Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn Địa lí lớp 12 ở trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn Địa lí lớp 12 ở trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An" nhằm khái niệm về dạy học trực tuyến và các hình thức dạy học trực tuyến; Khảo sát thực tế việc dạy và học trực tuyến của GV- HS, từ đó để thấy được những khó khăn mà GV và HS gặp phải khi dạy học trực tuyến; Một số kinh nghiệm của bản thân để nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến ở trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An và có thể áp dụng với tất các trường THPT khác và các môn học khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn Địa lí lớp 12 ở trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH ---- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH NGHỆ AN - Lĩnh vực Địa Lí - TP Vinh, ngày 20 tháng 04 năm 2022
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH ---- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH NGHỆ AN - Lĩnh vực Địa Lí - Người thực hiện: Nguyễn Khánh Ly Số điện thoại: 0976 250 940 Email: khanhlydtnt1@gmail.com TP Vinh, ngày 20 tháng 04 năm 2022
- MỤC LỤC Nội dung Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2 3. Phương pháp nghiên cứu 2 4. Tính mới của đề tài 2 5. Đóng góp của đề tài 3 II. PHẦN NỘI DUNG 4 1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 1.1.Cơ sở lí luận 4 1.2. Cơ sở thực tiễn 7 2. Nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn Địa Lí lớp 12 11 2.1. Tạo tâm thế sẵn sàng cho HS khi học trực tuyến 11 2.2. Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược 14 2.3. Thiết kế bài giảng Powerpoint có khả năng tương tác cao nhất 17 2.4. Tối đa hoá hoạt động của HS trong thời gian kết nối thực 20 2.5. Quản lí lớp học trực tuyến có hiệu quả 29 3. Các công cụ đã sử dụng để hỗ trợ dạy học trực tuyến 33 4. Minh hoạ kế hoạch bài dạy trực tuyến 34 5. Hiệu quả của đề tài 40 III. PHẦN KẾT LUẬN 44 1.Tổng kết quá trình thực hiện và hướng phát triển của đề tài 44 2. Kiến nghị, đề xuất 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Giao diện chính hệ thống LMS trường THPT DTNT Tỉnh 5 Nghệ An…………………. Hình 1.2. Các dạng học liệu có thể tích hợp trên LMS………… 5 Hình 1.3. Quản lí lớp học trên LMS …………………………………. 6 Hình 1.4. Giao diện trên điện thoại khi vào học bằng LMS……. 6 Hình 1.5. Cơ cấu nhận xét, đánh giá hiệu quả học trực tuyến so với học 9 trực tiếp……………………………………………… Hình 1.6. Khó khăn của HS khi tham gia học trực tuyến……….. 9 Hình 2.1. Viết trực tiếp trên P.P khi trình chiếu……………….. 19 Hình 2.2. Dùng thước ảo khi dạy trực tuyến………………….. 19 Hình 2.3. Sử dụng công cụ Shaper…………………………… 20 Hình 2.4. Trò chơi ô chữ……………………………………… 23 Hình 2.5. Công bố xếp hạng trong trò chơi Quizzi………….. 25 Hình 2.6. Sự khác biệt giữa phía Đông và phía Tây dãy Hoàng Liên 26 Sơn………………………………………………………. Hình 2.7. Chuyển đường link vào ô Chat……………………… 27 Hình 2.8. Padlet nộp sản phẩm dự án Bài 32…………………… 28 Hình 2.9. Padlet nộp sản phẩm dự án Bài 9……………………. 29 Hình 2.10. Cách thức điểm danh bằng cách đánh số thứ tự trong 30 Rename………………………………………………………….. Hình 2.11. Danh sách lớp học ảo trên Class dojo………………. 32 Hình 2.12. Đánh giá HS trên lớp học ảo Class dojo……………. 32 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Thời gian dạy học trực tuyến…………………………. 8 Bảng 1.2. Thiết bị sử dụng học tập……………………………… 8 Bảng 1.3. Kết quả khảo sát khó khăn của GV khi dạy học trực 10 tuyến………………………………………………………….
- Bảng 5.1. Đối chiếu kết quả khảo sát thời điểm trước và sau khi áp 40 dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến….. Bảng 5.2. Điểm thi tốt nghiệp THPT môn Địa Lí lớp 12C1 năm học 43 2021-2022…………………………………………………. DANH MỤC CÁC ĐƯỜNG LINK 1. Đường link khảo sát thực trạng dạy học trực tuyến: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSeBw_gcAUGlLqgB8RoEWbpm mpR6KtKNc_zvgpL9S82lQxRkoA/viewform?usp=sf_link 2. Kho học liệu số của Bộ GD: https://igiaoduc.vn/ 3. Bài giảng Elerning - Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ https://drive.google.com/file/d/13bgMVCgqZ5W3tkY6TbKjHALDJ0qn4pui/vi ew?usp=sharing 4. Bài tập trắc nghiệm Bài 2-vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ trên Google Forms https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSe-KQ3- oll4qzg5B1ubUqx3yoRZ89wb5AS6KDOm1jrM4LnxMw/viewform?usp=sf_li nk 5. Video bài giảng: Bài 8-thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển https://youtu.be/U53UB_dpTC0 6. Link nộp sản phẩm hoạt động nhóm Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta: https://padlet.com/khanhlydtnt1/tle95wlufncgif21 7. Link nộp sản phẩm hoạt động nhóm Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long: https://vi.padlet.com/khanhlydtnt1/Bookmarks 8. Video dùng cho trò chơi khởi động Nhanh tay lẹ mắt Bài 32: Trung du và miền núi Bắc Bộ https://drive.google.com/file/d/1GoAbY8Va5YukPuLMLS_zLnR3mMPypl9D/ view?usp=sharing 9. Đường link trò chơi Bingo sử dụng cho chủ đề: Đất nước nhiều đồi núi https://quizizz.com/join?gc=084511 10. Video không lời về tiềm năng du lịch nước ta https://youtu.be/M2o-AnFChT4?t=152 11. Link nộp sản phẩm dự án Bài 32: Trung du và miền núi Bắc Bộ https://padlet.com/baohan07092011/tm3heyq49iok9mvd
- 12. Link nộp sản phẩm dự án Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa https://padlet.com/khanhlydtnt1/s5mkbrnb66dbf7jr 13. Địa chỉ LMS của trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An https://c3dtntvi.lms.vnedu.vn 14. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Zoom: youtube.com/watch?v=wYPCc7wjczQ 15. Hướng dẫn thiết kế bài giảng Powerpoint: youtube.com/watch?v=M4z- r2L9ZU4 16. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Ispring: youtube.com/watch?v=prO2f5- f2M8 17. Hướng dẫn sử dụng Padlet trong dạy học trực tuyến youtube.com/watch?v=doFSpcITu7E 18. Hướng dẫn sử dụng Quizzi: youtube.com/watch?v=EgK-zSCT2c0 19. Hướng dẫn sử dụng Class dojo: youtube.com/watch?v=WmntD-SRDZ8 20. Đường link khảo sát hiệu quả thực hiện đề tài: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfQd3FLevMbuodXFEG3tlDbEW OJWTAfQGIlnSe7O8GGFjXAyg/viewform?usp=sf_link
- PHỤ LỤC Phụ lục 1: Giao diện Google Forms về khảo sát thực trạng học 47 trực tuyến của HS………………………………………. Phụ lục 2: Bài giảng P.P về chủ đề sinh hoạt lớp…………. 48 Phụ lục 3: Một số hình ảnh về học trực tuyến môn Địa Lí lớp 51 12…………………………………………………………
- DANH MỤC VIẾT TẮT Viết tắt Từ hoặc cụm từ GV giáo viên GVCN giáo viên chủ nhiệm HS học sinh THPT trung học phổ thông P.P Powerpoint DTNT dân tộc nội trú BGH ban giám hiệu ICT công nghệ thông tin và truyền thông CN công nghiệp KT kinh tế
- I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng 4.0, đặc biệt là sự bùng nổ của lĩnh vực công nghệ thông tin, Internet đã tác động to lớn đến mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội toàn thế giới, trong đó có giáo dục. Xu hướng học trực tuyến đã hình thành từ rất lâu trong hệ thống đại học ở các nước phát triển. Một sinh viên ở Việt Nam vẫn có thể lấy các chứng chỉ quốc tế như các sinh viên khác học trực tiếp ở Hoa Kì, Ôxtrâylia…Việc đào tạo trực tuyến có thể giảm thời gian và chi phí rất lớn cho các khóa học. Không chỉ ở hệ thống Đại học mà còn cả ở hệ thống phổ thông, việc học trực tuyến giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa, không gian địa lí, hình thành một cộng đồng học tập…. Đó chính là sự ra đời của các “lớp học không biên giới”. Cũng thật không khó để tìm kiếm các bài học trong chương trình sách giáo khoa của các cấp học trên youtube, các trang web học trực tuyến, các fanpage…với sự đa dạng về hình thức: word, mapinfo, video, livestream…. Có thể nói, học trực tuyến là xu hướng học tập hiện đại, xu hướng của thời đại 4.0. Đại dịch Covid-19 bùng nổ, dạy và học trực tuyến được coi là giải pháp duy nhất, an toàn nhất “tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”. Vấn đề dạy và học trực tuyến trở thành vấn đề được dư luận xã hội quan tâm và bàn tán. Nhiều ý kiến cho rằng, dạy học trực tuyến không thể có hiệu quả, chỉ là giải pháp mang tính chất tạm thời. Cộng với những vấn đề nảy sinh: nghẹn mạng, thiết bị học, trình độ công nghệ…thời gian đầu, dạy và học trực tuyến gặp rất nhiều khó khăn, rào cản từ phụ huynh, học sinh và cả giáo viên. Sau một thời gian thích ứng, được sự chỉ đạo, quan tâm của ngành giáo dục, sự mày mò “trong cái khó ló cái khôn” của nhiều giáo viên, dạy và học trực tuyến đang dần phát huy hiệu quả vốn có của nó. Như vậy, có thể nói dạy học trực tuyến không chỉ còn là giải pháp thích ứng mà sẽ trở thành chiến lược lâu dài, công cụ hữu ích cho chuyển đổi số trong giáo dục. Dạy học trực tuyến đối với trường THPT DTNT Tỉnh là một thách thức vô cùng to lớn, bởi vì đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số, sinh sống ở các bản làng xa xôi, vùng biên giới thuộc các huyện miền núi phía Tây Nghệ An. Phần lớn các em đều có hoàn cảnh khó khăn, không có thiết bị để học. Để tiếp cận được với học trực tuyến, các em phải di chuyển đến những ngọn núi cao hay sáng chiều cần mẫn mấy chục km ra thị trấn để tìm mạng Internet, kể cả những hôm đầu tháng 9 trời mưa to gió lớn. Về phía giáo viên, đội ngũ của trường phần lớn đã có tuổi nên việc tiếp cận với công nghệ thông tin cũng là một hạn chế. Nhưng với tinh thần quyết tâm cao độ, tất cả vì HS thân yêu, dưới sự chỉ đạo của BGH nhà trường, tập thể giáo viên đã cố gắng, nỗ lực hết mình, tìm mọi giải pháp để khắc phục khó khăn, từ việc gửi tài liệu qua Mail, quay video, lồng tiếng vào Powerpoint tạo bài giảng trên Youtube, đến triển khai có hệ thống trên nền tảng LMS…Chính sự đồng lòng của cả tập thể giáo viên, tinh thần vượt khó của học sinh đã giúp cho trường 1
- THPT DTNT Tỉnh Nghệ An trở thành một trong những đơn vị đi đầu trong công tác dạy học trực tuyến. Đáp ứng xu thế của thời đại, chuyển đổi số trong giáo dục, để thích ứng với bối cảnh Covid-19, thực hiện theo hướng dẫn của chuyên môn Nhà trường, Tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu nhiều về phương pháp, cách làm trong dạy học trực tuyến. Trước hết là học hỏi từ đồng nghiệp, tham gia các nhóm diễn đàn của giáo viên cả nước, tự thử nghiệm và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân. Năm học 2020 - 2021 và năm học 2021 -2022, Tôi được phân công giảng dạy môn Địa Lí lớp 12 nên Tôi đã lựa chọn khối học này để áp dụng cho sáng kiến kinh nghiệm của mình. Các giải pháp “Nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn Địa Lí lớp 12 ở trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An” được đưa ra để trao đổi, học tập kinh nghiệm cùng đồng nghiệp. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI - Đối tượng: dạy học trực tuyến là hình thức giảng dạy và học tập ở các lớp học trên Internet. - Phạm vi nghiên cứu: + Nâng cao hiệu quả giờ học trực tuyến trong thời gian kết nối thực, sử dụng phần mềm Zoom trên nền tảng LMS. + Áp dụng đối với các bài học Địa Lí lớp 12. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp khảo sát - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp thu thập, xử lí số liệu - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp thực nghiệm 4. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Các đề tài về dạy học trực tuyến đã được biết chủ yếu tập trung ở hình thức dạy học Elerning, với các khoá học trực tuyến trên các website và chủ yếu nghiên cứu ở đối tượng sinh viên Đại học. - Ở THPT, cũng đã có các đề tài về việc ứng dụng các phần mềm dạy học cụ thể (kiểm tra, đánh giá, tạo các sản phẩm học tập…) để hỗ trợ dạy học trực tiếp. - Nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến trong thời gian kết nối thực, áp dụng trong chương trình Địa Lí 12 là một đề tài hoàn toàn mới, mặc dù các trường học trên cả nước đã áp dụng hình thức tổ chức dạy học này, tuy không liên tục trong ba năm học 2019- 2020, 2020-2021 và 2021-2022. 2
- - Tính mới của đề tài không chỉ thể hiện ở việc đưa ra các giải pháp mà cả việc nghiên cứu cơ sở lí luận. Chưa có một tài liệu thống nhất về khái niệm dạy học trực tuyến hay các hình thức dạy học trực tuyến, việc dạy học trực tuyến cũng chưa có một nền tảng công nghệ thống nhất cho các nhà trường, cho cả ngành giáo dục. 5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Khái niệm về dạy học trực tuyến và các hình thức dạy học trực tuyến. - Khảo sát thực tế việc dạy và học trực tuyến của GV- HS, từ đó để thấy được những khó khăn mà GV và HS gặp phải khi dạy học trực tuyến. - Một số kinh nghiệm của bản thân để nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến ở trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An và có thể áp dụng với tất các trường THPT khác và các môn học khác. - Xây dựng cụ thể một kế hoạch bài dạy trực tuyến ở chương trình Địa Lí lớp 12. 3
- II. PHẦN NỘI DUNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Tổng quan về Dạy học trực tuyến 1.1.1.1.Khái niệm về dạy học trực tuyến Dạy học trực tuyến là hình thức giảng dạy và học tập ở các lớp học trên Internet. Người dạy và người học sẽ sử dụng phần mềm nền tảng học trực tuyến, ứng dụng truyền âm thanh, hình ảnh và các thiết bị thông minh (laptop, smartphone, máy tính bảng,...). Các bài giảng, tài liệu (dưới dạng văn bản, hình ảnh, video…) được đưa lên các nền tảng và người dùng có thể dễ dàng truy cập và học mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó còn có các khóa học cùng thời gian thực có sự tham gia và tương tác giữa giáo viên và học viên. 1.1.1.2. Các hình thức dạy học trực tuyến Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, các hình thức dạy học trực tuyến trở nên rất đa dạng. Dưới đây là 3 hình thức giảng dạy và học tập phổ biến: - Học online kết nối, tương tác trực tiếp với người dạy: Lớp học online được tổ chức nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm thiết lập trên đám mây (Zoom Cloud Meeting, Microsoft Teams, Google Meet. Google Classroom….). Nhờ đó, giáo viên và HS sẽ có thể sử dụng các tính năng như chia sẻ màn hình thiết bị, sử dụng các bảng viết, chế độ tắt tiếng, giơ tay phát biểu… Đặc điểm vượt trội của hình thức này đó chính là tính tương tác cao và đa dạng giữa người dạy và người học. - Tham gia các khoá học trên những website học trực tuyến e-Learning: Nội dung bài giảng được xây dựng theo từng chủ đề, từng môn học, từng lĩnh vực cụ thể. Người học có thể chủ động lựa chọn khóa học dựa trên nhu cầu và sở thích cá nhân. Khác với hình thức học qua tương tác trực tuyến, những video bài giảng ở đây đều được chuẩn bị và quay dựng sẵn dựa theo nội dung chương trình học. Người học có thể chủ động xem lại video khi cảm thấy chưa hiểu rõ hoặc bỏ qua một đoạn nào đó nếu đã nắm chắc phần kiến thức đó của bài học. Một số trang web học trực tuyến nổi tiếng tại Việt Nam như: Study.hanoi.edu.vn, Tuyensinh247.com., hoctructuyen.hcm.edu.vn, Hocmai.vn…. - Tự học từ giáo trình tài liệu, sách, ebook online: Học trực tuyến bằng hình thức này, đòi hỏi người học phải biết tự cách tìm kiếm, chọn lọc tài liệu và tự sắp xếp một lộ trình học hiệu quả vì sẽ không có giáo viên hỗ trợ trong suốt quá trình học tập. Một số nền tảng phổ biến: Google Scholar: Dịch vụ giúp bạn tìm kiếm những tài liệu mang tính học thuật từ những nguồn nghiên cứu đáng tin cậy, bao gồm cả tài liệu được chia sẻ miễn phí và tài liệu từ những trang web cần trả phí 4
- Slideshare: Slideshare là nền tảng cho phép chia sẻ các tài liệu chủ yếu dưới dạng slide trình chiếu hoặc PDF. Mặc dù số lượng và nội dung tài liệu rất đa dạng nhưng chất lượng và mức độ tin cậy của tài liệu không đồng đều. 1.1.2. Hệ thống quản lí học tập LMS và nền tảng Zoom 1.1.2.1. Hệ thống quản lí học tập LMS. LMS là viết tắt của từ Learning Management System, nghĩa là hệ thống quản lý trường học. Phần mềm sẽ cho phép người dùng quản lý các lớp học, khoá học, và học sinh, đồng thời hỗ trợ thiết kế các bài giảng, kết nối giữa giáo viên và học viên, phụ huynh. Hình 1.1. Giao diện chính hệ thống LMS trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An Hệ thống LMS gồm 4 thành phần cơ bản: + E-learning – Lớp học trực tuyến: Nơi mà chúng ta có thể đặt được tất cả nội dung bài giảng như bài giảng dạng word, powerpoint , video clip, bài tập… Học viên có thể xem các nội dung trực tuyến, có thể thảo luận, làm kiểm tra, comment,….trên hệ thống. + Livestreaming system – Phòng học trực tuyến thời gian thực: LMS tích hợp với Zoom, Microsoft Teams, Google Meet giúp người học có thể tương tác trực tiếp với giáo viên. Tất cả các buổi học đều được ghi hình và ghi âm lưu trữ lại. Hình 1.2- Các dạng học liệu có thể tích hợp trên LMS 5
- + Dashboard – Bảng quản lý: Bảng quản lý này có thể kiểm soát được tất cả tình hình học tập của từng học viên trên từng môn học. Dashboard cũng được cá thể hóa cho các nhóm đối tượng khác nhau: học viên, giảng viên,….đều có dashboard riêng của mình. Hình 1.3 – Quản lí lớp học trên LMS + Application – Ứng dụng di động: Thinking School đã phát triển ứng dụng di động học tập trên các nền tảng android và ios. Chúng ta có thể vào học trên các thiết bị điện tử cầm tay như điện thoại, ipad,…bất cứ khi nào ở đâu. Hình 1.4- Giao diện trên điện thoại khi vào học bằng LMS 6
- 1.1.2.2. Nền tảng Zoom Zoom là một nền tảng họp/học trực tuyến, cho phép nhiều người được kết nối với nhau trong một khoảng cách rất xa. Với điều kiện là người dùng cần phải trang bị ít nhất một thiết bị di động điện tử, như máy tính, máy tính bảng hay điện thoại thông minh, đồng thời cũng cần phải kết nối wifi để có thể sử dụng. Các tính năng chính của Zoom Meettings là: - Ghi lại buổi học: Tất cả các buổi học trực tuyến đều được ghi lại khi GV bắt đầu nhấn nút hoạt động, có thể lưu bản ghi trên thiết bị của mình, hoặc tải và lưu nó lên dữ liệu đám mây. Việc sao lưu bản ghi buổi học sẽ cho phép những HS vắng mặt buổi học đó có thể kiểm tra và xem lại. - Chia sẻ màn hình: Các bài giảng của giáo viên hay sản phẩm của HS đều có thể chia sẻ màn hình với toàn bộ lớp học - Trò chuyện: Ứng dụng còn cho phép người học với người học, người học với giáo viên trò chuyện tích hợp, nghĩa là mọi người được kết nối và có thể trò chuyện tương tác với nhau, không khác gì khi gặp mặt trực tiếp. 1.1.3. Chương trình Địa Lí lớp 12 Mạch kiến thức của chương trình Địa Lí lớp 12 là phần Địa Lí Việt Nam, bao gồm: - Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên nước ta. - Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên. - Địa lí dân cư - Công cuộc Đổi mới và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta. - Địa lí các ngành kinh tế - Địa lí các vùng kinh tế Thuận lợi của việc lựa chọn chương trình Địa Lí lớp 12 làm phạm vi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm là: - Kiến thức gần gũi, thực tiễn với cuộc sống hàng ngày của HS. - Phần lớn chương trình thi tốt nghiệp THPT nằm ở chương trình lớp 12 nên thái độ học tập, mức độ tham gia các hoạt động học tập của HS tích cực hơn, hợp tác hơn. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng học trực tuyến của học sinh trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, trường THPT DTNT Nghệ An luôn là một trong những đơn vị đi đầu triển khai hình thức dạy học trực tuyến nhằm thực hiện kế hoạch giáo dục đúng tiến độ và đảm bảo các biện pháp an toàn phòng 7
- chống dịch bệnh.Từ năm 2019 đến nay, với diễn biến phức tạp của dịch bệnh cũng như thực hiện chỉ đạo chung về việc phòng, chống dịch Covid-19, trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An đã tổ chức 5 đợt học trực tuyến cho HS. Bảng 1.1-Thời gian dạy học trực tuyến Năm học Thời gian 2019-2020 Đợt 1: Từ 05/04/2020 đến 15/05/2020 2020-2021 Đợt 2: Từ 22/02/2021 đến 14/03/2021 Đợt 3: Từ 04/05/2021 đến hết năm học 2021-2022 Đợt 4: Từ ngày 05/09/2021 đến 20/09/2021 Đợt 5: Từ ngày 28/02/2022 đến 13/03/2022 Để đảm bảo cho việc học trực tuyến được diễn ra, điều kiện cần thiết đầu tiên là HS phải có thiết bị kết nối mạng. Việc khảo sát thiết bị học trực tuyến của HS được tiến hành ngay từ trước khi dạy học trực tuyến. Bảng 1.2-Thiết bị sử dụng học tập Thiết bị Số lượng Tỉ lệ Laptop/PC 90 13,8 % Máy tính bảng 25 3,9 % Điện thoại 533 82,3 % Có đến 82,3% HS trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An sử dụng điện thoại để học trực tuyến, hơn nữa lại là điện thoại cảm ứng có cấu hình thấp. Việc sử dụng điện thoại để học trực tuyến nên nhiều ứng dụng bị hạn chế, nhìn slide và xem video không rõ, không mở được file bài tập có dung lượng lớn… Vì vậy, khi dạy học trực tuyến GV cần phải lựa chọn các phần mềm có thể tích hợp được với điện thoại, sử dụng tối đa chức năng của Zoom để HS đỡ nhiều thao tác, tiết kiệm thời gian, tiết học không bị gián đoạn do điện thoại bị treo màn hình. Sau một tuần triển khai dạy học trực tuyến, Tôi tiến hành khảo sát HS về thực trạng học trực tuyến qua đường link google form: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSeBw_gcAUGlLqgB8RoEWbpmmp R6KtKNc_zvgpL9S82lQxRkoA/viewform?usp=sf_link và thu được kết quả như sau: 8
- 13,4 10,2 16,2 20,4 39,8 Hiệu quả hơn nhiều Hiệu quả hơn một ít Hiệu quả tương đương Ít hiệu quả hơn Ít hiệu quả hơn nhiều Hình 1.5- Cơ cấu nhận xét, đánh giá hiệu quả của học trực tuyến so với trực tiếp Về việc tự đánh giá hiệu quả học trực tuyến so với trực tiếp, có đến 33,8% HS cho rằng ít hiệu quả và ít hiệu quả hơn nhiều so với dạy học trực tiếp. Điều đó chứng tỏ rằng, HS đang còn gặp nhiều khó khăn trong việc học trực tuyến, cụ thể là: 30 % 25 25 24 24 20 20 15 10 10 10 5 0 Mạng Internet Không gian/địa Không có hoặc Tâm lí chán nản, Kĩ năng sử dụng Chưa có kĩ năng không ổn định điểm học bất tiện phương tiện học không hứng thú phương tiện, tương tác với GV hoặc không có không đảm bảo với việc học trực phần mềm CNTT mạng tuyến còn hạn chế Hình 1.6- Khó khăn của HS khi tham gia học trực tuyến Có gần 20% HS cho rằng học trực tuyến nhưng mạng yếu, bị 'văng' khỏi hệ thống Zoom hoặc không nghe rõ, nghe liền mạch lời giảng của giáo viên. Một tiết học nếu vài lần “văng” như thế dẫn đến mất cảm hứng, mất tập trung với tiết học. Môi trường xung quanh, địa điểm/không gian học cũng là một yếu tố tác động đến sự mất tập trung của HS khi học trực tuyến. Có 10% học sinh phải di chuyển đến nơi khác, không phải nhà mình để học trực tuyến, 10% HS học ở nhà 9
- nhưng bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn xung quanh. Em Lương Ba Duy, HS lớp 12A2 cho rằng: “Hiện tại, bản thân em cảm thấy việc học Online cũng không khó khăn lắm ngoại trừ việc là môi trường xung quanh nhà em có nhiều lúc hơi ồn vì chỗ em ở hơi đặc biệt là chuyên bán, sửa chữa đồ điện tử nên thường xuyên sửa loa, thử nhạc, đài phát thanh phát thông báo,... Nên có nhiều lúc em muốn tương tác qua tin nhắn.” Ngoài các yếu tố khách quan trên thì số liệu thống kê về các yếu tố chủ quan cũng là những con số đáng lo ngại. Để tham gia lớp học trực tuyến một cách hiệu quả, học sinh cần có một mức độ thành thạo công nghệ nhất định và phương pháp học tập phù hơp để tham gia vào các lớp học và tương tác trên không gian mạng. Tuy nhiên, có tới 25% học sinh cho rằng bản thân thiếu kỹ năng tương tác với giáo viên và kỹ năng sử dụng thiết bị, phần mềm còn hạn chế chiếm 24%. Thời gian kết nối thực trong một tiết học không dài, chưa kể đến các sự cố về đường truyền mạng nhưng có tới 35% HS không nghiên cứu và xem trước các học liệu bài học. Đáng chú ý là 24% HS cảm thấy chán nản, mệt mỏi, ép buộc với việc học trực tuyến vì phải dành nhiều thời gian trước màn hình máy tính. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập, bởi vì tâm lý được xem là yếu tố cốt lõi và đóng vai trò rất quan trọng quyết định đến hiệu quả học tập. Từ những khảo sát trên, ta nhận thấy rằng để nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến cần có những giải pháp đồng bộ về cơ sở hạ tầng mạng, kĩ năng công nghệ thông tin, thái độ, tâm lí học tập của HS đến tăng khả năng tương tác trong lớp học trực tuyến… 1.2.2. Những khó khăn của GV khi triển khai dạy học trực tuyến Thông qua việc tạo cuộc bình chọn trên Zalo nhóm GV, CB trường THPT DTNT Nghệ An, với vấn đề đặt ra là: Khó khăn của thầy/cô khi dạy học trực tuyến, kết quả thu được là: Bảng 1.3. Kết quả khảo sát khó khăn của GV khi dạy học trực tuyến Khó khăn của thầy/cô khi dạy học Số lượt bình chọn Tỉ lệ % trực tuyến? 1. Trình độ công nghệ thông tin 7/52 13,5 2. Tương tác với HS 25/52 48,1 3. Học liệu số 5/52 0,1 4. Quản lí lớp học 30/52 57,7 5. Những vấn đề khác 2/52 0,03 10
- Trình độ công nghệ thông tin của GV, nhất là những giáo viên có tuổi ở giai đoạn đầu khi mới làm quen với dạy học trực tuyến là một khó khăn lớn nhất. Thầy/cô phải vật lộn với một tiết học online nhiều thao tác, cộng với cả sự cố mạng, nhiều trục trặc nhỏ cũng đã xảy ra. Nhưng với sự quyết tâm cố gắng, học hỏi từ đồng nghiệp, tham gia các lớp tập huấn của trường, của Sở, giờ đây trình độ CNTT không còn là một khó khăn lớn cản trở việc dạy học trực tuyến. Khó khăn cơ bản hiện nay trong dạy học trực tuyến là quản lí học sinh và tương tác với HS. Một lớp học có từ 30-40 HS, màn hình máy tính hạn chế, còn phải share bài giảng, vậy làm thế nào để thầy/cô có thể quản lí được HS của mình? Làm như thế nào để HS có hứng thú với tiết học online, tích cực tương tác với GV và với nhóm học tập?... 2. NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 Trên cơ sở lí luận và khảo sát thực tế các vấn đề học trực tuyến của HS và dạy trực tuyến của GV, Tôi nhận thấy rằng: để nâng cao hiệu quả dạy học ngoài những giải pháp chuyên môn (phương pháp và kĩ thuật dạy học) thì việc tạo động lực, tâm thế sẵn sàng học tập cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi vì sự cố gắng từ một phía sẽ không bao giờ đưa lại kết quả, mà phải xây dựng được sự chủ động từ cả hai phía. Ngoài ra, việc quản lí lớp học cũng là cơ sở đầu tiên để tạo nên một tiết học thành công. GV có kiểm soát được hành vi, tương tác của HS thì mới tăng được khả năng tập trung, tiếp thu và tích cực với bài học. Vì vậy, các giải pháp Tôi đưa ra bao gồm cả giải pháp chuyên môn và giải pháp tâm lí, quản lí giáo dục, và được sắp xếp theo trình tự thực hiện, chuẩn bị cho một tiết học trực tuyến. Trước tiên là tạo tâm thế, động lực học tập trực tuyến, xây dựng bài giảng, tăng tương tác, quản lí HS trong quá trình dạy học và đánh giá sau giờ học. 2. 1. Tạo tâm thế sẵn sàng cho HS khi học trực tuyến 2.1.1. Mục đích Để nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến cần có rất nhiều giải pháp như: cải thiện cơ sở hạ tầng mạng, thiết bị số, trình độ công nghệ và phương pháp dạy của giáo viên…Nhưng yếu tố cần thực hiện đầu tiên và quan trọng nhất đó là tạo tâm thế sẵn sàng cho HS khi tham gia các lớp học trực tuyến. Bởi vì, tâm thế là toàn bộ thái độ, tâm lí của con người khi đứng trước một sự việc nào đó và nó có ảnh hưởng cực kì to lớn đến kết quả hành động của con người. Bước vào tiết học với một tâm thế háo hức, vui vẻ thì HS sẽ chủ động để tương tác với giáo viên, với bài học. Tâm thế sẵn sàng này phải xuất phát từ cả ba phía giáo viên, học sinh và cả phụ huynh, trong đó giáo viên là người luôn phải đi đầu, lan toả đến học sinh và phụ huynh. Sự đồng lòng này sẽ là tiền đề để thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến. 2.1.2. Cách tiến hành 2.1.2.1. Sinh hoạt lớp với chủ đề: Lớp học không khoảng cách 11
- Ngay trước thời gian chuẩn bị học trực tuyến, GV nên tổ chức một buổi sinh hoạt lớp, khuyến khích có sự tham gia của cả phụ huynh, với chủ đề: lớp học không khoảng cách. Mục đích của buổi sinh hoạt là: - HS và phụ huynh cần có những hiểu biết khái quát về học trực tuyến và tầm quan trọng của việc học trực tuyến. Sự gián đoạn, những lỗi kĩ thuật nhỏ trong giai đoạn đầu dạy học trực tuyến chỉ là những sự cố tạm thời có thể khắc phục. Về lâu dài, dạy học trực tuyến là phương án an toàn nhất trong đại dịch, giúp cho quá trình học, tiếp thu kiến thức không bị gián đoạn. Việc học trực tuyến còn giúp HS tiếp cận công nghệ, mở ra một phương thức mới trong học tập. - Hướng dẫn HS sử dụng LMS và tiến hành test thử phòng Zoom. Đây là một việc vô cùng cần thiết để chuẩn bị cho dạy học trực tuyến, bởi vì một trong những nguyên nhân dẫn đến HS có tâm lí e ngại khi học trực tuyến là các em chưa thành thạo thiết bị số và phần mềm học trực tuyến - Giải đáp những thắc mắc của phụ huynh và HS trong vấn đề học trực tuyến để giải toả những băn khoăn, vướng mắc của HS, phụ huynh về vấn đề này. Khi quan điểm nhất quán, thống nhất, có được sự hợp tác từ cả hai phía thì hiệu quả dạy học trực tuyến sẽ được nâng cao. Tóm tắt kế hoạch sinh hoạt lớp, chủ đề: Lớp học không khoảng cách Hoạt động Thực hiện 1. Tìm hiểu khái quát về GV cho HS trình bày những hiểu biết của bản thân về học trực tuyến (khái học trực tuyến bằng cách giơ tay phát biểu (reactions), niệm, các hình thức học sau đó chốt kiến thức. trực tuyến) 2. Tầm quan trọng của - HS và phụ huynh cùng xem một video hoặc một số việc học trực tuyến hình ảnh về học trực tuyến mà cộng đồng mang đăng tải, chia sẻ rất nhiều trong thời gian vừa qua. - GV đặt câu hỏi và khảo sát phụ huynh và HS về quan điểm học trực tuyến bằng cách comment vào ô Chat ngắn gọn: hiệu quả, không hiệu quả, nên, không nên, tạm thời - GV phân tích, tổng kết ngắn gọn vai trò, tầm quan trọng của việc học trực tuyến 3. Hướng dẫn HS sử - Chụp màn hình hoặc quay video hướng dẫn sử dụng dụng LMS và tiến hành gửi vào nhóm Zalo của lớp trước buổi sinh hoạt. GV Test thử phòng Zoom nên làm hai video hướng dẫn trên cả máy tính và điện thoại, hỗ trợ tối đa tất cả các HS với thiết bị học khác nhau. Với điện thoại, GV có thể sử dụng chức năng 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh qua tiết 32 – Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy"
20 p | 421 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 54 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 34 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 26 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả phát triển năng lực lập bản vẽ chi tiết thông qua dạy học chủ đề bản vẽ cơ khí cho học sinh lớp 11 THPT
48 p | 38 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học phần Lịch sử Thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại qua phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức
19 p | 112 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua đoạn trích Vợ nhặt (Kim Lân)
33 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 33 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 12 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn