intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân" nhằm giúp giáo viên và học sinh được hạnh phúc mỗi khi đến trường, hạnh phúc trong chính mỗi tiết học; Giáo dục đạo đức, tình cảm, kĩ năng sống… cho học sinh THPT; Giúp học sinh hào hứng, tích cực học tập hơn; Giúp cho giáo viên có những giải pháp giải tỏa những áp lực, căng thẳng trong quá trình dạy học của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân

  1. 1 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ TÁC GIẢ 1. Nguyễn Thế Hùng Ngày tháng năm sinh: 08/08/1978. Giới tính: Nam Điện thoại: 0967674843 E-mail: hunghanhlam@gmail.com. Chức vụ: Thư ký hội đồng Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân 2. Nguyễn Thị Quyên Ngày tháng năm sinh: 29/4/1977. Giới tính: Nữ Điện thoại: 0943937137 E-mail:quyenquyen77@gmail.com. Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân 3. Phan Cẩm Đường Ngày tháng năm sinh: 29/5/1978: Giới tính: Nữ Điện thoại: 0985607333 E-mail: camduongGP@gmail.com. Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân II-TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sỹ Năm nhận bằng: 2019 Chuyên ngành đào tạo: Hóa học III-KINH NGHIỆM KHOA HỌC Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Hóa học. Số năm có kinh nghiệm: 24 năm Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2020 -2021, 2021- 2022, 2022-2023
  2. 2 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang THÔNG TIN CHUNG VỀ TÁC GIẢ 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 5 1. Lí do chọn đề tài 5 2. Mục đích nghiên cứu 6 3. Đối tượng nghiên cứu 6 4. Phương pháp nghiên cứu 7 PHẦN II. NỘI DUNG 8 1. Cơ sở lí luận 8 1.1. Khái niệm hạnh phúc 8 1.2. Lớp học hạnh phúc 8 2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 9 2.1. Về phía học sinh 9 2.2. Về phía giáo viên 10 3.Các giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc 10 3.1. Đổi mới phương pháp trong công tác chủ nhiệm theo hướng phát triển 10 phẩm chất năng lực cho học sinh 3.1.1. Về công tác quản lí lớp học 10 3.1.2. Về công tác giáo dục đạo đức rèn luyện phẩm chất kĩ năng cho học 29 Sinh 3.2. Tổ chức các hoạt động tập thể hướng đến xây dựng lớp học hạnh phúc 36 ở trường THPT Nguyễn Cảnh Chân 3.2.1. Tạo động lực, sự tự tin, xây dựng phương hướng phấn đấu và rèn 36 luyện cho mỗi học sinh 3.2.2. Phát hiện tiềm năng của mỗi học sinh quan các hoạt động ở lớp 37 3.2.3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Định hướng 47 nghề nghiệp trong tương lai cho các em học sinh 3.2.4. Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống qua các hoạt động kết nối, sẻ chia, 50
  3. 3 các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện 3.3. Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực để thu hút học 51 sinh tham gia học tập tự giác và hiệu quả 3.3.1. Mục đích của giải pháp 51 3.3.2. Một số giải pháp cụ thể 51 3.3.3. Kết quả đạt được 61 3.3.4. Bài học kinh nghiệm 63 4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài 63 5. Hiệu quả khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 67 6. Các kết quả, minh chứng về sự tiến bộ của học sinh khi áp dụng giải pháp 69 6.1. Đối với học sinh 69 6.2. Đối với bản thân chúng tôi và đồng nghiệp 73 6.3. Đối với nhà trường 74 PHẦN III. KẾT LUẬN 74 1. Kết luận 74 2. Kiến nghị, đề xuất 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
  4. 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ Viết tắt Giáo dục phổ thông GDPT Giáo viên chủ nhiệm GVCN Giáo viên GV Học sinh HS Trung học phổ thông THPT Hoạt động trải nghiệm – Hướng nghiệp HĐTN - HN Thể dục thể thao TDTT Quốc phòng an ninh QPAN Sáng tạo khoa học kĩ thuật STKHKT An toàn giao thông ATGT Học sinh giỏi HSG
