intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao chất lượng bài thi sinh học trong kì thi THPT quốc gia bằng cách xây dựng sơ đồ tư duy, câu hỏi, bài tập rèn kĩ năng tự học trong chương 1 và chương 2, Sinh học 12

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:183

6
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm hệ thống, phân loại đề thi THPT quốc gia môn sinh phần kiến thức chương 1, chương 2, sinh học 12; Hệ thống, phân loại đề thi đánh giá năng lực môn sinh phần kiến thức chương 1, chương 2, sinh học 12; Xây dựng sơ đồ tư duy chương 1, chương 2, sinh học 12 để HS tự ôn tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao chất lượng bài thi sinh học trong kì thi THPT quốc gia bằng cách xây dựng sơ đồ tư duy, câu hỏi, bài tập rèn kĩ năng tự học trong chương 1 và chương 2, Sinh học 12

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÀI THI SINH HỌC TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA BẰNG CÁCH XÂY DỰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY, CÂU HỎI, BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG TỰ HỌC TRONG CHƯƠNG 1 VÀ CHƯƠNG 2- SINH HỌC 12 Môn Sinh học Tác giả: 1. Hoàng Thị Châu - Số ĐT: 0949148225 2. Ngô Thị Thanh – Số ĐT: 0978202248 Tổ: Khoa học tự nhiên Nghệ An, tháng 04 năm 2023
  2. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1 3. Phương pháp nghiên cứu 2 4. Những đóng góp mới của đề tài 2 Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 A.Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 3 1. Cơ sở lí luận của đề tài 3 1.1 Tự học 3 1.2 Thi đánh giá năng lực 4 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 4 B. Giải pháp nâng cao chất lượng bài thi sinh học trong kì thi THPT … 6 1. Quy trình thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng bài thi sinh học … 7 2. Giải pháp “Nâng cao chất lượng bài thi sinh học trong kì thi THPT quốc gia … 8 2.1. Sơ đồ tư duy kiến thức trọng tâm chương 1 và chương 2, sinh học 12 8 2.2. Cấu trúc đề thi TNTHPT quốc gia môn sinh 9 2.3. Hệ thống, phân loại đề thi TNTHPT quốc gia môn sinh … 11 2.4. Hệ thống, phân loại đề thi đánh giá năng lực môn sinh… 20 2.5. Sưu tầm, thiết kế, xây dựng các câu hỏi, bài tập chương 1, chương 2 SH 12 25 C. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 43 1. Mục đích khảo sát. 43 2. Nội dung và phương pháp khảo sát 43 2.1. Nội dung khảo sát 43 2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá 43 3 Đối tượng khảo sát 44 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 44
  3. 4.1. Sự cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất 44 4.2. Tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 46 4.3. Đánh giá về tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 47 5. Kết luận 47 D. Kết quả thực nghiệm 48 Phần III. Kết luận 49 1. Kết luận 49 2. Kiến nghị 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Các kí hiệu viết tắt Được đọc là 1 THPT Trung học phổ thông 2 ĐGNL Đánh giá năng lực 3 TN THPT Tốt nghiệp trung học phổ thông 4 TNKQ Trắc nghiệm khách quan 5 SH Sinh học 6 HDHS Hướng dẫn học sinh 7 ĐTTNTHPTQG Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia 8 NB Nhận biết 9 TH Thông hiểu 10 VD Vận dụng 11 VDC Vận dụng cao 12 MDT Mã di truyền 13 ĐH Đại học 14 Đ/S Đúng/Sai 15 VĐ Vấn đề 16 KS Khảo sát 17 GV Giáo viên 18 HS Học sinh 19 GP Giải pháp 20 SL Số lượng 21 TN Thực nghiệm 22 ĐC Đối chứng 23 NST Nhiễm sắc thể
