intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao nhận thức phòng chống bạo lực học đường trên cơ sở giới cho học sinh nữ tại trường THPT Diễn Châu 4

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Nâng cao nhận thức phòng chống bạo lực học đường trên cơ sở giới cho học sinh nữ tại trường THPT Diễn Châu 4" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu về thực trạng và nguyên nhân của bạo lực học đường trên cơ sở giới của học sinh nữ tại trường THPT Diễn Châu 4. Từ đó đề xuất các giải pháp giáo dục nhằm khắc phục và nâng cao nhận thức cho học sinh nữ trong việc phòng tránh bạo lực học đường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao nhận thức phòng chống bạo lực học đường trên cơ sở giới cho học sinh nữ tại trường THPT Diễn Châu 4

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: NÂNG CAO NHẬN THỨC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRÊN CƠ SỞ GIỚI CHO HỌC SINH NỮ TẠI TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 4 Lĩnh vực: Kỹ năng sống Nghệ An, tháng 4 năm 2024
  2. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài NÂNG CAO NHẬN THỨC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRÊN CƠ SỞ GIỚI CHO HỌC SINH NỮ TẠI TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 4 Lĩnh vực: Kỹ năng sống Tác giả: 1. Đậu Thị Thu Hà 2. Trần Thị Thanh Tâm 3. Trần Hải Tiến Nghệ An, tháng 4 năm 2024 0
  3. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... ……..1 2. Mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của đề tài……………………………………1 3. Tính mới và những đóng góp của đề tài…………………………………………2 4. Kế hoạch thực hiện đề tài……………………..…………………………………2 PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI .............................................................................. 3 1. Cơ sở lí luận .......................................................................................................... 3 1.1. Bạo lực học đường……………………………………………………….……..3 1.2. Bạo lực học đường trên cơ sở giới ……………………………………………..3 1.3. Nâng cao nhận thức phòng chống bạo lực học đường trên cơ sở giới…………3 1.4. Các hình thức và biểu hiện của BLHĐ trên cơ sở giới…………………………4 1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 7 2.1. Thực trạng bạo lực học đường trên cơ sở giới cho học sinh nữ trong giáo dục hiện nay……………………………………………………………..………………7 2.2. Thực trạng bạo lực học đường trên cơ sở giới tại trường THPT Diễn Châu 4…9 3. Các biện pháp giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bạo lực học đường trên cơ sở giới cho học sinh nữ tại trường THPT Diễn Châu 4…………………………….13 3.1. Phối hợp với Đoàn trường tuyên truyền nâng cao nhận thức về bạo lực học đường trên cơ sở giới cho học sinh nữ qua sinh hoạt 15 phút đầu giờ…………….13 3.2. Phối hợp với Đoàn trường tuyên truyền nâng cao nhận thức về bạo lực học đường trên cơ sở giới cho học sinh nữ qua các cuộc thi, hội thi……………………14 3.2.1. Tổ chức cuộc thi vẽ tranh về phòng chống BLHĐTCSG cho học sinh nữ….15 3.2.2. Tổ chức cuộc thi “TÌM HIỂU VỀ BLHĐTCSG”……..……………………16 3.3. Nâng cao nhận thức phòng chống bạo lực học đường trên cơ sở giới thông qua hoạt động sinh hoạt lớp theo chủ đề………………………………………………..16 3.4. Nâng cao nhận thức phòng chống bạo lực học đường trên cơ sở giới cho học sinh nữ thông qua việc xây dựng các hoạt động phong trào ……………………...23 3.5. Nâng cao nhận thức phòng chống BLHĐ trên cơ sở giới cho HS nữ thông qua hoạt động tư vấn, tham vấn tâm lý cho học sinh …………………………………..24 3.6. Phối hợp với gia đình học sinh……………………………………………..….26 3.7. Xây dựng mô hình “lớp học hạnh phúc” nhằm góp phần phòng chống bạo lực học đường trên cơ sở giới…………………………………………………..……..27 a
  4. 4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất……………….29 4.1. Mục đích khảo sát……………………………………………………….…….29 4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát…………………………………..…….….29 5. Thực nghiệm sư phạm…………………………………..……………..…….….34 5.1. Mục tiêu thực nghiệm sư phạm……………………….……………..…….….34 5.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm………………………………………..……….35 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………….…………………….39 1. Kết luận…………………………………………..…………………….……….39 3. Kiến nghị ............................................................................................................ 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO …………...……………..……………………………..i PHỤ LỤC ................................................................................................................. ii b
  5. DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TT Từ viết tắt Nghĩa từ viết tắt 1 BGH Ban giám hiệu 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 5 THPT Trung học phổ thông 6 GVBM Giáo viên bộ môn 7 CN Chủ nhiệm 8 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 9 HSG Học sinh giỏi 10 TN Thực nghiệm 11 BLHĐ Bạo lực học đường 12 BLHĐ TCSG Bạo lực học đường trên cơ sở giới c
  6. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trường học vốn là môi trường an toàn cho các em học sinh vui chơi và học hành. Nhưng hiện nay, tình trạng bạo lực học đường đang diễn ra ngày một nghiêm trọng, với gần 1600 vụ xảy ra trong một năm, trung bình là 5 vụ/ngày (Số liệu của Bộ GD-ĐT); và tăng gấp 13 lần so với hơn 10 năm trước (Số liệu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội năm 2012), trong đó nạn nhân bị bắt nạt đa phần là học sinh nữ. Là một nhà giáo dục, chúng tôi rất băn khoăn, trăn trở trước thực trạng các em học sinh bị bắt nạt trong chính môi trường học đường, nơi mà đáng lẻ ra các em phải được an toàn nhất, các em được vui chơi, được học tập, được bảo vệ. Đất nước ta đang bước vào thời kì hội nhập và phát triển, nhiều thách thức được đặt ra cho vấn đề đào tạo nguồn nhân lực mới, đặc biệt là nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng sống. Thực tiễn nói trên đòi hỏi các trường THPT không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức mà còn phải rèn luyện cho các em những kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, đặc biệt là kỹ năng phòng chống bạo lực nói chung và bạo lực học đường trên cơ sở giới nói riêng. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng internet khiến cho tình trạng bạo lực học đường ngày càng phức tạp và nguy hiểm. Mặt khác học sinh THPT là lứa tuổi thích khám phá, trải nghiệm những điều mới lạ, nhưng chưa phân biệt được rõ ràng điều đó là tốt hay xấu, có phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội không và để lại hậu quả như thế nào. Đây cũng là lứa tuổi đã phát triển tình yêu nam, nữ nên dễ dẫn đến các hành vi không đúng mực trong quan hệ khác giới; các em thích bộc lộ cái tôi cá nhân nên dễ dẫn đến những hành vi mang tính bộc phát. Đó là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng phát hiện tượng bạo lực học đường nói chung và bạo lực học đường trên cơ sở giới nói riêng. Để giải quyết vấn đề này cần có sự phối hợp hiệu quả giữa “Giáo dục nhà trường kết hợp với gia đình và ngoài xã hội” để can thiệp và ngăn chặn kịp thời. Trong “ba ngôi giáo dục” này, giáo dục nhà trường đóng vai trò chủ đạo, vai trò của các tổ chức trong nhà trường, các GV bộ môn, trong đó giáo viên chủ nhiệm được coi là khâu quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến mức độ thành công của việc giáo dục các kỹ năng để phòng chống bạo lực học đường trên cơ sở giới cho HS. Thực tế, việc giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực học đường trên cơ sở giới cho học sinh, nhất là đối với học sinh nữ cấp THPT không phải là vấn đề mới, tuy nhiên do sức ép lớn về chương trình, về điểm số, hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau mà việc rèn luyện kỹ năng phòng chống bạo lực học đường trên cơ sở giới cho học sinh chưa thực sự được quan tâm đúng mực. Các hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực học đường trên cơ sở giới cho học sinh vẫn còn mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Vì vậy, đa số học sinh trong đó phần nhiều là HS nữ vẫn còn lúng túng, chưa biết cách xử lý khi bắt gặp các tình huống hoặc ngay cả khi bản thân trở thành nạn nhân của bạo lực học đường. 1
  7. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nâng cao nhận thức phòng chống bạo lực học đường trên cơ sở giới cho học sinh nữ tại trường THPT Diễn Châu 4” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trao đổi cùng đồng nghiệp. 2. Mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của đề tài - Mục tiêu của đề tài: tìm hiểu về thực trạng và nguyên nhân của bạo lực học đường trên cơ sở giới của học sinh nữ tại trường THPT Diễn Châu 4. Từ đó đề xuất các giải pháp giáo dục nhằm khắc phục và nâng cao nhận thức cho học sinh nữ trong việc phòng tránh bạo lực học đường. - Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Đề tài vận dụng 5 phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; phương pháp quan sát và điều tra; phương pháp chuyên gia; phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp thống kê. 3. Tính mới và những đóng góp của đề tài Đề tài góp phần hệ thống hóa lý luận về nâng cao nhận thức phòng chống bạo lực học đường trên cơ sở giới cho học sinh nữ. Đề tài cũng đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức phòng chống bạo lực học đường cho học sinh nữ tại trường THPT Diễn Châu 4. Đồng thời trang bị cho các em những kiến thức bổ ích, thiết thực, giúp các em mạnh dạn, tự tin chia sẻ các vấn đề liên quan đến bạo lực học đường trên cơ sở giới, có ý thức tôn trọng sự đa dạng về giới. Xây dựng được hệ thống câu hỏi, phiếu điều tra, bảng kiểm để đánh giá về thực trạng học sinh nữ bị bạo lực về giới trong các nhà trường THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu và hiệu quả đạt được khi áp dụng các biện pháp giáo dục thực tiễn tại trường THPT Diễn Châu 4. 4. Kế hoạch thực hiện đề tài TT Hoạt động Sản phẩm Thời gian 1 Nghiên cứu cơ sở lý luận Cơ sở lý luận 9/2022 đến 12/2022 2 Điều tra thực trạng học sinh nữ Cơ sở thực tiễn 1/2023 đến 2/2023 đang bị bạo lực cả về thể lực và tinh thần, giới tính ở trường trung học phổ thông. 3 Thiết kế hệ thống câu hỏi, phiếu Quy trình tổ chức 3/2023 đến 8/2023 điều tra, bảng kiểm để đánh giá dạy học và bộ công về thực trạng và hiệu quả khi cụ, tiêu chí đánh thực hiện các biện pháp giáo dục. giá năng lực 4 Thực nghiệm sư phạm. Kết quả TN 09/2023 đến 3/2024 5 Viết đề tài và tham vấn đồng Bản SKKN 10/2023 đến 3/2024 nghiệp, chuyên gia. 2
  8. PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1.1. Bạo lực học đường Theo khoản 5, điều 2 của Nghị định 80/2017/NĐ- CP thì bạo lực học đường được định nghĩa như sau: Bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập, bạo hành; làm tổn hại đến sức khỏe, thân thể; sỉ nhục, lăng mạ đến danh dự và nhân phẩm; tẩy chay, cô lập, ruồng rẫy và những hành động gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn học trong các cơ sở giáo dục. 1.2. Bạo lực học đường trên cơ sở giới Theo UNESCO: BLHĐ trên cơ sở giới là “mọi hình thức bạo lực (thể hiện rõ ràng hoặc ngấm ngầm), bao gồm nỗi lo sợ bạo lực, xảy ra trong môi trường giáo dục (trong và ngoài trường, ví dụ như trong khuôn viên trường, trên đường đến trường hoặc từ trường về nhà, và trong các trường hợp khẩn cấp và xung đột) gây ra hoặc có khả năng gây ra nguy hại về thể chất, tình dục, tinh thần hoặc tâm lí của HS (nam, nữ, liên giới tính, chuyển giới và các xu hướng tính dục khác nhau). Tình trạng BLHĐ trên cơ sở giới là hệ quả của các khuôn mẫu, vai trò hoặc đặc điểm được gắn cho hoặc được mong đợi từ các em vì giới tính hoặc bản dạng giới của các em. Tình trạng này còn có thể kết hợp với việc cô lập hoặc các hình thức gây tổn thương khác. Như vậy, BLHĐ trên cơ sở giới là tất cả các hành vi có sử dụng vũ lực hay quyền lực một cách có ý thức để đe dọa hay thực sự uy hiếp một cá nhân hay một nhóm HS (hoặc GV) gây ra hoặc có nguy cơ gây ra thương tật, chết, tổn thương tâm lí, kìm hãm sự phát triển hay tước đoạt quyền của họ dựa trên sự phân biệt giới tính. BLHĐ trên cơ sở giới không phải chỉ bó hẹp phạm vi ở những vụ việc gây gổ, đánh nhau, gây tổn thương về thể chất; cũng không chỉ bao gồm những hành vi bạo lực xảy ra trong khuôn viên nhà trường, lớp học; không chỉ đơn thuần là bạo lực giữa nam, nữ; mà là mọi hình thức bạo lực từ thể chất, lời nói, tâm lí, tình dục, xảy ra ở cả trong trường và những không gian quanh trường, trên đường từ trường về nhà, từ nhà tới trường và có thể xảy ra với HS thuộc mọi giới tính, bản dạng giới khác nhau (nam, nữ, hay LGBT, nhóm yếu thế khác). 1.3. Nâng cao nhận thức phòng chống bạo lực học đường trên cơ sở giới Nâng cao nhận thức phòng chống bạo lực học đường nói chung và nâng cao nhận thức phòng chống bạo lực học đường trên cơ sở giới nói riêng là nội dung được đề cập tới trong nhiều văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An. Ngày 28/12/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định số 5886 về “Ban hành chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017- 2021”. Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An cũng ban hành công văn số 618/ SGD & ĐT-CTTT ngày 07/04/2021 về tăng cường các biện pháp phòng, chống xâm hại, bạo lực học đường, đảm bảo an toàn, an ninh trường học. Đây là 3
  9. những văn bản quan trọng tạo cơ sở pháp lí cho việc triển khai các hoạt động, phong trào nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng chống bạo lực học đường trên cơ sở giới ở các địa phương, cơ quan, đơn vị trường học. Nâng cao nhận thức phòng chống bạo lực học đường trên cơ sở giới là khả năng tổ chức, hướng dẫn các em học sinh để làm thể nào các em có thể có tư duy và cách ứng xử nhằm phòng tránh và ứng phó có hiệu quả với các tình huống, hành động gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại đối với các học sinh về thân thể, tinh thần hay tình dục; xuất phát từ những định kiến giới, phân biệt đối xử về giới hoặc những lí do liên quan đến giới tính của các em học sinh. Nâng cao nhận thức phòng chống bạo lực học đường trên cơ sở giới cực kì cần thiết đối với học sinh trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh, mọi lứa tuổi, đặc biệt là với lứa tuổi học sinh THPT. Cần xây dựng cho học sinh các kĩ năng sau: - Kỹ năng nhận biết các dấu hiệu của bạo lực học đường - Kỹ năng bày tỏ chính kiến để phê phán và tiếp nhận các cách phòng chống bạo lực học đường - Kỹ năng hòa nhập và tham gia các nhóm bạn, hội bạn nhằm phòng chống bạo lực học đường - Kỹ năng làm chủ và ứng phó với hệ lụy do bạo lực học đường - Kỹ năng xử lý tình trạng khẩn cấp, bất thường khi xảy ra bạo lực học đường 1.4. Các hình thức và biểu hiện của BLHĐ trên cơ sở giới BLHĐ trên cơ sở giới bao gồm bốn hình thức cơ bản là bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần/tâm lý, bạo lực tình dục và bạo lực về vật chất. Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu còn đề cập đến một loại hình BLHĐ trên cơ sở giới khác khá phổ biến trong thời đại ngày nay, đó là bạo lực liên quan đến công nghệ thông tin, mạng xã hội (như dùng điện thoại, tin nhắn, mạng xã hội để đe dọa, xúc phạm, tung tin xấu, kêu gọi sự tẩy chay với người khác...). Bạo lực liên quan đến công nghệ thông tin có thể dẫn đến những hậu quả về mặt thể chất, tâm lí, xã hội cho nạn nhân. Mỗi hình thức BLHĐ trên cơ sở giới đều có những biểu hiện về mặt hành vi khác nhau. 1.4.1. Bạo lực thể chất Bạo lực về thể chất là một hiện tượng rất nghiêm trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến người bị bạo lực mà còn ảnh hưởng đến người bị chứng kiến cảnh bạo lực. Bạo lực về thể chất xảy ra khi một người bị người khác sử dụng công khai những hành động cơ thể để áp đặt sức mạnh của họ lên người kia. Bạo lực thể chất bao gồm các hành vi như đá, đấm đánh, nhéo hoặc các hành động tấn công về mặt thể chất khác. Từ xưa đến nay, khi nói đến bạo lực thể chất người ta thường nghĩ đến chuyện xung đột của các học sinh Nam, nhưng thời gian gần đây, đa số các vụ bạo lực này bắt nguồn từ các học sinh Nữ, với hình thức bạo lực ngày càng phong phú, có những hành vi quá đáng và không thể tưởng tượng được. Biểu hiện về mặt hành vi của các 4
  10. hình thức BLHĐ trên cơ sở giới rất đa dạng, tùy thuộc vào đối tượng gây bạo lực, người bị bạo lực, hoàn cảnh, môi trường xảy ra bạo lực.... Ví dụ một số biểu hiện cơ bản của các hình thức bạo lực trên cơ sở giới trong trường học được nêu trong bảng dưới đây. - Đánh, đấm, tát, cấu, véo - Bắt đứng/ngồi/quỳ ở những tư thế gây đau đớn cơ thể - Cấm đi vệ sinh/ăn uống - Bắt luyện tập, lao động quá sức Nguyên nhân của các vụ bạo lực này bắt nguồn từ nhiều lý do, trong đó có những lý do rất lãng xẹt và vô lý: không ưa nhau, tại bạn học giỏi hơn, tại bạn xinh hơn, tại bạn thích một bạn nam mà mình thích, tại bạn chê mình, tại bạn comment “ xúc phạm” mình trên mạng xã hội,… Nguồn: Internet 1.4.2. Bạo lực tinh thần Bạo lực về tâm lý, tình cảm đối với học sinh trong môi trường học đường được xác định gồm: lời nói, cử chỉ mang tính chất xúc phạm, dọa nạt, mắng mỏ, gây áp lực, buộc làm những việc mà các em không muốn và các quan niệm gây ra hậu quả xấu về mặt tâm lý tình cảm. Đây là những hành vi gây sức ép đè nặng về mặt tâm lý và tinh thần của khách thể khác. Hành vi bạo lực tinh thần của học sinh nữ cũng rất đa dạng: 5
  11. - Cô lập, tẩy chay những em không tuân theo chuẩn mực giới - Lan truyền tin đồn tiêu cực - Có các cử chỉ, trạng thái hoặc nét mặt mang tính làm nhục hoặc thô lỗ, gây ức chế, khó chịu với người khác - Làm nhục, trêu chọc những em không tuân theo chuẩn mực giới - Sử dụng từ ngữ liên quan đến giới để quấy rối hoặc hạ thấp người khác - Đặt biệt danh mang tính xúc phạm hoặc chê trách dựa trên cơ sở giới tính Đặt biệt danh, dùng từ ngữ ám chỉ về việc đồng tính hoặc chuyển giới của người khác Bạo lực tinh thần trong bạo lực học đường đối với học sinh nữ có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân bị cô lập. Nguyên nhân của việc bị cô lập có thể là do bạn HS quá kiêu căng, chảnh,tính tình lập dị…,nguyên nhân cũng có thể là do HS ganh tị với bạn, vô duyên vô cớ ghét bạn,… 1.4.3. Bạo lực về vật chất Bạo lực về vật chất là những hành động gây thiệt hại về đồ dùng, trang phục, phương tiện đi lại, tiền của cho học sinh, ví dụ như hiện tượng “bảo kê” “trấn lột”, kẻ mạnh trấn lột tiền hay tài sản có giá trị của kẻ yếu, chiếm đoạt các vật dụng của bạn bè, yêu cầu hăm dọa học sinh khác phải nộp tiền hay tài sản có giá trị cho kẻ mạnh, cố ý hủy hoại hay làm hư hỏng các vật dụng của người khác.Hành vi của bạo lực vật chất bao gồm: - Trấn lột tiền tiêu vặt, tiền ăn trưa - Tịch thu tài sản, dụng cụ học tập - Gây áp lực, bắt phải cống nạp quà cáp, tiền thì mới bỏ qua - Bắt ép đi trấn lột người khác để mang về nộp cho mình Bạo lực vật chất thường hướng đến những em có hoàn cảnh kinh tế khá giả nhưng nhút nhát, sống khép mình, không có bạn bè; hoặc những em học sinh ham chơi, sa đoạ. Những kẽ bắt nạt thường doạ dẫm,vừa đe doạ về thể chất, vừa đẻ doạ về tinh thần khiến các em sợ hãi, mất khả năng phản kháng và phải làm theo những gì chúng sai bảo. 1.4.4. Bạo lực tình dục Bạo lực về tình dục học đường cũng bắt đầu diễn ra một cách khá phức tạp trong môi trường học đường. Cùng với sự phát triển tâm lý xã hội của học sinh, bạo lực về tình dục học đường trở thành một hành vi cần được xem xét trên bình diện lứa tuổi, giới – giới tính…Hành vi bạo lực tình dục bao gồm: - Hôn hoặc động chạm vào người khác - Có các bình luận khơi gợi tình dục về hành vi hoặc quá khứ của người khác 6
  12. - Ép buộc việc động chạm tình dục - Cưỡng hiếp - Ép buộc xem các video, phim ảnh,hành vi tình dục - Đổi tình lấy điểm Bạo lực tình dục có thể chia ra làm hai loại cơ bản: Quấy rối tình dục và lạm dụng tình dục Nạn nhân của các vụ quấy rối tình dục và lạm dụng tình dục cũng thường là các em HS nữ. Khi các em bị quấy rối, các em thường rất sợ hãi,không giám phản kháng hoặc không đủ sức phẩn kháng. Sau khi bị quấy rối tình dục hoặc lạm dụng tình dục các em thường sợ hãi và không giám nói với ai, không biết tìm người để chia sẻ và nhiều khi dẫn đến những hậu quả rất đau lòng. 2. Cơ sở thực tiễn: Bạo lực học đường không chỉ là một vấn đề cá nhân mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến cả cộng đồng giáo dục. Trong bối cảnh hiện nay, việc tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bạo lực học đường trên cơ sở giới cho học sinh nữ tại các trường học là một nhiệm vụ cấp bách, Trường THPT Diễn Châu 4 cũng không phải ngoại lệ. Bằng cách cung cấp kiến thức, kỹ năng và hỗ trợ, chúng ta có thể xây dựng một môi trường học tập an toàn và tích cực cho tất cả học sinh. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi đã tìm hiểu về một số hiện tượng, sự việc có liên quan đến BLHĐ diễn ra trên cả nước cũng như ở trường THPT Diễn Châu 4. 2.1. Thực trạng bạo lực học đường trên cơ sở giới cho học sinh nữ trong giáo dục hiện nay. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, giáo dục đào tạo ngày càng có chất lượng cao về tri thức. Bên cạnh những mặt tích cực của nền giáo dục, thì BLHĐ đang trở thành vấn đề nhức nhối trong toàn ngành giáo dục. Khi nhắc tới BLHĐ, bạn nghĩ ngay đến việc các bạn nam sinh đ.á.n.h nhau vì những lí do rất vô lý như: nhìn đểu, sĩ diện trước mặt bạn gái, … Hiện nay, xu hướng BLHĐ đang lan sang cả nữ sinh và ngày càng gia tăng. Bạo lực học đường là một vấn nạn không chỉ ảnh hưởng đến nền giáo dục mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của học sinh. Bạo lực học đường có thể bao gồm các hình thức như: bạo lực thể chất (đánh đập, xô xát, cướp bóc,...), bạo lực tinh thần (chửi rủa, xúc phạm, khinh miệt, cô lập,...), bạo lực tình dục (sàm sỡ, quấy rối, xâm hại,...), bạo lực trên mạng xã hội (đăng tải thông tin sai sự thật, phỉ báng, uy hiếp,...). Mới đây, dư luận đang bày tỏ sự thương tiếc đối với vụ việc nữ sinh lớp 10 tại Trường THPT Chuyên - Trường Đại học Vinh, Nghệ An tự tử nghi do bị bạo lực đường. Nguyên nhân chính xác của vụ việc hiện vẫn đang được cơ quan công an điều tra làm rõ. Tuy nhiên, trên mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng nữ sinh bị 7
  13. bạn đánh, ngược đãi, áp đảo tâm lý, xin chuyển trường nhưng chưa được thì xảy ra sự việc đau lòng. Theo thông tin từ gia đình cung cấp, nữ sinh khóa trái cửa và tự tử vào ngày 16/4/2023. Cuối năm 2022, dư luận dậy sóng một lần nữa trước vụ việc nữ sinh lớp 9 tại Thanh Hóa bị bạn đánh dã man, sau đó kéo xuống ruộng rồi nhấn xuống bùn, dùng chân đạp liên tiếp vào mặt. Rất nhiều người đã đứng xem nhưng tỏ thái độ thờ ơ, không can ngăn, quay và phát tán clip lên mạng xã hội. Nữ sinh lớp 9 tại Thanh Hóa bị bạn nhấn đạp xuống bùn (Ảnh cắt từ clip). Đó là hai trong số rất nhiều các vụ bạo lực học đường diễn ra trong năm 2022 và 2023. Số liệu mới nhất của Bộ GD&ĐT cho thấy trong một năm học, cả nước xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Trung bình, cứ 5.200 học sinh lại có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường có một trường có học sinh đánh nhau. Bạo lực học đường không chỉ diễn ra trong phạm vi đối tượng là học sinh mà với cả những người làm giáo dục. Mới đây, tại Trường Tiểu học Ngư Thủy Bắc (Quảng Bình), Hiệu trưởng Phan Anh Tuấn đã đánh ông Lê Đức Huấn là Phó hiệu trưởng, nguyên nhân sâu xa chỉ vì chuyện đóng mở cổng trường. Một nghiên cứu khoa học do Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn (2019) thực hiện đã chỉ ra rằng, phần lớn hành vi bạo lực học đường diễn ra giữa các học sinh cùng lớp hoặc cùng trường. Các hành vi bạo lực thường bao gồm bắt nạt (41,3%), đánh nhau (33,4%), đe dọa (20,2%) và quấy rối tình dục (5,1%). Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn trong việc thực hiện các hành vi bạo lực. Đáng chú ý là sự gia tăng của bạo lực trên mạng (cyberbullying) trong các năm gần đây. Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Giáo dục (2020) cho thấy tỷ lệ học sinh bị bắt nạt trên mạng tăng từ 12% vào năm 2016 lên 18% vào năm 2020. Sự gia tăng của bạo lực học đường dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với nền giáo dục và tâm lý học sinh. Trong đó, hậu quả nghiêm trọng nhất là tỷ lệ tự tử ở 8
  14. tuổi vị thành niên tăng cao. Nghiên cứu của Học viện Khoa học Xã hội (2021) cho thấy tỷ lệ tự tử ở tuổi 15-19 tăng từ 1,8% vào năm 2015 lên 2,5% vào năm 2021. Trên thực tế, các vụ BLHĐ của các em HS nữ này bắt nguồn từ những xung đột, mâu thuẫn rất nhỏ trong cuộc sống. Có khi chỉ là là một comment bình luận khen chê trên mạng xã hội, có khi từ việc không ưa nhau trong lớp, có khi chỉ vì cái kẹp tóc, có khi chỉ vì việc xếp xe không ngay ngắn và bị nhắc nhở,….thường những mâu thuẫn như thế này thì giáo viên bộ môn cũng như giáo viên chủ nhiệm rất khó nắm bắt một cách kịp thời để can thiệp và ngăn chặn. Vì vậy để giảm bớt các vụ bạo lực học đường trên cơ sở giới thì chính các em phải có kĩ năng, chính các em phải biết điều tiết cảm xúc của mình, phải biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị bạo lực. Nạn nhân của bạo lực học đường cũng gặp phải rất nhiều tổn hại về nhiều sức khỏe và sự phát triển. Các nạn nhân có thể mắc phải các vấn đề về sức khỏe thể chất (vết thương, đau nhức, mất ngủ,...), sức khỏe tâm thần (trầm cảm, lo âu, cảm giác cô đơn, vô vọng,...), học tập (giảm điểm số, mất quan tâm, trốn học,...), xã hội (rút lui, mất lòng tin, khó kết bạn,...). Một số nạn nhân có thể cố gắng chịu đựng hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác, nhưng một số khác có thể không biết cách xử lý hoặc không có ai để tin cậy. Đó là khi họ có thể nghĩ đến việc tự tử để thoát khỏi nỗi ám ảnh và đau khổ. 2.2. Thực trạng bạo lực học đường trên cơ sở giới tại trường THPT Diễn Châu 4 Năm 1999 với sự phát triển mạnh mẽ của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Diễn Châu, trước nhu cầu bức thiết được học tập của con em nhân dân năm xã vùng Đông Bắc Diễn Châu (Diễn Kim, Diễn Hải, Diễn Hùng, Diễn Hoàng, Diễn Mỹ). Được sự quan tâm giúp đỡ và chỉ đạo trực tiếp của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Diễn Châu, của Sở GD &ĐT Nghệ An, của UBND tỉnh Nghệ An. Trường THPT Diễn Châu 4 ra đời; tiền thân của nhà trường được tách ra từ trường THPT Diễn Châu 2 và được thành lập theo quyết định số:1885/QĐ-UB ngày 16-6-1999 của UBND tỉnh Nghệ An. Trường toạ lạc trên khuôn viên đất rộng 20.003m2; thuộc xã Diễn Mỹ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ra đời muộn hơn so với các trường THPT trong toàn huyện; năm học đầu tiên (1999-2000) trường có 16 lớp với tổng số: 825 học sinh và số CBGV, NV là 29 đ/c (Quản lí:02, GV: 23, Phục vụ: 04). Đến nay, toàn trường có 98 CB.GV.NV và hơn học sinh với 39 lớp học. Từ ngày thành lập đến nay các tổ chức như Công đoàn, Đoàn thanh niên nhiều năm đạt danh hiệu đơn vị xuất sắc. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập ngày càng được củng cố, đảm bảo cơ bản các nhiệm vụ chuyên môn trong giai đoạn hiện nay. Cảnh quan môi trường ngày càng xanh, sạch. Công tác an ninh trường học luôn được quan tâm, đảm bảo an toàn về tài sản, tạo tâm lý yên tâm cho đội ngũ cán bộ công nhân viên và học sinh, nhất là đối với phụ huynh khi gửi con vào học tại trường. Sau gần 25 năm thành lập trường đã đi vào ổn định 9
  15. và phát triển, trường đã trở thành địa chỉ tin cậy của nhân dân, phụ huynh, học sinh vùng Bắc huyện Diễn Châu. Tuy nhiên, bên cạnh cũng có những vấn đề mà chúng tôi cảm thấy mình còn chưa làm được một cách triệt để, hiệu quả chưa thật sự cao như công tác phòng chống bạo lực học đường trên cơ sở giới. Cụ thể: 2.2.1. Thực trạng BLHĐTCSG được tìm hiểu từ phía học sinh Để làm rõ thực trạng bạo lực học đường trên cơ sở giới cho học sinh nữ tại trường THPT Diễn Châu 4, chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra (Mẫu phiếu điều tra số 1) để thu thập thông tin về tình trạng nhận thức về tình trạng bạo lực học đường trên cơ sở giới ở các lớp thuộc 3 khối 10, 11,12 với tổng số HS được khảo sát là 129 học sinh. Kết quả đạt được như sau: Bảng2.1. Khảo sát thực trạng BLHĐTCSG cho HS nữ trường THPT Diễn Châu 4 Nội dung Số lượng HS Tỉ lệ (%) Từng tham gia bạo lực học đường trên cơ sở giới (BLHĐTCSG) 07/129 5,43 Từng là nạn nhân của các hành vi BLHĐTCSG 03/129 2,3 Từng chứng kiến các hành vi BLHĐTCSG. 16/129 12,4 Biết cách xử lí khi bản thân bị đe dọa bởi hành vi 2/129 1,55 BLHĐTCSG? Biết cách xử lí khi chứng kiến bạn mình bị 30 23,26 BLHĐTCSG. Có kỹ năng phòng chống BLHĐTCSG. 27 20,93 Chưa có kỹ năng phòng chống BLHĐTCSG 65/129 50,38 Từ kết quả khảo sát, chúng tôi thấy thực tế ở trường THPT Diễn Châu 4, mặc dù số vụ việc BLHĐTCSG xảy ra chưa nhiều, nhưng những con số này rất đáng để chúng ta quan tâm. Trong tổng số 129 em học sinh tham gia khảo sát thì có 7 em liên quan đến các vụ việc BLHĐTCSG chiếm 5,43%; có 3 em đã từng là nạn nhân của BLHĐTCSG chiếm tỷ lệ 2,3%; có 16 em từng chứng kiến hành vi BLHĐTCSG, chiếm tỷ lệ 12,4%; trong đó chỉ có 2 em biết tự xử lý hành vi khi bị đe doạ, chiếm tỷ lệ 1,55%; có 30 em biết cách xử lí khi bạn mình bị BLHĐTCSG, chiếm tỷ lệ 23,26%. Cũng trong 129 em được tham gia khảo sát, chỉ có 27 em có kỹ năng PCBLHĐTCSG, chiếm tỷ lệ 20,93%; và có tới 65 em chưa có kỹ năng PCBLHĐ TCSG, chiếm tỷ lệ 50,38 %. 10
  16. Từ đó, chúng tôi nhận thấy đa số học sinh còn lúng túng, chưa biết cách xử lý khi bắt gặp các tình huống bạo lực học đường trên cơ sở giới trong cuộc sống hàng ngày hoặc khi bản thân trở thành nạn nhân của bạo lực học đường trên cơ sở giới. 2.2.2. Thực trạng BLHĐTCSG được tìm hiểu từ phía giáo viên Để tìm hiểu về sự quan tâm của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường liên quan đến thực trạng BLHĐTCSG của học sinh, nhất là học sinh nữ, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra và thu thập được kết quả từ 25 giáo viên. Số liệu cụ thể được tổng hợp như sau: Bảng 2.2. Khảo sát thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao nhận thức phòng chống BLHĐTCSG cho HS nữ tại trường THPT Diễn Châu 4. Thực trạng Thường Thỉnh thoảng Chưa bao giờ xuyên SL TL SL TL SL TL (%) ( %) (%) 1. Tham gia các buổi tuyên 12 48,00 9 36,00 4 10,00 truyền cho học sinh về PCBLHĐTCSG 2. Tham gia tư vấn, tham vấn 11 44,00 10 40,00 3 12,00 tâm lý cho học sinh về PCBLHĐTCSG 3. Tổ chức sinh hoạt lớp/ chi 2 8,00 15 60,00 7 28,00 đoàn theo chủ đề liên quan đến PCBLHĐTCSG 4.Tổ chức các hoạt động 3 12,00 16 64,00 6 24,00 phong trào liên quan đến PCBLHĐTCSG 5.Phối hợp với các tổ chức 18 72,00 5 20,00 3 12,00 trong nhà trường, gia đình và xã hội về PCBLHĐTCSG Kết quả khảo sát với 25 GV tại trường THPT Diễn Châu 4 cho thấy: Chỉ có 12 GV được khảo sát là thường xuyên tham gia tuyên truyền về PCBLHĐTCSG cho HS, chiếm tỷ lệ 48%, có 9 GV thỉnh thoảng mới tham gia, chiếm tỷ lệ 36%; vẫn còn 4 GV chưa bao giờ tham gia vào hoạt động tuyên truyền BLHĐTCSG, chiếm tỷ lệ 12%. Có 11 GV được khảo sát là thường xuyên tham gia tư vấn, tham vấn về PCBLHĐTCSG cho HS, chiếm tỷ lệ 44%, có 10 GV thỉnh thoảng mới tham gia, 11
  17. chiếm tỷ lệ 40%; vẫn còn 3 GV chưa bao giờ tham gia vào hoạt động tuyên truyền BLHĐTCSG, chiém tỷ lệ 12% Có 2 GV được khảo sát là thường xuyên tổ chức sinh hoạt lớp và chi đoàn về PCBLHĐTCSG cho HS, chiếm tỷ lệ 8%, có 15 GV thỉnh thoảng mới tham gia, chiếm tỷ lệ 60%; vẫn còn 7 GV chưa bao giờ tham gia vào hoạt động tuyên truyền BLHĐTCSG, chiếm tỷ lệ 28% Có 3 GV được khảo sát là thường xuyên tổ chức các hoạt động phong trào về PCBLHĐTCSG cho HS, chiếm tỷ lệ 12%, có 16 GV thỉnh thoảng mới tham gia, chiếm tỷ lệ 64%; vẫn còn 6 GV chưa bao giờ tham gia vào hoạt động tuyên truyền BLHĐTCSG, chiếm tỷ lệ 24% Có 18 GV được khảo sát là thường xuyên phối hợp với các tổ chức trong nhà trường, gia đình và xã hội về PCBLHĐTCSG cho HS, chiếm tỷ lệ 72%, có 5 GV thỉnh thoảng mới tham gia, chiếm tỷ lệ 20%; vẫn còn 3 GV chưa bao giờ tham gia vào hoạt động tuyên truyền BLHĐTCSG, chiếm tỷ lệ 12% 2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng BLHĐTCSG tại trường THPT Diễn Châu 4 - Về phía học sinh: Do tác động của nền kinh tế thị trường, một số học sinh đề cao giá trị vật chất, sống buông thả, xa rời các giá trị đạo đức truyền thống, coi nhẹ môi trường giáo dục gia đình và nhà trường. Các em còn thiếu các tri thức thực tiễn và kỹ năng sống, do đó khi giải quyết vấn đề còn bồng bột, nóng vội, làm việc theo bản năng. Có những học sinh ngoan, nhưng các em chỉ chú trọng đến kiến thức, điểm số mà không quan tâm tới các hoạt động giáo dục khác, không ý thức được tầm quan trọng của việc được trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng chống bạo lực học đường trên cơ sở giới. Kết quả của các hoạt động giáo dục kĩ năng phòng chống bạo lực chưa cao, vấn nạn bạo lực học đường trên cơ sở giới sẽ vẫn còn tiếp diễn. - Về phía giáo viên: Giáo viên là người đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực nói chung, bạo lực học đường trên cơ sở giới nói riêng cho học sinh nhưng lại không được đào tạo bài bản về kiến thức chuyên sâu, cách tổ chức, phương pháp và hình thức triển khai, chủ yếu làm bằng kinh nghiệm thông qua quá trình tự tìm tòi học hỏi. Dẫn tới hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực học đường trên cơ sở giới chưa cao. - Về phía phụ huynh: Nhiều phụ huynh còn phó mặc việc giáo dục con cái cho nhà trường, chỉ lo gánh nặng kinh tế mà thiếu sự quan tâm, chưa thực sự gần gũi và giành nhiều thời gian cho việc học tập và rèn luyện của con em mình. Nhiều phụ huynh chưa nghiêm khắc, hoặc đôi khi nuông chiều thái quá, luôn đặt thành tích học tập lên hàng đầu mà ít quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng sống cho con, chưa hợp tác chặt chẽ và thường xuyên với nhà trường. Từ thực trạng trên, chúng tôi đã suy nghĩ, quyết tâm đưa việc giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực học đường trên cơ sở giới cho học sinh, nhất là HS n trở thành một mục tiêu xuyên suốt trong năm học của mình, từ đó giúp trang bị cho các em 12
  18. kiến thức và kỹ năng về phòng chống bạo lực học đường trên cơ sở giới, giúp các em trưởng thành hơn trong cuộc sống, nâng cao chất lượng giáo dục hai mặt của nhà trường. 3. Các biện pháp giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bạo lực học đường trên cơ sở giới cho học sinh nữ tại trường THPT Diễn Châu 4 3.1. Phối hợp với Đoàn trường tuyên truyền nâng cao nhận thức về bạo lực học đường trên cơ sở giới cho học sinh nữ qua sinh hoạt 15 phút đầu giờ. Tiết sinh hoạt lớp có vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực học đường trên cơ sở giới cho học sinh, nhưng thực tế hiệu quả công tác giáo dục này chưa cao, chưa đồng bộ. Phần lớn các tiết sinh hoạt chủ nhiệm hiện nay chủ yếu được thực hiện dưới hình thức tổng kết, đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua và đề ra phương hướng tuần tới, hoặc tổ chức một số trò chơi mang tính giải trí. Hình thức sinh hoạt lớp này chưa mang lại hiệu quả giáo dục cao, dễ gây cho học sinh sự nhàm chán, đặc biệt là gây áp lực về những lỗi mà các em mắc phải. Với những tiết sinh hoạt theo chủ đề này, không những giúp cho tiết sinh hoạt đỡ nhàm chán với việc đánh giá, nhận xét việc thực hiện nề nếp trong tuần mà còn giúp học sinh lĩnh hội được nhiều kiến thức về giới, về tâm lí lứa tuổi và hình thành được những kĩ năng phòng chống bạo lực học đường. Vì vậy, chúng tôi phối hợp cùng Đoàn trường mạnh dạn xây dựng kế hoạch tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường trên cơ sở giới cho học sinh theo đơn vị lớp. 3.1.1. Mục tiêu Nâng cao nhận thức về bạo lực học đường trên cơ sở giới cho HS trong trường THPT, với ý tưởng: “ Mưa dầm thấm lâu” nhằm hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng bạo lực học đường, nâng cao tỉ lệ HS xếp hạnh kiểm tốt, giảm số HS vi phạm nội quy nhà trường và tỉ lệ xếp hạnh kiểm trung bình, yếu từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện HS. 3.1.2. Hình thức tổ chức - Đoàn trường tổ chức tập huấn, triển khai cho Bí thư các Chi đoàn. - Bí thư về họp BCH Chi đoàn, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: soạn bài để trình chiếu, kết hợp các nội dung đã được tập huấn. - Triển khai chi Chi đoàn vào sáng thứ 3, thứ 5 tuần thứ 3 tháng 9/2023 và tuần thứ 1 tháng 3 năm 2024. Một trong những hoạt động thường niên của Đoàn trường nhằm giúp đoàn viên, thanh niên nhà trường nêu cao ý thức xây dựng và phát triển tình bạn đẹp, tăng cường khối đoàn kết, xây dựng môi trường học tập và văn hóa nhà trường lành mạnh, an toàn, nói không với bạo lực học đường là hoạt động tổ chức “diễn đàn tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường”. 13
  19. Tập huấn Bí thư các chi đoàn với nội dung: Phòng chống bạo lực học đường (Hình ảnh tại phòng Hội đồng A- Tg:Nguyễn Văn Tâm-BT Đoàn) Hình ảnh các Chi đoàn triển khai tuyên truyền phòng chống BLHĐ theo đơn vị lớp 3.2. Phối hợp với Đoàn trường tuyên truyền nâng cao nhận thức về bạo lực học đường trên cơ sở giới cho học sinh nữ qua các cuộc thi, hội thi. Trong 2 năm học vừa qua (năm học 2022-2023 và năm học 2023-2024) đoàn trường đã triển khai hoạt động này ở phạm vi từng lớp. Cán bộ Đoàn cùng giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức. Diễn đàn là dịp học sinh chia sẻ những câu chuyện đẹp về tình bạn trong môi trường học đường, gương “người tốt việc tốt” trong cuộc sống, định hướng việc xây dựng tình bạn đẹp trong học sinh; trao đổi, về những hành động đẹp trong việc phòng chống bạo lực học đường trên cơ sở giới; được rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống để ngăn chặn hoặc tham gia phát hiện, giải quyết các hành vi bạo lực học đường trên cơ sở giới xảy ra trong cuộc sống. Là một cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, chúng tôi đã tham mưu cho Đoàn trường tổ chức cuộc thi tìm hiểu về bạo lực học đường trên cơ sở giới thông qua hình thức sân khấu hóa. Việc sân khấu hóa về nội dung bạo lực học đường trên cơ sở giới chính là việc xây dựng các tiết mục văn nghệ như hát, kịch, múa... thông qua nghệ thuật để tái hiện lại những tình huống cụ thể, điển hình về bạo lực học đường trên 14
  20. cơ sở giới. Qua đó, giúp học sinh nhận thức được thực trạng và hậu quả của nó một cách rõ ràng, chân thực. Từ đó, nâng cao nhận thức, hình thành kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ mình và những người xung quanh khỏi vấn nạn bạo lực học đường trên cơ sở giới. Hoạt động này đã thu hút được đông đảo học sinh tham gia, các em có cơ hội để thể hiện và mô phỏng các hiện tượng bạo lực học đường nói chung đang tồn tại trong các nhà trường phổ thông hiện nay. Từ đó, nhà trường, đoàn thanh niên và các đoàn thể trong nhà trường nắm bắt được các vấn đề còn tồn tại để có biện pháp khắc phục. 3.2.1. Tổ chức cuộc thi vẽ tranh về phòng chống BLHĐTCSG cho học sinh nữ. 3.2.1.1. Mục tiêu - Nâng cao nhận thức của các em học sinh, thế hệ công dân tương lai về vấn đề giới, tăng cường tiếng nói, sự tham gia và hành vi của các em trong giảm thiểu bạo lực học đường. - Giúp các em phát triển các kỹ năng cần thiết để nhận biết các tình huống bạo lực và phòng chống tình trạng bạo lực giới trong học đường. - Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, thông qua đó để phát hiện và phát triển năng khiếu, bồi dưỡng tư duy, óc thẩm mỹ sáng tạo trong đoàn viên, thanh niên - Cuộc thi được triển khai với 39 chi đoàn trong toàn trường 3.2.1.2. Hình thức tổ chức Các em có thể lựa chọn các nội dung sau đây để thể hiện ý tưởng trong tranh của mình: 1. Phê bình các hình thức bạo lực giới trong học đường. 2. Các tình huống dẫn đến tình trạng bạo lực giới trong học đường. 3. Tuyên truyền và vận động thiếu nhi phòng chống bạo lực giới trong học đường. 4. Giữ gìn mái trường thân thiện không bạo lực. 5. Ước mơ của em về một môi trường thân thiện không có bạo lực, không phân biệt giới tính. 6. Em cần làm gì để phòng chống bạo lực giới trong học đường? - Ban cán sự các lớp sẽ tổ chức thảo luận ở lớp để chọn ra chủ đề cho bức tranh của lớp mình - Đoàn trường tổ chức cho các em tham gia vẽ ngay tại phòng hội đồng của nhà trường - BCH đoàn trường tổ chức thành lập ban giám khảo để chấm điểm - Tuyên dương trường 3 bức tranh đạt giải nhất, nhì, ba. (Sản phẩm cuộc thi ở phần phụ lục) 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1