cho môn học do không phải là môn chính trong thi đại học của học sinh sẽ dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng không cao. Ngoài ra, các giáo viên bộ môn dược giao bồi dưỡng HSG trong một nhóm môn liên quan (Toán, Lý Hóa, Sinh, Anh/ Văn, Sử, Địa, GDCD) phải ngồi lại trao đổi, bàn bạc để chon đội tuyển, tránh chồng chéo đẫn đến một học sinh tham gia bồi dưỡng nhiều môn sẽ gây áp lực cho học sinh dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng cũng không cao. Việc lựa chọn đội tuyển phải dựa vào các tiêu chi sau: - Học sinh phải có tố chất tốt - Học sinh phải đam mê với bộ môn 9
- - Học sinh tham gia bồi dường HSG càng ít môn càng tốt. Tuy nhiên do nguồn học sinh có tố chất tốt ít nên khi chon đội tuyển cần chú ý rằng thà chọn học sinh có năng lực tốt nhưng tham gia ôn thi nhiều môn còn hơn chọn học sinh ôn thi một môn nhưng năng lực hạn chế. Việc loại những học sinh sa sút trong học tập và bổ sung những học sinh tiến bộ cũng phải thực hiện thường xuyên trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng, do đó số lượng bồi dưỡng phải lấy số du so với chỉ tiêu đăng kí dự thi để tạo sự cạnh tranh giữa các học sinh trong đội tuyển. 2.2.2. Về việc xây dựng và thực hiện lộ trình bồi dưỡng HSG Để việc tiến hành bồi dưỡng đạt kết quả cao, trước khi tiến hành giáo viên phải xây dựng cho mình một lộ trình bồi dưỡng chi tiết bắt đầu từ lớp 10 THPT. Trong lộ trình đó phải có các mốc thời gian gắn với các nội dung kiến thức một chách rõ ràng, logic phù hợp với xu thế ra đề của Sở GD&ĐT hàng năm. Song song với quá trình dạy học chính khóa, Các giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi phải thành lập đội tuyển sớm để tiến hành bồi dưỡng theo đúng kế hoạch, theo tinh thần “việc hôm nay chớ để ngày mai”. Một khi đã thực hiện ôn tập kĩ phần trước, chương trước sẽ giúp các em tiếp thu phần sau, chương sau tốt hơn. 2.3. Về xây dựng giáo án, tài liệu phục vụ công tác ôn thi HSG 2.3.1. Về xây dựng hệ thống tài liệu Các tại liệu có thể lấy trong sách giáo khoa, sách bài tập, các loại sách tham khảo về bồi dưỡng HSG. Ngoài ra có thể tìm kiếm trên các trang mạng, có thể đặt mua với các chuyên gia viết tài liệu ôn thi HSG khác. Cũng có thể trao đổi với các đồng nghiệp khác trong và ngoài tỉnh hoặc dùng các đề thi của các tỉnh ở các năm trước làm tài liệu bồi dưỡng 2.3.2. Về Xây dựng giáo án bồi dưỡng HSG Giáo án bồi dưỡng nên thực hiện theo chuyên đề và được xây dựng theo tiến trình logic của sách giáo khoa. Trong mỗi chuyên đề nên phân chia thành các dạng bài tập đặc trưng, điển hình của chuyên đề đó. Các bài tập phải được xây dựng từ dễ đến khó, không được bỏ qua các bài tập cơ bản vì các bài tập lớn là tổ hợp của nhiều bài tập cơ bản. Một khi học sinh đã thành thạo các bài tập cơ bản rồi thi việc giải quyết các bài tập nâng cao sẽ dễ dàng hơn. Giáo án được xây dựng bao gồm các phần sau: - Kiến thức cơ bản và kiến thức nâng cao, bổ sung - Phương pháp giải bài tập về chuyên đề - Các bài tập cơ bản - Các bài tập điển hình, nâng cao - Các bài tập tự ôn luyên cho các loại bài tập trên - Gợi ý hướng dẫn giải các bài tập ôn luyện Mỗi chuyên đề có thể thực hiện trong nhiều buổi, do đó khi soạn cần đưa ra mục tiêu ôn tập cho từng buổi và phải hoàn thành mục tiêu đó trong các buổi ôn tập. 10
