intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao văn hóa đọc nhằm rèn luyện kỹ năng thuyết minh về sách cho học sinh tại trường trung học phổ thông Lê Lợi, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

20
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nâng cao văn hóa đọc nhằm rèn luyện kỹ năng thuyết minh về sách cho học sinh tại trường trung học phổ thông Lê Lợi, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An" được nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng văn hóa đọc cho HS. Từ đó nhằm thu hút cho các em có thói quen đọc sách, rèn luyện kỹ năng thuyết minh về sách cho HS.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao văn hóa đọc nhằm rèn luyện kỹ năng thuyết minh về sách cho học sinh tại trường trung học phổ thông Lê Lợi, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

  1. TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA ĐỌC GIÚP HỌC SINH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THUYẾT MINH VỀ SÁCH Ở TRƯỜNG THPT LÊ LỢI, HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN LĨNH VỰC: CHUYÊN MÔN NGỮ VĂN
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT LÊ LỢI -------- TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA ĐỌC GIÚP HỌC SINH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THUYẾT MINH VỀ SÁCH Ở TRƯỜNG THPT LÊ LỢI, HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN Lĩnh vực : Chuyên môn Ngữ văn Người thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Huyền Tổ bộ môn : Văn - Anh Năm thực hiện : 2022 Đơn vị : Trường THPT Lê Lợi Số điện thoại : 0977482419 Email : huyenha215@gmail.com Tân Kỳ, năm 2022
  3. MỤC LỤC PHẦN I: MỞ DẦU…………………………………………………………….…5 1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………....5 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, tính cấp thiết của đề tài……………………………….6 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm của đề tài cứu………………………….….7 4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………...7 5. Đóng góp mới của đề tài…………………………………………………....7 6. Cấu trúc của đề tài………………………………………………………….8 PHẦN II: NỘI DUNG……………………………………………………………8 1. Cơ sở của đề tài……………………………………………………………8 1.1. Cơ sở lí luận………………………………………………………….....8 1.1.1. Một số vấn đề lí luận chung về văn hóa đọc…………………………….8 1.1.2. Vai trò của sách và việc đọc sách……………………………………….9 1.1.3. Khái quát chung về văn thuyết minh……………………………………10 1.1.4. Cách làm bài văn thuyết minh về một quyển sách…………………..….11 1.2. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………13 1.2.1. Thuận lợi………………………………………………………………..13 1.2.2. Khó khăn………………………………………………………………..14 1.2.3. Đánh giá chung thực trạng về văn hóa đọc nhằm rèn luyện kỹ năng thuyết minh về một quyển sách của học sinh trường THPT Lê Lợi……16 2. Một số giải pháp nâng cao văn hóa đọc giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thuyết minh về quyển sách ở trường THPT Lê Lợi…………………….17 2.1. Một số giải pháp nâng cao văn hóa đọc cho học sinh tại trường THPT Lê Lợi………………………………………………………………………17 2.1.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa đọc trong nhà trường…………………………………………………………………...17 2.1.2. Xây dựng phương pháp đọc sách khoa học, hiệu quả…………………..18 2.1.3. Hình thành thói quen đọc sách cho học sinh……………………………20 2.1.4. Đổi mới tổ chức quản lí, hoạt động thư viện…………………………...21 2.2. Giải pháp rèn luyện kỹ năng thuyết minh về sách……………………...33 2.2.1. Lựa chọn đầu sách………………………………………………………33 2.2.2. Phương pháp thuyết minh về một quyển sách………………………….34 2.2.3. Các hình thức thuyết minh về sách……………………………………..35 2.2.4. Tổ chức thuyết minh về sách…………………………………………...36 2.3. Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh……………………………………………………………………...39 3. Kết quả đạt được………………………………………………………….40 3
  4. 3.1. Kết quả về nhận thức……………………………………………………40 3.2. Kết quả về hành động…………………………………………………...43 3.3. Kết quả thuyết minh về sách……………………………………………44 PHẦN III: KẾT LUẬN………………………………………………………44 3.1. Kết luận…………………………………………………………………...44 3.1.1. Quá trình nghiên cứu đề tài……………………………………………..44 3.1.2. Ý nghĩa đề tài…………………………………………………………...44 3.1.3. Phạm vi ứng dụng của đề tài……………………………………………44 3.2. Kiến nghị………………………………………………………………….44 3.2.1. Đối với các ban ngành cấp trên…………………………………………45 3.2.2. Đối với tổ chức đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường………….45 3.2.3. Đối với giáo viên………………………………………………………..45 3.2.4. Đối với học sinh………………………………………………………...45 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………47 PHỤ LỤC……………………………………………………………………..48 4
  5. BẢNG QUI ƯỚC VIẾT TẮT Thứ tự Kí hiệu Tiếng Việt 1 BGDDT Bộ giáo dục và đào tạo 2 GD Giáo dục 3 GDTH Giáo dục trung học 4 GDTX Giáo dục thường xuyên 5 SGDĐT Sở giáo dục và đào tạo 6 QĐ Quyết định 7 THPT Trung học phổ thông 8 GV Giáo viên 9 HS Học sinh 10 CT Chỉ thị 11 UBND Uỷ ban nhân dân 12 NLS Năng lực số 13 CĐS Chuyển đổi số 5
  6. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế giới đang bước vào thời đại 4.0, nền khoa học công nghệ phát triển như vũ bão. Giáo dục không chỉ có sứ mệnh cung cấp tri thức và rèn luyện kỹ năng mà còn hướng tới trang bị cho người học một tư duy năng động, sáng tạo có khả năng giải quyết, liên kết, đề xuất được các ý tưởng độc đáo có thể làm việc trong môi trường rộng mở đa quốc gia. Vì vậy, Quyết định 711/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 đã ghi rõ: Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành chỉ thị số: 800/CT-BGDĐT Về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 ứng phó với dịch COVID-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo: Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lí, giảng dạy và học tập” đảm bảo thiết thực hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Sở Giáo dục và Đào tạo tình nghệ An cũng luôn có những chỉ đạo sát sao trong việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp tình hình địa phương: Giáo dục trong nhà trường gắn với thực tiễn là một bước chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, thực hiện học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục xã hội. Thực hiện những chủ trương, kế hoạch nêu trên, các trường trung học phổ thông (THPT) nói chung và trường THPT Lê Lợi nói riêng đã tổ chức nâng cao và lan tỏa văn hóa đọc trong nhà trường khi nhận thức vai trò của kiến thức, tri thức là nguồn lực chính cho mọi sự phát triển. Từ đó giúp học sinh (HS) rèn luyện kỹ năng thuyết minh về sách - một việc làm có ý nghĩa vừa rèn luyện kỹ năng: đọc, viết, nói, nghe và tạo lập văn bản thuyết minh cho HS vừa trau dồi, mở rộng tầm hiểu biết về vốn tri thức của nhân loại. Là giáo viên dạy môn Ngữ văn luôn tâm huyết với nghề, bản thân tôi luôn ý thức được vai trò quan trọng của sách và việc đọc sách. Sách là nguồn tri thức tiến bộ của nhân loại. Đọc một quyển sách hay không chỉ trang bị thêm cho ta những kiến thức bổ ích về tri thức tự nhiên, văn hóa xã hội mà còn giúp ta rèn luyện kỹ năng và bồi đắp tâm hồn, nhân cách. Đọc sách luôn là nhu cầu thiết yếu, là cách thưởng thức văn hóa đọc sang trọng, có chiều sâu và là phương cách tốt nhất để trau dồi ngôn từ của con người. Sách giúp ta nhận ra giá trị chân, thiện, mĩ trong cuộc sống.Thực hiện chủ trương của các ban ngành, tôi luôn tìm tòi đổi mới hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS. Đôn đốc, lan tỏa niềm yêu thích đọc sách cho HS qua việc tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức văn hóa đọc trong nhà trường, hình thành phương pháp đọc và thói quen đọc sách cho các em. Từ đó định hướng HS lựa chọn đầu sách, vận dụng các hình thức 6
  7. thuyết minh để tạo lập văn bản thuyết minh về quyển sách mà các em yêu thích, nhằm xây dựng phong trào văn hóa đọc trong nhà trường, giúp các em hình thành thói quen đọc sách suốt đời. Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, hoạt động tổ chức thực hiện nâng cao văn hóa đọc được tổ chức có kế hoạch nhằm giúp HS rèn luyện kỹ năng thuyết minh về sách tại trường THPT Lê Lợi trong những năm học gần đây đã được HS hưởng ứng, tham gia nhiệt tình, sôi nổi. Hoạt động xây dựng thư viện xanh, ngày hội văn hóa đọc… được tổ chức và đạt được kết quả cao. Đặc biệt sản phẩm của hoạt động là những cuốn sách tập hợp các bài rivew, vi deo, bức tranh… về sách của HS là thành quả của hoạt động đọc sách và thuyết minh về sách mà các em rất yêu thích và tâm huyết. Giúp HS rèn luyện các kỹ năng nhất là kỹ năng tạo lập các văn bản như văn bản thuyết minh về sách, HS tự tin hơn khi vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các tình huống thực tiễn. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Nâng cao văn hóa đọc nhằm rèn luyện kỹ năng thuyết minh về sách cho học sinh tại trường trung học phổ thông Lê Lợi, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An” nhằm mạnh dạn chia sẻ với đồng nghiệp về việc nâng cao văn hóa đọc trong nhà trường THPT và cùng mở ra một cách dạy học giúp rèn luyện kỹ năng làm văn thuyết minh về sách cho HS. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, tính cấp thiết của đề tài 2.1. Mục tiêu - Đề xuất một số giải pháp hay nâng cao văn hóa đọc nhằm giúp HS rèn luyện kỹ năng thuyết minh về quyển sách. 2.2. Nhiệm vụ - Đề tài được nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng văn hóa đọc cho HS. Từ đó nhằm thu hút cho các em có thói quen đọc sách, rèn luyện kỹ năng thuyết minh về sách cho HS. 2.3. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay con người có nhiều cách để tiếp cận, bổ sung, lĩnh hội nguồn thông tin kiến thức phục vụ cho cuộc sống. Hàng loạt các loại hình công nghệ thông tin xuất hiện như: truyền hình, báo chí, mạng internet phủ sóng rộng khắp…hấp dẫn người xem. Những con phố ngày nào ta hay lui tới đọc sách, mua sách như đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Vinh, Nghệ An thì nay được thay thế bởi các quán ăn, cửa hàng hiệu thời thượng…Văn hóa nghe nhìn lên ngôi dần chiếm ưu thế bên cạnh văn hóa đọc. Đã có sự thay đổi lớn trong nhận thức của người Việt về văn hóa đọc. Câu chuyện về“Tủ rượu của người Việt và tủ sách của người Do Thái”cho thấy sự khác nhau về văn hóa đọc của hai dân tộc cách xa nhau về khoảng cách địa lí lẫn khoảng cách về văn minh. Ở Việt Nam theo con số do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công bố ngày 12/4/2013 ngay trước thềm sự kiện “Ngày hội Sách và Văn hóa đọc”, số lượng sách một người Việt đọc trong một 7
  8. năm là 0,8 cuốn, nghĩa là một người Việt Nam đọc chưa đầy một cuốn sách một năm.Nếu trước đây đọc sách là một thú vui, sở thích, thói quen của nhiều người thì ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ mất dần. Điều đó ảnh hưởng lớn đến trình độ nhận thức, kỹ năng, phẩm chất, nhân cách của người Việt, khiến HS khó có thể rèn luyện được năng lực cần thiết để chuẩn bị hành trang vững chắc cho tương lai. Vì vậy, tôi thiết nghĩ việc tổ chức nâng cao văn hóa đọc nhằm giúp HS rèn luyện kỹ năng thuyết minh về sách là việc làm có ý nghĩa thiết thực góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi của đề tài 3.1.Đối tượng nghiên cứu - Các giải pháp nâng cao văn hóa đọc trong nhà trường THPT nhằm giúp HS rèn luyện kỹ năng thuyết minh về sách. 3.2. Phạm vi của đề tài - Đánh giá thực trạng và giải pháp ở các trường THPT trên địa bàn Tân Kỳ. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp điều tra. - Phương pháp quan sát - Phương pháp thực nghiệm 5. Đóng góp mới của đề tài Trên thực tế đã có những bài viết bàn về văn hóa đọc trong nhà trường với mục tiêu đổi mới các giải pháp hoạt động thư viện hoặc cải tạo cơ sở vật chất nhà trường nhằm nâng cao văn hóa đọc trong nhà trường và cũng chỉ dừng lại qua bài khảo sát, thu hoạch của HS. Còn đề tài “Một số giải pháp nâng cao văn hóa đọc nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thuyết minh về quyển sách” mới ở chỗ sau khi được tham gia các hoạt động nâng cao văn hóa đọc trong nhà HS sẽ được nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa đọc, xây dựng phương pháp đọc sách một cách hiệu quả, hình thành thói quen đọc sách cho HS trên cơ sở đổi mới tổ chức quản lí, hoạt động thư viện. Từ đó tổ chức HS vận dụng kiến thức, phương pháp làm văn thuyết minh để giới thiệu về sách: HS biết lựa chọn đầu sách, đọc sách, HS tự tin tạo lập văn bản thuyết minh về quyển sách cũng như khả năng thâu tóm, nắm bắt và hiểu được giá trị của sách, HS trau dồi tình yêu sách và niềm đam mê đọc sách. Đây là cơ sở giúp HS rèn luyện kỹ năng làm văn thuyết minh nhuần nhuyễn, hiệu quả qua các hình thức thuyết minh phù hợp. Sau đó, những bài văn của các em được chọn lọc và tập hợp, biên soạn thành một quyển sách mới. Như vậy, các em lại tiếp nối một công việc gieo duyên đọc sách ngay chính sản phẩm học tập của mình. Tình yêu sách, đọc sách cứ thế được nhân lên, lan tỏa rộng rãi 8
  9. trong nhà trường và cuộc sống. Chính những giải pháp nâng cao văn hóa đọc giúp các em nâng cao hiểu biết của bản thân, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn cho các em.Từ đó HS tự tin giới thiệu một quyển sách, có ý thức nâng niu, trân quý sách. Qua hoạt động thuyết minh về một quyển sách, HS rèn luyện các kỹ năng quan trọng như đọc, viết, nói, nghe; HS còn được rèn luyện khả năng quan sát, khả năng xử lí thông tin sau khi đọc sách. Đây là hoạt động học có ý nghĩa kết hợp lí thuyết vào giải quyết thực tiễn. Ở mọi thời đại, sách và việc đọc sách luôn là nền tảng của học vấn. Vì vậy nâng cao văn hóa đọc nhằm giúp HS rèn luyện kỹ năng thuyết minh về một cuốn sách là hoạt động dạy học có ý nghĩa thiết thực, nhất là đối với bộ môn Ngữ văn. Do đó, đề tài này có khả năng ứng dụng rộng rãi cho các khối lớp 10, 11 và 12 trong trường THPT, GDTX. 6. Cấu trúc của đề tài - Gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở của đề tài 1.1 . Cơ sở lí luận 1.1.1. Một số vấn đề lí luận chung về văn hóa đọc Thuật ngữ văn hóa đọc dịch sang tiếng Anh là reading culture (hoặc là culture of reading). Cho đến hiện tại vẫn chưa có khái niệm hay định nghĩa hoàn chỉnh và thống nhất để đưa vào trong các bộ từ điển. Nhưng hiện nay vấn đề văn hóa đọc đang được xã hội quan tâm và đã có nhiều học giả, nhà khoa học nghiên cứu vấn đề này và đã đưa ra quan điểm về văn hóa đọc khác nhau. Tại hội thảo “văn hóa đọc, thực trạng và giải pháp” tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 văn hóa đọc được lí giải theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. của cộng đồng xã hội. Ở nghĩa hẹp đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, cụ thể bao gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Theo thạc sĩ Chu Vân Khánh: Văn hóa đọc là một loại hình hoạt động văn hóa bởi lẽ đọc sách là tiêu thụ, quảng bá những giá trị văn hóa và các giá trị từ sách báo mà người đọc tiếp nhận và làm nền tảng để tiếp tục sáng tạo nên những giá trị mới. Thạc sĩ Bùi Văn Vượng coi thuật ngữ văn hóa đọc là đọc sách có văn hóa hay xây dựng một xã hội đọc sách. Phó giáo sư tiến sĩ Trần Thị minh Nguyệt cho rằng: Xét trên bình diện cá nhân văn hóa đọc biểu hiện trình độ phát triển tinh thần của con người cụ thể trong điều kiện xã hội nhất định. Văn hóa đọc xem xét ở góc độ cá nhân bao hàm cả khía cạnh định hướng của chủ thể tới đối tượng đọc, khả năng, trình độ lĩnh hội thông tin (kĩ năng đọc) cả ở phản ứng với đối tượng đọc (ứng xử văn hóa). 9
  10. Như vậy, văn hóa đọc không phải là một khái niệm mới. Qua các quan niệm khác nhau về văn hóa đọc đã góp phần thể hiện đầy đủ bản chất của văn hóa đọc. 1.1.2. Vai trò của sách và việc đọc sách Ngày nay, cùng với sách các phương tiện thông tin ngày càng trở nên đa dạng. Văn hóa đọc được hình thành từ khi có sách đến nay không còn giữ nguyên ý nghĩa là đọc trong sách mà có thể đọc trên mạng, đọc báo điện tử…Trong cuộc sống hiện đại này sách không chỉ được kê bán ở hiệu sách mà còn ở trên mạng. Dù thế nào thì nhu cầu tìm hiểu thế giới tự nhiên, xã hội của con người vẫn không vơi cạn. Vì thế, sách luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Sách giúp con người nhận thức và khám phá về thế giới bao la. Đời sống tinh thần phong phú của con người đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị như âm nhạc, hội họa, văn học nghệ thuật…Và sách là một sản phẩm kỳ diệu của loài người, kết tinh mọi trí tuệ, tâm sức và sự sáng tạo của con người. Nhà văn Macxim gorki từng nói:“Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Sách có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc nâng cao tri thức con người. Sách cung cấp cho ta những tri thức về mọi lĩnh vực đời sống; sách có thể đưa ta lên thám hiểm mặt trăng hay xuống đáy đại dương, ta có thể trở về quá khứ, hiện tại hay hướng đến tương lai cũng là nhờ có sách. Đọc một cuốn sách hay giúp ta bồi đắp thêm tình cảm, tâm hồn, nhân cách. Sách giúp ta biết được thành tựu của thế hệ ông cha để từ đó bản thân cố gắng phấn đấu vượt qua, sống học tập, lao động và cống hiến hết mình cho cuộc đời thêm ý nghĩa. Đồng thời ta tự soi chiếu phần chưa hoàn thiện của bản thân để phấn đấu, rèn luyện. Sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Barbara Tuchman đã nói: “Sách là nơi lưu giữ nền văn minh. Không có sách lịch sử vắng lặng, văn học nhàm chán, khoa học khập khiễng, suy nghĩ và phán xét vu vơ. Nhân loại không thể tiến bộ nếu không có sách”. Sách là linh hồn bất tử mà cổ nhân đã gửi lại cho hậu thế. Sách có vai trò vô cùng quan trọng trong hành trình cuộc đời của con người thành công. Sách cũng có nhiều loại, sách khoa học tự nhiên, sách khoa học xã hội, sách đạo đức…để chiếm lĩnh các nguồn tri thức quý báu đó thì chúng ta cần phải đọc sách. Bạn đọc nhiều thì vốn kiến thức phong phú và hiểu biết của bạn càng sâu rộng. Một chính trị gia La Mã cổ đại đã từng nói: Một căn phòng không có sách giống như một cơ thể không có linh hồn. Thời đại công nghệ thông tin in ấn, quảng cáo phát triển thì sách cũng được xuất bản và phân loại theo từng lĩnh vực, theo độ tuổi và nhu cầu của bạn đọc. Chúng ta có thể lựa chọn đầu sách phù hợp nhu cầu bản thân để đọc. Đọc sách là nhu cầu thiết yếu và hữu ích cho bất kỳ ai. Việc đọc sách và tạo thói quen đọc sách cho bản thân có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong hành trình rèn luyện bản thân của những người trẻ hôm nay. Mỗi trang sách hay, một câu chuyện cảm động sẽ thanh 10
  11. lọc tâm hồn bạn giúp ta rèn giũa đạo đức, nhân cách mà xã hội cần. Lúc đó, sách trở thành người bạn tâm giao, chân thành giúp ta soi thấu bản thân. Đọc quyển sách quý có thể giúp ta có thêm động lực, mơ ước và phấn đấu để thực hiện hoài bão lí tưởng của đời mình. Đâu đó trong xã hội ngày nay, những bạn trẻ cũng rất cần đọc những cuốn sách như Nhật kí Đặng Thùy Trâm, Mãi mãi tuổi 20, Không gục ngã, Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống giành cho học sinh…bởi đọc sách là chìa khóa đưa chúng ta đi tới thành công. Bill Gates đã nói: “Đọc sách và mở mang kiến thức là niềm đam mê bất tận của tôi”. Những con người thành công như B. gates mỗi tuần đọc 1 cuốn sách và mỗi năm ông đọc 50 cuốn, Mart Cuban tỉ phú công nghệ đã dành thời gian của mình có thể để đọc sách, Mark Zuckerberg cũng vậy… mỗi ngày họ vẫn luôn giành một khoảng thời gian nhất định để đọc sách. “Học vấn không chỉ là đọc sách mà đọc sách là một con đường quan trọng của học tập”. Đọc sách vẫn là một cách giáo dục quan trọng. Sách dạy ta những điều hay lẽ phải, biết tri ân nguồn cội về những hi sinh và công lao dựng nước , giữ nước của cha ông. Qua trang sách ta có thể biết đến những nên văn minh của những quốc gia mà ta chưa từng đặt chân đến. Sách luôn là người thầy vĩ đại của chúng ta. Nhà văn người Anh Montague cho rằng: “Không có trò giải trí nào ít tốn kém và không có niềm vui nào dài lâu bằng việc đọc sách”. Vì vậy, hãy giữ gìn sách cẩn thận, trân quý sách và biết cách đọc sách để hướng tới những giá trị chân, thiện, mĩ trong cuộc sống. “Đừng trì hoãn những cuốn sách bạn có thể đọc hôm nay cho đến ngày mai”(Holbrook jachson). Sách không chỉ mang đến cho con người nguồn tri thức vô hạn giúp con người nâng cao hiểu biết mà còn bồi dưỡng trí tuệ, nuôi dưỡng đời sống tinh thần của con người. 1.1.3. Khái quát chung về văn thuyết minh Thuyết minh là văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp những tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội. Người làm văn thuyết minh cần lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp đối tượng như trình bày, giới thiệu, giải thích giúp người đọc/người nghe hiểu rõ đặc điểm, tính chất về đối tượng thuyết minh. Người viết không vì tình cảm , lợi ích riêng mà tưởng tượng, hư cấu những gì không có về đối tượng được giới thiệu. Tri thức văn bản thuyết minh phải xác thực, khách quan và hữu ích với mọi người; văn thuyết minh vừa được trình bày rõ ràng, mạch lạc vừa liên kết chặt chẽ tạo sức hấp dẫn. Ngôn ngữ văn bản thuyết minh phải trong sáng, giản dị, gần gũi, dễ hiểu phù hợp với đối tượng thuyết minh và người đọc người nghe. Trong văn bản thuyết minh người làm văn thường hạn chế dùng nhiều so sánh, liên tưởng mà cần đảm bảo tính khách quan, khoa học thông qua việc sử dụng số liệu cụ thể. Tuy nhiên để tăng tính thuyết phục, hấp dẫn văn bản thuyết ninh có thể vận dụng kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả, các biện pháp nghệ thuật. 11
  12. Có nhiều biện pháp thuyết minh. Sau đây là một số biện pháp thuyết minh thường được sử dụng: - Phương pháp nêu định nghĩa: Là phương pháp nêu ra bản chất của đối tượng một cách ngắn gọn, chuẩn xác, rõ ràng. - Phương pháp so sánh: Là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật, hiệntượng khác nhằm làm nổi bật bản chất của đối tượng. Có thể so sánh tương đồng hay tương phản để người đọc, người nghe hình dung rõ về đối tượng thuyết minh. - Phương pháp liệt kê: Người làm văn thuyết minh chỉ ra các đặc điểm, tính chất của đối tượng theo một trật tự nhất định. Ví dụ: Hoa phong Lan có màu sắc tươi thắm, phong phú từ trong như ngọc, trắng như ngà, êm mượt như nhung, mịn màng như phấn…cho đến chấm phá, loang, sọc, vằn thẩy đều không thiếu.( Nguồn Internet) - Phương pháp sử dụng số liệu: là phương pháp trích dẫn số liệu cụ thể về đối tượng. Đây là phương pháp nhằm tăng tính khoa học cho văn bản thuyết minh. - Phương pháp nêu ví dụ: Là phương pháp thuyết minh đối tượng bằng cách nêu dẫn chứng thực tế giúp giải thích rõ ràng hơn và tạo ấn tượng cụ thể cho người đọc. - Phương pháp phân loại, phân tích: Là cách chia tách đối tượng thành từng loại, từng phần, từng mặt để thuyết minh cho rõ ràng. Ví dụ: Lan có hai loại chính chia theo điều kiện sống: Loại sống bám vào các cây to rồi phát triển gọi là phong lan. Loại bám rễ vào hốc đá chỗ có mùn gọi là địa lan.(Thuyết minh về cây hoa Lan – nguồn internet) - Phương pháp giải thích nguyên nhân – kết quả: Là phương pháp mà người thuyết minh trình bày nguyên nhân sau đó nêu kết quả vấn đề. Đây là phương pháp giúp người đọc có hiểu biết về cả một quá trình hình thành vấn đề. 1.1.4. Cách làm văn thuyết minh về sách Bước 1: Chuẩn bị - Xác định đối tượng thuyết minh: một quyển sách theo yêu cầu đề ra - Tìm đọc quyển sách để hiểu biết được giá trị ý nghĩa, nghệ thuật mà tác giả thể hiện trong sách cũng như sức hấp dẫn của cuốn sách. - Ghi chép tư liệu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác quyển sách, nội dung chính mà sách đề cập, ấn tượng của người đọc về quyển sách sau khi đọc xong. - Lựa chọn phương pháp thuyết minh về sách Bước 2: Lập dàn ý - Mở bài: Có nhiều phương pháp viết mở bài nhưng có hai cách phương pháp chính thường hay sử dụng là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp: Ví dục: Khi thuyết minh về tiểu thuyết “Không gia đình” của Hector Malot. 12
  13. Mở bài trực tiếp: “Không gia đình” là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Hector Malot người Pháp. Tác phẩm xuất bản năm 1878, tác phẩm đã được giải thưởng của viện hàn lâm văn học Pháp. Hơn một trăm năm nay, tác phẩm đã trở thành quen thuộc với thiếu nhi Pháp và thế giới. Mở bài gián tiếp: Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một gia đình – nơi ta yêu thương, nơi ta trở về sau một ngày dài căng thẳng. Ở đó, có bữa cơm ấm áp, có những con người luôn chờ đợi chúng ta, không mưu cầu, không đổi chác. Song mỗi người là một mảnh đời khác nhau, chẳng phải ai cũng may mắn, không phải ai cũng vui vẻ, hạnh phúc…mà ở đâu đó trong xã hội đầy bon chen, sự lạnh lẽo của tình người thì vẫn còn nhiều số phận bất hạnh, thiếu may mắn từ chính tuổi thơ. Chúng ta hãy tới với tác phẩm kinh điển “Không gia đình” của thuyết giả Hector Malot, chúng ta sẽ hiểu sâu hơn được sự mông lung của các mảnh đời tuổi thơ thiếu tình cảm gia đình. - Thân bài: Phần thân bài bao gồm một số đoạn văn liên kết với nhau nhằm giới thiệu một số nội dung của yêu cầu đề ra. Phần này người viết văn thuyết minh thường giới thiệu về hoàn cảnh ra đời của cuốn sách/tác phẩm, giá trị của tác phẩm/ quyển sách đối với tác giả và nền văn học dân tọc, thế giới. Tiếp đó là những đoạn văn trình bày nội dung ý nghĩa của sách, cách viết của tác giả có sức lôi cuốn bạn đọc. Đương nhiên cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong bất cứ cổ họng của bất kì người nào khác, người viết tóm tắt những ý rõ ràng, nêu bật được giá trị và bày tỏ quan điểm của bản thân nhằm thôi thúc người đọc nhanh chóng sở hữu cuốn sách đó. - Kết bài: Nhấn mạnh nét đặc sắc nhất và bài học quý mà bản thân người thuyết minh thu nhận được từ đọc quyển sách. Từ đó mở ra nhiều tầng ý nghĩa sâu xa trong lòng bạn đọc, kích thích trí tò mò, yêu thích và tìm đọc quyển sách. Ví dụ: Qua cuốn tiểu thuyết, tác giả có lẽ đã truyền đạt hết tình yêu thương, sự đồng cảm của mình với các số phận trẻ thơ bất hạnh, đồng thời Hector Malot đã truyền ngọn lửa tình thương tới các khán giả toàn cầu. Hãy dành chút thời gian đọc và dõi theo tác phẩm để có thể cảm hiểu sâu sắc hơn các giá trị của tác phẩm. Bước 3: Viết bài văn thuyết minh về một quyển sách Phần mở bài: Giới thiệu trực tiếp/gián tiếp cuốn sách – đứa con tinh thần của tác giả. Phần thân bài: 13
  14. - Khái quát về tác giả: năm sinh, quê quán, bút danh (nếu có); quá trình sáng tác, tham gia hoạt động sáng tác nghệ thuật; những đóng góp trong lĩnh vực sáng tác khoa học tự nhiên /khoa học xã hội và đời sống nói chung. - Giới thiệu tác phẩm: về hoàn cảnh ra đời của quyển sách, đề tài, chủ đề; những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc có sức hút lớn lao tới bạn đọc. Bày tỏ đánh giá, ấn tượng có chiều sâu về quyển sách. Chú ý lồng ghép giới thiệu chân dung tác giả và bìa sách hoặc một vài hình ảnh trang sách tiêu biểu. Thể hiện ấn tượng sâu sắc của người đọc về cuốn sách. Phần kết bài: Đánh giá thông điệp ý nghĩa mà tác giả thể hiện trong cuốn sách. Rút ra bài học thu nhận sau khi đọc sách nhằm khơi gợi bạn đọc về quyển sách. 1.2 . Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thuận lợi Căn cứ quyết định số 392/QĐ-TTg phê duyện đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Thủ tướng chính phủ đã nêu rõ: Phát triển văn hóa đọc là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước. Phát triển văn hóa đọc trên cơ sở khai thác có hiệu quả và không ngừng phát triển nguồn vốn tri thức văn hóa của con người và dân tộc Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tri thức của nhân loại; Kế hoạch số 519/KH- UBND mgày 31/8/2017 của ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020 , định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch “Đổi mới hoạt động thư viện trường học và phát triển văn hóa đọc trong các trường mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025 định hướng đến năm 2030”, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Sở Giáo dục và Đào tạo trường THPT Lê Lợi chúng tôi đã tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp HS vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn. Nhất là nhằm phát triển văn hóa đọc và rèn luyện kỹ năng làm văn thuyết minh về sách cho HS với nhiều hình thức phong phú và chất lượng. Một trong hoạt động dạy- học trong nhà trường THPT Lê Lợi những năm qua được HS thích thú và tham gia tích cực, nhiệt tình và đạt kết quả cao là các hoạt động ngoại khóa, trong đó đặc biệt là tổ chức hoạt động nâng cao văn hóa đọc giúp HS mở rộng vốn tri thức, rèn luyện phẩm chất, năng lực cần thiết như năng lực ngôn ngữ, năng lực tưởng tượng sáng tạo…Được sự đồng thuận của đồng nghiệp, sự quan tâm của phụ huynh là động lực giúp tôi vượt qua những khó khăn để thực hiện thành công hoạt động nâng cao văn hóa đọc nhằm giúp HS thuyết minh về quyển sách của môn Ngữ văn. Qua hoạt động giúp HS nâng cao hiểu biết về vai trò của sách và việc đọc sách từ đó viết bài văn thuyết minh về một quyển sách nhằm giới thiệu những cuốn sách quý, sách hay đến mọi người. Trường THPT Lê Lợi dưới sự lãnh đạo của ban giám hiệu - những người trẻ tuổi có năng lực lãnh đạo, tràn đầy nhiệt huyết đã quan tâm và tạo điều kiện hỗ trợ 14
  15. mọi kinh phí cho các hoạt động ngoại khóa phục vụ thiết thực cho hoạt động dạy học của nhà trường. Đây là thuận lợi cho GV và HS tích cực tổ chức, tham gia các hoạt động học nhằm phát huy năng lực cho người học. 1.2.2. Khó khăn Tổ chức nâng cao văn hóa đọc nhằm rèn luyện kỹ năng thuyết minh về sách là một hoạt động thiết thực, hữu ích song để thực hiện cần phải có kế hoạch, nhiều thời gian và đòi hỏi cần sự nỗ lực của GV và HS trong suốt hành trình dạy và học trong nhà trường. Đồng thời cần sự quan tâm, hỗ trợ của nhóm tổ chuyên môn, quản lí nhà trường trong suốt quá trình tổ chức thực hiện. Về cơ sở vật chất của nhà trường cũng như trang thiết bị của thư viện còn nhiều thiếu thốn nhất là tài liệu sách báo chưa phong phú vì vậy chưa thu hút sự quan tâm của các em HS. Đối với HS sống trong thời đại công nghệ thông tin - thời đại công nghệ số các em thường có thú vui tìm kiếm thông tin giải trí trên mạng bằng những thiết bị như Smart phone, Ipad, máy vi tính…hơn là đọc sách. Các em chưa có hiểu biết về giá trị lớn lao mà sách mang lại, chưa có thói quen đọc sách nên một số em không tham gia vào hoạt động này. Bên cạnh đó, một số phụ huynh chưa thực sự là tấm gương cho con em noi theo. Một số HS tham gia đọc sách nhưng khả năng ghi chép để nắm được giá trị nội dung ý nghĩa của sách chưa đầy đủ. Vì vậy trong quá trình các em vận dụng thực hành thuyết minh sách để lan tỏa quyển sách hay thì phần kiến thức và kỹ năng làm văn thuyết minh còn non yếu nên HS cần sự hỗ trợ nhiều của GV. Từ thực trạng trên, được sự hỗ trợ của đồng nghiệp tôi quyết định tiến hành khảo sát đối tượng HS trước và sau khi tham gia hoạt động nâng cao văn hóa đọc nhằm giúp HS thuyết minh về quyển sách trong nhà trường THPT Lê Lợi trên 2 khối lớp 10 qua bảng phị lục 1 và xây dựng bảng phụ lục 2,3 cụ thể: HS lớp 10A1, 10A5, 10A8, 10A10 ( tổng số 180 em) năm học 2020-2021 và tiến hành khảo sát lớp 10A2, 10A6, 10A11 (tổng số 120 em) năm học 2021-2022 một cách ngẫu nhiên. Tôi tiến hành xử lí, phân tích, thống kê, đánh giá văn hóa đọc và kỹ năng làm văn thuyết minh của HS như sau: Bảng phụ lục 1: Nội dung câu hỏi khảo sát Số lượng chọn Tỉ lệ % Câu 1: Em có thường xuyên đọc sách, báo, truyện không? a. Thường xuyên 140 47% 15
  16. b. Không thường xuyên lắm, thỉnh thoảng 150 50% c. Không thường xuyên 10 3,3% Câu 2: Em có thích đọc truyện, sách, báo không? a. Có 295 98% b. Không 5 1.6% Câu 3: Em có thể kể tên 3 cuốn sách mà em yêu thích và lí giải vì sao không? a. Kể và giải thích được 225 75% b. Không kể và giải thích được 75 25% Câu 4: Em có muốn tham gia phong trào văn hóa đọc và thuyết minh giới thiệu về quyển sách không? a. Có 285 95% b. Không 15 5% Câu 5: Theo em vì sao phải tham gia đọc sách trước khi viết bài văn thuyết minh về sách? a. Giúp bài văn thuyết minh chuẩn xác, hấp 270 90% dẫn, nâng cao hiểu biết và rèn luyện kỹ năng cho bản thân. b. Không cần thiết chỉ cần tra cứu trên mạng. 30 10% Câu 6: Theo em có nên biên tập sách sau khi thuyết minh về sách không? a. Có 288 96% b. Không 12 4% Bảng phụ lục 2: Khảo sát chất lượng viết bài văn thuyết minh về sách trước khi HS tham gia hoạt động nâng cao phong trào văn hóa đọc. Đề ra: Anh/chị hãy thuyết minh về một quyển sách mà em yêu thích. Bảng khảo sát kết quả: Điểm giỏi Tỉ lệ Điểm khá Tỉ lệ Điểm Tỉ lệ Điểm Tỉ lệ % % % trung bình % yếu kém 16
  17. 7 6% 24 20% 61 51% 28 23% Bảng phụ lục 3: Tiến hành khảo sát chất lượng bài thuyết minh về quyển sách sau khi HS tham gia tích cực phong trào văn hóa đọc. Đề ra: Giới thiệu một quyển sách thuộc môn Ngữ văn mà anh/chị ấn tượng. Bảng khảo sát kết quả: Điểm giỏi Tỉ lệ Điểm khá Tỉ lệ Điểm Tỉ lệ Điểm Tỉ lệ % % trung bình % yếu kém % 18 15% 55 46% 40 33% 7 6% 1.2.3. Đánh giá chung thực trạng về văn hóa đọc nhằm rèn luyện kỹ năng thuyết minh về một quyển sách cuả học sinh Trường THPT lê Lợi Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy: Hoạt động nâng cao văn hóa đọc nhằm giúp HS thuyết minh về sách là hoạt động thực hiện các chỉ đạo của các ban ngành cấp trên nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS, kết hợp dạy học lí thuyết vào giải quyết tình huống thực tiễn đời sống góp phần phát triển tư duy, khả năng sáng tạo cho người học. Vì thế được sự hỗ trợ nhiệt tình của ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, GV và phụ huynh, học sinh. Đối chiếu kết quả khảo sát ở 3 bảng cho thấy: Hầu hết HS mong muốn được tham gia vào hoạt động phát triển văn hóa đọc để từ đó được rèn luyện kỹ năng thuyết minh về sách. HS không chỉ được mở rộng, nâng cao kiến thức, vốn hiểu biết mà còn đồng thời rèn giũa kỹ năng làm văn thuyết minh về sách – “hoạt động kép” của người học nhằm lan tỏa tình yêu sách và niềm đam mê đọc sách. Đặc biệt qua bản khảo sát ở bảng 3 đã đưa đến kết quả khả quan khi đa số HS tích cực rèn luyện một số năng lực cần thiết, quan trọng như năng lực đặc thù của bộ môn như năng lực ngôn ngữ, năng lực đọc, viết, nói, nghe của HS.(142 em tham gia chiếm 47 %). Đặc biệt tham gia hoạt động đọc kết nối với kỹ năng viết, nói, nghe sẽ giúp HS kết nối tri thức với cuộc sống. Qua thực tế hoạt động dạy-học trong nhà trường, chúng tôi thấy điểm số của HS cao hơn, vốn hiểu biết và kỹ năng của HS được cải thiện đáng kể. Các em ít lựa chọn giải trí bằng những phương tiện thông tin hiện đại khác mà thay vào đó các em chọn sách, đọc sách nhiều hơn. Từ thực trạng trên cho thấy bên cạnh những thuận lợi thì chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn trong việc tổ chức nâng cao văn hóa đọc giúp HS rèn luyện kỹ năng minh về sách. Nhưng bằng tâm huyết, nỗ lực, quyết tâm và kinh nghiệm đúc kết qua dạy học của năm 2020-2021 và năm học 2021-2022 tôi quyết định xây 17
  18. dựng một số giải pháp nâng cao văn hóa đọc nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng làm văn thuyết minh về quyển sách như sau: 2. Một số giải pháp nâng cao văn hóa đọc giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thuyết minh về sách ở trường THPT Lê Lợi 2.1. Một số giải pháp nâng cao văn hóa đọc cho học sinh tại trường THPT Lê Lợi Tổ chức nâng cao văn hóa đọc nhằm giúp HS thuyết minh về sách diễn ra với nhiều mục đích khác nhau, trên nhiều môn học, cấp học. Nhưng đích đến vẫn là nâng cao hiểu biết, rèn luyện kỹ năng sống, nâng cao phẩm chất năng lực của người học, tăng khả năng ứng dụng thực hành của HS. Hoạt động có thể diễn ra với các môn học như môn Lịch Sử, Địa Lí, Toán học, Vật lí…Tuy nhiên trong khuôn khổ có hạn của một sáng kiến bản thân tôi không có tham vọng thực hiện trên tất cả các môn học trong nhà trường để đưa đến những mục đích và hiệu quả khác nhau, tôi chỉ xin dừng lại ở cấp độ tổ chức nâng cao văn hóa đọc nhằm giúp HS rèn luyện kỹ năng thuyết minh về sách ở bộ môn Ngữ văn. Từ tính cấp thiết của vấn đề, thực tiễn của cơ quan, đơn vị, từ nhu cầu thiết thực của hoạt động giáo dục cho GV và HS trong việc tổ chức nâng cao văn hóa đọc để rèn luyện kỹ năng thuyết minh về sách, qua thực tế giảng dạy của bản thân, tôi xin trình bày một số giải pháp cụ thể sau về vấn đề văn hóa đọc và kỹ năng thuyết minh về quyển sách để các trường phổ thông có thể vận dụng và đạt hiệu quả. 2.1.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa đọc trong nhà trường Đầu năm học, ban giám hiệu nhà trường triển khai những công văn chỉ đạo của cấp trên về nâng cao văn hóa đọc trong nhà trường: Quyết định số 329/QĐ- TTg ngày 15/3/ 2017 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020 định hướng đến năm 2030, kế hoạch 519/KH-UBND của UBND tỉnh Nghệ An, Nghị quyết số 1862/QĐ-TTg ngày 4/11/2021 của thủ tướng chính phủ về tổ chức ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Sở GD&ĐT cũng đã ban hành kế hoạch về phát triển văn hóa đọc trong các trường mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2020, định hướng đến năm 2030 trong đó đã ghi rõ: Xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, ý thức đọc đối với học sinh, giáo viên, cán bộ quản lí các trường học; cải thiện môi trường học để phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ GV và HS về vai trò, tầm quan trọng của của văn hóa đọc. Giúp GV, HS nhận thức được lợi ích của việc đọc sách là không chỉ nâng cao hiểu biết, mở rộng vốn tri thức mà còn góp phần cải thiện trí nhớ, bồi dưỡng đời sống tâm hồn bạn đọc hướng đến những giá trị tích cực trong cuộc sống. Bằng nhiều hình thức khác nhau, trường THPT Lê Lợi đã tích cực nâng cao nhận thức của GV và HS về vai trò của văn hóa đọc như sau: 18
  19. Tong các cuộc hợp cơ quan ban giám hiệu nhà trường triển khai lồng ghép nội dung kế hoạch nhiệm vụ hoạt động nâng cao văn hóa đọc. GV là người tiên phong đọc sách và khơi gợi, tổ chức hướng dẫn HS cùng thực hiện hoạt động bổ ích này nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng phẩm chất năng lực HS. Dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu, các nhóm tổ chuyên môn nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động ngày hội văn hóa đọc. Phân công nhiệm vụ cho GV hướng dẫn HS thành lập các đội để tham gia vẽ tranh, giới thiệu về một cuốn sách mà các em yêu thích. Ngay trong giáo án giảng dạy GV nâng cao năng lực số, ứng dụng công nghệ thông tin lồng ghép tuyên truyền giáo dục về văn hóa đọc cho HS. Tiết chào cờ toàn trường đầu tuần hoặc tiết sinh hoạt lớp vào cuối tuần, nhà trường tuyên truyền rộng rãi đến cán bộ công nhân viên và học sinh những giá trị to lớn của sách và việc đọc sách. Những tài liệu mới tại thư viện nhà trường như sách, báo, truyện…thường được thông tin nhanh chóng, rộng rãi tới GV và HS; tổ chức thi đọc sách như sách Đạo đức Hồ Chí Minh giữa các khối lớp và được HS hưởng ứng nhiệt tình tạo sân chơi bổ ích cho các em cụ thể qua giờ sinh hoạt lớp, HS vận dụng kĩ năng chuyển đổi số thực hiện review về sách, quay video và đăng tải trên facebook để thi đua lượt like và chia sẻ. Cô cán bộ thư viện tích cực đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở các em thực hiện đầy đủ và chất lượng các cuộc thi. Nhà trường khuyến khích, tạo điều kiện cho GV và HS tham gia mượn sách và đọc sách tại thư viện với thủ tục mượn trả đơn giản nhất. Đồng thời nhà trường cũng đầu tư tôn tạo, nâng cấp thư viện tạo “không gian xanh” để thu hút mọi người đọc sách. Một số băng rôn, khẩu hiệu hưởng ứng ngày hội văn hóa đọc được treo ở thư viện trường, góc thư viện lớp… Ban công nghệ thông tin kết hợp với các tổ nhóm chuyên môn, thư viện nhà trường thực hiện giới thiệu sách trên các phương tiện thông tin của trường: bảng giới thiệu sách ở thư viện, trang thông tin tiện tử, giới thiệu sách trong ngày hội đọc sách. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông của nhà trường nhằm nâng cao vai trò của thư viện trường học và vai trò văn hóa đọc đối với quá trình học tập phát triển của học sinh. 2.1.2. Xây dựng phương pháp đọc sách khoa học, hiệu quả Đọc sách là cần thiết và có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao trình độ và tự hoàn thiện bản thân. Nhưng không phải ai đọc sách cũng có kết quả như mong muốn. Để nâng cao hiệu quả, chất lượng đọc sách cần có phương pháp và kỹ năng đọc. Phương pháp đọc sách khoa học, hiệu quả cần tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Xác định mục đích đọc sách: Trước hết cần xác định mục đích rõ ràng khi đọc sách. Bạn đọc cần xác định bản thân đọc sách để làm gì? 19
  20. Ví dụ: HS muốn nâng cao hiểu biết tri thức khoa học tự nhiên thì phải tìm những cuốn sách thuộc các bộ môn như Toán, lí, Hóa…Còn đọc sách với mục đích nuôi dưỡng tâm hồn, giải trí lành mạnh thì bạn đọc chọn sách đạo đức, truyện, tiểu thuyết... Bước 2: Chọn sách để đọc: Lựa chọn sách để đọc, đọc những gì mình cần chứ không đọc những gì mình có. Lựa chọn sách phù hợp lứa tuổi, sở thích, mục đích để đọc. Nhà trường xây dựng kế hoạch bố trí, tổ chức việc định hướng cho HS lựa chọn các loại sách, tài liệu tham khảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, lứa tuổi cũng như định hướng giáo dục hiện nay, tránh các loại sách, văn hóa phẩm độc hại. Ví dụ: HS muốn nâng cao hiểu biết về kiến thức phong trào thơ ca 1932- 1945 thì không thể không tìm đọc cuốn sách: Thi nhân Việt Nam, Ba đỉnh cao phong trào thơ mới của tác giả Hoài Thanh…; những cuốn sách giúp phát triển trí tưởng tượng sáng tạo như: Hành trình vào tâm trái đất, Hai vạn dặm dưới biển của Jules Verne, Harry Potter của J. K. Rowling…; sách nuôi dưỡng tâm hồn hướng bạn đọc đến giá trị chân, thiện, mĩ như cuốn sách những câu chuyện cuộc sống trong Hạt giống tâm hồn. Bước 3: Lập kế hoạch đọc sách: Để đạt được mục đích đọc sách HS cần lập kế hoạch đọc sách hiệu quả: tiến độ đọc một quyển sách, lên khung thời gian để đọc theo chương, phần hoặc theo số trang của quyển sách. Bước 4: Đọc sách khoa học, hiệu quả Cần đọc sách có hệ thống, tránh lối đọc vội vàng, qua loa. Cụ thể tiến trình đọc sách khoa học, hiệu quả như sau: Thứ nhất: Kiên trì khi đọc sách Đọc trang đầu, đọc kỹ phụ lục sách để nắm được nội dung khái quát của sách. Đọc lời tựa hay lời nói đầu để biết để biết cuốn sách đề cập đến vấn đề gì, đối tượng sử dụng cuốn sách có ích và phương pháp đọc sách hiệu quả. Cần xem lời kết luận và tóm tắt ở cuối sách để thấy rõ nội dung cô đọng nhất và những kết luận chính và sự khẳng định của tác giả đối với vấn đề đã trình bày. Sau đó ta tiếp tục đọc kỹ cuốn sách. Đọc có mục đích, có hệ thống. Thứ hai: Kỹ thuật đọc Bao gồm: Đọc lướt nhằm khái quát những thông tin ban đầu và nội dung của cuốn sách. Đọc có trọng điểm là cách đọc từng phần, từng đoạn đã lựa chọn nhằm tập trung thời gian, sức lực cho những vấn đề cần thiết để nắm bắt thông tin và hiểu dụng ý của sách và của tác giả. Đọc toàn bộ quyển sách để nắm đầy đủ nội dung quyển sách; đọc xong để tóm tắt, tổng hợp và vận dụng vào thực tiễn. Đọc kỹ để nắm đầy đủ, chính xác nội dung cuốn sách và hiểu dụng ý của sách, của tác giả. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2