  5. Phần I. Đặt vấn đề 1. Lý do chọn đề tài “Học, học nữa, học mãi” là câu nói hàm chứa ý nghĩa sâu sắc mà ông cha ta truyền lại cho thế hệ sau, câu nói như một minh chứng cho sự quyết tâm cao về tinh thần tự học. Năng lực tự học là một trong những năng lực chung được chú trọng phát triển cho học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Tự học giúp học sinh hiểu sâu, mở rộng, củng cố và ghi nhớ bài học một cách vững chắc nhờ vào khả năng tự phân tích, tổng hợp tài liệu, từ đó có khả năng vận dụng các tri thức đã học vào việc giải quyết những nhiệm vụ học tập mới. Để phát huy khả năng tự học của học sinh, người giáo viên cần có các công cụ và phương pháp hướng dẫn học sinh trong quá trình tự học, trong đó hệ thống sơ đồ tư duy, câu hỏi, bài tập thích hợp theo từng chủ đề của bài học là công cụ hiệu quả được sử dụng trong quá trình tổ chức học sinh tự học. Mặt khác, việc nâng cao chất lượng bài thi trong kì thi THPT quốc gia luôn là trăn trở của người học, người dạy và toàn hệ thống giáo dục. Mà một trong những yếu tố quan trọng để làm tốt bài thi là khả năng tự học, tự rèn luyện tích luỹ kiến thức của mỗi người học. Đối với môn sinh học, chương 1 và chương 2, sinh học 12 có số câu chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thể bài thi THPT quốc gia. Vì vậy xây dựng hệ thống sơ đồ tư duy, câu hỏi, bài tập để rèn học sinh tự học, tiếp thu kiến thức để làm tốt bài thi của mình là việc làm hết sức cần thiết. Với những lý do trên, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Nâng cao chất lượng bài thi sinh học trong kì thi THPT quốc gia bằng cách xây dựng sơ đồ tư duy, câu hỏi, bài tập rèn kĩ năng tự học trong chương 1 và chương 2, sinh học 12”. 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu - Mục đích: Nâng cao chất lượng bài thi sinh học trong kì thi THPT quốc gia bằng cách xây dựng sơ đồ tư duy, câu hỏi, bài tập rèn kĩ năng tự học trong chương 1 và chương 2, sinh học 12. - Phạm vi nội dung: Xây dựng sơ đồ tư duy, câu hỏi, bài tập rèn kĩ năng tự học trong chương 1 và chương 2, sinh học 12 nhằm nâng cao chất lượng bài thi sinh học trong kì thi THPT quốc gia. - Phạm vi thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Lê Hồng Phong, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An và một số trường THPT trong địa bàn tỉnh Nghệ An. 1
  6. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, điều tra, tham vấn chuyên gia, thực nghiệm sư phạm, thống kê toán học 4. Những đóng góp mới của đề tài - Xây dựng quy trình tự học để nâng cao kết quả bài thi THPT quốc gia. - Hệ thống, phân loại đề thi THPT quốc gia môn sinh phần kiến thức chương 1, chương 2, sinh học 12. - Hệ thống, phân loại đề thi đánh giá năng lực môn sinh phần kiến thức chương 1, chương 2, sinh học 12. - Xây dựng sơ đồ tư duy chương 1, chương 2, sinh học 12 để HS tự ôn tập. - Thiết kế các câu hỏi, bài tập chương 1, chương 2, sinh 12 thích hợp cho HS tự học đạt kết quả cao. Phần II. Nội dung nghiên cứu A. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. 1. Cơ sở lí luận của đề tài 1.1. Tự học 1.1.1. Khái niệm tự học - Tự học là việc chủ động tự mình tìm tòi nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng. - Tự học có thể hình thành từ việc tự bản thân nghiên cứu tìm hiểu mà không nhờ vả hay trông chờ vào bất cứ ai. Hoặc tự học còn có thể được hiểu là chúng ta dựa vào kiến thức được thầy cô giáo hoặc người đi trước cung cấp để dựa vào đó hình thành những bài học cho riêng mình. Kĩ năng tự học là khả năng người học vận dụng một cách linh hoạt, chủ động những kiến thức, kỹ năng hiện có để thực hiện thành công nhiệm vụ học tập bằng cách tự lựa chọn và triển khai được các thao tác tác động vào nội dung bài học nhằm chiếm lĩnh tri thức, phát triển kỹ năng, kỹ xảo bản thân để đạt được mục tiêu học tập đã đề ra. 1.1.2. Vai trò của tự học - Tự học giúp con người chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình. - Tự học giúp chúng ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn. 2
  7. - Tự học còn giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì vì nó một quá trình dài đòi hỏi con người phải thật cô gắng mới cho kết quả tốt như mong muốn. 1.1.3. Các bước tự học có hiệu quả: - Bước 1: Ham học hỏi - Bước 2: Đặt mục tiêu học tập - Bước 3: Đánh giá nguồn kiến thức tiếp nhận - Bước 4: Thiết lập quy trình học tập - Bước 5: Áp dụng vào thực tiễn kiến thức tự học - Bước 6: Cộng tác với người khác - Bước 7: Chia sẻ kiến thức 1.2. Thi đánh giá năng lực 1.2.1. Thi đánh giá năng lực là gì? Thi đánh giá năng lực (ĐGNL) là kì thi do các trường Đại học tổ chức riêng và sử dụng kết quả thi thực tế đó để xét tuyển. Kì thi này được coi là một bài kiểm tra cơ bản để đánh giá năng lực của thí sinh một cách toàn diện hơn. 1.2.2. Mục đích của thi ĐGNL - Thi đánh giá năng lực với kết quả độc lập và không phụ thuộc vào kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia cũng như kết quả học bạ của thí sinh đó. - Đối với học sinh/thí sinh: + Giúp các thí sinh sẽ gia tăng cơ hội vào được các trường đại học mà các em mong muốn. + Đánh giá được năng lực toàn diện của các em học sinh THPT, từ đó giúp các em hướng nghiệp sau này. - Đối với các đơn vị tuyển dụng: + Thông qua kỳ thi đánh giá năng lực này, biết được năng lực và kiến thức chính xác hơn của thí sinh qua các môn học và hiểu biết về xã hội. + Ngoài ra, kỳ thi này còn giúp kiểm tra trình độ cơ bản của các thí sinh như sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, phân tích dữ liệu và giải quyết các vấn đề. Từ đó, các trường Đại học chủ động dễ dàng đạt được mục đích tuyển sinh của mình đề ra. + Đa dạng hóa các phương thức tuyển sinh nhằm chọn được nhiều sinh viên chất lượng hơn. 3
  8. 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài - Mong muốn của các thí sinh khi tham gia các kỳ thi THPT quốc gia như kỳ thi TNTHPT, ĐGNL…là làm tốt bài thi, đạt kết quả cao nhất, do đó các em phải có phương pháp tự học thích hợp để nâng cao chất lượng bài thi của mình khi thực hiện các kỳ thi THPT quốc gia, đặc biệt là kỳ thi ĐGNL đang còn mới so với các em. - Để nắm bắt phương pháp tự học giúp nâng cao chất lượng bài thi của các em HS, chúng tôi đã tiến hành điều tra 180 HS tại trường THPT Lê Hồng Phong và kết quả thu được như sau: Thường Thỉnh Chưa thực Thường xuyên Hiếm khi xuyên thoảng hiện BiểuThỉnhminh hoạ đồ thoảng Phương Hiếm khi TT Chưa thực hiện pháp SL SL SL SL % % % % (em) (em) (em) (em) 4% 8,3% Bám vào ma trận, 44, 44,4% 1 cấu trúc 80 78 43,3 15 8,3 7 4 43,3 4 % đề thi Phân loại và 5% giải đề 13,3% 40, 2 thi 73 74 41,1 24 13,3 9 5 40,6% TNTHP 6 41,1% T các năm Phân loại và 18,9% 23,3% làm đề 23, 3 thi 42 63 35 41 22,8 34 18,9 22,8% 3 ĐGNL 35% các năm 4
  9. Tự học bằng 10% 30,6% cách xây 30, 21,1% 4 dựng sơ 55 69 38.3 38 21,1 18 10 6 38,3% đồ tư duy Tự học 21,1% bằng 27,2% 21, 5 cách giải 38 62 34,4 31 17,2 49 27,2 bài tập 1 17,2% 34,4% Pisa Tự học bằng 2,2% cách giải 12,8 % bài tập 6 TNKQ 90 50 63 35 23 12,8 4 2,2 50 % 35 % dạng thông thường Tự học bằng cách giải bài tập TNKQ 10 % dạng 27,2, % 13,9 % khác 27, 7 (điền 49 88 48,9 25 13,9 18 10 2 48,9 % khuyết, ghép đôi, nhiều lựa chọn Đ/S) Với kết quả thu được chúng ta thấy: HS đã bước đầu biết bám vào cấu trúc đề thi từng năm để ôn tập có hiệu quả theo các chủ đề tương ứng, phương pháp sử dụng tự học trong ôn tập chủ yếu của các em là TNKQ thông thường, các em chưa chủ động tự học bằng những bài tập TNKQ dạng mới như điền khuyết, ghép đôi, nhiều 5
  10. lựa chọn Đúng - Sai…, dạng bài tập PISA… Đa số các em chưa biết phân loại và làm đề thi ĐGNL vì kỳ thi này tổ chức riêng với kỳ thi TNTHPT và còn mới so với các em. Do đó, chúng ta cần đề xuất các giải pháp tương ứng để nâng cao chất lượng bài thi môn sinh học trong các kì thi. B. Giải pháp nâng cao chất lượng bài thi sinh học trong kì thi THPT quốc gia bằng cách xây dựng sơ đồ tư duy, câu hỏi, bài tập rèn kĩ năng tự học trong chương 1 và chương 2, sinh học 12. 1. Quy trình thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng bài thi sinh học trong kì thi THPT quốc gia bằng cách xây dựng sơ đồ tư duy, câu hỏi, bài tập rèn kĩ năng tự học trong chương 1 và chương 2, SH 12. Quy trình Phương pháp rèn kĩ năng tự học để nâng cao chất lượng bài thi trong các kì Bước HĐGV HĐHS thi THPT quốc gia 1 HDHS tổng hợp Tổng hợp được - HS tổng hợp được kiến thức chương kiến thức chương kiến thức 1, chương 2, SH12 1, 2, SH12 chương 1, 2, - HS xây dựng được sơ đồ tư duy khái SH12 quát của chương1, chương 2, SH12. 2 HDHS tìm hiểu Tìm hiểu ma - HS tìm hiểu ma trận, cấu trúc đề thi ma trận, cấu trúc trận, cấu trúc TNTHPT và ĐGNL của các năm đề thi TNTHPT đề thi - HS xác định phần kiến thức trọng tâm và ĐGNL các TNTHPT và trong đề thi để phan bố thời gian học năm ĐGNL các tập hợp lý. năm - HS xác định tổng số câu môn sinh học trong cấu trúc bài thi TNTHPT và bài thi ĐGNL, xác định số câu và mức độ nhận thức từng câu ở chương 1, 2 trong cấu trúc đề thi. 3 HDHS phân loại Phân loại đề - HS xác định các câu trong đề thi đề thi TNTHPT thi TNTHPT chính thức, đề thi minh hoạ TNTHPT các năm thuộc các năm thuộc thuộc phần kiến thức chương1,2 SH12; chương1, 2, SH12 chương1, 2, đồng thời sắp xếp các câu đó vào tương SH12 ứng từng bài học trong mỗi chương. - HS xác định mức độ nhận thức từng câu. - HS xác định được các dạng bài thi cơ bản ứng với từng bài trong chương 1,2 SH12. - HS giải các bài tương tự với dạng bài thi 6
  11. 4 HDHS phân loại Phân loại đề - HS sưu tập đề thi, đề luyện thi ĐGNL đề thi ĐGNL các thi ĐGNL các ĐHQG Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, năm thuộc năm thuộc tìm ra điểm khác về cấu trúc đề thi ở 2 chương 1, 2, chương 1, 2, miền Bắc và Nam SH12 SH12 - HS xác định số câu trong đề - HS xác định các câu trong đề thuộc chương1,2 SH12 - HS xác định mức độ nhận thức từng câu - HS khái quát dạng thường gặp và giải các câu dạng tương tự 5 HDHS xây dựng - Xây dựng sơ - HS xây dựng sơ đồ tư duy theo từng các sơ đồ tư duy đồ tư duy từng bài theo nhóm tổ, hoặc theo từng HS để từng bài trong bài trong thích hợp với khả năng tự học, tự ôn tập chương 1, 2, chương 1, 2 của chính bản thân SH12 SH12 Thiết kế các dạng - Trả lời các - HS làm các câu hỏi và bài tập mẫu câu hỏi, bài tập câu hỏi và làm của GV thuộc chương 1, bài tập mẫu 2, SH12 theo các của GV - HS tự tìm các dạng câu hỏi, bài tập dạng bài tương tự tương tự để làm thêm trong quá trình đề thi, chú trọng ôn tập, tự học của bản thân hơn các dạng bài trong đề thi ĐGNL thích hợp cho đối tượng HS 6 Xây dựng các đề Ôn luyện và - HS ôn luyện, làm đề thi. Rút kinh thi đúng cấu trúc làm các đề thi nghiệm cho bản thân, xác định vùng đề thi TNTHPT, GV ra kiến thức mình còn yếu để có kế hoạch ĐGNL dành thời gan tự học và ôn luyện nhiều hơn 2. Giải pháp “Nâng cao chất lượng bài thi sinh học trong kì thi THPT quốc gia bằng cách xây dựng sơ đồ tư duy, câu hỏi, bài tập rèn kĩ năng tự học trong chương 1 và chương 2, sinh học 12” 2.1. Sơ đồ tư duy kiến thức trọng tâm chương 1 và chương 2, sinh học 12 - HS hệ thống hóa kiến thức nền đã học của chương 1, 2 SH12 bằng sơ đồ tư duy 7
  12. 2.1.1. Sơ đồ tư duy kiến thức trọng tâm chương 1, cơ chế di truyền và biến dị, SH 12 H2.1.1. Sơ đồ kiến thức chương 1, cơ chế di truyền biến dị 2.1.2. Sơ đồ tư duy kiến thức trọng tâm chương 2, tính quy luật của hiện tượng di truyền, SH 12 H2.1.2. Sơ đồ kiến thức chương 2, tính quy luật hiện tượng di truyền 2.2. Cấu trúc đề thi TNTHPT quốc gia môn sinh - Phân tích cấu trúc đề thi TNTHPT về số câu trong mỗi bài, trong chương 1, 2, SH12, mức độ nhận thức từng câu để phân bố thời gian tự học và ôn tập hợp lý. - Ví dụ minh hoạ: 8
  13. 2.2.1. Cấu trúc ĐTTNTHPTQG môn sinh năm 2022 Lớp – Phần – Chương – Nội dung Mức độ khó câu hỏi NB TH VD VDC (Dễ) (Trun (Khó) (Khó) g bình) L12 – P5 – C1: Cơ chế di truyền và biến dị 3 2 2 2 L12 – P5 – C2: Tính quy luật của hiện tượng di 5 1 2 4 truyền L12 – P5 – C3: Di truyền học quần thể 1 0 0 1 L12 – P5 – C4: Ứng dụng di truyền học vào 1 0 0 0 chọn giống L12 – P5 – C5: Di truyền học người 0 0 0 1 L12 – P6: Tiến hóa 2 1 1 0 L12 – P57: Sinh thái học 2 2 3 0 L11 – P4 – C1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng 2 2 0 0 Tổng 16 8 8 8 2.2.2. Cấu trúc đề thi minh hoạ TNTHPT môn sinh lần 1 năm 2023 Số câu hỏi theo các đơn vị nhận thức Vận Nội dung Nhận Thông Vận TT kiến thức Đơn vị kiến thức dụng biết hiểu dụng cao Số Số Số Số CH CH CH CH 9
  14. 1 1. Chuyển 1.1. Chuyển hóa vật chất và 1 1 hóa vật chất năng lượng ở thực vật và năng 1.2 Chuyển hóa vật chất và 1 1 lượng năng lượng ở động vật 2 2. Cơ chế di 2.1. Gen, mã di truyền 5 1 1 truyền và biến dị 2.2. Nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã 2.3. Điều hoà hoạt động của gen 2.4. Đột biến gen 1 2.5. NST, đột biến NST 2.6. Tổng hợp cơ chế di 1 truyền 3 3. Tính quy 3.1. Quy luật phân li và quy 3 2 luật của hiện luật phân li độc lập tượng di 3.2. Tương tác gen và tác truyền động đa hiệu của gen 3.3. Liên kết gen và hoán vị gen 3.4. Di truyền liên kết với 1 giới tính và di truyền ngoài nhân 3.5. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen 3.6. Tổng hợp các quy luật di 1 truyền 4 4. Di truyền 4.1. Cấu trúc di truyền quần 1 quần thể thể 5 5. Ứng dụng 5.1. Ứng dụng di truyền học 1 1 di truyền vào chọn giống học vào chọn giống 6 6. Di truyền 6. Di truyền học Người 1 học Người 7 7. Tiến hóa 7.1. Bằng chứng và cơ chế 2 1 1 1 tiến hóa 7.2. Sự phát sinh và phát 1 triển của sự sống trên Trái 10
  15. đất 8 8. Sinh thái 8.1 Cá thể 3 4 2 1 học 8.2 Quần thể 8.3 Quần xã 8.4 Hệ sinh thái, sinh quyển, bảo vệ môi trường Tổng 18 12 6 4 Tỉ lệ 75% 25% 2.3. Hệ thống, phân loại đề thi TNTHPT quốc gia môn sinh phần kiến thức chương 1, chương 2, sinh học 12 - Phân loại các câu trong đề thi theo chương, theo bài học và theo mức độ nhận thức để HS có cái nhìn tổng quát trong quá trình ôn tập và tự học, từ đó HS xác định được các dạng bài thi, xác định số lượng câu hỏi ở mỗi bài học trong đề thi để phân bố thời gian ôn tập, tự học một cách hợp lý, khoa học. - Ví dụ minh hoạ: + VD1: Đề thi chính thức TNTHPT quốc gia môn sinh năm 2022 - Mã đề 215: Chương 1: Cơ chế di truyền biến dị gồm 9 câu: 3 câu NB, 2 câu TH, 2 câu VD, 2 câu VDC Bài 1. Gen, MDT, quá trình nhân đôi AND: Câu 81-NB. Nếu mạch 1 của gen có ba loại nucleotit A, T, X thì trên mạch 2 của gen này không có loại nucleotit nào sau đây? A. A. B. T. C. G. D. X. Câu 116-VDC. Một nhóm nghiên cứu thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng mô hình nhân đôi ADN ở vùng nhân của tế bào nhân sơ. Họ đã nuôi một số vi khuẩn E. coli trong môi trường chỉ có nitơ đồng vị nặng (15N). Sau đó họ chuyển vi khuẩn sang nuôi tiếp năm thế hệ ở môi trường chỉ có nitơ đồng vị nhẹ (14N). Biết số lần nhân lên của vi khuẩn E. coli trong các ống nghiệm là như nhau. Tách ADN sau mỗi thế hệ và thu được kết quả như hình dưới đây. Cho biết X là vị trí của ADN chứa cả hai mạch 15N; Y là vị trí của ADN chứa cả mạch 14N và mạch 15N; Z là vị trí của ADN chứa cả hai mạch 14N. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 11
  16. I. Thí nghiệm trên đã kiểm chứng quá trình nhân đôi ADN theo nguyên tắc bán bảo toàn. II. Nếu một vi khuẩn E. coli được nuôi với các điều kiện thí nghiệm như trên thì luôn có hai mạch ADN chứa 15N ở mỗi thế hệ. III. Ở thế hệ thứ 4, tỉ lệ ADN ở vị trí Y không thay đổi so với thế hệ thứ 3. IV. Ở thế hệ thứ 5, tỉ lệ ADN ở vị trí Y so với ADN ở vị trí Z là 1/15. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Bài 4. Đột biến gen Câu 83-TH. Dạng đột biến điểm nào sau đây làm tăng số liên kết hidro của gen? A. Thay thế một cặp G - X bằng một cặp X - G. B. Thay thế một cặp A - T bằng một cặp T - A. C. Mất một cặp A - T. D. Thêm một gặp G - X. Câu 108-TH. Phát biểu nào sau đây về đột biến gen là sai? A. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá. B. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn làm thay đổi chức năng của prôtêin. C. Đột biến gen có thể có hại, có lợi hoặc trung tính đối với thể đột biến. D. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen. Câu 119-VD. Ở sinh vật nhân sơ, mạch khuôn của đoạn gen B có trình tự các nuclêôtit trong vùng mã hoá như sau: Gen B: 3’...TAX ATG AXX AGT TXA AGT AAT TTX TAG XAT ATT...5’. Do đột biến điểm làm xuất hiện ba alen mới có trình tự các nuclêôtit tương ứng là: Alen B1: 3’...TAX ATG AXX AGX TXA AGT AAT TTX TAG XAT ATT...5’. Alen B2: 3’...TAX ATG AXX AGT TXA AGT AAT TAX TAG XAT ATT...5’. Alen B3: 3’...TAX ATG AXX AGT TXA AGT AXT TAX TAG XAT ATT...5’. Phát biểu nào sau đây đúng? A. mARN được tạo ra từ alen B2 dịch mã cần môi trường cung cấp 2 axit amin foocmin mêtiônin. B. Các đoạn pôlipeptit được tạo ra từ các alen đột biến có số axit amin bằng nhau. C. Alen B1 được tạo ra từ gen ban đầu do đột biến thay thế một cặp T - A thành cặp A - T. 12
  17. D. Sơ đồ xuất hiện các alen đột biến từ gen B là B3 ← B → B2 → B1. Bài 5. Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể Câu 101-NB. Dạng đột biến cấu trúc NST sau đây làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở đại mạch? A. Lặp đoạn. B. Chuyển đoạn. C. Đảo đoạn. D.Mất đoạn. Bài 6. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể Câu 98-NB. Ở người, dạng đột biến nào sau đây gây hội chứng Đao? A. Thể ba NST số 23. B. Thể một NST số 23. C. Thể ba NST số 21. D. Thể một NST số 21 Câu 107-VD. Tiến hành lai xa giữa hai loài thực vật có kiểu gen: aaBb và DdEe tạo ra F1. Theo lí thuyết, tiếp tục đa bội hoá các hợp tử F1 thì tạo ra kiểu gen nào sau đây? A. aaBbDdEe. B. AAbbDDEE. C. aaBbDDEe. D.aaBBddEE. Câu 112-VDC. Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AB/ab Dd đang giảm phân, trong đó cặp NST chứa hai cặp gen A, avà B, b không phân li ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; cặp D, d và các cặp NST khác phân li bình thường. Biết các gen không xảy ra hoán vị. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I.Kết thúc quá trình giảm phân tạo ra 4 giao tử đột biến. II.Giao tử được tạo ra có thể có kiểu gen AB hoặc abDd. III.Các giao tử được tạo ra có bộ NST là (n + 1) và (n - 1). IV.Số loại giao tử tối đa được tạo ra là 2. A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Chương 2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền có 12 câu gồm 5NB, 1TH, 2VD, 4VDC Bài 8 Quy luật Menden: Quy luật phân ly Câu 87-NB. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra đời con có kiểu gen aa chiếm tỉ lệ 25%? A. aa × aa. B. AA × Aa. C.Aa × Aa. D.Aa × aa. Bài 9. Quy luật Menden: Quy luật phân ly độc lập Câu 86-NB. Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen AaXBY tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử? A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 104-VD. Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa 13
  18. trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra đời con có cây thân thấp, hoa trắng chiếm tỉ lệ 12,5%? A. AaBb × AaBb. B. Aabb × aaBb. C. AABb × AaBb. D.AaBb × Aabb. Câu 111-VDC. Ở thực vật, xét hai cặp gen: A, a và B, b quy định hai tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I.Loài (I): Giao phấn giữa hai cây dị hợp hai cặp gen (P) tạo ra F1. Ở F1, các cây chứa hai tính trạng trội có kiểu gen dị hợp luôn chiếm tỷ lệ 50%. II.Loài (II): Giao phấn giữa hai cây dị hợp hai cặp gen (P) có kiểu gen khác nhau thì có thể tạo ra F1 có 10 loại kiểu gen. III.Loài (III): Giao phấn giữa hai cây dị hợp hai cặp gen (P) tạo ra F1. Ở F1, các cây chứa một tính trạng trội có tỉ lệ tối đa là 50%. IV.Loài (IV): Giao phấn giữa hai cây dị hợp hai cặp gen (P) tạo ra F1. Cho các cây chứa hai tính trạng trội ở F1 giao phấn ngẫu nhiên tạo ra F2 có loại kiểu gen chứa hai alen lặn chiếm tối đa là 50%. A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 115-VD. Ở một loài động vật, xét hai gen phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và cả hai gen đều biểu hiện ở cả hai giới. Cho biết ở loài này có cặp NST giới tính là XX và XY. Nếu không xét tính đực và tính cái thì quần thể có tối đa sáu loại kiểu hình về hai tính trạng này; số loại kiểu gen ở giới đực gấp hai lần số loại kiểu gen ở giới cái. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong quần thể, số loại giao tử cái nhiều hơn số loại giao tử đực . B. Trong quần thể có tối đa 378 kiểu phép lai về hai gen trên. C. Hai gen này nằm trên hai cặp NST thường khác nhau. D. Một cá thể giảm phân tạo ra tối đa 8 loại giao tử về hai gen trên. Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen Câu 96-NB. Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau là hiện tượng di truyền nào sau đây? A. Di truyền phân li độc lập. B. Tương tác cộng gộp. C.Tác động đa hiệu của gen. D. Tương tác bổ sung. Câu 120-VDC. Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập cùng quy định theo sơ đồ sinh hoá sau: 14
  19. Các alen lặn a và b không tạo được enzim A và B tương ứng do đó quy định kiểu hình màu trắng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I.Trong quần thể, kiểu hình hoa đỏ do nhiều loại kiểu gen quy định nhất, kiểu hình hoa trắng do ít loại kiểu gen quy định nhất. II.Phép lai giữa một cây hoa vàng với một cây hoa tím tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu hình. III.Dựa vào tỉ lệ kiểu hình ở đời con của phép lai tự thụ phấn, có thể xác định chính xác kiểu gen của một cây bất kì. IV.Nếu cặp phép lai thuận - nghịch chỉ được tính là một kiểu phép lai thì có tối đa 20 kiểu phép lai khác nhau tạo ra đời con không có sự phân li kiểu hình. A.3. B. 1. C. 4. D. 2. Bài 11. Liên kết gen và hoán vị gen Câu 92-TH. Theo lí thuyết, phép lai P: AB/AB x aB/aB tạo ra F1 có bao nhiêu loại kiểu gen? A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 118-VDC. Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai giữa hai cây dị hợp hai cặp gen (P) tạo ra F1 có tỉ lệ kiểu hình chứa hai tính trạng trội là 50%; tỉ lệ kiểu gen chứa một alen trội là 16%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I.F1 có tỉ lệ kiểu gen chứa ba alen trội là 8%. II.F1 có tỉ lệ kiểu hình chứa ít nhất một tính trạng lặn là 50%. III.F1 có tỉ lệ kiểu gen đồng hợp là 34%. IV.Quá trình giảm phân của một trong hai cây ở P đã xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa hai trong bốn crômatit của cặp NST kép tương đồng chứa hai gen trên. A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Bài 12. Di truyền liên kết giới tính và di truyền ngoài nhân Câu 100-NB. Theo lí thuyết, trường hợp nào sau đây ở thú, tính trạng do gen quy định chỉ biểu hiện ở giới đực? A. Gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. 15
  20. B. Gen nằm trong tế bào chất và gen nằm trên NST thường. C. Gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính Y. D. Gen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y. Bài 13. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen Câu 105-NB. Người ta làm thí nghiệm trên giống thỏ Himalaya như sau: Cạo một phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó một cục nước đá; sau một thời gian, tại vị trí này, lông mọc lên lại có màu đen. Phát biểu nào sau đây đúng khi giải thích về hiện tượng này? A. Nhiệt độ thấp làm bất hoạt các enzim cần thiết để sao chép các gens quy định màu lông. B. Nhiệt độ thấp làm cho alen quy định lông trắng bị biến đổi thành alen quy định lông đen. C. Nhiệt độ thấp gây ra đột biến làm tăng hoạt động của gen quy định lông đen. D. Nhiệt độ thấp làm thay đổi biểu hiện của gen quy định màu lông thỏ. + VD2: Đề thi minh hoạ TNTHPT môn sinh năm 2023 lần 1: Chương 1: Cơ chế di truyền biến dị gồm 9 câu: 5 câu NB, 2 câu TH, 1 câu VD, 1 câu VDC Bài 1: Gen, MDT, quá trình nhân đôi AND: Câu 83-NB. Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là A. prôtêin. B. enzim. C. pôlixôm. D. gen. Bài 2 Phiên mã và dịch mã Câu 91-NB. Nếu mạch làm khuôn của gen chứa bộ ba 3'ATG5' thì bộ ba tương ứng trên phân tử mARN được phiên mã từ gen này là A. 3'TAX5'. B. 5'TAX3'. C. 5'UAX3'. D. 3'UAX5'. Câu 93-TH. Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã? A. Phức hợp aa - tARN. B. Ribôxôm. C. mARN. D. Gen. Bài 3 Điều hòa hoạt động của gen Câu 95-NB. Theo mô hình của F. Jacôp và J. Mônô, thành phần nào sau đây không nằm trong cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli? A. Gen cấu trúc Y. B. Gen cấu trúc Z. C. Gen điều hoà R. - Gen cấu trúc A. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2