- 2.4. Phương pháp bồi dưỡng HSG Để đạt được kết quả cao trong công tác bồi dưỡng HSG giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Bản thân tôi thường sử dụng các pương pháp dạy học sau: 2.4.1. Phương pháp tuyền đạt trực tiếp Mỗi khi bước vào bồi dưỡng một chuyên đề mới, một loại bài tập mới tôi thường dùng cách truyền đạt trực tiếp để tóm tắt lý thuyết, bổ sung kiến thức nâng cao, xây dựng phương pháp giải và hướng dẫn giải các bài tập cơ bản, điển hình cho chuyên đề đó, loại bài tập đó. Sau đó tiến hành giao bài tập từ cơ bản đến nâng cao và giao cho các em về nhà làm. Với kiến thức cơ bản, nếu nhận thấy các em đã nắm chắc thì không cần nhắc lại nữa. Các bài tập cơ bản nếu các em đã làm thành thạo trên lớp rồi thì cũng không cần ôn tập lại mà tập trung vào các dạng bài tập khó hơn, sáng tạo hơn, bám sát cấu trúc và mức độ đề thi các năm trước. 2.4.2. Phương pháp giao nhiệm vụ ở nhà Khi các em đã được ôn tập kiến thức cơ bản, được tìm hiểu phương pháp giải các ài tập nâng cao và tham khảo các bài tập điển hình rồi thì tôi thương giao cho các em các bài tập ôn luyện và yêu cầu các em về nhà làm vào vở chuẩn bị cho học trực tiếp. Khi học trực tiếp thường tôi yêu cầu lần lượt mỗi em lên bảng trình bày một bài giải của một bài tập sau đó thầy và trò cùng đánh giá, nhận xét bài giải của nhau. Trong quá trình đó nếu có sai sót thì tôi sẽ chỉnh sửa cho các em và nhắc nhở các em một số vấn đè mà các em có thể gặp sai sót trong quá trình làm bài. 2.4.3. Phương pháp giao dự án và nạp sản phẩm. Để tiết kiệm thời gian dạy trực tiếp và nâng cao khả năng tự học của các em tôi cũng thường giao cho các em mỗi đợt một lượng bài tập nào đó trong một chuyên đề hoặc một phần của chuyên đề (khoảng 10 đến 20 bài tập) và giao thời điểm các em nạp bài giải cho thầy và các bạn trong đội tuyển để mọi người nghiên cứu. Sau đó tôi sẽ sắp sếp thời gian sớm nhất để thầy trò cùng trao đổi về bài giải của các bạn trong đội tuyển để cùng nhau mổ xẻ, trao đổi, thống nhất các giải hay của các bạn trong đội tuyển. 2.4.4. Phương pháp luyện đề Sau khi hoàn thành việc ôn tập toàn bộ các chuyên trong khung chương trình ôn thi HSG mà Sở GD&ĐT ban hành hàng năm thi tôi tiến hành cho các em luyện đề thi thử. Các đề thi HSG của các năm trước trong và ngoài tình và các đề thi thử của các trường, các giáo viên bồi dưỡng được tôi được tôi sưu tầm, chọn lọc và sắp sếp theo mức độ từ dễ đến khó và tiến hành cho các em luyện thi. Trước tiên tôi phát cho các em 1 đến 2 đề trong một đợt (tùy vào khoảng thời gian từ khi phát đề đến khi thầy trò làm việc trực tiếp) giao cho các em về nhà làm sau đó tôi bố trí 1 buổi để các em trình bài bài giải trước thầy và các bạn 11