  5. 5 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc”. Như vậy, hạnh phúc là nhu cầu của mỗi cá nhân, là cái đích vươn đến, là mục tiêu phấn đấu trong cuộc đời của mỗi con người, trong lĩnh vực giáo dục của mỗi quốc gia. Với học sinh, để có được hạnh phúc, trước hết là các em được sống trong một gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương, đùm bọc của bố mẹ và người thân trong gia đình. Bên cạnh đó, các em cần được trưởng thành trong một ngôi trường hạnh phúc - nơi các em được học tập, được vui chơi, được sẻ chia, được thấu hiểu, được yêu thương và tôn trọng. Với chương trình giáo dục 2018: Phát triển phẩm chất và năng lực của người học chúng tôi luôn trăn trở làm sao học sinh thích đến trường, làm sao để học sinh được phát triển phẩm chất và năng lực khi còn ngồi ngay trên ghế nhà trường. Chúng tôi chú trọng đến “kim tự tháp học tâp” (theo viện nghiên cứu của Mỹ), chú trọng đến phát triển trí tuệ cảm xúc của học trò. Hãy mở cửa trái tim các em trước khi đưa kiến thức vào bộ não. Làm thế nào để giảm áp lực học tập, tránh nặng về kiến thức, cần kết hợp giữa giáo dục đạo đức và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản tạo nên nhân cách và sự thành công của một con người. Vì vậy để phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học cần chú trọng vận dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn, chuẩn bị năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, giúp người học thích ứng với sự thay đổi nhanh của xã hội hiện nay. Thầy cô giáo cũng cần tiếp cận môi trường giáo dục mở, đổi mới các phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh phù hợp với sự phát triển tâm, sinh lý, sở trường, năng lực của mỗi em. Lớp học hạnh phúc là mỗi học sinh trong lớp học đều cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương từ thầy cô, bạn bè. Đến lớp các em đón nhận nhiều niềm vui và nếu có nỗi buồn, khó khăn thì luôn được san sẻ. Hạnh phúc với người học đôi khi rất giản dị, đó có thể là một lời hỏi thăm, nhắn nhủ, động viên; một lời phê, nhận xét chính xác, chân tình; một giờ giảng hay, hấp dẫn; một phong cách giản dị, trong sáng, mực thước với trí tuệ uyên bác của thầy cô đều để lại những ấn tượng, hình ảnh đẹp sẽ theo người học suốt cuộc đời. Hạnh phúc còn là khi nỗ lực, cố gắng của người học được đền đáp, ghi nhận qua những điểm số chính xác, bằng những phần thưởng nho nhỏ động viên; là sự chân thành, hồn nhiên, trong sáng của tình bạn; là những vấn vương, rung động đầu đời của tuổi mới lớn; là khung cảnh nên thơ, trữ tình của hàng cây, ghế đá… Những hành động đẹp, lời nói đẹp, cảnh quan đẹp của thầy cô, bè bạn, mái trường đều góp phần dệt nên xúc cảm hạnh phúc, hân hoan trong trái tim, suy nghĩ tuổi học
  6. 6 trò. Khi các em học sinh cảm thấy được hạnh phúc, được quan tâm, yêu thương; thấy trường học thực sự là nơi hữu ích, là nơi muốn đến để học, sẽ tạo cho các em sự phấn chấn, mê say trong học tập, nghiên cứu khoa học để trở thành người hữu ích cho xã hội. Vì thế, có thể nói trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc là nền tảng, là bệ đỡ tinh thần để những ý tưởng, mục tiêu giáo dục đào tạo được thực thi một cách hiệu quả và ý nghĩa nhất. Xây dựng lớp học hạnh phúc bắt đầu từ những điều nhỏ nhất và có lẽ nó phải bắt đầu từ khát khao gieo hạnh phúc từ mỗi thầy cô giáo. Để các em học sinh “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thực sự đúng nghĩa. Từ các lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân”. 2. Mục đích nghiên cứu Qua đề tài: “Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân”: - Giúp giáo viên và học sinh được hạnh phúc mỗi khi đến trường, hạnh phúc trong chính mỗi tiết học. - Giáo dục đạo đức, tình cảm, kĩ năng sống… cho học sinh THPT. Giúp học sinh hào hứng, tích cực học tập hơn. - Giúp cho giáo viên có những giải pháp giải tỏa những áp lực, căng thẳng trong quá trình dạy học của mình. - Giúp giáo viên tìm hiểu kĩ sở trường, năng lực từng em để định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi em sao cho hiệu quả. - Giúp xây dựng được trường học hạnh phúc từ mỗi cá nhân hạnh phúc, lớp học hạnh phúc. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng học sinh THPT: Nghiên cứu được tiến hành trên 2 lớp: Lớp 11A1 là lớp thực nghiệm, lớp 10A1 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được tác động vào phương pháp đã nêu, lớp đối chứng không được tác động bằng phương pháp này. Đề tài nghiên cứu tâm lí, kĩ năng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Sự kết nối giữa học sinh - học sinh, giáo viên - học sinh, phụ huynh - học sinh, giáo viên - phụ huynh… 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
  7. 7 - Nhóm phương pháp lí thuyết: Nghiên cứu các văn bản, tài liệu về khái niệm hạnh phúc có liên quan đến đề tài. - Phương pháp điều tra, quan sát, nghiên cứu, tổng hợp. - Phương pháp thực nghiệm trên lớp. PHẦN II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 1.1. Khái niệm hạnh phúc Theo từ điển tiếng Việt, hạnh phúc được hiểu “trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện”. Người ta có thể nói về hạnh phúc của cá nhân, một tổ chức
  8. 8 như gia đình, nhà trường, một cơ quan đoàn thể và cũng có thể nói về hạnh phúc của cả một dân tộc. Như vậy, ta thấy có một điểm chung quan trọng trong quan niệm về hạnh phúc của nhiều quốc gia, đó là hạnh phúc nhất thiết phải gắn với niềm vui. Suy cho cùng, chính tình yêu mới là điều quan trọng nhất để con người mang lại những cảm giác và hạnh phúc cho nhau. Hạnh phúc của học sinh trung học rất đơn giản và có thể thực hiện được như: luôn cố gắng và đạt được kết quả cao trong học tập không phụ lòng cha mẹ; luôn được sự động viên, khen ngợi của mọi người về thành tích học tập cũng như hành động, cư xử của mình; được sống và học tập trong một môi trường thân thiện, gia đình, người thân tạo điều kiện vật chất, tinh thần trong khả năng hiện có phục vụ cho học tập và rèn luyện; được thầy cô và bạn bè yêu mến, tôn trọng; được tiếp thu kiến thức tiên tiến của nhân loại và vận dụng nó vào đời sống, làm hành trang cho bản thân; được chia sẻ với mọi người về những điều mà mình biết, được khẳng định và trải nghiệm. 1.2. Lớp học hạnh phúc Lớp học hạnh phúc là lớp học mà người tham gia giảng dạy, người học, phụ huynh đều được sống hạnh phúc, trong đó hạnh phúc của người học được coi là mục tiêu cao nhất. Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên, học sinh hình thành và duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường học đường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp. Lớp học hạnh phúc là nơi có sự đoàn kết, yêu thương, thầy cô truyền cảm hứng, ghi nhận và khen ngợi, sẻ chia, suy nghĩ tích cực, kĩ năng sống tốt, thấu hiểu. Ở lớp học hạnh phúc, giáo viên làm tròn vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, là người nhạc trưởng của giờ học. Học trò được tôn trọng cảm xúc, thoả sức bộc lộ năng lực, suy nghĩ, được chia sẻ, được lĩnh hội kiến thức để giải quyết các tình huống liên quan đến bài học và cuộc sống. Đặc biệt, trong các giờ học hạnh phúc hay tiết học hạnh phúc, ở đó cả thầy - trò đều chủ động, tích cực và tràn đầy hứng khởi… 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Về phía học sinh Để nắm bắt được thực trạng của học sinh trước khi áp dụng các giải pháp tôi đã tiến hành khảo sát về tâm lý của học sinh, kết quả học tập của năm học trước và kết quả rèn luyện ngay sau khi nhận lớp chủ nhiệm vào tháng 9/2023, năm học 2023-2024. Số học sinh được khảo sát tại hai lớp: 45 HS lớp 11A1 (lớp chủ nhiệm) và 44 HS lớp 10A1 (lớp tôi dạy bộ môn) với câu hỏi "Các em có hạnh phúc khi đến trường không?". Kết quả khảo sát được tổng hợp qua bảng sau:
  9. 9 TT Nội dung khảo sát 11A1 10A1 1 Chưa bao giờ hạnh phúc (%) 15 HS (33,33%) 20 HS (45,45%) 2 Ít thấy hạnh phúc (%) 18 HS (40,00%) 18 HS (40,92%) 3 Thấy tương đối hạnh phúc (%) 12 HS (26,67%) 6 HS (13,63%) 4 Thường xuyên thấy hạnh phúc (%) 0 HS (0,00%) 0 HS (0,00%) Về kết quả học tập lớp 11A1 Tốt Khá Đạt Chưa đạt Lớp Sĩ số SL % SL % SL % SL % 11A1 45 7 15,55 20 44,44 18 40,01 0 0 Về kết quả rèn luyện lớp 11A1 Tốt Khá Đạt Chưa đạt Lớp Sĩ số SL % SL % SL % SL % 11A1 45 20 44,44 14 31,11 11 24,45 0 0 Từ bảng kết quả khảo sát ở trên, tôi nhận thấy vẫn có học sinh mình chưa bao giờ có được hạnh phúc thực sự, có những học sinh hiếm khi hạnh phúc khi đến trường và tỉ lệ học sinh thỉnh thoảng hạnh phúc cao hơn rất nhiều tỉ lệ học sinh thường xuyên hạnh phúc. Điều đó chứng tỏ rằng học sinh hai lớp tuy khác nhau nhưng cảm giác được hạnh phúc khi đến trường đều không cao. Kết quả học tập và rèn luyện của lớp 11A1 đầu năm vẫn còn chưa tốt, còn 5 em xếp loại rèn luyện mức đạt. *Nguyên nhân học sinh lớp ít hạnh phúc: + Nguyên nhân chủ quan: Học sinh chịu áp lực học tập quá lớn. Một số học sinh luôn cảm thấy kém cỏi, thiếu tự tin, ngại giao tiếp, không biết thể hiện bản thân. Một số học sinh bị thú vui trên mạng internet lôi kéo như nghiện game online và nhiều trò chơi khác… + Nguyên nhân khách quan: Do áp lực trong giờ học, thi cử, sự kì vọng của thầy cô và phụ huynh; thầy cô hay quát mắng nặng lời với học sinh trước đám đông, nhất là học sinh phạm lỗi; giáo viên dạy có tiết còn chưa gây hứng thú cho người học; có giáo viên luôn tạo áp lực cho học sinh khiến giờ học căng thẳng; do bạo lực học đường, do không được chia sẻ, không được quan tâm từ bạn bè và thầy cô, gia đình…
  10. 10 2.2. Về phía giáo viên - Giáo viên còn nhiều áp lực, luôn mong muốn học sinh của mình hoàn thành tốt mọi điều mình đề ra mới là con ngoan, trò giỏi. Từ áp lực ở thầy cô vô hình chung sang áp lực với học sinh. Khi thực tế học sinh không đạt được những kì vọng: học tập không tiến bộ, không chăm chỉ và có thái độ không đúng đắn… Khiến cho chúng ta cảm thấy chán nản, mệt mỏi, đam mê và nhiệt huyết với nghề giảm sút. Và như vậy mỗi ngày đến trường không còn là một ngày vui. - Chúng tôi nhận thấy, với các lứa học sinh trước đây: Chúng tôi vẫn rất yêu thương học sinh của mình. Luôn gần gũi, tận tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các em phát huy năng lực, sở trường của mỗi em. Tuy nhiên với học sinh cá biệt đôi lúc chúng tôi còn quá nghiêm khắc, gò ngay vào khuôn khổ, phụ thuộc nhiều vào các bản nội qui, quy chế. Chúng tôi bực tức, cáu giận trước mỗi hành động sai của học sinh. Chúng tôi chưa thực sự chú trọng đến phát triển tiềm năng của mỗi em. Chúng tôi làm việc khoa học nhất có thể nhưng còn cứng nhắc, thiếu yếu tố con tim trong các khâu xử lí, làm cho HS có cái nhìn không thiện cảm về hình ảnh của người giáo viên. 3. Các giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc 3.1. Đổi mới phương pháp trong công tác chủ nhiệm theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh 3.1.1. Về công tác quản lí lớp học. 3.1.1.1. Mục tiêu của công tác quản lý lớp học đó là: · Nâng cao hiệu quả công tác quản lý lớp học, góp phần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực cho học sinh. · Tạo môi trường giáo dục học tập thân thiện, tích cực, đoàn kết, giúp học sinh phát huy tiềm năng của bản thân. · Rèn luyện cho học sinh ý thức tự giác, trách nhiệm, tinh thần chủ động trong học tập và rèn luyện. 3.1.1.2. Để công tác quản lý lớp học đạt hiệu quả cao GVCN cần: * Thay đổi quan điểm quản lý: - Chuyển từ quản lý theo kiểu "thầy bảo - trò nghe" sang quản lý theo hướng "thầy hướng dẫn - trò tự giác". Bước vào đầu năm học GVCN tổ chức tập huấn, hướng dẫn vai trò nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp một cách rõ ràng chi tiết đến từng thành viên ban cán sự. Từ đó ban cán
  11. 11 sự biết được vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình để thực thi nhiệm vụ chủ động có hiệu quả cao nhất. - Nhấn mạnh vào việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và rèn luyện. Khi có thông tin từ BGH, Đoàn trường cần truyền đạt đến với HS, GVCN thông qua kênh messenger của lớp để truyền đạt và giao nhiệm vụ thực hiện cho ban cán sự lớp. Ban cán sự lớp chủ động, tự giác, sáng tạo trong việc thực thi nhiệm vụ để kết quả đạt được cao nhất. - Tôn trọng, tin tưởng vào khả năng của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh phát huy tiềm năng của bản thân. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ GVCN nên tôn trọng và tin tưởng vào đội ngũ cán bộ và các thành viên trong lớp, từ đó tạo được niềm tin cho các em thực hiện nhiệm vụ của mình. Đặc biệt khi giao nhiệm vụ GVCN cần nắm được sở trường của từng HS để giao nhiệm vụ đúng đối tượng, đúng năng lực như vậy mới phát huy hết khả năng vốn có của các em, khi đó công việc sẽ đạt được một cách hiệu quả nhất. NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ LỚP 11A1 I/ LỚP TRƯỞNG: 1/ Tiêu chí lựa chọn: - Học lực từ khá trở lên. - Có uy tín với bạn bè, có khả năng thu hút, tập hợp đám đông, có ảnh hưởng tốt đến các bạn. - Biết cách tổ chức các hoạt động tập thể: Bao quát công việc, phân chia người phù hợp, hoàn thành tốt công việc được giao. - Biết chơi thể thao càng tốt. 2/ Nhiệm vụ của lớp trưởng: - Bao quát tình hình chung của lớp. - Kiểm tra, báo sĩ số lớp trước giờ học cho lớp trực, giáo viên trực. - Nhắc nhở trang phục, đầu tóc, quần áo, giày dép. - Về sau khi lớp tan 5 phút để kiểm tra tất cả cửa sổ đã đóng, tắt điện, quạt, đóng cửa lớp. - Giữ 1 chìa khóa riêng của lớp, mở và khóa cửa khi lớp ra học thể dục hay học trên các phòng học bộ môn. - Trong giờ học nhắc nhở các bạn không nói chuyện riêng, không làm việc riêng, thực hiện nề nếp nghiêm túc.
  12. 12 - Thường xuyên đọc lịch công tác tuần ở bảng tin nhà trường, đặc biệt vào thứ 7 hàng tuần. II/ BÍ THƯ: 1/ Tiêu chí lựa chọn: - Học lực từ khá trở lên. - Có uy tín với bạn bè, có khả năng thu hút, tập hợp đám đông, có ảnh hưởng tốt đến các bạn. - Biết cách tổ chức các hoạt động tập thể: Bao quát công việc, phân chia người phù hợp, hoàn thành tốt công việc được giao. - Năng động, nhanh nhẹn, sáng tạo trong các hoạt động bề nổi. 2/ Nhiệm vụ của bí thư: - Bao quát tình hình chung của lớp. - Nếu lớp trưởng vắng: Kiểm tra, báo sĩ số lớp trước giờ học cho lớp trực, giáo viên trực. - Nhắc nhở trang phục, đầu tóc, quần áo, giày dép đầu buổi học cùng với lớp trưởng. - Phổ biến triển khai các công việc của Đoàn trường. Tổ chức cho lớp sinh hoạt ngày Đoàn viên, kết nạp Đoàn, … - Trong giờ học nhắc nhở các bạn không nói chuyện riêng, không làm việc riêng, thực hiện nề nếp nghiêm túc. - Thường xuyên đọc lịch công tác tuần ở bảng tin nhà trường, đặc biệt vào thứ 7 hàng tuần cùng với lớp trưởng. - Thống kê từ tổ trưởng xếp loại thi đua trong tháng sau đó gửi mail cho giáo viên chủ nhiệm cuối hàng tháng. III/ LỚP PHÓ HỌC TẬP: 1/ Tiêu chí lựa chọn: - Học lực tốp 1. - Có uy tín với bạn bè, có khả năng thu hút, tập hợp đám đông, có ảnh hưởng tốt đến các bạn. - Biết cách tổ chức các hoạt động tập thể: Bao quát công việc, phân chia người phù hợp, hoàn thành tốt công việc được giao. 2/ Nhiệm vụ của lớp phó học tập: - Phân công, lên thời khóa biểu cho các cán sự sinh hoạt, chữa bài 15 phút đầu giờ.
  13. 13 - Lên lịch kiểm tra vở bài tập, vở soạn, vở ghi, đồ dùng học tâp: bút, thước, máy tính, bì đựng bài kiểm tra, bì đựng đề bài tập thầy cô phát về làm… - Lên lịch tổ chức sinh hoạt 15 đa dạng trong tuần: chữa bài tập, trò chơi hỏi đáp kiến thức… - Thống kê theo dõi sự tiến bộ hay thụt lùi từng nhóm học tập. - Tham vấn với giáo viên chủ nhiệm tình hình, giải pháp từng môn học. - Trong giờ học nhắc nhở các bạn không nói chuyện riêng, không làm việc riêng, thực hiện nề nếp nghiêm túc. IV/ LỚP PHÓ LAO ĐỘNG: 1/ Tiêu chí lựa chọn: - Học lực khá trở lên. - Có uy tín với bạn bè, có khả năng thu hút, tập hợp đám đông, có ảnh hưởng tốt đến các bạn. - Biết cách tổ chức các hoạt động tập thể: Bao quát công việc, phân chia người phù hợp, hoàn thành tốt công việc được giao. - Biết chơi thể thao càng tốt. 2/ Nhiệm vụ của lớp phó lao động: - Có mặt trước khi vào lớp 10 phút để kiểm tra việc thực hiện việc trực nhật của các tổ, các thành viên mỗi buổi. Nếu có bạn quên trực nhật: ghi chép, làm bổ sung ngay để lớp không bị trừ điểm buổi đó. - Lên lịch phân công trực tuần của mỗi tổ, làm vệ sinh khu vực lớp phân công, lao động theo kế hoạch của nhà trường. Có theo dõi cụ thể, ghi chép: vắng, thái độ làm việc, hiệu quả công việc. - Nhắc nhở các tổ trưởng phân công trực tuần, lớp, lấy nước (riêng việc lấy nước số nam ở các tổ thay nhau đi bê nước- LPLĐ giám sát thực hiện). - Theo dõi, ghi chép, báo lại GVCN số học sinh không thực hiện tốt nề nếp: ném phấn, vứt rác bừa bãi, viết vẽ lên bàn, tường, không bảo quản cơ sở vật chất…Chú ý vệ sinh lớp học mỗi buổi, đặc biệt cuối buổi. - Trong giờ học nhắc nhở các bạn không nói chuyện riêng, không làm việc riêng, thực hiện nề nếp nghiêm túc. V/ LỚP PHÓ VĂN THỂ: 1/ Tiêu chí lựa chọn:
  14. 14 - Có uy tín với bạn bè, có khả năng thu hút, tập hợp đám đông, có ảnh hưởng tốt đến các bạn. - Biết cách tổ chức các hoạt động tập thể: Bao quát công việc, phân chia người phù hợp, hoàn thành tốt công việc được giao. - Năng động, nhanh nhẹn, sáng tạo trong các hoạt động bề nổi. - Có năng khiếu văn nghệ, thể thao. 2/ Nhiệm vụ của lớp phó văn thể: - Phụ trách văn nghệ lớp, đầu tóc, trang phục, các bạn nữ. - Cùng Bí thư, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động tháng thi đua. - Trong giờ học nhắc nhở các bạn không nói chuyện riêng, không làm việc riêng, thực hiện nề nếp nghiêm túc. VI. GIỮ SỔ ĐẦU BÀI: 1/ Tiêu chí lựa chọn: - Chữ đẹp, cẩn thận, là bạn nữ. 2/ Nhiệm vụ của em giữ sổ đầu bài: - Bảo quản sổ tốt, không dùng bút xóa, ghi rõ ràng các phần dành cho học sinh ghi.. - Ghi chép các nội dung trong sổ sạch sẽ, đầy đủ, kịp thời. Xin chữ kí giáo viên sau mỗi tiết, mỗi buổi. VII. SẮP XE: 1/ Tiêu chí lựa chọn: - Nhà gần trường, có đi xe đạp, cẩn thận, là bạn nam. 2/ Nhiệm vụ của em khóa xe: - Đi học sớm hơn 5-10 phút mỗi buổi, xếp xe, đếm xe, báo bảo vệ số lượng mỗi ngày. - Nếu nghỉ học phải báo cho 1 bạn thay việc của mình hôm ấy. VIII/ CÁC TỔ TRƯỞNG: 1/ Tiêu chí lựa chọn: - Nhiệt tình, trách nhiệm với công việc được giao. - Biết cách tổ chức, phân công, điều hành các bạn trong các hoạt động học tập và lao động, ngoại khóa.
  15. 15 2/ Nhiệm vụ của các tổ trưởng: - Phân công trực nhật mỗi ngày. - Theo dõi việc thực hiện nề nếp mỗi ngày, ghi rõ điểm tốt, điểm xấu, lỗi vi phạm, ghi rõ điểm cụ thể mỗi thành viên để cuối tháng tổng kết. - Cùng với lớp phó học tập kiểm tra đồ dùng học tập, sách vở, vở ghi, vở soạn, bài tập về nhà. Có sổ ghi chép riêng. - Nhắc nhở quản lí tổ viên từ đầu buổi, cuối buổi học : vệ sinh, trang phục, bài vở trong tiết, chú ý nghe giảng. - Quan sát thùng rác lớp, đặc biệt cuối buổi, nhắc nhở các bạn không vứt rác bừa bãi... IX/ TRỰC NHẬT MỖI NGÀY. -Trực nhật làm sau mỗi buổi học hoặc sau ngày (nếu hôm nào có học thêm và lớp không quá bẩn). - Quét dọn lớp học, lau bàn ghế, đổ rác đúng nơi qui định. - Múc nước, giặt giẻ lau bảng, lau bảng sạch sẽ. - Đóng cửa, tắt quạt, các thiết bị điện trước khi ra về. - Các tổ phân 3 bạn làm trực nhật 1 ngày. - Tổ nào trực nhật thì tất cả các thành viên tổ đó đưa bì để đựng rác - Tổ trưởng có trách nhiệm theo dõi ghi chép, phân công nhiệm vụ, hợp lí rõ ràng, đảm bảo công bằng, luôn có sự luân chuyển nhiệm vụ, ko hách dịch cửa quyền, đì bạn. X/ CÁC CÁN SỰ BỘ MÔN: 1/ Tiêu chí lựa chọn: - Học tốt môn được chọn làm cán sự. - Biết cách tổ chức, phân công, điều hành các bạn trong các hoạt động học tập. 2/ Nhiệm vụ của các cán sự bộ môn: - Cùng các tổ trưởng, LỚP PHÓ HỌC TẬP kiểm tra đồ dùng học tập, vở, bài tập về nhà... - Chuẩn bị nội dung sinh hoạt 15 phút đầu giờ: chữa bài tập, đố vui, trò chơi... và thực hiện theo sự phân công của LỚP PHÓ HỌC TẬP. * Áp dụng các phương pháp quản lý mới:
  16. 16 -Phương pháp quản lý theo nhóm: Chia lớp học thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có một học sinh làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm quản lý các thành viên trong nhóm, tổ chức các hoạt động học tập và rèn luyện. Đặc biệt trong việc học tập, chúng tôi đã chủ động tạo nhóm bạn cùng tiến, bạn giúp bạn, giao cho những HS có lực học khá tốt kèm cặp, hướng dẫn cho những HS có năng lực học tập còn yếu hoặc chưa thật chú ý. Hàng tháng có tổng kết đánh giá, nhận xét, nhắc nhở để rút ra bài học kinh nghiệm, để mỗi thành viên trong lớp học hỏi lẫn nhau. - Phương pháp tự quản: Giao cho học sinh tự quản lý một số hoạt động trong lớp học theo vai trò nhiệm vụ của mình theo bảng phân công nhiệm vụ đã được GVCN phổ biến thông qua trước lớp. Ví dụ như: Lớp trưởng chịu trách nhiệm quản lí chung, công tác vệ sinh lớp học giao cho lớp phó phụ trách lao động, quản lý đồ dùng học tập giao cho lớp phó học tập, tổ chức các hoạt động ngoại khóa giao cho bí thư chi đoàn. Từ đó mỗi khi có nội dung công việc liên quan thì ban cán sự phụ trách các hoạt động đó chủ động trong việc chỉ đạo, quản lý thành viên để hoàn thành nhiệm vụ được giao theo vai trò, trách nhiệm của mình. - Phương pháp đánh giá đa chiều: Đánh giá học sinh dựa trên nhiều tiêu chí, bao gồm: kết quả học tập, ý thức đạo đức, thái độ học tập, khả năng hợp tác, kỹ năng sống, ... Mỗi tháng GVCN có tổ chức cho HS trong lớp đánh giá nhận xét và trao thưởng cho những HS có thành tích xuất sắc và có những hình phạt cho HS còn vi phạm. Trao thưởng cho học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập và hoạt động * Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh: -Tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt lớp, hoạt động ngoại khóa,... Trong năm học qua chúng tôi đã tổ chức được nhiều hoạt động giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng cho HS thông qua tiết HĐTN cuối tuần như hoạt động dự án “Ngày của mẹ” nhân ngày 20- 10 và 8-3 để giúp HS có cơ hội thể hiện tình cảm của mình đối với những người mẹ, bà…, hoạt động “Tri ân thầy cô” nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, giúp HS có cơ hội để thể hiện tấm lòng biết ơn đến thầy cô giáo. Mặt khác GVCN khuyến khích HS tham gia tích cực các hoạt động của Đoàn trường như các
  17. 17 hoạt động văn nghệ, TDTT, các câu lạc bộ nhảy múa biểu diễn vào các ngày lễ lớn…nhằm phát huy phát triển tiềm năng của mỗi HS giúp các em khám phá giới hạn của bản thân, giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp để từ đó có định hướng nghề nghiệp trong tương lai. - Một số kế hoạch cụ thể đã triển khai tại lớp 11A1 trong năm học qua KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN “CHỦ ĐỀ NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 TRI ÂN THẦY CÔ” I. Các bước chuẩn bị làm báo tường - Bước 1: Chuẩn bị làm báo tường Chuẩn bị một tờ giấy khổ to, sau đó đóng nẹp và đính dây treo lên đinh. Trên tờ đó bạn dùng màu vẽ tiêu đề, tranh ảnh hay đơn giản là dán mấy bài báo và tranh đã in ấn hay cắt từ báo vào... - Bước 2: Dùng bút màu và màu nước đặt tiêu đề cho báo tường Việc lựa chọn được cái tên và thiết kế sao cho đẹp quyết định đến phân nửa sự thành công của tờ báo tường. Mỗi tiêu đề đều chứa đựng những ý nghĩa riêng, những cảm xúc chân thực và lòng biết ơn gửi đến thầy cô. Các bạn nên chọn những từ hay cụm từ sao cho ngắn và đầy ý nghĩa. - Bước 3: Viết lời ngỏ Lời ngỏ như một cánh cửa mở ra nhiều điều bất ngờ trong tờ báo tường. Một tờ báo tường ấn tượng trước hết phải có một lời ngỏ hay. - Bước 4: Nội dung các mục Nên đa dạng thể loại như trang văn, trang thơ, trang vui học tập, câu đố vui về ngày 20/11, vui cười, mẹo hay, châm ngôn, ca dao về thầy cô, ô chữ, thơ, tranh cổ động hoặc châm biếm, ... để nội dung tờ báo tường được hay và hấp dẫn hơn. - Bước 5: Vẽ hình và dán tranh ảnh lên tờ báo tường Các bạn có thể dán những tranh ảnh đẹp, ngộ nghĩnh liên quan đến chủ đề 20/11 hay các chủ đề liên quan đến tuổi học trò. II. Các bước triển khai cụ thể: Bước 1: GVCN triển khai trên lớp vào tiết HĐTN vào thứ 7 của tuần trước ngày 20/11 khoảng 1 tuần. Nội dung: các bài viết, vẽ, cảm nhận, thơ ca... về thầy cô, mái trường. Hình thức: Làm trân giấy A0
  18. 18 Thời gian: để hoàn thiện sản phẩm (3 đến 5 ngày). Bước 2: GVCN cho các nhóm thảo luận đưa ra hình thức, cách làm, phân công nhiệm vụ. GVCN gợi ý các nhóm nên phân chia nhiệm vụ cụ thể, chi tiết để ai cũng có việc. Chú ý năng lực của từng cá nhân để phân việc cho đúng vai trò thì mới phát huy hết sở trường. Bước 3: Tiến hành làm sản phẩm. Để HS không mất nhiều thời gian vào việc này và tập trung tối đa khi làm việc thì GVCN yêu cầu HS làm việc sau buổi học thêm hoặc những hôm lớp có 4 tiết thì học xong có thể tranh thủ ở lại làm. Trong quá trình HS hoàn thành sản phẩm GVCN có đôn đốc, kiểm tra, động viên, khích lệ và định hướng cho HS để các em nhanh hình thành bài viết.... Bước 4: Cho các tổ trình bày sản phẩm vào ngày lớp tổ chức tạo đàm 20/11 và mời các GV, phụ huynh xem và đánh giá. Mục đích của HĐ: Để các con có môi trường thể hiện tình cảm của mình, tri ân thầy cô, thể hiện tài năng, khám phá giới hạn của bản thân, thể hiện tinh thần tập thể, đoàn kết gắn bó cùng nhau tiến bộ. Bởi vì ngày nay các con bận rộn nhiều với công nghệ số nên bản thân muốn tạo cho các con nơi để thay đổi môi trường và cách thể hiện có thể lưu giữ lâu hơn. GVCN Nguyễn Thế Hùng KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN NGÀY CỦA MẸ 8/3/2024 LỚP 11A1 I, MỤC ĐÍCH - Tri ân các bà, mẹ… những người đã hi sinh cả cuộc đời của mình để chăm lo cho các con. Mẹ là người luôn yêu thương chở che các con, tình yêu thương mẹ dành cho các con là vô điều kiện. - Để các em có cơ hội nói lên nỗi lòng của mình, nói lên tình yêu thương mà mình dành cho các bà, mẹ…. - Các bà, mẹ hiểu các con của mình nhiều hơn II, HÌNH THỨC Mỗi HS làm 1 tấm bưu thiếp có thể bằng giấy, trên canva.com hoặc trên PPT có trang trí đẹp, bắt mắt, có thể in màu… III, NỘI DUNG - Giới thiệu tên tuổi bà, mẹ của mình; tên tuổi, nghề nghiệp của bà, mẹ…
  19. 19 - Giới thiệu những đặc điểm nổi bật của bà, mẹ… - Viết cảm nhận của mình về bà, mẹ…. bằng những lời yêu thương nhất (có thể bằng thơ, văn…) - Có dán hình ảnh của 2 bà cháu, mẹ con trên bưu thiếp IV, THỜI GIAN THỰC HIỆN - GVCN thông báo vào tiết HĐTN của tuần trước ngày 8/3 - HS thuyết trình sản phẩm trên lớp vào các tiết HĐTN trong tuần V, CHẤM SẢN PHẨM VÀ TRAO THƯỞNG - Sản phẩm được chấm dựa trên các tiêu chí (có biểu điểm rõ ràng) - Trao thưởng cho sản phẩm: + 1 giải nhất trị giá 100k + 2 giải nhì mỗi giải 70k + 2 giải ba mỗi giải 50k + 3 giải KK mỗi giải trị giá 30k. - Sản phẩm của các con được gửi tới các bà, mẹ… sau khi kết thúc dự án. - GVCN tổng hợp lại bằng 1 video chung của lớp. BIỂU ĐIỂM CHẤM SẢN PHẨM Tiêu đề Hình thức Nội dung Thuyết trình Tổng điểm (10đ) (10đ) (20đ) (10đ) 50đ *Có tiêu đề của *Trình bày rõ *Thể hiện được *Thời gian bưu thiếp như: ràng, khoa học, lòng yêu thương, thuyết trình 3 -Mẹ yêu, đẹp, bắt mắt… sự biết ơn của phút -Con yêu mẹ *Có viết vẽ …có mình đối với bà, *Lời thuyết trình in màu. mẹ… hấp dẫn, tự tin, -Mẹ yêu thương *Có hình thức lắng đọng, có *Có lời chúc khác lạ hơn nhiều cảm xúc. mừng *Làm bằng video *Có đầy đủ thời gian không thông tin theo quá 3 phút.
  20. 20 yêu cầu GVCN Học sinh và hội phụ huynh tổ chức “Tri ân thầy cô” nhân ngày 20-11 Nhân ngày 20-10 và ngày 8-3 tổ chức cho các con gửi lời yêu thương cho mẹ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2