intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở Trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

28
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở Trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An" nhằm góp phần giúp cho nhà trường đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, xây dựng trường trọng điểm chất lượng cao, học sinh tích cực thành công; Giúp các học sinh hòa đồng hơn, học được các kỹ năng hòa nhập, làm việc nhóm và tư duy sáng tạo cho tới việc thuyết trình, lãnh đạo. Đó là những kỹ năng cần thiết để một người có thể thành công hơn trong cuộc sống sau này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở Trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở TRƢỜNG THPT DTNT TỈNH” Lĩnh vực: Quản lí Giáo dục Năm học 2021 - 2022 i
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở TRƢỜNG THPT DTNT TỈNH” Lĩnh vực: Quản lí Giáo dục Nhóm tác giả: 1. Nguyễn Thị Phƣơng Loan Chủ tịch công đoàn, Tổ trƣởng chuyên môn trƣờng THPT DTNT Tỉnh Nghệ An 2. Nguyễn Thị Kiều Hoa Hiệu trƣởng trƣờng THPT DTNT Tỉnh Nghệ An 3. Trƣơng Thị Thanh Thủy Phó Hiệu trƣởng chuyên môn trƣờng PTDTNT THPT số 2 Nghệ An Năm học 2021 - 2022 ii
  3. MỤC LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………vii A. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................................... 1 II. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 2 III. MỤC ĐÍCH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 3 1. Mục đích. ...................................................................................................... 3 2. Phương pháp ................................................................................................ 4 IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................................. 4 V. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 4 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................................... 5 1. Cơ sở lí luận.................................................................................................. 5 1.1. Các văn bản chỉ đạo thực hiện ................................................................. 5 1.2. Tổng quan về hoạt động ngoại khóa..................................................... 5 1.2.1. Khái niệm về hoạt động ngoại khóa: .................................................... 5 1.2.3. Một số hình thức hoạt động ngoại khóa ........................................... 6 1.3. Tiêu chí để tổ chức các hoạt động ngoại khóa. ....................................... 9 1.3.1. Những kỹ năng của công dân toàn cầu ................................................ 9 1.3.2. Kỹ năng đổi mới sáng tạo ...................................................................... 9 1.3.3. Kỹ năng kỹ thuật trong thời đại số ........................................................ 9 1.3.4. Kỹ năng mềm liên quan đến giao tiếp ................................................... 9 1.3.5. Học tập cá nhân hóa .............................................................................. 9 1.3.6. Học tập có tính bao trùm và dành cho tất cả mọi người ...................... 9 1.3.7. Học tập dựa trên giải quyết vấn đề và sự hợp tác, tương tác giữa người học ........................................................................................................ 10 1.3.8. Học tập suốt đời lấy học sinh làm trung tâm ...................................... 10 2.1. Thực trạng chung .................................................................................... 10 2.1.1. Thuận lợi. ............................................................................................. 10 2.1.2. Khó khăn............................................................................................... 10 2.2. Thực trạng về tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại trường THPT DTNT Tỉnh. .................................................................................................... 11 iii
  4. 2.2.1. Đặc điểm tình hình Trường THPT DTNT Tỉnh................................. 12 2.2.2. Một số thuận lợi và khó khăn khi tiến hành hoạt động ngoại khóa . 12 2.2.3.Thực trạng học tập của học sinh. ......................................................... 14 2.2.4.Thực trạng giáo dục của giáo viên. ...................................................... 14 II. CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TẠI TRƢỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH. ................................................. 15 1. Xây dựng các Câu lạc bộ thể thao nhằm nâng cao thể lực của học sinh. ......................................................................................................................... 15 1.1. Mục đích. ................................................................................................. 15 1.3. Kết quả đạt được. ..................................................................................... 15 2. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể tổ chức các hoạt động cho giáo viên và học sinh để kết nối yêu thương. Gắn kết các thành viên trong lớp, trong trường và gắn kết với các tổ chức trong và ngoài nhà trường. ................... 16 2.1. Mục đích. ................................................................................................. 16 2.2. Cách thức thực hiện. ............................................................................... 16 2.3. Kết quả đạt được. ..................................................................................... 18 3. Xây dựng các câu lạc bộ môn học phù hợp với đối tượng học sinh (là người dân tộc thiểu số) để mở rộng kiến thức xã hội, giảm áp lực, tạo niềm vui và hứng thú học tập của học sinh. .......................................................... 19 3.1. Mục đích .................................................................................................. 19 3.2. Cách thức thực hiện ................................................................................ 19 3.3. Kết quả đạt được ...................................................................................... 20 4. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm, trải nghiệm STEM nhằm phát huy năng lực của học sinh. ............................................................................ 20 4.1. Mục đích. ................................................................................................. 21 4.2. Cách thức thực hiện ................................................................................ 21 4.3. Kết quả đạt được ...................................................................................... 22 5. Giáo dục cho học sinh các kĩ năng mềm của công dân toàn cầu để tự bảo vệ mình và bảo vệ những người xung quanh. .............................................. 30 5.1. Mục tiêu. .................................................................................................. 30 5.2. Cách thức tổ chức. .................................................................................. 31 5.2.1. Kĩ năng giao tiếp. ................................................................................. 31 5.2.2. Giáo dục cho học sinh kĩ năng phòng chống bạo lực học đường ..... 32 5.3. Kết quả đạt được...................................................................................... 33 iv
  5. 5.3.1. Kĩ năng giao tiếp. ................................................................................. 33 5.3.2. Kĩ năng phòng chống bạo lực học đường ........................................... 33 6. Thiết kế các chuyên đề hoạt động ngoại khóa cho học sinh THPT. ....... 34 III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................................... 41 1. Kết quả đạt được......................................................................................... 41 1.1. Kết quả qua phỏng vấn, điều tra, khảo sát. ........................................... 41 1.2. Kết quả thu được qua khảo nghiệm. ...................................................... 45 2. Bài học kinh nghiệm. ................................................................................. 47 3. Hướng phát triển của đề tài ....................................................................... 48 C.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ................................................................................ 49 1. Kết luận ........................................................................................................... 49 2. Một số kiến nghị, đề xuất ................................................................................ 49 2.1. Với các cấp quản lí giáo dục ................................................................... 49 2.2. Với giáo viên ............................................................................................ 49 2.3. Với học sinh ............................................................................................. 49 D. PHỤ LỤC .......................................................................................................... 50 v
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ hoặc cụm từ THPT Trung học phổ thông DTNT Dân tộc nội trú THPT DTNT Trung học phổ thông Dân tộc nội trú SGD Sở giáo dục GD&ĐT Giáo dục và đào tạo CBNGNLĐ Cán bộ nhà giáo ngƣời lao động CĐ Công đoàn CĐGDVN Công đoàn giáo dục Việt Nam DTTS Dân tộc thiểu số GVCN Giáo viên chủ nhiệm CLB Câu lạc bộ BGH Ban giám hiệu BCH Ban chấp hành HS Học sinh GV Giáo viên UBND Ủy ban nhân dân NV Nhân viên TC Tiêu chuẩn KHKT Khoa học kĩ thuật GĐ Giám đốc SV Sinh viên KH Kế hoạch HĐNK Hoạt động ngoại khóa GDTrH Giáo dục trung học CM Chuyên môn vi
  7. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguồn tài liệu Internet. 2.Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học (Tài liệu tập huấn giáo viên của Bộ giáo dục và Đào tạo). 3.. Chia sẻ của PGS.TS Huỳnh Văn Sơn - Phó hiệu trƣởng Trƣờng ĐH Sƣ phạm TPHCM, trang điện tử http://giaoducthoidai.com của tác giả Hồng Chƣơng 4. Báo cáo Hội nghị cán bộ công chức, Báo cáo nề nếp toàn trƣờng năm học 2019 - 2020, 2020 - 2021 Trƣờng THPT DTNT Tỉnh. 5. Kết quả giáo dục của trƣờng THPT DTNT Tỉnh năm học 2019 - 2020. 6. Bộ GD&ĐT - Chương trình phát triển giáo dục trung học (2013), Tài liệu tập huấn giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn tâm lí - giáo dục cho học sinh trung học, Hà Nội. 7. Vụ giáo dục trung học ( 2012), Tài liệu tập huấn giáo viên chủ nhiệm trong trường THCS, THPT (quyển 2), Hà Nội. 8. Từ điển Bách khoa Việt Nam 2 - Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa Hà Nội - 2002. 9. Nghị Quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 BCHTW Đảng(khóa XI) về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. 10. KH số 72/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2008 về việc ban hành Quy định tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho HS, SV. 11.Công văn 3089/BGDĐT-GDTrH về việc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong GDTrH ngày 14/08/2020. 12. Công văn 1139/BGDĐT về việc tổ chức ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022. 13. Kế hoạch số 306/KH-UBND, ngày 23/05/2019 của UBND tỉnh Nghệ An về thí điểm xây dựng các trường trung học trọng điểm chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019-2023. 14. Nghị Quyết số 03/NQ-UBND ngày 19/11/2021 của BCH Đảng bộ Tỉnh Nghệ An về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. vii
  8. A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, làm thay đổi tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo… dẫn đến sự chuyển biến nhanh chóng về cơ cấu và chất lƣợng nguồn nhân lực của nhiều quốc gia. Điều này đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải có những thay đổi một cách căn bản và toàn diện, từ triết lí, mục tiêu đến nội dung, phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học… hƣớng đến phát triển cho ngƣời học hệ thống năng lực cần thiết để có thể tham gia hiệu quả vào thị trƣờng lao động trong nƣớc và quốc tế. Trong bối cảnh đó, việc đổi mới phƣơng pháp dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực ngƣời học là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho ngành giáo dục nƣớc nhà. Theo đó, “phƣơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28). Trƣớc thềm hội nghị thƣợng đỉnh Davos, đêm 14/1 tại Geneva,Thụy Sĩ (theo giờ Việt Nam), Diễn đàn Kinh tế thế giới đã giới thiệu một báo cáo về những điểm đặc trƣng quan trọng và cần thiết của giáo dục trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0. Đây đƣợc coi là bản báo cáo rất quan trọng trong lĩnh vực giáo dục toàn cầu. Để đào tạo ra những cá nhân có kiến thức và kỹ năng thích ứng tốt trong thị trƣờng lao động 4.0, giáo dục 4.0 cần có những thay đổi trong nội dung giảng dạy cũng nhƣ tạo ra những trải nghiệm học tập mới cho ngƣời học thông qua những phƣơng pháp giáo dục mới. Hoạt động ngoại khóa là một trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng ở Nhà trƣờng trong việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Tham gia các hoạt động ngoại khóa không chỉ giúp các em tăng cƣờng sức khỏe, giải tỏa mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng mà còn có ý nghĩa hỗ trợ cho giáo dục chính khóa, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dƣỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh, là cơ hội để các em phát triển các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Hoạt động ngoại khóa không thuộc chƣơng trình học chính khóa nhƣng có tầm quan trọng lớn đối với các em nhỏ, đối với các bạn học sinh - sinh viên đang học tập. Có thể nói, đối với những đối tƣợng trong tuổi học đƣờng, những bạn học sinh - sinh viên, hoạt động ngoại khóa không chỉ giúp phát triển thể chất mà còn giúp họ rèn luyện các kỹ năng cần thiết khác. Do đó, khi tham gia các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp học sinh hòa đồng hơn, học đƣợc các kỹ năng hòa nhập, làm việc nhóm và tƣ duy sáng tạo cho tới việc thuyết trình, lãnh đạo. Đó là những kỹ năng cần thiết để một ngƣời có thể thành công hơn trong cuộc sống sau này. 1
  9. Tuy nhiên trong thực tế, vẫn còn nhiều nhà trƣờng, nhiều gia đình chỉ quan tâm đến kết quả học tập, kiến thức các môn văn hóa mà không chú ý đúng mức tới các hoạt động ngoại khóa. Nhƣ vậy, nhà trƣờng, gia đình đã xem nhẹ các hoạt động thể chất, kỹ năng của con, làm con mất đi sự linh hoạt cần thiết, ảnh hƣởng tới sự phát triển về tâm sinh lý, ngôn ngữ, dễ trầm cảm, khó thích nghi, hợp tác với xã hội. Trƣờng THPT Dân tộc nội trú Tỉnh là một ngôi trƣờng đặc thù. Đa số học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số miền Tây Nghệ An. Tại ngôi trƣờng này, học sinh ngoài học tập các môn văn hóa trên lớp còn ăn, ở, sinh hoạt, rèn luyện 24/24h trong khuôn viên nhà trƣờng. Vì vậy, ngoài việc cung cấp các kiến thức văn hóa trên lớp học, rất cần thiết phải tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp các em phát triển năng lực, rèn luyện kỹ năng. Từ tháng 9/2019, UBND tỉnh đã phê duyệt đề án xây dựng trƣờng trọng điểm. Trƣờng THPT DTNT tỉnh vinh dự, tự hào là một trong năm trƣờng trọng điểm chất lƣợng cao. Đây là cơ hội nhƣng cũng là thử thách đối với nhà trƣờng trong thời kỳ đổi mới. Để đảm bảo thực hiện chƣơng trình giáo dục chung, vừa đảm bảo chƣơng trình giáo dục tăng cƣờng của trƣờng trọng điểm thì việc chú trọng đến phát triển phẩm chất, năng lực, kỹ năng của học sinh là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trƣờng. Thực hiện nhiệm vụ nhà trƣờng, trong hơn hai năm qua, chúng tôi đã đúc rút đƣợc “Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở Trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An”. II. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI 2