- trong đội tuyển để cùng nhau nhận xét, đúc rút kiến thức. Tôi cũng có thể giao đề cho các em về nhà làm và nạp sản phẩm là bài giải của các em để thầy và các bạn trong đội tuyển nghiên cứu trước sau đó tôi bố trí một buổi để thầy trò trao đổi về nội dung kiến thức trong đề thi đó, qua đó giúp các em đúc rút được kiến thức của mình. Qua đó tôi sẽ chỉnh sửa kiến thức sai lệch, uốn nắn kĩ năng trình bày của các em. 2.4.5. Thi thử để đánh giá mức độ kiến thức của học sinh Để dánh giá mức độ đạt được của quá trình ôn thi HSG thì việc tổ chức các đợt thi thử là một cách làm hiệu quả. Qua kết quả thi thử giúp giáo viên đánh giá được trình độ của từng học sinh và mực độ đạt được của công tác ôn thi HSG của giáo viên, qua đó học sinh và giáo viên có đánh giá về việc dạy và học của mình để có kế hoạch điều chỉnh, tăng tốc. Việc tham gia thi thử cũng giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài, chiến thuật làm bài và cảm giác căn thời gian tốt hơn. Qua kết quả thi thử sẽ tác động đến tính cạch tranh giữa các học sinh trong đội dự tuyển, qua đó các em biết được trình độ của mình như thế nào so với các bạn để phấn đấu ôn tập. Thông trường vào năm cuối chuẩn bị thi thì nhà trường sẽ tiến hành tổ chức ba đợt thi thử, bên cạch đó tổ chuyên môn và giáo viên bồi dưỡng cũng tự tổ chức thêm khoảng năm lần nữa để tăng độ chính xá khi đánh giá học sinh. 2.4.6. Phương pháp giải đáp thắc mắc Để tăng khả năng tự học, tự tìm hiểu tài liệu, tôi thường khuyến khích học sinh tìm đọc các tại liệu tham khảo về luyện thi HSG, qua đó các em sẽ tổng hợp các nội dung mà các em còn chưa hiểu, còn băn khoăn, Sau đó tôi sẽ bố trí một buổi làm việc trực tiếp hoặc thông qua Zalo, Messenger để giải đáp các thắc mắc của các em, qua đó tôi sẽ biết được phần kiến thức nào các em còn yếu, còn thiếu để bổ sung, uốn nắn. CHƯƠNG 3. NỘI DUNG ÔN THI HSG TỈNH 3.1. Các chuyên đề trọng tâm ôn thi HSG 3.1.1. Chương trình lớp 10 Chương trình lớp 10 ít có trong khung chương trình thi những năm gần đây của Sở GD&ĐT Nghệ An, tuy nhiên để đảm bảo cho học sinh nắm chắc kiến thức một cách có hệ thống thì tôi luôn tiến hành ôn thi chuyên biệt hoặc lồng ghép một phần trong quá trình ôn thi đại học ngay từ lớp 10. Chương trình lớp 10 có các chuyên đề sau: - Chuyển động thẳng (chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều, chuyển động rơi tự do) - Tính tương đối của chuyển động - Chuyển động của hệ vật - Cân bằng và chuyển động của vật rắn - Các định luật bảo toàn - Chất khí 12
- Trong các chuyên đề trên tôi thường chú trọng nhất đến chủ đề “các định luật bảo toàn”, bở nó phục vụ cho việc ôn thi các nội dung sau nhiều hơn. 3.1.2. Chương trình lớp 11 Cương trình lớp 11 là phần chiếm tỷ trọng khá lớn trong đề thi HSG tỉnh vật lý, bao gồm các chuyên đề sau: - Tương tác và cân bằng của các điện tích - Điện trường, chuyển động của điện tích trong điện trường - Mạch điện một chiều có tụ điện - Định luật Ôm cho toàn mạch - Định luật Ôm cho đoạn mạch có nguồn - Từ trường - Cảm ứng điện từ - Quang học Trong đó chú trọng đến các chuyên đề “ Định luật Ôm cho toàn mạch, Định luật Ôm cho đoạn mạch có nguồn, Từ trường, Cảm ứng điện từ”. Đay là các nội dung thường xuyên có trong đề tho HSG của các năm gần đây. 3.1.3. Chương trình lớp 12 Chương trình lớp 12 nhiều năm trước có xuất hiện trong đề thi HSG khi sở tổ chức thi HSG ở lớp 12, sau đó một thời gian sở chuyển sang thi HSG ở lớp 11 thì không có các nội dung ở lớp 12. Tuy nhiên từ năm học 2020-2021 trở về đây sở tổ chức thi ở lớp 12 nên các nội dung lớp 12 mới xuất hiện. Chương trình lớp 12 thường chỉ có các chuyên đề sau. - Dao động điều hòa - Dao động tắt dần, tổng hợp dao động - Sóng cơ - Dao thoa sóng và sóng dừng - Sóng âm 3.2. Các dạng bài tập thường gặp trong ôn thi HSG tỉnh Trong phạm vị đề tài này tôi chỉ đề cập đến các dạng bài tập có trong đề thi HSG tỉnh của Nghệ An trong những năm gần đây. 3.2.1. Chương trình lớp 11 Chuyên đề 1: Cân bằng của các điện tích Bài 1: Một điện tích điểm q = 10-6C được treo vào một sợi dây mảnh, nhẹ dài l = 1m và đặt trong một điện trường đều có hướng chếch lên hợp với phương ngang một góc = 300 và có cường độ điện trường là E 1000V/m. Khi cân bằng dây treo lệch khỏi phương thẳng dứng một góc = 600. Cho g = 10m/s2. a) Xác định khối lượng m của điện tích. b) Đột ngột đổi chiều từ trường 1800 nhưng vẫn dữ nguyên cường độ. Tính vận tốc cực đại của q. Giải 13
- 300 300 300 300 600 d a. Tại vị trí cân bằng van đầu ta có T P Fđ 0 (1) Chiếu (1) lên phương ngang ta được T = Fđ (2) Chiếu (1) lên phương thẳng đứng ta được P = T.cos600 + Fđ.cos600 = 2qEcos600 (3) 0 2qE cos 60 m 0,001kg 1g g b. Khi đột ngột đổi chiều điện trường, lực điện đổi chiều khi đó lực điện và trọng lực sinh công làm cho q chuyển động nhanh dần. Khi q đạt độ cao cực đại thi dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc so với phương thẳng theo định luật bảo toàn năng lượng ta có: l 3 mgl(1 cos ) qE(l (sin cos 1) mgl(1 cos ) 2 1 3 mg ( cos ) qE 1 (sin cos 1) , với mg = qE, ta có 2 2 1 cos 1 3 (sin cos 1) (4) 2 2 Giải phương trình (4) ta được sin 0,733 132 0 , dây treo lên quá vị trí nằm ngang 420. Bài 2: Treo hai quả cầu kim loại, nhỏ, cùng khối lượng và chưa nhiễm điện bằng hai sợi chỉ tơ có cùng chiều dài l = 1 m vào cùng một điểm cố định trong không khí. Cho một vật nhiễm điện tiếp xúc với một trong hai quả cầu để truyền điện tích 21 nC cho hai quả cầu rồi lấy vật đó ra thì khi hệ cân bằng, hai quả cầu cách nhau một đoạn r = 8 cm. Lấy g = 10 m/s2. Tính khối lượng m của mỗi quả cầu. 14
- Bài:3 Một quả cầu kim loại có khối lượng riêng ρ =9,8.103kg/m3, bán kính r = 1cm, mang điện tích q = 10-6C được treo ở đầu một sợi dây mảnh không dãn. Chiều dài sợi dây là l = 10cm. Tại điểm treo của sợi dây đặt một điện tích qo= -2.10-6C.Toàn bộ hệ thống trên được đặt trong dầu cách điện có khối lượng riêng ρo =800kg/m3, hằng số điện môi ɛ =3. Lấy g=10m/s2. Tính lực căng của dây treo. Bài:4 Có ba quả cầu nhỏ cùng khối lượng m = 10 g được treo bằng ba sợi dây mảnh, không dãn, cùng chiều dài 5 cm vào cùng một điểm cố định O. Khi tích cho mỗi quả cầu điện tích q, chúng đẩy nhau, cách nhau đoạn a 3 3 cm. Lấy g = 10 m/s2. Tính điện tích q. Chuyên đề 2: Điện trường tổng hợp Bài 5: Cho hai điểm A, B cùng nằm trên một đường sức của điện trường do một điện tích điểm q > 0 gây ra. Biết độ lớn của cường độ điện trường tại A là 40V/m, tại B là 10V/m. a. I1 là trung điểm của AB, I2 là trung điểm của AI1, I3 là trung điểm của AI2, …. Tìm cường độ điện trường do q gây ra tại điểm I2016? b. Đưa điện tích q đến A và đặt tại B một điện tích tương tự. Tìm trên đường trung trực của AB điểm mà tại đó cường độ điện trường do hai điện tích gây ra đạt cực đại. Giải 2 E A rB 4 AB rA E B rA a. AB AB AB r AI1 AI 2 ,... AI 2016 A 2 2 2016 2016 2 2 2 1 rI 2016 rA AI 2016 rA (1 ) 2016 2 Cường độ điện trường do q gây ra tại điểm I2016 là: 1 1 E I 2016 E A (1 ) 2 40(1 )2V / m 2016 2016 2 2 b. Đặt AB = 2a. Cường độ điện trường tại M : EM E M E1 E 2 kq 2kqh Với E1 E 2 (a 2 h 2 ) EM (a h 2 ) 3 / 2 2 4kq Vận dụng BĐT cô-si : E M h 3 3a 2 a 4kq EM đạt giá trị cực đại E M max 3 3a 2 q2 q1 A a22 AB Khi h h B 2 2 2 1500 q3 Hình (b) x 15
- Bài 6: Cho hai điện tích q1 = 4µC, q2 > 0 nằm cố định tại hai điểm AB trong chân không như hình vẽ (b). Điện tích q3 = 0,6 µC nằm trên nửa đường thẳng Ax, hợp với AB góc 1500. Thay đổi vị trí của q3 trên Ax sao cho lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích q1 có độ lớn là 27 N đồng thời lực điện do q3 tác dụng lên q1 có giá trị cực đại. Khoảng cách giữa q3 và q1 lúc đó là q1 Bài 7: Cho ba điện tích như hình vẽ. Trong đó q1 = 4µC. Biết q1 cách q3 một khoảng 4cm. Thay đổi vị trí của q2 trên sao cho lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích q3 đạt giá trị cực 1200 tiểu thì khoảng cách giữa q3 và q2 lúc đó là 2cm. Giá trị của q3 q2 bằng q 2 Chuyên đề 3: Chuyển động của điện tích trong điện trường Bài 8: Hai bản kim loại nối với nguồn điện không đổi có hiệu điện thế U = 228 V. Hạt electron có vận tốc ban đầu v = 4.10 m/s, bay vào khoảng không gian giữa hai bản qua lỗ nhỏ O ở bản dương, theo phương hợp với bản dương góc . a, Tìm quỹ đạo của electron sau đó. b, Tính khoảng cách h gần bản âm nhất mà electron đã đạt tới, bỏ qua tác dụng của trọng lực . Bài 9:Hai bản kim loại tích điện trái dấu đặt cách nhau d=3cm, chiều dài mỗi bản l=5cm. Một điện tử lọt vào giữa hai bản hợp bản dương góc 300. Xác định U sao cho khi chui ra khỏi bản điện tử chuyển động theo phương song song với hai bản? ĐS: U=47,9V Chuyên đề 4: Định luật ôn cho toàn mạch Bài 10 – HSG Thái Nguyên 2011-2012: Cho mạch như hình vẽ: nguồn có suất điện động E = 30V, điện A trở trong r = 3 ; R1 = 12 ; R2 = 36 ; R3 = 18 ; R1 R2 F R3 Điện trở Ampekế và dây nối không đáng kể. B G D a/ Tìm số chỉ Ampekế và chiều dòng điện qua nó b/ Thay Ampekế bằng một biến trở R4 có giá trị biến E, r đổi từ 2 đến 8 . Tìm R4 để dòng điện qua R4 đạt giá trị cực đại. HƯỚNG DẪN GIẢI: A a. (4 đ). Vẽ lại mạch ta có: Mạch ngoài: (R2//R3) nt R1 R2 F R3 R1. B G D R 2R 3 R23 = = 12 ; => Rn = R1 + R23 = 24 R2 + R3 E, r (1đ) - Áp dụng định luật Ôm toàn mạch => dòng điện mạch chính: R3 E 30 10 Ic = = = A Rn + r 24 + 3 9 R1 G R2 F B (1đ) D 10 40 => I1 = Ic = I23 => U23 = I23.R23 = .12 = V = U 2 = U3 E, r 9 3 16
- U2 10 20 => I2 = = A; I3 = Ic – I2 = A = IA. R2 27 27 (1đ) 20 Vậy Ampekế chỉ A = 0,74A và dòng điện có chiều từ D sang G 27 b. (3đ). Khi thay Ampekế bằng biến trở R4: Ta có: Mạch ngoài: [(R3 nt R4) // R2] nt R1. R4 R34 = R3 + R4 = 18 + R4. R 2 R 34 R1 R2 F R3 36(18 + R 4 ) B G R234 = = D R 2 + R 34 54 + R 4 36(18 + R 4 ) 1296 +48R 4 E, r => Rn = R1 + R234 = 12 + = 54 + R 4 54 + R 4 E 30 30(54 + R 4 ) 10(54 + R 4 ) => Dòng điện mạch chính: Ic = = = = Rn + r 1296 + 48R 4 1458 + 51R 4 486 +17R 4 +3 54 + R 4 10(54 + R 4 ) 36(18 + R 4 ) 360(18 + R 4 ) => HĐT U234 = Ic.R234 = . = = U34 = U2 => 486 +17R 4 54 + R 4 486 +17R 4 360(18 + R 4 ) 360 I34 = U34/R34 = = = I3 = I 4 (486 +17R 4 )(18 + R 4 ) (486 +17R 4 ) Vậy: Để dòng điện qua R4 đạt cực đại thì (486 + 17R4) phải đạt cực tiểu => R4 = 2 Bài 11: Cho mạch điện như hình vẽ: r = 2 , đèn loại 12V - 12W, R1 = 16 , R1 = 18 , R3 = 24 , Rb là biến trở, R1 E,r RA = 0. Điểu chỉnh Rb để đèn sáng bình thường, khi đó R3 đoạn mạch chứa đèn cũng đạt công suất cực đại. Tìm E, M R2 A B Rb, và số chỉ Ampe kế. 13 (Đáp số: E = 36V, Rb = 72 , IA = A) Rb 12 Đ Bài 12 – HSG Ninh bình 2010-2011(4,0 điểm): Cho A N mạch điện như hình vẽ : E 1 = 8V; r 1 = 0,5 ; E 2 = 2V; r 2 = 0,5 ; (E1; r1) (E2; r2) R1 = 1 ; R 2 = R 3 = 3 . Điện trở của ampe kế, khóa điện K và dây nối không đáng kể. Biết rằng số chỉ của ampe kế khi R1 R3 đóng khóa K bằng 9/5 số chỉ của nó khi ngắt khóa K. 1. Tìm R4. K A 2. Xác định chiều và cường độ dòng điện qua K khi R2 R4 K đóng. Bài 13 – HSG Vĩnh phúc 2011-2012 THPT không E1,r E2,r chuyên: Cho mạch điện như hình 1. Biết E1=6V, 1 D 2 r1=1Ω, r2=3Ω, R1=R2=R3=6Ω. Vôn kế lí tưởng. a) Vôn kế chỉ 3V. Tính suất điện động E2. R V R b) Nếu nguồn E2 có cực dương nối với B, cực âm nối A 1 B với D thì vôn kế chỉ bao nhiêu? C 3 R 2 Hình 1 17
- Chuyên đề 5: Mạch diện một chiều có tụ điện Bài 14: (4,0 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ: E = 6V, r = R3 = 0,5 , R1= 3 , R2 = 2 , C1 = C2 = 0,2 F, độ lớn điện tích electron e = 1,6.10-19C. Bỏ qua điện trở các dây nối. a) Tìm số electron dịch chuyển qua khóa K và E, r R3 chiều dịch chuyển của chúng khi khóa K từ mở chuyển sang đóng? C1 K M b) Thay khóa K bằng tụ C3 = 0,4 F. Tìm điện A B tích trên tụ C3 trong các trường hợp sau: C2 - Thay tụ C3 khi K đang mở. R1 R2 - Thay tụ C3 khi K đang đóng Hình 1 N Giải a) + Cường độ dòng điện trong mạch chính khi K đóng hay K mở là: E 6 I 1( A) R1 R2 R3 r 3 2 0,5 0,5 + Khi K mở : C1 nối tiếp với C2 nên điện tích của hệ các bản tụ nối với M: qM = 0. Dấu điện tích của các bản tụ như hình vẽ: Khi K đóng: dấu điện E, r R3 E, r R3 tích trên các bản tụ như hình C1 C1 + - M K B + - M K A A B + - - - - C2 + C2 R R2 R1 R2 N N q1 C1U AM C1U AB C1.I .( R1 R2 ) 1( C ) q2 C2U NM C2U NB C2 .I .R2 0, 4( C ) qM q1 q2 1, 4(C ) , 1, 4.106 + Các electron di chuyển từ B K M ; +Số hạt ne 8, 75.1012 (hạt) 1, 6.1019 b) Thay tụ C3 khi K mở, K đóng: Gọi điện tích của các tụ lúc này là: q1M , q2 M , q3M và E, r R3 có dấu như hình vẽ q2 M q C3 Ta có: + U MN 2 M (1) C1 M C2 0, 2 A + - B + - + U MN q q U MA U AN 1M I.R1 1M 3 (2) -- C2 C1 0, 2 + R2 R1 q q + U MN U MB U BN 3M I .R2 3M 2 (3) N C3 0, 4 Từ (1), (2), (3) ta được: q1M q2 M q3M 0,8U MN 0, 2 (4) 18
- - Khi K mở, thay tụ C3 thì : q1M q2 M q3M 0 U MN 0, 25(V ) Do đó q3M 0, 7 C - Khi K đóng, thay tụ C3 thì: q1M q2 M q3M 1, 4 U MN 2(V ) Do đó UMB = 0 (V), q3M 0 Bài 15. Cho mạch điện có sơ đồ như hình 4. Các điện trở R giống nhau và R=4, điện trở trong của nguồn điện r=2. R R1 1) Ban đầu khóa K ngắt (như hình vẽ), biến trở R1 được điều chỉnh cho điện trở của nó bằng 4. Nếu đóng khóa K và chờ A K B R C cho mạch ổn định thì năng lượng của tụ điện C sẽ tăng hay E r giảm bao nhiêu lần? Hình 4 2) Khóa K đóng. Để tổng công suất tiêu thụ trên các điện trở R và R1 đạt cực đại thì điện trở của biến trở R1 cần phải bằng bao nhiêu? 3) Khóa K đóng, giả sử suất điện động của nguồn điện là E =12V, hãy vẽ đồ thị phụ thuộc của hiệu điện thế giữa hai điểm A và B vào cường độ dòng điện chạy qua nguồn điện khi điều chỉnh biến trở R1. 4) Khóa K đóng. Giả sử suất điện động E của nguồn và biến trở R1 có trị số lớn tùy ý, tụ điện C là một tụ phẳng mà khoảng không gian giữa hai bản tụ có nhồi đầy một chất có điện trở suất phụ thuộc vào cường độ điện trường E mà chất này đặt trong đó theo quy luật: 0 E 2 . Trong đó 0 107 m; 103 m3 / V 2 . Diện tích mỗi bản tụ là S=1m2. a) Khi có dòng điện chạy qua tụ, hãy tìm giá trị lớn nhất Imax mà dòng điện này có thể đạt được. b) Nếu khoảng cách giữa hai bản tụ là d=1cm, hãy xác định công suất tỏa nhiệt cực đại có thể được giải phóng trong tụ khi điểu chỉnh biến trở R1. Bài 16. Cho mạch điện như hình vẽ 3, nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r = R / 2, hai tụ điện có điện dung C1 = C2 = C (ban R C1 đầu chưa tích điện) và hai điện trở R và 2R, lúc đầu M khóa k mở. Bỏ qua điện trở các dây nối và khoá k. Đóng k. a.Tính điện lượng chuyển qua dây dẫn MN. 2R C2 b.Tính nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R. A B N Bài 17: Cho mạch điện như hình vẽ: C = 2F; + - R1 = 18Ω; R 2 = 20Ω; nguồn điện có suất điện động k E, E = 2V và điện trở trong không đáng kể. Ban đầu Hinh 3 các khóa K1 và K2 đều mở. Bỏ qua điện trở các khóa M N và dây nối. a. Đóng khóa K1 (K2 vẫn mở), tính năng lượng của tụ điện và R1 K2 C nhiệt lượng tỏa ra trên R1 đến khi điện tích trên tụ điện đã ổn định. R2 b. Với R3 = 30. Khóa K1 vẫn đóng, đóng tiếp K2, tính điện R3 lượng chuyển qua điểm M đến khi dòng điện trong mạch đã ổn E định. K1 19
- Chuyên đề 6: Định luật ôn cho các loại đoạn mạch Bài 18: Cho mạch điện như hình vẽ bên (Hình 1), trong đó điện trở R =12 , các nguồn điện có suất điện động và điện trở trong lần lượt là E1 =12V, r1 =4 và E2 =9V, r2 =3 , các tụ điện có điện Hình 1 dung tương ứng C1 = 1µF, C2 = 2µF, C3 = 3µF, C4 = 4µF. Trước khi ghép vào mạch điện, các tụ điện chưa tích điện. Ban đầu khóa K đóng ở chốt (1). Tụ điện 𝐶4 được đặt trong một điện trường đều có các đường sức vuông góc với các bản tụ điện, cường độ điện trường E = 2.104 V/m, điện trường này không làm ảnh hưởng đến mạch điện và các tụ điện khác. Biết rằng tụ điện 𝐶4 là tụ điện phẳng không khí, khoảng cách giữa hai bản bằng d = 10-4 m. a) Tính cường độ dòng điện qua các nguồn điện. b) Xác định điện tích của mỗi tụ điện. c) Chuyển khóa K từ chốt (1) sang chốt (2), xác định điện tích của tụ điện 𝐶4 . Giải a. Cường độ dòng điện qua các nguồn điện E U AB 12 U AB U I1 1 3 AB r1 4 4 E2 U AB 9 U AB U I2 3 AB r2 3 3 U U I AB AB R 12 U U U Mà I I1 I 2 AB 3 AB 3 AB U AB 9 (V ) 12 4 3 9 9 I1 3 0, 75( A); I 2 3 0 ( A); 4 3 b. Điện tích các tụ điện Quy ước các điện tích trên các bản như hình vẽ. 𝑞1 + 𝑞2 + 𝑞3 = 0 𝑞2 𝑞1 𝑞1 𝑞2 𝑈 𝐴𝐵 = − + ⇒ − = 9 μC 𝐶2 𝐶1 1 2 𝑞2 𝑞3 𝑞2 𝑞3 𝑈 𝐴𝐴 = − + = 0 ⇒ = 𝐶2 𝐶3 2 3 Kết hợp 3 phương trình ta được: 𝑞1 = 7,5 μC, 𝑞2 = −3 μC, 𝑞3 = −4,5 μC c. Điện tích tụ điện C4 Khi khóa K chuyển sang (2), ta áp dụng định luật bảo toàn điện tích và các biểu thức hiệu điện thế: ′ 𝑞4 − 𝑞3 = −𝑞3 = 4,5 μC ′ ′ ′ 𝑞1 + 𝑞2 + 𝑞3 = 0 ′ ′ ′ ′ 𝑞2 𝑞1 𝑞1 𝑞2 𝑈 𝐴𝐵 = − + ⇒ − = 9 μC 𝐶2 𝐶1 1 2 ′ ′ ′ ′ 𝑞2 𝑞4 𝑞3 𝑞2 𝑞4 𝑞3 − + 𝐸𝑑 − = 0 hay − + 2 − = 0 𝐶2 𝐶4 𝐶3 2 4 3 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 69 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 45 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp tính khoảng cách trong hình học không gian lớp 11
35 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả daỵ - học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh qua tiết 07 - bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
45 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 29 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn