intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học STEM thông qua thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học chủ đề giá thể trồng cây – Công nghệ trồng trọt 10

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đề xuất một số biện pháp thiết kế bài dạy và tổ chức các hoạt động dạy học để giảm bớt áp lực trong việc chuẩn bị dạy học STEM của giáo viên và học sinh, đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 thông qua chủ đề: Giá thể trồng cây – Công nghệ trồng trọt 10.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học STEM thông qua thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học chủ đề giá thể trồng cây – Công nghệ trồng trọt 10

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT DIỄN CHÂU 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: “NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC STEM THÔNG QUA THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ GIÁ THỂ TRỒNG CÂY – Công nghệ trồng trọt 10” LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ Ngƣời thực hiện: Trần Ngọc Lƣơng, Đặng Thị Diệu Linh Tổ khoa học tự nhiên Điện thoại : 0384894005, 0388069429. Nghệ An, tháng 4 năm 2023 1
  2. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục STEM là một quan điểm dạy học theo hướng tiếp cận liên ngành từ hai trong các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học trở lên. Thông qua cách tiếp cận giáo dục tích hợp trong STEM, học sinh nhận thức được sự giao thoa giữa các ngành khoa học và Toán học, thấy được sự cần thiết của các kiến thức khoa học để giải quyết một vấn đề thực tiễn hay tạo nên một sản phẩm. Đồng thời, trong quá trình đó học sinh được khuyến khích sáng tạo, khơi gợi niềm say mê học tập và giúp các em khám phá năng lực của bản thân. Mục đích chính của các chương trình giáo dục STEM là tạo cho các em hứng thú học tập, trở thành những con người có đầy đủ phẩm chất, năng lực, bản lĩnh để thích ứng với cuộc sống hiện đại như: Các năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Thời gian qua, ngành giáo dục đã tích cực thực hiện giáo dục STEM, xây dựng các chủ đề dạy học liên môn. Nhiều chương trình của giáo dục STEM đã được các trường học lựa chọn triển khai giảng dạy cho học sinh ở các môn học và đã khích lệ được học sinh tham gia học tập, sáng tạo. Việc dạy học các chủ đề STEM góp phần đổi mới phương pháp dạy học đã thực sự cho thấy hiệu quả. Môn Công nghệ trồng trọt lớp 10 chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nhiều chủ đề, bài học có thể triển khai dạy học theo phương pháp STEM để tạo hứng thú trong học tập cho các em. Đặc điểm của dạy học STEM là học sinh được làm, được trải nghiệm trong học tập, vì vậy khâu chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ nhằm phục vụ cho học tập là rất quan trọng. Trong chương trình gáo dục phổ thông 2018, song song với môn Công nghệ trồng trọt lớp 10, ở hầu hết các môn học khác cũng cùng triển khai dạy học STEM. Việc triển khai nhiều tiết học STEM đồng đều ở các môn học trong cùng một thời điểm làm cho công việc chuẩn bị cho học tập của học sinh đôi lúc trở nên áp lực và chồng chéo trong phân công nhiệm vụ học tập các môn học khác nhau của các em. Chính vì điều đó, giáo viên cần thiết kế và tổ chức các hoạt động hợp lý, linh hoạt để dạy học STEM trở nên nhẹ nhàng và thích thú, đem lại hiệu quả cao. Làm thế nào để thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học STEM vào các môn học nói chung và môn Công nghệ trồng trọt 10 nói riêng để đảm bảo tính khoa học, nhẹ nhàng và mang lại hiệu quả cao hơn nữa, đặc biệt là đáp ứng được mục tiêu giáo dục phổ thông 2018 đó là vấn đề khó đòi hỏi giáo viên phải có một số kinh nghiệm trong thiết kế bài dạy và kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động trong dạy học STEM. Qua các năm chúng tôi đã thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học STEM một số chủ đề trong bộ môn Công nghệ và bộ môn Sinh học. Để đạt được hiệu quả cao tong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10 chương trình giáo 2
  3. dục phổ thông 2018, chúng tôi lựa chọn đề tài: “NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC STEM THÔNG QUA THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ GIÁ THỂ TRỒNG CÂY – Công nghệ trồng trọt 10” 2. Tính mới của đề tài: Đề xuất một số biện pháp thiết kế bài dạy và tổ chức các hoạt động dạy học để giảm bớt áp lực trong việc chuẩn bị dạy học STEM của giáo viên và học sinh, đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 thông qua chủ đề: Giá thể trồng cây – Công nghệ trồng trọt 10. 3. Nhiệm vụ và phƣơng pháp tổ chức nghiên cứu: - Tìm hiểu cơ sở lý luận của dạy học STEM. - Tìm hiểu quy trình thiết kế bài dạy và tổ chức các hoạt động dạy học để nâng cao chất lượng dạy học STEM. - Điều tra thực trạng của việc thiết kế bài dạy và tổ chức các hoạt động dạy học cũng như mức độ hứng thú của học sinh trong học tập môn Công nghệ trồng trọt theo phương pháp dạy học STEM của một số trường THPT trên địa bàn huyện. - Đề xuất một số biện pháp khắc phục khó khăn và nâng cao chất lượng dạy học STEM chủ đề: Giá thể trồng cây – Công nghệ trồng trọt 10. - Thiết kế bài học theo hướng dạy học STEM để nâng cao chất lượng dạy học. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của dạy học STEM với chủ đề: Giá thể trồng cây – Công nghệ trồng trọt 10. 3
  4. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN, THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN NỘI DUNG ĐỀ TÀI. I.1. Cơ sở lí luận: I.1.1. Khái niệm giáo dục STEM: Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng kiến thức Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể. Như vậy, giáo dục STEM trong trường phổ thông được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Những kiến thức và kĩ năng này được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ nhau giúp học sinh hiểu biết về nguyên lý, áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống thường ngày. Những sản phẩm này không nhất thiết phải là sản phẩm mới, đừng nghĩ rằng các em phải tạo ra điều gì đó mới mẻ mới là STEM, như vậy các em đã là những nhà sáng chế rồi, tất nhiên nếu tạo ra sản phẩm mới thì càng tốt. I.1.2 Vai trò của giáo dục STEM ở trường phổ thông: Đưa giáo dục STEM vào trường phổ thông phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục phổ thông và có vai trò rất quan trọng. Cụ thể là: - Đảm bảo giáo dục toàn diện: Triển khai giáo dục STEM ở nhà trường, bên cạnh các môn học đang được quan tâm như: Toán, Khoa học thì các lĩnh vực Công nghệ, Kĩ thuật cũng sẽ được quan tâm, đầu tư trên tất cả các phương diện như đội ngũ giáo viên, chương trình giảng dạy, cơ sở vật chất… - Nâng cao hứng thú học tập cho người học: Những dự án học tập trong giáo dục STEM hướng tới việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn, học sinh được hoạt động, trải nghiệm và thấy được ý nghĩa của tri thức với cuộc sống, nhờ đó sẽ nâng cao hứng thú học tập. - Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh: Khi triển khai các dự án học tập STEM, học sinh hợp tác với nhau, chủ động và tự thực hiện các nhiệm vụ học; được làm quen với những hoạt động có tính chất tìm hiểu khoa học. Các hoạt động nêu trên góp phần tích cực vào hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. - Kết nối trường học với cộng đồng: Để đảm bảo triển khai hiệu quả giáo dục STEM, cơ sở giáo dục phổ thông thường kết nối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học tại địa phương nhằm khai thác nguồn lực về con người, cơ sở vật chất để triển khai hoạt động giáo dục STEM. Bên cạnh đó, giáo dục STEM tại trường phổ thông cũng hướng tới giải quyết các vấn đề có tính đặc thù của địa phương. 4
  5. - Hướng nghiệp, phân luồng: Tổ chức tốt giáo dục STEM ở trường phổ thông, học sinh sẽ được trải nghiệm trong các lĩnh vực STEM, đánh giá được sự phù hợp, năng khiếu, sở thích của bản thân với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực STEM. Đây cũng là cách thức thu hút học sinh theo học, lựa chọn các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM, các ngành nghề có nhu cầu cao về nguồn nhân lực trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. I.1.3. Các hình thức triển khai STEM ở trường phổ thông: – Dạy học các môn học thuộc lĩnh vực STEM Đây là hình thức tổ chức giáo dục STEM chủ yếu trong nhà trường. Theo cách này, các bài học, hoạt động giáo dục STEM được triển khai tổ chức ngay trong quá trình dạy học các môn học STEM theo tiếp cận tích hợp liên môn. Các chủ đề, bài học, hoạt động STEM bám sát chương trình của các môn học thành phần. Hình thức giáo dục STEM này không làm phát sinh thêm thời gian học tập. – Hoạt động trải nghiệm STEM Trong hoạt động trải nghiệm STEM, học sinh được khám phá các thí nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống. Qua đó, nhận biết được ý nghĩa của khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học đối với đời sống con người, nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM. Đây cũng là cách thức để thu hút sự quan tâm của xã hội tới giáo dục STEM. Để tổ chức thành công các hoạt động trải nghiệm STEM, cần có sự tham gia, hợp tác của các bên liên quan như trường phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trường đại học, doanh nghiệp. Trải nghiệm STEM còn có thể được thực hiện thông qua sự hợp tác giữa trường phổ thông với các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Theo cách này, sẽ kết hợp được thực tiễn phổ thông với ưu thế về cơ sở vật chất của giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Các trường phổ thông có thể triển khai giáo dục STEM thông qua hình thức câu lạc bộ. Tham gia câu lạc bộ STEM, học sinh được học tập nâng cao trình độ, triển khai các dự án, tìm hiểu các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM. Đây là hoạt động theo sở thích, năng khiếu của học sinh, diễn ra định kỳ, trong cả năm học. Tổ chức tốt hoạt động câu lạc bộ STEM cũng là tiền đề triển khai các dự án tìm hiểu trong khuôn khổ cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học. Bên cạnh đó, tham gia câu lạc bộ STEM còn là cơ hội để học sinh thấy được sự phù hợp về năng lực, sở thích, giá trị của bản thân với nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực STEM. – Hoạt động tìm hiểu khoa học. 5
  6. Giáo dục STEM có thể được triển khai thông qua hoạt động tìm hiểu khoa học và tổ chức các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật với nhiều chủ đề khác nhau thuộc các lĩnh vực robot thông minh, năng lượng tái tạo, môi trường, biến đổi khí hậu, nông nghiệp công nghệ cao… Hoạt động này không mang tính đại trà mà dành cho những học sinh có năng lực, sở tích và hứng thú với các hoạt động tìm tòi, khám phá khoa học, kỹ thuật giải quyết các vấn đề thực tiễn. Tổ chức tốt hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật là tiền đề triển khai các dự án tìm hiểu trong khuôn khổ cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học được tổ chức thường niên. – Dạy học dự án: Dạy học dựa trên dự án có nhiều lợi thế trong việc phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống như: + Phân tích được các vấn đề thực tiễn để đề xuất dự án. + Lập được kế hoạch triển khai dự án. + Thu thập và phân tích, xử lý kết quả dự án. + Viết và trình bày báo cáo dự án. + Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học như: Giải thích được các vấn đề thực tiễn liên qua đến lĩnh vực công nghệ trồng trọt; từ đó đề xuất được các biện pháp chăm sóc sức khỏe con người, bảo vệ thiên nhiên, môi trường. I.1.4. Quy trình xây dựng bài học STEM. Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học. Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình môn học và các hiện tượng, quá trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị công nghệ có sử dụng của kiến thức đó trong thực tiễn... để lựa chọn chủ đề của bài học. Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết. Sau khi chọn chủ đề của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết để giao cho học sinh thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, học sinh phải học được những kiến thức, kĩ năng cần dạy trong chương trình môn học đã được lựa chọn (đối với STEM kiến tạo) hoặc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết (đối với STEM vận dụng) để xây dựng bài học. Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề: Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/sản phẩm cần chế tạo, cần xác định rõ tiêu chí của giải pháp/sản phẩm. Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng để đề xuất giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản phẩm. 6
  7. Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực với 3 loại hoạt động học đã nêu ở trên. Mỗi hoạt động học được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành. Các hoạt động học đó có thể được tổ chức cả ở trong và ngoài lớp học. I.1.5. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học STEM tuân theo quy trình kỹ thuật thiết kế. Hoạt động 1. Xác định vấn đề. Giáo viên mô tả một tình huống (bối cảnh) có trong thực tiễn, trong đó có tiềm ẩn một nhu cầu, vấn đề mà học sinh cần giải quyết. Sau đó giáo viên giao cho học sinh một nhiệm vụ học tập. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, học sinh phải vận dụng kiến thức của các môn học STEM, đề xuất giải pháp để làm ra một sản phẩm cụ thể theo các tiêu chí tiêu chí cụ thể. Trong hoạt động này, học sinh trả lời được các câu hỏi: Vấn đề hay nhu cầu cần giải quyết là gì? Tại sao vấn đề hay nhu cầu đó cần giải quyết? - Mục tiêu: Học sinh phát hiện được vấn đề/nhu cầu; nhiệm vụ cần thực hiện; xác định tiêu chí của giải pháp, sản phẩm. - Tổ chức thực hiện: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ có trong thực tiễn, trong đó có tiềm ẩn một nhu cầu, vấn đề mà học sinh cần giải quyết; học sinh thực hiện nhiệm vụ trả lời được các câu hỏi: Vấn đề hay nhu cầu cần giải quyết là gì? Tại sao vấn đề hay nhu cầu đó cần giải quyết? Hoạt động 2. Nghiên cứu kiến thức nền. 7
  8. Hoạt động này có thể được vận dụng khác nhau tùy thuộc bài học STEM thuộc chủ đề STEM kiến tạo hay STEM vận dụng. Đối với bài học STEM vận dụng, học sinh vận dụng các kiến thức đã học để đề ra giải pháp (STEM vận dụng), đồng thời nhận biết được vai trò và ứng dụng của kiến thức trong thực tiễn. Đối với bài học STEM kiến tạo, giáo viên sẽ không truyền thụ kiến thức mới cho học sinh theo cách truyền thống. Thay vào đó, học sinh thực hiện hoạt động học tích cực, tự lực dưới sự hướng dẫn của giáo viên để chiếm lĩnh kiến thức mới, sử dụng vào việc đề xuất, thiết kế sản phẩm cần hoàn thành. Căn cứ vào mục đích của bài học STEM (STEM vận dụng hay STEM kiến tạo), giáo viên lựa chọn phương pháp hướng dẫn học sinh cho phù hợp. Trong hoạt động này, học sinh nêu ra được chức năng của các bộ phận, mô tả được nguyện lí hoạt động bằng vẽ hình. - Mục tiêu: Hình thành kiến thức mới hoặc xác định lại kiến thức đã học, cần vận dụng để đề ra giải pháp, đồng thời nhận biết được vai trò và ừng dụng của kiến thức vào thực tiễn. - Tổ chức thực hiện: Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng; học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu...; báo cáo thảo luận; giáo viên chốt kiến thức mới và hỗ trợ học sinh đề xuất giải pháp/ thiết kế mẫu thử nghiệm. Hoạt động 3. Lựa chọn bản thiết kế. Học sinh được tổ chức để trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế kèm theo thuyết minh, đó là sự thể hiện cụ thể của giải pháp giải quyết vấn đề. Từ hoạt động 2, các nhóm học sinh vẽ bản thiết kế, sau đó trình bày, giải thích thiết kế của nhóm trước lớp. Giáo viên đánh giá thiết kế của các nhóm, thống nhất và lựa chọn một thiết kế khả thi nhất để chế tạo và thử nghiệm. - Mục tiêu: Lựa chọn và hoàn thiện giải pháp/phương án thiết kế. - Tổ chức thực hiện: Giáo viên giao nhiệm vụ (nêu rõ yêu cầu học sinh trình bày, báo cáo, giải thích, bảo vệ giải pháp/thiết kế); học sinh báo cáo, thảo luận; giáo viên điều hành, nhận xét, đánh giá và hỗ trợ học sinh lựa chọn giải pháp/thiết kế mẫu thử nghiệm. Giáo viên cần nêu các câu hỏi dự kiến, tập trung vào làm rõ kiến thức được huy động để giải quyết vấn đề trong sản phẩm về tính khả thi của phương án đề xuất. Hoạt động 4. Chế tạo và thử nghiệm sản phẩm. Học sinh tiến hành chế tạo mẫu theo bản thiết kế đã hoàn thiện sau bước 3; trong quá trình chế tạo đồng thời phải tiến hành thử nghiệm và đánh giá. Trong quá trình này, học sinh có thể phải điều chỉnh thiết kế ban đầu để bảo đảm mẫu chế tạo là khả thi. Các nhóm học sinh tiến hành chế tạo thiết bị theo phương án đã lựa chọn trong hoạt động 3, vận hành thử và tự đánh giá, nêu ra được những ưu điểm, hạn chế của sản phẩm, dự kiến điều chỉnh thiết kế (nếu có). 8
  9. - Mục tiêu: Chế tạo và thử nghiệm mẫu thiết kế. - Tổ chức thực hiện: Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể; học sinh thực hành chế tạo lắp ráp và thử nghiệm. Giáo viên hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện. Hoạt động 5. Trình bày sản phẩm và đánh giá. Các nhóm học sinh chỉnh sửa thiết bị (nếu có), báo cáo kết quả, vận hành sản phẩm đã chỉnh sửa, trao đổi thảo luận, các nhóm nhận xét, đánh giá sản phẩm của cả lớp, tiếp tục hoàn thiện sản phẩm (nếu có). Học sinh báo cáo sản phẩm, có thể là poster (áp phích), quy trình hoặc dụng cụ/thiết bị/mô hình/đồ vật đã chế tạo theo các hình thức phù hợp. - Mục tiêu: Trình bày, chia sẻ, đánh giá về sản phẩm nghiên cứu. - Tổ chức thực hiện: + Giáo viên giao nhiệm vụ + Học sinh báo cáo sản phẩm, có thể là poster (áp phích), quy trình hoặc dụng cụ/thiết bị/mô hình/đồ vật đã chế tạo theo các hình thức phù hợp. + Giáo viên đánh giá, định hướng để học sinh tiếp tục hoàn thiện, tổng kết. I.1.6. Tiêu chí xây dựng bài học STEM. Xây dựng một bài học STEM nên dựa vào các tiêu chí cơ bản sau: - Tiêu chí 1: Chủ đề bài học STEM tập trung vào các vấn đề thực tiễn. Trong bài học STEM, chủ đề bài học đặt học sinh vào các vấn đề thực tiễn xã hội, kinh tế, môi trường và yêu cầu tìm giải pháp. - Tiêu chí 2: Cấu trúc bài học STEM theo quy trình thiết kế kỹ thuật. Bài học STEM được thiết kế theo quy trình kỹ thuật cung cấp một tiến trình linh hoạt đưa học sinh từ việc xác định một vấn đề hoặc một yêu cầu thiết kế đến sáng tạo và phát triển giải pháp. Trong quy trình thiết kế kỹ thuật, các nhóm học sinh thử nghiệm các ý tưởng dựa trên tìm hiểu của mình, sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau mắc sai lầm, chấp nhận và học từ sai lầm, và thử lại. Sự tập trung của học sinh là phát triển các giải pháp - Tiêu chí 3: Phương pháp dạy học bài học STEM đưa học sinh vào hoạt động tìm tòi và khám phá, định hướng hành động, trải nghiệm và sản phẩm. Trong bài học STEM, hoạt động của học sinh được thực hiện theo hướng mở có “khuôn khổ” về các điều kiện mà học sinh được sử dụng (chẳng hạn các vật liệu khả dụng). Hoạt động học của học sinh là hoạt động được chuyển giao và hợp tác; các quyết định về giải pháp giải quyết vấn đề là của chính học sinh. Học sinh thực hiện các hoạt động trao đổi thông tin để chia sẻ ý tưởng và tái thiết kế nguyên mẫu của mình nếu cần. Học sinh tự điều chỉnh các ý tưởng của mình và thiết kế hoạt động khám phá của bản thân. 9
  10. - Tiêu chí 4: Hình thức tổ chức bài học STEM lôi cuốn học sinh vào hoạt động nhóm kiến tạo. Giúp học sinh làm việc cùng nhau như một nhóm kiến tạo không bao giờ là một việc dễ dàng. Tuy nhiên, việc này sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu tất cả giáo viên dạy STEM ở các môn học luôn luôn hướng học sinh làm việc cùng nhau, sử dụng cùng một ngôn ngữ câu lệnh định hướng, một tiến trình dạy học cho học sinh để học sinh quen làm việc theo nhóm. Làm việc nhóm trong thực hiện các hoạt động của bài học STEM là cơ sở phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác. - Tiêu chí 5: Nội dung bài học STEM áp dụng chủ yếu từ nội dung khoa học và toán học mà học sinh đã và đang học. Trong các bài học STEM, giáo viên cần kết nối và tích hợp một cách có mục đích nội dung từ các chương trình khoa học, công nghệ và toán. Lập kế hoạch để hợp tác với các giáo viên toán, công nghệ và khoa học khác để hiểu rõ nội hàm của việc làm thế nào để các mục tiêu khoa học có thể tích hợp trong một bài học đã cho. Từ đó, học sinh dần thấy rằng khoa học, công nghệ và toán không phải là các môn học độc lập, mà chúng liên kết với nhau để giải quyết các vấn đề. điều đó có liên quan đến việc học Toán, Công nghệ và Khoa học của học sinh. - Tiêu chí 6: Tiến trình bài học STEM tính đến có nhiều đáp án đúng và coi sự thất bại như là một phần cần thiết trong học tập. Một câu hỏi được đặt ra có thể đề xuất nhiều giả thuyết khoa học; một vấn đề cần giải quyết có thể đề xuất nhiều phương án và lựa chọn phương án tối ưu. Trong các giả thuyết khoa học chỉ có một giả thuyết đúng. Ngược lại, các phương án giải quyết vấn đề đều khả thi chỉ khác nhau ở mức độ tối ưu khi giải quyết vấn đề. Tiêu chí này cho thấy vai trò quan trọng của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong bài học STEM. I.2. Cơ sở thực tiễn. I.2.1. Thực trạng của việc thiết kế và tổ chức dạy học STEM ở môn Công nghệ trồng trọt của một số trƣờng THPT trên địa bàn huyện. Để có cơ sở thực tiễn của đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát một số thực trạng của dạy học STEM trong trường và một số đơn vị trường bạn trong những năm học qua và đặc biệt đầu năm học này, khi chương trình GDPT 2018 được thực hiện ở khối 10 trong cả nước, về việc thiết kế và tổ chức dạy học của giáo viên và sự hứng thú của học sinh trong dạy học STEM bằng trao đổi trực tiếp và sử dụng phiếu thăm dò ý kiến đối với học sinh và giáo viên một số trường THPT trên địa bàn huyện thông qua google form: Trường THPT A; Trường THPT B; Trường THPT C. * Kết quả điều tra việc thiết kế và tổ chức dạy học STEM của giáo viên đối với môn Công nghệ trọt: 10
  11. Bảng 1.1. Kết quả điều tra thực trạng thiết kế và tổ chức dạy học STEM của giáo viên trường THPT A (gồm 5 giáo viên) Có nhưng không Thiết kế thường xuyên Chưa từng thiết kế thường xuyên Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 0 0% 3 60% 2 40% Bảng 1.2. Kết quả điều tra thực trạng thiết kế và tổ chức dạy học STEM của giáo viên trường THPT B (gồm 4 giáo viên) Có nhưng không Thiết kế thường xuyên Chưa từng thiết kế thường xuyên Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 0 0% 2 50% 2 50% Bảng 1.3. Kết quả điều tra thực trạng thiết kế và tổ chức dạy học STEM của giáo viên trường THPT C (gồm 5 giáo viên) Có nhưng không Thiết kế thường xuyên Chưa từng thiết kế thường xuyên Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 0 0% 2 40% 1 60% Số liệu trên cho thấy, trong quá trình dạy học môn Công nghệ trồng trọt thực trạng thiết kế và tổ chức dạy học STEM của giáo viên nhằm tạo điều kiện cho học sinh được tham gia trải nghiệm, nhằm tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, nâng cao kiến thức kỹ năng học sinh chưa được các giáo viên thực sự quan tâm (tỉ lệ giáo viên chưa từng thiết kế và tổ chức dạy học STEM chiếm 50%). Lý do cơ bản môn Công nghệ trồng trọt là môn không liên quan đến thi cử nên giáo viên cũng không thực sự đầu tư chuyên môn, e ngại làm mất nhiều thời gian nên để dành thời gian cho các môn học khác. Nhiều giáo viên lại không phải được đào tạo đúng chuyên ngành (phần lớn là giáo viên môn Sinh học dạy công nghệ) nên kiến thức có phần hạn chế. Tâm lí của các giáo viên dạy môn này cho rằng học sinh không ham học vì đây là “môn phụ” nên các em còn xem nhẹ. Vì vậy việc tổ chức dạy học theo hướng giáo dục STEM môn Công nghệ trồng trọt ở các trường THPT nói chung còn hạn chế. Tuy nhiên, đa số ý kiến đã cho rằng việc thiết kế và tổ chức dạy học STEM một cách hiệu quả sẽ tạo cơ sở cho vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề 11
  12. thực tiễn, nâng cao kiến thức kỹ năng của học sinh trong dạy học Công nghệ trồng trọt. Đồng thời tạo cho học sinh yêu thích môn học Công nghệ và giáo viên dạy cảm thấy nhẹ nhàng hơn. * Kết quả điều tra sự hứng thú của học sinh đối với hình thức học tập theo dạy học STEM môn Công nghệ trồng trọt: Bảng 1.4. Kết quả điều tra sự hứng thú của học sinh đối với hình thức học tập theo dạy học STEM trường THPT A (gồm 45 học sinh). Rất thích Thích Bình thường Không thích Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) 22 49% 14 31% 6 13% 3 7% Bảng 1.5. Kết quả điều tra sự hứng thú của học sinh đối với hình thức học tập theo dạy học STEM trường THPT B (gồm 43 học sinh). Rất thích Thích Bình thường Không thích Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) 20 44,2% 16 39,5% 4 9.3% 3 7% Bảng 1.6. Kết quả điều tra sự hứng thú của học sinh đối với hình thức học tập theo dạy học STEM trường THPT C (gồm 45 học sinh). Rất thích Thích Bình thường Không thích Số Tỉ lệ Số Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Tỉ lệ (%) lượng (%) lượng lượng (%) lượng (%) 21 46.7% 15 33,3% 7 15.6% 2 4.4% Kết quả khảo sát cho thấy đa số học sinh thích học môn Công nghệ trồng trọt theo phương pháp dạy học STEM. Lý do mà các em đưa ra chủ yếu là học môn Công nghệ theo phương pháp STEM để các em được trải nghiệm, thực hành, sáng tạo. Các em được thể hiện và khẳng định về năng lực của mình, được trình bày ý kiến quan điểm về các vấn đề thực tiễn, các em cảm thấy không bị nhàm chán như các phương pháp dạy học thông thường. Thông qua được làm việc, kiến thức môn học dễ nhớ và ghi nhớ tốt hơn phương pháp thông thường. Một số em cảm thấy bình thường hoặc không thích vì các em còn rụt rè, ngại làm, ngại va chạm, ngại tiếp xúc, không giám trình bày trước đám đông, không thích thể hiện mình…. 12
  13. Rõ ràng qua phân tích trên thì dạy học STEM là một phương pháp dạy học tích cực. Đặc biệt trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt, việc hình thành năng lực cho học sinh chủ yếu thông qua tiến hành các tiết lên lớp (dạy kiến thức lí thuyết hoặc thực hành tại các phòng thí nghiệm của bộ môn) là chưa đủ. Trong quá trình dạy học, giáo viên kết hợp nhiều phương pháp, sử dụng các thiết bị dạy học hiện có hoặc tự làm, vận dụng công nghệ thông tin để làm phong phú cho bài giảng, trong đó dạy học STEM là phương pháp dạy học cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Chính vì thế, trong nhiều chủ đề của chương trình Công nghệ trồng trọt lớp 10 cũng như chủ đề “Giá thể trồng cây”, chúng tôi mạnh dạn thiết kế và tổ chức dạy học STEM để góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Sau đây chúng tôi xin được chia sẻ cách tổ chức thực hiện theo ý tưởng trên mà chúng tôi đã áp dụng trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt năm học 2022 - 2023. I.2.2. Những khó khăn chủ yếu trong thiết kế và tổ chức dạy học STEM môn Công nghệ trồng trọt. I.2.2.1. Đối với giáo viên: Qua khảo sát bằng tham vấn trực tiếp các đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy được những khó khăn của giáo viên như: - Đa số các giáo viên dạy Công nghệ trồng trọt không phải là giáo viên có chuyên môn đúng ngành đào tạo, chủ yếu là giáo viên môn Sinh học nên đôi lúc còn chưa thực sự đầu tư chuyên môn Công nghệ trồng trọt, lại càng khó hơn khi thiết kế dạy học STEM. - Nhiều giáo viên mặc dù cũng đã thiết kế dạy học một số chủ đề nhưng do chưa thường xuyên nên vẫn còn lúng túng, đặc biệt trong khâu tổ chức hoạt động. - Để thiết kế 1 bài học dạy học STEM cũng mất khá nhiều thời gian, trong khi còn phải dành thời gian để nghiên cứu và tổ chức dạy học theo hướng đổi mới giáo dục 2018 nên giáo viên cũng ngại thiết kế. - Một số giáo viên khác có tâm lí khi thực hiện là phải thành công nên việc chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu rất công phu, tỉ mỉ nên mất rất nhiều thời gian nên cũng ngại thực hiện. - Dạy học STEM tốn rất nhiều công sức của giáo viên cho việc chuẩn bị giáo án, thiết bị dạy học. Trong khi tâm lý của một số giáo viên thì môn Công nghệ trồng trọt là “môn học phụ” nên không cần phải đầu tư nhiều. - Do dạy học STEM thường gắn với hoạt động trải nghiệm thực tế, tìm hiểu, chế tạo… nên có nhiều thiết bị dạy học giáo viên, học sinh phải tự bỏ tiền túi ra mua phục vụ công tác dạy và học. Giá thành nhiều loại vật liệu và cơ sở vật chất cần thiết để triển khai dạy học STEM còn cao, khó đưa vào dạy học cho nhiều lớp. 13
  14. I.2.2.2. Đối với học sinh: Qua thực tiễn dạy học STEM các năm học trước, đặc biệt là thiết kế và tổ chức dạy học STEM ở 1 số chủ đề môn Công nghệ trồng trọt theo chương trình 2018, kết hợp với tham vấn trực tiếp từ học sinh, chúng tôi nhận thấy một số khó khăn nhất định từ học sinh như: - Việc học sinh tiếp cận phương pháp dạy học STEM cũng đòi hỏi nhất định về mặt năng lực khoa học tự nhiên các em phải đam mê và chịu khó. - Học sinh lớp 10 hiện tại yếu tố đam mê tìm hiểu chưa nhiều vì các em ngại làm việc do lối giáo dục chỉ tiếp cận kiến thức đã quen thuộc nên các em tương đối bị động trong công việc. - Học sinh mất nhiều thời gian để tìm nguyên vật liệu nên ngốn sang thời gian cho các việc khác nên các em cũng không chú ý thực hện. - Việc thực hiện ngoài không gian trường học cũng gặp một số khó khăn, vì các em ở trong một đội nhóm ở nhiều địa bàn khác nhau. - Một số bộ môn, một số giáo viên thực hiện với tần suất hơi nhiều, các môn đều thực hiện dạy học STEM nên dẫn đến quá tải cho công việc chuẩn bị của học sinh, tạo nên áp lực trong học tập, ảnh hưởng đến tâm lí của các em. II. Nội dung. II.1. Một số biện pháp nhằm khắc phục khó khăn và nâng cao hiệu quả thiết kế và sử dụng phƣơng pháp dạy học STEM trong môn Công nghệ trồng trọt 10. Để khắc phục các khó khăn như đã nêu ở trên và nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa trong thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học STEM, chúng tôi mạnh dạn nêu ra các biện pháp mà chúng tôi đã thực hiện cụ thể như sau: II.1.1. Đối với giáo viên. - Căn cứ theo kế hoạch của nhà trường đầu năm học đưa ra kế hoạch dạy học STEM cụ thể cho từng bộ môn thực hiện là 2 tiết/năm học, các thành viên trong tổ chuyên môn tổ chức thảo luận, lựa chọn đưa ra kế hoạch; phân công cụ thể giáo viên dạy để các thành viên khác học tập, rút kinh nghiệm và có kinh nghiệm cho bản thân. - Nhóm chuyên môn tổ chức thảo luận, đề ra số lượng bài dạy STEM cho mỗi giáo viên, dự kiến thời gian thực hiện để các giáo viên thực hiện, các giáo viên khác trong nhóm dự giờ học tập và cùng thực hiện chủ để STEM đó tại lớp mình dạy. - Cùng phối hợp với các nhóm chuyên môn khác để bố trí thời gian thực hiện, tránh trường hợp trong cùng 1 thời gian nhiều nhóm chuyên môn cùng thực hiện 14
  15. dạy học STEM tạo áp lực trong quá trình chuẩn bị vật liệu của học sinh dẫn đến kết quả thực hiện không cao. - Các sản phẩm dạy học STEM của bài dạy đã thực hiện sẽ được các nhóm chuyên môn trong tổ giữ lại và trưng bày trong ngày hội STEM do tổ Khoa học tự nhiên tổ chức. - Cá nhân mỗi giáo viên sau khi được phân công sẽ tự giác, tích cực chủ động thiết kế chủ đề dạy học STEM và tổ chức thực hiện. - Khi giao các nhiệm vụ học tập về nhà cho học sinh thì các nhiệm vụ phải được ghi rõ ràng, càng chi tiết rõ ràng càng tốt để tránh học sinh không hiểu, phải hỏi nhiều. Kế hoạch thực hiện công việc phải đưa ra sớm để các em chủ động lập kế hoạch trong công việc. Cần có tiêu chí đánh giá các hoạt động ở nhà của học sinh và thông báo các tiêu chí đó cho các em biết để thực hiện tốt hơn. - Những việc thực hiện ngoài không gian trường học nên chia theo nhóm các em ở cùng xóm, cùng xã hoặc những xóm xã gần nhau để thuận tiện trao đổi liên lạc. - Các vật liệu dùng để chế tạo các sản phẩm (nếu có) nên định hướng trước để học sinh dễ tìm, dễ làm, có thể tận dụng một số vật liệu phế thải và có tính thẩm mỹ. Các vật liệu học sinh mang đến lớp cần hướng dẫn chế biến phần thô trước để tránh phải mất thời gian nhiều cho khâu làm vệ sinh. Nên hạn chế mua nguyên vật liệu vì rất tốn kinh phí trong khi học sinh phải thực hiện ở nhiều bộ môn khác nhau. - Để tránh phát sinh thêm thời gian học tập, giáo viên có thể cho học sinh chủ động làm, quay phim và chụp hình một số nội dung như quy trình làm, báo cáo kết quả, trưng bày sản phẩm, thử nghiệm sản phẩm (trồng cây) và nạp báo cáo lại qua Zalo của nhóm lớp. - Trong quá trình tổ chức các hoạt động nên chia số lượng nhóm phù hợp, sắp xếp chỗ ngồi hợp lý để học sinh dễ hoạt động và giáo viên dễ quản lý, tổ chức. - Trong đánh giá hoạt động học tập của học sinh, cần có bảng tiêu chí đánh giá rõ ràng cụ thể, bảng đánh giá theo tiêu chí được sử dụng trong nhiều giai đoạn: Đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ ở nhà, đánh giá quá trình hoạt động trong giờ học, đánh giá sản phẩm, đánh giá trình bày, thuyết trình sản phẩm. Các bảng đánh giá có thể cho học sinh thực hiện nhanh ở lớp, kẻ vào giấy, giấy nháp, vào vở …. không cần chuẩn bị ở nhà tránh làm mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị. - Nên vận dụng dạy học STEM một cách linh hoạt, chủ đề nào có thể thực hiện được thì nên thực hiện nhưng cần thực hiện một cách nhẹ nhàng để mang lại những bài giảng phong phú hấp dẫn cho học sinh. Cần khơi dậy niềm đam mê 15
  16. cho học sinh để tiếp cận phương pháp dạy học STEM. Tùy khả năng của từng lớp mà mức độ yêu cầu bài dạy cũng cần phải thay đổi cho phù hợp. II.1.2. Đối với học sinh. - Biết cách lập kế hoạch cho nhóm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm. - Tích cực thảo luận, tìm tòi và hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Thường xuyên theo dõi và báo cáo tiến trình thực hiện nội dung STEM với nhóm trưởng và giáo viên bộ môn. - Thành thạo trong việc tự đánh giá bản thân và đánh giá các thành viên khác về mức độ thực hiện nhiệm vụ STEM. II.2. Thiết kế dạy học STEM thông qua chủ đề: Giá thể trồng cây – Công nghệ trồng trọt 10. II.2.1. Lựa chọn chủ đề. Ở chương II: Đất trồng – Công nghệ trồng trọt 10 gồm 4 bài: Bài 3 - Giới thiệu về đất trồng; Bài 4 - Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng; Bài 5 - Giá thể trồng cây; Bài 6 - Thực hành: Xác định độ chua và độ mặn của đất. Trong đó, bài 3 và bài 4 cung cấp các kiến thức cơ bản về đất trồng và biện pháp bảo vệ và cải tạo đất. Bài 6 cung cấp kiến thức và kỹ năng về xác định độ chua và độ mặn của đất. Riêng ở bài 5, nội dung bài học gắn liền với kiến thức thực tiễn, nhu cầu trồng cây theo phương pháp hiện đại và tiên tiến hiện nay. Nếu học sinh được tìm hiểu kiến thức, được trải nghiệm làm các loại giá thể để trồng thử nghiệm các loại cây thì các em sẽ thích thú hơn, nhớ và hiểu sâu kiến thức hơn. Hơn nữa, khi học sinh đã thực hiện làm được các loại giá thể trồng cây thi khi học đến bài 22 – Dự án trồng hoa trong chậu, từ các loại giá thể các em tự tạo ra để sử dụng làm vật liệu trồng hoa trong dự án này sẽ mang lại sự thích thú, học sinh sẽ biết trân trọng và yêu quý các sản phẩm do chính các em làm ra. Mạch kiến thức chủ yếu trong bài 5 – Giá thể trồng cây: - Khái niệm giá thể trồng cây. - Vai trò của sử dụng giá thể trong trồng trọt. - Một số loại giá thể hữu cơ. - Một số loại giá thể trơ cứng. II.2.2. Thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học chủ đề theo phƣơng pháp STEM. STEM: GIÁ THỂ TRỒNG CÂY Tiết PPCT: Tiết 10, 11 (2 tiết) 16
  17. A. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ: - Địa điểm tổ chức: Lớp học và ở nhà - Thời gian thực hiện: 2 tiết - Kiến thức khoa học trong chủ đề: Kiến thức mới Kiến thức đã biết Kiến thức liên quan - Khái niệm giá thể - Cây trồng, mối quan hệ - Toán học: Tính được tỷ trồng cây. giữa cây trồng và các yếu lệ giữa khối lượng giá - Các loại giá thể trồng tố cần thiết trong trồng thể với các chất phụ gia, cây. trọt như ánh sáng, nhiệt chế phẩm vi sinh và một độ, nước – độ ẩm, dinh số yếu tố cần thiết khác - Các bước sản xuất 1 dưỡng… (tùy vào loại giá thể) loại giá thể trồng cây - Khái niệm đất trồng. - Kỹ thuật: - Các thành phần của đất + Thiết kế quy trình và trồng. làm một số loại giá thể - Tính chất của đất trồng. trồng cây. + Trồng thử nghiệm một số loại cây trồng trên các loại giá thể đó. - Công nghệ: Sử dụng các vật liệu sẵn có để tạo ra một số loại giá thể trồng cây. Vấn đề thực tiễn: Hiện nay vấn đề trồng rau sạch để đáp ứng nhu cầu thực phẩm là vấn đề cần thiết. Ngày nay do lợi nhuận về kinh tế mà con người đã sử dụng nhiều loại thuốc độc hại để tăng năng suất, tăng thời gian bảo quản thực phẩm, nông sản gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Các hộ gia đình có xu hướng tự sản xuất rau sạch sử dụng cho gia đình để đảm bảo sức khỏe. Trồng rau trên đất trồng gặp nhiều khó khăn vì diện tích đất ngày càng bị thu hẹp, mỗi gia đình chỉ đủ diện tích đất để làm nhà ở, không có đất để trồng rau. Trồng rau trên đất mất rất nhiều thời gian cho khâu chăm sóc như nhổ cỏ dại, tưới nước, bón phân do đất trồng nghèo dinh dưỡng, hay bị khô hạn. Vì vậy trồng rau trong các dung dịch, trên các giá thể và để ở các hành lang, trên mái hiên nhà là xu hướng của rất nhiều hộ gia đình vì thuận tiện cho việc chăm sóc; cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, khỏe và sạch bệnh, tạo ra nông sản sạch và an toàn... B. MỤC TIÊU: 1. Phát triển năng lực 17
  18. - Năng lực công nghệ: + Nêu được một số ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giá thể trồng cây. + Trình bày được một số loại giá thể trồng cây phổ biến như giá thể than bùn, mùn cưa, trấu hun, xơ dừa.. + Mô tả được các bước sản xuất một số loại giá thể. - Năng lực chung: + Lựa chọn nguồn tài liệu thích hợp để tìm hiểu thêm kiến thức về giá thể trồng cây. + Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. + Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. 2. Phát triển phẩm chất + Có hứng thú và quan tâm đến giá thể trồng cây + Có thái độ tích cực về giá thể trồng cây, trồng cây không sử dụng đất trồng. C. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: - Kế hoạch bài học chi tiết. - Bộ câu hỏi định hướng cho các nhóm. - Bảng hướng dẫn nhiệm vụ các thành viên trong nhóm. - Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động các nhóm. - Video trồng rau trong dung dịch, trên giá thể của một số mô hình. 2. Đối với học sinh: - Tìm hiểu và đọc trước tài liệu có liên quan đến một số ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giá thể cây trồng, đặc điểm và các bước sản xuất một số loại giá thể trồng cây. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TIẾT 1. (Tiết ppct: 10) HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ. 1. Mục tiêu: Thông qua việc sử dụng các câu hỏi, video về giá thể trồng cây, giúp tạo hứng thú về nội dung giá thể trồng cây. 2. Nội dung dạy học: 18
  19. - Giáo viên cho HS xem video trồng rau trong dung dịch, trên giá thể của một số mô hình, nêu vấn đề cần giải quyết. - Học sinh đề xuất các ý tưởng có thể giải quyết vấn đề mà giáo viên đưa ra. 3. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: - Ý tưởng giải quyết vấn đề. 4. Tổ chức dạy học (12 phút): Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của học sinh (HS) Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập GV: Cho học sinh xem video về quy trình trồng rau ở sân thượng nhà dùng giá thể Xem video và lắng nghe nhiệm vụ thay bằng trồng ở đất vườn. Yêu cầu học giáo viên giao. sinh thảo luận nhóm và trả lời các vấn đề sau: - Vì sao cần phải trồng rau sạch? - Hiện nay diện tích đất để trồng rau trong vườn nhiều gia đình rất hẹp, thậm chí có gia đình không có đất để trồng rau. Em hãy đề xuất 1 số phương pháp trồng rau không cần đất vườn? - Giá thể trồng cây là gì? - Theo em, dùng giá thể để trồng rau thì có những ưu điểm gì vượt trội hơn so với đất trồng? - Kể tên một số loại giá thể trồng rau mà em biết? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Thực hiện theo nhóm: GV: Quan sát, nhắc nhở các nhóm thực hiện nhiệm vụ. Gợi ý giúp đỡ các nhóm - Tìm hiểu, phân tích các tình gặp khó khăn. huống đó từ đó xác định được vấn đề cần giải quyết. Bước 3. Báo cáo, thảo luận GV: Gọi đại diện một nhóm đứng lên trình Nhóm được giáo viên chỉ định bày, cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung đứng lên báo cáo, trình bày vấn đề, kiến thức. các nhóm khác chú ý lắng nghe, 19
  20. nhận xét và bổ sung kiến thức. Bước 4. Kết luận, nhận định - GV: Nhận xét và chốt lại kiến thức. - Chốt lại kiến thức. - GV: Nêu vấn đề: Để nghiên cứu về giá thể hữu cơ tự nhiên để trồng cây, chúng ta sẽ tiến hành làm 1 số loại giá thể trồng cây thông qua STEM: Giá thể cây trồng. Để thực hiện được nhiệm vụ này chúng ta sẽ thực hiện như thế nào? - GV: Chiếu bộ câu hỏi định hướng giải quyết vấn đề. Yêu cầu 1 học sinh nêu nhiệm vụ cần thực hiện. - GV: Phát các phiếu đánh giá: Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm. * Kết luận, nhận định: - Một số phương pháp trồng rau không cần đất vườn: Trồng rau thủy canh, khí canh, dùng giá thể …. - Giá thể trồng cây là vật liệu giúp cho rễ cây có thể bám, hút chất dinh dưỡng và nước - Lợi ích trồng cây bằng giá thể: + Cây trồng khỏe, sinh trưởng và phát triển tốt + Cây trồng sạch bệnh, tạo ra nông sản sạch và an toàn. - Một số loại giá thể trồng rau: + Giá thể hữu cơ tự nhiên như: Giá thể mùn cưa, giá thể than bùn, giá thể trấu hun, giá thể xơ dừa + Giá thể trơ cứng như: Giá thể perlite, giá thể gốm. Bảng 1: Bộ câu hỏi định hƣớng giải quyết vấn đề 1. Tìm hiểu các loại giá thể trồng cây: - Đọc thông tin mục II. SGK, sử dụng internet: + Nhóm 1: Tìm hiểu giá thể than bùn. + Nhóm 2: Tìm hiểu giá thể trấu hun. + Nhóm 3: Tìm hiểu giá thể mùn cưa. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1