Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập cầu cho nam vận động viên đội tuyển cầu lông thi đấu hội khỏe phù đồng toàn quốc
lượt xem 5
download
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển thể lực, đặc biệt là sức mạnh tốc độ trong đập cầu nói riêng, thể lực trong thi đấu cầu lông nói chung để các em thi đấu đạt hiệu quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập cầu cho nam vận động viên đội tuyển cầu lông thi đấu hội khỏe phù đồng toàn quốc
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1.Lời giới thiệu: Hội khỏe phù đổng là đại hội thể dục thể thao học sinh phổ thông nhằm duy trì và đẩy mạnh cuộc vận động “ Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại’’ thường xuyên tập luyện và thi đấu các môn thể thao cho học sinh từ cấp trường cho tới cấp tỉnh, học sinh các cấp từ tiểu học cho đến học sinh trung học phổ thông đều được tham gia để nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. Hội hỏe phù đổng được diễn ra 4 năm một lần. Nhằn đánh giá lại công tác giáo dục thể chất trong nhà trường cũng như các tỉnh thành đánh giá được sự phát triển phong trào rèn luyện thân thể nói chung và môn cầu lông nói riêng.Tuy nhiên để sử dụng có hiệu quả kỹ thuật cầu lông, đòi hỏi người tập phải có quá trình tập luyện lâu dài, công phu và sáng tạo để vừa hoàn thiện kỹ thuật, vừa phát triển thể lực để nâng cao hiệu quả đập cầu.Từ thực tiễn trên cần nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển thể lực, đặc biệt là sức mạnh tốc độ trong đập cầu nói riêng, thể lực trong thi đấu cầu lông nói chung để các em thi đấu đạt hiệu quả cao. 2. Tên sáng kiến: Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập cầu cho nam VĐV đội tuyển cầu lông thi đấu hội khỏe phù đồng toàn quốc. 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Trần Thị Út Trang Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Thái Học Số điện thoại:0915409099 E_mail: trantrang5585@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Thị Út Trang
- 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: ” Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập cầu cho nam VĐV đội tuyển cầu lông thi đấu hội khỏe phù đồng toàn quốc’’ 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 7/2019 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 1. KHÁI NIỆM CÓ LIÊN ĐẾN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. a.Khái niệm về sức mạnh tốc độ. Cũng theo các nhà khoa học TDTT thì giữa sức mạnh bột phát và sức mạnh tốc độ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Bởi lẽ sức mạnh bột phát là khả năng con người phát huy một lực lớn trong một thời gian ngắn nhất. Bởi vậy có thể dùng những chỉ tiêu đánh giá sức mạnh bột phát để đánh giá trình độ phát triển sức mạnh tốc độ b. Đặc trưng lực học của sức mạnh tốc độ. Trong quá trình nghiên cứu về sức mạnh các nhà sinh học cũng đã đem sức mạnh phân thành 3 loại chính: sức mạnh tối ta, sức mạnh tốc độ và sức mạnh bền. Trong đó sức mạnh tốc độ về mặt đặc trưng lực học được quyết định bởi trị số lực tối đa và tốc độ co duỗi cơ bắp. c. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh tốc độ. Ảnh hưởng của tuổi tác đối với sức mạnh, tuổi ấu thơ và tuổi già sức mạnh kém nhất, tuổi thanh niên có sức mạnh tốc độ lớn nhất. Ảnh hưởng của sự cải thiện việc điều tiết chi phối của thần kinh đối với sức mạnh cơ bắp trong đó nếu vận động viên được nhiều đơn vị vận động tham gia hoạt động, cải thiện được sự nhịp nhàng giữa thần kinh cơ đối kháng, cơ hợp đồng tốt hơn, cường độ và tính linh hoạt của các quá trình thần kinh của vỏ đại não cao hơn… sẽ có sức mạnh tốt hơn.