  10. - Là lần đầu tiên đề tài “Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở Trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An” đƣợc thực hiện ở trƣờng THPT DTNT Tỉnh - là ngôi trƣờng chuyên biệt, trung tâm chất lƣợng cao của giáo dục miền núi tỉnh nhà. - Các đề tài viết về hoạt động ngoại khóa lâu nay chủ yếu nghiên cứu trong phạm vi hẹp. Ví dụ “Hoạt động ngoại khóa thông qua hình thức Câu lạc bộ, trải nghiệm sáng tạo…”. Tuy nhiên đề tài này nghiên cứu về hoạt động ngoại khóa trên nhiều phƣơng diện, đa dạng các hình thức. - Các giải pháp đƣợc đề xuất trong đề tài phù hợp với đặc điểm đối tƣợng học sinh và môi trƣờng sinh hoạt, học tập ở Trƣờng THPT DTNT Tỉnh. - Các giải pháp của đề tài đề xuất đáp ứng đƣợc quan điểm, yêu cầu trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục. III. MỤC ĐÍCH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Mục đích. 1.1. Rèn luyện học sinh trở thành những công dân toàn cầu. Đề tài chủ yếu tập trung vào các giải pháp góp phần xây dựng các hoạt động ngoại khóa nhằm: + Góp phần giúp cho nhà trƣờng đạt đƣợc mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, xây dựng trƣờng trọng điểm chất lƣợng cao, học sinh tích cực thành công. + Giúp các học sinh hòa đồng hơn, học đƣợc các kỹ năng hòa nhập, làm việc nhóm và tƣ duy sáng tạo cho tới việc thuyết trình, lãnh đạo. Đó là những kỹ năng cần thiết để một ngƣời có thể thành công hơn trong cuộc sống sau này. + Khám phá bản thân tốt hơn qua những hoạt động ngoại khóa nhƣ biết sở trƣờng, sở đoản của bản thân, sở thích và những điều không thích. Khi khám phá đƣợc đam mê, sở thích của bản thân, học sinh sẽ có điều kiện theo đuổi niềm đam mê đó tốt hơn. Tạo niềm vui, sự giải trí cho cuộc sống của bản thân. Các em sẽ có thêm những ngƣời bạn mới, có những giờ phút thƣ giãn, thoải mái với các hoạt động mà mình yêu thích. Không chỉ giúp phát triển bản thân hoàn thiện, có sức khỏe và thể chất tốt mà còn trở thành ngƣời thú vị và toàn diện hơn. Thể hiện đƣợc con ngƣời của mình qua tính cách, sở thích và khả năng thông qua các hoạt động ngoại khóa. 1.2. Góp phần xây dựng thành công mô hình dự án trường trọng điểm. Thực hiện chƣơng trình công tác năm 2019, UBND Tỉnh Nghệ An đã giao Sở giáo dục và đào tạo tham mƣu “Triển khai thí điểm xây dựng các trƣờng trung học trọng điểm chất lƣợng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019 - 2023, Trƣờng THPT DTNT Tỉnh rất vinh dự, tự hào là một trong năm trƣờng trên toàn 3
  11. tỉnh đƣợc chọn là trƣờng thí điểm xây dựng trọng điểm chất lƣợng cao. Đề án này vừa thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo ngành giáo dục tới giáo dục miền núi vừa khẳng định Trƣờng THPT DTNT Tỉnh là ngôi trƣờng trọng điểm, có vai trò quan trọng, nhất là trong giai đoạn mới. Từ chƣơng trình này, những ngƣời làm công tác quản lý, công tác đoàn thể, chuyên môn nhƣ chúng tôi cần đóng góp công sức nhiều hơn nữa để đề ra và thực hiện những giải pháp phù hợp nhằm phát triển nhà trƣờng trong giai đoạn hiện nay. 1.3. Nhân rộng mô hình đến trường bạn, ngoài hệ thống trường Dân tộc nội trú. Những giải pháp đƣợc đề xuất trong đề tài này là những kinh nghiệm đƣợc đúc rút từ quá trình tổ chức các hoạt động, sự phối hợp giữa nhiều cá nhân và tổ chức trong và ngoài nhà trƣờng. Trong đó những ngƣời tham gia thực hiện đề tài đều thực hiện nhiệm vụ ở những bộ phận khác nhau, nhƣng cùng chung một mục tiêu đó là tổ chức các hoạt động ngoại khóa một cách có hiệu quả, thiết thực. Với vai trò của nhiều bộ phận: quản lý - là Bí thƣ chi bộ, Hiệu trƣởng nhà trƣờng, kết hợp với một số kinh nghiệm đƣợc đúc rút từ cƣơng vị những ngƣời đứng đầu tổ chức Công đoàn - Chủ tịch công đoàn, phối hợp với tổ chuyên môn mà cụ thể là tổ trƣởng chuyên môn và đặc biệt là sự phối hợp thực hiện với phó Hiệu trƣởng phụ trách chuyên môn, để cùng hƣớng tới mục tiêu là đƣa ra những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm hƣớng đến mục tiêu tổ chức các hoạt động ngoại khóa dành cho học sinh dân tộc thiểu số miền tây Nghệ An. Đồng thời, chúng tôi cũng có thể nhân rộng phƣơng pháp, cách thức tổ chức, họat động trong nhà trƣờng mà chúng tôi đã thể nghiệm có hiệu quả đến trƣờng bạn. Từ đó có tiếng nói chung, cùng tham gia trao đổi, giao lƣu, đúc rút kinh nghiệm, hƣớng đến tổ chức các hoạt động ngoại khóa đƣợc lan tỏa tới các Trƣờng THPT DTNT nói riêng và các trƣờng THPT nói chung. 2. Phƣơng pháp Phƣơng pháp thu thập tài liệu, phƣơng pháp thực nghiệm, phƣơng pháp phỏng vấn, phƣơng pháp điều tra, xử lí số liệu, phƣơng pháp tổng hợp. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi: “Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở Trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An”. V. CẤU TRÖC CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm ba phần: Phần I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. Phần II: Một số giải pháp góp phần xây dựng các hoạt động ngoại khóa ở Trƣờng THPT Dân tộc nội trú Tỉnh Nghệ An. Phần III: Kết quả đạt đƣợc. 4
  12. B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận 1.1. Các văn bản chỉ đạo thực hiện Nghị Quyết số 29 -NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 BCHTW Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. KH số 72/2008/QĐ - BGDĐT ngày 23/12/2008 về việc ban hành Quy định tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho HS, SV. Công văn 3089/BGDĐT- GDTrH về việc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong GDTrH ngày 14/08/2020. Công văn 1139/BGDĐT về việc tổ chức ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022. Kế hoạch số 306/KH - UBND, ngày 23/05/2019 của UBND tỉnh Nghệ An về thí điểm xây dựng các trường trung học trọng điểm chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019 - 2023. Nghị Quyết số 03/NQ-UBND ngày 19/11/2021 của BCH Đảng bộ Tỉnh Nghệ An về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. 1.2. Tổng quan về hoạt động ngoại khóa 1.2.1. Khái niệm về hoạt động ngoại khóa: Hoạt động ngoại khóa nằm ngoài chƣơng trình học chính khóa, bao gồm các hoạt động thực hiện bên ngoài giờ học liên quan đến các hoạt động văn hóa - xã hội - thể thao - giải trí. Tùy vào sở thích, hứng thú của mỗi học sinh trong điều kiện và khả năng mà nhà trƣờng có thể tổ chức. Hoạt động ngoại khóa có nhiều dạng nhƣ hoạt động thể thao, hoạt động nghệ thuật, hoạt động văn hóa hay hoạt động của trƣờng cùng các hoạt động tình nguyện và từ thiện. Các hoạt động này có thể tổ chức theo diễn đàn, câu lạc bộ môn học hay trò chơi,… Các hoạt động ngoại khóa do học sinh của môt lớp, toàn trƣờng hay chỉ một khối lớp, tổ bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hay giáo viên chủ nhiệm thực hiện. Ví dụ nhƣ học nhảy cuối tuần, cắm trại chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS HCM, thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, nữ công… Tóm lại, hoạt động ngoại khóa là một thuật ngữ dùng chỉ các hoạt động nằm ngoài chƣơng trình học chính khóa. Đó là các hoạt động kết hợp giữa vui chơi với dạy học, gắn với việc giảng dạy, học tập trong nhà trƣờng với thực tế xã hội. 1.2.2. Đặc điểm của hoạt động ngoại khóa Hoạt động ngoại khóa có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục nhƣ: giáo 5
  13. dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục truyền thống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trƣờng, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội, giáo dục các phẩm chất ngƣời lao động, nhà nghiên cứu,... Điều này giúp cho các nội dung thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, đáp ứng đƣợc nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi hơn. Hoạt động ngoại khóa được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau nhƣ trò chơi, hội thi, diễn đàn, giao lƣu, tham quan dã ngoại, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm...), thể dục thể thao, câu lạc bộ, tổ chức các ngày hội, các công trình nghiên cứu khoa học kĩ thuật... Mỗi một hình thức trên đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục nhất định. Hoạt động ngoại khóa có thể tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau ở trong hoặc ngoài nhà trường nhƣ: lớp học, thƣ viện, phòng đa chức năng, phòng truyền thống, sân trƣờng, công viên, vƣờn hoa, viện bảo tàng, các di tích lịch sử và văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các công trình công cộng, các nhà nghệ nhân, các làng nghề, cơ sở sản xuất,... hoặc ở các địa điểm khác ngoài nhà trƣờng có liên quan đến chủ đề hoạt động. 1.2.3. Một số hình thức hoạt động ngoại khóa Hoạt động ngoại khóa trong nhà trƣờng phổ thông có hình thức tổ chức rất phong phú, đa dạng. Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục hoạt động ngoại khóa có thể tổ chức theo nhiều hình thức hoạt động khác nhau, tùy theo lứa tuổi và nhu cầu của học sinh, tùy theo điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trƣờng, từng địa phƣơng. Sau đây, chúng tôi điểm qua một số hình thức cụ thể: a) Hoạt động chiến dịch là hình thức tổ chức không chỉ tác động đến học sinh mà còn tác động tới cả các thành viên trong cộng đồng. Chính trong các hoạt động này, học sinh có cơ hội khẳng định mình trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển ý thức mình vì mọi ngƣời, mọi ngƣời vì mình ; tăng cƣờng sự hiểu biết và quan tâm của học sinh đối với các vấn đề xã hội ; phát triển ở học sinh một số kĩ năng cần thiết nhƣ kĩ năng hợp tác, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng đánh giá, kĩ năng ra quyết định... b) Hoạt động nhân đạo là hoạt động tác động đến trái tim, tình cảm, sự đồng cảm, thấu hiểu của học sinh trƣớc những con ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... để kịp thời giúp đỡ, giúp họ từng bƣớc khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, vƣơn lên hòa nhập với cộng đồng. Từ đó, giáo dục các giá trị cho học sinh nhƣ: tiết kiệm, tôn trọng, chia sẻ, cảm thông, yêu thƣơng, trách nhiệm, hạnh phúc,... c) Hoạt động tình nguyện là hoạt động mang tính tự nguyện, tự giác cao thông qua việc học sinh tự mình nhận lấy trách nhiệm để sẵn sàng làm việc và thực hiện hoạt động, không quản ngại khó khăn, gian khổ mà không nhất thiết 6
  14. phải có quyền lợi vật chất cho bản thân. Ý nghĩa hàng đầu của hoạt động tình nguyện là: tăng cƣờng tình đoàn kết, sự hỗ trợ, tin cậy lẫn nhau, biết trợ giúp, biết đồng tâm hiệp lực với những ngƣời xung quanh, từ đó nuôi dƣỡng tinh thần tƣơng thân tƣơng ái. d)Hoạt động lao động công ích là việc cá nhân đóng góp một phần sức lao động của mình để tham gia xây dựng, tu bổ các công trình công cộng vì lợi ích chung của cộng đồng, nhằm duy trì, bảo tồn các công trình công cộng cũng nhƣ kịp thời phòng chống và khắc phục hậu quả của thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh... Hoạt động này giúp các em hiểu đƣợc giá trị của lao động, từ đó biết trân trọng sức lao động và có ý thức bảo vệ, giữ gìn những công trình công cộng ; rèn luyện đƣợc các kĩ năng sống: kĩ năng hợp tác, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng lập kế hoạch. e) Hoạt động tham quan, dã ngoại là hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học sinh giúp các em có đƣợc những kinh nghiệm từ thực tế, từ các mô hình, cách làm hay và hiệu quả trong một lĩnh vực nào đó, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em; tăng cƣờng cơ hội cho học sinh giao lƣu, chia sẻ và thể hiện tốt khả năng vốn có của mình; cảm nhận đƣợc vẻ đẹp của quê hƣơng đất nƣớc, hiểu đƣợc các giá trị truyền thống và hiện đại; là điều kiện và môi trƣờng tốt để các em tự khẳng định mình, thể hiện tính tự quản, tính sáng tạo và biết đánh giá sự cố gắng, sự trƣởng thành của bản thân, cũng nhƣ tạo cơ hội để các em học sinh thực hiện phƣơng châm học đi đôi với hành, lí luận đi đôi với thực tiễn, đồng thời là môi trƣờng để thực hiện mục tiêu xã hội hóa công tác giáo dục. g) Hoạt động câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,... dƣới định hƣớng của những nhà giáo dục, nhằm tạo môi trƣờng giao lƣu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những ngƣời lớn khác. Hoạt động này tạo cơ hội cho học sinh đƣợc chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học sinh nhƣ: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tƣởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và kĩ năng giải quyết vấn đề... Câu lạc bộ cũng là nơi để học sinh thực hành các quyền trẻ em của mình nhƣ quyền đƣợc học tập, quyền đƣợc tự do kết giao và hội họp, quyền đƣợc vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật, quyền đƣợc tự do biểu đạt, tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin. Thông qua hoạt động của các câu lạc bộ, nhà giáo dục hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng và mục đích chính đáng của học sinh. h) Hội thi/cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn học sinh và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn 7
  15. luyện và định hƣớng giá trị cho tuổi trẻ. Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể luôn hoạt động tích cực để vƣơn lên đạt mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra ngƣời/ đội thắng cuộc. Chính vì vậy, việc tổ chức hội thi/ cuộc thi cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trƣờng, của giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Mục đích tổ chức hội thi/cuộc thi nhằm lôi cuốn học sinh tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng; đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí cho học sinh; thu hút tài năng và sự sáng tạo của học sinh; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tƣơng tác của học sinh, góp phần bồi dƣỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức. i) Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thƣ giãn, là món ăn tinh thần bổ ích và không thể thiếu đƣợc trong cuộc sống con ngƣời nói chung và đặc biệt đối với học sinh nói riêng. Những trò chơi trong hoạt động ngoại khóa phù hợp nhiều khi có tác dụng rất tích cực. Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng chơi mà học, học mà chơi. Trò chơi có nhiều chức năng xã hội khác nhau nhƣ chức năng giáo dục, chức năng văn hóa, chức năng giải trí, chức năng giao tiếp... k) Sân khấu tương tác (hay sân khấu diễn đàn) là một hình thức nghệ thuật tƣơng tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đƣa ra tình huống, phần còn lại đƣợc sáng tạo bởi những ngƣời tham gia. Phần trình diễn chính là một cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những ngƣời thực hiện và khán giả, trong đó đề cao tính tƣơng tác hay sự tham gia của khán giả. Mục đích của hoạt động này nhằm tăng cƣờng nhận thức, thúc đẩy để học sinh đƣa ra quan điểm, suy nghĩ và cách xử lí tình huống thực tế gặp phải trong bất kì nội dung nào của cuộc sống, tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện kĩ năng nhƣ : kĩ năng phát hiện vấn đề, kĩ năng phân tích vấn đề, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo khi giải quyết tình huống và khả năng ứng phó với những thay đổi cuộc sống. l) Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động đƣợc sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trƣờng, thầy cô giáo, cha mẹ và những ngƣời lớn khác liên quan. Diễn đàn là một hình thức mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực, giúp các em nâng cao khả năng tự tin và xây dựng các kĩ năng cần thiết nhƣ: kĩ năng phát biểu trƣớc tập thể, kĩ năng trình bày vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng phát hiện vấn đề... m) Hoạt động giao lưu là hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để cho học sinh đƣợc tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. Qua đó, giúp các em có đƣợc những nhận thức, tình cảm, thái độ phù hợp, có đƣợc những lời khuyên đúng đắn để vƣơn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách. 8
  16. n) Sinh hoạt tập thể là hình thức truyền tải những bài học về đạo đức, luân lí, giá trị... đến với học sinh một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn và giúp các em đƣợc vui chơi, thƣ giãn. Sinh hoạt tập thể đƣợc tổ chức dƣới những hình thức hoạt động nhƣ: ca hát, nhảy múa, vui chơi, dân vũ, diễn kịch, múa hát sân trƣờng, khiêu vũ... 1.3. Tiêu chí để tổ chức các hoạt động ngoại khóa. 1.3.1. Những kỹ năng của công dân toàn cầu Giáo dục 4.0 cần phải trang bị cho ngƣời học những kiến thức, kỹ năng, và nhận thức về một thế giới rộng lớn hơn quốc gia mình đang sống để tạo ra những công dân toàn cầu - những ngƣời hiểu rõ về các vấn đề của thế giới và cùng tham gia tích cực vào cộng đồng thế giới để giải quyết các vấn đề này. 1.3.2. Kỹ năng đổi mới sáng tạo Giáo dục 4.0 cần trang bị cho ngƣời học rất nhiều kỹ năng mềm cần thiết cho việc phát triển năng lực đổi mới sáng tạo ở ngƣời học, bao gồm kỹ năng giải quyết các vấn đề phức tạp, tƣ duy phân tích, kỹ năng phân tích hệ thống và kỹ năng phân tích một cách sáng tạo. 1.3.3. Kỹ năng kỹ thuật trong thời đại số Nhiều nội dung nhằm phát triển kỹ năng số của ngƣời học cần đƣợc tập trung phát triển: kỹ năng lập trình, năng lực sử dụng công nghệ, và trách nhiệm số (digital responsibility). Đặc biệt, năng lực và trách nhiệm số nên đƣợc hiểu là những kiến thức về rủi ro khi gia nhập thế giới số, kỹ năng kiểm tra thông tin và nhận biết thông tin thất thiệt, kỹ năng bảo vệ an toàn thông tin cá nhân của bản thân, cũng nhƣ khả năng tự bảo vệ bản thân trƣớc những rủi ro trên môi trƣờng internet và thế giới kết nối đa chiều. 1.3.4. Kỹ năng mềm liên quan đến giao tiếp Khi tự động hóa lên ngôi và robot đang dần thay thế con ngƣời trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, những kỹ năng mềm cần đƣợc tập trung chú trọng bên cạnh các kỹ năng cứng (kỹ năng kỹ thuật). Những kỹ năng cần đƣợc chú trọng phát triển trong nền giáo dục 4.0 bao gồm trí tuệ cảm xúc, khả năng thấu cảm, kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm, kỹ năng thƣơng thảo, kỹ năng lãnh đạo và nhận thức về xã hội. 1.3.5. Học tập cá nhân hóa Tƣơng lai của giáo dục 4.0 sẽ chuyển từ một nền giáo dục quy chuẩn sang giáo dục mang tính cá nhân hóa, giáo dục hƣớng đến nhu cầu và năng lực của từng cá nhân.Nền giáo dục 4.0 cũng cần đạt đƣợc tính linh hoạt cần thiết để đảm bảo rằng mỗi cá nhân đƣợc học tập với năng lực và tốc độ của riêng mình. 1.3.6. Học tập có tính bao trùm và dành cho tất cả mọi người Với sự hỗ trợ của công nghệ, học tập trong thời đại 4.0 không chỉ hạn chế trong không gian trƣờng học mà đƣợc mở rộng ra cho tất cả mọi ngƣời có nhu cầu 9
  17. (thông qua các hình thức học online, học tập theo dự án cùng với các bạn ở nhiều quốc gia khác nhau qua kết nối internet…). 1.3.7. Học tập dựa trên giải quyết vấn đề và sự hợp tác, tương tác giữa người học Giáo dục 4.0 sẽ chuyển từ những mô hình giáo dục truyền thống sang sử dụng những phƣơng pháp giáo dục mới nhƣ học tập theo dự án (project-based learning) và học tập theo hƣớng giải quyết vấn đề (problem-based learning). Những phƣơng pháp mới này đòi hỏi ngƣời học phải làm việc và phối hợp trực tiếp với nhau trong quá trình học, đồng thời phát triển những kỹ năng mềm trong giao tiếp. Các phƣơng pháp giáo dục mới này cũng phản ánh và mô phỏng thị trƣờng lao động trong thời đại 4.0. 1.3.8. Học tập suốt đời lấy học sinh làm trung tâm Với tốc độ thay đổi nhƣ vũ bão trong kỷ nguyên 4.0, rất nhiều kiến thức đƣợc trang bị ngày hôm nay sẽ trở nên lỗi thời trong tƣơng lai ngắn. Vì vậy, giáo dục 4.0 cần chuẩn bị và tạo điều kiện cho ngƣời học đƣợc học tập suốt đời. Nhu cầu đào tạo lại nhân viên của các doanh nghiệp cũng sẽ không ngừng gia tăng, vì vậy các cơ sở giáo dục cần chuẩn bị tốt cho xu thế này. Bên cạnh đó, quá trình dạy và học suốt đời cần lấy ngƣời học làm trung tâm, để đảm bảo không ngừng cập nhật và trang bị cho ngƣời học những kiến thức và kỹ năng cần thiết. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng chung 2.1.1. Thuận lợi. Các công văn chỉ đạo của Bộ GD và ĐT, của Sở GD và ĐT Nghệ An hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và tiêu chí, mục tiêu phát triển của ngành Giáo dục. Các văn bản chỉ đạo đã đƣợc rất nhiều trƣờng học, thầy cô hƣởng ứng và phản hồi tích cực. Đã có nhiều hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa phù hợp, hiệu quả và đã có những tác động, chuyển biến tích cực. 2.1.2. Khó khăn. - Trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động ngoại khóa, một số trƣờng học, đặc biệt là một số trƣờng THPT, các hoạt động tổ chức chƣa thực sự đi vào thực chất, chƣa đồng đều, hiệu quả chƣa cao. Một số cơ sở, cách thức tổ chức còn mang tính hình thức, vẫn còn tồn tại bất cập trong quá trình thực hiện. - Cách thức, phƣơng pháp tổ chức chƣa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trƣờng, đối tƣợng học sinh. - Bản thân các giáo viên chƣa thực sự thấm nhuần định hƣớng về các hoạt động ngoại khóa trong trƣờng học. 10
  18. - Nhiều nhà trƣờng, nhiều lớp học, nhiều giáo viên vẫn còn đặt nặng thành tích học tập của học sinh, dẫn đến coi nhẹ những hoạt động giáo dục kỹ năng sống, coi nhẹ đời sống tinh thần của giáo viên, học sinh. Nhiều trƣờng học còn chƣa chú trọng đến việc tổ chức hoạt động ngoại khóa. Kinh phí dành cho việc tổ chức hoạt động ngoại khóa còn ít hoặc không có. Trang thiết bị kỹ thuật còn thiếu, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hoạt động ngoại khóa (nhƣ phòng chiếu phim, máy chiếu phim, các mô hình tạo giả...). - Có trƣờng học vẫn tổ chức thực hiện và hƣớng đến các hoạt động ngoại khóa nhƣng chƣa đồng đều, chƣa sâu rộng, nên chƣa lan tỏa trong toàn thể nhà trƣờng. 