intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao chất lượng, kết quả thi tốt nghiệp môn Giáo dục công dân cho học sinh Trường trung học phổ thông Kỳ Sơn thông qua công tác quản lý và tổ chức dạy học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nâng cao chất lượng, kết quả thi tốt nghiệp môn Giáo dục công dân cho học sinh Trường trung học phổ thông Kỳ Sơn thông qua công tác quản lý và tổ chức dạy học" nhằm mục đích cung cấp một số cơ sở lí luận về phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân. Đồng thời cung cấp một số biện pháp của bản thân 2 chúng tôi nhằm nâng cao chất lượng và kết quả thi tốt nghiệp cho học sinh ở chương trình môn Giáo dục công dân một cách có hiệu quả trong quá trình tiếp thu kiến thức. Đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, của Sở Giáo dục Nghệ An và của trường năm học 2021-2022.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao chất lượng, kết quả thi tốt nghiệp môn Giáo dục công dân cho học sinh Trường trung học phổ thông Kỳ Sơn thông qua công tác quản lý và tổ chức dạy học

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG, KẾT QUẢ THI TỐT NGHIỆP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KỲ SƠN THÔNG QUA CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC LĨNH VỰC: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT KỲ SƠN _________________________________________ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG, KẾT QUẢ THI TỐT NGHIỆP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KỲ SƠN THÔNG QUA CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC LĨNH VỰC: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Tác giả: Nguyễn Thị Tý Lê Văn Tảo Tổ bộ môn: Xã hội Số điện thoại: 0984976345 0975614567 Năm học 2021 - 2022
  3. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục đích của đề tài ........................................................................................... 2 3. Tính mới và kết quả đạt được của đề tài ........................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2 6. Thời gian thực hiện ........................................................................................... 3 PHẦN II: NỘI DUNG ............................................................................................. 4 I. Cơ sở lí luận ....................................................................................................... 4 1. Một số văn bản hướng dẫn về công tác ôn thi .............................................. 4 2. Vai trò của của hoạt động củng cố kiến thức hướng dẫn ôn tập cho học sinh trong việc ôn thi tốt nghiệp ........................................................................ 4 3. Một số cách thức để ôn tập có hiệu quả cho học sinh ................................... 5 4. Một số khái niệm liên quan ........................................................................... 8 II. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 12 1. Đặc điểm chung của Kỳ Sơn ....................................................................... 12 2. Đặc điểm của trường và học sinh Kỳ Sơn .................................................. 14 3. Thực trạng của công tác hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp cho học sinh trung học phổ thông trong kì thi tốt nghiệp .................................................... 15 4. Thực trạng về công tác quản lý, công tác ôn thi tốt nghiệp tại trường trung học phổ thông Kỳ Sơn ........................................................................... 16 III. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, kết quả thi tốt nghiệp môn Giáo dục công dân cho học sinh Trường trung học phổ thông Kỳ Sơn thông qua công tác quản lý và tổ chức dạy học ............................................................ 17 1. Tăng cường vai trò của cán bộ quản lý trong công tác chỉ đạo tổ chức hướng dẫn ôn tập nhằm nâng cao chất lượng, kết quả thi tốt nghiệp môn Giáo dục công dân cho học sinh Trường trung học phổ thông Kỳ Sơn ......... 17 1.1. Lập kế hoạch chung ............................................................................. 18 1.2. Phát huy vai trò của tình nguyện của đảng viên, Công đoàn viên, Đoàn Thanh niên trong việc hỗ trợ công tác dạy học, ôn thi vào ban đêm, thứ bảy, chủ nhật cho học sinh 12 ...................................................... 19 1.3. Chỉ đạo trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dạy học, các phần mềm trực tuyến trong việc tạo đề, tổng hợp và phân tích kết quả thi thử, thi khảo sát chất lượng, học trực tuyến... để có
  4. biện pháp tích cực trong việc ôn thi tốt nghiệp sát đối tượng, quản lý việc học tập của học sinh ở nhà .................................................................. 20 2. Tăng cường, rèn luyện kỹ năng nhận diện, phân tích các dạng đề nhằm nâng cao chất lượng, kết quả thi tốt nghiệp môn Giáo dục công dân cho học sinh Trường trung học phổ thông Kỳ Sơn................................................ 25 2.1. Lập kế hoạch dạy học và ôn thi............................................................ 25 2.2. Phân loại học sinh ................................................................................ 27 2.3. Bám sát cấu trúc đề minh họa, hệ thống lại kiến thức cơ bản, hướng dẫn học sinh cách nhận biết nhận dạng câu hỏi ............................... 29 2.4. Luyện đề ............................................................................................... 34 3. Một số yêu cầu đối với học sinh khi ôn tập nhằm nâng cao chất lượng, kết quả thi tốt nghiệp môn Giáo dục công dân cho học sinh Trường trung học phổ thông Kỳ Sơn ..................................................................................... 35 3.1. Xác định mục tiêu ................................................................................ 35 3.2. Tự học................................................................................................... 37 3.3. Quản lý thời gian 1 cách hợp lý ........................................................... 41 IV. Hiệu quả của đề tài ........................................................................................ 44 1. Kết quả thi tốt nghiệp năm học 2020; năm học 2021 và dự kiến 2022 ...... 44 2. Kết quả thi tốt nghiệp năm học 2020-2021 của 2 lớp bản thân giáo viên tham gia giảng dạy và đã áp dụng các phương pháp trên ....................... 44 PHẦN III: KẾT LUẬN ......................................................................................... 45 1. Phạm vi ứng dụng của đề tài ........................................................................... 45 2. Mức độ vận dụng............................................................................................. 45 3. Kết luận ........................................................................................................... 45 PHỤ LỤC Phụ lục 1 Phụ lục 2 Phụ lục 3 Phụ lục 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 CNTT Công nghệ thông tin 2 CSVC Cơ sở vật chất 3 ĐH Đại học 4 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 5 GDCD Giáo dục công dân 6 GDPT Giáo dục phổ thông 7 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 8 HS Học sinh 9 THCS Trung học cơ sở 10 THPT Trung học phổ thông
  6. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học mỗi nhà trường cần chủ động, sáng tạo xây dựng kế hoạch, kịch bản, giải pháp linh hoạt nhằm sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra trong nhà trường, phù hợp với điều kiện thực tiễn dịch bệnh tại địa phương, hạn chế tối đa tác động tiêu cực của dịch bệnh, đáp ứng yêu cầu chuyển trạng thái hoạt động theo từng cấp độ dịch bệnh và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ năm học. Giáo dục phổ thông nước ta trong đó có bộ môn Giáo dục công dân (GDCD) đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển đổi cách đánh giá sao cho phù hợp với nhu cầu của thực tiễn hiện nay. Trong giai đoạn 2011 - 2020 Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ: "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học"; "Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi". Điều này cho thấy việc đổi mới phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá môn học trong đó có môn GDCD là vấn đề tất cả các giáo viên nói chung và môn GDCD cần quan tâm hiện nay. Để góp phần đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục thì bắt đầu từ năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng phương án tổ chức thi Trung học phổ thông Quốc gia, xét tuyển vào Đại học - Cao đẳng với việc triển khai thi 3 môn Văn, Toán, Anh và 2 tổ hợp môn tự nhiên (Lí, Hóa, Sinh) và tổ hợp môn xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân) trong đó tất cả các môn thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan (trừ môn Văn thi theo hình thức tự luận). Với nh ng thay đổi của kì thi, cùng với tiến trình đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh, các trường đã tích cực hướng dẫn học sinh ôn thi theo hướng tiếp cận chuẩn hóa đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên quá trình biên soạn đề và tổ chức ôn tập sao cho hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu trong tình hình thi hiện nay khiến cho giáo viên gặp nhiều khó khăn. Môn GDCD là một môn học trong hệ thống giáo dục đạo đức. Trước đây môn GDCD được xem là một môn phụ, ít được học sinh, phụ huynh và giáo viên quan tâm nhưng trong nh ng năm gần đây môn GDCD đã trở thành môn thi tốt nghiệp. Nhờ sự định hướng thay đổi đó môn GDCD ngày càng được nâng cao vị thế và tầm quan trọng trong việc hình thành và điều chỉnh nh ng hành vi ứng xử 1
  7. phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp hơn. Bản thân là một giáo viên giảng dạy môn GDCD tôi luôn luôn trăn trở tìm ra các phương pháp dạy học thích ứng, linh hoạt, sáng tạo và có hiệu quả để giúp các em hiểu bài, nắm v ng kiến thức môn học và đạt kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp. Chính vì vậy qua một thời gian quản lý và dạy học chúng tôi đã mạnh dạn viết lên nh ng kinh nghiệm của bản thân qua đề tài “Nâng cao chất lượng, kết quả thi tốt nghiệp môn Giáo dục công dân cho học sinh Trường trung học phổ thông Kỳ Sơn thông qua công tác quản lý và tổ chức dạy học”. Hy vọng qua đề tài này chúng tôi nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để được sự dụng rộng rãi trong ngành. 2. Mục đích của đề tài Đề tài nhằm mục đích cung cấp một số cơ sở lí luận về phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân. Đồng thời cung cấp một số biện pháp của bản thân 2 chúng tôi nhằm nâng cao chất lượng và kết quả thi tốt nghiệp cho học sinh ở chương trình môn Giáo dục công dân một cách có hiệu quả trong quá trình tiếp thu kiến thức. Đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, của Sở Giáo dục Nghệ An và của trường năm học 2021-2022. 3. Tính mới và kết quả đạt đƣợc của đề tài Đây là đề tài lần đầu tiên được áp dụng thực hiện tại trường THPT Kỳ Sơn nói riêng và các trường THPT thuộc các Huyện miền núi nói chung. Đề tài đã khai thác, trang bị cho học sinh nh ng phương pháp, cách thức có tính hệ thống trong việc tổ chức dạy học môn Giáo dục công dân. Tên đề tài có thể là không mới hoặc đã có nh ng tác giả khai thác nhưng tôi xin khẳng định nh ng vấn đề tôi nêu ra ở đây hoàn toàn là nh ng kinh nghiệm, nh ng tâm huyết mà bản thân hai chúng tôi đã đúc kết lại trong quá trình giảng dạy và quản lý của mình và đã được kiểm định qua thực tế. Đề tài đã góp phần nâng cao tính hứng thú, hấp dẫn và hiệu quả cho các giờ học. Đồng thời phát huy tối đa khả năng tính tích cực, chủ động độc lập sáng tạo, tự giác trong quá trình học tập của học sinh. Quan trọng hơn là giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi quan trọng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu ở bộ môn Giáo dục công dân cấp Trung học phổ thông - Thực nghiệm tại trường THPT Kỳ Sơn - Học sinh khối 12. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp chung khi tôi thực hiện đề tài này là: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp điều tra quan sát. - Phương pháp tổng kết và đúc rút kinh nghiệm. 2
  8. 6. Thời gian thực hiện - Đề tài này tôi hình thành ý tưởng từ năm 2020 - Khảo sát, phát triển, đánh giá 2020, 2021 - Đúc rút sáng kiến và áp dụng năm 2021, 2022. 3
  9. PHẦN II: NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận 1. Một số văn bản hướng dẫn về công tác ôn thi - Ngày 16.4, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký ban hành Chỉ thị số 11/CT- TTg về tăng cường chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, giáo dục nghề nghiệp (gọi tắt là kỳ thi và tuyển sinh) năm 2021. Yêu cầu của chỉ thị là các bộ, ngành liên quan và địa phương tập trung thực hiện tốt nh ng công việc trọng tâm được giao để kỳ thi và tuyển sinh năm 2021 triển khai an toàn, nghiêm túc, khách quan, chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi, trực tiếp thực hiện các khâu: ban hành các văn bản chỉ đạo, quy chế, hướng dẫn và triển khai kế hoạch tổ chức kỳ thi và tuyển sinh đại học; chịu trách nhiệm về đề thi; cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời các quy định, thông tin cần thiết về kỳ thi và tuyển sinh; xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác tổ chức thi thống nhất toàn quốc và chấm thi trắc nghiệm bằng máy tính, bảo đảm an toàn; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra. - Công văn 808/SGDĐT-GDTrH ngày 15/5/2021 của Sở GD&ĐT về việc ôn tập cho học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp THPT năm 2021; - Số: 178/KH-THPTKS: Kế hoạch ôn tập cho học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp THPT Năm học 2020-2021 của Trường THPT Kỳ Sơn. 2. Vai trò của của hoạt động củng cố kiến thức hướng dẫn ôn tập cho học sinh trong việc ôn thi tốt nghiệp Trong việc thực hiện dạy học, giáo viên quán triệt tốt việc sử dụng chuẩn kiến thức kỹ năng, biết khai thác thác tốt nội dung sách giáo khoa để làm hoàn thiện nội dung ôn tập. Nhằm giúp HS tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp năm học 2021-2022, ngay khi HS quay trở lại trường học sau thời gian tạm nghỉ phòng, chống dịch COVID- 19, công tác học tập, ôn luyện cho kỳ thi đã được Trường THPT Kỳ Sơn chủ động triển khai thực hiện. Ngoài tập trung dạy học theo nội dung chương trình tinh giảm, thầy và trò nhà trường đã dành nhiều thời gian cho ôn tập củng cố kiến thức các môn thi tốt nghiệp. Để việc ôn tập đạt hiệu quả, nhà trường đã chủ động bố trí giáo viên có kinh nghiệm dạy HS khối 12, giúp các em bám sát và nắm v ng chuẩn kiến thức trong mỗi giờ học. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên yêu cầu HS vận dụng kiến thức một cách có hệ thống, ôn tập theo kế hoạch và khung chương trình, không ôn tập vượt ngoài chương trình quy định. Đặc biệt, ngoài giờ học trên lớp, ban giám hiệu nhà trường yêu cầu mỗi giáo viên tăng cường giao bài 4
  10. tập về nhà cho HS, nhắc nhở các em tự học ở nhà, tham gia học ôn thêm để củng cố kiến thức các môn thi. Để đạt kết quả như mong muốn, thời gian này, ngoài tập trung nghe thầy, cô giảng bài trên lớp, mỗi buổi chiều em đều dành thời gian từ 2 đến 4 giờ để ôn tập, làm đề các môn thi tại nhà và tham gia luyện đề học nhóm. Thời gian buổi tối em học trên trường có sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, chuẩn bị bài theo nội dung chương trình học chính khóa và ôn luyện môn thi. Đối với HS lớp 12, trước nh ng điều chỉnh về kỳ thi THPT, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chỉ đạo các nhà trường cùng với việc dạy học theo khung chương trình chính khóa, chủ động tổ chức ôn luyện cho HS, quan tâm định hướng để các em lựa chọn tổ hợp thi phù hợp với năng lực của mình. Theo đó, các nhà trường cũng đã xây dựng kế hoạch ôn tập cụ thể cho HS. Đặc biệt, từ khi Bộ GD&ĐT công bố đề thi minh họa, việc ôn tập diễn ra khẩn trương hơn. Cùng với giáo viên, mỗi em HS cũng chủ động lên kế hoạch, sắp xếp thời gian học tập và ôn luyện cho bản thân. 3. Một số cách thức để ôn tập có hiệu quả cho học sinh Để ôn tập có hiệu quả trong giai đoạn nước rút thì theo kinh nghiệm của giáo viên giảng dạy và học sinh đã ra trường các em mạnh dạn đưa ra một số phương pháp như sau: - Sơ đồ tư duy: Sơ đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp ghi chép nhanh chóng, tận dụng khả năng nghe, nhìn, xử lý thông tin và hệ thống hóa chúng lại. Trong học tập sử dụng sơ đồ tư duy là phương pháp sử dụng nh ng ký hiệu, hình ảnh sinh động minh họa giúp cho chúng ta ghi nhớ bài dễ dàng và hiệu quả hơn. Trong công việc, sơ đồ tư duy được sử dụng như một công cụ để phân tích vấn đề mang lại hiệu quả cao. Phương pháp này giúp cho bạn dễ dàng nắm bắt, xâu chuỗi vấn đề, liên kết nh ng đối tượng đơn lẻ. Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp khai thác được các khả năng tư duy của não bộ. Lợi ích của việc sử dụng sơ đồ tư duy Cấu tạo chung của một sơ đồ tư duy bao giờ cũng gồm có chủ đề chính (chủ đề trung tâm), nh ng keyword quan trọng - nội dung cốt lõi của chủ đề (nhánh cành, hay nhánh con), nh ng keyword, hình ảnh minh họa, nh ng mối liên hệ (thông qua các liên kết), màu sắc thể hiện và kích cỡ của mối liên kết. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp cho bạn có được cái nhìn tổng quát nhất về đối tượng và giúp bạn xử lý thông tin nhanh, chính xác, giải mã được nh ng d liệu còn ẩn chứa, phát huy khả năng tư duy. Với điểm vượt trội của phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy là kích thích sự sáng tạo và tư duy logic cũng như có thể phát huy tối đa khả năng ghi nhớ, hệ thống hóa các cơ sở d liệu. 5
  11. Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành giáo dục, sơ đồ tư duy là công cụ mang lại hiệu quả cao thực sự của cá nhân và trong hoạt động đội nhóm. Nh ng người thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy sẽ có lối tư duy khoa học và logic hơn rất nhiều. Trong học tập, các bạn học sinh, sinh viên sử dụng sơ đồ tư duy giúp nâng cao sự tập trung, ghi nhớ, từ đó giúp cải thiện kết quả học tập tốt nhất. Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động giảng dạy của thầy cô giúp tạo điều kiện thuận lợi cho tư duy sáng tạo, kích thích khám phá và tìm tòi kiến thức của học sinh. Bên cạnh đó, việc thầy cô hướng dẫn học sinh tự vẽ sơ đồ tư duy theo tư duy và cách tiếp cận vấn đề cũng giúp cho học sinh tự nắm bắt kiến thức tốt hơn, ghi nhớ lâu hơn. Không chỉ trong học tập, trong nhiều lĩnh vực khác như tổ chức sự kiện, người lãnh đạo bộ máy hoạt động, hay nh ng người thường xuyên làm công tác kế hoạch thì sơ đồ tư duy cũng là công cụ h u hiệu. Sơ đồ tư duy được ví như tấm "bản đồ vạn năng" cho trí não, là chìa khóa giúp bạn gợi nhớ thông tin chính xác, dễ dàng và hiệu quả hơn. - Nhóm: Theo nh ng thông tin tham khảo, tìm hiểu của Đại học Việt Nam. Học nhóm là việc một số học sinh, sinh viên có chung mục tiêu về học tập gặp gỡ, giúp đỡ nhau về vấn đề học tập. Một nhóm như vậy có thể là nh ng người yêu thích một môn học nào đó. Có thể là tập hợp của nh ng bạn có sở trường riêng về các môn học khác nhau. Có thể là nhóm gi a bạn học giỏi với bạn học yếu để giúp đỡ…. Học nhóm có thể do tự phát gi a các bạn học với nhau, có thể do sắp xếp của giáo viên chủ nhiệm/nhà trường. Họ thường là nh ng người ở cùng lớp/cùng trường/khu đang sinh sống tập trung lại tại một không gian yên tĩnh được định trước. Có thể là tại lớp học, có thể tại thư viện trường, hay có thể là tại nhà riêng của một thành viên trong nhóm…. Học nhóm tại khuôn viên nhà trường Tại đây các em cùng chia sẻ về kinh nghiệm, cách học của mình, giải quyết nh ng khó khăn của các thành viên trong quá trình học tập. Mỗi nhóm học tập như vậy thường sẽ xác định mục tiêu học tập và tạo sự thống nhất trong một nhóm khi phân công công việc. - Lợi ích không ngờ của việc học nhóm Học nhóm giúp bạn có cơ hội chia sẻ kiến thức với người khác. Đồng thời nhận lại được rất nhiều điều mới, các thành viên có cơ hội được bổ sung kiến thức cho bạn. Qua đó, bạn sẽ nắm v ng nh ng điều đã học ở lớp học hơn. Bên cạnh đó, 6
  12. học nhóm giúp bạn giải quyết nh ng thắc mắc của môn học mà bạn chưa tìm được đáp án hợp lý nhất. Để học nhóm có hiệu quả, cần phải có phương pháp học nhóm rõ ràng, có sự tôn trọng lẫn nhau gi a các thành viên, địa điểm học tập yên tĩnh. Mỗi người có một thế mạnh riêng, mỗi người học giỏi một môn. Và đó là quy luật bù trừ của nh ng người trong cùng một nhóm. Học nhóm sẽ giúp bạn nhận ra điểm mạnh yếu của mình so với nh ng người học cùng bạn. Ngoài ra học nhóm giúp bạn có thể tham khảo được nhiều điều hay ho về cách viết bài của nh ng bạn khác trong nhóm. Bởi mỗi người có một cách ghi chép bài khác nhau, từ đó giúp bạn có được cách học tập tốt hơn. Học nhóm sẽ giúp bạn rèn luyện được tính tập thể. Các thành viên trong nhóm cùng tập trung giải quyết một công việc nên ai cũng phải có tinh thần trách nhiệm cao cho công việc chung. Do vậy, thông qua việc học nhóm, các thành viên rèn luyện cho mình tính tập thể, tự giác và tinh thần trách nhiệm cao. Nếu học một mình, bạn sẽ phải tự mình giải quyết núi bài tập, nh ng thắc mắc được đưa ra thảo luận, tìm hướng giải quyết nhanh chóng hơn. Với một đống bài tập nhưng có sức mạnh tập thể vào thì nhóm sẽ giải quyết chúng nhanh hơn. Học nhóm mang tính chất hỗ trợ, bổ sung kiến thức cho nhau nhưng đồng thời cũng mang tính cạnh tranh khi tranh luận về một vấn đề gì đó. Nhờ đó các thành viên trong nhóm sẽ có thể tư duy nhanh hơn, có khả năng phản biện và sáng tạo. Môi trường học nhóm đảm bảo việc học hiểu sâu hơn về các kiến thức mà nếu học có thể bạn sẽ bỏ qua. Học nhóm sẽ tạo cho các thành viên một khoảng thời gian học tập cố định, tăng khả năng tập trung, có động lực học. Nhất là đối với sinh viên thường không có ý thức cố định giờ giấc học tập. Học nhóm yêu cầu bạn phải tuân thủ giờ giấc học tập mà nhóm đưa ra, không được giờ cao su, không được sai lệch thời gian đồng thời phải có sự chuẩn bị chu đáo cho việc học tập thể. Lâu dần sẽ rèn được thói quen và khả năng tập trung cao cho công việc chung của nhóm, có giờ giấc học hành cố định. Học nhóm cũng giúp bạn mở rộng quan hệ bạn bè hơn, đôi khi đây là cơ hội để bạn tìm được người bạn thân hoặc cũng có thể là “ấy ơi” của bạn đấy. Thông qua việc học nhóm, khả năng giao tiếp của bạn cũng tăng lên đáng kể. Tại môi trường học tập chung, bạn đừng ngần ngại chia sẻ nh ng thắc mắc trong học tập của bạn, cũng đừng vờ giấu đi nh ng kiến thức mà bạn đang có, hãy chia sẻ thật nhiều để nhận lại nhiều hơn thế n a. Học nhóm là bước đệm cho kỹ năng làm việc tập thể trong tương lai, hoà nhập tốt với môi trường tập thể là điều hết sức quan trọng để tạo ra hiệu quả cao nhất. 7
  13. - Luyện đề: Kết quả của kỳ thi thử tuy chỉ là tham khảo nhưng cũng giúp sĩ tử có nhận định, đánh giá tốt hơn về sức học của bản thân. Các em sẽ ước lượng được điểm thi của mình gần tới mức điểm thi thật hay chưa. Dựa vào đó để điều chỉnh sức học để làm sao nh ng lần thi thử sau đó điểm số ngày càng cao hơn trước, cho đến khi đạt được ngưỡng yêu cầu của các trường tuyển sinh. Có thể bạn nắm rất chắc kiến thức nhưng vào nh ng giây phút căng thẳng, áp lực đè nén, bạn lại “toát mồ hôi” lo sợ liệu còn đủ minh mẫn nhớ ra tất cả nh ng gì mình học. Do vậy luyện đề thi thử chính là cách trấn an hiệu quả, rèn cho bạn một tinh thần thép trong phòng thi. Bởi ngay khi thi thử bạn vẫn được trải nghiệm như thi thật, cũng trải qua mọi cung bậc cảm giác từ hồi hộp, lo lắng, sốt sắng khi sắp hết giờ… nên khi vào phòng thi thật, bạn đã được rèn luyện qua vẫn tốt hơn. Ngoài có cơ hội khảo sát mức độ kiến thức và rèn luyện tâm lý khi thi thì việc luyện đề trước kỳ thi Đại học sẽ giúp bạn phân bổ thời gian hợp lý. Lúc này, tùy từng môn thi khác nhau bạn sẽ biết nên làm câu hỏi dễ hay khó trước và dành bao nhiêu thời gian cho mỗi câu hỏi dạng đó, tránh hết giờ mà vẫn chưa hoàn thiện. Điều này nếu bạn không thi thử mà bước vào thi thật ngay thì có thể sẽ rất dễ bị mắc lỗi. Trong quá trình học, chắc chắn bạn sẽ học được rất nhiều kỹ năng, cũng như các dạng bài khác nhau. Tuy nhiên. khi tham gia luyện đề thi thử, bạn sẽ phải vận dụng lồng ghép nhiều kỹ năng với nhau và tổng hợp kiến thức. Khi luyện đề nhiều lần sẽ giúp bạn có thể làm quen với việc phối hợp nhuần nhuyễn các kỹ năng và kiến thức đã học. 4. Một số khái niệm liên quan - Nâng cao chất lƣợng: Nâng cao có nghĩa là: Làm tăng thêm: Nâng cao nhiệt tình cách mạng Tùy theo đối tượng sử dụng, từ "chất lượng" có ý nghĩa khác nhau. Người sản xuất coi chất lượng là điều họ phi làm để đáp ứng các qui định và yêu cầu do khách hàng đặt ra, để được khách hàng chấp nhận. Chất lượng được so sánh với chất lượng của đối thủ cạnh tranh và đi kèm theo các chi phí, giá cả. Do con người và nền văn hóa trên thế giới khác nhau, nên cách hiểu của họ về chất lượng và đảm bảo chất lượng cũng khác nhau. Nói như vậy không phải chất lượng là một khái niệm quá trừu tượng đến mức người ta không thể đi đến một cách diễn giải tương đối thống nhất, mặc dù sẽ còn luôn luôn thay đổi. Tổ chức Quốc tế về Tiệu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000, đã đưa ra định nghĩa sau: "Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay qúa trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan". Từ định nghĩa trên ta rút ra một số đặc điểm sau đây của khái niệm chất lượng: 8
  14. Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phẩm vì lý do nào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại. Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà chất lượng định ra chính sách, chiến lược kinh doanh của mình. Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn biến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng. Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phi xét và chỉ xét đến mọi đặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn nh ng nhu cầu cụ thể. Các nhu cầu này không chỉ từ phía khách hàng mà còn từ các bên có liên quan, ví dụ như các yêu cầu mang tính pháp chế, nhu cầu của cộng đồng xã hội. Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các qui định, tiêu chuẩn nhưng cũng có nh ng nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thể cảm nhận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được trong chúng trong quá trình sử dụng. Chất lượng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta vẫn hiểu hàng ngày. Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình và phải có sự kiểm tra nghiêm ngặt của các Chuyên gia đánh giá và kiểm soát chất lượng. - Tổ chức dạy học Hình thức tổ chức dạy học là cách tiến hành tổ chức quá trình học tập cho học sinh phù hợp với mục đích, nội dung bài học, nhằm làm cho bài học đạt kết quả tối ưu. Tổ chức dạy là hình thức dạy học mà với hình thức đó trong suốt thời gian học tập được quy định một cách chính xác và ở một địa điểm riêng biệt, giáo viên chỉ đạo hoạt động nhận thức có tính chất tập thể ổn định, có thành phần không đổi, đồng thời chú ý đến đặc điểm của từng học sinh để sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học nhất định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm v ng tài liệu học tập một cách trực tiếp cũng như phát triển năng lực nhận thức và giáo dục tại lớp.Lớp học có thành phần không đổi trong mỗi giai đoạn. Dấu hiệu GV chỉ đạo hoạt động nhận thức cả lớp và đặc điểm từng HS. Học sinh nắm tài liệu một cách trực tiếp tại lớp.Còn nh ng dấu hiệu khác như dạng tổ chức, phương pháp, phương tiện, địa điểm, thời gian không phải là đặc trưng riêng biệt của hình thức lớp bài. - Các loại bài học: + Bài lĩnh hội tri thức mới + Bài hình thành kỹ năng, kỹ xảo. + Bài vận dụng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. 9
  15. + Bài khái quát hóa và hệ thống hóa tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. + Bài kiểm tra và đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. + Bài hỗn hợp. - Việc chuẩn bị lên lớp. + Chuẩn bị dài hạn: trên cơ sở nắm được các yếu tố của quá trình dạy học cụ thể: mục tiêu, yêu cầu, nội dung, học sinh, phương tiện dạy học... Giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học cho năm học. + Chuẩn bị cho từng tiết cụ thể: Biết vị trí của bài trong toàn bộ nội dung dạy học, biết mối quan hệ của bài với bài trước và sau. Xác định mục tiêu (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo) cần cung cấp cho học sinh. Xác định nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức.. phù hợp với mục tiêu đề ra. Suy nghĩ và dự kiến trước nh ng tình huống có thể xảy ra để dự kiến phương án giải quyết. Từ đó có thể thiết kế mẫu giáo án như sau: Ngày....tháng.....năm.... Số thứ tự bài học.... Lớp.... Đề bài:....................... Mục tiêu Tri thức............... Kỹ năng............... Kỹ xảo............... Nội dung, phương pháp, phương tiện,tài liệu... Tiến trình công việc. Thời gian và cấu trúc vĩ mô Mục tiêu dạy học Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Lên lớp và sau khi lên lớp 10
  16. + Lên lớp: đây là hình thức phối hợp hoạt động gi a giáo viên và học sinh nhằm thực hiện hoạt động dạy học, đây là khâu khó khăn, phức tạp, quyết định đến chất lượng quá trình dạy học. Vì vậy cần chú ý: Vào bài sinh động, tạo tình huống có vấn đề, lý thú hấp dẫn để thu hút sự tập trung chú ý của học sinh vào bài học. Huy động tư duy đào sâu suy nghĩ của học sinh toàn lớp giải quyết nhiệm vụ học tập, chú ý cá thể hóa việc học của học sinh. Đảm bảo kế hoạch như dự kiến, giáo viên luôn thể hiện vai trò chủ đạo nhằm phát huy tối đa vai trò chủ động của học sinh. Duy trì bầu không khí làm việc tích cực, có hiệu quả trong suốt quá trình dạy học, thực hiện tốt nội quy giờ học. Bao quát lớp, nhạy cảm, linh hoạt, kịp thời giải quyết các tình huống sư phạm xảy ra. Chú ý bố trí thời gian hợp lý, nhất là chú trọng nh ng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo quan trọng cần hình thành ở học sinh. Tư thế, tác phong chuẩn mực, thái độ nghiêm túc, thân mật, dân chủ, giọng nói, cử chỉ, điệu bộ phù hợp. Kết thúc giờ học đúng giờ trong bầu không khí phấn khởi, tin tưởng, mãn nguyện. + Sau khi lên lớp giáo viên cần: Phân tích kết quả của quá trình dạy học tìm ra ưu điểm, hạn chế và nh ng nguyên nhân chính. Mức độ tích cực của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo... như thế nào? Việc sử dụng thời gian, ngôn ng , tác phong sư phạm thế nào. Người giáo viên ghi lại nhũng thành công, thất bại và hướng khắc phục ở phía dưới bài dạy để lần sau dạy lại được tốt hơn. - Tổ chức thực hiện bài học ở trên lớp (bài lĩnh hội tri thức mới) theo các khâu sau: + Tổ chức lớp + Tích cực hóa nh ng kinh nghiệm cảm tính, nh ng tri thức đã có để làm chỗ dựa cho việc nắm tri thức mới + Thông báo đề bài, mục tiêu, nhiệm vụ của bài học. + Học sinh tri giác tài liệu học tập 11
  17. + Học sinh tích cực tư duy đào sâu suy nghĩ để lĩnh hội tri thức mới. + Khái quát hóa, hệ thống hóa sơ bộ tri thức + Tổng kết tiết học. + Ra bài về nhà và hướng dẫn tự học. - Công tác quản lý: Quản lý là việc quản trị của một tổ chức, cho dù đó là một doanh nghiệp, một tổ chức phi lợi nhuận hoặc cơ quan chính phủ. Quản lý bao gồm các hoạt động thiết lập chiến lược của một tổ chức và điều phối các nỗ lực của nhân viên (hoặc tình nguyện viên) để hoàn thành các mục tiêu của mình thông qua việc áp dụng các nguồn lực sẵn có, như tài chính, tự nhiên, công nghệ và nhân lực. Trong đời sống xã hội, quản lí xuất hiện khi có hoạt động chung của con người. Quản lí điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành hoạt động chung thống nhất của tập thể hướng tới mục tiêu đã định trước. Để thực hiện hoạt động quản lí cần phải có tổ chức và quyền uy. Tổ chức phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của nh ng người tham gia hoạt động chung; quyền uy đem lại khả năng áp đặt ý chí của chủ thể quản lí đối với các đối tượng quản lí, bảo đảm sự phục tùng của cá nhân đối với tổ chức. Quyền uy là phương tiện quan trọng để chủ thể quản lí điều khiển, chỉ đạo cũng như bắt buộc các đối tượng quản lí thực hiện các yêu cầu, mệnh lệnh của mình. II. Cơ sở thực tiễn 1. Đặc điểm chung của Kỳ Sơn Theo truyền thuyết của người Thái, từ thời các vua Hùng dựng nước, quá trình hình thành tộc người nói ngôn ng Tày - Thái đã gắn liền với miền "đất tổ" rộng lớn có tên Pác Te Tao (Miệng Đà Thao). Trong tư duy của họ, vùng đất này vốn sinh cùng thời với "trời, đất". Cho nên, các truyền thuyết thường mở đầu bằng các câu vần vè như "Chiêm té có pên đin, pên pha. Có pên phạ to thuông hết,... Có Pên Pác Te Tao,... Từ khi mới sinh đất, sinh trời. Sinh trời bằng hoa nấm... Sinh ra Pác Te Tao..." Và theo họ, miền đất Pác Te Tao kéo dài từ các tỉnh Tây Bắc qua lưu vực sông Thao đến Tây Nam Thanh Hoá và Tây Nghệ An. Vùng Đất huyện Kỳ Sơn cùng với huyện Tương Dương ở phía đông xưa kia là lãnh thổ của Vương quốc Bồn Man (vương quốc này nằm trải dài phía tây các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, một phần Sơn La ngày nay của Việt Nam và tỉnh Hua Phan của Lào ngày nay). Vương quốc này chính thúc bị sát nhập vào Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông (1479) Năm 1490, thời nhà Hậu Lê, huyện Kỳ Sơn thuộc phủ Trà Lân, xứ Nghệ An. Thời nhà Nguyễn, huyện Kỳ Sơn thuộc phủ Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Vào tháng 10-1961, trước yêu cầu của công tác chỉ đạo thực tiễn ở miền núi, 12
  18. căn cứ vào tình hình từng vùng, tỉnh Nghệ An quyết định tách Tương Dương thành 2 huyện Tương Dương và Kỳ Sơn. Ban đầu có 12 xã, đến năm 2004 huyện có 20 xã và 1 thị trấn Thị trấn Mường Xén Theo phòng thống kê thuộc UBND Huyện Kỳ Sơn năm 2007 thì Huyện Kỳ Sơn có diện tích 2.094,84 km2, với dân số là 65.881 người. Với đa phần là thuộc các bộ tộc Lào-Thái. Người Kinh (Việt) chiếm một tỷ lệ nhỏ sống tập trung tại Trị trấn Mường Xén. Người Khơmú và người Mông đến Kỳ Sơn muộn hơn so với người Thái, cách đây khoảng 300 năm, chủ yếu di cư từ Lào sang và sống ở vùng núi rẻo gi a và rẻo cao. Còn người Việt, chỉ tập trung tại thị trấn Mường Xén sau năm 1954 và đến nay vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với các dân tộc khác trong huyện. Kỳ Sơn chủ yếu là núi, trong đó có nhiều dãy núi cao, hiểm trở. Dãy Puxailaileng thuộc xã Na Ngoi có đỉnh cao 2.711m, là ngọn núi cao nhất của Nghệ An và cả hệ Trường Sơn. Ngoài ra, trên địa bàn huyện cũng có nhiều đỉnh núi cao khác như Pu Soong (2.365m), Pu Tông (2.345m), Pu Long (2.176m),... Hệ thống sông suối chảy qua Kỳ Sơn khá dày đặc gồm dòng sông Cả với hai nhánh phụ là Nặm Nơn và Nặm Mộ dài khoảng 125km, diện tích lưu vực khoảng 1 nghìn km2 và hàng trăm khe suối lớn nhỏ như: khe Nằn, khe Chảo, Huổi Pà, Nhinh, Huồi Giảng, Ca Nhăn,... Đây vừa là nh ng khó khăn, song cũng là tiềm năng để phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ. Là huyện vùng cao, Kỳ Sơn có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế rừng. Toàn huyện có 59 nghìn ha rừng, chiếm 28% diện tích tự nhiên với nhiều loại động thực vật phong phú và quý hiếm. Riêng về thực vật đã phát hiện được 12 họ gồm gần 150 loại cây có giá trị kinh tế cao. Trong đó có nhiều loại gỗ quý như: đinh, lim, sến, táu, mật gội, nếp, lát... mọc xen kẽ hoặc thành nh ng quần thể diện tích rộng, tr lượng gỗ lớn. Ngoài ra, rừng còn cho nhiều loại nứa, méc, song, giang,... đặc biệt là cây quế và cánh kiến. Bên cạnh đó, các loại dược liệu quý mọc tự nhiên như: ngũ gia bì, sa nhân, đẳng sâm, thiên nhiên kiện,... cùng một số cây đặc sản mọc tự nhiên ở Na Ngoi, Mường Típ, Tây Sơn,... đã tạo nên giá trị to lớn của các loại lâm sản phi gỗ. Rừng Kỳ Sơn có nhiều loại thú quý sống lâu đời, đã trở thành hiếm không chỉ ở Việt Nam mà cả nhiều nước trên thế giới như sóc bay, lợn rừng, sơn dương, báo,... Thêm n a, Kỳ Sơn còn có nhiều khoáng sản có giá trị như mỏ than đá ở Nậm Cắn, mỏ đồng ở Phuxanbu với tr lượng khá lớn. Kỳ Sơn có đường biên giới với nước bạn Lào dài 192 km, ba hướng bắc, tây và nam giáp 3 tỉnh (Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Pôlykhămxay) và 5 huyện của Lào. Phía đông giáp với huyện Tương Dương. Nhìn trên bản đồ, Kỳ Sơn có một thế đứng đặc biệt, cao vút, nhưng v ng chãi, khó khăn nhưng bám trụ, tựa như bản lĩnh, khí chất của con người nơi đây. Do nh ng điều kiện đặc thù như vậy, huyện có nhiều khó khăn hơn thuận lợi để phát triển kinh tế. Nhưng bằng sự nỗ lực, Kỳ Sơn đã làm nên thành tích đáng kể. Kỳ Sơn cũng có lợi thế nhất định trong phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch với cửa khẩu Nậm Cắn và quốc lộ 7 - một đầu mối giao thông quan trọng kết 13
  19. nối các huyện Tây Nam Nghệ An với một số tỉnh nước bạn Lào. Bên cạnh nh ng điều kiện thuận lợi, Kỳ Sơn cũng có nh ng khó khăn riêng trong phát triển kinh tế. Cấu tạo bề mặt phức tạp, núi non chia cắt thành nhiều tiểu vùng khác nhau. Với độ dốc lớn, trung bình 350m. Kỳ Sơn hiện có 5 dân tộc sinh sống gồm người Thái, Khơ Mú, Mông, Hoa và người Kinh. Trong số này, đồng bào dân tộc Mông trước đây vẫn quen với tập quán trồng cây thuốc phiện - loại cây cung cấp nguồn thu chính cho họ, diện tích trồng có lúc lên trên 3.000 ha khiến Kỳ Sơn trở thành thủ phủ của cây thuốc phiện, một điểm nóng về trồng và buôn bán ma tuý thời điểm trước năm 1996. 2. Đặc điểm của trường và học sinh Kỳ Sơn Trường THPT Kỳ Sơn luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. Đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo, các phòng chuyên môn nghiệp vụ Sở. Cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường luôn coi các em học sinh như con em trong gia đình. Không chỉ giảng dạy trên lớp, giáo viên con quan tâm đến đời sống sinh hoạt của các em. Việc quan tâm, chăm sóc vừa để nắm bắt được tâm tư, tình cảm, tư vấn, giúp các em lựa chọn nh ng môn học, ngành học phù hợp với mình, vừa chia sẻ với các em nh ng niềm vui, nỗi buồn trong sinh hoạt và học tập. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn đoàn kết thống nhất, nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, tích cực trong việc xây dựng và phát triển nhà trường và tiếp cận các phương pháp dạy học mới. Các em học sinh chăm ngoan, có ý thức kỷ luật tốt, biết vươn lên trong học tập và cuộc sống. Do điều kiện ăn ở và sinh hoạt tập trung nên giao tiếp là một hoạt động đặc biệt giúp các em trong quá trình học tập và ôn luyện. Đối tượng giao tiếp hàng ngày thường là thầy, cô, bạn bè. Qua hoạt động giao tiếp giúp các em nhận thức được người khác và bản thân mình, từng bước phát triển các kĩ năng cần thiết để hoàn thiện nhân cách bản thân. Nhìn chung, đội ngũ giáo viên của tổ đều có nhận thức về nghề nghiệp rất đúng đắn, tinh thần trách nhiệm của từng giáo viên đều thể hiện rõ trong công việc giảng dạy cũng như trong các công tác khác. Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên trong tổ nhìn chung là khá tốt; có thầy cô giáo dạy lâu năm giàu kinh nghiệm, chuẩn mực trong công tác giảng dạy cũng như có nhiều biện pháp giáo dục học sinh tốt, chính các thầy cô giáo này là lực lượng tiêu biểu và luôn thể hiện vai trò tiên phong trong các công tác, là tấm gương cho lực lượng trẻ noi theo. Tuy nhiên vẫn có một số rất ít là giáo viên còn trẻ chưa thể hiện hết vai trò của mình trong một số hoạt động của nhà trường do kinh nghiệm chưa nhiều. Cạnh đó, lực lượng giáo viên trẻ có lòng yêu nghề, lại thêm sự năng động của tuổi trẻ đã tích cực trong các hoạt động chuyên môn và chủ nhiệm. Nhiều giáo 14
  20. viên trẻ đã có nh ng hoạt động tích cực trong học tập các thầy cô đồng nghiệp lâu năm, chịu khó nghiên cứu và đã có nh ng kết quả cao trong chuyên môn. Hiện nhà trường có gần 90 giáo viên, trong đó có 14 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 14 chiến sĩ thi đua cơ sở, 1 chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh. Đây chính là lực lượng tiên phong trong các phong trào và đã đưa các hoạt động của tổ đi vào chất lượng ở bề nổi. Tuy nhiên, ở các thầy cô trẻ vẫn cần cố gắng nhiều hơn trong việc cải tiến phương pháp giảng dạy và nâng cao năng lực chuyên môn. Cũng không thể nói đến vẫn còn một vài thầy cô chưa tích cực nhiều trong các công việc, hoặc tham gia các công việc của trường chưa đều, còn kêu ca trong một số công việc, thậm chí có vài thầy cô thụ động trong công việc được giao. Công tác ôn thi hiện nay ở trường Kỳ Sơn đã được tổ chức và thực hiện từ đầu năm học, nhưng do dịch bệnh Covi nên Trường THPT Kỳ Sơn đã phải chuyển từ dạy học trực tiếp sang trực tuyến qua 2 giai đoạn (từ 13/12/2021 đến 4/1/2022) Nhà trường hiện nay đang được tập đoàn Trung Nam - Group đầu tư xây dựng trường học, nhà ăn và nhà ở cho học sinh và giáo viên, nên trường phải chuyển địa điểm sang trường Tiểu học thị trấn cũ. Nên trong quá trình dạy và học gặp nhiều khó khăn, thiếu phòng học. Bản thân cán bộ quản lý cũng như giáo viên, học sinh trong nhà trường rất nỗ lực, đồng tâm, đồng lòng, luôn cố gắng khắc phục khó khăn. Các bộ môn dưới sự chỉ đạo của cán bộ quản lý đã xây dựng được kế hoạch dạy học ôn cho học sinh khối 12, tiến hành dạy cho học sinh 7 ca trên tuần. Vừa củng cố kiến thức, vừa rèn luyện cho các em kĩ năng làm đề. Khi có đề minh họa, các môn bám sát đề minh họa hướng dẫn các em ôn tập đúng trọng tâm.Bên cạnh các môn thi tốt nghiệp có môn học GDCD được các em yêu thích và đăng kí nhiều (Tổ hợp xã hội). Điểm trung bình của Môn GDCD năm 2021 của trường THPT Kỳ Sơn là 7,25. So với toàn tỉnh thì trường đang ở vị thế thấp, nhưng so với các môn trong trường thì môn GDCD luôn là một môn đứng đầu về điểm số, là một bộ môn hỗ trợ và kéo nh ng môn khác để nâng tỷ lệ tốt nghiệp lên cao. Quá trình ôn luyện của môn GDCD cũng được các thầy cô trong nhóm bàn bạc, thống nhất kế hoạch, nội dung ôn, bám sát đề minh họa và rèn luyện cho các em cách làm bài, cách học, cách nắm kiến thức, cách nhận dạng câu hỏi… để mong rằng các em sẽ có kết quả như mong đợi. Kết quả giáo dục giảng dạy: Nhìn chung, so với mặt bằng của các trường THPT trong huyện và tỉnh, kết quả giảng dạy của trường THPT Kỳ Sơn trong nh ng năm qua đã có nh ng chuyển biến tích cực, số học sinh giỏi các cấp và số lượng học sinh đậu vào các trường đại học ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, chất lượng chưa thực sự cao và chưa đồng đều ở các năm. Hiệu quả giáo dục là điểm mạnh của nhà trường, trong đó phải kể đến sự phối hợp đồng đều gi a nhà trường và gia đình. 3. Thực trạng của công tác hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp cho học sinh trung học phổ thông trong kì thi tốt nghiệp Hiện nay việc kiểm tra, đánh giá của hoạt động ôn thi tốt nghiệp cho năm 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2