- Ảnh hưởng của việc trao đổi Ca++ và Na+ đối với sức mạnh cũng rất rõ rệt. Các nhà sinh lý thể thao cho rằng các loại Ion này có tác dụng quan trọng tham gia vào quá trình hưng phấn và truyền dẫn các xung động thần kinh, tác dụng của canxi làm tăng cường khả năng co cơ còn tác dụng của Natri là làm cho cơ bắp thả lỏng. Các điều kiện kích thích bên ngoài cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến sức mạnh cơ bắp. Các nhà sinh lý và sinh cơ học thể thao như Milơ đã phát hiện nhiệt độ cơ thể tăng 2 độ sẽ làm sức mạnh tăng lên. Còn Glose (Đức) lại phát hiện thấy nếu ngâm cánh tay vào nước ấm 50 o trong 8 phút thì sức mạnh cũng tăng lên. Song cũng có một số công trình của Fuss và Wefoshe (Mỹ) lại phát hiện thấy tắm nước lạnh hoặc khởi động xoa nước lạnh lên mặt cũng có tác dụng tăng sức. d. Cơ sơ lý luận của huấn luyện kỹ thuật, thể lực của môn cầu lông Huấn luyện cầu lông là một quá trình sư phạm được tiến hành nhằm tác động có hệ thống vào khả năng, chức phận của con người, để đạt thành tích thể thao cao nhất. Hiệu quả của quá trình này phụ thuộc vào sự tác động giữa người thầy và người học. Người huấn luyện viên phải biết sử dụng tổng hợp các nghiệp vụ sư phạm từ công tác tổ chức lớp học, cho đến việc sử dụng các phương tiện, phương pháp một cách khoa học và hợp lý để tác động có hiệu quả đến sự phát triển thể chất con người. Đặc trưng của quá trình huấn luyện cầu lông là việc sử dụng hệ thống các bài tập làm phương tiện chuyên môn cơ bản, đồng thời mới áp
- dụng những phương tiện khác của thiên nhiên, môi trường để tác động vào cơ thể người tập. Mỗi bài tập khác nhau đều có tác dụng khác nhau đến sự phát triển thành tích thể thao của vận động viên và nâng cao thành tích thể thao. Mục đích của huấn luyện cầu lông là phát triển toàn diện các năng lực, trí tụê, thể chất và tinh thần cho vận động viên để đạt được thành tích thể thao cao nhất. Bởi vậy vịêc huấn luyện cầu lông phải đặt ra trong 1 quá trình liên tục và thống nhất nhằm đạt được mục tiêu trên. Nhiệm vụ của huấn luyện cầu lông được xuất phát từ những yêu cầu cụ thể của quá trình thi đấu, nhằm đạt được thành tích cao nhất. Huấn luyện kỹ thuật cầu lông là quá trình giảng dạy và hoàn thiện kỹ thuật động tác, cũng như hành vi vận động có liên quan cho vận động viên. Nhiệm vụ cụ thể của huấn luyện cầu lông là: Trang bị và hoàn thiện các kỹ thuật chuyên môn cơ bản cho người tập. 2. Những vấn đề nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu có liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu của đề tài Qua nghiên cứu tài liệu chuyên môn cầu lông, qua tham khảo các công trình nghiên cứu của các tác giả như: Hướng Xuân Nguyên, Mai Thị Ngoãn, Nguyễn Mạnh Hùng, Trần Đình Duy… Qua nghiên cứu và tham khảo một số sách của các tác giả như: “Giáo trình Cầu lông” trường đại học sư phạm TDTT Hà Nội, “Giáo trình Cầu lông” trường ĐH TDTT Bắc Ninh, “Huấn luyện kỹ chiến