2.2. Thực trạng về tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại trƣờng THPT DTNT Tỉnh. 2.2.1. Đặc điểm tình hình Trường THPT DTNT Tỉnh Đƣợc thành lập vào ngày 15/10/1984, với tên gọi là Trƣờng Thanh thiếu niên dân tộc vùng cao Nghệ Tĩnh và từ ngày 09/9/1991 đƣợc đổi tên thành Trƣờng THPT Dân tộc nội trú Nghệ An - địa chỉ 98, Mai Hắc Đế - TP Vinh - tỉnh Nghệ An. Mục tiêu của trƣờng là Đào tạo nguồn cán bộ và nguồn nhân lực cho các huyện miền núi trong tƣơng lai. Trƣờng THPT DTNT Nghệ An là một trƣờng học đặc thù, nằm trong địa bàn thành phố nhƣng tất cả các em học sinh đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số miền tây Nghệ An. Tại ngôi trƣờng này, các em học sinh đƣợc ăn, ở, học tập và sinh hoạt nội trú 24/24h. Với đặc thù của môi trƣờng nội trú nhƣ vậy nên công việc của giáo viên, công nhân viên nhà trƣờng cũng khác với các trƣờng THPT khác trong thành phố. Ngoài những giờ lên lớp trên bục giảng, chúng tôi còn là những ngƣời anh, ngƣời chị, ngƣời cha ngƣời mẹ chăm sóc các em những kĩ năng cuộc sống. Ở môi trƣờng nội trú, mọi hoạt động của nhà trƣờng đều hƣớng đến mục tiêu chung đó là giáo dục học sinh phát triển toàn diện, phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dƣỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh, là cơ hội để các em phát triển các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống để cùng hƣớng đến thực hiện nhiệm vụ: “Đào tạo nguồn cán bộ cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh nhà”, “Xây dựng Trƣờng THPT DTNT Tỉnh là trung tâm chất lƣợng cao cho giáo dục miền núi Nghệ An”. 2.2.2. Một số thuận lợi, khó khăn khi tiến hành hoạt động ngoại khóa. 2.2.2.1. Về phía nhà trường. * Thuận lợi. Từ khi có thông tƣ của BGD, Sở GD&ĐT Nghệ An về đổi mới phƣơng pháp dạy học, nhà trƣờng đã đốc thúc các tổ nhóm chuyên môn, công đoàn, đoàn trƣờng đều vào cuộc, cùng hƣớng đến mục tiêu xây dựng một ngôi trƣờng trọng điểm chất lƣợng cao. Đồng thời mời các tổ chức ngoài nhà trƣờng để tổ chức các Câu lạc bộ Võ thuật, Câu lạc bộ Nghệ thuật, dạy cho các em các kỹ năng sống. Cơ sở vật chất ngày đƣợc trang bị hiện đại đáp ứng nhu cầu dạy và học. * Khó khăn. 11
  19. Cơ sở vật chất của nhà trƣờng, lớp học và phòng ở kí túc xá đã xuống cấp, các mảng tƣờng bị nứt, thấm nƣớc, mái ngói bị hƣ hỏng, hệ thống thoát nƣớc ứ đọng, bảng tin hoạt động Đoàn đã cũ kĩ, bong nứt…Trƣờng đƣợc xây dựng từ lâu, lại đóng ở địa bàn trung tâm thành phố nên diện tích còn hạn hẹp, không có khả năng mở rộng. 2.2.2.2. Về phía giáo viên. * Thuận lợi. +Từ các giáo viên bộ môn, GV chủ nhiệm, các nhân viên quản sinh, nhân viên phục vụ…đến các tổ chức đoàn thể nhƣ tổ chức công đoàn, tổ chức đoàn thanh niên… luôn nhận đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo của BGH nhà trƣờng, cùng sự giúp đỡ của tất cả các ban ngành trong hội đồng sƣ phạm nhà trƣờng. +Đội ngũ giáo viên giảng dạy trong lớp có trình độ chuyên môn, tâm huyết, yêu nghề, đƣợc tập huấn về các hoạt động ngoại khóa bởi các lớp học cộng đồng. * Khó khăn. Một số giáo viên có tuổi nên chậm đổi mới. 2.2.2.3. Về phía học sinh. * Thuận lợi. Đa số các em học sinh ngoan, nhanh nhẹn, ý thức tốt, đoàn kết, có tinh thần xây dựng tập thể. Một số em năng động, nhiệt tình trong các hoạt động phong trào Đoàn thể. * Về khó khăn Các em đều là học sinh ngƣời dân tộc thiểu số đến từ các huyện Kỳ Sơn, Tƣơng Dƣơng, Con Cuông, Tân Kì,...về thành phố sinh sống và học tập nên vẫn chƣa quen với sinh hoạt, môi trƣờng sống hiện đại. Học sinh có nhiều thành phần dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc lại có một phong tục tập quán, ngôn ngữ văn hóa khác nhau... Các hoạt động sinh hoạt tập thể vì thế cũng có nhiều trở ngại. Phần lớn các em đều rụt rè, nhút nhát, sống khép mình nên việc hòa nhập với tập thể, với các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, địa phƣơng còn nhiều hạn chế. Mặc dù có thi tuyển đầu vào song chất lƣợng học tập so với các trƣờng đóng trên địa bàn thành phố còn nhiều hạn chế, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ và tin học… Sự phối hợp giữa giáo viên, nhà trƣờng và gia đình phụ huynh cũng rất khó khăn, vì nhà xa, việc đi lại của phụ huynh không mấy thuận tiện, thậm chí liên lạc qua điện thoại cũng mất một thời gian khá lâu vì không có sóng. Nhiều phụ huynh nói tiếng Việt chƣa thạo, chƣa biết chữ… 2.2.3. Thực trạng học tập của học sinh 12
  20. Để có kết luận xác đáng, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu thực trạng học tập của học sinh. Cụ thể, chúng tôi đã phát phiếu điều tra cho học sinh của trƣờng để các em phát biểu những cảm nhận và nêu ý kiến, nguyện vọng của mình về việc tham gia các hoạt động ngoại khóa tại trƣờng THPT Dân tộc nội trú Tỉnh. - Nội dung khảo sát nhƣ sau: Phiếu khảo sát thực trạng học tập của học sinh Họ và tên học sinh............................................................................................ Lớp.................................................................................................................. Trƣờng............................................................................................................ Hãy trả lời câu hỏi dƣới đây bằng cách đánh dấu x vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với em Thƣờng Thỉnh Không/ Nội dung xuyên thoảng chƣa Em đã từng được tham gia các chuyên đề hoạt động ngoại khóa của trường mình hay chưa? Em có mong muốn được tham gia các chuyên đề hoạt động ngoại khóa của trường mình không? - Kết quả thu đƣợc nhƣ sau: Nội dung khảo sát Năm học Trƣờng Có Không TT Thƣờng Thỉnh Không/ mong mong xuyên thoảng chƣa muốn muốn 1 2019 - THPT 0/187 187/187 187/187 0 2020 DTNT TỈNH (0%) 100% 100% 2 2020- THPT 60/187 127/187 187/187 0 2021 DTNT TỈNH (32%) (68%) 100% 3 2021 - THPT 187/187 0/187 187/187 0 2022 DTNT TỈNH 100% (0%) 100% - Kết quả trên cho thấy: + Tỉ lệ học sinh đƣợc học các chuyên đề hoạt động ngoại khóa cho học sinh giữa các năm có sự chênh lệch khá cao. Điều đó cho thấy sự quan tâm chỉ đạo và thực hiện nội dung giáo dục này của trƣờng đã có nhiều thay đổi. + Phần lớn học sinh đều có mong muốn nguyện vọng đƣợc học tập những chuyên đề hoạt động ngoại khóa thƣờng xuyên. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2