intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập môn lịch sử Việt Nam giai đoạn 1946 - 1954 bằng phương pháp lồng ghép âm nhạc và kể chuyện nhân vật lịch sử trong giảng dạy Lịch sử 12

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

35
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm góp một phần giúp các em học sinh có những kiến thức lịch sử nhất định để trang bị cho kỳ thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi tỉnh; Khắc phục tình trạng “học vẹt” lịch sử. Mục đích chuyển từ “giáo viên là trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập môn lịch sử Việt Nam giai đoạn 1946 - 1954 bằng phương pháp lồng ghép âm nhạc và kể chuyện nhân vật lịch sử trong giảng dạy Lịch sử 12

  1. MỤC LỤC Trang A. Mở đầu 01 I. Lý do chọn đề tài 01 II. Mục đích nghiên cứu 02 III. Đối tƣợng nghiên cứu 02 IV. Phƣơng pháp nghiên cứu 02 B. Nội dung 03 I. Cơ sở lý luận của vấn đề 03 II. Thực trạng của vấn đề 04 III. Giải pháp thực hiện 05 1. Phƣơng pháp lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử trong 05 giảng dạy lịch sử 2. Phƣơng pháp sử dụng âm nhạc trong dạy học lịch sử 12, phần lịch 13 sử Việt Nam (1946 - 1954) 3. Hiệu quả 19 C. Kết luận, kiến nghị 19 1. Bài học kinh nghiệm 19 2. Kiến nghị, đề xuất 20 Phụ lục 21 Tài liệu tham khảo 1
  2. A. MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Công cuộc đổi mới đất nƣớc hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào tạo những con ngƣời phát triển toàn diện, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi môn học ở nhà trƣờng phổ thông với đặc trƣng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ, trong đó có môn Lịch sử. Đối với bất cứ nƣớc nào, môn Lịch sử đều có chức năng quan trọng trong đào tạo năng lực của học sinh, đào tạo con ngƣời có bản sắc dân tộc, có tƣ duy độc lập sáng tạo. Riêng đối với Việt nam, lịch sử càng giữ vai trò cực kì quan trọng gắn với sự tồn vong của quốc gia - dân tộc. Năm 1941, khi về nƣớc trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biên soạn quyển "Lịch sử nƣớc ta" bằng thơ lục bát và mở đầu bằng 2 câu: "...Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam..." Biết để tƣờng tận nguồn gốc mình mà đấu tranh giành độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Có thể khẳng định rằng, tác dụng của môn lịch sử không chỉ cung cấp kiến thức về quá khứ ("giáo dƣỡng") mà còn có tác dụng về tình cảm phẩm chất, đạo đức, quan điểm chính trị ("giáo dục") nhận thức tƣ tƣởng và khả năng hành động ("phát triển"). Thế nhƣng, trong nhiều năm qua, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, chất lƣợng học tập lịch sử ngày càng giảm sút, đến mức báo động. Những năm gần đây nhiều báo, tạp chí, ở Trung ƣơng và địa phƣơng đã lên tiếng về tình trạng giảm sút chất lƣợng một cách nghiêm trọng về môn lịch sử. Một cuộc điều tra với chủ đề: "Thanh niên Hồ Chí Minh trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc" đã thu đƣợc những số liệu đáng buồn nhƣ sau: Trong số 1800 ngƣời đƣợc hỏi thì có 39% không biết Hùng Vƣơng là ai, 65% không biết Trƣơng Định; 49% nói sai về Trần Quốc Toản; 64% trong số 468 sinh viên của một số trƣờng học hỏi không biết gì về Lƣơng Thế Vinh, về anh hùng Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Dót, Bế Văn Đàn...; 83% học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên không biết về các nhân vật, sự kiện lịch sử đặt tên cho các đƣờng phố, mà họ đang sống hay rất quen thuộc. Vì vậy, trong dạy học mục đích của các môn học nói chung và của môn lịch sử nói riêng ở phổ thông đều góp phần đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục chung của Đảng và Nhà nƣớc trên cơ sở nội dung của môn học. Vậy nên cũng nhƣ các môn học khác, bộ môn lịch sử có nhiệm vụ “Hoàn chỉnh vốn kiến thức ở trình độ kiến thức phổ thông của học sinh về lịch sử để làm cơ sở cho sự hình thành thế giới quan khoa học và đạo đức công dân xã hội chủ nghĩa của lao động mới trên đất nƣớc ta”. Để hoàn thành nhiệm vụ này, bộ môn lịch sử phải cung cấp đầy đủ cho học sinh những tri thức cần thiết về quá trình phát triển hợp quy luật của lịch sử dân tộc và thế giới. Nhƣng do đặc điểm của bộ môn lịch sử học sinh không thể trực tiếp “Trực quan sinh động” với sự kiện đã qua, cho nên trong giai đoạn nhận thức cảm tính của các em không thể có cảm giác và tri giác 2
  3. về sự kiện. Vì vậy giáo viên phải tìm cách dạy nhƣ thế nào để cho học sinh cảm thấy thích học lịch sử và có nhƣ vậy học lịch sử mới đạt đƣợc hiệu quả cao. Qua nhiều năm giảng dạy, qua kết quả khảo sát tôi rút ra những nhận xét sau: - Phần đông số học sinh không thích học môn lịch sử. - Tình trạng xem nhẹ bộ môn, coi đây là bộ môn phụ nên trong giờ học có học sinh lén làm việc riêng hoặc nói chuyện riêng - Giáo viên tự độc diễn trên bảng (giảng, đọc, học trò chép). Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh nhìn sách giáo khoa trả lời. - Giáo viên trình bày bài giảng học sinh không hiểu, chóng quên, không khơi dậy niềm đam mê, tìm tòi tính độc lập suy nghĩ của học sinh - Kì kiểm tra thì ít học bài, chủ yếu là quay cóp, chép bài bạn... Để cho học sinh hiểu và hứng thú hơn trong việc học lịch sử thì tôi đã sử dụng phƣơng pháp "Nâng cao hứng thú học tập môn lịch sử Việt Nam giai đoạn 1946 - 1954 bằng phƣơng pháp lồng ghép âm nhạc và kể chuyện nhân vật lịch sử trong giảng dạy lịch sử 12" giúp học sinh nắm đƣợc nhân vật, sự kiện lịch sử một cách cụ thể hơn qua đó để bồi dƣỡng nhân cách đạo đức, lí tƣởng tốt đẹp cho học sinh. Nhất là những nhân vật lịch sử, những bài hát cách mạng ở giai đoạn 1946 - 1954 phần lịch sử Việt Nam lịch sử 12, đây là giai đoạn có rất nhiều anh hùng, những tấm gƣơng đã góp vào chiến thắng của lịch sử dân tộc. Trong đó, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu" làm cho cả thế giới phải khen ngợi. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Với những lý do trên và qua nhiều năm dạy học Lịch sử 12 tôi xin nêu kết quả học tập bằng thống kê kết quả học sinh ở năm học 2013 - 2014 với số lƣợng học sinh yếu kém còn nhiều, số lƣợng học sinh khá, giỏi ít. Cụ thể nhƣ sau: học sinh yếu kém là 11 em chiếm 11%, TB là 55 em chiếm 61%, khá là 20 em chiếm 22%, giỏi là 3 em chiếm 3%. Nhằm góp một phần giúp các em học sinh có những kiến thức lịch sử nhất định để trang bị cho kỳ thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi tỉnh; Khắc phục tình trạng “học vẹt” lịch sử. Mục đích chuyển từ “giáo viên là trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm”. III. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài là học sinh khối 12 Trung Tâm GDTX IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Giáo viên chịu tìm tòi nghiên cứu sách tham khảo, nắm kiến thức cơ bản sách giáo khoa. - Kết hợp các phƣơng pháp phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp, tích hợp là cần thiết và phải có tính sáng tạo. - Khảo sát, thảo luận, sƣu tầm những bài ca đi cùng năm tháng, tranh ảnh các nhân vật lịch sử. Cuối cùng là kiểm tra đánh giá kết quả. 3
  4. Việc sử dụng phƣơng pháp kể chuyện nhân vật và sử dụng âm nhạc cho học sinh sẽ: + Giúp các em chú tâm vào bài học. + Huy động đƣợc vốn kiến thức, những hiểu biết sẵn có của học sinh. + Thu hút học sinh hăng say tìm hiểu, kích thích học sinh tranh luận, phản biện ý kiến. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ Trong chƣơng trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QQĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trƣởng Bộ giáo dục và đào tạo đã nêu: "phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, điều kiện của từng lớp học. Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác rèn luyện, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh". Lịch sử là một dòng chảy không bao giờ ngừng nghỉ. Học quá khứ để nhận thức hiện tại và phán đoán tƣơng lai, đó là đặc thù của môn lịch sử. Muốn học tốt lịch sử phải tƣờng minh ba vấn đề: Thời gian, không gian và con ngƣời. Đặc trƣng nổi bật của nhận thức lịch sử là con ngƣời không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quá khứ. Lịch sử không phải là một bộ môn chính trị, nhƣng lịch sử gần với chính trị. Hƣớng dẫn học sinh tự học, tự tiếp cận vấn đề là một trong những đặc trƣng của phƣơng pháp dạy học tích cực. Mỗi một tiết dạy, giáo viên có một phƣơng pháp riêng, tìm ra những con đƣờng để học sinh tiếp nhận nội dung bài học một cách thoải mái, tự giác. Trong chƣơng trình lịch sử lớp 12 rất nhiều bài học giáo viên có thể vận dụng phƣơng pháp kể chuyện và ứng dụng âm nhạc để dạy học thu hút học sinh, tạo xúc cảm học tập lịch sử cho học sinh thông qua trình bày miệng của giáo viên. Vì lời nói là phƣơng tiện dạy học quan trọng nhất, lời giảng của giáo viên là nguồn kiến thức sinh động nhất, tác động mạnh mẽ đến tƣ duy và tình cảm, khơi dậy những xúc cảm tích cực của học sinh. Ngôn ngữ sẽ giúp cho ngƣời giáo viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ dạy học lịch sử về cả ba mặt: kiến thức, kĩ năng, tƣ tƣởng thái độ học sinh, khơi dậy trong các em những xúc cảm lịch sử. Bởi vậy, "ngôn ngữ rõ ràng, giàu hình ảnh, hấp dẫn của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn tới trí tuệ và trái tim học sinh". Bên cạnh lời nói thì có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy đó là máy chiếu vì nhân vật lịch sử, đặc biệt là âm nhạc có nhiều vai trò trong đời sống xã hội, có sức ảnh hƣởng lớn, là chứng nhân lịch sử, nhiều bài hát ra đời ghi lại các sự kiện lịch sử, nhiều bài hát là vũ khí chiến đấu chống kẻ thù xâm lƣợc, là nguồn động viên khích lệ tinh thần cho bộ đội ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Hiện nay học sinh trƣờng Trung Tâm GDTX tuyệt đại đa số không muốn tiếp xúc với môn học này. Khi học một giờ lịch sử, nhiều học sinh xem đó là 4
  5. một giờ “tra tấn tinh thần và thể xác”. Nào là “chủ trƣơng”, nào là “chính sách”, nào là “đƣờng lối” nó chẳng khác gì cán bộ đi học Nghị quyết. Năm học 2012 - 2013, khi nghe tin Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố sáu môn thi tốt nghiệp, trong đó không có môn Lịch sử, các học sinh trƣờng THPT Nguyễn Hiền ở Thành phố Hồ Chí Minh đã reo mừng và xé đề cƣơng ôn thi môn Sử. Đây là một hành động phản cảm nhƣng cũng nói lên thực trạng rất báo động của bộ môn Lịch sử trong hệ thống giáo dục của nƣớc ta hiện nay. Theo qui chế thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm học 2014 - 2015 đối với học sinh Trung tâm GDTX ngoài hai môn thi bắt buộc là Văn và Toán các em có quyền lựa chọn hai môn thi trong số năm môn là: Sử, Địa, Lý , Hóa, Sinh thì môn Lịch sử rất ít học sinh chọn thi. Vậy làm sao để môn học Lịch sử hấp dẫn, làm sao để học sinh yêu thích môn Lịch sử? Mặc dù đội ngũ giáo viên dạy sử ở các trƣờng phổ thông đang rất cố gắng đổi mới phƣơng pháp để nâng cao hiệu quả của bài học nhƣng kết quả không có mấy chuyển biến. Khi hỏi về một nhân vật lịch sử Việt Nam, một bộ phim lịch sử Việt Nam học sinh trở nên “mù tịt”, nhƣng khi nói về một bộ phim lịch sử Trung Quốc thì có nhiều học sinh kể vanh vách. Học xong bài học là trả lại cho thầy cô. Thật là một thực trạng đáng báo động. Một hiện tƣợng phổ biến bây giờ của học lịch sử là chủ yếu học thuộc lòng, ghi nhớ một cách máy móc, đối phó với thi cử: thiếu kỹ năng miêu tả, phân tích, tổng hợp, đánh giá về một sự kiện lịch sử. Bên cạnh đó vấn đề thực tế vẫn còn tồn đọng nhiều năm nay ở các trƣờng THPT giáo viên chú trọng giành nhiều thời gian hơn cho việc đầu tƣ giảng dạy mà ít tìm tòi sáng tạo trong đổi mới phƣơng pháp dạy học. Trong công tác này giáo viên phần lớn lại chú trọng đến việc truyền đạt kiến thức hơn là tập và dẫn cho học sinh tự học - tự tìm tòi nghiên cứu về một sự kiện vấn đề mới của tiết sau học để bài học có hiệu quả tốt nhất, kích thích sự say mê tìm tòi của các em. Với kinh nghiệm của tôi đứng trên bục giảng, tôi thấy rằng một phƣơng pháp làm cho học sinh hứng thú và say mê học môn lịch sử đó là sử dụng âm nhạc và kể chuyện nhân vật lịch sử. Vì âm nhạc và nhân vật lịch sử có khắp các bài học, tức là lịch sử phải có không khí, phải hấp dẫn, có dấu ấn trong bài học. Bởi học sinh ham thích môn lịch sử là thành công lớn của ngƣời dạy. Để hoàn thành nhiệm vụ đó đòi hỏi giáo viên phải tìm hiểu bài hát có giá trị, có ý nghĩa và nhân vật lịch sử điển hình để vận dụng vào bài giảng lịch sử làm phong phú và hấp dẫn thêm. Trƣớc thực trạng trên, Nhà nƣớc, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang có rất nhiều giải pháp về cơ chế, chính sách để khắc phục. Còn những ngƣời trực tiếp dạy lịch sử nhƣ chúng tôi cũng đang cố gắng gạt qua sự “mặc cảm” để cố gắng tìm ra phƣơng pháp dạy học đƣa lại hiệu quả tốt nhất, làm cho học sinh phát huy đƣợc tính chủ động, sự hứng thú, nhất là đối với lịch sử dân tộc ta. Cho nên, tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao hứng thú học tập môn lịch sử Việt Nam giai 5
  6. đoạn 1946 - 1954 bằng phƣơng pháp lồng ghép âm nhạc và kể chuyện nhân vật lịch sử trong giảng dạy lịch sử 12”. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Phƣơng pháp lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử trong giảng dạy lịch sử Để giờ học có hiệu quả cao khi sử phƣơng pháp kể chuyện nhân vật trong dạy học lịch sử, giáo viên yêu cầu các em về nhà tự tìm hiểu trƣớc qua sách báo, qua mạng Internet, qua Tivi, qua những lời kể lại của ông bà, cha mẹ… cộng thêm sự cung cấp của giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn và cảm thấy thích học lịch sử hơn. Việc sử dụng phƣơng pháp kể chuyện nhân vật lịch sử trong dạy học sẽ giúp các em hiểu vấn đề một cách tập trung nhất mà không rơi vào tình trạng chán nãn khi phải học bộ môn này. Các em sẽ cảm thấy thoải mái với sự tìm hiểu của mình mà đƣợc thầy cô công nhận kết quả và có sự ganh đua trong học tập tạo khí thế sôi nổi trong mỗi tiết học môn lịch sử. Ví dụ: Khi dạy bài 18 (Lịch sử 12): NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 - 1950) - Ở mục III.1: “Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947”. Khi trình bày diễn biến về chiến dịch xong, giáo viên lồng ghép kể chuyện về đại tƣớng Võ Nguyên Giáp để học sinh thấy đƣợc rõ một vị tƣớng tài ba của dân tộc trong thế kỉ XX. Riêng đại tƣớng giáo viên có thể lồng nghép kể chuyện nhân vật lịch sử ở bất cứ chiến dịch nào, bởi Võ Nguyên Giáp đã tham gia 9 chiến dịch lớn từ 1947 - 1954: Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947); Chiến dịch Biên giới (tháng 9 - 10, năm 1950); Chiến dịch Trung Du (tháng 12/1950); Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951); Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5/1951); Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951); Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9/1952); Chiến dịch Thƣợng Lào (tháng 4 năm 1953); Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 - 5 năm 1954) Các chiến dịch này Võ Nguyên Giáp đã tham gia với tƣ cách là Tƣ lệnh chiến dịch - Bí thƣ Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp cùng với Thiếu tƣớng Hoàng Văn Thái làm tham mƣu trƣởng chiến dịch. Bắt đầu sự nghiệp quân sự năm 1940 Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dƣơng Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vƣợt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dƣơng trong năm này và bắt đầu các hoạt động của mình trong Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội. Ông tham gia xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng. 6
  7. Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp (1911- 2013) Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo hƣớng dẫn của Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hƣng Đạo với 34 ngƣời. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau Cách mạng Tháng Tám, Võ Nguyên Giáp đƣợc cử làm Bộ trƣởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trƣởng (nay gọi là Thứ trƣởng) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ. Trong Chính phủ Liên hiệp, ông là Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng (cho đến tháng 7 năm 1947 và từ tháng 7 năm 1948 trở đi). Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chiến tranh Đông Dƣơng chính thức bùng nổ. Dƣới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự trở lại của ngƣời Pháp (1945-1954) trên cƣơng vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tƣ lệnh quân đội kiêm Bí thƣ Tổng Quân uỷ. Không đƣợc đào tạo tại bất kỳ trƣờng quân sự nào trƣớc đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp thụ phong quân hàm Đại tƣớng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, Ông trở thành Đại tƣớng đầu tiên của Quân Đội Quốc gia Việt Nam khi 37 tuổi. Sau này, trả lời phóng viên nƣớc ngoài về tiêu chí phong tƣớng, Hồ Chí Minh đã nói: “ngƣời nào đánh thắng đại tá thì phong đại tá, đánh thắng thiếu tƣớng thì phong thiếu tƣớng, đánh thắng trung tƣớng thì phong trung tƣớng, đánh thắng đại tƣớng thì phong đại tƣớng”. Ngày 4 tháng 10 năm 2013, trái tim của Đại tƣớng ngừng đập đã làm cho hàng triệu, hàng triệu những trái tim khác đau xót, thổn thức, hụt hẫng, tiếc thƣơng vô hạn, nhƣng lễ Quốc tang Đại tƣớng lại cho chúng ta thấy một điều không thể phủ nhận rằng: dù Đại tƣớng có đi xa thì ông vẫn sẽ mãi là vị Đại tƣớng của nhân dân. - Ở mục IV.2: “Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950”. Khi trình bày diễn biến về trận Đông Khê (16 - 18/9/1950), giáo viên lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử: anh hùng La Văn Cầu để học sinh thấy đƣợc sự dũng cảm trong chiến đấu của các anh hùng thời chống Pháp, họ không quản ngại hy sinh tuổi trẻ và thân thể của mình để đất nƣớc đƣợc hòa bình độc lập. Anh hùng La Văn Cầu sinh năm 1932 trong một gia đình nghèo, dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng. Với khát khao đƣợc cầm súng giết giặc giải phóng đất nƣớc, La Văn Cầu mới 16 tuổi đã khai tăng lên 18 tuổi để đƣợc vào bộ đội. Lúc 7
  8. đó là năm 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp vô cùng gian khổ, thiếu thốn. Nhƣng niềm vui và ý chí đã giúp anh vƣợt qua khó khăn, vƣơn lên rèn luyện thành một chiến sĩ gƣơng mẫu, giàu lòng nhân ái, nên đƣợc anh em đồng đội rất quí mến. Anh đã tham gia chiến đấu nhiều trận và lập đƣợc nhiều chiến công. Một trong những chiến công mà từ đó tên tuổi của anh đã đi vào sử sách là Trận đánh đồn Đông Khê lần thứ hai (từ 16 - 18/9/1950). Trong trận đánh này, anh đƣợc phân công chỉ huy tổ bộc phá làm nhiệm vụ phá hàng rào và đánh lô cốt đầu cầu (cửa mở trận đánh). Trong trận đánh, anh bị thương nát tay phải và đã nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay ấy cho khỏi vướng rồi tiếp tục đánh bộc phá mở đƣờng cho đơn vị xung phong. Nếu chỉ đọc những dòng chữ ghi tóm tắt chiến công đó thì chúng ta chƣa thể hình dung hết đƣợc sự ác liệt của trận đánh và chúng ta cũng không thể hiểu hết đƣợc khí thế hừng hực của chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã đƣợc hun đúc trong con ngƣời anh, ngƣời chiến sĩ mới mƣời tám tuổi đời và hai tuổi quân. Để thế hệ trẻ hôm nay hiểu đƣợc trí thông minh, lòng dũng cảm và ý chí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, sẵn sàng hi sinh tất cả để giành lại độc lập tự do cho dân tộc của thế hệ cha anh nói chung và của Anh hùng La Văn Cầu nói riêng. Anh hùng La Văn Cầu sinh năm 1932. - Giáo viên cho học sinh xem ảnh và trích giới thiệu một phần bản tự thuật của anh La Văn Cầu về trận đánh đồn Đông Khê lần thứ hai đƣợc ghi trong “Biên bản Đại hội Toàn quốc các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu” diễn ra tại Việt Bắc từ ngày 01 tháng 5 đến ngày 06/5/1952, hiện đang đƣợc bảo quản tại Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III, Phòng Phủ Thủ tƣớng, Hồ sơ 467: "…Tiếp đến Chiến dịch Biên giới. Tôi tham gia trận Đông Khê. Trận này là trận đánh Đông Khê lần thứ hai, tôi làm nhiệm vụ bộc phá viên của đơn vị Đại độ. Đạn bắn trúng cánh tay phải của tôi và trúng vào má bên phải của tôi. Tôi bị ngã và ngất đi trong mấy phút. Tôi tưởng chết, cố hô Hồ Chủ tịch muôn năm, Việt Nam độc lập muôn năm. Khi tỉnh lại, tôi kiểm điểm lại người tôi, thì thấy một bên mình đã tê đi, sờ đến cánh tay phải thì lủng lẳng, má bên phải thì mất. Lúc đó tôi lại nghĩ đến nhiệm vụ của tôi. Tôi vùng dậy, tìm gói bộc phá thì thấy gói đó bị văng đi cách chỗ tôi mấy thước. Quả bộc phá nằm trên miệng giao thông hào chưa rơi xuống. Tôi nghĩ may quá, nếu nó rơi xuống hào thì nổ mất còn gì - tôi đến lấy tay trái nhặt quả bộc phá ôm vào người và tiến vào lô cốt - nhưng trong lúc đi lại tôi thấy cánh tay phải lủng lẳng khó đi quá. Tôi liền nghĩ là phải quay giở xuống tìm một anh bạn nhờ chặt tay đi thì mới làm được nhiệm vụ. Rồi tôi quay xuống ngay. Đến nửa đường tôi gặp anh tiểu đội trưởng tiểu đội 8
  9. xung kích đang tiến lên. Tôi bảo anh chặt hộ tay cho tôi. Anh ngạc nhiên và bảo tôi quay xuống cho y tá băng bó. Tôi nói cho anh rõ ý định của tôi và nhất định yêu cầu anh cứ chặt tay cho tôi để tôi làm xong nhiệm vụ. Anh tiểu đội trưởng lúc đó mới hiểu, bèn lấy mác chặt cái tay bị thương đã gãy. Xong anh xé áo buộc cho tôi. Nhưng anh quên làm ga-rô, nên đi được một quãng tôi thấy máu ở cánh tay phải cứ chảy ra ròng ròng làm ướt đẫm một miếng vải buộc. Về sau miếng vải đó cũng bị tuột ra. Nhưng tôi không để ý đến cánh tay nữa, tôi cũng không biết đau nữa cứ chạy lên con đường cũ. Tôi đến chỗ giấu bộc phá nhặt lấy rồi tiếp tục lên phá lô cốt. Quả bộc phá nặng 12 ki lô nhưng tay trái tôi vẫn đủ sức xách lấy nó. Tôi lại vượt qua mấy giao thông hào(...) Tôi tiến đến gần chân lô cốt. Tôi lấy quả lựu đạn giắt ở bên người, lấy răng rút chốt an toàn, ném vào phía có lỗ châu mai để uy hiếp tinh thần địch. Lựu đạn trúng lỗ châu mai, nổ, nhưng súng liên thanh của địch vẫn nhả đạn ra. Tôi men lại lỗ châu mai, chờ cho địch thay băng đạn. Khi súng địch tạm im không bắn, tôi xông lại, đút quả bộc lôi vào lỗ châu mai. Địch ở trong trông thấy lấy báng súng đẩy ra hai lần. Lần đầu tôi lấy tay đẩy vào nhưng tay tôi yếu không đẩy vào sâu được nên địch lại đẩy ra. Tôi thấy thế nảy ra sáng kiến lấy chân đẩy quả bộc phá vào. Lần này, nhờ có sức mạnh chân, tôi đẩy được quả bộc phá vào sâu, quả bộc phá bịt chặt lấy lỗ châu mai, địch không đẩy ra được nữa. Ngay lúc đấy tôi giật nụ xòe rồi chạy ra xa lô cốt độ mươi mười lăm thước. Quả bộc lôi nổ rất to. Tôi bị sức ép của quả bộc phá làm ngất đi mấy phút..." Tấm gƣơng chiến đấu của anh La Văn Cầu đã cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công trong toàn quân và trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua sử dụng bộc phá công đồn, một hình thức chiến thuật mới của quân đội ta mở ra từ chiến dịch Biên Giới năm 1950. Với những chiến công của mình, anh La Văn Cầu đƣợc tặng thƣởng một Huân chƣơng Quân công hạng ba (năm 1950), Huân chƣơng Kháng chiến hạng nhất và đƣợc phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân đợt đầu (năm 1952). Từ gƣơng anh hùng cách mạng này học sinh hiểu rõ hơn về sự hy sinh gian khổ của các chiến sĩ khi tham gia cuộc chiến một mất, một còn của ta và địch lúc bấy giờ, để các em biết nâng niu quý trọng hai chữ "Độc lập" mà chúng ta đang có. * Khi dạy bài 19 (Lịch sử 12): BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1951-1953) - Ở mục III: “Hậu phƣơng kháng chiến phát triển mọi mặt”. Khi trình bày về Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gƣơng mẫu toàn quốc lần thứ nhất (1-5- 1952) đã tổng kết, biểu dƣơng thành tích của phong trào thi đua yêu nƣớc và chọn 7 anh hùng, đó là: Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh. Giáo viên có thể kể về thành tích của các anh hùng đó bằng cách kể chuyện. Ví dụ: Anh hùng Cù Chính Lan và Nguyễn Thị Chiên. Cù Chính Lan (1930 - 1951) sinh nǎm 1930 tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lƣu, tỉnh Nghệ An. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đƣợc tuyên dƣơng Anh hùng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 13 tháng 12 năm 1951, trong trận tấn công cứ điểm Giang Mở, cách thị xã Hòa Bình 8 km về phía 9
  10. Nam, Cù Chính Lan đã một mình đuổi xe tǎng Pháp, nhảy lên thành xe, ném lựu đạn vào buồng lái để tiêu diệt địch. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, mẹ chết sớm, nhà đông em, Cù Chính Lan phải lao động vất vả ngay từ bé dƣới chế độ bóc lột hà khắc của thực dân, phong kiến để cùng cha nuôi sống đàn em dại. Hoàn cảnh đó đã tạo cho Cù Chính Lan những đức tính tốt nhƣ: cần cù, nhẫn nại, thƣơng ngƣời cùng cảnh khổ, căm thù sâu sắc giai cấp địa chủ bóc lột và bọn thực dân cƣớp nƣớc. Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp trở lại xâm lƣợc nƣớc ta, Cù Chính Lan xung phong tình nguyện nhập ngũ năm 1946. Chẳng bao lâu đồng chí đã nổi bật trong học tập và công tác. Khi đƣợc đề bạt làm tiểu đội trƣởng bản thân đồng chí luôn luôn gƣơng mẫu, khiêm tốn: giản dị, thƣơng yêu đồng đội, đƣợc anh em mến phục, tin yêu. Đặc biệt trong chiến đấu, Cù Chính Lan luôn luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, táo bạo, mƣu trí, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Trận Giang Mỗ lần thứ nhất ngày 7 tháng 12 năm 1951: khi bố trí trận địa bị lộ, địch bắn dữ dội, trên ra lệnh tạm thời rút lui. Đồng chí dũng cảm đi sau cùng, dùng súng máy bắn kiềm chế địch cho đơn vị rút, rồi quay lại tìm anh em bị thƣơng, đƣa đƣợc ba đồng chí trở về đơn vị an toàn. Trận Giang Mỗ lần thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 1951, khi địch lọt vào trận địa, cả đơn vị nổ súng quyết liệt, diệt gọn một đại đội địch. Lúc chuẩn bị rút thì một xe tăng địch tiếp viện tới, bắn dữ dội vào đội hình ta, chặn đƣờng rút và làm nhiều anh em thƣơng vong. Cù Chính Lan căm giận xông lên. Anh nhảy lên xe tăng kề tiểu liên vào khe hở trên tháp xe bóp cò. Nhƣng không may tiểu liên bị hóc. Chiếc xe vẫn vừa chạy vừa bắn. Cù Chính Lan hô anh em tập trung lựu đạn đến cho mình, rồi lại nhanh nhẹn nhảy lên xe, giật nắp, quẳng lựu đạn vào. Giặc nhặt lựu đạn ném ra và hốt hoảng lái xe tăng, chuyển hƣớng vội vàng chạy về vị trí. Thời cơ diệt xe tăng địch ngay trƣớc mắt, không thể để nó chạy thoát, Cù Chính Lan dũng cảm táo bạo mở chốt lựu đạn, chờ cho khói thuốc xì ra đƣợc vài giây rồi mới ném vào buồng lái. Lựu đạn nổ. Những tên giặc trong xe chết đè lên nhau. Chiếc xe dừng tại chỗ. Trận đánh kết thúc thắng lợi. Tấm gƣơng của đồng chí đã có tác dụng cổ vũ toàn quân thi đua diệt xe tăng và xe cơ giới địch. Ngày 29 tháng 12 năm 1951, tham gia đánh đồn Cô Tô, bị thƣơng hai lần, Cù Chính Lan vẫn dũng cảm xông lên phá tiếp hai lớp rào mở đƣờng cho đơn vị tiến vào. Lần thứ ba, bị thƣơng nặng, đồng chí vẫn không chịu rời trận địa, nằm tại chỗ chỉ hƣớng tiến và động viên anh em vào sau diệt địch. Cù Chính Lan đã anh dũng hy sinh khi trận đánh đồn Cô Tô vừa kết thúc thắng lợi. Khi hy sinh đồng chí là tiểu đội trƣởng bộ binh, thuộc đại đoàn 304, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Cù Chính Lan đã đƣợc tặng thƣởng 1 Huân chƣơng Quân công hạng hai. Trong Đại hội liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất tháng 5 năm 1952, Cù Chính Lan đƣợc Chính phủ và Hồ Chủ tịch truy tặng Huân chƣơng Quân công hạng hai, Huân chƣơng Kháng chiến hạng nhất. 10
  11. Ngày 19 tháng 5 năm 1952, Cù Chính Lan đƣợc Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân. Ngƣời thứ hai nhắc đến đó là một phụ nữ - anh hùng Ngô Thị Chiên Anh hùng Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930, đƣợc trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lƣợng Vũ trang Nhân dân ngày 19 tháng 5 năm 1952. Huân chƣơng Quân công hạng ba, Huân chƣơng Chiến công hạng nhất, 2 Huân chƣơng Kháng chiến hạng nhất. Năm 1952, cô đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thƣởng khẩu súng ngắn của Ngƣời. Nguyễn Thị Chiên quê ở Xã Tán Thuật, huyện Kiến Xƣơng, tỉnh Thái Bình. Trong kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến năm 1952, cô tham gia xây dựng cơ sở kháng chiến ở 5 thôn, xây dựng và chỉ huy Đội du kích xã Tán Thuật đánh địch chống càn, phá giao thông đƣờng 39, phá tề, diệt và bắt nhiều địch. Cô đã diệt, làm bị thƣơng và bắt 15 địch. Tháng 4 năm 1950, khi đƣa cán bộ về hoạt động tại xã, cô bị địch bắt, dụ dỗ, tra tấn suốt 3 tháng rƣỡi vẫn kiên trung bất khuất. Tháng 10/1951, trong trận phục kích đánh đich trên đƣờng 39, cô bắn bị thƣơng 1 tên địch, bắt sống 6 tên địch, thu 4 súng. Tháng 12/1951, khi địch lùng sục vào làng, cô chỉ huy du kích bất ngờ xông ra bắt sống 4 địch có một tên trung uý. Ngày 19/5/1952, cô đƣợc bầu là chiến sỹ thi đua toàn quốc, đƣợc Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà tuyên dƣơng Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân. Nguyễn Thị Chiên là ngƣời phụ nữ Việt Nam đầu tiên đƣợc Nhà nƣớc ta đƣợc tuyên dƣơng Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân. Sau kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Thị Chiên công tác tại Tổng cục Chính trị, Quân khu Thủ đô, đƣợc phong quân hàm trung tá năm 1984. * Khi dạy bài 20 (Lịch sử 12): CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953 - 1954) - Ở mục II.1: “Cuộc tiến công chiến lƣợc Đông - xuân 1953 - 1954”. Khi trình bày diễn biến giáo viên lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử: Bế Văn Đàn Ngày tháng năm sinh: Sinh năm 1930 - Hy sinh ngày 12/12/1953 Quê quán: Xã Triệu Ẩu, huyện Phục Hoà (nay là huyện Quảng Hoà), tỉnh Cao Bằng. Quá trình tham gia cách mạng: - Bế Văn Đàn khi hy sinh là Tiểu đội phó thuộc Đại đội 674, Tiểu đoàn 251, Trung đoàn 174, Đại đoàn 316. - Đông Xuân 1953 - 1954, Bế Văn Đàn làm liên lạc tiểu đoàn cùng đơn vị hành quân đi chiến dịch. Một đại đội của Tiểu đoàn 251 đƣợc giao nhiệm vụ bao vây địch ở Mƣờng Pồn (Lai Châu). Thấy lực lƣợng ta ít, địch tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích, nhƣng cả hai đợt chúng đều bị quân ta đánh bật lại. Tình hình chiến đấu hết sức căng thẳng. Địch liều chết nóng ra. Ta kiên quyết ngăn chặn. - Bế Văn Đàn vừa đi công tác về đã xung phong làm nhiệm vụ. Đồng chí vƣợt qua lƣới đạn dày đặc của địch truyền mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chu 11
  12. đáo. Tình hình chiến đấu ngày càng ác liệt, khi quân địch phản kích đợt ba, địch điên cuồng mở đƣờng tiến. Đại đội thƣơng vong chỉ có 17 ngƣời, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thƣơng nhƣng đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên không bắn đƣợc do xạ thủ hy sinh, còn khẩu trung liên của Chu Văn Pù không bắn đƣợc vì chƣa tìm đƣợc chỗ đặt súng. Không do dự, Bế Văn Đàn rời khỏi công sự, lao đến cầm hai chân trung liên đặt lên vai mình nói nhƣ ra lệnh: "Kẻ thù trƣớc mặt, đồng chí có thƣơng tôi thì bắn chết chúng nó đi". Khẩu trung liên nhả đạn về phía quân địch, đẩy lùi đợt phản kích. Bế Văn Đàn mình đầy thƣơng tích, đồng chí đã anh dũng hy sinh, hai tay còn ghì chặt chân súng trên vai. Đồng chí đƣợc kết nạp Đảng tại trận địa. - Phần thưởng được nhà nước trao tặng: + Huân chƣơng Quân công hạng nhì. + Huân chƣơng Chiến công hạng nhất. + Truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân ngày 31/5/1955. - Ở mục II.2: “Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ”. Đây là thắng lợi quân sự lớn nhất và là thắng lợi quyết định buộc thực dân Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lƣợc Đông Dƣơng. Khi giảng về phần công tác chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, giáo viên lùng ghép hình ảnh hy sinh của chiến sĩ Tô Vĩnh Diện khi đang làm nhiệm vụ bằng cách kể chuyện: Tô Vĩnh Diện (1924 - 1953), Liệt sĩ, Anh hùng Lực lƣợng Vũ Trang Nhân dân (Truy phong 7/5/1955), khi hy sinh, anh là Tiểu đội trƣởng pháo cao xạ 37 ly thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367. Huân chƣơng Quân công hạng Nhì, Huân chƣơng Chiến công hạng Nhất Tô Vĩnh Diện sinh trƣởng trong một gia đình nghèo, ở xã Nông Trƣờng, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá. Năm 1949, đồng chí xung phong đi bộ đội. Tháng 5 năm 1953, quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị đánh lớn. Tô Vĩnh Diện đƣợc điều về làm tiểu đội trƣởng một đơn vị pháo cao xạ. Trong quá trình hành quân cơ động trên chặng đƣờng hơn 1000 km tới vị trí tập kết để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, anh luôn luôn gƣơng mẫu làm mọi việc nặng nhọc, động viên giúp đỡ đồng đội kéo pháo tới đích an toàn. Trong lúc kéo pháo qua những chặng đƣờng khó khăn nguy hiểm, anh xung phong lái để bảo đảm an toàn cho khẩu pháo. Trong lúc kéo pháo cũng nhƣ lúc nghỉ dọc đƣờng, Tô Vĩnh Diện luôn luôn nhắc đồng đội chuẩn bị chu đáo và tự mình đi kiểm tra tỉ mỉ đƣờng dây kéo pháo, xem xét từng đoạn đƣờng, từng cái dốc rồi phổ biến cho anh em để tránh những nguy hiểm bất ngờ xảy ra. Kéo pháo vào đã gian khổ, hy sinh, kéo pháo ra càng gay go ác liệt, anh đã đi sát từng ngƣời, động viên giải thích nhiệm vụ, giúp anh em xác định quyết tâm cùng nhau khắc phục khó khăn để đảm bảo thắng lợi. Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đƣờng hẹp và cong rất nguy hiểm. Tô Vĩnh Diện cùng đồng đội Ty xung phong lái pháo. Nửa chừng dây tời bị đứt, 12
  13. pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng, lái cho pháo thẳng đƣờng. Nhƣng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, anh Ty bị hất xuống suối. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo đó, Tô Vĩnh Diện hô đồng đội: “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và anh buông tay lái xông lên phía trƣớc, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ pháo dừng lại. Tấm gƣơng hy sinh vô cùng anh dũng của đồng chí Tô Vĩnh Diện đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vƣơn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu thắng lợi. Khi trình bày về diễn biến đợt 1 của chiến dịch Điện Biên Phủ. Giáo viên có thể lùng ghép hình ảnh hy sinh của chiến sĩ Phan Đình Giót khi đang làm nhiệm vụ bằng cách kể chuyện: Phan Đình Giót (1922 - 1954), Anh hùng Lực lƣợng Vũ trang Nhân dân (truy phong 31/3/1955), khi hy sinh anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Huân chƣơng Quân công hạng Nhì. Phan Đình Giót Anh sinh nǎm 1920 ở làng Tam Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo. Năm 1950, anh xung phong đi bộ đội. Trong cuộc sống tập thể quân đội, Phan Đình Giót luôn tự giác gƣơng mẫu về mọi mặt, hết lòng thƣơng yêu giúp đỡ đồng đội, sẵn sàng nhận khó khăn về mình nên đƣợc đồng đội mến phục. Phan Đình Giót tham gia nhiều chiến dịch lớn nhƣ: Trung Du, Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ. Mùa đông năm 1953, đơn vị anh đƣợc lệnh tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hành quân gần 500 km, vƣợt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng nhƣng đồng chí vẫn kiên trì, giúp đồng đội về tới đích. Trong nhiệm vụ xẻ núi, mở đƣờng, kéo pháo lên đèo xuống dốc vào trận địa rất gay go gian khổ, anh đã nêu cao tinh thần gƣơng mẫu, bền bỉ và động viên anh em kiên quyết chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên. Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo ta bắn chuẩn bị. Các chiến sỹ đại đội 58 lao lên mở đƣờng, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thƣơng vào đùi nhƣng vẫn xung phong đánh tiếp quả thứ mƣời. Quân Pháp tập trung hoả lực trút đạn nhƣ mƣa xuống trận địa ta. Đồng đội bị thƣơng vong nhiều. Lửa căm thù bốc cao, anh lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đƣờng để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch đang hoang mang, Phan Đình Giót vọt lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh lại bị thƣơng vào vai, máu chẩy đầm đìa. Nhƣng bất ngờ từ hoả điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn rất mạnh vào đội hình ta. Lực lƣợng xung kích bị ùn lại, Phan Đình Giót cố gắng lê lên nhích dần đến gần lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng, duy nhất là dập tắt ngay lô cốt này. Anh đã dùng hết sức mình còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai, miệng hô to: "Quyết hy sinh…vì Đảng…vì dân..." rồi rƣớn ngƣời lấy đà, lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hoả điểm lợi hại nhất của quân Pháp đã bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông 13
  14. lên nhƣ vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Trƣớc khi hy sinh, Phan Đình Giót đã đƣợc Tiểu đoàn, Đại đoàn khen thƣởng 4 lần. Với lòng dũng cảm, tinh thần chiến đấu anh dũng, những anh hùng của dân tộc đã từ khắp mọi miền đất nƣớc, những ngƣời con yêu nƣớc hội tụ với nhau trong cuộc sống gian khổ vì tình đồng chí, tình đồng đội thiêng liêng, cao cả trong cuộc chiến một mất, một còn với địch. Những hình ảnh đẹp nhất về anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp, tất cả tình cảm gắn bó máu thịt đó đã theo các anh trên các nẻo đƣờng ra trận. Dẩu ở vào thời điểm nào của lịch sử đi nữa thì hình ảnh của ngƣời lính cách mạng - Anh bộ đội Cụ Hồ mãi là tƣợng đài bất hủ của lòng yêu nƣớc và bản lĩnh đấu tranh của dân tộc Việt Nam. 2. Phƣơng pháp sử dụng âm nhạc trong dạy học lịch sử 12, phần lịch sử Việt Nam (1946 - 1954) Khi sử dụng âm nhạc trong các giờ lên lớp thì giáo viên cần phải lập kế hoạch tìm hiểu bài hát, cần đƣa âm nhạc vào lúc nào? Thời gian sử dụng và hình thức sử dụng nhƣ thế nào? Phƣơng tiện sử dụng chủ yếu phải là máy chiếu. a/ Phạm vi thực hiện: Bài 17: Nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trƣớc ngày 19/12/1946 Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) Bài 19: Bƣớc phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953) Bài 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954) b/ Kế hoạch giảng dạy sử dụng âm nhạc: Tuần Tiết Tên bài dạy Bài hát sử dụng CT 14 27 Bài 17: Nƣớc Việt nam dân "Vệ quốc quân"/Phan Huỳnh chủ cộng hòa sau ngày 2-9 - Điểu 1945 đến trƣớc ngày 19-12- "Lá xanh" và "Nhạc 1946 rừng"/Hoàng Việt 15 28 Bài 18:Những năm đầu của 29 cuộc kháng chiến toàn quốc "Ngày mùa"/Văn Cao 30 chống thực dân Pháp (1946 "Hành quân xa"/Đỗ Nhuận - 1950) "Hát mừng anh hùng Núp" Bài 19: Bƣớc phát triển cuộc /Nguyễn Văn Quý kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp(1951-1953) 16 31 Bài 20: Cuộc kháng chiến Giải phóng Điện biên/Đỗ Nhuận 32 toàn quốc chống thực dân "Bế Văn Đàn sống mãi"/Huy Du Pháp kết thúc (1953 - 1954) "Tƣớng quân Võ Nguyên Giáp" 14
  15. /Bùi Hoàng Yến Hiện nay âm nhạc là bạn đồng hành thân thiết với thế hệ trẻ, âm nhạc sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc tìm hiểu và học tập môn lịch sử của học sinh. Nhƣng vấn đề là chúng ta phải sử dụng nhƣ thế nào cho có hiệu quả. c/ Các biện pháp sử dụng âm nhạc trong dạy học lịch sử ở lớp 12 Giáo viên là ngƣời tổ chức hƣớng dẫn học sinh siêu tầm chọn lọc những bài hát có ý nghĩa phản ánh giai đoạn lịch sử 1919 - 1954: chọn những bài hát nhạc tiền chiến, cách mạng (trƣớc 1954) với yêu cầu cụ thể (tên bài hát, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa bài hát). Bản thân giáo viên có kiến thức nhất định cụ thể, phải có đĩa hát và công cụ cắt đoạn bài hát cho phù hợp với bài dạy. Vì thời gian xen kẽ không nhiều. Tôi có thể lấy ví dụ cụ thể từng giai đoạn dạy học nhƣ sau: Giai 1919 - 1930 1930 - 1945 1945 - 1954 đoạn 1. "Ánh sáng Lênin" 1. "Trên quê hƣơng 1. "Lá xanh" của của Nguyễn Văn Quý Xô Viết Nghệ tĩnh" Hoàng Việt 2. "Dấu chân phía của Dân Huyền 2. "Ngày mùa" của trƣớc" của Phan Minh 2. "Nhớ về Pác bó" Văn Cao Tuấn Sáng tác của Phan 3. "Hát mừng anh Tên bài 3. "Chào mừng Đảng Nhân hùng Núp" (Không có hát/sáng Cộng sản Việt Nam" 3."Diệt phát xít" của tác giả) tác của Phạm Tuyên Nguyễn Đình Thi 4. "Giải phóng Điện 4. "Kể chuyện ngƣời 4. "Lên Đàng" của Biên" của Đỗ Nhuận Cộng sản" của Trần Lƣu Hữu Phƣớc 5. "Qua miền Hoàn 5. "Tiếng gọi thanh TâyBắc" của Nguyễn 5. "Đảng đã cho ta niên" của Lƣu Hữu Thành một mùa xuân của Phƣớc 6. "Hành quân xa"/Đỗ "Nguyễn Đình Thi 6. "Mƣời chín tháng Nhuận 6. "Cùng nhau đi tám" của Xuân 7. "Bế Văn Đàn sống hùng binh" của Oanh.... mãi " của Huy Du Nguyễn Đình Thi 8. "Tƣớng quân Võ Nguyên Giáp" của Bùi Hoàng Yến... Nhƣng tại đề tài này, vì lƣợng thời gian nhất định nên tôi chỉ áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong một giai đoạn cụ thể 1946 - 1954 mà thôi. Vì âm nhạc là hơi thở cuộc sống, cần thiết cho cuộc sống, âm nhạc là ngƣời bạn đồng hành của mọi thế hệ. Vậy tại sao chúng ta lại không mạnh dạn đƣa âm nhạc - những bài hát cách mạng lồng vào tiết dạy môn lịch sử để hỗ trợ bài học? Thực tế những lớp 12 tôi dạy, kiểm tra bài cũ rất ít em thuộc bài, thuộc thì chỉ mang tính chất lấy điểm, tôi nảy ra sáng kiến, đến những bài học mà có các bài hát có tác dụng hỗ trợ cho bài học, tôi giao bài tập cho HS sƣu tầm và thuộc bài hát đó, rõ ràng các em rất tích cực, hồ hỡi, tìm và thuộc lời các bài hát dài…Từ đó bản thân tôi thấy âm nhạc là cầu nối để các em đến với môn Lịch sử tự nguyện không gò ép… 15
  16. * Ví dụ khi dạy Bài 17: Nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau ngày 2/9/1945 đến trƣớc ngày 19/12/1946, SGK trang 125, tiết 2. III. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lƣợc ở Nam Bộ. Khi giảng phần này tôi thƣờng lồng sự kiện 23/10/1945 Nha Trang kháng chiến, đoàn quân “Nam tiến” vào Nam chiến đấu, kết hợp hình ảnh SGK tôi có thể hỏi học sinh: Em hãy nêu những bài hát đƣợc ra đời trong thời kì 1945 - 1946? Học sinh có thể nêu những tác phẩm mà các em đã sƣu tầm ở nhà và giáo viên chỉ ra tác phẩm nào là tác phẩm phù hợp và đúng với giai đoạn lịch sử đang học. Sau đó giáo viên có thể mở một trong hai đoạn nhạc đã chuẩn bị phù hợp với bài dạy và nêu ý nghĩa của từng bài hát. - Mở đoạn bài hát “Lá xanh" của Hoàng Việt:…Đi đầu quân! Đi trong mùa xuân mới gió lá reo gió lá reo. Kìa bảng treo cùng trong làng. Đi đầu quân. Đi đầu quân. Tất cả cho tiền tuyến mau lên đi. Hỡi các anh trai làng. Lá còn xanh như bao anh còn trẻ. Sức oai hùng đang căng trong toàn thân. Ngó lên cây màu lá tươi đầy trời xanh. Anh trai làng vấn vương gia đình làm chi. Ra tuyền tuyến thi tài cùng nhau giết Tây. Em chờ anh với bao chiến công lẫy lừng… - Hoặc đoạn bài hát "Đoàn vệ quốc quân" của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi Nào có mong chi đâu ngày trở về Ra đi ra đi bảo tồn sông núi Ra đi ra đi thà chết không lui Cờ bay phất phới ngời màu Lạc Hồng Kèn reo vang tiếng gọi dòng Lạc Hồng Cùng Vệ quốc quân Ra đi ra đi theo hồn sông núi Thù bao năm xưa có bao giờ nguôi Dưới cờ oai nghiêm sao vàng bay Đoàn quân Việt Nam có hay Ngày xưa biết bao vị hùng anh Quyết vì non sông ra tay bao lần Ngày nay đoàn quân ta gắng làm sao Giành quyền tự do hạnh phúc cho dân Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi Dù có gian nguy nhưng lòng không nề Ra đi ra đi bảo tồn sông núi Ra đi ra đi thà chết không lui. Đoàn Vệ quốc quân, tên ban đầu là Đoàn Giải phóng quân, là bài hát do nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác năm 1945, một trong những bài hát nổi tiếng nhất của ông. Bài hát đƣợc sáng tác vào năm mà Việt Nam vừa giành đƣợc độc lập sau gần một thế kỷ là thuộc địa của Pháp, và là khi cả nƣớc đang rừng rực không khí quyết bảo vệ nền độc lập non trẻ trƣớc nguy cơ Pháp tái chiếm. Trong hoàn cảnh 16
  17. đó, "Đoàn giải phóng quân" ra đời nhƣ là lời thề của thế hệ thanh niên lên đƣờng ra trận: Ra đi ra đi bảo tồn sông núi. Ra đi ra đi thà chết không lui…. Bài hát đƣợc phổ biến đầu tiên ở Đà Nẵng. Trên các đoàn tàu hỏa chở những đoàn quân Nam tiến dừng ở ga Đà Nẵng, đội văn nghệ tuyên truyền Việt Minh (trong đó có tác giả) đã ca vang giai điệu hừng hực đầy quyết tâm này của những thanh niên đang lên đƣờng cứu nƣớc. Hai bài hát này của hai nhạc sĩ Hoàng Việt và Phan Huỳnh Điểu thể hiện những phẩm chất tuyệt vời của ngƣời lính - anh bộ đội Cụ Hồ đã đƣợc đến đƣợc với công chúng, in đậm trong lòng dân thì không gì nhanh và hiệu quả bằng những ca khúc. Hai ca khúc viết về đề tài ngƣời lính điểm nổi bật mà chúng ta bắt gặp đó chính là vẻ đẹp tâm hồn của anh bộ đội Cụ Hồ. Tinh thần lạc quan yêu đời, chất lãng mạn trong tâm hồn ngƣời lính đã đƣợc rất nhiều nhạc sĩ thể hiện thành công và tiêu biểu là bài hát Lá xanh của nhạc sĩ Hoàng Việt và Đoàn vệ quốc quân của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. Bài 18: Những năm đầu toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950), SGK trang 133, mục 2. IV Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, khi giảng phần này, với hoàn cảnh mới những khó khăn, Đảng và Chính phủ chủ trƣơng mở chiến dịch Biên giới. Cuộc kháng chiến toàn dân, thanh niên trai làng ra chiến trận… Do bài này dạy trong hai tiết học nên giáo có thể lựa chọn những bài hát có màu sắc khác nhau để các em nhận biết đƣợc khung cảnh không chỉ các anh bộ đội cụ Hồ mà có cả những ngƣời nông dân, phụ nữ thanh niên xung phong, cụ già.... cũng góp sức không kém cho tiền tuyến khi ở lại hậu phƣơng - Mở đoạn bài hát “Ngày mùa” của Văn Cao Ngày mùa vui thôn trang, lúa reo như hát mừng. Lúa không lo giặc về, khi mùa vàng thôn quê. Ngày mùa vui thôn xóm, đầy đồng giáo với gươm, súng tì tay anh đứng, em ngừng liềm trông sang. Lúa lúa vàng, đồng lúa bát ngát trời. Bao tay liềm từng nhánh lúa thơm rơi. Ngày vui quân du kích đứng im trông lúa dập dờn. Người người qua gánh lúa, nón nghiêng nghiêng cười ai... ... Rồi rời sang xóm khác, nhớ lúc ai nhìn theo . Đã hơn nửa thế kỷ từ khi bài hát “Ngày mùa” ra đời. Mỗi khi nghe lại, lòng ta vẫn nao nao nhớ về vùng quê nơi cất giấu tuổi thơ êm đềm. Tác phẩm này trở thành một trong những bài hát hay nhất trong số những bài hát viết về nông thôn Việt Nam. Tác phẩm “Ngày mùa” tỏ rõ Văn Cao rất “hiện đại”, rất “mô-đen” mà cũng rất dân tộc. - Mở đoạn bài hát “Hát mừng anh hùng Núp” (Không có tác giả) Đây bất khuất Tây Nguyên cao cao Núi mây điệp trùng gió ào ào. Đây sóng nước sông ba dâng trào Người Ba-na như đàn chim Đrao. Anh dũng nhất đánh Tây Pha-lang. Có anh hùng là chim đầu đàn. Gương anh Núp đánh Tây giữ làng. Rạng soi vinh quang trời Việt Nam... 17
  18. Trong tiểu thuyết "Đất nƣớc đứng lên" của nhà văn Nguyên Ngọc, Núp từng nói: "Nếu không có Nguyên Ngọc thì không có Núp". Vâng! Khiêm tốn mà nói thế chứ Nguyên Ngọc là ngƣời đã phát hiện ra ngƣời anh hùng từ trong cuộc kháng chiến chống Pháp, từ cái làng Kông Hoa xa xôi. Núp nổi tiếng khắp toàn cầu. Có cả một bài hát hát mừng Anh hùng Núp. Bài hát mừng Anh hùng Núp cho đến bây giờ không biết tác giả là ai. Nhƣng nó phổ biến trong lòng ngƣời Việt mấy mƣơi năm qua đến bây giờ ngƣời trẻ vẫn còn tiếp tục hát: "Gƣơng trung dũng đánh tây Pha lăng, có anh hùng là chim đầu đàn. Gƣơng anh Núp đánh Tây giữ làng, rạng soi vinh quang ngƣời Việt Nam". Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp kết thúc (1953-1954) tiết, SGK trang 149-150, mục 2. II. Chiến dịch Điện Biên Phủ. - Mở đoạn bài hát “Hò kéo pháo” (Hoàng Vân) Hò dzô ta nào…kéo pháo ta vượt qua đèo… Hò dzô ta nào…kéo pháo ta vượt qua núi… Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi. Vực sâu thăm thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù. Kéo pháo ta lên trận địa đây vùi xác quân thù... Ca khúc “Hò kéo pháo” ra đời trong hoàn cảnh khá đặc biệt. Khi đó, nhạc sĩ Hoàng Vân là một chàng trai Hà Nội ngoài 20 tuổi, đƣợc lên Điện Biên tham gia kháng chiến với công việc viết bài cho bản tin của trung đoàn, sƣ đoàn, dẫn các văn nghệ sĩ đi thực tế sáng tác… Trong chuyến đi thực tế, Hoàng Vân quan sát, tiếp cận với cuộc sống và chiến đấu của nhân dân ta ở Điện Biên. Lúc đó, việc kéo pháo phải thực hiện trong hoàn cảnh bí mật để đƣa pháo vào vị trí chiến thuật nhằm tấn công gây bất ngờ cho kẻ địch. Pháo thì to và nặng. Đẩy pháo lên đã khó, kéo pháo ra lại càng khó và đầy vất vả, gian khổ. Khó khăn là vậy, nhƣng ý chí quyết tâm và tinh thần đoàn kết đã tạo nên nghị lực phi thƣờng đối với các chiến sĩ pháo binh, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ. Trở về Sƣ đoàn, hình ảnh ngƣời lính pháo binh luôn ẩn hiện tâm trí Hoàng Vân. Trong một đêm rất lạnh đầu năm 1954, nằm trong hầm cá nhân với “lá cây làm chiếu, manh áo phủ làm chăn”, ông thao thức không thể chợp mắt. Khoảng 2 giờ sáng, ông ra khỏi hầm. Khi đó, sƣơng phủ mờ mịt, bỗng ông nghe thấy tiếng gà rừng gáy sáng. Âm vang tiếng gà trong buổi sớm ban mai chính là chất xúc tác tạo cảm hứng để ông gợi nhớ về những đêm ngày hành quân khắp miền Tây Bắc. Cảm xúc về những ngƣời chiến sĩ pháo binh bấy lâu chất chứa trong lòng đã thôi thúc ông cầm bút viết lời ca, nốt nhạc. Bắt đầu với tiếng hò dô… phảng phất âm điệu dân ca Thái: “Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vƣợt qua đèo. Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vƣợt qua núi. Dốc núi cao cao nhƣng lòng quyết tâm còn cao hơn núi, vực sâu thăm thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù. Kéo pháo ta lên trận địa đây vùi xác quân thù…”. Mỗi lời ca tựa nhƣ từng đợt, từng đợt các chiến sĩ bộ đội đang chung sức, chung lòng cùng khích lệ, động viên nhau đẩy pháo. Hai hôm sau, bài hát đƣợc in trên bích báo, từ đó khắp mặt trận đều vang lên câu hát: “Hò dô ta nào kéo pháo ta vƣợt qua đèo. Hò dô ta nào kéo pháo ta vƣợt qua núi...”. Tại Đại hội liên hoan toàn quân năm 1954, ca khúc “Hò kéo pháo” đƣợc trao giải nhất và 18
  19. với ca khúc này nhạc sĩ Hoàng Vân đã đƣợc tặng thƣởng Huân chƣơng Chiến công. - Mở đoạn bài hát “Giải phóng Điện Biên” của Đỗ Nhuận …Giải phóng Điện Biên bộ đội ta tiến quân trở về giữa mùa này hoa nở miền Tây Bắc tưng bừng vui. Bản mường xưa nương lúa mới trồng kìa đàn em bé giữa đồng nắm tay xòe hoa. Dọc đường chiến thắng ta tiến về đoàn dân công tiền tuyến vẫy chào pháo binh vượt qua. Súng đại bác quấn lá ngụy trang từng đàn bươm bướm trắng rỡn lá ngụy trang. Xiết bao sướng vui từ ngày lên Tây Bắc đồng bào nao nức mong đón ta trở về. Giờ chiến thắng ta đã về vui mừng đón chúng ta tiến về. Núi sông bừng lên. Đất nước ta sáng ngời cánh đồng Điện Biên cờ chiến thắng tưng bừng trên trời. Chiến thắng Điện Biên đƣợc sáng tác ngay trong đêm ngày 7/5/1954. Buổi chiều ngày 7/5, khi đoàn văn công đang cuốc đất, rải đá làm đƣờng thì bỗng một đồng chí liên lạc từ mặt trận đạp xe qua, reo to: “Mƣờng Thanh địch hàng rồi! Giải phóng Điện Biên rồi!”. Tất cả đoàn văn công ngừng tay cuốc, ôm nhau nhảy, không cần đệm nhạc. Đỗ Nhuận thì không ôm ai cả, nhảy một mình, nhảy tít thò lò, và trong đầu phảng phất câu “Giải phóng Điện Biên”… Thế rồi, đêm hôm đó, trong túp lều, bên ánh đèn dầu le lói, tay ông búng chiếc violon, miệng cứ hát lẩm nhẩm, sợ làm ồn anh em mất ngủ. Và Chiến thắng Điện Biên ra đời với cảm xúc tuôn trào: “Giải phóng Điện Biên, bộ đội ta tiến quân trở về/Giữa mùa hoa nở, miền Tây Bắc tƣng bừng vui…” Tôi sử dụng đoạn nhạc này để HS hứng khởi tìm hiểu diễn biến chiến dịch... Những tiết học có kết hợp âm nhạc thật sự có sức lôi cuốn, thu hút học sinh. Qua tiết học, học sinh có cơ hội hiểu rõ hơn giá trị âm nhạc đối với lịch sử dân tộc, học sinh đƣợc hát hoặc nghe hát về những bài hát cách mạng làm cho không khí lớp học sôi động, giúp học sinh hiểu lịch sử qua âm nhạc một cách nhẹ nhàng và sảng khoái tinh thần. Từ đó góp phần cải thiện đƣợc thái độ học tập môn lịch sử của học sinh và có hiệu quả ngoài mong muốn, định hƣớng sở trƣờng thƣởng thức âm nhạc truyền thống, thậm chí có những học sinh đã thuộc và hát theo bài hát. Đây chính là niềm vui phấn khởi, một tín hiệu đáng mừng trong tiết dạy học lịch sử ở Trung tâm. Trong quá trình tiến hành sử dụng âm nhạc vào giảng dạy bản thân tôi thấy số học sinh có hứng thú tìm hiểu lịch sử ngày càng nhiều hơn, dễ nhớ các sự kiện, địa danh, nhân vật hơn… Tuy nhiên, việc vận dụng phƣơng pháp dạy học sử dụng âm nhạc cũng gặp phải những khó khăn nhất định nhƣ lƣợng kiến thức nhiều song thời gian cho môn lịch sử không nhiều; đời sống của giáo viên còn thấp. Để nắm đƣợc tình hình cụ thể tôi đã tiến hành khảo sát học sinh để xem phƣơng pháp áp dụng có hiệu quả nhƣ thế nào? 3. Hiệu quả: Tôi đã áp dụng vào dạy ở hai lớp 12A1, 12A2 năm học 2015 - 2016, nhận thấy học sinh học hứng thú và hình ảnh nhân vật, sự kiện lịch sử đặc biệt là Sử dụng bài hát tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh dễ hình dung và nắm bắt sự kiện hơn. Qua thời gian áp dụng sáng kiến này, kết quả học tập của học sinh 19
  20. lớp tôi giảng dạy có nhiều tiến bộ rõ rệt, nhất là trong tiết học lịch sử các em rất sôi động, gần 90% số học sinh trong lớp tham gia cùng cô giáo khai thác kiến thức trong bài giảng, kết quả thống kê so sánh nhƣ sau: Giỏi Khá TB Yếu - kém Năm học Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lƣợng % lƣợng % lƣợng % lƣợng % 2013 - 2014 3 3.0 20 22 55 61 11 14 2015 - 2016 10 13 33 45 30 42 0 0 Kết quả trên cho thấy, việc áp dụng sáng kiến trên đã đem lại kết quả học tập của học sinh năm học 2015 - 2016 so với năm 2013 - 2014, có nhiều khả quan hơn, số lƣợng học sinh giỏi, khá tăng, số lƣợng học sinh yếu kém không còn. C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Bài học kinh nghiệm Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy muốn có một tiết học thành công và chất lƣợng học tập của học sinh đƣợc nâng cao cần có những điều kiện sau: - Giáo viên: đầu tƣ công sức và cả sự kiên trì, bền bĩ nâng cao kiến thức và kỹ năng dạy học; Kế hoạch sử dụng phƣơng pháp cụ thể theo bài, theo chƣơng, bám sát mục tiêu bài học, bảo đảm thời gian, không lạm dụng giờ học thành giờ thƣởng thức âm nhạc hay bàn về một nhân vật lịch sử nào đó để tránh phản tác dụng. Tạo sự đoàn kết yêu thƣơng nhau giữa các em học sinh trong lớp. Có kế hoạch kiểm tra khen thƣởng động viên kịp thời. Nhất là phát hiện học sinh có năng khiếu âm nhạc. - Học sinh: Có thái độ tự giác cao, phối hợp với giáo viên nhất là khi đƣợc hƣớng dẫn tìm hiểu bài học, lựa chọn nhân vật hay bài hát áp dụng cho từng bài. Đây chính là một trong biện pháp cách thức gây hứng thú học tập bộ môn lịch sử đối với học sinh bậc Trung Tâm GDTX nói riêng và ở nhà trƣờng THPT nói chung, nó đã góp phần làm cho hoạt động giáo dục theo hƣớng tích cực hoá trong dạy và học hiện nay. 2. Kiến nghị, đề xuất Để nâng cao chất lƣợng dạy và học, đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay, mỗi giáo viên phải sử dụng triệt để đồ dùng dạy học, nắm bắt tâm lý học sinh trong thời đại bùng nổ thông tin Intenet, không ngừng trau dồi chuyên môn, học hỏi đồng nghiệp, đặc biệt là áp dụng công nghệ hiện đại trong dạy học... Trƣớc yêu cầu và nhiệm vụ trên tôi kính mong các cấp lãnh đạo ngành đầu tƣ cơ sở vật chất tạo điều kiện giáo viên, học sinh dạy và học tốt hơn. Tạo điều kiện cho chúng tôi đƣợc học hỏi, tập huấn về sử dụng công nghệ hiện đại - nhất là đƣa công nghệ thông tin vào dạy học là cần thiết và liên tục đƣợc phát huy trong môi trƣờng học tập ngày nay. Riêng nhà trƣờng tăng thêm phòng máy chiếu, loa dài phục vụ cho dạy học; Tổ chức các trò chơi mang tính vừa chơi, vừa học, vừa thể hiện sự hiểu biết, vừa để học sinh thể hiện khả năng tuy duy, sự tự tin của mình. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2