Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao nhận thức về tình bạn, tình yêu thông qua tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm làm thay đổi nội dung, hình thức của tiết sinh hoạt lớp, tăng hiệu quả giáo dục và tạo hứng thú cho học sinh trong giờ sinh hoạt lớp ở trường THPT; Góp phần giáo dục học sinh xây dựng những tình bạn đẹp ở lứa tuổi học trò, tránh nhầm lẫn giữa tình bạn và tình yêu khắc phục tình trạng yêu sớm và những quan niệm sai lầm trong học sinh THPT hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao nhận thức về tình bạn, tình yêu thông qua tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề
- SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI: NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ TÌNH BẠN, TÌNH YÊU THÔNG QUA TIẾT SINH HOẠT LỚP THEO CHỦ ĐỀ (LĨNH VỰC CHỦ NHIỆM)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI: NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ TÌNH BẠN, TÌNH YÊU THÔNG QUA TIẾT SINH HOẠT LỚP THEO CHỦ ĐỀ (LĨNH VỰC CHỦ NHIỆM) Tác giả: 1. Lê Thị Lương Thoa Tổ: Tổ Khoa học xã hội Số điện thoại: 038.442.7338 2. Đinh Xuân Bắc Tổ: Khoa học xã hội Số điện thoại: 0983 532 336
- MỤC LỤC Thứ tự Nội dung Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1 Lý do chọn đề tài 2 2 Mục đích nghiên cứu 3 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3 4 Gỉa thuyết khoa học 3 5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3 6 Phương pháp nghiên cứu 4 7 Những luận điểm cần bảo vệ 5 8 Đóng góp mới của đề tài 5 PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6 Chương 1 Cơ sở lý luận 6 1 Một số vấn đề về chung về tầm quan trọng, vai trò của tiết sinh 6 hoạt lớp trong nhà trường THPT 2 Một số vấn đề chung về tình bạn, tình yêu 7 2.1 Quan niệm về tình bạn 7 2.2 Quan niệm về tình yêu 7 3 Vai trò, ý nghĩa của tiết sinh hoạt lớp trong việc nâng cao nhận 8 thức về tình bạn, tình yêu của học sinh THPT Chương 2 Cơ sở thực tiễn 9 1 Thuận lợi – Khó khăn 9 1.1 Thuận lợi 9 1.2 Khó khăn 9 2 Thành công – Hạn chế 9 2.1 Thành công 9
- 2.2 Hạn chế 10 3 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 10 3.1 Thực trạng về vấn đề tiết SHL trong trường THPT 10 3.2 Thực trạng nhận thức về tình bạn của học sinh THPT 11 3.3 Thực trạng nhận thức về tình yêu của học sinh THPT 12 3.4 Thực trạng nhận thức về tình bạn, tình yêu của học sinh trường 13 THPT Đặng Thai Mai 3.5 Thực trạng nhận thức về tình bạn, tình yêu của học sinh lớp 14 11K trường THPT Đặng Thai Mai 3.6 Thực trạng giáo dục nâng cao nhận thức về tình bạn, tình yêu ở 15 trường THPT 3.7 Thực trạng giáo dục nâng cao nhận thức về tình bạn, tình yêu 16 cho học sinh ở trường THPT Đặng Thai Mai Chƣơnng Các giải pháp nâng cao nhận thức về tình bạn, tình yêu cho 16 III học sinh THPT thông qua tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề I Xây dựng ý tưởng 17 II Xây dựng kế hoạch 18 III Xây dựng chủ đề gắn với tiết sinh hoạt lớp 20 1 Sinh hoạt lớp gắn với “chiếc hộp bí mật” 20 2 Sinh hoạt lớp gắn với “dự án” 22 3 Sinh hoạt lớp gắn với “đóng vai” 26 4 Sinh hoạt lớp qua “những câu chuyện kể” 27 5 Mối quan hệ giữa các giải pháp 28 6 Nhiệm vụ của học sinh 29 IV Thiết kế một số giáo án thực nghiệm 29 V Kết quả đạt được của đề tài 40 VI Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề 42 xuất 1 Mục đích khảo sát 42 2 Nội dung và phương pháp khảo sát 42
- 3 Đối tượng khảo sát 42 4 Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải 43 pháp đề xuất PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 46 1 Kết luận 46 2 Khuyến nghị 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
- DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT HS Học sinh GV Giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm THPT Trung học phổ thông SHL Sinh hoạt lớp 1
- PHẦN I. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết trong trường học, người giáo viên ngoài nhiệm vụ chủ yếu là giảng dạy thì họ còn đảm nhận nhiều nhiệm vụ với những vai trò khác nhau. Trong đó làm giáo viên chủ nhiệm lớp là công việc mà có lẽ bất cứ người giáo viên nào cũng trải qua trong cuộc đời đi dạy của mình. GVCN lớp là nhà giáo được hiệu trưởng phân công và thay mặt hiệu trưởng để quản lí mọi hoạt động của 1 lớp học, tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh. Chính vì thế GVCN lớp là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người dìu dắt học sinh phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi có đủ đức, đủ tài để trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội. Bản thân họ, hơn ai hết không chỉ làm với trách nhiệm mà cả với tình thương dành cho con trẻ. Họ không chỉ dạy văn hoá mà còn dạy cách làm người.Tuy nhiên trong tình hình hiện nay để làm tròn vai trò của một người giáo viên chủ nhiệm là điều không hề dễ dàng. Đó là xã hội ngày càng phát triển đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, của mạng xã hội. Việc tiếp cận quá dễ dàng với những thông tin trên mạng xã hội một mặt nó có những tác động tích cực rất lớn nhưng cũng có những tiêu cực không nhỏ. Đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh THPT, mặc dù đã đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể, tâm sinh lý. Song về mặt nhận thức, thái độ, hành vi còn dễ dàng bị chi phối bởi những tác động từ bên ngoài. Vì vậy khi tiếp cận với những thông tin không mấy lành mạnh đã làm ảnh hưởng nhận thức của các em, trong đó những nhận thức về tình bạn, tình yêu ở lữa tuổi học trò đã ngày càng sai lệch để rồi dẫn đến những hiểu lầm và hậu quả đáng tiếc xảy ra, ảnh hưởng đến quá trình học tập, tu dưỡng và trưởng thành của các em. Bản thân làm giáo viên chủ nhiệm đã nhiều năm, làm thế nào để giúp các em phát triển toàn diện, có những tình cảm đẹp trong sáng ở lứa tuổi học trò là điều mà chúng tôi luôn trăn trở.Việc tận dụng mọi thời gian với nhiều biện pháp khác nhau để giáo dục học sinh đã mang lại hiệu quả rất cao. Trong đó tiết sinh hoạt lớp, có thể nói là khoảng thời gian quý giá để người giáo viên chủ nhiệm đạt được mục tiêu của mình. Lâu nay tiết sinh hoạt lớp đã chú trọng vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh song về nội dung và hình thức còn nhàm chán và hiệu quả không cao. Việc thay đổi nội dung, hình thức cho tiết sinh hoạt lớp là điều cần thiết đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi mà ngành giáo dục của chúng ta đang thực hiện đổi mới toàn diện theo chương trình giáo dục phô thông 2018. Với mong muốn nâng cao nhận thức về tình bạn, tình yêu cho học sinh THPT chúng tôi đã nghiên cứu và đúc rút được một số kinh nghiệm để làm tốt vai trò của một người giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy chúng tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao nhận thức về tình bạn, tình yêu thông qua tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề” để chia sẻ với các đồng nghiệp. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài này. 2
- 2. Mục đích nghiên cứu. - Nhằm làm thay đổi nội dung, hình thức của tiết sinh hoạt lớp, tăng hiệu quả giáo dục và tạo hứng thú cho học sinh trong giờ sinh hoạt lớp ở trường THPT. - Góp phần giáo dục học sinh xây dựng những tình bạn đẹp ở lứa tuổi học trò, tránh nhầm lẫn giữa tình bạn và tình yêu khắc phục tình trạng yêu sớm và những quan niệm sai lầm trong học sinh THPT hiện nay - Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sống như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng kiềm chế cảm xúc… - Góp phần xây dựng trường học hạnh phúc. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu - Học sinh lớp 11K trường THPT Đặng Thai Mai - Học sinh trường THPT Đặng Thai Mai ` 3.2. Đối tượng nghiên cứu - Tiết sinh hoạt lớp ở trường THPT Đặng Thai Mai - Tiết sinh hoạt lớp 11K - Nhận thức về tình bạn, tình yêu của học sinh lớp 11K và học sinh trường THPT Đặng Thai Mai. 4. Giả thuyết khoa học. Nếu những đề xuất và giải pháp trong đề tài được vận dụng thường xuyên, linh hoạt và có hiệu quả trong các giờ sinh hoạt lớp thì sẽ làm tăng tính phong phú hấp dẫn của các giờ sinh hoạt lớp, nhận thức về tình bạn, tình yêu của học sinh được tăng, lên từ đó giúp các em hoàn thiện mình và chuẩn bị hành trang thật tốt cho tương lai sau này. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu a. Nghiên cứu lý luận - Làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò của tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm trong trường THPT. - Làm rõ những vấn đề về nhận thức tình bạn, tình yêu của lứa tuổi học sinh THPT. b. Khảo sát, đánh giá thực trạng. - Nghiên cứu thực trạng tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp ở trường THPT 3
- - Đánh giá thực trạng nhận thức về tình bạn, tình yêu của học sinh THPT hiện nay.. - Đánh giá những hậu quả do nhận thức sai lầm về tình bạn, tình yêu mang lại và tác động của nó đối với bản thân học sinh và xã hội. c. Đề xuất và giải pháp - Để nâng cao hiệu quả của các tiết sinh hoạt lớp ở trong trường THPT, nâng cao nhận thức cho học sinh về tình bạn, tình yêu, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp sau: + Xây dựng chủ đề cho tiết sinh hoạt lớp với nội dung phong phú phù hợp với lứa tuổi học sinh. + Xây dựng hình thức sinh hoạt lớp gắn với chủ đề. + Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh, lấy học sinh làm trung tâm theo yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. + Xây dựng kế hoạch và thiết kế giáo án cho tiết sinh hoạt lớp. + Tổ chức thực hiện tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: trong đề tài này nhóm tác giả đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau đây. + Đề tài tập trung nghiên cứu một số tiết sinh hoạtt lớp cuối tuần ở lớp 11K, áp dụng một số lớp khối 10,11 12 tại đơn vị tôi đang công tác. + Nghiên cứu nhận thức về tình bạn, tình yêu của học sinh lớp 11K và học sinh trường THPT Đặng Thai Mai. + Các giải pháp đề xuất: Đa dạng hoá hình thức tiết sinh hoạt lớp với chủ đề “Thanh niên với tình bạn, tình yêu”. Cụ thể các hình thức như: Sinh hoạt lớp với “Chiếc hộp bí mật”, Sinh hoạt lớp với “Dự án”, sinh hoạt lớp với phương pháp “đóng vai’ và sinh hoạt lớp với “Những câu chuyện kể”. - Thời gian nghiên cứu: Đề tài này được nhóm tác giả nghiên cứu từ tháng 09 năm 2022 đến hết tháng 03 năm 2023 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện quá trình nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng những nhóm phương pháp sau: 6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: - Phương pháp phân tích, phân loại, so sánh. - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin. 4
- - Phương pháp suy luận, tổng hợp. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát khoa học, khảo sát - Phương pháp điều tra - Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm 7. Những luận điểm cần bảo vệ - Việc thay đổi nội dung hình thức cho tiết sinh hoạt lớp cuối tuần theo hướng chủ đề là hoàn toàn cần thiết và phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện của ngành giáo dục. - Học sinh THPT sẽ được nâng cao nhận thức về tình bạn, tình yêu thông qua tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề 8. Đóng góp mới của đề tài 8.1. Ý nghĩa khoa học. + Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về vấn đề nâng cao nhận thức về tình bạn, tình yêu cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt lớp. + Việc nghiên cứu về nhận thức tình bạn, tình yêu của lứa tuổi học sinh THPT là 1 vấn đề đang được xã hội quan tâm. Nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ nhận thức cũng như thực trạng, hậu quả do sự kém hiểu biết về tình bạn, tình yêu mang lại thông qua tiết sinh hoạt lớp cuối tuần. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn - Nghiên cứu sẽ giúp các thầy cô giáo, đặc biệt là những người đã, đang và sẽ làm công tác chủ nhiệm lớp quan tâm hơn đến học sinh, đến sự phát triển tâm sinh lý, nhận thức của học sinh Trung học từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp để giáo dục đạo đức toàn diện cho học sinh. - Nghiên cứu cũng sẽ giúp các thầy cô tháo gỡ những khó khăn lúng túng trong việc triển khai các tiết sinh hoạt lớp, thay đổi hình thức, nội dung tiết sinh hoạt lớp theo hướng đa dạng, phong phú nhằm tạo hứng thú và phát huy tính tích cực cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp. 5
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Một số vấn đề chung về tầm quan trọng, vai trò của tiết sinh hoạt lớp trong nhà trƣờng THPT Mỗi lớp học là một xã hội thu nhỏ mà ở đó mọi vấn đề xảy ra không chỉ giáo viên mới có quyền giải quyết. Sức mạnh thực sự của tiết sinh hoạt lớp không chỉ nằm ở tiếng nói của giáo viên mà còn có sự đóng góp của các thành viên trong lớp. Khi cả giáo viên và học sinh có thể nói lên được ý kiến và suy nghĩ trong một bầu không khí yên tĩnh, tôn trọng, công bằng thì học sinh sẽ nhận ra lớp học là của các em và các em sẽ được nắm quyền sơ hữu, quyền đưa ra quyết định và quyền tự hào về điều đó. Khi bản thân học sinh thấy mình có giá trị các em tự biết mình phải sống có trách nhiệm để bảo vệ danh dự của mình và tập thể lớp. Vì thế tổ chức tiết sinh hoạt có hiệu quả mang lại rất nhiều lợi ích cho cả giáo viên và học sinh. Mỗi giáo viên chủ nhiệm cần nhận thức được tiết sinh hoạt lớp là vô cùng quan trọng trong quản lý lớp học cũng như giáo dục nhân cách cho học sinh của mình. Công tác chủ nhiệm lớp là hoạt động được tổ chức lồng ghép dưới nhiều hình thức: Lồng ghép trong quá trình dạy học trên lớp, lồng ghép qua môi trường giáo dục,qua các hoạt dộng ngoại khoá, qua tiết sinh hoạt lớp cuối tuần…Trong đó tiết sinh hoạt lớp cuối tuần đóng vai trò to lớn trong việc làm phong phú thêm chương trình giảng dạy và nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức toàn diện cho học sinh. Cụ thể: - Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần được tiến hành để đánh giá các hoạt động, các công việc của lớp diễn ra trong tuần, tháng, học kỳ, kết hợp giáo dục học sinh về nhiều mặt. Đồng thời phổ biến kế hoạch nhiệm vụ của nhà trường đề ra một cách kịp thời. - Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần giúp học sinh phát huy được tính tự giác, tinh thần giúp đỡ, cùng nhau hợp tác, năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực tự quản của học sinh. - Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần giúp các em bộc lộ khả năng nhận thức thái độ hành vi của mình, tự đánh giá và đánh giá các bạn. Từ đó có sự so sánh sự tiến bộ của mình so với các bạn để có ý thức phấn đấu vươn lên. - Tiết sinh hoạt lớp cũng là nơi bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu thương gắn bó, sự sẻ chia cảm thông với bạn bè với mọi người xung quanh. Có trách nhiệm với công việc chung của tập thể, hình thành nhân cách đúng đắn cho các em sau này. - Tiết sinh hoạt lớp cũng là nơi để thầy trò gần gũi nhau hơn, hiểu nhau hơn, giúp cho người thầy đưa ra các phương pháp giảng dạy và giáo dục học sinh phù hợp. 6
- 2. Một số vấn đề chung về tình bạn, tình yêu 2.1. Quan niệm về tình bạn Tình bạn là tình cảm có thể hiểu là tình bạn giữa những người cùng giới hoặc khác giới. Đó là mối quan hệ 2 chiều giữa con người với nhau. Là một thứ tình cảm được xây dựng bằng lòng tin, trong sáng và chân thành giữa 2 người bạn hoặc nhiều cá thể với nhau. Bạn bè vốn không có sự liên kết về máu mủ nhưng lại là những người gắn kết với nhau bởi ở họ có chung một đặc điểm, tính cách, có thể hoà hợp với nhau và sẵn sàng chia sẻ với nhau mọi vui buồn trong cuộc sống Trong đời sống của mỗi con người, tình bạn là thứ không thể thiếu. Nó làm cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. Bạn có thể giúp ta chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, có thể ở bên ta lúc cô đơn, lúc khó khăn, thậm chí sẽ bảo vệ ta những lúc nguy hiểm. Có những điều ta không thể nói với bố mẹ, anh chị em nhưng ta lại có thể thoải mái tâm sự với bạn, họ luôn là người biết lắng nghe và thấu hiểu ta. Một tình bạn chân thành là một tình bạn không phân biệt tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội, điều kiện kinh tế…Tình bạn có thể diễn ra giữa những người cùng giới, khác giới, giữa những cách xa nhau về tuổi tác, miễn là ở đó họ có sự đồng điệu trong tâm hồn, săn sàng chia sẻ cho nhau những khó khăn trong cuộc sống. Có một câu nói như thế này “Tình bạn đẹp nhất là tình bạn tuổi học trò”. Quả đúng như vậy, tuổi học trò là lứa tuổi vô tư trong sáng nhất, vì thế khi đến với tình bạn các em không hề toan tính, vụ lợi, xem mình mất và được gì? Các em đến với nhau vì sự phù hợp về mọi mặt, sự đồng điệu nhau trong tâm hồn, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống.Tình bạn tuổi học trò luôn là những kỷ niệm đẹp đẽ nhất, sâu sắc nhất đối với mỗi con người. 2.2. Quan niệm về tình yêu Từ xưa đến nay tình yêu luôn là một đề tài hấp dẫn của thơ ca, hội hoạ, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh. Là một thứ tình cảm muôn sắc muôn màu. Những người chưa yêu, đang yêu và sẽ yêu đều bàn về tình yêu. Chính vì thế khó có thể đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về tình yêu. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết : “Đố ai định nghĩa được chữ yêu”. Tuy nhiên dựa trên cơ sở khoa học có thể hiểu: Tình yêu là tình cảm đặc biệt giữa nam và nữ, ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt, khiến cho họ cảm thấy có nhu cầu gắn bó với nhau, tự nguyện hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình. Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng lành mạnh phù hợp với các quan điểm đạo đức tiến bộ. Tình yêu chân chính được xây dựng trên cơ sở của sự quyến luyến, cuốn hút lẫn nhau, sự quan tâm sâu sắc đến nhau, sự chân thành, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. Tình yêu mang đến cho con người ta những cung bậc cảm xúc khác nhau trong cuộc sống, mang đến niềm vui và hạnh phúc cho mỗi con người. 7
- Tuổi học trò được biết đến chính là khoảng thời gian đẹp đẽ nhất và tuổi học trò cũng không tránh khỏi những rung động đầu đời. Tình yêu tuổi học trò là cảm xúc đầu đời, xao xuyến, bâng khuâng. Đó là mối tình thuần khiết và lý tưởng, tình cảm của các em trong sáng lành mạnh, giàu cảm xúc, đầy mơ ước. Các em yêu nhau, cuốn hút lẫn nhau một cách mãnh liệt từ những cảm tình bên ngoài. Tuy nhiên nếu các em không tỉnh táo khi yêu thì chắc chắn tình yêu tuổi học trò cũng sẽ để lại những hậu quả khôn lường, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai, sự nghiệp của các em sau này. 3. Vai trò, ý nghĩa của tiết sinh hoạt lớp trong việc nâng cao nhận thức về tình bạn, tình yêu cho học sinh THPT Việc giáo dục đạo đức cho học sinh, nâng cao nhận thức cho các em về mọi mặt của đời sống xã hội có thể thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi trong trường học. Trong các buổi ngoại khoá, ngoài giờ lên lớp, trong đó việc sử dụng quỹ thời gian sinh hoạt lớp cuối tuần, theo hướng đa dạng hoá hình thức, nội dung là một giải pháp hữu hiệu. Sau một tuần học tập căng thẳng thì tiết sinh hoạt lớp, trong không gian lớp học, trong mối quan hệ Thầy - Trò, Trò - Trò, sự gần gũi tạo cảm giác thoải mái, tự tin. Các em sẽ mạnh dạn bộc lộ suy nghĩ, quan điểm của mình, chia sẻ những vấn đề mà mình đang mắc phải. Tiết sinh hoạt lớp là dịp để mỗi học sinh tự đánh giá và đánh giá hoạt động hoặc tập, rèn luyện cá nhân, tập thể sau mỗi tuần học. Thực hiện tốt tiết sinh hoạt lớp là điều kiện tiên quyết để giáo viên kịp thời điều chỉnh ý thức thái độ học tập, tình cảm và rèn luyện đạo đức học sinh, ngăn chặn những nhận thức sai lầm, tình trạng suy thoái đạo đức học sinh; giúp các em nâng cao nhận thức về các mối quan hệ trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đòi hỏi con người phải phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ cũng như đương đầu với sự biến động, cám dỗ trong cuộc sống. Tuy nhiên trong những năm gần đây, trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập, bên cạnh những thời cơ lớn là những thách thức không nhỏ. Một vấn đề lớn gây nhiều lo lắng cho nhà trường, gia đình và xã hội là đạo đức, lối sống, nhân cách của nhiều thanh thiếu niên bị xuống cấp trầm trọng. Bạo lực học đường gia tăng, dễ dãi trong các mối quan hệ trong đó có tình yêu dẫn đến kết hôn sớm, nạo phá thai. Những hiện tượng này góp phần làm méo mó nhân cách học sinh, làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện cho học sinh. Người giáo viên chủ nhiệm với tư cách là người cha, người mẹ thứ hai ở trường phải luôn luôn gần gũi nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các em. Phải kịp thời phát hiện ra những sai lầm trong nhận thức hành vi của các em để kịp thời uốn nắn, chỉnh sửa. Tuy là thế nhưng thời gian để dành cho cả cô và trò là không nhiều. Chính vì vậy khoảng thời gian sinh hoạt lớp là vô cùng quý giá để người giáo viên thực hiện mục tiêu giáo dục của mình.Trong đó có giáo dục nâng cao những hiểu biết về tình bạn tình yêu, khắc phục những hiện tượng nêu trên, giúp học sinh ngày một phát triển toàn diện hơn. 8
- CHƢƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thuận lợi - Khó khăn 1.1. Thuận lợi Trong trường học bên cạnh việc giáo dục kiến thức cho học sinh thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh luôn được coi trọng, luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các tổ chức trong nhà trường, của các thầy cô giáo, sự đồng tình, ủng hộ của phụ huynh. Các cấp lãnh đạo trong nhà trường đã luôn tạo mọi điều kiện để giáo viên chủ nhiệm làm tốt vai trò của mình, sẵn sàng giúp đỡ khi giáo viên gặp những vấn đề khó khăn trong việc giáo dục học sinh. Học sinh THPT ở giai đoạn phát triển nhanh về thể chất lẫn tinh thần. Các em là lực lượng trẻ khoẻ, năng động, tích cực nên tiếp thu rất nhanh những điều giáo viên truyền thụ từ đó thực hiện rất tốt nhiệm vụ của mình. Với những thành tựu của cuộc cách mạng 4.0, công nghệ thông tin phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho cả giáo viên và học sinh tiếp cận với mạng Internet, các phần mềm dạy học, từ đó có thể vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong tiết sinh hoạt lớp mang lại hiệu quả cao. 1.2. Khó khăn Trường THPT Đặng Thai Mai là một ngôi trường đóng trên địa bàn một huyện miền núi, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy học chưa đầy đủ, đồng bộ. Đa số học sinh nhà ở rất xa trường và chủ yếu là con của những gia đình thuần nông. Để đi đến trường các em phải vượt qua một quãng đường khá xa, nên khi đến trường tạo cho các em một cảm giác mệt mỏi, tâm lí có phần không thoải mái. Là con em của gia đình nông thôn nên điều kiện kinh tế còn khó khăn, có ảnh hưởng ít nhiều đến việc giáo dục cho các em. Học sinh THPT ở lứa tuổi “đang lớn” nên các em còn e ngại trong việc bộc lộ quan điểm, lập trường của bản thân. Các em khó chia sẻ những thắc mắc cũng như những khó khăn mà mình gặp phải với thầy cô giáo, thậm chí là với cha mẹ. 2. Thành công - Hạn chế 2.1. Thành công Đề tài đã được triển khai ở các tiết sinh hoạt lớp ở lớp chủ nhiệm và một số lớp khác trong trường nơi tôi đang công tác. 9
- 2.2. Hạn chế Chỉ với thời lượng 45 phút nhưng tiết sinh hoạt lớp phải giải quyết một khối lượng công việc khá lớn. Đó là nhận xét, đánh giá tuần qua xây dựng kế hoạch tuần tới nên thời gian dành cho thực hiện chủ đề có phần eo hẹp. Để đạt được mục tiêu đặt ra đòi hỏi người giáo viên phải sắp xếp thời gian thật hợp lý, xây dựng kế hoạch, giao nhiệm vụ cho học sinh, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho tiết sinh hoạt lớp.Về phía học sinh cần phải tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao, tương tác tốt với cô và các bạn khi tiết học diễn ra. 3. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 3.1.Thực trạng về tiết sinh hoạt lớp trong trường THPT Trong chương trình giáo dục phổ thông tiết sinh hoạt lớp được quy định như một tiết học bắt buộc. Trong đó, giáo viên chủ nhiệm được hưởng số tiết kiêm nhiệm theo quy định 4 tiết/ tuần và học sinh thực hiện đủ thời lượng 45 phút/ tiết. Như vậy, sinh hoạt lớp là một môn học bắt buộc. Tuy nhiên đây là một môn học có nhiều điểm khác biệt với các môn học khác, là một môn học giáo dục đạo đức toàn diện cho các em. Nếu như các bộ môn văn hoá đều có chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên thì bộ môn sinh hoạt lớp không có một tài liệu hướng dẫn cụ thể nào. Vài năm gần đây việc thiết kế giáo án sinh hoạt lớp đã được triển khai đến các nhà trường, các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm. Như vậy, nội dung và cách thức cơ bản để tiến hành giờ sinh hoạt lớp đã được thống nhất trong nhà trường. Tuy nhiên, việc thực hiện mỗi nơi, mỗi giáo viên vẫn có sự khác biệt. Vì nhiều lí do khác nhau, lâu nay trong các nhà trường chỉ chú trọng đến dạy văn hoá mà chưa quan tâm đúng mức đến việc quản lí tổ chức dạy và học tiết sinh hoạt. Phần lớn học sinh cũng không có nhận thức đúng đắn về vai trò của giờ học này. Chính vì thế thái độ học tập của các em chưa tích cực, không hứng thú. Là một tiết học chính khoá, nhưng lâu nay tiết sinh hoạt lớp được tổ chức với nội dung và hình thức được lặp đi lặp lại, đơn điệu và tẻ nhạt không gắn với nhu cầu học sinh. Nội dung của tiết sinh hoạt lớp mà lâu nay các giáo viên chủ nhiệm vẫn thực hiện đó là nhận xét, đánh giá kết quả học tập của lớp tuần qua và phổ biến kế hoạch cho tuần tới. Đầu tiên, đó là những nhận xét, đánh giá của cán bộ lớp, của giáo viên chủ nhiệm, rồi đến là những phê bình và trách phạt của giáo viên khi lớp có học sinh vi phạm. Nhiều khi làm cho không khí của lớp học nặng nề như những phiên toà, vì ở đó có người thưa, người thắc mắc, người khiếu nại, rồi xử phạt, cãi vã làm cho lớp học mất đoàn kết, bạn bè hiểu lầm nhau. Giáo viên chủ nhiệm quá nghiêm khắc, không gần gũi ,thân thiện, không đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu các em. Và đối với những em hay vi phạm tiết sinh hoạt lớp đôi khi còn là một nỗi ám ảnh, bởi vì đến giờ sinh hoạt lớp là các em bị “hành tội” nên tâm lý lo sợ và căng thẳng. Tiết sinh hoạt lớp có khi lại ồn ào như cái chợ, vì không có nội dung, vì tâm lí là giờ học cuối tuần học sinh muốn xả hơi, giáo viên thì buông 10
- lỏng, làm mất tác dụng vốn có của tiết sinh hoạt lớp. Trong suốt buổi sinh hoạt lớp chỉ có giáo viên chủ nhiệm và một số cán bộ lớp là được nói, còn tất cả lóp lăng nghe và cứ như thế các tiết sinh hoạt trôi qua trong sự nhàm chán, đơn điệu. học sinh thì chán nản uể oải không hứng thú, tích cực. Giáo viên thì căng thẳng không đạt được mục đích của mình và tiết học không đạt được yêu cầu của giáo dục toàn diện Bộ Giáo dục và Đào tạo 3.2 Thực trạng nhận thức về tình bạn của học sinh THPT hiện nay. Tuổi học sinh THPT là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể. Sự phát triển về thể chất đã bước vào thời kỳ phát triển bình thường, hài hoà, cân đối. Các em có thể làm những công việc nặng như của người lớn. Hoạt động trí tuệ của các em có thể phát triển tới mức cao. Tuy nhiên, trong nhận thức, tình cảm, thái độ còn nhiều hạn chế. Ở lứa tuổi này, dưới mái trường trung học các em đã thực sự xây dựng cho mình những tình bạn đẹp, trong sáng. Có những tình bạn cùng tiến, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống. Bên cạnh đó cũng có những tình bạn ích kỷ, vụ lợi, phân biệt sang hèn. Hiện tượng chia bè kéo cánh để làm những việc xấu như bỏ học, chơi game, đánh nhau, nhưng cứ nghĩ đó là tình bạn tri kỷ và sẵn sàng bao che cho nhau. Cũng có những em chơi với nhau vì vụ lợi, thực dụng, từ đó thiếu tin tưởng lẫn nhau làm cho tình bạn bị chia rẽ. Chỉ cần một mâu thuẫn nhỏ là các em sẵn sàng quay ra công kích nhau nói xấu nhau thậm chí là đưa nhau lên facebook. Và một hiện tượng đáng báo động hiện nay là “Bạo lực học đường” đang ngày một gia tăng. Đây là một vấn nạn của xã hội trong môi trường học đường mà ở mọi quốc gia trên thế giới đang đặt nhiều sự quan tâm và đang lên án bởi những hậu quả nghiêm trọng và đau xót mà nó mang lại. Nó tác động ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ cũng như tinh thần và nặng hơn là tính mạng của trẻ đang trong độ tuổi hoàn thiện bản thân.Tại Việt Nam bạo lực học đường hiện nay đang là vấn để rất nghiêm trọng.Theo một số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ trong một năm học toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học. Cũng theo một thống kê, khoảng 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau và 11.000 học sinh thì có một em bị thôi học vì đánh nhau. Trong năm 2022 đã có nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra gây bức xúc cho dư luận. Đó là một bạn nữ sinh ở Vũng Tàu bị đánh hội đồng và kéo lê trên đường, hay một bạn nam sinh lớp 11 ở Long An bị bạn đánh tử vong. Những số liệu này cho thấy tình trạng bạo lưc học đường đang là vấn đề nhức nhối tại mọi cấp học, lớp học với mức độ gia tăng ngày càng cao và hậu quả ngày càng lớn. Thật là đau xót khi mà ở độ tuổi này lẽ ra các em phải biết trân trọng và giữ gìn những khoảng khắc quý giá bên bạn bè ,nhưng vì cái tôi của tuổi mới lớn muốn khẳng định mình mà các em đã gây ra việc làm đáng tiếc để lại hậu quả nặng nề cho cả hai bên. Điều đáng nói ở đây là những lý do để dẫn đến đánh nhau thật quá đơn giản. Nhiều khi chỉ vì một cái 11
- “nhìn đểu”, chỉ vì một bạn nào đó được nhiều người yêu mến, chỉ vì để giành giật người yêu hay đôi khi chỉ là để bảo vệ bạn bè. Như vậy bạo lực học đường là một biểu hiện của những nhận thức về tình bạn còn hạn chế. Chỉ đơn giản thích thì chơi, không thích thì chia tay. Tình bạn chưa thực sự chân thành theo đúng ý nghĩa của nó. Chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ có thể dẫn đến những xô xát lớn. Nguyên nhân của hiện tượng này trước hết xuất phát từ phía học sinh. Các em đang ở độ tuổi 16, 17 đang trong quá trình học tập và biến đổi về thể chất, tâm sinh lý, giai đoạn này sẽ hình thành nên tính cách của con ngươi. Ở giai đoạn này khi chịu sự tác động, kích thích từ các nhân tố độc hại và các đối tượng xấu trong xã hội, môi trường xung quanh sẽ khiến các em học theo, hình thành tâm lý thích bắt nạt người khác.Một nguyên nhân nữa có thể kể đến là xuất phát từ phía gia đình. Trong môi trường gia đình là yếu tố trực tiếp quan trọng nhất tác động vào tâm lý hình thành nên nhân cách của trẻ. Tuy nhiên thay vì lựa chọn các hình thức giáo dục phù hợp thì các bậc phụ huynh thường nặng lời quát tháo thậm chí tác động vật lý lên trẻ dẫn đến trẻ có hành vi thô lỗ cục cằn. Về phía nhà trường còn nặng về các kiến thức văn hoá, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người. Một nguyên nhân nữa phải kể đến là các yếu tố của xã hội, các hình ảnh bạo lực tràn lan trên phim, sách báo, game, đang từng ngày từng giờ ảnh hưởng ảnh hưởng đến nhận thức cũng như hành vi của các em. 3.3. Thực trạng nhận thức về tình yêu của học sinh THPT hiện nay Ngoài những vấn đề về tình bạn thì những nhận thức về tình yêu ở độ tuổi này cũng là một vấn đề mà xã hội quan tâm. Có thể nói ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, mạng internet, điện thoại thông minh thì việc học sinh biết yêu khi còn ngồi trên ghế nhà trường không còn là chuyện hiếm. Hơn nữa ở lứa tuổi 16,17 các em đã có những rung động đối với bạn khác giói cũng là lẽ đương nhiên. Nhưng điều đáng báo động hơn cả là ở lứa tuổi “ăn chưa no lo chưa tới”, các em đã đẩy mình vào những sai lầm tình yêu, và những hậu quả đáng tiếc đã xảy ra. Không thể phủ nhận rằng tình yêu tuổi học trò là những rung cảm đầu đời thật đẹp, nhưng hiện nay nó đã trở thành một trào lưu, bạn bè yêu thì mình cũng yêu. Cũng có khi vì quá thân nhau mà lầm tưởng đó là tình yêu, sự nhầm lẫn giữa tình bạn và tình yêu đã làm ảnh hưởng đến tình bạn trong sáng và chi phối đến thời gian học tập của các em. Có thể nói rằng yêu ở lứa tuổi học sinh THPT là hiện tượng yêu sớm, ở độ tuổi này công việc chính của các em là học tập. Nhưng khi yêu các em đã mất nhiều thời gian vào đó, ảnh hưởng đến kết quả của học tập. Yêu ở cái tuổi chưa đầy đủ nhận thức và kinh nghiệm đã đẩy các em vào những sai lầm, không thể khắc phục. Có nhiều em đã phải nghỉ học giữa chừng để lấy chồng. Có em lại do thiếu hiểu biết nên đã có thai ngoài ý muốn. Theo thống kê, tỷ lệ nạo phá thai ở lứa 12
- tuổi vị thành niên rất cao. Việt Nam là một nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất Đông Nam Á và đứng top 5 thế giới, trong đó 70% là ở tuổi vị thành niên. Quả thực đây là một con số đáng báo động.Việc quan hệ tình dục trước hôn nhân không chỉ làm mất đi cái giá trị đích thực của tình yêu, làm mất đi cái vô tư trong sáng của tuổi học trò mà còn để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khoẻ sinh sản sau này. Thậm chí có những bạn yêu nhau thề nguyền sống chết, lại vì bố mẹ không đồng ý, ngăn cấm, dẫn đến nhiều cặp đôi rủ nhau tự tử hoặc bỏ nhà đi. Tình yêu tuổi học trò sẽ là một kỷ niệm đẹp nếu như các em nhận thức đúng đắn về nó. Nhưng đáng tiếc do thiếu nhận thức, thiếu kinh nghiệm, bồng bột, dễ làm chuyện mà không suy nghĩ đã làm cho tình yêu tuổi học trò có quá nhiều hệ luỵ. Về phía gia đình bố mẹ lo làm ăn, bố mẹ li hôn thiếu quan tâm, gần gũi con cái dẫn đến một số bạn thiếu đi sự dạy dỗ của bố mẹ, hoặc một số bạn có thái độ bất cần đời sống buông thả. Trong gia đình là thế, ngoài xã hội bao nhiêu là phim ảnh, băng hình đồi truỵ tràn lan trên mạng đã kích thích trí tò mò của tuổi mới lớn đã đẩy các em đi quá giới hạn cho phép. 3.4. Thực trạng nhận thức về tình bạn, tình yêu của học sinh trường THPT Đặng Thai Mai Qua nhiều năm công tác tại trường THPT Đặng Thai Mai, tôi nhận thấy phần lớn các em đều ngoan ngoãn, ham học, có nghị lực vươn lên. Các em đã biết yêu thương, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, biết trân trọng và giữ gìn tình cảm bạn bè trong sáng. Song do nhiều yếu tố tác động, đặc biệt là sự ảnh hưởng của mạng xã hội đã làm cho các em thiếu bình tĩnh, tự ti trong việc quản lý cảm xúc của mình. Có hiện tượng chia bè kéo cánh để làm những việc xấu như chơi game, rủ nhau bỏ học, rủ nhau hút thuốc. Đôi khi chỉ vì một mâu thuẫn rất nhỏ là các em đánh nhau, tính chất và mức độ thì ngày càng phức tạp. Có vụ chỉ là 2 bạn đánh nhau, có vụ nhiều bạn đánh một bạn, có vụ nhóm này đánh nhau với nhóm kia, nguy hiểm hơn các em đã sử dụng dao, gậy và đã gây thương tích cho bạn. Vào đầu năm học 2022-2023 trong trường đã có 6 vụ đánh nhau to có, nhỏ có. Điển hình như vụ đánh nhau giữa nhóm em Nguyễn Văn Dũng, Lê Minh Đức lớp 11K với em Huy 12M, em Dũng đã lấy gậy đánh vào đầu em Huy gây thương tích. Trong nhận thức về tình yêu cũng đã có những chuyện đáng tiếc xảy ra. Các em thích nhau, ghép đôi nhau yêu theo trào lưu sao nhãng học hành. Hay có những em nữ đã phải bỏ học giữa chừng để lấy chồng. Vào đầu năm học 2021-2022 có em nữ Nguyễn Thị Tâm học sinh lớp 12A đã phải nghĩ học để lấy chồng vì đã lỡ yêu và có thai ngoài ý muốn. Đầu năm học 2022-2023 có em Nhung học sinh lớp 11M cũng đã phải nghỉ học để sinh con do bị mộ người đàn ông bằng tuổi cha, chú lừa gạt. Đây đều là những em học sinh ngoan, hiền và có thành tích tốt trong học tập. Nhưng do thiếu nhận thức, thiếu hiểu biết về tình cảm mà để xảy ra những điều đáng tiếc Chính những điều đó đã làm mất cơ hội phát triển cho các em. 13
- 3.5. Thực trạng nhận thức về tình bạn, tình yêu của học sinh lớp 11K trường THPT Đặng Thai Mai. Vào đầu năm học 2021-2022 tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 10K và nay là lớp 11K. Học sinh lớp 10K nay là lớp 11K với tỷ lệ đầu vào rất thấp, có em chỉ đạt 13,14 điểm/3 môn đồng nghĩa với nhận thức về các vấn đề của bản thân cũng rất thấp. Hơn nữa các em chủ yếu là con của gia đình thuần nông, bố mẹ quanh năm đầu tắt mặt tối không có thời gian cũng như kiến thức để bày dạy cho con. Vì thế đa phần nhận thức về tình bạn, tình yêu còn nhiều hạn chế. Có em dù là bạn bè trong lớp nhưng chỉ cần một mâu thuẫn nhỏ là đòi đánh bạn, nói năng với bạn thô lỗ cục cằn. Có em thì chơi với bạn bè xấu bên ngoài bị lôi kéo bỏ bê học hành. Trong lớp thì các em nạnh kẹ nhau từng li, từng tý. Vào đầu năm lớp 10 khi chỉ mới quen nhau vì một chút xích mích nhỏ mà em Nguyễn Văn Dũng đã đánh em Trần Văn Quý. Đầu năm lớp 11 chỉ vì nhắc nhở bạn không nghe mà em lớp trưởng Lê Minh Đức đã đánh bạn. Về tình yêu các em cũng chưa thực sự có những cách nhìn đúng đắn. Mặc dù chưa hiểu tình yêu là gì nhưng theo trào lưu vẫn lao vào yêu đương, hoặc do bạn bè ghép đôi hay chỉ là thấy thích một bạn nào đó cứ nghĩ là yêu để rồi mất thời gian, ảnh hưởng học tập. Vào đầu năm lớp 10 trong lớp đã có nhiều cặp đôi yêu nhau, có em lại yêu bạn ngoài lớp hoặc ngoài trường dẫn đến kết quả học tập sa sút. Sau nhiều lần tiếp xúc, nắm bắt đặc điểm học sinh, tôi nhận thấy học sinh trường THPT Đặng Thai Mai nói chung và lớp 11K do tôi chủ nhiệm nói riêng đã có những mặt hạn chế nhất định về nhận thức tình bạn, tình yêu. Và đứng trước thực trạng đáng báo động như trên nhóm chúng tôi đã nghiên cứu với mong muốn đưa ra các giải pháp tối ưu để góp phần nâng cao nhận thức về tình bạn, tình yêu cho học sinh THPT. Cụ thể điều tra mức độ nhận thức về tình bạn, tình yêu đối với học sinh 6 lớp của cả 3 khối 11 kết quả thu được như sau 11A, 11B, 11C, 11G, 11K, 11E với tổng số 243 học sinh. Phiếu điều tra với 5 mức độ hiểu biết: xuất sắc, tốt, khá, trung bình, kém. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI PHIẾU TỔNG HỢP ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT VỀ TÌNH BẠN, TÌNH YÊU LỚP 11A,11B,11C,11E,11G,11K THÁNG 9 NĂM HỌC 2022- 2023 Lần 1 14
- Mức độ Thứ tự Tên Trung Xuất sắc Tốt Khá Kém bình 1 Nhận 0% 20% 25% 25% 30% thức về tình bạn 2 Nhận 0% 15% 15,5% 29,5% 40% thức về tình yêu Kết quả điều tra mức độ nhận thức về tình bạn, tình yêu ở lớp 11K do tôi chủ nhiệm thu được kết quả như sau: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI PHIẾU TỔNG HỢP ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT VỀ TÌNH BẠN, TÌNH YÊU LỚP 11K THÁNG 9 NĂM HỌC 2021- 2022 Lần 1 Tên Mức độ Thứ tự nhận Trung thức Xuất sắc Tốt Khá Kém bình 1 Tình bạn 0% 15% 20% 26% 39% 2 Tình yêu 0% 10% 15,5 20,4% 54,1% 3.6 Thực trạng giáo dục nâng cao hiểu biết, nhận thức về tình bạn, tình yêu ở trường THPT Theo điều 2 luật Giáo dục năm 2005, mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam, phát triển toàn diện có đạo đức, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, nội dung và phương pháp giáo dục trong nhà trường hiện nay còn đang xem trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh qua tiết 32 – Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy"
20 p | 421 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 54 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 35 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 26 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả phát triển năng lực lập bản vẽ chi tiết thông qua dạy học chủ đề bản vẽ cơ khí cho học sinh lớp 11 THPT
48 p | 38 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học phần Lịch sử Thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại qua phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức
19 p | 112 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua đoạn trích Vợ nhặt (Kim Lân)
33 p | 31 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 12 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn