intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp nâng cao tổ chức và luyện tập đội ngũ từng người không có súng cho học sinh lớp 10 trường THPT Mường Quạ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

15
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu nội dung chương trình GDQP - AN ở bậc phổ thông, đặc biệt là nghiên cứu hình thức tổ chức và phương pháp luyện tập điều lệnh đội ngũ để vận dụng đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp tập luyện nội dung bài Điều lệnh đội ngũ không có súng theo hướng tích cực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp nâng cao tổ chức và luyện tập đội ngũ từng người không có súng cho học sinh lớp 10 trường THPT Mường Quạ

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài GDQP - AN là môn học được Đảng và Nhà nước xác định là môn học chính khoá trong hệ thống các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. Đây là môn học có tác động tích cực tới mục tiêu đào tạo toàn diện của nhà trường. Thông qua GDQP - AN đã bồi dưỡng cho thế hệ học sinh, sinh viên lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần cảnh giác cách mạng, sống có lý tưởng, bản lĩnh và ý chí, các tác phong, kĩ thuật quân sự cơ bản của người lính cụ Hồ. Học GDQP - AN, học sinh, sinh viên được học tập những kiến thức quân sự cần thiết làm cơ sở cho việc bảo đảm sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu, xây dựng ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ, sẵn sàng gia nhập quân đội để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc hoặc tham gia hoạt động bảo vệ trật tự trị an, bảo vệ nhà trường bảo vệ địa phương. THPT là cấp học đầu tiên mà học sinh được học về nội dung GDQP - AN nên có nhiều bỡ ngỡ chưa quen với môn học. Càng khó hơn khi đây là môn học có những yêu cầu cao hơn so với môn học khác như vừa học tập vừa kết hợp rèn luyện, cường độ học tập cao hơn vì có nhiều nội dung phải học ngoài thao trường, bãi tập rất vất vả đối với lứa tuổi các em. Thực tế khi tham gia học tập GDQP - AN, phần lớn các em học sinh đều có tâm lý ngại học, ngại rèn luyện, nhất là nội dung thực hành như nội dung điều lệnh đội ngũ, kỹ thuật bắn súng AK, CKC, các tư thế vận động trên chiến trường...Các nội dung này đòi hỏi ở người học phải có cố gắng cao trong học tập rèn luyện, chịu khó tìm tòi, đào sâu suy nghĩ để nâng cao nhận thức, đồng thời rèn luyện để hình thành kỹ năng quân sự. Một trong những nội dung quan trọng trong chương trình GDQP - AN ở trường THPT là nội dung điều lệnh đội ngũ từng người không có súng. Học điều lệnh đội ngũ nhằm rèn luyện cho học sinh có tác phong, tư thế nghiêm túc, hùng mạnh, khẩn trương và đức tính bình tĩnh, nhẫn nại, đồng thời rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, thống nhất và tập trung, làm cơ sở để học tập các nội dung khác. Những động tác đội ngũ từng người không có súng như nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ, đi đều, đứng lại, giậm chân, đổi chân... muốn thực hiện đúng, chính xác cần được luyện tập rất cơ bản, yêu cầu người học phải luyện tập từ đơn giản đến phức tạp, thật tỉ mỉ, công phu. Quá trình tập luyện đó dần dần hình thành tính kiên trì, bền bỉ, dẻo dai một đức tính rất cần thiết trong các hoạt động quân sự. Chính vì vậy, bài học điều lệnh đội ngũ được đưa vào chương trình GDQP - AN cho học sinh lớp 10 THPT để giúp các em xây dựng được tính độc lập, tự tin, bản lĩnh vững vàng, không lúng túng, bị động khi luyện tập các nội dung thao tác cá nhân, hiệp đồng tập thể với yêu cầu cao hơn, chính xác hơn như kỹ thuật bắn súng AK, CKC, chiến thuật cá nhân, tổ, tiểu đội bộ binh trong chiến đấu của chương trình GDQP - AN lớp 11, lớp 12. Việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDQP - AN nói chung, nội dung điều lệnh đội ngũ nói riêng, trước hết là nội dung điều lệnh đội ngũ không có súng là yếu tố thiết thực và cấp bách, góp phần phát huy tính chủ động, tích cực năng động, sáng 1
