Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng phần mềm iSpring Suite và triển khai phong trào thiết kế e-Learning tại đơn vị
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần thúc đẩy phong trào thiết kế bài giảng e-Learning của tỉnh nhà ngày càng lan tỏa nhằm xây dựng kho học liệu điện tử ngày càng phong phú, đa dạng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng phần mềm iSpring Suite và triển khai phong trào thiết kế e-Learning tại đơn vị
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THPT UNG VĂN KHIÊM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM ISPRING SUITE VÀ TRIỂN KHAI PHONG TRÀO THIẾT KẾ E-LEARNING TẠI ĐƠN VỊ Lĩnh vực: Tin học Người thực hiện: Huỳnh Bảo Toàn Năm học 2019 - 2020
- MỤC LỤC I- SƠ LƯỢC LÝ LỊCH TÁC GIẢ ...................................................................... 1 II-. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ ............................................. 1 1. Tóm tắt tình hình đơn vị ............................................................................. 1 2. Thuận lợi .................................................................................................... 1 3. Khó khăn .................................................................................................... 2 III- THÔNG TIN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN ........................................................... 2 1. Tên sáng kiến.............................................................................................. 2 2. Lĩnh vực ..................................................................................................... 3 IV- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN ................................. 3 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến ......................................... 3 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến ............................................................ 3 V- NỘI DUNG SÁNG KIẾN ............................................................................. 5 1. Cơ sở lý luận............................................................................................... 5 1.1. Vai trò của công nghệ thông tin trong đổi mới, phát triển giáo dục ...... 5 1.2. Khái niệm bài giảng e-Learning ........................................................... 7 1.3. Giới thiệu phần mềm iSpring Suite ...................................................... 7 2. Kinh nghiệm trong việc sử dụng phần mềm iSpring Suite và triển khai phong trào thiết kế e-Learning tại đơn vị ........................................................ 8 2.1. Kinh nghiệm sử dụng phần mềm iSpring Suite thiết kế e-Learning ...... 8 2.2. Kinh nghiệm trong việc triển khai phong trào thiết kế e-Learning tại đơn vị ........................................................................................................ 28 VI- HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ........................................................................... 30 VII- MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG ......................................................................... 30 VIII- KẾT LUẬN............................................................................................. 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 33
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT UNG VĂN KHIÊM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Chợ Mới, ngày 30 tháng 12 năm 2019 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng I- SƠ LƯỢC LÝ LỊCH TÁC GIẢ - Họ và tên: Huỳnh Bảo Toàn Nam, nữ: Nam. - Ngày tháng năm sinh: 13/3/1982. - Nơi thường trú: ấp Long Định, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. - Đơn vị công tác: Trường THPT Ung Văn Khiêm. - Chức vụ hiện nay: Phó Hiệu trưởng. - Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Toán học. - Lĩnh vực công tác: Quản lý CSVC, thiết bị dạy học và công nghệ thông tin. II- SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ 1. Tóm tắt tình hình đơn vị Tổng số học sinh của trường là 1110 em. Số cán bộ, giáo viên và nhân viên là 74, trong đó có 04 giáo viên Tin học, 01 nhân viên thiết bị. Trường có 20 phòng học, 06 phòng học bộ môn (trong đó có 02 phòng Tin học) đều đạt chuẩn. Năm học này, nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, nhà trường đã tiến hành vận động xã hội hóa trang bị 06 màn hình trên các lớp học để phục vụ cho cho giáo viên giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin. Số màn hình trên các phòng bộ môn và các phòng học hiện tại đạt 11/26 phòng, các phòng Tin học và màn hình đều được kết nối internet tốc độ cao, đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị. 2. Thuận lợi Năm 2018, Trường được Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt kiểm định chất lượng mức 1, đồng thời được UBND tỉnh An Giang công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Do đó, Trường được quan tâm đầu tư cải tạo, xây mới cơ sở vật chất và trang bị thêm nhiều thiết vụ nhằm phục vụ tốt nhu cầu dạy và học. Sự quyết tâm của Ban Giám hiệu nhà trường trong việc dạy học và quản lý có ứng dụng công nghệ thông tin. Sự quyết tâm đó thể hiện qua việc thường xuyên rà soát, tu sửa và bổ sung máy móc thiết bị giáo dục, tổ chức tập huấn cán bộ, giáo viên và nhân viên ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học,… 1
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên đa phần có tuổi đời còn trẻ nên nhanh chóng nắm bắt ứng dụng công nghệ thông tin, nhiệt huyết trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy học; có tinh thần ham học hỏi. 3. Khó khăn Phong trào thiết kế bài giảng e-Learning vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức gần đây nên sự lan tỏa của phong trào chưa đủ lớn, vì vậy mức độ hưởng ứng của cán bộ, giáo viên cũng chưa cao. Đa số các phần mềm dùng để thiết kế e-Learning có dung lượng cài đặt khá lớn, đòi hỏi máy tính có cấu hình cao để đáp ứng tốt nhu cầu. Đối với các máy có cấu hình thấp thường xảy ra hiện tượng gián đoạn trong quá trình thiết kế hoặc trích xuất. Bên cạnh đó, hầu hết phần mềm đều tính phí, đòi hỏi người sử dụng phải mua bản quyền, khó khăn trong việc thanh toán. Mỗi e-Learning hoàn chỉnh có dung lượng khoảng 40-50 megabyte. Do đó, khi đưa e-Learning lên website sẽ làm tăng dung lượng website, phát sinh nhu cầu thuê host riêng. Vì vậy đòi hỏi phải có hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh, có đường truyền cáp quang, xây dựng website e-Learning hoàn chỉnh có chi phí cao. Để soạn bài giảng e-Learning có chất lượng đòi hỏi tốn nhiều công sức của giáo viên. Hiện nay, chế độ hỗ trợ chưa phù hợp với công sức bỏ ra để soạn bài giảng e-Learning, vì vậy chưa khuyến khích được giáo viên. Một số thầy cô giáo lớn tuổi còn ngại khó trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy; khả năng công nghệ thông tin chưa cao nên chưa đáp ứng được nhiệm vụ công nghệ thông tin, đặc biệt trong việc sử dụng các phần mềm mới. Riêng để sử dụng các phần mềm thiết kế e-Learning, người thiết kế phải có kỹ năng tin học nhất định, thành thạo sử dụng Microsoft Office và các phần mềm biên tập media. Cần có