intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn Địa lí bằng các phần mềm và công cụ hỗ trợ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn Địa lí bằng các phần mềm và công cụ hỗ trợ" nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn Địa lí bằng các phần mềm và công cụ hỗ trợ; Nghiên cứu thực trạng dạy học trực tuyến môn Địa lí THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn Địa lí bằng các phần mềm và công cụ hỗ trợ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn Địa lí bằng các phần mềm và công cụ hỗ trợ

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CỬA LÒ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MÔN ĐỊA LÝ BẰNG CÁC PHẦN MỀM VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ Lĩnh vực: Địa lí Tác giả: Lê Thị Huyền Tổ: Khoa học Xã hội Số điện thoại: 0904322855 NĂM HỌC 2021 - 2022
  2. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................................... 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 2 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận........................................................................ 2 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn..................................................................... 2 5.3. Phương pháp thống kê toán học ......................................................................... 3 6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu của đề tài ..................................................... 3 7. Cấu trúc của sáng kiến .......................................................................................... 3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 4 Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn .............................................................. 4 1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 4 1.1.1. Tổng quan các công trình liên quan đến đề tài ............................................... 4 1.1.2. Dạy học trực tuyến .......................................................................................... 4 1.1.3. Đề xuất một số phần mềm và công cụ hỗ trợ DHTT môn Địa lí .................... 5 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 12 1.2.1. Về phía giáo viên........................................................................................... 12 1.2.2. Về phía học sinh ............................................................................................ 18 Chương 2. Sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ góp phần nâng cao hiệu quả DHTT môn Địa lý THPT ........................................................................................ 20 2.1. Yêu cầu của việc sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ DHTT môn Địa lý ................................................................................................................................. 20 2.1.1. Yêu cầu đối với giáo viên ............................................................................. 20 2.1.2. Yêu cầu đối với HS ....................................................................................... 20 2. 2. Sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ vào DHTT môn Địa lý THPT...... 20 2.2.1. Sử dụng phần mềm và công cụ hỗ trợ hoạt động Khởi động ....................... 21 2.2.2. Sử dụng phần mềm và công cụ hỗ trợ hoạt động Hình thành kiến thức mới 24
  3. 2.2.3. Sử dụng phần mềm và công cụ hỗ trợ hoạt động Luyện tập, Vận dụng....... 27 2.2.4. Sử dụng phần mềm và công cụ hỗ trợ Kiểm tra, đánh giá trực tuyến. ......... 31 2.3. Xây dựng kế hoạch DHTT môn Địa lí THPT sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ................................................................................................................... 33 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm ........................................................................... 45 3.1. Mục đích thực nghiệm...................................................................................... 45 3.2. Thời gian, đối tượng và địa bàn thực nghiệm .................................................. 45 3.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm ........................................................... 45 3.3.1. Nội dung thực nghiệm: .................................................................................. 45 3.3.2. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................ 45 3.4. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................ 45 3.4.1. Kết quả thực nghiệm định lượng ................................................................... 45 3.4.2. Kết quả điều tra, khảo sát. ............................................................................. 46 PHẦN III – KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .................................................................. 48 1. Kết luận ............................................................................................................... 48 2. Kiến nghị, đề xuất ............................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 50 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 52 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - GV: Giáo viên - HS: Học sinh - THPT: Trung học phổ thông - DHTT: Dạy học trực tuyến - GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo - CNTT: Công nghệ thông tin - PPDH: Phương pháp dạy học - KTĐG: Kiểm tra đánh giá - SGK: Sách giáo khoa - TN: Thực nghiệm - ĐC: Đối chứng
  4. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Cuối năm 2019, đại dịch COVID xuất hiện đã làm thay đổi toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của thế giới trong đó có nước ta. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngành giáo dục nước nhà đã vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học: kết hợp dạy học trực tiếp với dạy học trực tuyến. Dạy học trực tuyến trở thành giải pháp giúp học sinh “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”. Ngày 26 tháng 8 năm 2021, Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An đã ban hành công văn số 1712/SGD&ĐT – về hướng dẫn dạy học trực tuyến năm học 2021 – 2022, nhằm giúp hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông, giúp cơ sở giáo dục phổ thông nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Trong năm học 2021 – 2022, Sở giáo dục đào tạo Nghệ An đã tổ chức tập huấn cho GV về “Dạy học trực tuyến” (tháng 10/2021) và tập huấn về “Phát triển năng lực số và kỹ năng chuyển đổi cho học sinh” cho GV trên địa bàn cả tỉnh (tháng 3/2022) nhằm nâng cao chất lượng DHTT. Điều này cho thấy, DHTT có vai trò rất quan trọng và cấp thiết đối với lĩnh vực giáo dục hiện nay. Dạy học trực tuyến đã làm thay đổi bộ mặt của ngành Giáo dục, giúp duy trì việc thực hiện chương trình và góp phần thúc đẩy giáo viên, học sinh đổi mới sáng tạo để nâng cao chất lượng dạy – học. Tuy nhiên trong thực tế, dạy học trực tuyến cũng đặt ra không ít vấn đề cần giải quyết, đó là: chất lượng dạy học, vấn đề quản lý học sinh về ý thức và thái độ tích cực trong học tập. Nếu học sinh có ý thức tốt, tương tác tích cực thì dạy học trực tuyến sẽ đem lại hiệu quả cao và ngược lại. Muốn nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến, người giáo viên phải vận dụng linh hoạt các phương pháp và phương tiện dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh phát huy hết phẩm chất và năng lực của mình để chiếm lĩnh tri thức và các kỹ năng cần thiết. Trong thời đại 4.0, công nghệ thông tin là kho tài nguyên vô tận và quý giá. Đối với dạy – học môn Địa lí, công nghệ giúp giáo viên và học sinh tìm hiểu kiến thức một cách dễ dàng ngay tại nhà mình. Việc sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ là giải pháp hữu hiệu trong dạy học trực tuyến môn Địa lý. Qua thực tế tìm hiểu thực trạng dạy học trực tuyến từ đồng nghiệp và học sinh, tôi nhận thấy một bộ phận giáo viên vẫn chưa khai thác hết tiềm năng công nghệ thông tin để làm cho giờ học hấp dẫn hơn, từ đó chất lượng dạy học trực tuyến chưa cao, chưa phát huy được phẩm chất và năng lực của học sinh nhất là năng lực tự học và năng lực sử dụng công nghệ thông tin. Trên cơ sở làm rõ thực trạng dạy học trực tuyến trên địa bàn tỉnh Nghệ An, từ đó đề xuất các giải pháp khai thác tài nguyên công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí, đồng thời góp phần phát huy năng lực phẩm chất học sinh nhất là năng lực sử dụng công nghệ thông tin. Với những kết quả đã đạt được, tôi xin -1-
  5. mạnh dạn trình bày đề tài: “Nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn Địa lí bằng các phần mềm và công cụ hỗ trợ”. Hy vọng, đề tài góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Địa lí THPT trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng DHTT môn Địa lí THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả DHTT môn Địa lí bằng các phần mềm và công cụ hỗ trợ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Về dạy học trực tuyến môn Địa lí trên địa bàn tỉnh Nghệ An thông qua sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Nội dung nghiên cứu: Thực trạng dạy học trực tuyến môn Địa lí trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn Địa lí. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2 năm 2020 đến tháng 3 năm 2022. - Không gian nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu cho học sinh khối 11, 12 tại trường THPT Cửa Lò. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học trực tuyến. - Phân tích thực trạng dạy học trực tuyến môn Địa lí trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Nghiên cứu và ứng dụng một số phần mềm: Powerpoint, Padlet, Quizizz, Kahoot, Google earth, Google form, Baamboozle, Mentimeter, Wordwall vào DHTT môn Địa lí THPT. - Xây dựng kế hoạch DHTT môn Địa lí có sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến dạy học trực tuyến - Nghiên cứu các phần mềm và công cụ dạy học trực tuyến phù hợp với môn Địa lí. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra thực trạng dạy học trực tuyến môn Địa lí trên địa bàn tỉnh Nghệ An đối với cả giáo viên và học sinh. - Nghiên cứu, sử dụng các phần mềm và công cụ công nghệ thông tin vào dạy học trực tuyến môn Địa lí, từ đó phân tích và rút ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn Địa lí trên địa bàn tỉnh Nghệ An. -2-
  6. 5.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả điều tra về định lượng, chủ yếu là tính điểm trung bình và tính tỷ lệ %. 6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu của đề tài - Về lý luận: + Khái quát lý luận về dạy học trực tuyến. + Đề xuất sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn Địa lí THPT. - Về thực tiễn: + Điều tra được thực trạng dạy và học trực tuyến môn Địa lí trên địa bàn tỉnh Nghệ An. + Đề xuất và hướng dẫn sử dụng có hiệu quả một số phần mềm và công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến môn Địa lí THPT. + Thiết kế được kế hoạch dạy học trực tuyến môn Địa lí thông qua việc sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ. + Phân tích được tính hiệu quả của đề tài khi áp dụng vào thực tiễn dạy học trực tuyến môn Địa lí trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 7. Cấu trúc của sáng kiến Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của sáng kiến được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn. Chương 2: Sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ góp phần nâng cao hiệu quả DHTT môn Địa lý THPT. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. -3-
  7. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Tổng quan các công trình liên quan đến đề tài Ngành giáo dục đã tổ chức dạy học trực tuyến trong bối cảnh COVID-19 bắt đầu sau khi dịch bệnh bùng phát, từ kỳ 2 năm học 2019 - 2020 cho đến tận bây giờ. Giữa các đợt dịch bùng phát, cũng có những giai đoạn học sinh được đến trường nhưng giải pháp dạy học trực tuyến vẫn được duy trì. Trong bối cảnh đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến như: + Bài báo: “Dạy học trực tuyến: Kinh nghiệm tổ chức và thực hiện” của trường Đại học Trà Vinh. [Tài liệu tham khảo 5] Bài báo đã chỉ ra kinh nghiệm về xây dựng kế hoạch bài dạy trực tuyến, bốn bước tổ chức hoạt động DHTT, một số lưu ý đối với hoạt động quản lí và kiểm tra đánh giá trong quá trình DHTT. + Đề tài: “Một số biện pháp tổ chức dạy học trực tuyến hiệu quả” của thầy Hoàng Tiến Lực, trường tiểu học Kim Ngọc – Vĩnh Phúc. Đề tài đề cập đến một số biện pháp tổ chức lớp học trực tuyến hiệu quả đối với cấp tiểu học như: xây dựng nội quy, tổ chức trò chơi, phối hợp với phụ huynh HS trong quản lý nề nếp DHTT. + Đề tài: “Một số biện pháp tổ chức lớp học trực tuyến hiệu quả ở trường THPT trên địa bàn Hà Tĩnh” của tác giả Phạm Thị Ngọc Mai, trường THPT Minh Khai, Đức Thọ, Hà Tĩnh. Đề tài này đã đề xuất được một số phần mềm DHTT hiệu quả, đưa ra cách tổ chức và quản lý lớp học trực tuyến nhưng chỉ ở mức khái quát chung cho các môn học. Như vậy, các đề tài trên chưa đề cập đến giải pháp nâng cao hiệu quả DHTT một môn học cụ thể nào và cũng chưa đi sâu hướng dẫn sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ DHTT. Đó là "khoảng trống" về lý luận và thực tiễn mà đề tài Sáng kiến này cần phải làm rõ. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có những đóng góp về lý luận và thực tiễn dạy học trực tuyến môn Địa lí bằng các phần mềm và công cụ hỗ trợ trong trường THPT hiện nay. 1.1.2. Dạy học trực tuyến 1.1.2.1. Khái niệm dạy học trực tuyến Theo dự thảo Thông tư ban hành quy định quản lý tổ chức DHTT đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên của Bộ GD&ĐT ngày 11/08/2020, “DHTT là hoạt động dạy học thông qua phần mềm ứng dụng trên môi -4-
  8. trường Internet, đảm bảo GV và HS tương tác đồng thời hoặc không đồng thời trong quá trình dạy học”. Khái niệm học trực tuyến được dùng như một thuật ngữ chỉ môi trường học tập mà trong đó người học có thể tương tác với môi trường học tập thông qua Internet hoặc các phương tiện truyền thông điện tử khác. Đây là môi trường có khả năng chia sẻ cao, vận hành không phụ thuộc vào không gian, thời gian, tạo điều kiện để mọi người trao đổi, tìm kiếm, học tập một cách dễ dàng. Việc học không chỉ bó hẹp cho HS, sinh viên ở các trường mà dành cho tất cả mọi người, không kể tuổi tác, hoàn cảnh sống… 1.1.2.2. Các hình thức dạy học trực tuyến Thông tư số 09/2021/ TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định có 3 hình thức tổ chức dạy học trực tuyến. - DHTT hỗ trợ dạy học trực tiếp: GV có thể cung cấp tài liệu, học liệu, giao nhiệm vụ và giám sát, hướng dẫn HS tự học, chuẩn bị cho các hoạt động dạy học trực tiếp. - DHTT thay thế một phần quá trình dạy học trực tiếp: GV giao cho HS một số nội dung tự học ở nhà để tăng thời gian luyện tập, thực hành làm việc nhóm, thảo luận khi HS ở trường. - DHTT thay thế hoàn toàn quá trình dạy học trực tiếp: Theo đó, các hoạt động của tiến trình dạy học được tổ chức thực hiện hoàn toàn thông qua môi trường Internet. Hình thức này chỉ áp dụng khi HS không thể đến trường. 1.2.1.3. Nguyên tắc tổ chức dạy học trực tuyến DHTT phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Đảm bảo thực hiện đúng, có chất lượng, hiệu quả, nội dung dạy học theo quy định; phù hợp với kĩ năng của GV, khả năng lĩnh hội và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của HS. Không tạo ra áp lực đối với giáo viên và HS. - Việc công nhận kết quả DHTT phải dựa trên cơ sở đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập của HS và theo các quy định của Bộ GD&ĐT về đánh giá, xếp loại HS. - Đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm, học liệu DHTT và hướng dẫn sử dụng cho GV và HS. - Đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn thông tin mạng, thông tin cá nhân, sở hữu trí tuệ; các quy định của Bộ GD&ĐT về ứng dụng CNTT trong quản lý, tổ chức dạy học qua Internet và các quy định của pháp luật có liên quan. 1.1.3. Đề xuất một số phần mềm và công cụ hỗ trợ DHTT môn Địa lí 1.1.3.1. Một số phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến -5-
  9. Các phần mềm tổ chức DHTT hiện nay đều cho phép tổ chức các lớp học trực tuyến với chất lượng cuộc gọi, âm thanh, hình ảnh tốt; cho phép chia sẻ màn hình; hỗ trợ trên nhiều nền tảng (máy vi tính hoặc các thiết bị di động); người dùng không cần cài đặt app mà chỉ cần có link cuộc gọi… Qua thực tiễn tôi đã sử dụng một số phần mềm phổ biến sau: a. Phần mềm Zoom Meeting - Ưu điểm: + Miễn phí không giới hạn đối với các tài khoản email có đuôi vnedu.vn + Dễ sử dụng: có đầy đủ các tính năng như ghi lại tiết học, chia phòng học, chia sẻ màn hình, trò chuyện, tương tác ảo… + Số lượng người tham dự lớn (100 người đối với bản miễn phí, 300 – 1000 người đối với bản có phí) - Hạn chế: + Đối với các bản miễn phí, tài khoản bị giới hạn trong thời gian 40 phút. + Tính bảo mật chưa cao, người lạ có thể vào quấy rối tiết học. - Link hướng dẫn sử dụng phần mềm Zoom Meeting: [11] https://www.youtube.com/watch?v=wYPCc7wjczQ b. Phần mềm Microsoft Teams - Ưu điểm: + Không giới hạn cuộc gọi, số lượng người tham dự cao hơn Zoom (250 người), có tính bảo mật cao. + Có khả năng chia sẻ bài, tương tác ảo, ghi lại bài học, giao bài tập, điểm danh… - Hạn chế: + Nhà trường phải đăng ký tài khoản Microsoft Teams cho GV và HS. + Phần mềm khá nặng nên quá trình truy cập của HS chậm, không ổn định và hay bị out do HS chủ yếu sử dụng mạng 4G để học. - Link hướng dẫn sử dụng Microsoft Teams: [11] https://www.youtube.com/watch?v=hYCU-CccCZQ c. Phần mềm Google Meet - Ưu điểm: + Tiện lợi, dễ sử dụng cho những người có tài khoản Google. + Không giới hạn thời gian, số lượng người tham gia lớn: 100 – 250 người. + Tích hợp được với Google Classroom để quản lý lớp học trực tuyến. -6-
  10. - Hạn chế: + Không ghi lại được bài học. + Khả năng tương tác ảo bị hạn chế - Link hướng dẫn sử dụng phần mềm Google Meet: [11] https://www.youtube.com/watch?v=OzohbVkN530 Có rất nhiều phần mềm khác nhau hỗ trợ cho GV dạy học trực tuyến, mỗi phần mềm đều có tính ưu việt riêng. Trong thực tế dạy học ở đơn vị trường THPT Cửa Lò và đa số các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An đều lựa chọn phần mềm Zoom tích hợp vào trang web: https://lms.vnedu.vn/ . Vì phần mềm Zoom dễ sử dụng, cài đặt thuận tiện hơn những phần mềm khác; đây là sự kết hợp giữa quản lý và giảng dạy trực tuyến hiệu quả nhất hiện nay. d. Phần mềm thiết kế bài giảng: Powerpoint Microsoft Powerpoint là công cụ quen thuộc để tạo ra các bài thuyết trình trong nhiều lĩnh vực. Đối với giáo viên, đây là công cụ đơn giản nhưng hiệu quả để tạo ra các bài giảng điện tử. Khai thác tốt các tính năng của Powerpoint, giáo viên sẽ tạo ra các bài giảng với các hiệu ứng sinh động, hấp dẫn cùng các trò chơi học tập để gây hứng thú, tạo động lực cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học. Đối với dạy học trực tuyến môn Địa lí, việc sử dụng công cụ Microsoft Powerpoint đã trở nên quen thuộc với GV. Tuy nhiên, để thu hút sự chú ý của HS thì thiết kế bài giảng Powerpoint hấp dẫn, hợp lý cũng là yếu tố quan trọng. - Link hướng dẫn sử dụng phần mềm Powerpoint: [11] https://www.youtube.com/watch?v=VjsiibAAOFw 1.1.3.2. Một số công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến a. Công cụ hỗ trợ Padlet Padlet là một bức tường ảo cho phép người dùng bày tỏ suy nghĩ về một chủ đề nào đó một cách dễ dàng. Ngoài ra, Padlet còn là một công cụ rất hữu ích trong giảng dạy. Giúp giáo viên có thể giảng bài trên lớp và thu thập ý kiến từ học sinh. Giao diện “đẹp mắt”, dễ sử dụng. Ứng dụng phù hợp cho mọi độ tuổi, nhất là các bạn học sinh, sinh viên, GV thường sử dụng nó để tương tác trước, trong và sau giờ học. Padlet được sử dụng để điểm danh, đăng tải tài liệu và bài tập cho HS, HS nộp sản phẩm thảo luận nhóm hoặc nộp bài tập theo nhóm. Tuy nhiên, đối với những bản miễn phí, GV chỉ được sử dụng tối đa 5 Padlet, nếu quá số lượng đó thì GV phải xóa bớt Padlet cũ, vì vậy muốn lưu trữ thông tin lâu dài thì phải mua bản trả phí. - Các bước sử dụng Padlet: + Bước 1: Mở trang web: https://vi.padlet.com/ đăng ký tài khoản. -7-
  11. + Bước 2: Tạo Padlet phục vụ cho việc thu thập thông tin hoặc đăng tải tài liệu học tập. + Bước 3: Copy link và chia sẻ cho học sinh kèm theo nội dung GV yêu cầu. + Bước 4: HS vào đường link GV gửi để nộp sản phẩm + Bước 5: GV hoặc HS trình chiếu Padlet trong tiết học để trình bày nội dung. - Link hướng dẫn sử dụng công cụ Padlet: [11] https://www.youtube.com/watch?v=xjGUhMZm2Nk b. Công cụ hỗ trợ Kahoot Kahoot là một nền tảng học tập quen thuộc dành cho những ai yêu thích việc vừa chơi vừa học. Ở đây, giáo viên có thể tạo ra những câu hỏi dưới dạng multiple choice hoặc True/False, thêm hình ảnh, video để tăng tương tác với học sinh trong tiết dạy. Học sinh chỉ cần truy cập vào http://kahoot.it thông qua việc nhập mã code được cung cấp và bắt đầu trả lời. Điểm số sẽ được cập nhật tại Leader board. Đây là một cách thú vị giúp người học có thể nhớ lại những kiến thức đã được nghe giảng, hay những bài lý thuyết khó nhằn cần phải nhớ lâu. Kahoot thường được ứng dụng trong phần luyện tập của mỗi tiết học hoặc trong các tiết ôn tập. Nhược điểm: Câu hỏi Kahoot chỉ hiển thị trên màn hình của GV nên trò chơi này chỉ sử dụng trực tiếp trong giờ học. - Các bước sử dụng Kahoot: + Bước 1: Truy cập link http://kahoot.com đăng ký tài khoản, chúng ta có thể chọn bản free hoặc bản có phí để sử dụng. + Bước 2: Tạo 1 bộ câu hỏi tương tác trên Kahoot. Đặt tiêu đề, chọn môn, khối lớp và xuất bản. + Bước 3: GV copy link và chia sẻ cho HS tương tác - Link hướng dẫn sử dụng công cụ Kahoot: [11] https://www.youtube.com/watch?v=7DuWYGVEOWY c. Công cụ hỗ trợ Quizizz Quizizz là một phần mềm, ứng dụng được Ankit và Deepak thành lập vào năm 2015 khi đang dạy toán phụ đạo tại một trường đại học ở bang Bangalore, Ấn Độ. Ngày nay Quizizz đã hỗ trợ việc học tập của hàng triệu sinh viên, học sinh của hơn 100 quốc gia trên thế giới. Đây cũng là một công cụ học online phổ biến và rất được ưa chuộng. Giáo viên có thể tạo ra những câu hỏi và trò chơi để tăng sự thú vị trong tiết học. Ngoài các dạng câu hỏi bình thường, GV có thể thêm các phiếu khảo sát học tập, flashcard bài học thậm chí giao bài tập về nhà cho học sinh. Quizizz cũng là một công cụ hỗ trợ cho nhiều thiết bị khác nhau. Một điểm cộng cho nền tảng này chính là việc người chơi có thể hoàn thành bài kiểm theo tốc độ cá nhân, bài quiz sẽ -8-
  12. kết thúc khi tất cả các người chơi hoàn thành xong. Leader board sẽ cập nhật điểm số liên tục cho những ai trả lời đúng nhiều câu hỏi nhất. Quizizz thường được sử dụng để kiểm tra bài cũ, luyện tập và ôn tập kiến thức đã học. Về cơ bản, Quizizz và Kahoot có chức năng giống nhau, tuy nhiên sử dụng Quizizz ưu điểm hơn Kahoot là học sinh sẽ nhìn thấy toàn bộ câu hỏi trên màn hình của mình, còn Kahoot thì không (HS phải chơi trực tiếp, nhìn màn hình của GV) - Các bước sử dụng Quizizz: + Bước 1: Truy cập http://quizizz.com đăng ký tài khoản và chọn bản free hoặc có phí. + Bước 2: Thiết kế bộ câu hỏi Quizizz, xuất bản bộ câu hỏi. + Bước 3: GV copy link Quizizz đã tạo và chia sẻ cho HS chơi. + Bước 4: HS vào http://joinmyquiz.com nhập mã code mà GV chia sẻ để chơi. + Bước 5: GV chiếu 5 HS có điểm số cao nhất và bảng điểm của HS. - Link hướng dẫn sử dụng công cụ Quizizz: [11] https://www.youtube.com/watch?v=EgK-zSCT2c0 d. Công cụ hỗ trợ Google form Google form là một công cụ giúp người dùng tạo các bài khảo sát, thu thập và lưu trữ thông tin một cách dễ dàng. Google form thường được các GV sử dụng để tạo bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ trong dạy học trực tuyến. - Các bước sử dụng Google form: + Bước 1: Đăng nhập Google bằng email cá nhân. + Bước 2: Vào Google biểu mẫu, tạo một bài kiểm tra hoặc phiếu khảo sát. + Bước 3: GV chia sẻ link cho HS làm bài (có đặt giới hạn thời gian) + Bước 4: GV tải kết quả làm bài của HS - Link hướng dẫn sử dụng công cụ Google form: [11] https://www.youtube.com/watch?v=zhDku8JJZOw e. Công cụ hỗ trợ Azota Azota là một công cụ hiệu quả hỗ trợ GV giao, chấm điểm bài tập hoặc tạo bài kiểm tra trắc nghiệm dễ dàng hơn khi dạy học trực tuyến. - Các bước sử dụng Azota: Để Giao bài tập cho HS + Bước 1: Truy cập http://azota.com đăng ký bằng số điện thoại. -9-
  13. + Bước 2: Đăng nhập vào web Azota, chọn mục Học sinh. Nhấn vào mục Thêm lớp. Nhập tên lớp rồi nhấn nút Thêm lớp. Chọn Thêm học sinh. Chọn Nhập từ file Excel/ Kéo thả file Excel hoặc click để chọn file tải lên. Nhấn Xác nhận. Chọn Bài tập. Chọn Trường học nơi thầy cô đang giảng dạy và nhấn Lưu. Nhấn Tạo bài tập. Nhập tên bài tập, hạn nộp/ Click vào mục Thêm file bài tập. Chọn file đề bài tập và nhấn Open. Tick chọn lớp muốn giao bài và nhấn Lưu. + Bước 3: Copy link gửi cho HS. Để tạo bài kiểm tra trắc nghiệm: + Bước 1: Truy cập trang web azota.vn, đăng nhập bằng tài khoản giáo viên. Chọn mục Đề thi trắc nghiệm. Bấm chọn Tạo đề. Chọn Tải lên đề thi. Tại cột Đề thi/Tệp tin đáp án, kéo thả file vào hoặc click để upload file tương ứng lên. Chọn file đề thi và bấm Open. Đợi phần mềm tải file đề thi và đáp án xuống hoàn tất, bấm Xem giải thích chi tiết. Kéo thanh câu hỏi lên xuống để điều chỉnh khoảng cách giữa các câu hỏi. Tạo tiêu đề cho đề thi và nhấn Lưu. Nhấn nút Xuất bản đề thi. Điền các quy định của đề thi và nhấn Xuất bản là đã tạo bài kiểm tra trên Azota thành công. + Bước 2: Nhấn Copy đường link bài thi để gửi cho học sinh. - Link hướng dẫn sử dụng công cụ Azota: [11] https://www.youtube.com/watch?v=UWOZq_-YU6g f. Công cụ hỗ trợ Google Earth Google Earth là trang web giúp GV và HS xem bản đồ thế giới và các quốc gia, tìm hiểu các địa điểm dựa vào những hình ảnh được chụp từ vệ tinh, trên không trung và hệ thống GIS. Đây là trang web rất hữu ích đối với dạy học Địa lý. Khi dạy học trực tuyến, GV có thể cho HS khám phá những địa danh trong bài học hoặc GV hướng dẫn HS làm các dự án Địa lý trên web. Nếu GV có trình độ CNTT tốt thì Google Earth là công cụ lôi cuốn nhất trong dạy học Địa lý. - Hướng dẫn sử dụng Google Earth: + Bước 1: Truy cập http://googleearth.com.vn + Bước 2: Tại ô tìm kiếm bạn nhập địa điểm bạn muốn tìm → Nhấn Search (tìm kiếm) để tiến hành tìm kiếm → Lăn con lăn chuột lên xuống để phóng to, thu nhỏ → Nhấn giữ chuột trái và kéo chuột để xoay hình → Nhấn giữ con lăn chuột và kéo để thay đổi góc nghiêng → Chọn hình người màu vàng → Nhấn và giữ chuột trái kéo hình người đó thả xuống vị trí bạn muốn quan sát → Để quay lại ban đầu bạn chọn Exit Street View. - Link hướng dẫn sử dụng công cụ Google Earth: [11] https://www.youtube.com/watch?v=vSeZ6ibTanc g. Công cụ hỗ trợ Mentimeter -10-
  14. Mentimeter là công cụ trình chiếu dễ sử dụng, có thể tạo các bài thuyết trình, sự kiện, bài giảng và hội thảo có tính tương tác, tùy chỉnh để khiến chúng trở nên sáng tạo và dễ hiểu. Ứng dụng này đang được sử dụng nhiều cho mục đích học trực tuyến, giúp giáo viên tạo ra các câu hỏi để học sinh trả lời hoặc bỏ phiếu. Mentimeter thường được sử dụng trong phần khởi động hoặc luyện tập. - Các bước sử dụng Mentimeter: + Bước 1: Truy cập http://mentimeter.com đăng ký tài khoản. + Bước 2: Tạo 1 bản trình chiếu mới, đặt tên và chọn các dạng trình chiếu (type) tùy theo mục đích sử dụng. + Bước 3: GV chia sẻ bài trình chiếu cho HS nhập mã code và làm theo yêu cầu của GV. - Link hướng dẫn sử dụng công cụ Mentimeter: [11] https://www.youtube.com/watch?v=WAgFLdk3X4E h. Công cụ hỗ trợ Wordwall Wordwall là công cụ dạy học trực tuyến dùng để thiết kế những nội dung thực hành cho học sinh như trò chơi. Các thầy cô sẽ thiết kế nội dung học sinh cần làm trên Wordwall với những mẫu có sẵn, sau đó gửi link cho học sinh để luyện tập và làm bài. Wordwall được ứng dụng tạo trò chơi trong phần khởi động, hình thành kiến thức mới hoặc luyện tập, vận dụng. - Các bước sử dụng Wordwall: + Bước 1: Truy cập trang web http://wordwall.net đăng ký tài khoản. + Bước 2: Đăng nhập, tạo trò chơi. + Bước 3: Copy link và gửi cho HS chơi. - Link hướng dẫn sử dụng công cụ Wordwall: [11] https://www.youtube.com/watch?v=uMPFuvbdB_g k. Công cụ hỗ trợ Baamboozle Baamboozle là ứng dụng tạo game dưới dạng các câu hỏi kèm hình ảnh cho các em học sinh chơi ngay tại lớp học với mục đích giúp cho các em nhớ lại những từ vựng hoặc cấu trúc về cùng một chủ đề mà các em đã được học. Bằng cách sử dụng game trong lớp học, các thầy cô giáo có thể tạo không khí sôi động cho lớp học vừa có thể kiểm tra lại kiến thức mà các em đã được học 1 cách hiệu quả hơn. - Các bước sử dụng: + Bước 1: Truy cập website Baamboozle trên thanh công cụ Google, tạo tài khoản. + Bước 2: Nhấn “Create game” để tạo trò chơi -11-
  15. + Bước 3: Đặt tên cho trò chơi, viết mô tả ngắn gọn mục đích của trò chơi dùng để làm gì. Để tạo câu hỏi sử trò chơi, chúng ta cần chuẩn bị trước các câu hỏi cùng với đáp án gắn với câu trả lời của các câu hỏi đó. + Bước 4: Trong tiết học, GV chọn số câu hỏi, chọn số đội chơi và nhấn play để tổ chức HS chơi theo đội. - Link hướng dẫn sử dụng công cụ Baamboozle: [11] https://www.youtube.com/watch?v=oFDZTuBYdSk Ngày nay, có rất nhiều phần mềm và công cụ hỗ trợ DHTT. Mỗi phần mềm, công cụ đều có ưu nhược điểm riêng, và phù hợp với một số hoạt động dạy học cụ thể. Một công cụ hỗ trợ không thể dùng để dạy tất cả các hoạt động DHTT, vì vậy phải tùy vào mục tiêu của hoạt động dạy học cụ thể mà GV cần lựa chọn công cụ hỗ trợ phù hợp với hoạt động dạy học đó. Trong dạy học trực tuyến, mỗi tiết học chúng ta chỉ cần sử dụng một vài công cụ để tạo ra các hoạt động tương tác cho HS, tăng tính hấp dẫn của tiết học từ đó nâng cao chất lượng DHTT. 1.2. Cơ sở thực tiễn Để tìm hiểu thực trạng sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ DHTT, tôi đã tiến hành khảo sát bằng công cụ Google form đối với GV dạy môn Địa lí và HS một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 1.2.1. Về phía giáo viên Tôi đã trao đổi ý kiến với GV môn Địa lý của một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đưa ra một số câu hỏi để khảo sát thực trạng sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ DHTT bằng phiếu khảo sát trên Google form, gửi cho GV qua Zalo và Facebook. Link khảo sát: https://forms.gle/YDhgt8G8NB7qunsk9 Câu hỏi khảo sát Google form (Phụ lục 1.1) Sau khi thu thập thông tin khảo sát từ 21 giáo viên dạy Địa lý trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tôi thu được kết quả như sau: - 100% GV đã tham gia dạy trực tuyến môn Địa lý. - Về sử dụng phần mềm dạy học trực tuyến: Bảng 1.1. Kết quả khảo sát về sử dụng phần mềm DHTT môn Địa lí THPT Phần mềm Số lượng sử dụng (người) Tỷ lệ (%) Zoom 21 100 Microsoft Teams 3 14,3 Google Meet 5 23,8 Skype 1 4,7 -12-
  16. Hình 1.1. Kết quả khảo sát về sử dụng phần mềm DHTT môn Địa lí THPT Phần mềm DHTT được GV sử dụng nhiều nhất là Zoom (100%), tiếp đến là Google Meet (23,8%), Microsoft teams (14,3%) và ít nhất là Skype (4,7%). Sở dĩ phần mềm Zoom được GV sử dụng nhiều nhất vì nó được tích hợp trên nền tảng http://lms.vnedu.vn, mặt khác với email có đuôi vnedu.vn thì phần mềm Zoom không giới hạn thời gian 40 phút. Đây cũng là phần mềm được đa số GV đánh giá dễ sử dụng. Ngoài ra, bài khảo sát cũng cho thấy một số GV sử dụng nhiều phần mềm để dạy học. - Về công cụ hỗ trợ trình chiếu DHTT môn Địa lí: 100% số GV sử dụng Powerponit với mức độ chỉ trình chiếu thông thường; 47,8% sử dụng thêm bản Word là công cụ hỗ trợ trình chiếu trong DHTT môn Địa lí. - Về mức độ sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến: Bảng 1.2. Kết quả khảo sát về mức độ sử dụng các phần mềm DHTT Mức độ sử Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng dụng Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Phần mềm 19 90,5 2 9,5 0 0 Zoom Phần mềm 0 0 7 33,3 14 66,7 Microsoft Teams Phần mềm 2 9,5 11 52,4 8 38,1 Google Meet Phần mềm 0 0 1 4,7 20 95,3 Skype Phần mềm 0 0 3 14,3 18 85,7 khác -13-
  17. Hình 1.2. Biểu đồ kết quả khảo sát về mức độ sử dụng các phần mềm DHTT Qua bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy: + Đối với phần mềm Zoom: có tới 90,5 % số GV thực hiện khảo sát thường xuyên sử dụng, 9,5% GV thỉnh thoảng sử dụng. + Đối với phần mềm Microsoft Teams: có 33,3% số GV thỉnh thoảng sử dụng và có tới 66,7% số GV không sử dụng. + Đối với phần mềm Google Meet: có 9,5% số GV thường xuyên sử dụng, 52,4% số GV thỉnh thoảng sử dụng và 38,1% số GV không sử dụng. + Đối với phần mềm Skype: có 4,7% số GV thỉnh thoảng sử dụng và có tới 95,3% số GV không sử dụng. + Đối với phần mềm khác: có 14,3% số GV thỉnh thoảng sử dụng và có tới 85,7% số GV không sử dụng. Như vậy, phần mềm được sử dụng nhiều nhất cho DHTT là Zoom, một số GV có sử dụng phần mềm Microsoft Teams thay thế khi phần mềm Zoom bị khống chế thời gian mỗi lần sử dụng chỉ kéo dài 40 phút. Phần mềm Zoom được sử dụng nhiều vì dễ cài đặt, dễ sử dụng (không nặng như phần mềm MS Teams). - Về sử dụng các công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến môn Địa Lý: có 81% số GV khảo sát có sử dụng, và 19% số GV không sử dụng. Số liệu thống kê cho thấy, đa số GV đã xác định việc sử dụng công cụ hỗ trợ DHTT là quan trọng vì nó góp phần nâng cao hiệu quả DHTT bộ môn. Tuy nhiên vẫn còn tới 19% số GV khảo sát không sử dụng công cụ hỗ trợ DHTT, do GV bị hạn chế về trình độ CNTT. - Về mức độ sử dụng các công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến: Kết quả thống kê cho thấy: Phần lớn GV được khảo sát sử dụng các công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến môn Địa lý chưa nhiểu: -14-
  18. + Chỉ có 19,1% số GV thường xuyên sử dụng Google form và Azota (chủ yếu để kiểm tra), 9,5% số GV thường xuyên sử dụng Padlet và Google earth, 4,7% số GV thường xuyên sử dụng Quizizz. Hình 1.3: Biểu đồ mức độ sử dụng các công cụ hỗ trợ DHTT môn Địa lí THPT Bảng 1.3: Kết quả khảo sát mức độ sử dụng các công cụ hỗ trợ DHTT môn Địa lí Đơn vị: Người (tỷ lệ %) Mức độ sử Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không sử dụng dụng Kahoot 0/21 (0%) 4/21 (19,1%) 8/21 (38,1%) 9/21 (42,8%) Quizizz 1/21 (4,7%) 10/21 (47,6%) 6/21 (28,6%) 4/21 (19,1%) Padlet 2/21 (9,5%) 8/21 (38,1%) 6/21 (28,6%) 5/21 (23,8%) Google Earth 2/21 (9,5%) 5/21 (23,8%) 5/21 (23,8%) 9/21 (42,8%) Google form 4/21 (19,1%) 7/21 (33,3%) 3/21 (14,3%) 7/21 (33,3%) Azota 4/21 (19,1%) 8/21 (38,1%) 5/21 (23,8%) 4/21 (19,1%) Mentimeter 0/21 (0%) 2/21 (9,5%) 9/21 (42,8%) 10/21 (47,6%) Wordwall 0/21 (0%) 2/21 (9,5%) 8/21 (38,1%) 11/21 (52,4%) + Số GV thỉnh thoảng có sử dụng công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến Địa lý còn ít (nhiều nhất là Quizizz cũng chỉ có 47,6%, 38,1% số GV thỉnh thoảng sử dụng Padlet và Azota, 33,3% số GV thỉnh thoảng sử dụng Google form, 23,8% số GV thỉnh thoảng sử dụng Google earth, chỉ có 9,5% GV thỉnh thoảng dùng Mentimeter và Wordwall). + Tỷ lệ GV hiếm khi sử dụng và không sử dụng công cụ hỗ trợ dạy học địa lý còn rất cao (từ 47,7% đến 90,5%). -15-
  19. Những số liệu trên cho thấy việc GV áp dụng CNTT vào dạy học chưa nhiều, bài học chủ yếu được trình chiếu đơn điệu, không hấp dẫn. Nguyên nhân của vấn đề này là do: Việc thiết kế các hoạt động DHTT qua các công cụ hỗ trợ rất mất thời gian, vì vậy tỉ lệ GV sử dụng các công cụ hỗ trợ thường xuyên chưa nhiều. - Về mức độ sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến môn Địa lý, tôi thống kê được bảng sau: Bảng 1.4. Kết quả khảo sát mức độ sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ DHTT môn Địa lý (đơn vị: Người (tỷ lệ %) Mức độ sử dụng Thành thạo Không thành thạo Chưa bao giờ sử dụng Kahoot 3/21 (14,4%) 9/21 (42,8%) 9/21 (42,8%) Quizizz 10/21 (47,6%) 7/21 (33,3%) 4/21 (19,1%) Padlet 10/21 (47,6%) 6/21 (28,6%) 5/21 (23,8%) Google earth 4/21 (19,1%) 8/21 (38,0%) 9/21 (42,8%) Mentimeter 2/21 (9,6%) 10/21 (47,6%) 9/21 (42,8%) Google form 10/21 (47,6%) 5/21 (23,8%) 6/21 (28,6%) Azota 11/21 (52,4%) 7/21 (33,3%) 3/21 (14,3%) Bamboozle 2/21 (9,5%) 9/21 (42,9%) 10/21 (47,6%) Wordwall 1/21 (4,8%) 10/21 (47,6%) 10/21 (47,6%) Hình 1.4. Biểu đồ mức độ sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ DHTT môn Địa lí Theo kết quả thống kê, tỷ lệ GV sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến môn Địa lý chưa cao. Cụ thể: có 52,4% số GV sử dụng thành thạo Azota, 47,6% số GV sử dụng thành thạo Quizizz, Padlet, Google form vào dạy học, 19,1% số GV sử dụng thành thạo Google earth, 14,4% số GV sử dụng thành thạo -16-
  20. Kahoot, 9,5% số GV sử dụng thành thạo Baamboozle, 4,8% số GV sử dụng thành thạo Wordwall. Tỷ lệ GV sử dụng không thành thạo hoặc chưa bao giờ sử dụng công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến còn chiếm tỷ lệ lớn: từ 47,6% đến 95,2%. Nguyên nhân: do GV chưa tự tìm tòi, khám phá các thành tựu CNTT để áp dụng vào dạy học trực tuyến. - Về thái độ của HS đối với các tiết DHTT môn Địa lí có sử dụng công cụ hỗ trợ: Hình 1.5: Biểu đồ về thái độ học trực tuyến môn Địa lí của HS Đối với các tiết DHTT môn Địa lí có sử dụng công cụ hỗ trợ: có 19% số HS rất hào hứng, 71,4% số HS hào hứng, chỉ có 9,5% số HS ít hào hứng với giờ học trực tuyến môn Địa lí. Điều này cho thấy, GV sử dụng các công cụ hỗ trợ DHTT là một giải pháp hữu ích làm cho tiết học môn Địa lí trở nên hấp dẫn hơn đối với HS. - Đánh giá hiệu quả sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ vào DHTT môn Địa lí: Hình 1.6: Biểu đồ đánh giá hiệu quả sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ vào DHTT môn Địa lí Có 38,1% số GV cho rằng: sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ DHTT môn Địa lí là rất hiệu quả, 57,1% đánh giá hiệu quả, chỉ có 4,8% số GV là đánh giá ít hiệu quả. Như vậy, việc sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ DHTT về cơ bản là góp phần nâng cao hiệu quả DHTT cho môn Địa lí. -17-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2