- thuật cầu lông hiện đại” của Nguyễn Thạc Thúy Lê Thanh Sang, và một số tài liệu liên qua khác. Các tác giả đều cho rằng: Trong giảng dạy kỹ thuật đập cầu trong cầu lông, thì phải giảng dạy theo tuần tự đập cầu bên phải trước, bên trái sau. Việc giảng dạy đập cầu cần giảng dạy kết hợp với các bước chân di chuyển nhịp nhàng với thực hiện động tác đánh cầu trên lưới, phải có liên hoàn giữa phải trái, trước sau nhanh, hợp lý. Để hoàn thiện và nâng cao kỹ thuật đập cầu trong cầu lông phải thực hiện hoàn thiện 2 yếu tố: hoàn thiện về kỹ thuật và phát triển thể lực. Khi hoàn thiện kỹ thuật đập cầu cần có sự phối hợp hết sức chặt chẽ, nhịp nhàng giữa di chuyển với các động tác kỹ thuật đánh cầu khác. Để thực hiện nâng cao thường sử dụng các bài tập phối hợp giữa di chuyển và kỹ thuật đập cầu. Hoàn thiện thể lực người ta sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ, kết hợp phát triển sức nhanh, bài tập thể lực kết hợp với các bước chân di chuyển và đánh cầu. Về mặt phương pháp người ta sử dụng phương pháp lặp lại: Đó là sự lặp lại nhiều lần động tác trong thời gian ngắn có sự chấp hành chặt chẽ về độ dài thời gian mỗi bài tập và độ dài tạm nghỉ giữa các lần lặp lại. Từ đó các chuyên gia đã đưa ra hệ thống bài tập hoàn thiện và nâng cao kỹ thuật đập cầu cho VĐV cầu lông bao gồm các bài tập phối hợp kỹ thuật và bài tập phát triển thể lực chuyên môn. Đây là những bài tập có đủ độ tin cậy và tính thông báo cao, xong nó được thực hiện đối
- với các đối tượng của khác nhau, các VĐV có trình độ cao, đối tượng VĐV có đẳng cấp, các VĐV của các tỉnh thành, đó là những tư liệu quý giá để chúng tôi tìm hiểu và lựa chọn ứng dụng các bài tập phát triển SMTĐ nhằm nâng cao hiệu quả đập cầu cho nam vdv. Các test đánh giá của đề tài Trên cơ sở tham khảo các tài liệu của các chuyên gia trong và ngoài nước, các đề tài đó nghiên cứu trước đó. Khi huấn luyện đội tuyển cầu lông, chúng tôi đó tổng hợp được hệ thống các test được sử dụng để đánh giá hiệu quả kỹ thuật đập cầu. Để đánh giá hiệu quả kỹ thuật đập cầu đối với học sinh nam đội tuyển cầu lông, thông thường sử dụng các Test cơ bản sau: Bài 1. Nằm sấp chống đẩy Bài 2. Nhẩy dây tốc độ. Bài 3. Ba bước bật nhảy đập cầu. Bài 4. Tại chỗ bật nhảy đập cầu chéo sân liên tục. Bài 5. Test đập cầu dọc biên. Các test trên đây là các test có đủ độ tin cậy và mang tính thông tin cần thiết, trong việc đánh giá hiệu quả kỹ thuật đập cầu trong môn cầu lông. Sau khi lựa chọn được các test trên để đưa vào thực nghiệm; chúng tôi tiến hành phỏng vấn cán bộ giáo viên, HLV, đang trực tiếp tham gia giảng dạy và huấn luyện đội tuyển cầu lông tại các trường phổ thông trên địa bàn và giáo viên các trường đại học cao đẳng trên địa trên địa bàn của tỉnh. Kết quả phỏng vấn được chúng tôi trình bày ở bảng 1.1
- Bảng 1.1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn Test đánh giá hiệu quả đập cầu: Số ý kiến STT Test đánh giá Tỷ lệ % đồng ý 1 Test nhảy dây tốc độ 15 75% 2 Nằm sấp chống đẩy 15 75% 3 Ba bước bật nhảy đập cầu … 17 85% 4 Tại chỗ bật nhảy đập cầu chéo sân liên tục 10 quả 20 100% 5 Đập cầu dọc biên liên tục 10 quả 20 100% Qua kết quả phỏng vấn, chúng tôi đó đưa ra những Test có số ý kiến đồng ý từ 80% trở lên để sử dụng cho đề tài. * Từ bảng 1.1. ta thấy các test được lựa chọn gồm: 1. Test đập cầu dọc biên. 2. Test tại chỗ bật nhảy đập cầu chộo sõn liên tục. 3. Ba bước bật nhẩy đập cầu. * Mô tả test: Test 1. Đập cầu dọc biên 10 quả Mục đích: Đánh giá sức mạnh tốc độ, sức mạnh bền trong đập cầu. Yêu cầu: Khi đập phải biết kết hợp động tác bật nhảy, đường cầu phải đi chuẩn có lực mạnh. Cách thực hiện: Người phục vụ phát cầu liên tục 10 quả với nhịp độ chậm, người thực hiện đang ở tư thế chuẩn bị lùi chân phải về sau thực hiện kỹ thuật đập cầu. Test 2. Tại chỗ bật nhảy đập cầu chéo sân liên tục 10 quả Mục đích: Đánh giá sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ và tính ổn định của kỹ thuật.
- Yêu cầu: Thực hiện đúng kỹ thuật dùng lực mạnh, đường cầu đi cắm. Cách thực hiện: Người phục vụ phát cầu liên tục 10 quả, người thực hiện bật nhảy đập cầu chéo sân sang ô quy định. Test 3. Ba bước bật nhẩy đập cầu 10 quả. Mục đích: Đánh giá nâng cao khả năng đập cầu (Phối hợp bước di chuyển và đập cầu) Yêu cầu: Thực hiện đúng kỹ thuật, phối hợp nhịp nhàng giữa bước di chuyển và đập cầu, đập cầu mạnh, đường cầu đi cắm, rơi đúng khu vực quy định. Cách thực hiện: Người phục vụ phát cầu liên tục 10 quả, người thực hiện di chuyển 3 bước bật nhảy đập cầu sang ô quy định. 3.Thực trạng, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên của các trường trên địa bàn toàn tỉnh. a. Về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và các điều kiện để triển khai đề tài Trường THPT trên địa bàn của thành phố cũng như trong toàn tỉnh là một trường được nằm trên vùng đất có truyền thống hiếu học của Tỉnh vĩnh phúc, người dân sớm nhận thức đúng về giáo dục nên đã chăm lo, tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình học tập. Mục tiêu của nhà trường là đào tạo những học sinh giỏi toàn diện về đức trí thể mỹ, đúng như theo tinh thần của nghị quyết TW2 khoá VIII đã đề ra. Ngoài phong trào học tập các môn văn hoá, thì các hoạt động TDTT nội và ngoại khoá của thày và trò trường năng khiếu của thành phố cũng rất phát triển. Hoạt động TDTT ngoại khoá là một trong những điểm
- mạnh và chủ yếu nhất trong nhà trường, nó thu hút đông đảo học sinh tham gia tập luyện với mục đích rèn luyện thân thể và nâng cao thành tích thể thao. Trong các hoạt động ngoại khoá thì phong trào tập luyện môn cầu lông cũng rất phát triển, đây là môn thể thao đã thu hút được rất nhiều học sinh tham gia tập luyện, các đội tuyển cầu lông của nhà trường được thành lập với thành phần được tuyển chọn từ hoạt động thi đấu giải phong trào do đoàn thanh niên trường tổ chức nên các VĐV đội tuyển là đại diện ở hầu hết các lớp, các khoá trong trường, đây chính là điều kiện để vừa phát triển sâu rộng phong trào tập luyện thi đấu cầu lông của trường vừa xây dựng đội tuyển của trường tham gia thi đấu cấp tỉnh và các giải đấu cao hơn. Về đội ngũ giáo viên giảng dạy GDTC gồm có 6 người, tất cả đều đã được chuẩn hoá và đảm bảo đủ trình độ để giảng dạy. Về cơ sở vật chất dành cho GDTC cũng rất đầy đủ, đảm bảo và đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và huấn luyện TDTT. Cơ sở vật chất cụ thể như sau: 01 sân vận động (bóng đá, điền kinh), có 02 hố nhảy xa + nhảy cao, 02 sân đẩy tạ… 03 nhà thi đấu đa năng (cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền), 02 sân tập luyện bóng chuyền ngoài trời, 04 sân cầu lông đá cầu. Dụng cụ tập luyện khá đầy đủ: 02 bàn bóng bàn, 01 bộ xà đệm nhảy cao, 10 bộ bàn đạp, 80 vợt cầu lông, 25 quả bóng chuyền, 10 quả bóng đá, 20 quả tạ (5kg và 3 kg), đồng hồ bấn giờ và nhiều dụng cụ tập luyện khác...
- Với điều kiện cơ sở vật chất như trên là đầy đủ và đảm bảo tốt cho việc giảng dạy và huấn luyện thể thao trong nhà trường đặc biệt là cho môn cầu lông. b.Thực trạng về năng lực SMTĐ của nam VĐV đội tuyển cầu lông thi đấu hội khỏe Để đánh giá thực trạng trình độ SMTĐ và đảm bảo tính đồng nhất giữa 2 nhóm trước khi bước vào thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra thành tích ban đầu của 2 nhóm thông qua các test đã được trình bày ở mục Bảng 1.2. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của hai nhóm Đối tượng nghiện cứu n TT Test 1 Test 2 Test 3 =16 1 Nhóm A ( n = 8 ) X = 5.32 X = 5.18 X = 5.14 2 Nhóm B ( n = 8 ) X = 5.12 X = 5.11 X = 5.05 3 ttính 0.615 0.998 0.259 4 tbảng 2.306 5 P > 0,05 Qua kết quả bảng 1.2. chúng tôi thấy ở test 1 đập cầu dọc biên, t tính = 0.615, nhóm A : X = 5.32, nhóm B X = 5.12: ; ở test 2 tại chỗ bật nhảy đập đập cầu liên tục, t tính = 0.998, nhóm A: X = 5.18, nhóm B: X = 4.87 ; ở test 3 t tính= 0.259, nhóm A: X = 5.14, nhóm B: X = 4.75. Trong đó t tính đều nhỏ hơn t bảng (=2.306), ở ngưỡng xác suất P > 0,05; giá trị X ở cả 3 test của hai nhóm độ chênh lệch nhỏ. Điều này chứng tỏ rằng năng lực SMTĐ trong đập cầu của hai nhóm là tương đồng và còn yếu, cần thiết phải đầu tư huấn luyện để nâng cao. 2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CÚU.
- 2.1 Lựa chọn các bài tập phát triển SMTĐ nhằm nâng cao hiệu quả đập cầu cho nam VĐV đội tuyển cầu lông thi đấu hội khỏe phù đổng 2.2 Nguyên tắc lựa chọn bài tập Để có thể lựa chọn được các bài tập phát triển SMTĐ nhằm nâng cao hiệu quả đập cầu cho nam VĐV đội tuyển cầu lông thi đấu hội khỏe.Trước hết chúng tôi phải xác định được nguyên tắc lựa chọn bài tập dựa vào nguyên tắc huấn luyện thể lực, kỹ chiến thuật, cơ sở tâm lý, dựa vào mục đích yêu cầu của chương trình huấn luyện chuyên môn cho đội tuyển cầu lông. Trên cơ sở đó chúng tôi xây dựng các nguyên tắc lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao hiệu quả đập cầu cho nam VĐV đội tuyển cầu lông thi đấu hội khỏe như sau : Nguyên tắc 1 : Các bài tập phát triển SMTĐ được lựa chọn phải phù hợp với đối tượng tập luyện (về tâm sinh lý, trình độ, điều kiện tập luyện). Nguyên tắc 2 : Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo độ tin cậy và mang tính thông báo cần thiết với đối tượng nghiên cứu. Nguyên tắc 3 : Các bài tập lựa chọn phải có chỉ tiêu đánh giá cụ thể hình thức tập luyện đơn giản, dễ thực hiện nhưng phong phú về nội dung và hình thức. Trong công tác huấn luyện các môn thể thao nói chung và môn cầu lông nói riêng, việc lựa chọn các bài tập và phân bố thời gian sao cho phù hợp với mục đích và yêu cầu của kế hoạch huấn luyện là rất cần thiết.
- 2.3 Lựa chọn bài tập Qua quá trình nghiên cứu các tài liệu chuyên môn, các sách tham khảo, các công trình của các chuyên gia và thông qua trao đổi mạn đàm với các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, huấn luyện Cầu lông. Chúng tôi đã lựa chọn được 15 bài tập phát triển SMTĐ nhằm nâng cao hiệu quả đập cầu cho nam VĐV cầu lông. Sự lựa chọn trên dẫu sao mới chỉ là căn cứ vào những cơ sở mà chúng tôi đã nêu ở trên. Điều quan trọng là phải kiểm chứng mức độ phù hợp của chúng với đối tượng nghiên cứu. Vì vậy chúng tôi tiến hành phỏng vấn (bằng phiếu hỏi) 20 chuyên gia, huấn luyện viên, các Giảng viên và các giáo viên giảng dạy tại các trường THPT. Để xác định lựa chọn bài tập áp dụng cho nghiên cứu của đề tài sẽ lựa chọn những bài tập được 80% trở lên, ý kiến các chuyên gia lựa chọn. Kết quả thu được chúng tôi trình bày tại bảng 3.1. Bảng 1.1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập phỏt triển SMTĐ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập cầu: (n=20) Số người Số người Stt Tên bài tập % không đồng % đồng ý ý 1 Nằm sấp chống đẩy 14 70% 6 30% 2 Nhảy dây tốc độ 18 90% 2 10% Gập duỗi thân trên thang 3 10 50% 10 50% dóng 4 Bật bục cao 30 cm 15 75% 5 25% 5 Ba bước bật nhảy đập 19 95% 1 5%
- cầu liên tục Di chuyển đánh cầu trên 6 lưới, lùi xuống cuối sân 15 75% 5 25% bật nhảy đập cầu Tại chỗ đập cầu vào vật 7 20 100% 0 0 chuẩn 8 Đập cầu phải, trái tay 14 70% 6 30% Phối hợp di chuyển ra 2 9 15 75% 5 25% góc sân bật nhảy đập cầu Tại chỗ bật nhảy đập cầu 10 20 100% 0 0% chéo sân liên tục Di chuyển đập cầu chéo 11 13 65% 7 35% sân 12 Đập cầu dọc biên 20 100% 0 0% Đập cầu kết hợp với chặn 13 15 75% 5 25% cầu trên lưới Đập cầu liên tục vào ô quy 14 19 95% 1 5% định có người phục vụ 15 Bài tập thi đấu 15 75% 5 25% Từ kết quả phỏng vấn tại bảng 3.1. chúng tôi đã lựa chọn được 6 bài tập cú tỷ lệ được các chuyờn gia tỏn thành cao: * Bài tập 1: Nhảy dây tốc độ. * Bài tập 2: Ba bước bật nhảy đập cầu liên tục * Bài tập 3: Tại chỗ đập cầu vào vật chuẩn. * Bài tập 4: Tại chỗ bật nhảy đập cầu chéo sân liên tục * Bài tập 5: Đập cầu dọc biên. * Bài tập 6: Đập cầu liên tục vào ô có người phục vụ.
- Phương pháp thực hiện các bài tập * Bài tập 1: Nhảy dây tốc độ. Mục đích: phát triển sức bền tốc độ của nhóm cơ chi trên và nhóm cơ chi dưới, tăng độ linh hoạt của khớp cổ tay. Yêu cầu: Bật nhanh bằng mũi bàn chân trên và sử dụng khớp cổ tay. Cách thực hiện: VĐV đứng 2 mũi chân chạm vào nhau 2 tay nắm lấy 2 đầu dây, chân hơi kiễng, đứng bằng nửa bàn chân trên, dây đi từ dưới lên trên, ra trước và vòng xuống dưới. * Bài tập 2: Ba bước bật nhảy đập cầu liên tục. Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ. Yêu cầu: Tốc độ nhanh, lực mạnh. Cách thực hiện: Từ tư thế chuẩn bị ban đầu, chân phải lùi về sau và thực hiện bước dần (chân trái thu về sát với chân phải), sau đó lùi tiếp 2 bước thì thực hiện kỹ thuật bật nhảy đập cầu. * Bài tập 3: Tại chỗ đập cầu vào vật chuẩn Mục đích: Phát triển độ chuẩn xỏc trong kỹ thuật đập cầu Yêu cầu: Di chuyển nhanh thực hiện đập cầu đúng kỹ thuật,dùng lực mạnh. Cách thực hiện: Từ đường trung tâm, VĐV đứng ở tư thế chuẩn bị thực hiện kỹ thuật động tác đập cầu, sau đó lại về tư thế chuẩn bị, tương tự thực hiện quả đập tiếp theo. * Bài tập 4: Tại chỗ bật nhảy đập cầu chéo sân liên tục : Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ và tính ổn định của kỹ thuật.
- Yêu cầu: Thực hiện đúng kỹ thuật dùng lực mạnh, đường cầu đi cắm. Cách thực hiện: Người thực hiện phát cầu liên tục 10 quả, người bật nhảy đập cầu chéo sân sang ô quy định Bài tập 5: Đập cầu dọc biên. Mục đích: Phát triển sức mạnh đập cầu. Yêu cầu: Khi đập phải biết kết hợp động tác bật nhảy, đường cầu phải đi chuẩn có lực mạnh. Cách thực hiện: Người phục vụ phát cầu liên tục 10 quả với nhịp độ chậm, người thực hiện đang ở tư thế chuẩn bị lùi chân phải về sau thực hiện kỹ thuật đập cầu. Bài tập 6: Đập cầu liên tục vào ô quy định có người phục vụ. Mục đích: phát triển sức bền tốc độ Yêu cầu: Thực hiện kỹ thuật nhanh, mạnh dứt khoát, chuẩn xác. Cách thực hiện: Người phục vụ phát cầu liên tục, nhanh, người sử dụng thực hiện kỹ thuật đập cầu, liên tục trong 2 phút. Để những bài tập chúng tôi lựa chọn được thực hiện một cách khoa học hợp lý. Chúng tôi tiến hành xây dựng, tiến trình thực nghiệm, được sắp xếp theo nguyên tắc kết hợp xen kẽ những bài tập thể lực với những bài tập kỹ thuật mô phỏng không cần tới những bài tập có cầu. 2.4 Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển SMTĐ nhằm nâng cao hiệu quả đập cầu cho nam VĐV thi đấu hội khỏe phù đổng. Từ kết quả trên chúng tôi áp dụng 6 bài tập phát triển SMTĐ nhằm nâng cao hiệu quả đập cầu cho nam VĐV đội tuyển cầu lông của trường THPT Nguyễn Thái Học trong kế hoạch thực nghiệm 7 tuần:
- Kế hoạch thực nghiệm được trình bày tại mục: 2.2.5. của khoá luận. Tiến trình thực nghiệm được trình bày tại phụ lục 3 của khoá luận Chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả của các bài tập đó trên đối tượng nghiên cứu như sau: 2.5 Đánh giá năng lực SMTĐ trong đập cầu của đối tượng nghiên cứu trước thực nghiệm Để đánh giá thực trạng trình độ SMTĐ và đảm bảo tính đồng nhất giữa 2 nhóm trước khi bước vào thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra thành tích ban đầu của 2 nhóm thông qua các test đã được trình bày ở mục 1.1.3. Bảng 1.2. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của hai nhóm: Nhóm thực nghiệm A, (n= 8) ; Nhóm đối chứng B, (n= 8) TT Đối tượng nghiện cứu n =16 Test 1 Test 2 Test 3 1 Nhóm A ( n = 8 ) X = 5.32 X = 5.18 X = 5.14 2 Nhóm B ( n = 8 ) X = 5.12 X = 5.11 X = 5.05 3 ttính 0.615 0.998 0.259 4 tbảng 2.306 5 P > 0,05 Qua kết quả bảng 3.2. chúng tôi thấy ở test 1 đập cầu dọc biên, t tính = 0.615, nhóm A : X = 5.32, nhóm B X = 5.12: ; ở test 2 tại chỗ bật
- nhảy đập đập cầu liên tục, t tính = 0.998, nhóm A: X = 5.18, nhóm B: X = 5.11 ; ở test 3 t tính= 0.259, nhóm A: X = 5.14, nhóm B: X = 5.05. Trong đó t tính đều nhỏ hơn t bảng (=2.306), ở ngưỡng xác suất P > 0,05; giá trị X ở cả 3 test của hai nhóm độ chênh lệch nhỏ. Điều này chứng tỏ rằng năng lực SMTĐ trong đập cầu của hai nhóm là tương đồng sự khác biệt giữa 2 nhóm là không có ý nghĩa. 2.6 Đánh giá năng lực SMTĐ trong đập cầu của đối tượng nghiên cứu sau 7 tuần thực nghiệm a) Sau thời gian 7 tuần thực nghiệm, chúng tôi đồng thời tiến hành kiểm tra thành tích của 2 nhóm thông qua 3 test chuyên môn đã được xác định ở Mục 1.1.3. của khoá luận kết quả kiểm tra được trình bày ở bảng 3.3. là: 1. Test đập cầu dọc biên. 2. Test tại chỗ bật nhảy đập cầu chộo sõn liên tục. 3. Ba bước bật nhẩy đập cầu liên tục. Bảng 2.3. Kết quả kiểm tra sau 7 tuần thực nghiệm của hai nhóm: Nhóm thực nghiệm A, (n= 8) ; Nhóm đối chứng B, (n= 8). Đối tượng nghiện cứu n TT Test 1 Test 2 Test 3 =16 1 Nhóm A ( n = 8) X = 7.15 X = 7.32 X = 7.27 2 Nhóm B ( n = 8) X = 5.25 X = 5.37 X = 5.62 3 ttính 4.474 5.653 4.098 4 tbảng 2.306 5 P
- Ở test1: Đập cầu dọc biên, t tính = 4.474. Ở test2: Tại chỗ bật nhảy đập đập cầu liên tục, t tính = 5.653. Ở test 3: Ba bước bật nhẩy đập cầu liên tục, t tính = 4.098. Ở cả 3 test trên t tính đều lớn hơn t bảng (t bảng = 2.306), ở ngưỡng xác suất p = 5%. Điều này chứng tỏ rằng:giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau khi thực nghiệm sự khác biệt là có ý nghĩa thực sự. Hay nói cách khác, các bài tập mà chúng tôi lựa chọn và ứng dụng là có hiệu quả và có ý nghĩa thực sự trong việc phát triển SMTĐ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập cầu chon nam vđv đội tuyển cầu lông thi đấu hội khỏe phù đổng b) Để làm rõ hơn hiệu quả của các bài tập phát triển SMTĐ giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi tiến hành so sánh sự tăng trưởng của chúng sau 7 tuần tập luyện, trên biểu đồ. Kết quả chúng tôi trình bày tại biểu đồ 3.1. 8 7.27 7.15 7.32 7 5.37 5.62 6 5.25 5 4 3 2 1 0 Test 1 Test 2 Test 3 TN ĐC
- Biểu đồ 1.1. So sánh nhịp độ tăng trưởng năng lực SMTĐ trong đập cầu của nam vđv thi đấu hội khỏe phù đổng Qua biểu đồ ta thấy tỉ lệ tăng trưởng của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn nhóm đối chứng. Điều đó chứng tỏ qua 21 buổi thực nghiệm với phương pháp tập luyện và bài tập mà đề tài lựa chọn áp dụng trong thực nghiêm huấn luyện phát triển SMTĐ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập cầu có tác dụng rất tốt đối với cho học sinh nam đội tuyển. Qua phân tích tại bảng 2.3 và biểu đồ 1.1 chúng tôi có một số nhận xét như sau: Qua 7 tuần thực nghiệm với 6 bài tập đã lựa chọn nhằm phát triển SMTĐ chúng tôi thấy rằng quá trình huấn luyện đã tạo được những biến đổi đáng kể về sự tăng trưởng SMTĐ trong đập cầu của đối tượng nghiên cứu. Sau 7 tuần tập luyện với 6 bài tập ứng dụng sự tăng trưởng năng lực SMTĐ trong đập cầu của nhóm thực nghiệm tăng rõ rệt hơn so với nhóm đối chứng. 8.Những thông tin cần được bảo mật. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: cơ sở vất chất. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: Bằng những cơ sở lý luận và thực tiễn, bằng phương pháp phỏng vấn chúng tôi đã lựa chọn được 6 bài tập phát triển nhằm nâng cao hiệu quả đập cầu cho nam VĐV đội tuyển cầu lông.Trong quá trình tập luyện
- 7 tuần việc sử dụng 6 bài tập chúng tôi lựa chọn, huấn luyện theo chương trình mà chúng tôi đã lập trong quá trình thực nghiệm cho đối tượng nam VĐV đội tuyển cầu lông, đã mang lại hiệu quả nâng cao SMTĐ nâng cao hiệu quả đập cầu cho các em, góp phần nâng cao thành tích thành tích trong thi đấu vì theo cơ sở lý luận của đề tài đã khẳng định, SMTĐ rất quan trọng và quyết định hiệu quả trong kỹ thuật đập cầu của môn cầu lông và kỹ thuật đập cầu là kỹ thuật quan trong, là yếu tố quyết định chính mang lại chiến thắng trong thi đấu cầu lông. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài chúng tôi rút ra kết luận sau: Kết luận 1: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, bằng phương pháp phỏng vấn chúng tôi đã lựa chọn được 6 bài tập phát triển SMTĐ nhằm nâng cao hiệu quả đập cầu cho nam VĐV đội tuyển cầu lông Gồm: Bài tập 1: Nhảy dây tốc độ. Bài tập 2: Ba bước bật nhảy đập cầu liên tục Bài tập 3: Tại chỗ đập cầu vào vật chuẩn. Bài tập 4: Tại chỗ bật nhảy đập cầu chéo sân liên tục Bài tập 5: Đập cầu dọc biên. Bài tập 6: Đập cầu liên tục vào ô có người phục vụ. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Trong quá trình thực nghiệm việc sử dụng 6 bài tập chúng tôi lựa chọn, tập luyện theo kế hoạch mà chúng tôi xây dựng, đã sử dụng trong quá trình thực nghiệm cho đối tượng nam VĐV đội tuyển cầu lông đã mang lại hiệu quả nâng cao SMTĐ trong đập cầu góp phần nâng cao
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp dạy häc môn TDTT cấp THPT
20 p | 362 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 276 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường hứng thú và tập trung của học sinh trong các tiết luyện tập môn Hóa học 11 THPT bằng các trò chơi
25 p | 26 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng classdojo – quản lý lớp, tạo tiết học hiệu quả, hỗ trợ kiểm tra đánh giá học sinh theo giáo dục STEM
43 p | 56 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển tư duy lập trình và khắc phục sai lầm cho học sinh lớp 11 thông qua sử dụng cấu trúc rẽ nhánh
24 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị trong việc giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 12
21 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nghiên cứu dạy học phần Động cơ đốt trong - Công nghệ 11 theo định hướng giáo dục STEM
21 p | 55 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức liên môn trong chuyên đề oxi- ozon – Hóa học 10- ban cơ bản
65 p | 47 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy, học Giáo Dục Quốc Phòng – An Ninh cho học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Xuân Ôn
38 p | 42 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hiệu quả kế hoạch phong trào Nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu
10 p | 28 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy lý thuyết môn Giáo dục Quốc phòng, An ninh ở trường THPT
45 p | 46 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn