intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên và giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống học sinh trường THPT Yên Thành 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:61

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên và giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống học sinh trường THPT Yên Thành 2" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp học sinh có thể tiếp cận, hình thành một số kỹ năng cơ bản và cần thiết giúp các em xác định giá trị, biết cách kiểm soát cảm xúc, giải quyết mâu thuẫn, tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn đồng thời điều chỉnh hành vi của bản thân theo hướng tích cực, tránh mâu thuẫn, xung đột, bạo lực học đường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên và giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống học sinh trường THPT Yên Thành 2

  1. *********************************** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN VÀ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 2 LĨNH VỰC: KỸ NĂNG SỐNG NĂM HỌC: 2023 – 2024
  2. Yên Thành – 05/2024 2
  3. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN =====  ===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN VÀ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 2 LĨNH VỰC : KỸ NĂNG SỐNG Giáo viên thực hiện : Hồ Ngọc Hân Vũ Thị Quỳnh Phú Năm học : 2023 – 2024 Yên Thành – 05/2024 1
  4. MỤC LỤC MỤC LỤC.....................................................................................................................1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1 2.1. Xuất phát từ quan điểm của Đảng, Nhà nước về Giáo dục và đào tạo..................1 2.2. Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT Yên Thành 2........................................................................................................ 2 2.3. Xuất phát từ thực tế tại trường THPT Yên Thành 2 năm học 2023 - 2024............3 3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................3 4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................3 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................4 7. Tính mới của sáng kiến.............................................................................................. 4 1. 2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................................... 7 2.1. Quy trình thiết kế các hoạt động để giáo dục kỹ năng sống cho HS.......................9 2.2. Quy trình tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho HS.................................................11 2.3. Tiến hành thực nghiệm một số chủ đề.................................................................. 19 2.3.1. Chủ đề 1: Giáo dục kỹ năng xác định giá trị - kỹ năng kiểm soát cảm xúc......19 2.3.2. Chủ đề 2: Giáo dục kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ - kỹ năng giải quyết mâu thuẫn ......................................................................................................................................21 2.3.3. Chủ đề 3: Giáo dục kỹ năng ứng phó với bạo lực học đường...........................24 2.4. Một số giải pháp nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên và GVCN trong việc giáo dục kỹ năng sống cho HS.............................................................................................28 3.1. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp..................................... 34 3.1.1. Mục đích............................................................................................................ 34 3.1.2. Đối tượng...........................................................................................................34 3.1.3. Nội dung khảo nghiệm....................................................................................... 34 3.1.4. Phương pháp......................................................................................................35 3.1.5. Kết quả khảo sát................................................................................................ 35 TT.................................................................................................................................38 Nội dung.......................................................................................................................38 Ý kiến học sinh............................................................................................................. 38 1
  5. Số lượng.......................................................................................................................38 1................................................................................................................................... 38 2................................................................................................................................... 38 3................................................................................................................................... 38 4................................................................................................................................... 38 5................................................................................................................................... 38 Hình 3.2: Biểu đồ phần trăm kết quả khảo sát nhận thức của học sinh THPT về kỹ năng sống.....................................................................................................................39 Kết quả bảng 3.3 và hình 2.2 cho thấy: tỷ lệ học sinh có ý kiến đúng chiếm 81,2%. Như vậy, phần lớn học sinh THPT đã có nhận thức đúng về KNS. Tuy nhiên, vẫn còn 18,8 % số học sinh chưa có nhận thức đúng về KNS, đây là 1 con số báo động. Do đó, Đoàn thanh niên, GVCN cần kết hợp với nhà trường, cũng như các tổ chức khác để giúp các em học sinh có cái nhìn đúng đắn về KNS............................................... 39 3.2.2. Đối tượng thực nghiệm...................................................................................... 42 3.2.3. Nội dung và kết quả thực nghiệm...................................................................... 42 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 49 1. Kết luận.................................................................................................................... 49 2. Kiến nghị..................................................................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 51 PHỤ LỤC......................................................................................................................1
  6. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và sự chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống xã hội, các luồng văn hoá, tư tưởng từ bên ngoài đã tác động trực tiếp đến lối sống của thế hệ trẻ. Bên cạnh những yếu tố tích cực của thời đại, những tác động tiêu cực là khó tránh khỏi như: “Diễn biến hòa bình” và những luận điệu chống phá, những âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch, hiện tượng sùng ngoại, cuồng thần tượng, tai nạn giao thông, ma túy, mại dâm… Đó là những khó khăn, thách thức mà thế hệ trẻ phải đương đầu. Điều này làm cho một bộ phận không nhỏ học sinh chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng sống không thể thích nghi, dẫn đến tình trạng tha hóa, vi phạm pháp luật, bỏ học, tự tử, bạo lực học đường, … Để vượt qua được những vấn đề trên, các tổ chức Đoàn thể đặc biệt là tổ chức Đoàn thanh niên trong trường học và giáo viên chủ nhiệm cần thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng và cần thiết là cung cấp, trang bị cho học sinh kỹ năng sống phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Đó là biết cách xác định giá trị của bản thân để đạt mục tiêu cho từng giai đoạn của cuộc sống; biết cách kiểm soát cảm xúc, có chính kiến để đưa ra những quyết định phù hợp và kiên định với mục tiêu đã đặt ra; biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần và có những kỹ năng cần thiết để ứng phó, bảo vệ bản thân tránh những hậu quả, hệ lụy do bạo lực học đường mang lại. Để thực hiện yêu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở bậc THPT, tôi – với vai trò là giáo viên chủ nhiệm cùng các đồng chí trong BCH Đoàn trường đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên và giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống học sinh trường THPT Yên Thành 2”. 2. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến 2.1. Xuất phát từ quan điểm của Đảng, Nhà nước về Giáo dục và đào tạo. Giáo dục – đào tạo luôn được xem là nhân tố quan trọng, quyết định cho sự phát triển kinh tế mạnh và bền vững. Thế kỉ XXI được xem là thế kỉ của công nghệ thông tin và truyền thông, sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã làm cho khối lượng tri thức của nhân loại tăng lên một cách nhanh chóng. Để không bị tụt hậu trong chặng đường thế kỉ này, giáo dục cần phải có sự đổi mới để đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng có nhấn mạnh: “Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với 1
  7. khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước. Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn diện, đáp ứng những yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chú trọng hơn giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc tốt đẹp của người Việt Nam; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam”. Chiến lược giáo dục đó là nhằm đào tạo được nguồn nhân lực mới – những con người không chỉ có tri thức, có phẩm chất đạo đức tốt mà còn rất cần phải có kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập. Chính vì thế, giáo dục kỹ năng sống trở thành một mục tiêu, một nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết với Ngành giáo dục nước nhà. 2.2. Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT Yên Thành 2. Kỹ năng sống là kỹ năng rất quan trọng với tất cả mọi người, chứ không riêng gì học sinh. Tuy nhiên, học sinh là đối tượng thường được quan tâm đầu tiên trong việc giáo dục kỹ năng sống. Theo nhiều chuyên gia tâm lý, lứa tuổi HS THPT là giai đoạn phát triển rất cao về thể chất và có những biến chuyển tâm lý hết sức phức tạp. Chính yếu tố tâm lý cũng như thể chất và nhân cách chưa hoàn thiện một cách đầy đủ này khiến cho các em trong lứa tuổi vị thành niên hay bị khủng hoảng về tâm lý, dẫn đến những suy nghĩ và hành động sai lệch. Thực tế cho thấy, do các em thiếu các kỹ năng sống như kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ và kỹ năng ứng phó với bạo lực học đường… nên vấn đề bạo lực học đường, những vấn đề liên quan tới đạo đức, việc ứng xử của HS với thầy cô, với gia đình, với những người xung quanh còn chưa thực sự văn minh. Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là điều hết sức cần thiết bởi nó sẽ để lại trong quá trình phát triển nhân cách một định hướng tốt. Cái nôi đầu tiên cho việc hình thành kỹ năng sống, không đâu khác chính là môi trường trường học. Nhưng rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh như thế nào cho hiệu quả luôn là vấn đề trăn trở của nhà trường, của những người làm công tác giáo dục và của toàn xã hội hiện nay. 2
  8. Chính vì lẽ đó, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất nghiên cứu và áp dụng sáng kiến trên tại trường THPT Yên Thành 2 2.3. Xuất phát từ thực tế tại trường THPT Yên Thành 2 năm học 2023 - 2024 Hiện nay, chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã được triển khai đại trà và kỹ năng sống đã trở thành môn học bắt buộc ở khối 10, còn khối 11 và 12 nội dung giáo dục kỹ năng sống cũng được lồng ghép, tích hợp vào các môn học. Qua quan sát thực tế, chúng tôi nhận thấy học sinh ý thức tự giác chưa cao, còn lúng túng khi gặp khó khăn, không biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết; chưa biết cách kiểm soát cảm xúc cá nhân, giải quyết những mâu thuẫn; chưa biết cách ứng phó với bạo lực học đường. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về kỹ năng sống của 246 học sinh trường THPT Yên Thành 2 và thấy được phần lớn học sinh chọn cách nhẫn nhịn, im lặng, chịu đựng khi bị đe dọa, chế giễu, không biết điều chỉnh cảm xúc cá nhân, thường hay chán nản, mất phương hướng khi gặp khó khăn, không biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ để giải quyết những khó khăn, vướng mắc ấy, học sinh không biết cách giải quyết mâu thuẫn, rụt rè, tự ti chưa biết cách xác định được giá trị cá nhân cũng như các giá trị cốt lõi mà con người cần hướng đến. Qua khảo sát cho thấy phần lớn học sinh còn thiếu kỹ năng ứng phó với bạo lực học đường, một số trường hợp thì không biết điều chỉnh cảm xúc cá nhân, khi gặp tình huống khó khăn thì khả năng xử lý của các em rất kém, thậm chí có những phản ứng tiêu cực, dễ rơi vào bế tắc, một số thì thiếu tự tin, rụt rè, chưa biết có kỹ năng xác định giá trị , số khác thì thiếu kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết. 3. Mục đích nghiên cứu Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Yên Thành 2 bằng các phương pháp: Tổ chức trò chơi, phiên tòa giả định, hội thi, hội diễn, diễn đàn, chương trình trải nghiệm, thiện nguyện, sinh hoạt lớp theo chủ đề…. Thông qua đó, học sinh có thể tiếp cận, hình thành một số kỹ năng cơ bản và cần thiết giúp các em xác định giá trị, biết cách kiểm soát cảm xúc, giải quyết mâu thuẫn, tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn đồng thời điều chỉnh hành vi của bản thân theo hướng tích cực, tránh mâu thuẫn, xung đột, bạo lực học đường. 4. Đối tượng nghiên cứu. - Khách thể nghiên cứu: kỹ năng sống của học sinh trường THPT Yên Thành 2. - Đối tượng nghiên cứu: học sinh trường THPT Yên Thành 2. 5. Phạm vi nghiên cứu. - Nội dung được giới hạn trong ba chủ đề: + Chủ đề 1: Giáo dục kỹ năng xác định giá trị – Kỹ năng kiểm soát cảm xúc. 3
  9. + Chủ đề 2: Giáo dục kỹ năng giải quyết mâu thuẫn – Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ. + Chủ đề 3: Giáo dục kỹ năng ứng phó với bạo lực học đường. - Phạm vi thực hiện: Trường THPT Yên Thành 2. 6. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan tới giáo dục kỹ năng sống; Các bước thực hiện phương pháp giáo dục kỹ năng sống. - Phương pháp quan sát và điều tra sư phạm: Dự giờ, trao đổi ý kiến với giáo viên; Quan sát, trò chuyện với học sinh nhằm đánh giá thực trạng kỹ năng sống mà học sinh có được. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Mục đích là kiểm định hiệu quả của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bằng các phương pháp: Tổ chức trò chơi, phiên tòa giả định, hội thi, hội diễn, diễn đàn, chương trình trải nghiệm, thiện nguyện, …. 7. Tính mới của sáng kiến. Đây là sáng kiến hoàn toàn mới về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã được triển khai và áp dụng hiệu quả tại trường THPT Yên Thành 2. 8. Bố cục của sáng kiến Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung sáng kiến gồm: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2: Nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên và giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Yên Thành 2 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 4
  10. PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận. Theo UNESCO: Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày. Kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người. Bản chất của kỹ năng sống là kỹ năng tự quản bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): Kỹ năng sống là các khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. Theo UNICEF: Kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và phát triển kỹ năng. Cách tiếp cận này nhấn mạnh việc luyện tập thường xuyên, lặp đi lặp lại để củng cố. Như vậy, kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹ năng thích hợp. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường THPT là trang bị cho các em những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày; tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Qua khảo sát, tôi nhận thấy cần giáo dục cho học sinh trường THPT Yên Thành 2 những kỹ năng sau: 5
  11. a. Kỹ năng xác định giá trị Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, có ý nghĩa, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống của bản thân trong cuộc sống. Giá trị có thể là những chuẩn mực đạo đức, những chính kiến, thái độ đối với một điều gì đó. Mỗi người đều có một hệ thống giá trị riêng. Giá trị không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian, theo các giai đoạn trưởng thành của con người. Kỹ năng xác định giá trị là khả năng con người hiểu rõ được những giá trị của bản thân mình. Kỹ năng xác định giá trị có ảnh hưởng lớn đến quá trình ra quyết định của mỗi người. Kỹ năng này còn giúp con người biết tôn trọng lẫn nhau, biết chấp nhận rằng mỗi người có những giá trị và niềm tin khác biệt. b. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc Kỹ năng kiểm soát cảm xúc không phải là loại bỏ những cảm xúc của bản thân mà chính là học cách kiểm soát để làm chủ hành vi, thái độ của bản thân trong mọi tình huống dù rất tiêu cực. Hiểu một cách đơn giản, kiểm soát cảm xúc là đưa cảm xúc trở về trạng thái cân bằng thông qua nhiều phương diện như ngôn ngữ, hình thể… Nếu không kiểm soát tốt cảm xúc của mình, bạn sẽ dễ thất bại trong các buổi giao tiếp, đàm phán hoặc các cảm xúc tiêu cực sẽ là tác nhân khiến các mối quan hệ của bạn bị hủy hoại. Ngược lại, nếu bạn kiểm soát được, bạn sẽ tìm được định hướng mới, có những lời nói, hành động khéo léo và dễ thành công hơn trong cuộc sống và công việc. c. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn Mâu thuẫn là những xung đột, tranh cãi, bất đồng, bất bình với một hay nhiều người về một vấn đề nào đó. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là khả năng con người nhận thức được nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích cực, không dùng bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu, quyền lợi các bên và giải quyết cả mối quan hệ giữa các bên một cách hòa bình. d. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta gặp những vấn đề, tình huống phải cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người khác. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ giúp chúng ta có thể nhận được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề khó khăn, giảm bớt được căng thẳng tâm lý do bị dồn nén cảm xúc. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời sẽ giúp cá nhân không cảm thấy đơn độc, bi quan và trong nhiều trường hợp, giúp chúng ta có cái nhìn mới, hướng đi mới. 6
  12. e. Kỹ năng ứng phó với bạo lực học đường Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất như đánh nhau giữa các học sinh; Bạo lực tinh thần như: tấn công bằng lời nói, quấy rối tình dục, bắt nạt bạn học… 1. 2. Cơ sở thực tiễn. a. Về giáo viên Một bộ phận GV chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho HS mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở SGK. b. Về học sinh - Học sinh thụ động, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động. - Học sinh không có kỹ năng điều chỉnh cảm xúc cá nhân, không biết cách xử lí các tình huống trong cuộc sống, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường nóng nảy, gây gỗ lẫn nhau. - Học sinh không có kỹ năng ứng phó với bạo lực học đường. - Khi gặp khó khăn, các em thường hay chán nản, mất phương hướng không biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ. - Phần lớp các em đến từ những gia đình lao động phổ thông, có một số gia đình bố mẹ đi làm ăn xa, không sát sao được con cái ở cái lứa tuổi mà con cái rất cần đến sự quan tâm, chia sẻ, định hướng từ phía bố mẹ. Vì thế một số em thường dễ sa vào tình cảm tình yêu đôi lứa, đáng lo ngại là một số em vượt quá giới hạn. Ngoài ra với sự bùng nổ công nghệ thông tin, trang mạng xã hội, game online, zalo, facebook…mà học sinh thì sự chọn lọc thông tin không cao, nhầm lẫn thông tin đúng sai dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Đời sống kinh tế khó khăn, thiếu sự quan tâm của gia đình, sa vào các mối quan hệ ngoài xã hội, học sinh rất dễ bỏ học, gây gỗ đánh nhau, trầm cảm, tự tử… hơn bao giờ hết các em rất cần một nơi để gửi gắm, chia sẻ tâm tư, tình cảm ấy là thầy cô, bạn bè. c. Về Phụ huynh Đa số phụ huynh của HS trường THPT Yên Thành 2 – một ngôi trường nằm ở vùng bán sơn địa, thuần nông, cuộc sống khó khăn do phải mưu sinh hàng ngày nên việc giáo dục kỹ năng sống cho con em mình không được chú trọng, quan tâm. Phần 7
  13. lớn ở gia đình phụ huynh giao tiếp còn nhiều hạn chế, xưng hô chưa chuẩn mực, bạo lực gia đình thường hay xảy ra nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm. d. Về nhà trường Năm học 2023 – 2024, Trường THPT Yên Thành 2 có 33 lớp với 1327 HS. Trong hoạt động chuyên môn dạy và học, BGH luôn quan tâm, khuyến khích GV nghiên cứu, cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của HS, không ngừng đổi mới PPDH phù hợp với nội dung chương trình. Và đặc biệt chú trọng đến việc "Giáo dục kỹ năng sống" cho HS. Xã hội ngày càng phát triển, thế giới đang bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của khoa học, công nghệ và những tiến bộ vượt bậc mang lại cho con người nhiều lợi ích hữu dụng. Nhưng cũng vì thế con người phải đối mặt với những thách thức to lớn từ môi trường thiên nhiên, xã hội và đặc biệt mối quan hệ giữa người với người. Với những thay đổi đó, xã hội nói chung, ngành giáo dục nói riêng đang từng ngày phải đối mặt với nhiều thách thức, cần phải có những thay đổi để phù hợp với những mục tiêu và hoàn cảnh mới, yêu cầu xã hội đòi hỏi phải đào tạo ra những con người có tri thức khoa học, vừa có kỹ năng làm việc nhưng cũng phải có thái độ, hành vi tích cực trước những sự thay đổi của môi trường sống. Thực tế cho thấy những năm gần đây tình trạng học sinh , đặc biệt là các em ở độ tuổi THPT phạm pháp ngày càng gia tăng với các mức độ ngày càng nghiêm trọng, bạo lực học đường, tự tử... Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng một trong những nguyên nhân chính là HS ngày càng thiếu kỹ năng sống cần thiết để hòa nhập với môi trường phát triển nhanh chóng. Chính vì thế việc rèn kỹ năng sống cho HS trong trường THPT là hết sức cần thiết, quan trọng và phải có hướng đi đúng đắn để đào tạo thế hệ trẻ trở thành người “có đức, có tài”. 8
  14. CHƯƠNG 2. NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN VÀ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HS 2.1. Quy trình thiết kế các hoạt động để giáo dục kỹ năng sống cho HS Dựa trên những định hướng lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng sống cho HS, chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế các hoạt động để giáo dục kỹ năng sống cho HS gồm 4 bước: Bước 1: Xác định mục tiêu chủ đề giáo dục kỹ năng sống. Đây là bước căn bản trong việc tiến hành soạn giảng một chủ đề cụ thể và đo lường kết quả đạt được của HS. Mục tiêu bài giảng có thể gồm nhiều mức độ và cách phân loại khác nhau. Tôi xin đưa ra cách phân loại của Bloom như sau: Ở tầng thấp nhất là biết kiến thức, nghĩa là HS biết được kiến thức qua sự truyền đạt của thầy, cô. Làm thế nào để thầy, cô biết được là HS biết? Cách đơn giản nhất là thử xem HS có nhớ hay không hay kiểm tra thông qua các hoạt động liên quan đến kí ức như: mô tả, kể lại, … Sau khi đã biết, trình độ nhận thức phải được nâng cao lên đến tầng thứ hai. Đó là hiểu thấu đáo, vì rất nhiều HS khi học thuộc lòng và nhớ rất giỏi, nhưng vẫn không thực sự hiểu. Làm thế nào để xác định được là HS hiểu? Bloom đề nghị kiểm tra sự 9
  15. hiểu thấu đáo của HS thông qua các hoạt động sau: tóm tắt nội dung, giải thích, trình bày lại bằng những từ khác, thuyết trình, thảo luận, nhận biết các yếu tố, … Ở tầng thứ ba là áp dụng. Các từ khóa chính để kiểm tra trình độ nhận thức ở tầng thứ ba gồm có: ứng dụng, chứng minh, giải quyết vấn đề, minh họa, tính toán, sử dụng, thí nghiệm, …. Ba trình độ này được xếp vào hạng trình độ nhận thức và tư duy thấp, thuộc loại cơ bản. Tầng thứ tư là phân tích. Các từ khóa chính để kiểm tra trình độ nhận thức ở tầng này gồm có: phân loại, so sánh, đối chiếu, diễn dịch, khảo sát, phân biệt, … Lên đến tầng thứ năm là tổng hợp. Các từ khóa chính để kiểm tra trình độ nhận thức ở tầng này gồm có: kết hợp các phần tử có quan hệ thành một tổng thể, soạn thảo một chương trình (âm nhạc, văn học, thi ca, điện toán, …), thiết kế, lập giả thuyết, hệ thống hóa,… Cuối cùng là tầng thứ sáu – đánh giá. Ở tầng này người học phải có khả năng đưa ra những nhận xét, đánh giá, phê bình (tình huống, tác phẩm, …), đưa ra những đề nghị, tiên đoán, chứng minh và lập luận dựa trên những dữ kiện cụ thể đã được phân tích và tổng hợp ở hai tầng dưới. Khi đã xác định được mục tiêu chủ đề giáo dục kỹ năng sống ta có thể lựa chọn, thiết kế các hoạt động giáo dục kỹ năng sống phù hợp và có thể kiểm tra trình độ tiếp thu và vận dụng của ĐVTN. Bước 2: Xác định đơn vị kiến thức giáo dục HS. Đối chiếu với mục tiêu chủ đề giáo dục kỹ năng sống chúng ta sẽ xác định những kiến thức cần chuyển tải đến ĐVTN. Bước 3: Thiết kế hoạt động cụ thể cho từng đơn vị kiến thức. Trong quá trình thiết kế, chúng tôi đã dựa vào một số căn cứ sau: + Dựa trên đơn vị kiến thức. + Đọc các tài liệu liên quan đến chủ đề giáo dục kỹ năng sống. + Lựa chọn và thiết kế các hoạt động phù hợp với nội dung của chủ đề cần đưa ra. Bước 4: Kiểm tra xem các hoạt động đã xây dựng có phù hợp với mục đích, nội dung chủ đề và trình độ học tập của HS hay không? Cần rà soát những câu hỏi phù hợp với mục đích giáo dục kỹ năng sống, để tìm ra những câu hỏi phù hợp nhất với trình độ HS, loại bỏ những câu hỏi quá dễ hoặc quá khó không hướng vào mục đích khi giải quyết vấn đề. 10
  16. 2.2. Quy trình tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho HS Gồm 3 bước: Bước 1: Đặt vấn đề. GV đặt vấn đề bằng cách tổ chức các hoạt động như: Trò chơi, gameshow, phiên tòa giả định, diễn đàn, hội thi, hội diễn, chương trình trải nghiệm, thiện nguyện. - Tổ chức các trò chơi: Trò chơi rung chuông vàng, giải ô chữ, truyền tin, …. - Tổ chức các gameshow: Chung sức, đi tìm ẩn số, chiếc nón kỳ diệu, rung chuông vàng… - Tổ chức phiên tòa giả định: Là hình thức tổ chức phiên tòa theo đúng thể chức của một phiên tòa thật sự, với trình tự các bước: Thủ tục xét hỏi, tranh luận, nghị án và tuyên án. Trong đó HS đã hóa thân vào các vai như: Thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, nguyên cáo, bị cáo. Nội dung phiên tòa mô phỏng lại quá trình xét xử vụ án do mâu thuẫn, xô xát dẫn tới phạm tội. Hình 2.1: ĐVTN tham gia trò chơi rung chuông vàng Hình 2: ĐVTN tham gia “phiên toà giả định” - Tổ chức các hội thi, hội diễn: + Tổ chức các hội thi: Bắn tên lửa nước, vẽ tranh, ... 11
  17. Hình 2.2: ĐVTN tham gia “phiên toà giả định” - Tổ chức các hội thi, hội diễn: + Tổ chức các hội thi: Hội thi STEM, vẽ tranh, … Hình 2.3: HS tham gia hội thi báo bảng chào mừng ngày 20/11 Hình 2.4: HS tham gia ngày hội STEM + Tổ chức các hội diễn: Biểu diễn thời trang, văn nghệ, tiểu phẩm, …. 12
  18. Hình 2.6: HS tham gia hội thi văn nghệ Hình 2.7: HS tham gia hội thi thiết kế thời trang Hình 2.8: HS tham gia cuộc thi “Kể chuyện theo sách” 13
  19. Hình 2.9: HS tham gia biểu diễn tiểu phẩm Hình 2.10: HS tham gia hội thi “Tết yêu thương” - Tổ chức các diễn đàn: Diễn đàn là loại hình sinh hoạt rộng rãi cả về đối tượng và chủ đề, là nơi để HS công khai bày tỏ ý kiến, quan điểm, tình cảm của mình về một vấn đề nào đó. Quan điểm đó có thể chưa đúng nhưng điều quan trọng của diễn đàn là thông qua tranh luận để định hướng nhận thức và hành động cho HS. 14
  20. Hình 2.11: HS tham gia diễn đàn - Tổ chức các chương trình trải nghiệm – thiện nguyện: Về nguồn, hành trình đến với địa chỉ đỏ tại ngã ba Đồng Lộc, khu di tích Truông Bồn, du di tích Kim Liên, thứ bảy tình nguyện, chủ nhật xanh – phòng chống rác thải nhựa, ủng hộ đồng bào miền trung bị lũ lụt, sinh hoạt hè cho thiếu nhi… Hình 2.12: HS thắp nến tri ân tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Yên Thành Hình 2.13: HS tham gia Hành trình đến với địa chỉ đỏ tại khu di tích Truông Bồn 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2