  2. tạo nhằm đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện của học sinh. Bởi vậy, tổ chức hướng dẫn luyện tập như thế nào để góp phần nâng cao chất lượng toàn diện là yêu cầu của bất cứ ai quan tâm đến sự nghiệp GDQP - AN nhất là đối với cán bộ giáo viên giảng dạy môn học này. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã khẳng định “ Phải đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ”. Như vậy, cần có hình thức tổ chức và phương pháp luyện tập khoa học, thống nhất, chặt chẽ để hình thành kỹ năng thực hành, củng cố kiến thức, phát triển tư duy lôgíc, khả năng sáng tạo độc lập, của học sinh nhất là đối với học sinh lớp 10 mới làm quen với môn học GDQP - AN. Với những yêu cầu cấp thiết trên đây, tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Một số phương pháp nâng cao tổ chức và luyện tập đội ngũ từng người không có súng cho học sinh lớp 10 trường THPT Mường Quạ”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu về cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc tổ chức luyện tập các nội dung thực hành trong môn học GDQP - AN, nghiên cứu nội dung chương trình GDQP - AN ở bậc phổ thông, đặc biệt là nghiên cứu hình thức tổ chức và phương pháp luyện tập điều lệnh đội ngũ để vận dụng đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp tập luyện nội dung bài Điều lệnh đội ngũ không có súng theo hướng tích cực. Kết quả đạt được có thể là căn cứ để các đồng nghiệp nghiên cứu, phát triển và vận dụng trong công tác giảng dạy nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học điều lệnh đội ngũ ở các trường THPT. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đề tài cần tiến hành giải quyết các nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1: Phân tích đánh giá nhận thức và khả năng thực hành của học sinh THPT trong quá trình tiếp thu và thực hiện các động tác. Nhiệm vụ 2: Xây dựng hình thức tổ chức và phương pháp luyện tập nội dung điều lệnh đội ngũ phù hợp với học sinh lớp 10 THPT Mường Quạ 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu hình thức tổ chức và phương pháp luyện tập. - Học sinh lớp 10 tại trường THPT Mường Quạ 5. Phương pháp tiếp cận sáng kiến Chọn Sáng kiến này để nghiên cứu, tôi đề ra những nhiệm vụ cho từng giai đoạn như sau: * Giai đoạn 1: Xây dựng ý tưởng về đề tài từ học kỳ II năm học 2020 - 2021 * Giai đoạn 2: Tiến hành đề tài từ học kỳ I năm học 2021- 2022 2
  3. Điều tra phân loại giữa các lớp khối 10 của trường. Từ đó mạnh dạn áp dụng những biện pháp nhằm giúp học sinh yêu thích và học tốt bộ môn GDQP- AN, đặc biệt đối với đề tài “ Một số phương pháp nâng cao tổ chức và luyện tập đội ngũ từng người không có súng cho học sinh lớp 10 trường THPT Mường Quạ”. Đồng thời nghiên cứu sưu tầm các tài liệu chuẩn bị cho sáng kiến. * Giai đoạn 3: Học kỳ II năm học 2021 - 2022 Phát triển sáng kiến kinh nghiệm thành đề tài nghiên cứu. Tiếp tục áp dụng những biện pháp nhằm lôi cuốn học sinh học tốt môn học GDQP - AN. Sau hai năm giảng dạy. - Thời gian nghiên cứu trong năm học 2021 - 2022với đối tượng là học sinh của khối lớp 10. - Thời gian hoàn thành sáng kiến là kết thúc năm học 2021 – 2022. 5.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu Phân tích và tổng hợp các kiến thức có liên quan từ tài liệu khoa học, các văn kiện của Đảng, Nhà nước về GDQP - AN. Từ đó phân tích tổng hợp lựa chọn đánh giá các vấn đề có liên quan đến kỹ năng thực hành môn GDQP - AN. 5.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Các vấn đề nghiên cứu chỉ có thông qua thực tiễn kiểm chứng bằng thực nghiệm sư phạm mới đủ độ tin cậy để giải quyết, xác định vấn đề có cơ sở khoa học hay không. Tôi tiến hành thực hiện sau khi đưa ra hình thức tổ chức và phương pháp luyện tập nhằm nâng cao hiệu quả học tập điều lệnh đội ngũ lớp 10 THPT. Thực nghiệm sư phạm là phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm mục đích: Khẳng định tính khả thi của hình thức tổ chức và phương pháp luyện tập tích cực, khẳng định tính khả thi của việc sử dụng phương pháp luyện tập xoay vòng đồng bộ theo hướng tích cực trong quá trình tổ chức luyện tập, cụ thể là tổ chức luyện tập nội dung điều lệnh đội ngũ không có súng cho học sinh lớp 10 THPT. Để đạt được mục đích của thực nghiệm, đòi hỏi quá trình thực nghiệm phải bảo đảm về tính khoa học và phù hợp với thực tế trường THPT. Quán triệt yêu cầu trên, tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm với nội dung sau: - Tiến hành tổ chức luyện tập một số nội dung trong bài “ Điều lệnh đội ngũ không có súng ” theo hướng tích cực. - Khi tiến hành thực nghiệm, lấy một cách ngẫu nhiên theo lớp10C, 10D làm nhóm đối chứng và lớp 10A,10B làm nhóm thực nghiệm: + Nhóm đối chứng: khi áp dụng hình thức tổ chức và phương pháp luyện tập cũ. 3
  4. + Nhóm thực nghiệm: khi áp dụng hình thức tổ chức và phương pháp luyện tập mới. Trước khi tiến hành thực nghiệm tiến hành tổ chức luyện tập thông thường sau đó phát phiếu kiểm tra đánh giá. - Sau khi tiến hành thực nghiệm áp dụng hình thức tổ chức và phương pháp luyện tập tích cực với nhóm thực nghiệm, để đánh giá chất lượng luyện tập tiến hành kiểm tra, trên cơ sở đó so sánh kết quả kiểm tra của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm ở các trường để làm sáng tỏ hiệu quả của các giải pháp đề xuất 5.3. Phương pháp chuyên gia Xin ý kiến đánh giá nhận xét của các thầy giáo, cô giáo trong tổ nhóm chuyên môn và ý kiến phản hồi của các giáo viên chủ nhiệm về các hình thức tổ chức và phương pháp luyện tập 6. Tính mới và ưu điểm nổi bật của đề tài - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về tổ chức và luyện tập đội ngũ từng người không có súng môn GDQP-AN lớp 10 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Đề xuất các phương pháp luyện tập đội ngũ từng người không có súng. - Thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả thực nghiệm. 7. Đóng góp của đề tài: - Kế thừa và làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn về việc đổi mới giáo dục và phương pháp giảng dạy. - Làm sáng tỏ cơ sở thực tiễn của dạy học hoạt động sáng tạo môn GDQP-AN nói chung và GDQP-AN lớp 10 nói riêng. - Đề xuất một số phương pháp dạy học thực hành môn GDQP-AN lớp 10 nhằm phát triển tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh. 4
  5. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. VẤN ĐỀ CỦA SÁNG KIẾN. Đề tài chắc hẳn không phải là mới nhưng đối với mỗi cá nhân có các giải pháp riêng nên trong khuôn khổ bài viết này tôi nghiên cứu về nguyên nhân tại sao trên thực tế có nhiều học sinh không yêu thích môn giáo dục quốc phòng và từ đó tôi tìm ra một số phương pháp dạy - học tích cực để giúp học sinh thích thú, sôi nổi hơn khi học bộ môn này. Từ đó các em thấy được tính cần thiết của môn GDQP - AN trong trường THPT cũng như trong đời sống. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này tôi không có tham vọng trình bày toàn bộ các phương pháp dạy môn GDQP - AN mà chỉ đưa ra kinh nghiệm cóp nhặt được qua thực tế giảng dạy và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân vào việc thực hiện đề tài. - Đề tài này được thực hiện trong một số giờ dạy của bài “đội ngũ từng người không có súng” trong chương trình giáo dục quốc phòng ở khối lớp 10 1. Cơ sở lý luận Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Đảng ta luôn xác định: “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ cùng với xu thế hội nhập và sự cạnh tranh gay gắt của thế giới ngày nay, tri thức đóng vai trò là nguồn lực quyết định đối với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Vấn đề đó đặt ra những đòi hỏi mới, những thách thức to lớn đối với sự phát triển giáo dục - đào tạo. Việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo yêu cầu trước hết phải đổi mới quá trình dạy và học, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy - học. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VII đã khẳng định “Phải đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Như vậy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy là một việc làm cần thiết, là yêu cầu tất yếu trong quá trình giáo dục và đào tạo hiện nay. Chúng ta đều biết, phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động của người dạy và học. Nói cách khác, đó là sự thống nhất giữa cách dạy, cách học của giáo viên và học sinh. Đổi mới phương pháp dạy và học không phải là tạo ra một phương pháp mới hoàn toàn khác với phương pháp cũ, để loại trừ phương pháp cũ mà thực chất là phát huy những nhân tố tích cực của phương pháp cũ đồng thời tạo ra phương pháp mới tiến bộ hơn, ưu việt hơn, đem lại hiệu quả cao hơn. Đổi mới phương pháp dạy học là sự vận dụng linh hoạt những phương pháp giảng dạy truyền thống, kết hợp giữa phương pháp truyền thống và các biện pháp tích cực khác nhằm đạt được mục đích đề ra. Theo nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 5
  6. X đã khẳng định “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay, đổi mới và hoàn thiện nghiêm minh chế độ thi cử ”. Đổi mới là sự cải tiến hoàn thiện phương pháp dạy và học đang sử dụng, là sự bổ sung phối hợp nhiều phương pháp dạy học để khắc phục mặt hạn chế của phương pháp đã và đang sử dụng, nhằm đạt được mục tiêu dạy học. Như vậy, thực chất của việc đổi mới phương pháp dạy học chính là người thầy dạy cho học sinh cách học, cách tư duy, bồi dưỡng năng lực tự học, tự đánh giá, tự phát hiện vấn đề mới và tìm cách giải quyết, trên cơ sở đó giúp cho người học nắm vững được kiến thức và vận dụng được vào thực tiễn. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Đặc điểm môn học GDQP - AN Mỗi môn học đều có nét đặc thù riêng, điểm nổi bật của môn học GDQP - AN là bao gồm cả nội dung lý thuyết và nội dung thực hành, đặc thù về nội dung và phương pháp giảng dạy được thể hiện bằng các phương pháp, kỹ năng, thao tác trình bày các vần đề về đường lối quân sự, công tác quốc phòng, vừa được thể hiện các ý đồ tác chiến, chiến thuật với các loại vũ khí hiện đại cả trên lớp học và ngoài thao trường bãi tập. Do vậy để nâng cao chất lượng học tập GDQP - AN, việc đổi mới phương pháp giảng dạy là rất cần thiết, cần được tiến hành thường xuyên, liên tục. Đổi mới phương pháp giảng dạy GDQP - AN góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng phẩm chất, đạo đức và rèn luyện, góp phần đào tạo con người mới phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, tính kỷ luật, có kiến thức quốc phòng, có kỹ năng quân sự cần thiết, sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc. Các nội dung thực hành trong chương trình GDQP - AN đều là nội dung khó đối với học sinh THPT, nhất là đối với học sinh khối lớp 10 lần đầu tiên được làm quen với môn học mới, có nhiều nội dung phải học tập rèn luyện ngoài trời, phải vận dụng lý thuyết để thực hiện động tác thực hành nên dễ có tư tưởng chán nản, ngại học tập và rèn luyện. Học điều lệnh đội ngũ là nền tảng, là cơ sở để học các nội dung thực hành khác như điều lệnh đội ngũ có súng, kỹ thuật sử dụng lựu đạn, kỹ thuật sử dụng súng AK, CKC, chiến thuật bộ binh, băng bó vết thương, xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật. Trong giảng dạy nội dung điều lệnh đội ngũ, ngoài nhiệm vụ giới thiệu nội dung các động tác thực hành thì công việc quan trọng đối với giáo viên là việc tổ chức duy trì luyện tập cho học sinh, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành, thực hiện phương châm “ Kết hợp lý thuyết với thực hành, lấy thực hành làm chính ” nhằm đạt được mục đích yêu cầu của bài học. Như vậy, tổ chức luyện tập để đạt kết quả tốt là mục tiêu chính của bài giảng thực hành, việc đổi mới phương pháp giảng dạy các nội dung thực hành nói chung và điều lệnh đội ngũ nói riêng cần phải chú trọng tới đổi mới hình thức và phương pháp luyện tập để nâng cao kết quả học tập. 6
  7. 2.2. Thực trạng công tác dạy và học GDQP - AN nói chung và nội dung điều lệnh đội ngũ nói riêng ở các trường THPT Hiện nay đội ngũ giáo viên giảng dạy GDQP - AN ở các trường THPT còn thiếu nhiều nên các trường phải sử dụng giáo viên kiêm nhiệm, giáo viên mời giảng. Đội ngũ giáo viên phần lớn là không chuyên trách nên phương pháp sư phạm còn hạn chế, ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy. Do điều kiện về thao trường, bãi tập, về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học ở mỗi nhà trường có sự khác nhau nên chất lượng và hiệu quả các bài giảng điều lệnh đội ngũ chưa đồng đều. Ở một số trường đội ngũ giáo viên giảng dạy GDQP - AN được đảm bảo về số lượng và chất lượng. Nhưng bên cạnh đó có nhiều trường hiện nay đang thiếu giáo viên trầm trọng, đội ngũ giáo viên làm công tác giảng dạy GDQP - AN gồm rất nhiều đối tượng chẳng hạn như: Giáo viên thể dục, cán bộ quân đội, sĩ quan quân sự địa phương,… hầu hết đội ngũ giáo viên giảng dạy môn học GDQP - AN chưa được đào tạo cơ bản. Cho nên phương pháp sư phạm, nghiệp vụ sư phạm, hình thức tổ chức dạy – học GDQP - AN còn yếu. Công tác quản lý, rèn luyện học sinh thiếu chặt chẽ. Trong giảng dạy còn mang tính lý thuyết, thiếu thực tế. Việc xác định kế hoạch, chương trình giảng dạy chưa lôgic, khoa học và phù hợp với đối tượng người học. Tổ chức lớp học với quân số đông, trong giảng dạy còn xem nhẹ việc tổ chức ôn tập. Đặc biệt trong quá trình giảng dạy điều lệnh đội ngũ, phần lớn giáo viên chỉ tập trung nhiều vào giới thiệu động tác, còn xem nhẹ việc tổ chức duy trì luyện tập các nội dung thực hành, thường sử dụng hình thức tổ chức và phương pháp luyện tập cũ. Khi bố trí đội hình lên lớp, vì điều kiện học sinh đông nên giáo viên thường tổ chức đội hình nhiều hàng ngang theo hình chữ L hoặc hình chữ U. Những học sinh ngồi ở các hàng phía sau rất khó quan sát các động tác giáo viên làm mẫu, thậm chí còn nói chuyện riêng gây mất trật tự nên không nghe được giáo viên giảng bài, không nắm được nội dung cơ bản. Khi tổ chức luyện tập, giáo viên phổ biến thứ tự các bước luyện tập theo nội dung bài học, hướng dẫn một cách chung chung rồi phân chia vị trí tập luyện cho từng lớp. Trong thời gian này chủ yếu do học sinh tự luyện tập, cán sự lớp không quản lý được, vì lượng học sinh đông nên giáo viên cũng không thể kiểm tra uốn nắn và sửa sai được kịp thời. Từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan, có thể đánh giá việc tổ chức luyện tập điều lệnh đội ngũ của giáo viên bộc lộ những tồn tại sau: - Tổ chức duy trì luyện tập chưa thực sự sâu sắc, chưa chặt chẽ, chưa theo dõi sát sao việc luyện tập của học sinh. Do vậy không phát hiện và sửa sai kịp thời, học sinh tập sai nhiều sẽ hình thành thói quen, cố tật. Chủ yếu là học sinh tự duy trì luyện tập, nhớ đến đâu tập đến đó, chưa biết tập dứt điểm từng động tác. - Chưa bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ phụ trách từng lớp, từng nhóm, chưa phát huy được vai trò đội ngũ cán bộ là học sinh kiêm chức và phối kết hợp giữa giáo 7
  8. viên với học sinh trong quá trình tổ chức duy trì luyện tập. Thời gian để học sinh tự luyện tập dài, thời gian luyện tập theo đội hình tổ nhóm quá ít, không tổ chức bình tập sửa sai, tạo cảm giác chán nản, thiếu tập trung dẫn tới nhiều học sinh chơi đùa, làm việc riêng. Học sinh chưa biết cách sửa sai, tổng hợp động tác khó để giáo viên hướng dẫn sửa sai, thậm chí nhiều học sinh chưa nắm vững được kỹ thuật cơ bản của động tác. Bên canh đó còn rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh như: - Học sinh chưa nhận thức được rõ tầm quan trọng của công tác GDQP - AN có hơn 80% số học sinh cho rằng môn học GDQP - AN là bình thường, ít quan trọng, coi như là môn phụ. - Phần lớn học sinh chưa thích học các nội dung thực hành. - Tinh thần tự giác luyện tập của học sinh chưa cao, ngay cả trên lớp. Có hơn 45% số học sinh chưa tự giác luyện tập. - Việc học tập rèn luyện ngoại khóa hầu như là không có, đến hơn 75% số học sinh không luyện tập ngoại khóa.Trong thực tế hiện nay một số trường có sân tập rộng, bảo đảm đủ điều kiện cho việc tổ chức học tập của học sinh có nhiều thuận lợi. Giáo viên có thể cho cả lớp tập luyện theo kế hoạch bài giảng trên địa hình sân để hình thành kỹ năng động tác, mà không xảy ra hiện tượng người học, người nghỉ chỉ vì không đủ diện tích của bãi tập để học. Hiện nay, ở rất nhiều trường thao trường, bãi tập của các trường chưa đảm bảo với nội dung học thực hành, chưa đúng, chưa đủ kích thước, cả khối học trên một bãi tập với nhiều nội dung thực hành khác nhau, không đủ diện tích cho học sinh luyện tập, không đảm bảo an toàn cho người dạy và người học đã tự cắt xén nội dung học thực hành. Ở một số trường THPT, bãi tập để tổ chức dạy - học bài điều lệnh đội ngũ thì gồ ghề, chưa được bằng phẳng. Thao trường học bắn súng ghép cùng với ném lựu đạn. Từ đó việc quản lý, tổ chức cho học sinh học tập của giáo viên rất khó khăn nên đã ảnh hưởng đến chất lượng học thực hành của học sinh. Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu chủ quan và khách quan của người dạy và người học, điều kiện sân bãi, dụng cụ, phương tiện học tập, hình thức và phương pháp áp dụng trong quá trình luyện tập. Vì vậy cần có những biện pháp để tác động trở lại đối với người học để phát huy tinh thần tự giác học tập, khả năng tư duy sáng tạo, tận dụng tối đa thời gian trên lớp để giúp học sinh nắm chắc được kiến thức cơ bản, học đến đâu hiểu đến đó, học mới ôn cũ, thực hiện được kĩ thuật động tác, hình thành kỹ năng thực hành. II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN SÁNG KIẾN. 1. Hình thức tổ chức và phương pháp luyện tập 1.1. Hình thức tổ chức luyện tập 8
  9. Hình thức tổ chức luyện tập là xác định đơn vị để luyện tập một cách thống nhất, khoa học, phù hợp với từng nội dung và đối tượng giảng dạy nhằm đạt tới mục đích, nhiệm vụ giảng dạy đề ra. Yêu cầu khi tổ chức tập luyện cần phải sắp xếp, bố trí việc tập luyện của cá nhân, nhóm, tập thể theo một trật tự nhất định đối với từng bài tập cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của quá trình tập luyện, nâng cao chất lượng giảng dạy. Hình thức tổ chức tập luyện rất đa dạng và nó được thay đổi tùy theo mục đích, nhiệm vụ và nội dung dạy học, tùy theo số lượng học sinh, thời gian, không gian tiến hành luyện tập để tổ chức cho phù hợp. Trong quá trình luyện tập thường sử dụng hình thức tổ chức luyện tập cá nhân, nhóm và tập thể kết hợp với việc sắp xếp đội hình luyện tập phù hợp để nâng cao hiệu quả học tập. Đội hình luyện tập phải phù hợp với từng môn học, từng nội dung luyện tập, đáp ứng yêu cầu và điều kiện sân bãi, dụng cụ. Có nhiều loại đội hình như đội hình hàng ngang xen kẽ, đội hình hàng ngang lần lượt tập, đội hình hàng dọc… Hình thức tổ chức tập luyện phù hợp giúp cho học sinh có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần học tập và rèn luyện, từng bước phát triển khả năng sáng tạo, tư duy. Tổ chức luyện tập chặt chẽ, hợp lí, khoa học sẽ nâng cao được chất lượng dạy và học, đó là điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp thu và lĩnh hội kiến thức, đồng thời phát huy khả năng chủ động sáng tạo của học sinh. Hình thức tổ chức luyện tập từng người: Đây chính là giai đoạn luyện tập của người học, từng người phải tự mình tư duy lại những nội dung đã học, bài tập tổng hợp, liên hoàn. Hình thức này có thể có sự theo dõi giúp đỡ của giáo viên hoặc do học sinh tự tập một cách độc lập, đòi hỏi người tập phải có tinh thần tự giác, có ý chí phấn đấu và quyết tâm luyện tập cao, nhất là khi luyện tập không có giáo viên giúp đỡ. Hình thức tổ chức luyện tập theo nhóm: Với hình thức này số lượng học sinh được phân thành từng nhóm khác nhau, có người phụ trách trong nhóm và thực hiện các nội dung có thể khác nhau, ở những vị trí khác nhau, dưới sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên. Bằng hình thức tổ chức luyện tập nhóm, sẽ dần dần hình thành ở học sinh tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, có hứng thú trong luyện tập và quan trọng là học sinh có điều kiện trao đổi và học hỏi lẫn nhau. Hình thức tổ chức luyện tập đồng loạt (tập thể): Đây chính là giai đoạn hợp luyện của một đơn vị (lớp học) sau khi đã được luyện tập phân nhóm. Hình thức này mang tính hiệp đồng tập thể cao, được áp dụng cho các dạng luyện tập trong đội hình cả đơn vị. Ví dụ: Toàn lớp cùng tập một bài thể dục hoặc xếp thành đội hình khối tập đi đều theo nhịp hô thống nhất của giáo viên. Các hình thức tổ chức luyện tập trên có mối quan hệ tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau. Để phù hợp với nội dung bài học, từng đối tượng, có thể sử dụng phối hợp các hình thức tổ chức trên trong cùng một buổi luyện tập để đạt kết quả học tập cao nhất. 9
  10. Như vậy trong quá trình dạy và học, việc vận dụng các hình thức tổ chức luyện tập phù hợp là rất cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học GDQP. Với nội dung điều lệnh đội ngũ, thông qua hình thức tổ chức luyện tập giúp học sinh hiểu biết về điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định trong quân đội. Qua đó, hình thành cho học sinh những kỹ năng quân sự cần thiết, rèn luyện tư thế tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể. 1.2. Phương pháp luyện tập Phương pháp luyện tập biểu thị cách thức tiến hành luyện tập, là việc áp dụng các biện pháp cụ thể giúp cho người tập thực hiện được nội dung của bài tập một cách thuận lợi, dễ dàng và đạt hiệu quả cao. Phương pháp luyện tập cũng rất phong phú và linh hoạt, thường có những phương pháp như: phương pháp lặp lại, phương pháp tập luyện thay đổi, phương pháp xoay vòng đồng bộ.Tuỳ theo nhiệm vụ, nội dung, chương trình, đối tượng và điều kiện sân bãi, yêu cầu đạt được của từng nội dung cần luyện tập để phối hợp vận dụng các phương pháp cho phù hợp. Một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình tổ chức tập luyện cho học sinh là giáo viên phải vận dụng phương pháp luyện tập sao cho vừa sức, theo mức độ từ thấp đến cao để đáp ứng với trình độ và khả năng luyện tập của học sinh. Phương pháp luyện tập phù hợp sẽ giúp người tập có cảm giác thoải mái, không bị gò bó, miễn cưỡng và dễ xác định được phương hướng, nhớ được thứ tự, nhịp điệu, cường độ động tác. Vì vậy, phương pháp tập luyện mà giáo viên đưa ra trong quá trình tập luyện rất quan trọng, thông qua phương pháp luyện tập để phát huy khả năng sáng tạo, tư duy lôgíc, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần học tập, rèn luyện và hình thành kỹ năng thực hành của học sinh. Nếu áp dụng phương pháp luyện tập chặt chẽ, khoa học thì trong buổi tập sẽ giúp học sinh vừa dễ tiếp thu bài mới đồng thời củng cố vững chắc bài cũ. Khi lựa chọn và xác định phương pháp luyện tập, cần căn cứ vào: - Mục tiêu, yêu cầu cần đạt được của buổi luyện tập. - Đối tượng luyện tập: Lứa tuổi, trình độ nhận thức và khả năng thực hiện. - Công tác bảo đảm cho luyện tập: Điều kiện sân bãi, ảnh hưởng của địa hình, thời tiết và các yếu tố có liên quan khác. Nếu áp dụng phương pháp luyện tập không phù hợp trong quá trình tổ chức luyện tập sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tập luyện như: không tạo được sự hứng thú và phát huy được tính tích cực trong luyện tập, người tập dễ cảm thấy nhàm chán, không tự giác tập. Giáo viên khó kiểm soát và duy trì luyện tập dẫn đến việc theo dõi, quan sát học sinh luyện tập không được chặt chẽ, sát sao tới từng đối tượng, không phát hiện được lỗi sai của học sinh để sửa sai ngay từ ban đầu. Những điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành kỹ năng thực hành cho học sinh, vì vậy cần có phương pháp luyện tập phù hợp để nâng cao hiệu quả học tập GDQP nói chung và nội dung điều lệnh đội ngũ nói riêng. 10
  11. Tóm lại, hình thức tổ chức và phương pháp luyện tập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất trong suốt quá trình tập luyện để hình thành tri thức, kỹ năng thực hành cho người học. Nếu tổ chức chặt chẽ, khoa học, vận dụng phương pháp luyện tập phù hợp với từng đối tượng thì hiệu quả dạy và học ngày càng được nâng cao. Do vậy, trong quá trình luyện tập nội dung điều lệnh đội ngũ, để hình thành kỹ năng thực hành cho người học, giáo viên phải chú ý đến hình thức tổ chức và phương pháp luyện tập. 2. Giải pháp 2.1 Đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp luyện tập điều lệnh đội ngũ không có súng theo hướng tích cực. Đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp luyện tập không phải là tạo ra một hình thức tổ chức, phương pháp luyện tập hoàn toàn khác so với hình thức tổ chức và phương pháp luyện tập cũ mà thực chất là phát huy tính tích cực của hình thức tổ chức, phương pháp luyện tập cũ, dựa trên nền của cái cũ để tạo ra hình thức tổ chức và phương pháp luyện tập mới tiến bộ hơn, ưu việt hơn. Để đạt được điều đó, tôi đã áp dụng một số biện pháp sau: 2.1.1. Xác định hình thức tổ chức cụ thể cho từng nội dung luyện tập 2.1.1.1 Sử dụng các dụng cụ phục vụ việc học đi đều Ngoài việc sử dụng các phương pháp giảng dạy truyền thống như trực quan làm mẫu, chia nhóm, xoay vòng tập luyện... qua kinh nghiệm giảng dạy tôi làm dụng cụ phục vụ việc học đi đều như sau: - Dụng cụ hỗ trợ động tác đánh tay và giậm chân, căng dây qua 2 trụ cao ngang tầm ngực (thay đổi chiều cao của dây phù hợp với từng nhóm), thực hiện động tác đanh tay kết hợp giậm chân, căng dây căng cách mặt đất 20cm để học sinh nâng chân. Tập cho học sinh thực hiện động tác 1 cách tương đối chính xác động tác 1đánh tay trong giậm chân và đi đều. 11
  12. Khung chuẩn về độ dài bước chân và khoảng cách chuẩn hàng ngang giữa các hàng (dùng vôi hoặc sơn vẽ trên nền sân). Mỗi ô hàng dọc cách 60cm, ô hàng ngang cách nhau 70cm. Tập cho các em hình dung được cự ly bước chân, khoảng cách hàng ngang khi đi đều 2.1.1.2. Tổ chức luyện tập phù hợp với nội dung luyện tập Từ trước đến nay giáo viên vẫn thường tổ chức luyện tập theo các bước: từng người luyện tập, tổ (nhóm) luyện tập, đội hình tiểu đội (trung đội) và vận dụng đối với tất cả các nội dung luyện tập. Vấn đề đổi mới hình thức tổ chức luyện tập mà tôi muốn đề cập ở đây là việc vận dụng các hình thức trên phải phù hợp với từng nội dung luyện tập, cụ thể như sau: 12
  13. +Từng người luyện tập: Lấy hình thức tổ chức luyện tập từng người là cơ sở chính của việc luyện tập. Vận dụng: Hình thức tổ chức tập luyện này áp dụng khi ôn luyện những nội dung mới, các động tác kỹ thuật mà học sinh chưa nắm vững cần củng cố lại hoặc khi cần ôn luyện kiểm tra. +Từng nhóm luyện tập: Từng nhóm luyện tập là đơn vị luyện tập chia thành từng phân đội nhỏ (theo quan điểm chia nhỏ tập nhiều) mỗi nhóm tập có thể là một tổ gồm 10 đến 12 người tuỳ theo quân số lớp học. Mỗi nhóm được tập ở các vị trí khác nhau, có thể cùng tập một nội dung hoặc mỗi nhóm tập một nội dung khác nhau, sau đó luân phiên đổi tập các nội dung bài tập theo quy ước của giáo viên giảng dạy. Yêu cầu có người chỉ huy (do cán sự lớp phụ trách), giáo viên là người quan sát theo 13
  14. dõi, giúp đỡ sửa sai cho các nhóm. Trong quá trình tổ chức luyện tập cần phân phối đều thời gian và luân phiên giữa các nhóm tập đủ các nội dung của bài học. Vận dụng: Việc tổ chức luyện tập theo hình thức tổ nhóm vận dụng đối với những động tác đơn giản, khi học sinh đã nắm được kỹ thuật cơ bản hoặc luyện tập phân đoạn của nội dung đội ngũ đơn vị…dưới sự quan sát theo dõi sửa sai của giáo viên hoặc người phụ trách, cán sự lớp đã được bồi dưỡng trước. 14
  15. +Tập luyện đồng loạt: Tập đồng loạt là tất cả đơn vị cùng tập dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên như tổ chức tập động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ... theo tín hiệu của giáo viên hoặc theo nhịp hô của cán bộ lớp, giáo viên quan sát và sửa sai. Vận dụng: Cách tổ chức tập luyện này áp dụng khi tập những động tác đơn giản chưa bồi dưỡng được đội phụ trách, sân bãi chật hẹp… 15
  16. 2.1.1.3. Bố trí đội hình luyện tập hợp lý cho từng nội dung + Đội hình hàng ngang lần lượt, hàng ngang xen kẽ (thường hàng chẵn hoặc lẻ qua trái hay phải một bước) dùng để tập luyện đồng loạt các động tác như: động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ Đội hình hàng ngang lần lượt:  x x x . x . x x x x . x x x . x x x x . x x x x . x x x x Đội hình hàng ngang xen kẽ:  x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 16
  17. + Đội hình một hay nhiều hàng dọc, có thể tập theo đội hình “dòng nước chảy ”. Vận dụng để tập động tác đi đều, đi nghiêm trên một đường thẳng, căng dây để tập đánh tay trong đi đều. Ba hàng dọc tập theo đội hình “dòng nước chảy”:  x x x x x x x x x x x x x x x 17
  18. Một hàng dọc tập theo đội hình dòng nước chảy: x x x x x  x  x  x - Đội hình chữ “L” thường sử dụng trong tập luyện đồng loạt như tập đồng tác nghiêm, nghỉ, ngồi xuống - đứng dậy. Đội hình chữ L: x x x x x x  x x x x x x x x x x x x x 18
  19. - Đội hình 2 hàng ngang quay mặt vào nhau: Vận dụng khi tập động tác chào cơ bản, nhìn bên phải hoặc nhìn bên trái chào. x  x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 2.1.2. Sử dụng phương pháp luyện tập xoay vòng đồng bộ theo hướng tích cực Phương pháp luyện tập xoay vòng đồng bộ là việc duy trì trong một buổi tập sao cho người học có thể được luân chuyển nội dung học tập, ôn luyện từ vị trí này sang vị trí khác với các nội dung khác nhau. Nó có ưu điểm là vừa phù hợp với đặc điểm của phần thực hành, vừa phù hợp với tâm sinh lý của học sinh. Theo cách này cũng đảm bảo đủ thời gian để có thể học mới ôn cũ, học đi đôi với rèn luyện tránh được hiện tượng người tập người nghỉ, thời gian học của người học sẽ nhiều hơn. Sơ đồ luyện tập xoay vòng đồng bộ Tổ... Tổ... Tổ... +Nội dung (A) +Nội dung (B) +Nội dung (C) 19 +Thời gian +Thời gian +Thời gian + Phương pháp + Phương pháp + Phương pháp
  20. (Sau khi đổi tập xong 1 lần lại tiếp tục đổi theo vòng) Ưu điểm của phương pháp luyện tập xoay vòng đồng bộ: - Quy mô và hình thức tổ chức luyện tập rất linh hoạt, lớp học có thể được chia thành nhiều bộ phận, tổ (nhóm). Với vị trí luyện tập khác nhau, vì vậy có thể tận dụng được tối đa điều kiện sân bãi, dụng cụ, tài liệu phục vụ cho tập luyện. - Trong một buổi tập, học sinh được luân phiên đổi tập được nhiều nội dung, thực hiện được phương châm “ học mới, ôn cũ ”, vừa có tác dụng để học sinh củng cố lại những kiến thức đã học, vừa tạo điều kiện thuận lợi để rèn luyện kỹ năng thực hành động tác. - Luyện tập xoay vòng đồng bộ làm cho nội dung luyện tập luôn đổi mới, hấp dẫn làm cho người học hứng thú học tập, mặt khác họ luôn được thay đổi trạng thái hoạt động của cơ thể, tránh được tình trạng mệt mỏi, uể oải, chán nản không muốn tập. Bên cạnh đó điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều hạn chế, không đáp ứng đầy đủ cho tất cả mọi người cùng tập một nội dung trong một thời gian nhất định. Nhưng để thực hiện một buổi luyện tập với hình thức xoay vòng đồng bộ đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững chắc, quản lý việc luyện tập một cách khoa học. Mặt khác đòi hỏi ở học sinh tinh thần tự giác luyện tập cao, ý thức tổ chức kỷ luật tốt. Vì vậy, cần quán triệt một số yêu cầu sau: + Phải có kế hoạch về công tác chuẩn bị đầy đủ, chu đáo, tỉ mỉ đến từng nội dung, phù hợp với từng đối tượng người học, phù hợp với điều kiện sân bãi dụng cụ. + Nắm chắc nội dung, luyện tập rèn luyện kỹ năng thực hành, rèn luyện tính kiên trì bền bỉ, tìm tòi suy nghĩ phát huy hết khả năng sáng tạo của người học. + Vận dụng linh hoạt các hình thức và phương pháp luyện tập cũng như các hình thức và phương pháp giảng dạy để làm cho bài học thêm sinh động. 2.1.3. Phát huy vai trò của giáo viên trong quá trình luyện tập 2.1.3.1. Bồi dưỡng người phụ trách, đội làm mẫu, chuẩn bị cơ sở vật chất và bồi dưỡng học sinh yếu - Tổ chức bồi dưỡng trước cho người phụ trách và người làm mẫu - Chuẩn bị cơ sở vật chất: + Chuẩn bị cọc và căng dây đánh tay, kẻ vạch theo độ dài bước chân. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2