cán bộ chuyên trách đảm bảo hoạt động của hệ thống e-Learning. Tuy nhiên, theo quy định hiện tại chưa có biên chế cho hoạt động này ở trường phổ thông. Học tập theo phương pháp e-Learning đòi hỏi người học phải có tinh thần tự học, do ảnh hưởng của cách học thụ động truyền thống, tâm lí học phải có thầy, nội dung quá tải tại trường… dẫn đến việc tham gia học e-Learning chưa trở thành động lực học tập. Trường ở địa bàn nông thôn nên nhiều học sinh nghèo chưa thể trang bị máy vi tính kết nối Internet. III- THÔNG TIN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng phần mềm iSpring Suite và triển khai phong trào thiết kế e-Learning tại đơn vị. 2
- 2. Lĩnh vực: Tin học. IV- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến Năm học 2016-2017, lần đầu tiên Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang tổ chức cuộc thi thiết kế đồ dùng dạy học và e-Learning. Trường THPT Ung Văn Khiêm tổ chức cuộc thi cấp trường và chọn 04 sản phẩm e-Learning tham dự cuộc thi cấp tỉnh, sau đó Trường đạt 01 giải A, 01 giải B và 01 giải C của cuộc thi. Kết quả này như một bước chạy đà hoàn hảo cho nhà trường việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, đặc biệt là thiết kế e-Learning nhằm tạo kho bài giảng phong phú đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa dạng và tiện dụng cho học sinh. Năm học 2017-2018, mặc dù Sở Giáo dục và Đào tạo không tổ chức cuộc thi cấp tỉnh, nhưng với quyết tâm đẩy mạnh phong trào, nhà trường vẫn tổ chức cuộc thi thiết kế e-Learning cấp trường, đồng thời giao chỉ tiêu về cho các tổ chuyên môn. Tuy nhiên cuối năm học, ban tổ chức cuộc thi chỉ nhận được có 01 sản phẩm. Kết quả không đạt như kỳ vọng ban đầu, lãnh đạo nhà trường đã tìm hiểu và xác định được các nguyên nhân chính sau: + Phần mềm để thiết kế e-Learning Adobe Presenter 10 (được nhà trường phổ biến trước đó) quá nặng để tải về và cài đặt vì dung lượng lên đến hơn 1 Gigabyte. Điều này khiến nhiều máy tính có cấu hình thấp hầu như không có cơ hội để sử dụng. + Việc sử dụng phần mềm Adobe Presenter 10 để tự thiết kế là quá khó khăn với một giáo viên nếu không được tập huấn. Trước tình hình đó, năm học 2018-2019, bản thân là người phụ trách bộ phận cơ sở vật chất và công nghệ thông tin của đơn vị đã nghiên cứu một số phần mềm mới, trong đó iSpring Suite như một giải pháp tối ưu hơn bởi với dung lượng gần 350 Megabyte, nó chỉ bằng 1/4 dung lượng của phần mềm Adobe Presenter 10 nhưng vẫn sở hữu mọi tính năng mà Adobe Presenter 10 có được. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến Ra đời cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức e-Learning hay MOOC (Massive Open Online Course) đã xuất hiện, từng bước có chỗ đứng và ngày càng khẳng định được vai trò của nó so với phương thức đào tạo truyền thống. Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển như vũ bão của công nghệ đã tạo ra những tiền đề to lớn để phát triển phương thức e-Learning theo hướng xây dựng nền kinh tế tri thức gắn liền với phát triển xã hội học tập – đào tạo và học tập suốt đời. Các trường đại học ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin 3
- trong Cách mạng công nghiệp 4.0 với những chương trình dạy và học được cập nhật hay hợp tác sâu rộng với giới công nghệ trong đào tạo và nghiên cứu sẽ có ưu thế rất lớn trong việc thu hút người học. Giảng dạy và học tập theo phương thức e-Learning làm cho sự xuất hiện và thời gian làm việc của người dạy nhiều hơn so với người học khi so sánh với phương thức đào tạo truyền thống. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phương thức e-Learning bản chất đã là cuộc cách mạng trong giáo dục, thực hiện ước mơ cá nhân hóa việc học tập của người Việt Nam. Người học có thể tiếp xúc, tham gia học tập với bất cứ giáo sư đầu ngành nào, trong bất cứ lĩnh vực nào và không bị giới hạn bởi không gian, thời gian và e-Learning chính là phương thức hữu hiệu để huy động nguồn lực trí tuệ của xã hội tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. E-Learning ngày càng được ưa chuộng bởi tính linh hoạt và tiện dụng về thời gian cũng như địa điểm. E-Learning được hiểu như là một môi trường học tập mà ở đó việc tương tác giữa người dạy và người học được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin và truyền thông, giúp giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian, chủ động trong học tập. Phương thức đào tạo này cho phép người học làm chủ hoàn toàn quá trình học của bản thân, từ thời gian, lượng kiến thức cần học cũng như thứ tự học của các bài, đặc biệt là cho phép tra cứu trực tuyến những kiến thức có liên quan đến bài học một cách tức thời, duyệt lại những phần đã học một cách nhanh chóng, tự do trao đổi với những người cùng học hoặc giáo viên ngay trong quá trình học, những điều mà theo cách học truyền thống là không thể hoặc đòi hỏi chi phí quá cao. Sự ra đời của e-Learning đã góp phần thúc đẩy tinh thần tự học, tự sáng tạo của cả giáo viên và học sinh. Thiết kế e-Learning giúp người giáo viên được nâng cao trình độ công nghệ thông tin, chiêm nghiệm lại bài giảng của bản thân, đồng thời cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm từ những góp ý của cộng đồng. Sử dụng bài giảng điện tử giáo viên đã được giải phóng khỏi hầu hết những công việc chân tay bình thường từ việc ghi chép nội dung bài học lên bảng, trình bày các tranh ảnh, bảng biểu, biểu đồ, hướng dẫn các thao tác thực hành, theo dõi và điều tiết tiến trình thực hiện bài giảng, đến việc ghi nhớ các nội dung cần phải thuyết trình và giảng giải, những công thức, những số liệu, những phép tính từ đơn giản đến phức tạp, tóm tắt nội dung bài học,… Hơn nữa, với e-Learning, giáo viên có thể theo dõi học sinh dễ dàng và có thể đánh giá học sinh thông qua cách trả lời các câu hỏi kiểm tra và thời gian trả lời những câu hỏi đó. Đối với học sinh, nếu có được kho e-Learning chất lượng và phong phú sẽ giúp ích và hỗ trợ rất nhiều các em trong học tập. Hệ thống e-Learning hỗ trợ học 4
- theo thời gian biểu tự lập, người học có thể chủ động thay đổi tốc độ học cho phù hợp với bản thân, giảm căng thẳng và tăng hiệu quả học tập. Bên cạnh đó, khả năng tương tác, trao đổi với nhiều người khác cũng giúp việc học tập có hiệu quả hơn, kích thích được hứng thú, tạo được động cơ học tập, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc học, tăng cường độ bền của trí nhớ, sự sâu sắc của tư duy…; hỗ trợ tốt cho việc tự học, tự đánh giá, ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức. Sau khi nghiên cứu và tập huấn lại cho cán bộ, giáo viên, bản thân cũng tham gia cuộc thi thiết kế bài giảng e-Learning, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm thiết kế bài giảng e-Learning thông qua một bài giảng cụ thể trong chương trình Giải tích 12, bài Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số, bằng phần mềm iSpring Suite 9, cùng với những kinh nghiệm trong việc triển khai sử dụng phần mềm này tại đơn vị. V- NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Vai trò của công nghệ thông tin trong đổi mới, phát triển giáo dục Từ trước đến nay, giáo dục chủ yếu là cung cấp kiến thức, công việc của người thầy chủ yếu là truyền thụ kiến thức. Ngày nay, khoa học phát triển như vũ bão, kiến thức nhân loại nhiều vô kể, bổ sung mới liên tục, rất nhanh, người thầy không thể truyền thụ hết, không thể cập nhật và truyền thụ kịp. Đổi mới giáo dục phải chuyển nền giáo dục từ chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, bằng cách giúp người học phương pháp tiếp cận và cách tự học, cách giải quyết vấn đề. Việc truyền thụ, cung cấp kiến thức, dần dần sẽ do công nghệ thông tin đảm nhận, giải phóng người thầy khỏi sự thiếu hụt thời gian, để người thầy có thể tập trung giúp học sinh phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập gắn với thực tiễn nhằm phát triển năng lực của học sinh. Công nghệ thông tin thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp mọi người tiếp cận rất nhiều thông tin, thông tin nhiều chiều, rất nhanh, rút ngắn mọi khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm “chưa từng có” về thời gian; từ đó, con người phát triển nhanh hơn về kiến thức, nhận thức, trí tuệ và tư duy. Do thông tin nhiều chiều nên hoạt động giáo dục tất yếu phải dân chủ hơn, hạn chế áp đặt một chiều, tự do tư tưởng tốt hơn đối với người học, nhờ vậy, tư duy độc lập phát triển, dẫn đến năng lực phát triển. Đổi mới giáo dục đòi hỏi nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý, quản trị giáo dục. Công nghệ thông tin giúp cho công việc quản lý đầy đủ hơn, khoa học hơn, minh bạch và dân chủ hơn, kể cả quản lý học sinh, nhân 5
- lực, chương trình học tập, công việc thi, kiểm tra và quản lý tài chính; không những thế, công nghệ thông tin còn tham gia lựa chọn các phương án tối ưu cho quản lý. Công văn số 3892/BGDĐT-GDTrH, ngày 28 tháng 08 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2019-2020 có nội dung tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý, trong đó: - Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức dạy học; tăng cường sử dụng các mô hình học kết hợp giữa lớp học truyền thống với các lớp học trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như tăng cường sự công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục chất lượng cao... - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn, quản lý kết quả học tập của học sinh; tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng; phấn đấu đến hết năm học 2018-2019, 100% số cơ sở giáo dục THCS và THPT sử dụng hiệu quả sổ điểm điện tử, học bạ điện tử. - Xây dựng kế hoạch và đôn đốc các cơ sở giáo dục nhập số liệu vào hệ thống EMIS theo đúng tiến độ, đảm bảo tính chính xác của số liệu. Khai thác và sử dụng thống nhất bộ số liệu về: trường, lớp, học sinh, giáo viên... toàn ngành và trong báo cáo các cấp; tăng cường tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục bằng hình thức trực tuyến. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 – 2012 chỉ đạo đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học với nội dung triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội dung thông tin số phục vụ giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xoá bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại. Cụ thể là: - Khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và giáo án trên máy tính. Khuyến khích giáo viên, giảng viên trao đổi kinh nghiệm 6
- giảng dạy qua website của các cơ sở giáo dục và qua Diễn đàn giáo dục trên Website Bộ. - Triển khai mạnh mẽ công nghệ học điện tử (e-Learning). Tổ chức cho giáo viên, giảng viên soạn bài giảng điện tử e-Learning trực tuyến; tổ chức các khoá học trên mạng, tăng tính mềm dẻo trong việc lựa chọn cơ hội học tập cho người học. - Xây dựng trên Website Bộ các cơ sở dữ liệu và thư viện học liệu điện tử (gồm giáo trình và sách giáo khoa điện tử, đề thi trắc nghiệm, phần mềm thí nghiệm ảo, học liệu đa phương tiện, bài giảng, bài trình chiếu, giáo án của giáo viên, giảng viên). Tổ chức “sân chơi” trí tuệ trực tuyến miễn phí một số môn học. 1.2. Khái niệm bài giảng e-Learning E-Learning (học tập điện tử) là việc học tập hay đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (công nghệ mạng, kĩ thuật mô phỏng, kĩ thuật đồ họa…) và được phân phối, truyền tải qua Internet, CD-ROM, DVD, TiVi, hay các thiết bị cá nhân (điện thoại di động) để đến người học. Bài giảng điện tử e-Learning là bài giảng được soạn ra từ các công cụ soạn bài giảng e-Learning, tuân thủ tiêu chuẩn SCORM, AICC. Bài giảng điện tử e- Learning tích hợp đa phương tiện một cách đồng bộ và có thể xuất bản dưới dạng trực tuyến (on-line), ngoại tuyến (off-line) hoặc tài liệu theo định dạng pdf. 1.3. Giới thiệu phần mềm iSpring Suite iSpring Suite là một công cụ hỗ trợ tạo bài giảng điện tử chuẩn e-Learning. Bộ sản phẩm iSpring Suite được tích hợp 3 phần mềm gồm iSpring Pro – tích hợp nhiều công cụ hỗ trợ soạn bài giảng theo chuẩn e-Learning, iSpring QuizMaker – phần mềm chuyên dùng soạn bài thi trắc nghiệm và khảo sát trực tuyến, và iSpring Kinetics – phần mềm chuyên dùng biên tập sách điện tử. Một số tính năng nổi bật của iSpring Suite: - Với iSpring Suite chúng ta có thể chuyển đổi các bài thuyết trình hiện tại thành các khóa học e-Learning, sử dụng các kỹ năng PowerPoint để tạo ra vô số nội dung e-Learning chất lượng nhanh chóng và dễ dàng. - iSpring Suite có khả năng đồng bộ hóa video với các slide PowerPoint và xuất bản chúng thành định dạng trình bày video để tiếp cận hàng triệu người xem trực tuyến. - Người dùng có thể sử dụng các công cụ iSpring tiên tiến để tạo ra các đánh giá tương tác với đa phương tiện, video, kéo và thả, phân nhánh, và các quy tắc kiểm tra và chấm điểm linh hoạt,… 7
- - Chúng ta cũng có thể ghi lại screencasts ngay trong iSpring Suite mà không cần sử dụng bất kỳ công cụ của bên thứ ba nào; chụp tất cả hoặc một phần màn hình bằng công cụ iSpring Cam tích hợp và dán video trên các slide. - Cuối cùng, với iSpring Suite ta còn có thể tạo mô phỏng cuộc trò chuyện để thực hành kỹ năng giao tiếp của nhóm bạn. Công cụ TalkMaster tích hợp bao gồm một thư viện hình nền và nhân vật để phát triển các mô phỏng đối thoại thực tế với sự phân nhánh và đánh giá. Mặc dù có nhiều tính năng nổi bật, nhưng do phạm vi của đề tài và những hiểu biết có hạn của bản thân nên phần lớn nội dung của đề tài sẽ chỉ tập trung đề cập hướng vào một số kỹ thuật đơn giản thiết kế một bài giảng e-Learning, chứ không thể khai thác hết các công cụ của iSpring Suite. 2. Kinh nghiệm trong việc sử dụng phần mềm iSpring Suite và triển khai phong trào thiết kế e-Learning tại đơn vị 2.1. Kinh nghiệm sử dụng phần mềm iSpring Suite thiết kế e-Learning Chúng ta có thể tải bản dùng thử phần mềm iSpring Suite từ địa chỉ website http://www.ispringsolutions.com. Sau khi cài đặt, iSpring Suite được tích hợp trong Microsoft PowerPoint như Hình 1. Hình 1. Menu iSpring Suite được tích hợp vào PowerPoint 2.1.2. Các bước cơ bản để sử dụng phần mềm iSpring Suite Bước 1: Tạo bài trình chiếu bằng PowerPoint. Bước 2: Đưa và chỉnh sửa video, âm thanh, câu hỏi tương tác, câu hỏi khảo sát,… trong bài giảng bằng các chức năng của iSpring Suite. Bước 3: Đóng gói hoàn chỉnh bài giảng. 2.1.3. Sử dụng phần mềm iSpring Suite thiết kế bài giảng cụ thể Như đã đề cập ở trên, trong phần này tác giả đề cập đến việc thiết kế nội dung bài học Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số trong chương trình Giải tích 12. a) Thiết lập ban đầu cho bài giảng 8
- Sau khi mở phần mềm iSpring Suite 9, đặt tên tệp PowerPoint là Creativity Session.pptx (tên do người thiết kế đặt). Trên thanh công cụ của phần mềm PowerPoint, ta chọn menu iSpring Suite 9. Để khai báo thông tin của người thiết kế bài giảng, ta chọn Presentation Resources như Hình 2. Hình 2. Thẻ Presentation Resources trong menu iSpring Suite Cửa sổ Presentation Resources hiện ra, ta chọn thẻ Presenters và chọn nút Add ở góc dưới bên trái như Hình 3. Hình 3. Cửa sổ Presentation Resources Trong cửa sổ Edit Presenter Info ở Hình 4, điền họ tên và email giáo viên lần lượt vào các mục Name*, Title, Email,… chọn Browse để đưa ảnh giáo viên vào bài giảng. Cuối cùng chọn OK. 9
- Hình 4. Cửa sổ Edit Presenter Info Để hiển thị hình ảnh của tác giả bài giảng, ta cần thiết lập các hiển thị ban đầu, ta chọn Player trong menu iSpring Suite. Hình 5. Thẻ Player trong menu iSpring Suite Trong cửa sổ Customize Player, ở phần Layout, ta chọn thiết lập ở Presenter Info là On the Sidebar. Sau khi chọn xong,ta bấm Apply & Close. 10
- Hình 6. Cửa sổ Customize Player Khi đó, ảnh của người thiết kế bài giảng sẽ hiện lên trong bài giảng như Hình 7. Hình 7. Thông tin bài giảng hiển thị sau khi được khai báo Như vậy, ta đã hoàn thành việc thiết lập thông tin tác giả và hiển thị ban đầu cho bài giảng. Ở phần tiếp theo, ta sẽ tìm hiểu các kỹ thuật thiết kế nội dung của một e-Learning. b) Tạo một số loại bài tập trắc nghiệm 11
- Để thiết lập các câu hỏi trắc nghiệm, ta tạo slide mới trên PowerPoint, rồi chọn Quiz trong menu iSpring Suite 9 như Hình 8. Hình 8. Thẻ Quiz trong menu iSpring Suite Lúc này, cửa sổ iSpring Quizmaker mở ra, ta tiếp tục chọn menu Question (Hình 9) để bắt đầu tạo các loại câu hỏi. Hình 9. Thẻ Question trong thanh công cụ của iSpring Quizmaker Câu hỏi trắc nghiệm có duy nhất một lựa chọn đúng Để tạo câu hỏi trắc nghiệm có duy nhất một lựa chọn đúng, sau khi chọn menu Question, ta chọn tiếp Multiple Choice (Hình 10). Hình 10. Chọn Multiple Choice trong thẻ Question 12
- Cửa sổ Multiple Choice Question được mở ra như Hình 11 để nhập nội dung câu hỏi và các đáp án. Trong Hình 11, nội dung câu hỏi được nhập là "Ví dụ x 2. Giá trị lớn nhất của hàm số y trên nửa khoảng (-2; 4] bằng giá trị nào x 2 1 1 2 4 sau đây?", các đáp án được nhập lần lượt ở từng dòng bên dưới là " , , và 3 5 3 3 ". Muốn thêm đáp án, ta chọn Type to add a new choice; ngược lại để bỏ bớt đáp án ta nhấp chọn dấu x ở cuối đáp án đó. Để thiết lập đáp án nào đúng ta nhấp chọn dấu chấm tròn ngay đáp án đó, nó sẽ xuất hiện thêm chấm tròn màu đen, ví dụ 2 trong Hình 11, đáp án đúng là . Sau khi thiết kế xong câu hỏi, ta bấm chọn Save 3 and Return to Course để lưu lại và thoát ra khỏi cửa sổ iSpring Quizmaker. Hình 11. Cửa sổ Multiple Choice Question Như vậy, về cơ bản chúng ta đã có thể tạo ra một câu hỏi trắc nghiệm với duy nhất một lựa chọn đúng. Ưu điểm của loại câu hỏi dạng này là ta có thể thiết kế các bài tập, bài kiểm tra hay bài thi trắc nghiệm một lựa chọn đúng như các bài kiểm tra và đề thi hiện nay. Tuy nhiên, để có thể kiểm tra nhiều đơn vị kiến thức nhỏ thì loại câu hỏi trắc nghiệm có nhiều lựa chọn đúng tỏ ra ưu thế hơn. Câu hỏi trắc nghiệm có nhiều lựa chọn đúng Tiếp theo, chúng ta sẽ thiết kế loại câu hỏi trắc nghiệm có nhiều lựa chọn đúng. Tạo một slide trắng và mở cửa sổ iSpring Quizmaker như phần trên. Trong menu Question, ta chọn Multiple Response như Hình 12. 13
- Hình 12. Chọn Multiple Response trong thẻ Question Cửa sổ Multiple Response được mở ra (Hình 13) để nhập nội dung câu hỏi và các đáp án. Ví dụ, trong Hình 13 ta nhập nội dung câu hỏi là "Hoạt động 1. Hãy tìm tất cả các điểm cực tiểu của hàm số y x 4 2 x 2 1 " với các đáp án là "x = -1; x = 1; x = 0; x = -2". Để thiết lập các đáp nào đúng ta đánh dấu vào nút ô vuông ngay trước các đáp án đó, ví dụ trong Hình 13, các đáp án đúng là "x = -1; x = 1". Hình 13. Cửa sổ Multiple Response Question Cuối cùng chọn Save and Return to Course để lưu lại hoàn thành nội dung một câu hỏi với nhiều lựa chọn đúng. Câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi 14
- Trong menu Question ở cửa sổ iSpring Quizmaker, ta chọn Matching (Hình 14) để thiết lập loại câu hỏi trắc nghiệm dạng ghép đôi. Hình 14. Chọn Matching trong thẻ Question Cửa sổ Matching Question được mở ra, ta nhập câu dẫn và các nội dung cần ghép đôi như Hình 15. Hình 15. Cửa sổ Matching Question Ta có thể cho chạy thử bằng cách nhấp nút Preview trên thanh công cụ của iSpring Quizmaker và được kết quả như sau 15
- Hình 16. Chế độ xem Preview của Matching Question Lúc này, các nội dung ghép đôi đã bị hoán đổi vị trí để người học thực hiện lựa chọn của mình. Kết thúc, ta bấm Save and Return to Course. Đặc điểm của loại câu hỏi dạng này là ghép đôi nội dung với nhau nên nó sẽ rất phù hợp để thiết kế câu hỏi cho các môn thuộc lĩnh vực xã hội. Câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn từ bảng liệt kê Từ menu Question trong cửa sổ iSpring Quizmaker, ta chọn Select from 2x 1 List. Trong ví dụ ta nhập nội dung câu hỏi "Hoạt động 2. Cho hàm số y x 1 có đồ thị như hình vẽ bên. Hãy chọn câu trả lời thích được để được 05 khẳng định đúng.", chèn thêm hình vẽ bằng cách chọn vào nút Add Picture ở góc bên phải phần nội dung. Hình 17. Nhập nội dung câu hỏi vào cửa sổ Select from List Question Cửa sổ mới được mở ra để ta chọn hình thêm vào cho câu hỏi. 16
- Hình 18. Cửa sổ được mở để chèn hình Đối với phần Text with Blanks ta nhập nội dung "Trên đoạn [-4; 0] hàm số đã cho" với ba lựa chọn: + đạt GTLN tại hoành độ điểm A + đạt GTLN tại hoành độ điểm B + không có GTLN Hình 19. Nhập nội dung trong khung Text with Blanks Muốn thiết lập lựa chọn đúng, ta bấm vào nút tròn ngay trước lựa chọn đó để làm xuất hiện dấu chấm tròn đen. Các nội dung còn lại được thiết lập tương tự tùy thuộc vào ý tưởng của người thiết kế. Bấm Save and Return to Course để lưu lại. Với câu hỏi dạng này, chỉ với một câu dẫn, người thiết kế có thể đưa ra đa dạng các loại đơn vị kiến thức, sẽ phù hợp cho các bài ôn tập. Câu hỏi trắc nghiệm chọn điểm hotspot 17
- Đây là loại câu hỏi gắn với việc quan sát hình ảnh nên sẽ rất phù hợp cho việc thiết kế bài tập chọn điểm trên đồ thị trong Toán học hay tìm địa điểm trên bản đồ của môn Địa lý. Cửa sổ Hotspot Question sẽ được mở ra sau khi chọn Hotspot trong menu Question. Hình 20. Cửa sổ Hotspot Question Tương tự các phần trước, ta nhập nội dung câu hỏi để dòng trắng phía trên. Chẳng hạn, trong ví dụ ta nhập "Ví dụ 4. Cho hàm số có đồ thị như hình vẽ bên. Hãy chọn một điểm trên đồ thị có hoành độ âm, mà tại đó hàm số đạt giá trị nhỏ nhất." Để chèn hình ảnh (mà các lựa chọn sẽ nằm trên nó), ta chọn From file phía dưới Add a Picture (Hình 20). Cửa sổ mới sẽ hiện ra để ta đưa hình vào Hình 21. Cửa sổ được mở để chèn hình 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 282 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 194 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 46 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 140 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 31 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn