Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua dạy học chủ đề Vi Sinh Vật - Sinh học 10
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua dạy học chủ đề Vi Sinh Vật - Sinh học 10" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tổ chức hoạt động trải nghiệm thu gom phân loại rác sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý rác thải ở gia đình và nhà trường để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trong dạy học phần vi sinh vật, Sinh học 10 nhằm phát triển năng lực cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua dạy học chủ đề Vi Sinh Vật - Sinh học 10
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Sinh học là môn khoa học thực nghiệm có ứng dụng rộng rãi ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như trong sản xuất. Trong nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới Sinh học là môn học được lựa chọn trong nhóm môn khoa học tự nhiên ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Quá trình dạy học bộ môn Sinh học không chỉ đơn thuần là trang bị cho học sinh kiến thức hàn lâm mà phải thông qua kiến thức đó để hình thành và bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng tư duy, năng lực nhận thức để các em có khả năng tự học và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Một trong những biện pháp hữu hiệu để hình thành và phát triển kĩ năng tư duy cho học sinh là vận dụng các kiến thức thực tiễn vào từng bài dạy để tăng sự hứng thú học tập cho học sinh. Theo tinh thần đổi mới căn bản toàn diện thì hoạt động dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức mà phải phát triển được năng lực nhận thức và năng lực hành động của người học. Đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong đời sống, nhằm xây dựng lớp thế hệ tương lai mai sau sống chủ động hơn, hành động thiết thực hơn vào thực tiễn tự nhiên và xã hội để ngày càng phát triển bền vững hơn. Thực tế giảng dạy môn sinh học ở nhà trường phổ thông hiện nay, phần lớn giáo viên mới chỉ chú ý đến giảng dạy hết nội dung trong sách giáo khoa theo chuẩn kiến thức kĩ năng mà chưa chú ý đến lồng ghép các vấn đề thực tiễn vào từng bài học dẫn đến học sinh không được tạo điều kiện để rèn luyện kĩ năng,tư duy khoa học, không phát triển năng lực của bản thân. Hậu quả học sinh chỉ nắm được các kiến thức lí thuyết hàn lâm mà không rèn được các kĩ năng, hạn chế sự phát triển tư duy của học sinh, dần dần mất đi những hiểu biết sáng tạo vô cùng lí thú của bộ môn khoa học thực nghiệm này. Ô nhiễm môi trường là một trong những chủ đề “nóng” ở Việt Nam và trên toàn cầu. Ô nhiễm môi trường đã và đang đe doạ đến đa dạng sinh học, làm biến đổi khí hậu và nhiều hệ luỵ khác. Thực trạng hiện nay một số bộ phận học sinh còn thiếu hiểu biết, nhận thức kém về môi trường, biểu hiện thờ ơ thiếu quan tâm đến môi trường và yếu về kỹ năng kiến thức bảo vệ môi trường. Phần Sinh học vi sinh vật, Sinh học lớp 10 là phần kiến thức có tính ứng dụng thực tiễn cao và rất sát thực với đời sống phù hợp với việc xây dựng nâng cao ý thức cho học sinh. Vì vậy, sử dụng các kiến thức thực tiễn trong dạy học để giúp cho học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường có ý nghĩa rất thiết thực. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua dạy học chủ đề Vi Sinh Vật - Sinh học 10”. Nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả dạy học sinh học và rèn luyện được một số kĩ năng giải quyết một số vấn đề thực tiễn cho học sinh. 2. Mục đích nghiên cứu 1
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm thu gom phân loại rác sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý rác thải ở gia đình và nhà trường để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trong dạy học phần vi sinh vật, Sinh học 10 nhằm phát triển năng lực cho học sinh. 3. Giả thuyết khoa học Nếu tổ chức hoạt động trải nghiệm với chủ đề “ thu gom phân loại và xử lý rác thải” trong các bài học trong phần Sinh học VSV, Sinh học 10 và tổ chức dạy học hợp lí sẽ góp phần giúp HS hình thành kĩ năng và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài. - Phân tích cấu trúc nội dung phần Sinh học VSV, Sinh học 10. - Tìm hiểu kĩ năng giải quyết những vấn đề thực tiễn xử lý rác thải trong trường học trong dạy học phần Sinh học VSV, Sinh học 10. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của những biện pháp đã đề xuất. 5. Đối tượng nghiên cứu Kiến thức về VSV, hoạt động thu gom phân loại và sử lý rác thải sinh hoạt ở gia đình và nhà trường lồng ghép trong dạy học phần Sinh học VSV, Sinh học 10. 6. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận các vấn đề liên quan đến nội dung của đề tài. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Đánh giá thực nghiệm kết quả thực hiện các giải pháp nghiên cứu của đề tài. 2
- PHẦN 2 - NỘI DUNG I. Cơ sở khoa học và thực trạng của đề tài 1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1. Khái niệm ý thức và nguồn gốc ý thức Để đưa ra được định nghĩa về ý thức con người đã trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài, nó trải qua những tư tưởng từ thô sơ, sai lệch cho tới những định nghĩa có tính khoa học. Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào đầu óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức là toàn bộ sản phẩm những hoạt động tinh thần của con người, bao gồm những tri thức, kinh nghiệm, những trạng thái tình cảm, ước muốn, hy vọng, ý chí niềm tin, ... của con người trong cuộc sống. Ý thức là sản phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử - xã hội, là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu óc của con người. Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác - Lênin là một phạm trù được quyết định với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ biện chức với vật chất. Theo tâm lý học ý thức được định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người. Ý thức là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan. Tóm lại, ý thức là một hiện tượng tâm lý xã hội có kết cấu phức tạp bao gồm tự ý thức, tri thức, tình cảm, ý chí trong đó tri thức là quan trọng nhất, là phương thức tồn tại của ý thức. Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được thể hiện qua sự hình thành của bộ óc con người và hoạt động của bộ óc đó cùng với mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan; trong đó, thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người tạo ra quá trình phản ánh sáng tạo, năng động. Nguồn gốc xã hội của ý thức là sự phản ánh thế giới bởi bộ óc con người là sự khác biệt về chất so với động vật. Do sự phản ánh đó mang tính xã hội, sự ra đời của ý thức gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của bộ óc người dưới ảnh hưởng của lao động, của giao tiếp và các quan hệ xã hội. Như vậy, sự ra đời của ý thức chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách quan thông qua quá trình lao động. 1.2 Vai trò của ý thức Nói tới vai trò của ý thức thực chất là nói tới vai trò của con người, vì ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực cả. Do đó, muốn thực hiện tư tưởng phải sử dụng lực lượng thực tiễn. Nghĩa là con người muốn thực hiện quy luật 3
- khách quan thì phải nhận thức, vận dụng đúng đắn những quy luật đó, phải có ý chí và phương pháp để tổ chức hành động. Vai trò của ý thức là ở chỗ chỉ đạo các hoạt động của con người, có thể quyết định làm cho con người hành động đúng hay sai, thành công hay thất bại trên cơ sở những điều kiện khách quan nhất định. Do vậy, con người càng phản ánh đầy đủ, chính xác thế giới khách quan thì càng cải tạo thế giới có hiệu quả. Vì thế, phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động, cải tạo thế giới khách quan. 1.3. Môi trường và vai trò của việc bảo vệ môi trường Môi trường là tổng hợp các điều kiện tự nhiên bao quanh sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật và cả xã hội loài người. Như các nhân tố : đất , đá , không khí , tài nguyên thiên nhiên ,… Môi trường là không gian sống và tồn tại của xã hội loài người, tuy vậy cùng với sự tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số nên ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng. Mặt khác thời tiết, khí hậu toàn cầu diễn biến ngày càng phức tạp trở thành thử thách lớn cho công tác bảo vệ môi trường của chúng ta. Vì vậy, cần hiểu vấn đề, cần có những hành vi ứng xử đúng đắn với môi trường và tài nguyên thiên nhiên là vấn đề cấp bách đang đặt ra, nếu không giải quyết vấn đề trên thì ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người trong hiện tại và cả tương lai. Bảo vệ môi trường là một việc làm thiết thực góp phần bảo vệ đất nước mình, bảo vệ trái đất và xem đây là nhiệm vụ quan trong của ngành giáo dục. Ngày 15/11/2004 Bộ chính trị đã ra nghị quyết 41/NQ/ TƯ về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết đã xác định: “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là yếu tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”. Một trong những giải pháp đầu tiên của ngành giáo dục đó là: Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, bảo vệ môi trường. Việc giáo dục môi trường ở nhà trường phổ thông là một quá trình nhận thức giúp các em hiểu biết về thiên nhiên và môi trường, từ đó giáo dục cho các em ý thức quan tâm thường xuyên... Giáo dục môi trường là quá trình giáo dục nhằm giúp cho mỗi học sinh có nhận thức về môi trường thông qua kiến thức về môi trường từ: Khái niệm, hình ảnh, mối liên hệ, quy luật... tạo cho học sinh ý thức và thái độ đối với môi trường mình đang học và sinh sống, trang bị các kĩ năng liên hệ, thực hành.... Qua đó học sinh có ý thức trách nhiệm với môi trường và biết hành động đúng để bảo vệ môi trường. 1.4. Tăng cường giáo dục ý thức học sinh thông qua dạy học Sinh học Để đáp ứng được phương pháp dạy học Sinh học gắn với thực tế bộ môn theo hướng dạy học tích cực thì phải nói đến vị trí, vai trò của các ứng dụng sinh học 4
- trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Nếu các kiến thức thực tiễn được sử dụng theo đúng mục đích sẽ là nguồn học khai thác, tìm tòi phát hiện kiến thức, giúp phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học Sinh học. Ứng dụng sinh học vào thực tế cuộc sống là một yếu tố đặc trưng trong hoạt động dạy học, giữ vai trò cơ bản trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học Sinh học ở trường phổ thông . Đối với học sinh THPT các em chưa có nhiều định hướng nghề nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập các bộ môn chưa cao, các em chỉ thích môn nào mình học có kết quả cao hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn đó. Người giáo viên dạy sinh học phải biết nắm tâm lý và đặc điểm lứa tuổi của học sinh, trong đó phương pháp dạy học bằng cách khai thác các hiện tượng, ứng dụng sinh học thực tiễn trong tự nhiên và trong đời sống hàng ngày để các em thấy môn Sinh học rất gần gũi với các em. Giáo viên phải tổ chức được các hoạt động tự lực học tập cho HS theo những định hướng sau: Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích hợp: Với sự bùng nổ của các thành tựu khoa học trong các lĩnh vực: Vật lí, Sinh học, Hóa học.v.v. nên chương trình đào tạo cũng được phân chia thành các mảng kiến thức tương đối tách rời, cô lập với những khái niệm chi tiết khó nhớ. Xu hướng đổi mới căn bản toàn diện trong dạy học sinh học nói riêng và trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên nói chung, người ta cố gắng trình bày cho học sinh thấy mối quan hệ hữu cơ của các lĩnh vực không những của Sinh học với nhau mà còn giữa các ngành khoa học khác nhau như: Vật lí, Hoá học.Tuy nhiên để dạy theo cách tích hợp như trên, người giáo viên phải biết chọn những vấn đề quan trọng, mấu chốt nhất của chương trình để giảng dạy còn phần kiến thức dễ hiểu nên hướng dẫn học sinh về nhà đọc SGK hoặc các tài liệu tham khảo. Ngoài ra giáo viên phải chọn lựa các hiện tượng thực tiễn phù hợp với nội dung bài học mới làm tăng hứng thú, say mê học tập, tìm hiểu bộ môn trong học sinh. Nếu người giáo viên kết hợp tốt phương pháp dạy học tích hợp sử dụng các hiện tượng, ứng dụng thực tiễn, ngoài giúp học sinh chủ động, tích cực say mê học tập còn lồng ghép được các nội dung khác nhau như: bảo vệ môi trường, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người thông qua các kiến thức thực tiễn đó. Đây cũng là hướng đi mà ngành giáo dục nước ta đang đẩy mạnh trong các năm gần đây. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh cách thiết lập sự liên hệ các nội dung học với thực tiễn đời sống: Học sinh thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn nếu trong quá trình dạy và học giáo viên luôn có định hướng liên hệ thực tế giữa các kiến thức SGK với thực tiễn đời sống hàng ngày. Rất nhiều kiến thức sinh học có thể liên hệ được với các hiện tượng tự nhiên xung quanh chúng ta. 5
- Ví dụ: Khi học bài 22: Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật, Sinh học 10 ( bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) hoặc bài 20: Thành tự của công nghệ vi sinh vật ( bộ sách cánh diều, Hoặc bài 21 Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn ( bộ sách chân trời sáng tạo) GV có thể đặt câu hỏi: Dựa vào đặc điểm nào của vi sinh vật mà người ta có thể ứng dụng chúng để xử lí ô nhiễm môi trường? Cho ví dụ ? Hướng dẫn đáp án của câu hỏi : Vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản nên được ứng dụng trong xử lý rác thải hữu cơ, giúp bảo vệ môi trường, đồng thời làm phân bón cho cây trồng: - Khả năng phân hủy các chất hữu cơ của vi sinh vật như như: cellulose, tinh bột, protein, lipid, pectin, chitin,... có trong môi trường là cơ sở để con người ứng dụng chúng để xử lí ô nhiễm môi trường. - Ví dụ: + Sử dụng vi khuẩn Clostridium thermocellum để phân huỷ rác hữu cơ. + Sử dụng chế phẩm EM (gồm hỗn hợp các vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, vi khuẩn Bacillus subtilis, vi khuẩn Bacillus mesentericus, vi khuẩn Bacillus megaterium, xạ khuẩn và nấm men) để xử lí các bãi rác chôn lấp bằng phương pháp kị khí,.. + Chế phẩm Bio-EM chứa các vi sinh vật Bacillus sp., Lactobacillus sp., Streptomyces sp., Saccharomyces sp., Aspe rgillus sp., Nitrobacter sp., Nitrosomonas sp.,... giúp phân huỷ các chất hữu cơ trong môi trường nước. Tổ chức hoạt động hướng dẫn HS thông qua các tình huống giả định bằng các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống: GV có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học lồng ghép vào nhau, trong đó hình thức giảng dạy bằng cách đưa ra các tình huống giả định kèm vào các phương pháp dạy để HS tranh luận vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS vừa tạo được môi trường thoải mái để các em trao đổi từ đó giúp HS thêm yêu thích môn học hơn. Ví dụ: Yêu cầu học sinh Nêu một số ứng dụng của công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt lựa chọn biện pháp phù hợp với thực tiễn của gia đình và địa phương em? tổ chức thực hiện tại khu vực trường và gia đình. Hướng dẫn đáp án của câu hỏi : * Ứng dụng của công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt: - Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt 6
- - Sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt * Biện pháp phù hợp với thực tiễn của gia đình và địa phương em là: - Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt 1.5. Các giai đoạn và quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm * Các giai đoạn thiết kế hoạt động trải nghiệm Giai đoạn 1: Xác định chủ đề trải nghiệm - Đặt tên cho chủ đề. Căn cứ vào nội dung chương trình môn sinh học trong CT GDPT 2018, căn cứ vào đặc điểm đối tượng HS, tình hình cụ thể nhà trường, GV xác định các chuẩn đầu ra cụ thể để từ đó lựa chọn các nội dung học tập cấu thành chủ đề dạy học trải nghiệm phù hợp. Giai đoạn 2: Xác định mục tiêu của chủ đề trải nghiệm. Để xác định mục tiêu HS cần đạt được sau HĐTN, GV cần trả lời được các câu hỏi: HS sẽ đạt được những NL cụ thể nào sau khi tham gia chủ đề này? Giai đoạn 3: Xác định các nội dung HĐTN. Căn cứ vào mục tiêu của chủ đề đã được xác định ở bước 2, từ đó xác định các nội dung hoạt động cần có trong chủ đề. Trong mỗi hoạt động cũng cần xác định mục tiêu và cách thức thực hiện. Giai đoạn 4: Thiết kế các HĐTN. Căn cứ vào nội dung các hoạt động dự kiến xây dựng ở bước 3, GV tiến hành thiết kế các hoạt động. Dự kiến thời gian, địa điểm, thiết bị, vật tư, sự hỗ trợ từ các nguồn lực. Đặc biệt, GV cần phải xác định được vai trò của mình trong các hoạt động trên. Giai đoạn 5: Tổ chức HĐTN. * Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm HĐTN có thể diễn ra trong hoặc ngoài môi trường lớp học. Bao gồm các bước sau: Bước 1: GV đề xuất nhiệm vụ. Đây là giai đoạn đầu tiên của việc tổ chức HĐTN. Nhiệm vụ được GV đưa ra phải là nhiệm vụ có tính vừa sức với HS, HS có thể tạo ra được sản phẩm để làm căn cứ đánh giá sau khi kết thúc hoạt động. Bước 2: Tổ chức cho HS tham gia trải nghiệm cụ thể. Trong giai đoạn này, HS phải tự trải nghiệm trong thực tiễn để thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong giai đoạn này, người GV cần phải dự kiến được, HS trải nghiệm theo cá nhân, theo nhóm hay lớp, có người hướng dẫn hay không có người hướng dẫn. Nếu có người hướng dẫn thì người đó là GV chủ nhiệm, GV môn chuyên, hay phụ huynh HS,... Đây cũng là giai đoạn giúp GV tìm hiểu bản thân người học đã có những kinh nghiệm, khái niệm, 7
- kĩ năng nào liên quan đến kĩ năng mới sẽ được hình thành, từ đó giúp GV đánh giá được vốn hiểu biết của người học trước khi giới thiệu vấn đề mới. Bước 3: Tổ chức cho phân tích/xử lí trải nghiệm. Thông qua quá trình quan sát, cảm nhận và đối chiếu, phân tích đánh giá các sự vật hiện tượng, kết hợp với vốn kinh nghiệm đã có của bản thân để tìm hiểu về sự vật, hiện tượng. Sau khi trải nghệm cụ thể, HS sẽ tự mình suy nghĩ hoặc tranh luận với các HS khác về tính đúng đắn, tính hợp lí của sự việc. Trong mỗi bản thân HS sẽ xuất hiện các ý tưởng, dự định về sự vật hiện tượng. GV cần bao quát lớp, tạo điều kiện cho các cá nhân/nhóm tự do trình bày các ý tưởng, kịp thời điều chỉnh, hướng HS vào hoạt động tập, giúp đỡ các em có khó khăn thông qua các phiếu nhiệm vụ, sử dụng các câu hỏi gợi ý... Bước 4: HS tổng quát/khái quát hóa. Bằng việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học khác nhau, GV hỗ trợ HS tìm kiếm và làm sáng tỏ các kiến thức liên quan đến sản phẩm hoặc kết quả học tập. Thông qua đó, HS tiếp thu kiến thức mới và xây dựng quy trình luyện tập thực hành. Bước 5: Vận dụng trong các tình huống mới (nếu có). Từ những hiểu biết về kiến thức liên quan, những khái niệm mới đã được làm sáng tỏ và quy trình thực hành đã được xây dựng ở giai đoạn 3, HS tiến hành luyện tập, thực hành chủ động dưới sự hướng dẫn của GV. Kết thúc quá trình luyện tập, HS được củng cố kiến thức và phát triển kĩ năng mới, qua đó hình thành kinh nghiệm mới cho bản thân và kinh nghiệm này trở thành kinh nghiệm ban đầu cho tiến trình học tập tiếp theo. Bước 6: Đánh giá. GV có thể căn cứ vào kiến thức môn học, bài học thu được để đánh giá HS về kiến thức; Căn cứ vào những biểu hiện của HS trong quá trình tổ chức trải nghiệm, hoạt động nhóm để đánh giá năng lực HS; Căn cứ vào kinh nghiệm, thực tiễn, trải nghiệm của HS để đánh giá kĩ năng. 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.1. Cấu trúc nội dung phần Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 * Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống: Sinh học vi sinh vật gồm 4 bài nằm trong chương 6 - Phần 2 Sinh học vi sinh vật và virut Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật Bài 21: Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật Bài 22: Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật Bài 23: Thực hành một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thông dụng, tìm hiểu về các sản phẩm công nghệ vi sinh vật và làm một số sản phẩm lên men từ vi sinh vật. * Bộ sách Chân trời sáng tạo: Sinh học vi sinh vật gồm 8 bài thuộc Phần 2 8
- Phần 2: Sinh học vi sinh vật và rirut Chương 5: Vi sinh vật và ứng dụng Bài 22: Khái quát về vi sinh vật Bài 23: Thực hành Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật Bài 26: Công nghệ vi sinh vật Bài 27: Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn Bài 28: Thực hành Lên men Ôn tập chương 5 * Bộ sách cánh diều Phần 3: Sinh học vi sinh vật và virut Chủ đề 9: Sinh học vi sinh vật Bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật Bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật Bài 19: Quá trình tổng hợp, phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng Bài 20: Thành tựu của công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của sinh vật 2.2. Về phía Nhà trường: Trường THPT Đô Lương 1 là một trong những trường có cở sở vật chất tương đối tốt phục vụ cho công tác dạy và học. Nhà trường xanh- sạch - đẹp. Có sự quan tâm của các Sở, ban ngành, sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, sự nhất trí đồng lòng của giáo viên, nỗ lực quyết tâm của các thầy cô giáo. Sự phấn đấu không ngừng của học sinh trong nhà trường. Trong quá trình dạy học môn sinh học của trường chúng tôi có nhiều thuận lợi: Được trang bị ti vi, máy tính, bản đồ, tranh ảnh... việc dạy tích hợp giáo dục môi trường có sự hỗ trợ đắc lực cho giáo viên nhờ công nghệ thông tin và giúp học sinh tiếp thu kiến thức, có nhiều hứng thú hơn trong học tập. Trên thực tế hiện nay trong quá trình dạy học Sinh học ở trường chúng tôi, vấn đề rèn luyện kĩ năng, kiến thức và hình thành thái độ cho học sinh trong giáo dục bảo vệ môi trường ở các bài học hiệu quả ngày càng được nâng cao. 2.3. Về phía học sinh Với một trường ở huyện thì học sinh trường THPT Đô Lương 1 đa số học sinh tiếp cận với nội dung, kiến thức, chương trình SGK lớp 10 còn khó khăn, phương pháp học tập mới còn hạn chế, quá trình tiếp thu của học sinh chưa đồng đều, chưa 9
- linh hoạt trong quá trình hoạt động, việc tiếp cận với các phương tiện dạy học mới và thiết bị dạy học mới đối với một số học sinh còn hạn chế, kết quả học tập của các em chưa cao so với các trường thành phố. Bên cạnh đó một số học sinh nhận thức việc học tập chưa đúng, chưa chịu khó tìm tòi, học tập một cách thụ động, suy nghĩ để giải quyết vấn đề trong bài học còn khó khăn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của tiết dạy học, đến các em có chí ham học trong lớp. 2.4. Về phía giáo viên Qua nội dung từng phần, từng chương, bài học có một số nội dung riêng, nên phương pháp dạy học đối với từng bộ phận đó cũng khác nhau, đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu riêng của từng nội dung, thầy và trò phải cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học. Trong thực tế việc khai thác các kiến thức có liên quan vấn đề môi trường ở SGK sinh học lớp 10 còn mang tính chất lồng ghép cho nên một số giáo viên không chú trọng đầu tư nghiên cứu để dạy học theo yêu cầu mới của chương trình. Ngược lại một số giáo viên sử dụng đổi mới nhiều phương pháp, ôm đồm kiến thức sinh học để lồng ghép giáo dục môi trường thì tạo nên tiết dạy học căng thẳng không có hiệu quả cao. 3. Thực trạng của vấn đề 3.1. Thực trạng của nhà trường Cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học nhà trường không đảm bảo, đáp ứng cho việc dạy và học tốt theo yêu cầu đổi mới, đòi hỏi Ban giám hiệu Nhà trường cần có kế hoạch đầu tư lâu dài cho phương tiện, thiết bị cho vấn đề dạy học, mua sắm máy chiếu, các bản đồ, tranh ảnh, phương tiện khác… .coi đây là vấn đề vừa cấp thiết vừa lâu dài. Có như vậy các hoạt động hỗ trợ khác cho việc dạy học hiệu quả cao, kích thích giáo viên đầu tư cho việc dạy học. Khuôn viên nhà trường nằm vị trí thuận lợi về giao thông gần Quốc lộ 7, gần khu dân cư xa chợ, sân trường số lượng cây xanh nhiều đảm bảo cho bóng mát và môi trường trong lành cho học sinh. Số lượng học sinh của nhà trường trên 1700 em. Hầu hết các em có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường và cảnh quan thiên nhiên tương đối sạch sẽ mát mẽ. Tuy nhiên nhiều buổi học vẫn còn chưa sạch lắm và còn một bộ phận học sinh có ý thức bảo vệ môi trường chưa tốt . a. Thuận lợi: - Được sự quan tâm của các cấp, các đoàn thể và toàn xã hội về vấn đề môi trường trong trường học. Các phong trào thường xuyên tổ chức cho các em lao động vệ sinh, trồng cây xanh ở vườn, sân trường. - Qua các buổi chào cờ, ngoại khóa, sinh hoạt chủ nhiệm các em thường xuyên được tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường. Thông qua các tiết học của các môn học có nội dung lồng ghép môi trường: Sinh học; Địa lý; Giáo dục công dân…… 10
- - Nhà trường tổ chức phong trào thi đua “ Xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp “ giữa các lớp và đây cũng là tiêu chí thi đua của trường giữa các lớp. Ngoài việc khai thác các nội dung như trên, nhà trường luôn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng các công việc hằng ngày như trồng cây, chăm sóc cây, trồng chậu cây cảnh, vệ sinh trường lớp đến từng giáo viên, cán bộ công nhân viên, học sinh. b. Khó khăn: - Ý thức của học sinh về vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường chưa cao. Công tác giáo dục môi trường của giáo viên gặp nhiều khó khăn. - Thông tin về giáo dục môi trường có nhưng chưa đồng bộ, hoạt động chưa đều, đến được nhiều với học sinh, dẫn đến có nhiếu học sinh vi phạm về môi trường, chưa có biện pháp xử lý kịp thời và có hiệu quả. Hình thức tuyên truyền còn mang tính, hình thức, phong trào, nên học sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường và chưa thấy được tác hại của những chất thải độc hại vào môi trường. - Hiện tại sân trường còn rất nhiều rác bọc nilon, giấy, lá cây, cả vật thể rắn… và những chai nhựa chưa được xử lý. Do ý thức bảo vệ môi trường các em chưa tốt, xem đây là chuyện của người khác tuy nhà trường đã có nơi đổ rác hợp lý, cho các em lao động nhưng chưa đạt kết quả tốt về môi trường . 3.2. Thực trạng tại địa phương các em sinh sống a. Thuận lợi: - Chính quyền địa phương cũng thường xuyên tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, mít tinh về môi trường, dân số, an toàn giao thông .... - Có một số thôn xóm, gia đình có sử dụng thùng đựng rác sinh hoạt. Một số gia đình có ý thức giữ gìn vệ sinh chung . - Hàng năm các tổ chức đoàn thể địa phương cùng học sinh có tổ chức lao động làm sạch môi trường để xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chung cho địa phương. b. Khó khăn: - Qua thực tế cuộc sống ở địa phương bản thân tôi có kết luận chung đại đa số gia đình các em học sinh đều không có sọt rác gia đình, xung quanh nơi các em sinh sống không có nhiều hố rác. Tất cả rác sinh hoạt hằng ngày đều vứt bỏ trên mặt đất, chính những việc làm như thế sẽ làm cho môi trường ô nhiễm, gây ra cho nguồn nước ô nhiễm và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho người dân địa phương. - Bên cạnh những thuận lợi thì còn tồn tại vấn đề ý thức của một số bộ phận người dân chưa cao , với tư tưởng ích kỹ, hẹp hòi như thế sẽ làm cho môi trường thêm ô nhiễm nặng hơn . - Nhiều gia đình các em có thói quen vứt rác bừa bãi, không phân loại rác thải , tất cả những điều đó đều có tác dụng giáo dục không tốt, làm ảnh hưởng tới việc 11
- vệ môi trường. Cần phải có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất. Các dụng cụ như : Túi nilon, giấy , đồ hợp, chai nhựa , chai thuốc sâu , lọ sành sứ , lá cây , đồ dùng hư hỏng… chúng ta xem như những dụng cụ bình thường và gần gũi với mọi người , với mọi gia đình , và hầu như nhà nào cũng sử dụng. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại , nó cũng tiềm ẩn những mối nguy hiểm cho người sử dụng nếu chúng ta không biết cách xử lí chúng , điều đó cũng là một trong những mối đe dọa đối với môi trường sống của con người . Đây cũng là vấn đề đang được các cấp chính quyền và cả xã hội quan tâm. 3.3. Thực trạng ý thức của học sinh trong bảo vệ môi trường Dưới góc độ thực tiễn, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của học sinh trường THPT Đô Lương 1, sau đó đánh giá và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để nâng cao ý thức trong hành động bảo vệ môi trường cho học sinh. Từ các số liệu thu thập được cho thấy: Một bộ phận học sinh còn thiếu hiểu biết, nhận thức kém về môi trường, biểu hiện ở sự thờ ơ, thiếu quan tâm đến các vấn đề môi trường. Qua khảo sát cho thấy, có hơn 15% học sinh cho là bình thường khi được hỏi về mức độ và quy mô sự ô nhiễm môi trường hiện nay. Bên cạnh đó, vẫn có 1% học sinh không quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Sở dĩ, còn có học sinh quan niệm như vậy bởi họ có suy nghĩ ô nhiễm môi trường là phải nhìn thấy rõ những biểu hiện, như: rác thải bừa bãi, kênh rạch ô nhiễm, khói bụi,... Vấn đề này, một phần nguyên nhân chủ yếu là do tác động của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chưa tốt. Có 2,8% học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường với mục đích tăng điểm rèn luyện, chứ không vì yêu thiên nhiên hay nhận thức rõ ý thức bảo vệ môi trường. Đồng thời, theo thống kê của tôi , có tới 12% học sinh trả lời trong các môn học ở cấp THPT không có môn học nào có nội dung liên quan đến vấn đề môi trường. II. Thiết kế hoạt động trải nghiệm để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trong dạy học chủ đề “Vi sinh vật”, Sinh học 10 1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm 1.1. Nội dung hoạt động Tổ chức cho Học sinh thu gom phân loại và xử lý rác thải bằng công nghệ vi sinh ở trường học và gia đình từ đó rèn luyện kỹ năng giải quyết vẫn đề thực tiễn củng cố niềm tin vào khoa học và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. 1.2. Kế hoạch hoạt động trải nghiệm Giai đoạn 1: Xác định chủ đề trải nghiệm - Đặt tên cho chủ đề. Thu gom, phân loại và xử lí rác thải hữu cơ tại gia đình và trường học. 12
- Giai đoạn 2: Xác định mục tiêu của chủ đề trải nghiệm. * Về năng lực - Nhận thức sinh học: + HS nắm được phương pháp phân loại rác vô cơ và hữu cơ. Tiến hành phân loại tại gia đình và trường học trong 2 tuần, thu số liệu. + HS nắm được cách xử lí các loại rác thải hữu cơ tại gia đình và trường học tiến hành xử lí tại gia đình và trường học trong 2 tuần, thu số liệu. - Giao tiếp và hợp tác: Rèn kĩ năng tổ chức, sắp xếp, năng lực hợp tác nhóm, kĩ năng thực hành, viết báo cáo, kĩ năng thuyết trình... - Tự chủ và tự học: Tự lực nghiên cứu SGK, nghiên cứu tài liệu , tự xử lí các số liệu thu được . - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: + Xử lí các số liệu thu được, từ đó thấy được vai trò của phân loại rác thải, giá trị của rác hữu cơ trong thực tiễn. + Từ thực trạng rác thải sinh hoạt tại địa phương đề suất các biện pháp để phân loại và xử lí rác thải hữu cơ đi vào thực tiễn. * Về phẩm chất: - Trung thực: Trung thực, khách quan khi thu thập và ghi chép số liệu . - Trách nhiệm: Tích cực, tự giác tham gia hoạt động chung của nhóm, nhắc nhở thành viên trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ chung. Giai đoạn 3: Xác định các nội dung - Học sinh tìm hiểu được thực trạng thu gom phân loại và xử lí rác thải hữu cơ ở Đô lương: - Học sinh tiến hành thu gom , phân loại và xử lí rác thải tại gia đình - Học sinh tiến hành thu gom, phân loại và xử lí rác thải tại trường THPT Đô lương 1 Giai đoạn 4: Thiết kế các HĐTN. Hoạt động 1: khởi động a. Mục tiêu: - Tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu nội dung bài học. b. Nội dung: GV chiếu hình ảnh 13
- Hỏi : Quan sát hình ảnh và cho biết thực trạng phân loại và xử lí rác hữu cơ ở gia đình và trường học hiện nay? c. Sản phẩm: - Hiện nay việc phân loại và xử lí rác hữu cơ ở gia đình và trường học chưa thực sự được quan tâm đúng mức . Các cấp , các ngành và người dân chưa thấy được tầm quan trọng của việc phân loại và xử lí rác thải . d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập GV chiếu hình ảnh lên bảng, yêu cầu HS trả lời câu hỏi HS nhận nhiệm vụ Hỏi : Quan sát hình ảnh và cho biết thực trạng phân loại và xử lí rác hữu cơ ở gia đình và trường học hiện nay? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập GV gợi ý hình ảnh liên tưởng tới những HS nghiên cứu hình ảnh và trả lời câu vấn đề gì …. hỏi Bước 3. Báo cáo, thảo luận GV gọi đại diện trình bày HS khác nhận xét về câu trả lời, bổ sung kiến thức Bước 4. Kết luận, nhận định GV nhận xét và chốt lại kiến thức. HS chú ý phần chốt lại kiến thức. 14
- Việc rác thải không được thu gom và xử lí đúng cách sẽ góp phần làm ô nhiễm môi trường , ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và vật nuôi , từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống . Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Thu gom, phân loại và xử lí rác thải tại gia đình và trường học : a. Mục tiêu: - Thấy được thực trạng ô nhiễm môi trường từ rác thải của địa phương. - Nêu được quy trình thu gom và phân loại rác thải . - Bước đầu biết cách xử lí rác thải tại gia đình , nhà trường . - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh . b. Nội dung: Học sinh hoàn thành nhiệm vụ mà giáo viên phân công : Nhóm 1 : Tìm hiểu thực trạng thu gom phân loại và xử lí rác thải hữu cơ ở một số địa điểm tại khu dân cư mà các em sống thuộc huyện Đô lương . Nhóm 2 : Tiến hành thu gom , phân loại và xử lí rác thải tại gia đình . Nhóm 3: Tiến hành thu gom, phân loại ,xử lí và tái chế rác thải tại trường THPT Đô lương 1 c. Sản phẩm : Nhóm 1 : Tìm hiểu thực trạng thu gom phân loại và xử lí rác thải hữu cơ ở một số địa điểm tại khu dân cư mà các em sống thuộc huyện Đô lương : - Nhóm trưởng chia nhóm của mình thành các nhóm nhỏ ( 4 HS/nhóm) . - Mỗi nhóm tiến hành tìm hiểu cách thu gom , phân loại và xử lí rác thải tại những địa phương nhất định (tại các xã). Có hình ảnh hoặc video minh họa kèm theo. - Các nhóm báo cáo kết quả với nhóm trưởng . - Thời gian thực hiện trong 7 ngày, từ 27/3 đến hết ngày 2/4/2024 - Nhóm trưởng ghi chép số liệu theo bảng sau : Nhóm Địa phương Phương pháp thu Phương pháp Phương pháp xử gom phân loại lí 1 2 3 4 15
- * Nhóm 2 : Tiến hành thu gom , phân loại và xử lí rác thải tại gia đình : - Mỗi thành viên trong nhóm đều phải thực hiện việc thu gom , phân loại và xử lí rác thải tại gia đình riêng của mình ( có thể kết hợp với các thành viên trong gia đình) - Đối với phần rác hữu cơ được xử lí bằng cách làm thức ăn chăn nuôi hoặc làm phân bón cho cây trồng . - Các loại rác hữu cơ cần phải được cân để xác định khối lượng trước khi xử lí . - Trong quá trình làm cần có hình ảnh hoặc video minh họa kèm theo. - Mỗi thành viên phải báo cáo kết quả hàng ngày cho nhóm trưởng . - Nhóm trưởng ghi chép số liệu theo bảng sau : Bảng thống kê phân loại và xử lí rác thải hữu cơ tại gia đình (thời gian thực hiện trong 7 ngày, từ 27/3 đến hết ngày 2/4/2024) Tổ: Ngày/tháng/năm : ………………. Họ và tên HS Khối lượng Khối lượng Xử lí rác hữu cơ rác vô cơ rác hữu cơ Khối lượng Khối lượng làm thức ăn làm phân cho vật nuôi bón 1. 2. 3. ….. * Nhóm 3 : Tiến hành thu gom, phân loại ,xử lí và tái chế rác thải tại trường THPT Đô lương 1. - Nhóm trưởng chia nhóm mình thành các nhóm nhỏ và phân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm : + Nhóm 1 : thu gom rác tại trường THPT Đô lương 1 ( có sự hỗ trợ của các lớp trực tuần ) + Nhóm 2 : phân loại rác . + Nhóm 3 : xử lí rác hữu cơ bằng cách làm phân bón cho cây trồng . + Nhóm 4 : Tái chế một số loại rác thải thành đồ trang trí và đồ dùng trong gia đình. - Các loại rác hữu cơ cần phải được cân trước khi xử lí . - Trong quá trình làm cần có hình ảnh hoặc video minh họa kèm theo. - thời gian thực hiện trong 7 ngày, từ 27/3 đến hết ngày 2/4/2024 - Các nhóm báo cáo kết quả hàng ngày cho nhóm trưởng. - Nhóm trưởng ghi chép số liệu theo bảng sau: 16
- Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 (Khối Khối Khối Xử lí Những lượng lượng rác lượng rác (làm sản rác) vô cơ hữu cơ phân phẩm bón) tái chế . Ngày /tháng/năm……… Ngày /tháng/năm……… Ngày /tháng/năm……… * Lưu ý: các kiến thức nền cầm nắm a. Cách sử dụng men vi sinh - Chuẩn bị chai nhựa 500 – 1000ml - Dùng 2 thìa cà phê vi sinh, 10 thìa cà phê đường cho vào chai 500ml lắc đều. - Phân loại rác đúng cách, để có hiệu quả sử dụng cần làm lớp lót đáy hố bằng rau, thức ăn thừa, phun 1000ml men vi sinh lên để tạo lớp lót vi sinh đáy. Có thể dùng thêm nước đường để tăng hiệu quả lớp lót. - Mỗi lần đổ rác hữu cơ vào thùng thì tưới men vi sinh lên. Lưu ý: Thùng Phải đậy nắp kín, chèn kín tại vị trí lỗ dưới đáy thùng để tránh nước nưa, chuột vào thùng. b. Cách phân loại rác thải tại nguồn Rác thải tại nguồn được phân thành 3 loại: - Loại 1: Rác hữu cơ dễ phân huỷ ( Các loại rau, củ, quả, hoa, lá, cây, thức ăn thừa, bã trà, cà phê, giấy, các loại rác có nguồn gốc thực vật…): Đối với rác loại này sẽ được trang bị thùng màu sẫm ( xanh lá cây đậm) hoặc có thể thay thế bằng thùng xốp . - Loại 2: Rác hữu cơ khó phân huỷ hoặc rác vô cơ ( chai, lọ thuỷ tinh, đồ gốm sứ, vỏ sồ, vỏ trứng, đồ da, cao su, xốp…): Đối với rác loại này sẽ được trang bị thùng màu sáng ( vàng, đỏ) hoặc có thể thay thế bằng thùng xốp. - Loại 3: Rác có thể tái chế, tái sử dụng ( Kim loại, bìa carton, nhựa, túi nilon…): cần tách riêng để tái sử dụng hoặc tận dụng bán phế liệu. Đối với rác loại này thì có thể tập kết vào bao bì riêng. Ở trường học để vào khu vực đựng đồ tái chế. c. Hướng dẫn quy trình xử lý rác thải hữu cơ bằng chế phẩm vi sinh 17
- Bước 1: Thu gom, phân loại rác Việc thu gom, phân loại rác hữu cơ được thực hiện tại gia đình hoặc tại trường học . Một số loại rác hữu cơ có thể phân hủy nhanh như cuống rau, thức ăn thừa, hoa quả hỏng, vỏ hoa quả, vỏ lạc, bã cà phê,…. Bước 2: Tiến hành ủ rác Rác thải hữu cơ sau khi được thu gom và phân loại sẽ tiến hành cho vào hố ủ rác đã được đào sẵn . Rác thải nên được dàn đều thành từng lớp, có độ dày khoảng 30 – 40cm. Bên cạnh đó, với mỗi 1 lớp cần tiến hành rải thêm 1 lớp chế phẩm vi sinh lên trên. Ngoài ra, có thể sử dụng thùng rác compost để ủ giúp tiết kiệm thời gian. Thùng ủ rác hữu cơ phù hợp với những hộ gia đình nhỏ, không có khoảng sân vườn để đào hố, hoặc những hộ dân sống tại thị trấn. Cơ chế của thùng ủ rác compost khá đơn giản, dễ sử dụng, thời gian ủ ngắn nhất chỉ khoảng 24 giờ. Bước 3: Kiểm tra đống ủ và duy trì độ ẩm Sau từ 7 đến 10 ngày tiến hành kiểm tra đống ủ và trộn đều. Đồng thời kiểm tra độ ẩm của đống ủ, độ ẩm khoảng 60% là đạt chuẩn. Lúc này chế phẩm vi sinh đang được hoạt động tốt nhất. Sau từ 20 đến 30 ngày, đống ủ sẽ có nước chảy ra từ hố ga. Sử dụng nước này để tưới lên đống ủ để duy trì độ ẩm. Tiếp đến từ 30 đến 40 ngày, tiến hành kiểm tra đống ủ lần cuối. Lúc này không cần cho thêm nước và giữ nguyên hiện trạng. Bước 4: Nghiệm thu kết quả Sau từ 40 đến 50 ngày, tiến hành lấy đống ủ ra khỏi hố, sau đó phơi khô trong điều kiện thường. Chú ý vị trí phơi nên có mái che để tránh mưa bão hoặc nắng gắt. Sau khi phơi khô, thực hiện nghiền và sàng đống ủ. Sản phẩm sau khi nghiền và sàng sẽ có độ tơi xốp, mềm mịn, màu nâu đen, không mùi. Lúc này bạn có thể sử dụng sản phẩm vào quá trình sản xuất nông nghiệp. d. Tái chế rác thải : Bước 1 : Lựa chọn loại rác thải có thể tái chế : chai nhựa, túi nilon , giấy , bìa cứng , ống hút , chai thủy tinh…. Bước 2 : Sử dụng dao, kéo , keo dính ,…để làm các sản phẩm có thể sử dụng trong gia đình hoặc làm đồ trang trí d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 18
- Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập GV nhắc lại nhiệm vụ về nhà của các nhóm . HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập Yêu cầu HS chuẩn bị số liệu đã thu thập được . Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu HS sắp xếp các số liệu , hình ảnh hoặc cần thiết. video đã chuẩn bị thành một hệ thống logic Bước 3. Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện của các nhóm lên Đại diện các nhóm lên trình bày , HS trình bày . khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung. Bước 4. Kết luận, nhận định Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV nhận xét, kết luận. GV Kết luận: Nhóm 1 : Tìm hiểu thực trạng thu gom phân loại và xử lí rác thải hữu cơ ở Đô lương : Nhóm Địa Phương pháp thu gom Phương pháp Phương pháp phương phân loại xử lí 1 Xã Đà - Bước 1: Thu gom rác Chưa có Xử lí rác tại bãi Sơn tại hộ gia đình, tất cả phương pháp tập trung bằng các loại bỏ chung vào 1 phân loại rác cách đốt hoặc túi chôn lấp. - Bước 2: Tập kết rác trong cụm dân cư ra đường lớn theo định kì. - Bước 3: Thu gom về bãi rác của xã. - Bước 4: Vận chuyển lên xe chuyên dụng, ép để giảm thể tích rác, vận chuyển về bãi tập trung 19
- của huyện (ở xã hồng sơn) 2 Thị trấn - Bước 1: Thu gom rác Chưa có Xử lí rác tại bãi tại hộ gia đình, tất cả phương pháp tập trung bằng các loại bỏ chung vào 1 phân loại rác cách đốt hoặc túi chôn lấp. - Bước 2: Ban vệ sinh môi trường sẽ tập kết rác về nơi quy định của xã. - Bước 3: Đưa lên xe chuyên dụng, ép để giảm thể tích rác, vận chuyển về bãi tập trung của huyện (ở xã hồng sơn) 3 Xã Văn - Bước 1: Thu gom rác Chưa có Xử lí rác tại bãi Sơn tại hộ gia đình, tất cả phương pháp tập trung bằng các loại bỏ chung vào 1 phân loại rác cách đốt hoặc túi chôn lấp. - Bước 2: Tập kết rác trong cụm dân cư ra đường lớn theo định kì. - Bước 3: Thu gom về bãi rác của xã. - Bước 4: Vận chuyển lên xe chuyên dụng, ép để giảm thể tích rác, vận chuyển về bãi tập trung của huyện (ở xã hồng sơn) 4 Xã - Bước 1: Thu gom rác Chưa có Xử lí rác tại bãi Trung tại hộ gia đình, tất cả phương pháp tập trung bằng Sơn các loại bỏ chung vào 1 phân loại rác cách đốt hoặc túi chôn lấp. - Bước 2: Tập kết rác trong cụm dân cư ra đường lớn theo định kì. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh qua tiết 32 – Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy"
20 p | 428 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 56 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả phát triển năng lực lập bản vẽ chi tiết thông qua dạy học chủ đề bản vẽ cơ khí cho học sinh lớp 11 THPT
48 p | 38 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học phần Lịch sử Thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại qua phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức
19 p | 113 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua đoạn trích Vợ nhặt (Kim Lân)
33 p | 31 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 29 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn