Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy phong trào Nhóm bạn cùng tiến trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh lớp chủ nhiệm
lượt xem 4
download
Đề tài xây dựng các nhóm học sinh hỗ trợ nhau trong học tập và rèn luyện, từ đó nâng cao chất lượng học tập và thi đua của tập thể lớp. Từ đó, giúp các em rèn luyện các kỹ năng: kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thể hiện sự tự tin. Góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, lấy học sinh làm trung tâm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy phong trào Nhóm bạn cùng tiến trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh lớp chủ nhiệm
- SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: PHÁT HUY PHONG TRÀO NHÓM BẠN CÙNG TIẾN TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM Tác giả : Thái Thị Mùi Đơn vị : Trường THPT Diễn Châu 4 Tổ bộ môn : Giáo dục công dân Năm thực hiện : 2021 Số điện thoại : 0974338306 Năm học 2020-2021
- MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 I. Lí do chọn đề tài: ............................................................................................... 1 II. Mục đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu: ............................................. 2 1. Mục đích: Nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập và hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh . ......................................................... 2 III. Tính mới và những đóng góp của đề tài: ........................................................... 2 IV. Kế hoạch thực hiện đề tài: ................................................................................ 3 V. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: ............................................................................ 3 B. NỘI DUNG....................................................................................................... 4 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT HUY PHONG TRÀO “NHÓM BẠN CÙNG TIẾN” TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM: ............... 4 1.1. Cơ sở lí luận: ................................................................................................... 4 1.2. Cơ sở thực tiễn: ............................................................................................... 6 1.2.1 Thực trạng của vấn đề: .................................................................................. 6 1.2.2 Điều tra, khảo sát. .......................................................................................... 6 Chương 2: CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHÁT HUY PHONG TRÀO “NHÓM BẠN CÙNG TIẾN” TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM: ................................................................................................................ 7 2.1. Tiến hành khảo sát thăm dò. ............................................................................ 7 2.2. Tổ chức tư vấn cho học sinh. ......................................................................... 13 2.3. Học sinh đăng kí tham gia vào phong trào “ Nhóm bạn cùng tiến”. ............... 14 2.4. Sắp xếp chỗ ngồi cho phù hợp. ...................................................................... 15 2.5. Lên kế hoạch và giao nhiệm vụ cụ thể. .......................................................... 16 2.6. Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao. ........................................................ 17 2.7. Kiểm tra, đánh giá, tuyên dương, động viên. ................................................. 22 Chương 3: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA VIỆC PHÁT HUY PHONG TRÀO “NHÓM BẠN CÙNG TIẾN” TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM. ......................................... 23 3.1. Đối với tập thể lớp. ........................................................................................ 24 3.2. Đối với học sinh. ........................................................................................... 24
- Chương 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ PHÁT HUY PHONG TRÀO “NHÓM BẠN CÙNG TIẾN” TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM. ......................................... 27 4.1. Xây dựng tinh thần biết lắng nghe cho học sinh. ........................................... 27 4.2. Giáo dục học sinh biết tôn trọng ý kiến của người khác. ................................ 27 4.3. Xây dựng cho học sinh tinh thần trách nhiệm. ............................................... 27 4.4. Xây dựng tinh thần đoàn kết cho học sinh. .................................................... 28 4.5. Giáo viên chủ nhiệm luôn luôn động viên, khích lệ và khen thưởng kịp thời. 28 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 29 I. Kết luận: ........................................................................................................... 29 II. Kiến nghị: ........................................................................................................ 29 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 31 PHỤ LỤC............................................................................................................ 32
- A. MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài: Nền giáo dục nói chung và giáo trung học phổ thông nói riêng thì vị trí của người giáo viên chủ nhiệm lớp là vô cùng quan trọng và cần thiết, nó góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện. Ngoài việc trực tiếp giảng dạy kiến thức, chăm lo đến việc tiếp thu bài, vận dụng thực hành của học sinh ở lớp mình chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm trước tiên còn là nhà giáo dục, là người tổ chức các hoạt động giáo dục, quan tâm đến từng đối tượng học sinh, chăm lo đến việc rèn luyện nhân cách, đạo đức, hành vi, cách ứng xử, kĩ năng sống … của học sinh. Trong trường Trung học phổ thông, giáo viên chủ nhiệm lớp là người quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc thực hiện mọi quyết định quản lí của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người vạch kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. Để giúp cho học sinh của lớp mình chủ nhiệm ngày càng tiến bộ và thực hiện tốt ở tất cả các lĩnh vực trên thì giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên tổ chức, phát động tốt các phong trào thi đua trong học tập như: phong trào “ Học sinh ba tốt”, “Nói lời hay làm việc tốt”; phong trào “Tuần học tốt, giờ học tốt”; phong trào “Nhặt được của rơi, trả người đánh mất”; …và một trong những phong trào không thể thiếu trong công tác giáo dục hằng ngày đó là phong trào “Nhóm bạn cùng tiến”. Thông qua phong trào “Nhóm bạn cùng tiến” học sinh có thể kèm cặp, giúp đỡ nhau trong học tập như: làm văn, giải toán, bài tập về nhà, kĩ năng giao tiếp hằng ngày và có các hành vi, ứng xử chuẩn mực… Ngay từ đầu năm học 2020- 2021, bản thân tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 12C7. Bản thân nhận thấy một số khó khăn trong công tác chủ nhiệm, cụ thể: lớp tôi là một lớp học có trình độ học sinh không đồng đều về học lực, kĩ năng giao tiếp còn hạn chế. Có những học sinh thì quá nhanh nhẹn trong học tập, tự tin trong giao tiếp, hợp tác, nhưng có những học sinh thì quá hạn chế trong việc tiếp thu, chiếm lĩnh kiến thức, các em ít có khả năng tự học, ít chia sẻ, tương tác với bạn trong nhóm cho nên đã khiến cho công tác dạy – học gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Khó khăn thứ hai: Tổng số học sinh là 42, trong đó chỉ có 14 học sinh nữ chiếm 33,33%; học sinh nam 28 chiếm 66,66% đây là một tỷ lệ nghịch so với các lớp theo ban khoa học xã hội trong trường nói riêng và các trường bạn nói chung. Khó khăn thứ ba: kết quả học tập, rèn luyện và thi đua của lớp năm học 2019-2020 chưa cao, thường xuyên nằm ở tốp cuối của khối và trường( danh hiệu thi đua cuối năm là lớp xếp loại: Trung bình; Học lực: loại giỏi 0 chiếm 0,00%, loại khá 10 chiếm 23,8%, loại trung bình 32 chiếm 76,2%, loại yếu 0 chiếm 0,00%; Hạnh kiểm loại tốt 11 chiếm 26,18 %, loại khá 21 chiếm 49,98 %, loại trung bình 08 chiếm 19,04 %, loại yếu 02 chiếm 4,76%) Để giúp các em được tiến bộ hơn trong học tập, thi đua cũng như kĩ năng giao tiếp, hợp tác, chia sẻ thì cần phải tăng cường hỗ trợ, kèm cặp cho các em. Nhưng nếu như chỉ một mình giáo viên chủ nhiệm đảm nhiệm công tác kèm cặp, giúp đỡ 1
- cho những học sinh đó thì quả là quá vất vả, mà giáo viên chủ nhiệm không phải lúc nào cũng ở trên lớp liên tục, thường xuyên được vì giáo viên chủ nhiệm chỉ có thể dành thời gian kèm cặp, hỗ trợ cho cho học sinh ở các tiết mình dạy và vào những buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt 1 tiết thứ 2, vì thế để tạo điều kiện cho tất cả các học sinh trong lớp không những chỉ học ở các thầy cô mà còn có thể học ở bạn, các em học tốt có cơ hội giúp đỡ kèm cặp cho các bạn chưa tốt, những em học tập chưa tốt có điều kiện được rèn luyện, học tập những kiến thức bị thiếu hụt, những kĩ năng còn hạn chế của mình ở bạn mình với phương châm “ học thầy không tày học bạn”, vì thế nên tôi đã chọn đề tài: Phát huy phong trào “Nhóm bạn cùng tiến” trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh lớp chủ nhiệm để làm đề tài nghiên cứu cho bản thân mình. II. Mục đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 1. Mục đích: Nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập và hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh . 2. Đối tượng: Học sinh lớp 12C7 trường THPT Diễn Châu 4,năm học 2020 – 2021 do bản thân tôi chủ nhiệm. 3. Phương pháp: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:Đọc và tìm hiểu các tài liệu liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm kiểm tra và so sánh kết quả đánh giá học sinh qua từng giai đoạn, để kiểm chứng các hình thức đã nghiên cứu có phù hợp chưa và có mang lại kết quả tốt không. - Phương pháp đàm thoại: Tăng cường sinh hoạt lớp, trao đổi với học sinh, trao đổi các kinh nghiệm với đồng nghiệp trong trường THPT Diễn Châu 4 để có thêm nhiều góp ý giúp cho công tác giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm có hiệu quả cao nhất. - Phương pháp thống kê toán học để đánh giá kết quả thực nghiệm III. Tính mới và những đóng góp của đề tài: 1. Tính mới của đề tài. - Đã sáng tạo, tự thiết kế và cải tiến, chủ động trong việc chuẩn bị biện pháp giáo dục, không lệ thuộc một cách máy móc vào quy trình, các bước dạy trong công tác chủ nhiệm lớp. Đề tài xây dựng các nhóm học sinh hỗ trợ nhau trong học tập và rèn luyện, từ đó nâng cao chất lượng học tập và thi đua của tập thể lớp. Từ đó, giúp các em rèn luyện các kỹ năng: kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thể hiện sự tự tin. Góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. 2
- 2. Đóng góp của đề tài: Qua thực tiễn, tôi đã tìm ra các phương pháp, cách thức tổ chức giáo dục, quản lý học sinh theo “Nhóm bạn cùng tiến” phù hợp với học sinh cũng như điều kiện nhà trường nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh lớp 12C7. Khẳng định tầm quan trọng của “Nhóm bạn cùng tiến” trong việc giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm. IV. Kế hoạch thực hiện đề tài: Hoạt động Sản phẩm Thời gian 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận Cơ sở lý luận 08/2020- 9/2020 2. Điều tra thực trạng học sinh Cơ sở thực tiễn 9/2020- 10/2020 3. Xây dựng nhóm Phân chia nhóm cụ thể 9/2020- 10/2020 4. Thực nghiệm sư phạm Kết quả thực nghiệm 10/2020- 3/2021 5. Viết đề tài và tham vấn đồng Đề tài SKKN Từ 3/2021 nghiệp V. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về đề tài “Phát huy phong trào đôi bạn cùng tiến trong việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cho học sinh lớp chủ nhiệm” tại lớp 12C7 do bản thân tôi chủ nhiệm. Năm học 2020- 2021. 3
- B. NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT HUY PHONG TRÀO “NHÓM BẠN CÙNG TIẾN” TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM: 1.1. Cơ sở lí luận: Học tập là quá trình tiếp thu tri thức diễn ra trong thời gian dài và học từ nhiều đối tượng khác nhau. Chúng ta có thể học từ ông bà, cha mẹ, từ thầy cô… Vai trò của thầy cô trong sự nghiệp học hành rất quan trọng nhưng bên cạnh đó chúng ta còn có thể học hỏi từ những bạn bè đồng trang lứa. Giống như dân gian ta có câu: “Học thầy không tày học bạn”. Trong một lớp học mặc dù cùng có xuất phát điểm. Cùng được học trong một môi trường nhưng không phải ai cũng có thể phát triển giống nhau, tốc độ tiếp thu của mỗi người cũng khác nhau. Chính vì vậy ngay trong một tập thể lớp cũng có sự phân hóa thành người học giỏi,học trung bình, học yếu, học kém. Bên cạnh đó chưa chắc người học giỏi đã có những kiến thức xã hội, có những trải nghiệm nhiều bằng người học kém. Vì thế, để bổ trợ cho nhau thì chúng ta cần phải học hỏi từ bạn bè. Hơn nữa, học tập không chỉ là tiếp thu những tri thức sách vở mà còn phải tiếp thu cả những kỹ năng sống, những hiểu biết xã hội nên việc học từ bạn bè, từ những người xung quanh là cần thiết và đúng đắn. Bạn bè còn là người gần gũi với chúng ta hơn thầy cô. Bởi trong một tập thể đông học sinh và một thầy cô lại chịu trách nhiệm về nhiều học sinh khác nhau nên không thể nắm bắt tình hình và quan tâm hết đến mọi người được nên bạn bè là người quan trọng và thích hợp cho chúng ta học hỏi. Có khi nhiều bạn thường ngại ngùng trước thầy cô, không dám thắc mắc hay hỏi han nhưng với bạn bè thì lại thoải mái không bị tâm lý e ngại, lo sợ. Từ đó chúng ta có thể dễ dàng đưa ra những hạn chế, yếu kém của bản thân để sửa chữa và tiếp thu những cái hay, cái tốt từ bạn bè. Giáo dục trung học nhằm giúp học sinh hình thành và hoàn thiện, sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc cao hơn. Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp. Với chương trình trung học nói chung và với chương trình của lớp 12 nói riêng thì yêu cầu đặt ra là học sinh phải phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học 4
- tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm thì học sinh phải biết làm việc cá nhân tốt, biết tự học, biết giao tiếp, chia sẻ, hợp tác với các bạn trong nhóm một cách tích cực, mạnh dạn, tự tin, học đâu phải chắc đó, thực hiện tốt mục tiêu học tập… Thế nhưng, với mức độ của học sinh trong lớp cũng như tiến độ học tập không đồng đều thì điều đó đã trở thành nỗi khó khăn lớn nhất đối với người giáo viên chủ nhiệm, và trong đầu tôi đã đặt ra biết bao nhiêu câu hỏi để tìm lời giải đáp rằng: làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục cho lớp mình? Làm thế nào để tất cả các em có thể tiếp thu tốt bài học và có cùng tiến độ học tập? Tất cả các em có thể có các kĩ năng giao tiếp, hợp tác tốt, tích cực, mạnh dạn chia sẻ với các bạn trong nhóm? Thực hiện tốt mục tiêu học tập ?...và điều đó chỉ có thể là giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với các học sinh trong lớp cùng bắt tay vào thực hiện, đó là cùng xây dựng, phát động các phong trào thi đua trong học tập, mà một trong những phong trào điển hình nhất, hiệu quả nhất là phong trào “Nhóm bạn cùng tiến”. Để thực hiện tốt được phong trào “Nhóm bạn cùng tiến” trong lớp học thì người giáo viên chủ nhiệm phải đóng một vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết. Giáo viên chủ nhiệm phải giáo dục cho học sinh coi lớp học như gia đình mình, coi bạn bè như anh em trong nhà để cùng chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Giúp bạn cũng chính là giúp mình, vì thông qua việc kèm cặp, hỗ trợ cho bạn, mình lại một lần nữa khắc sâu thêm kiến thức, tự hoàn thiện mình hơn, mạnh dạn hơn, tự tin hơn, cởi mở, thân thiện hơn trong giao tiếp, chia sẻ, … Với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trung học phổ thông nói chung và đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 12 nói riêng thì những khó khăn, rào cản tâm lý không chỉ liên quan đến việc học sinh lĩnh hội lượng tri thức lớn hơn, khó hơn mà còn liên quan đến cách học, cách áp dụng các tri thức đó còn có những khó khăn, rào cản tâm lý khác, làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập của học sinh như các vấn đề hoàn cảnh gia đình, môi trường sống, bạn bè, bản thân cá nhân học sinh... những yếu tố này nếu tồn tại độc lập nó sẽ không có ý nghĩa những khi chúng gộp lại, liên kết với những yếu tố khác sẽ tạo ra những bất lợi làm cho học sinh gặp khó khăn trong học. Khó khăn, rào cản tâm lý thường xảy ra đối với học sinh lớp 12 là các em phải chịu một sức ép lớn, phải thực hiện những công việc căng thẳng, đòi hỏi những nỗ lực, cố gắng nhiều hơn. Thậm chí có em không học được cách thích ứng dẫn đến kết quả học tập bị giảm sút rõ ràng.Các em học sinh lớp 12 gặp khó khăn về cảm xúc trí tuệ ở mức cao nhất. Sự “ mệt trí”, “sức ép” và sự “thất vọng khi không đạt được mục tiêu’ là 3 cảm nhận thường xuyên của học sinh. Về mặt nhận thức, học sinh gặp khó khăn trong khả năng tiếp thu bài vở, xác định động cơ học tập và tự đánh giá bản thân. Khó khăn trong hành vi thể hiện chủ yếu qua cách học “nước đến chân mới nhảy”, ‘làm việc riêng’ và “không tuân theo kế hoạch”. Trong suy nghĩ của các em, ngoài cô giáo của mình ra thì bạn học tốt là 5
- một tấm gương sáng cho các em học tập và noi theo. Phong trào “Nhóm bạn cùng tiến” không những chỉ giúp cho những học sinh chậm tiến bộ, còn hạn chế về các mặt được tiến bộ, được tốt lên, mà nó còn tạo nên mối quan hệ thân thiện, cởi mở trong lớp học, các em sẽ đoàn kết, yêu thương nhau hơn. 1.2. Cơ sở thực tiễn: 1.2.1 Thực trạng của vấn đề: Trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay, đa số các bậc phụ huynh còn mải lo mưu sinh cho nên việc quan tâm đến việc học của con em mình còn nhiều hạn chế, phụ huynh chưa chú trọng đúng mức về các vấn đề học tập, đạo đức, lối sống và giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày của con em mình, để từ đó đã dần hình thành nên thói chây lười, ỉ lại, ham chơi, không chú trọng việc học, kết quả học tập bị giảm sút, không vâng lời, không lễ phép với người lớn tuổi, sống cẩu thả, ăn nói cộc cằn, thô lỗ, gây mất đoàn kết với bạn…gây nhiều khó khăn trong công tác chủ nhiệm, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục và uy tín của nhà trường. Một số học sinh mặc dù được cha mẹ đã quan tâm sâu sát, nhưng do mức độ tiếp thu bài còn chậm, đã quên đi phần nào kiến thức cũ ở lớp dưới. Bên cạnh đó, một số em còn trầm, ngại giao tiếp, kĩ năng chia sẻ, trình bày ý kiến chưa mạnh dạn, chưa tự tin, chưa có khả năng tự học, giao tiếp hợp tác với bạn cho nên đã dẫn đến kết quả học tập chưa cao, tiến độ làm việc chưa đồng đều, giáo viên đã phải mất khá nhiều thời gian trong tiết học để hỗ trợ, giúp đỡ các em hoàn thành lượng kiến thức đặt ra. Bên cạnh đó, trong thực tế có không ít giáo viên coi công tác chủ nhiệm lớp như một việc làm bắt buộc, làm chưa hết trách nhiệm của mình. Họ chưa thấy hết được trách nhiệm của mình đối với tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp. Do đó, một số giáo viên cho rằng: chỉ cần phấn đấu giảng dạy tốt thì có chất lượng học sinh tốt còn những nội dung khác của công tác chủ nhiệm là không cần thiết. Vì vậy, họ chưa quan tâm đúng mức, chưa mạnh dạn tìm tòi và áp dụng các biện pháp để nâng cao chất lượng học sinh lớp chủ nhiệm. 1.2.2 Điều tra, khảo sát. Trước khi áp dụng phong trào “nhóm bạn cùng tiến” bản thân tôi đã tiến hành khảo sát các giáo viên đang làm công tác chủ nhiệm tại trường THPT Diễn Châu 4 gồm 37 giáo viên và 42 học sinh lớp 12C7 như sau: - Đối với giáo viên: Thầy (cô) đã áp dụng phương pháp nào trong giáo dục học sinh lớp mình chủ nhiệm? 6
- Các biện pháp sử dụng Có Chưa áp dụng Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1.Xây dựng tập thể lớp đoàn kết. 37/37 100% 0/37 0% 2.Xây dựng lớp tự quản 35/37 94,60% 2/37 5,40% 3.Giáo dục học sinh chậm tiến 30/37 81,08% 7/37 18,92% 4.Xây dựng nhóm bạn cùng tiến 8/37 21,62% 29/37 78,38% - Đối với học sinh lớp 12C7: Em đã được các giáo viên chủ nhiệm trước đây sử dụng biện pháp “Nhóm bạn cùng tiến” chưa? Mức độ sử dụng Số lượng Tỷ lệ Chưa bao giờ 35/42 83,33% Thỉnh thoảng 4/42 9,53% Thường xuyên 3/42 7,14% Từ những thực trạng như trên thì đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải có một số biện pháp phù hợp để nhằm khắc phục những khó khăn mà lớp mình gặp phải. Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ xem làm thế nào để có thể nâng cao được chất lượng giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm? Đã có rất nhiều biện pháp giúp học sinh còn hạn chế trong học tập cũng như về năng lực, phẩm chất được tiến bộ, nhưng tôi vẫn tâm đắc nhất là biện pháp: xây dựng phong trào “Nhóm bạn cùng tiến” trong lớp học, bởi thông qua phong trào “Nhóm bạn cùng tiến”, học sinh không những chỉ học ở thầy cô, tiếp thu những kiến thức từ thầy cô mà các em còn được học ở chính bạn bè, chính bản thân mình. Những bạn học tốt như giải toán tốt; mạnh dạn, tự tin sẽ kèm cặp, giúp đỡ cho những bạn chậm tiến bộ, còn hạn chế về các mặt như giải toán còn chậm; rụt rè, mặc cảm, tự ti, ngại chia sẻ, ngại trình bày ý kiến;…để giúp các em ngày một tiến bộ hơn, hoàn thành tốt nội dung, chương trình lớp học. Chương 2 CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHÁT HUY PHONG TRÀO “NHÓM BẠN CÙNG TIẾN” TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM: 2.1. Tiến hành khảo sát thăm dò. Để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm trước tiên người giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt được tình hình của từng học sinh lớp mình, việc tìm hiểu và phân loại học sinh phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, có thể chia làm nhiều giai đoạn. 7
- Công tác khảo sát của giáo viên chủ nhiệm lớp thường tập trung vào các nội dung sau đây: Khảo sát tình hình gia đình học sinh: như trình độ học vấn, nghề nghiệp của cha mẹ học sinh, số con, sự trưởng thành của các con, hoàn cảnh, mức sống, phương pháp giáo dục và những đạc điểm khác... Khảo sát học sinh: số lượng, chất lượng học tập, đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt, quá trình học tập, những ưu điểm, nhược điểm, thực trạng về tính chuyên cần, về phương pháp học tập, kết quả học tập. Từ kết quả này để phân loại học sinh theo trình độ năng lực, ý thức học tập, thói quen hành vi... để có biện pháp giáo dục thích hợp. Khảo sát tình hình chung của lớp: như bầu không khí tâm lí, thực trạng học tập, tu dưỡng đạo đức, tinh thần đoàn kết, phong trào thi đua, truyền thống, ưu điểm, nhược điểm, điểm mạnh, điểm yếu của lớp... Tất cả những tài liệu đó sẽ rất hữu ích giúp cho giáo viên chủ nhiệm để từ đó có hiểu biết toàn diện về từng học sinh và xác định nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm của lớp. Vào đầu năm học 2020 - 2021, sau khi tiếp nhận chủ nhiệm lớp tôi tiến hành tìm hiểu thông tin học sinh thông qua: - Nắm bắt tình hình học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ và các giáo viên bộ môn, đặc biệt là về các em học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, các em học sinh còn chậm tiến bộ trong học tập và rèn luyện đạo đức. Từ công việc tìm hiểu này tôi có thể hiểu hơn về hoàn cảnh của các em. Mỗi em có một hoàn cảnh riêng không em nào giống em nào, có em mẹ mất, có em bố hoặc mẹ mất, có em bố mẹ đi làm xa,bố mẹ bỏ nhau ở với ông bà, em có hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn thiếu sự quan tâm… Chính những hoàn cảnh ấy đã phần nào ảnh hưởng đến tính các của các em. Vì vậy muốn làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh người giáo viên chủ nhiệm phải gần gũi, thể hiện lòng tin với các em, tôn trọng nhân cách các em. Đấy là yếu tố tinh thần để động viên các em vượt qua hoàn cảnh của mình. Ví dụ: Trường hợp em Phạm Phương Nam. Khi nhận lớp chủ nhiệm, trong tuần đầu tiên tôi thấy em rất ít nói, không hay chơi với các bạn, một số buổi lao động đầu năm em hay nghỉ, đi học muộn. Tôi có gặp giáo viên chủ nhiệm của em năm lớp 11 hỏi thì được biết em thuộc diện gia đình hộ cận nghèo, mẹ không có công việc ổn định, em không có bố, ở với mẹ và bà ngoại bị tai biến không đi lại được. Sau khi trao đổi với giáo viên chủ nhiệm cũ tôi trực tiếp gặp riêng em Nam hỏi về tình hình gia đình em, nhắc nhở em về việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh, động viên em ra lớp đều. Ngoài ra tôi còn đến gia đình em trao đổi trực tiếp với mẹ em về tình hình của em Nam. Sau cuộc gặp gỡ ấy em Nam đã có tiến bộ hơn, em đi học đúng giờ, tham gia đầy đủ các hoạt động của lớp và sống hòa đồng với các bạn. 8
- - Trao đổi với phụ huynh học sinh để có thêm thông tin về từng đối tượng học sinh. - Tìm hiểu các em qua phiếu điều tra thông tin, tôi dùng làm căn cứ quản lý học sinh dễ dàng hơn. PHIẾU TÌM HIỂU THÔNG TIN HỌC SINH LỚP 12C7 NĂM HỌC 2020 – 2021 1. Họ và tên: ..........................................., ngày sinh:………………..Số ĐT Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú: ...................................................... .......................................Dân tộc:………………..Tôn Giáo ............ Hiện tại đang sống với ai(bố mẹ?bố hoặc mẹ? ông bà?...) .............. Đi học bằng phương tiện: ............................................ Đoàn viên: 2. Họ và tên cha: ………………………………..Năm sinh ............. Nghề nghiệp (làm gì, ở đâu ?): ........................................................ ..................................................................................................ĐT: .. 3. Họ và tên mẹ: ..................................................Năm sinh..................................... Nghề nghiệp (làm gì, ở đâu ?): ............................................................................... ..................................................................................................ĐT: ......................... 4. Số anh chị em: .......(Anh ......, chị ....., em......) (đang học trường nào hay làm việc ở đâu ...) ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... 5. Hoàn cảnh kinh tế gia đình: (Đánh dấu vào vào ô thích hợp) Giàu có Khá Đủ ăn Hộ cận nghèo Hộ nghèo (Lưu ý: Hộ nghèo và cận nghèo phải có giấy chứng nhận, HS photo nộp kèm phiếu này) 6. Diện chính sách: Con thương binh, bệnh binh: Xã bãi ngang: 7. Về kết quả học tập: (Sử dụng kết quả năm học lớp 11) Học lực loại:................Hạnh kiểm loại............. Môn học yếu nhất: ……………Lí do ..................................................................... Môn học yêu thích nhất:.............Lí do ................................................................... 8. Điểm mạnh, hạn chế của bản thân: .................................................................... 9
- ............................................................................................................................... 9. Các nhiệm vụ đã làm (lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó VTM, LĐ, ...) ....... 10. Dự định tương lai: a. Thi ĐH, CĐ nhóm môn ..................................................., ngành ....................... trường ............................................, tại .................................................................. b. Ước mơ làm nghề gì ? Tại sao ? ............................................................................................................................... c. Sở thích của bản thân:......................................................................................... Học sinh: ………………………. - Trực tiếp hoặc gián tiếp trao đổi với học sinh qua các tiết sinh hoạt chủ nhiệm, tranh thủ giờ ra chơi hoặc qua các buổi ngoại khóa, qua Zalo, Messenger. Thông qua trò chuyện với học sinh, giáo viên chủ nhiệm thiết lập mối quan hệ gần gũi, thân thiện với các em. Đồng thời, qua đây tạo sự tin tưởng để các em mạnh dạn nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình. Trên thực tế, không phải học sinh nào cũng mạnh dạn trao đổi trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải tranh thủ thời gian, sử dụng cả Zalo, Messenger để tìm hiểu học sinh của mình. Bên cạnh đó, tôi kết hợp với giáo viên bộ môn đã tiến hành khảo sát thăm dò trình độ của học sinh lớp 12C7 với 3 môn Toán, Văn, Anh dựa theo chuẩn kiến thức kĩ năng của ba môn mà học sinh lớp 12 cần đạt để nắm bắt tình hình và giúp tôi có cơ sở vững chắc hơn trong việc phân loại đối tượng học sinh giúp các em đậu 100% tốt nghiệp và có tỷ lệ đậu cao đẳng, đại học cao. - Môn Văn đề bài như sau: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: “Bất thần, từ một chỗ ít ai ngờ tới nhất bùng lên một tiếng nổ cùng với những cột đất dựng lên mù mịt. Hiện ra sau những đám khói ấy, bên những ngọn lửa ấy là cô gái mà tôi thường nghĩ đến và đồng đội của cô, là những người thân yêu, những chiến sĩ giữ đường gan góc. Dọc con đường này, họ đã trở nên thân thuộc với anh em lái xe, có khó khăn nào mà chúng tôi không cùng họ san sẻ, có chuyến đi nào mà chúng tôi không cùng ăn dăm ba bữa cơm với họ. Có người chúng tôi gặp luôn, có người chưa bao giờ thấy mặt, nhưng tất cả đều trở nên gần gũi và dễ hiểu, đều trở thành một vẻ đẹp chung gắn bó với mỗi chúng tôi. Một dáng người đứng bên đường vẫy tay chào, một khuôn mặt trầm tư lướt qua cửa xe, một nụ cười của ai mà ta gặp ở đâu rồi, một giọng nói nào giống như giọng nói của người quen mà không kịp nhớ và những đôi mắt của lòng tin cậy biết nói cho ta nghe những chuyện đâu dễ hôm nay đã nói hết được thành lời” (Đỗ Chu – Ráng đỏ (1-1969) 10
- Câu 1 (2đ): Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích. Câu 2 (2đ): Nêu chủ đề của đoạn trích. Câu 3 (3đ): Hình ảnh cô gái và đồng đội của cô trong đoạn trích trên gợi cho anh/chị nhớ tới tác phẩm văn học nào cũng viết về những cô gái như họ? Điểm chung nổi bật ở họ là gì? Câu 4 (3đ): Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của anh/chị về những người chiến sĩ thời bấy giờ. - Môn Toán: Yêu cầu học sinh tính được đạo hàm của các hàm số.Đề bài như sau: ĐỀ 1 4 1.Tính đạo xcủa a. yhàm 3các x hàm 3 2 x số2 1 sau 3 b. y x 2 2 x x 1 ĐỀ 2 c. y x 2 x 11 2 1.Tính đạo x 3 của a. yhàm xcác 3hàmx 4số sau 2 b. y 3 x x 2 5 x - Môn Tiếng x 1 c. y Anh: đề bài như sau: x2 I. Fill in the each gap with one of these words or phrase: for, caring, willing, under, 1. My father and two brothers are ___________ to help with household chores 2. My mother is a very __________ woman. She always gets up early to prepare breakfast, so we don’t have to eat out. She is worried when we ill or have done something wrong. 3. The developed countries are responsible ___________ green house. II. Choose the word - a, b, c or d - that has the underlined part pronounced differently from that of the others. 4. a. practised b. stamped c. indulged d. accomplished 5. a. hats b. rains c. clubs d. pens 6. a. helped b. borrowed c. dismissed d. booked III. Give the correct form of verbs in the brackets. 7. They (get) married last year.→ ........................................................... 8. When we arrived, they (fight).→ ........................................................... 9. We (live) here since 1990.→ ........................................................... 10. He (watch) a football match at the moment.→ ................................................. Kết quả: 11
- Tổng số học sinh 42: nữ 14, nam 28. Bao gồm các xã: Diễn Kim 15 học sinh, Diễn Hải 12 học sinh, Diễn Hoàng 04 học sinh, Diễn Mỹ 05 học sinh, Diễn Hùng 01 học sinh, Diễn Yên 01 học sinh, Diễn Trường 04 học sinh. Có: 01 học sinh con thương binh :em Nguyễn Văn Hoàng. 01 học sinh khuyết tật hòa nhập : em Vũ Bá Ngọc. 02 học sinh hộ cận nghèo: em Trần Ngọc Huyền, em Phạm Phương Nam. 01 học sinh hộ nghèo: Phạm Văn Vinh. 03 học sinh không có cha gồm: Vũ Bá Ngọc, Phạm Phương Nam, Bùi Thị Giang. 04 học sinh mồ côi cha gồm: Hồ Thị Dung, Lê Quốc Việt, Lê Đức Sinh, Nguyễn Thị Oanh. Học lực năm lớp 11: giỏi 0, khá 10, còn lại 32 trung bình; Hạnh kiểm yếu 2, trung bình 8, khá 21, tốt 11. Có 42 em tham gia làm bài kiểm tra khảo sát thăm dò. Sau khi chấm điểm, chất lượng đầu năm của học sinh được tổng hợp như sau: MÔN Điểm Điểm 9 Điểm 8 Điểm 7 Điểm 6 Điểm 5 Dưới 5 10 SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Toán 0 0 0 0 3 7,14 0 0 2 4,76 9 21,42 28 66,66 Văn 0 0 1 2,38 2 4,76 6 14,28 11 26,19 12 28,57 10 23,80 Tiếng 0 0 0 0 0 0 3 7,14 2 4,76 6 14,28 31 73,80 Anh Thông qua kết quả khảo sát thăm dò, bản thân tôi sau khi nhờ các giáo viên bộ môn đánh giá bài làm của học sinh đã nhận thấy rằng, đối với môn Toán thì đa số là các em đều thực hiện bài khảo sát ở mức độ dưới trung bình. Một số em hoàn thành bài tập trên và đạt được điểm 8 đó là em: Bùi Thị Giang, Nguyễn Thị Thu Hiền, Bùi thái Khải. Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh thực hiện bài khảo sát có kết quả ở mức độ kém đó là các em: Nguyễn Phúc Niên, Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thành Phát. Môn Văn: thì đa số là các em đều thực hiện bài khảo sát ở mức độ trung bình. Một số em hoàn thành bài tập trên và đạt được điểm 8 đó là em: Chu Duy Quang, Bùi Thị Hương, Chu Đào Trúc Vi. Tuy nhiên, vẫn còn một học sinh thực hiện bài khảo sát có kết quả ở mức độ kém đó là các em: Hoàng Văn Việt. Môn tiếng Anh: thì đa số là các em đều thực hiện bài khảo sát ở mức độ dưới trung bình. Một số em hoàn thành bài tập trên và đạt được điểm 7 đó là em: Nguyễn Viết Tài, Trần Ngọc Huyền, Nguyễn Văn Dương. Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh thực hiện bài khảo sát có kết quả ở mức độ kém đó là các em:Vũ Quang Chiến, Nguyễn Tiến Hùng, Nguyễn Thị Thúy, Phạm Văn Thuận. 12
- Như vậy, qua thống kê khảo sát ba môn đầu năm học mà giáo viên bộ môn cung cấp thì môn Văn đạt kết quả cao nhất. Qua đây phản ánh thực trạng học lực đầu năm của lớp 12C7 cần phải quan tâm rất nhiều. Mặc dù ở kì thi cuối năm học 2019 – 2020 kết quả đạt một số học sinh được là học sinh tiên tiến, thế nhưng sau một thời gian dài nghỉ hè, các em đã không hề đụng đến sách vở cho nên dẫn đến hậu quả đã quên đi phần nào kiến thức cũ. Bên cạnh đó, một số em khả năng tự học còn hạn chế, kĩ năng giao tiếp, chia sẻ chưa mạnh dạn, chưa tự tin, còn nhút nhát, chưa tích cực tự giác tiếp thu, chiếm lĩnh kiến thức. Mà phương pháp mới đòi hỏi vai trò của học sinh trong việc tự học là quan trọng nhất, vì học sinh có tự học được thì lúc đó các em mới biết chia sẻ, hợp tác được với các bạn trong nhóm. Chính vì thế mà sau hai tuần đầu ổn định lớp học, bản thân tôi cùng tất cả học sinh trong lớp12C7 bắt tay ngay vào việc xây dựng, thành lập lớp tự quản. Hình thành các kĩ năng học tập cho các em, giúp các em cùng hòa chung vào các phong trào thi đua học tập sôi nổi do tôi phát động. Ngay sau khi nắm bắt được tình hình thực trạng của lớp, tôi cùng các học sinh trong lớp thành lập lớp học tự quản theo đúng tiến trình. Học sinh đã bầu ra được ban cán sự (gồm: lớp trưởng Hồ Thị Dung, lớp phó học tập Chu Đào Trúc Vi, lớp phó lao động Chu Duy Quang) và ban chấp hành (gồm: bí thư Trần Ngọc Huyền, phó bí thư Phạm Thị Thắm, ủy viên Vũ Đức Thảo). Sau đó tôi đã tổ chức cho các ban tự xây dựng kế hoạch hoạt động của ban mình cho từng tuần, từng tháng, học kì và cả năm học, trong đó chú trọng nhất là công tác tổ chức phát động các phong trào thi đua học tập như: “Tuần học tốt, giờ học tốt”, “Nói lời hay, làm việc tốt”, “Nhặt được của rơi, trả người đánh mất”,… mà một trong những phong trào thi đua quan trọng nhất và phải được thực hiện thường xuyên, liên tục nhất đó là phong trào “Nhóm bạn cùng tiến”. Dựa vào kết quả khảo sát thăm dò, đồng thời thông qua việc nắm bắt, phân loại năng lực của học sinh, bản thân tôi cùng học sinh trong lớp đã tổ chức thành lập “Nhóm bạn cùng tiến”. 2.2. Tổ chức tư vấn cho học sinh. Tôi tiến hành tổ chức tư vấn cho các em nhằm giúp các em thấy rõ được tình hình, thực trạng của lớp mình, của bản thân mình. Ví dụ: Các em Nguyễn Phúc Niên, Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thành Phát môn toán còn yếu thì cần những bạn như thế nào hỗ trợ? Em Vũ Bá Ngọc là học sinh khuyến tật hòa nhập nên thường xuyên chưa tập trung chú ý vào bài học, khả năng tự học, chia sẻ, tương tác với các bạn chưa tốt thì cần những bạn như thế nào giúp đỡ? em Hoàng Văn Việt hay nghỉ học, chữ viết chưa đẹp, chưa biết cách trình bày lôgic ở môn Văn thì cần sự hỗ trợ của những bạn nào? Bạn Bùi Thị Giang học tốt môn toán, thì cần hỗ trợ cho những ai, bạn Trần Ngọc Huyền, bạn Lê Đức Sinh, bạn Hoàng Văn Lợi, là những bạn năng nổ, tích cực, tự giác trong học tập, học tốt tất cả các môn học thì cần phải giúp đỡ, kèm cặp các bạn học chưa tốt ở những môn nào? Bạn Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Văn Hoàng là những học sinh chậm tiến bộ thì hỗ trợ như thế nào… thông 13
- qua đó học sinh có thể nhận thấy được những ưu, khuyết điểm của bản thân mình để hỗ trợ và cần sự hỗ trợ cho phù hợp. 2.3. Học sinh đăng kí tham gia vào phong trào “Nhóm bạn cùng tiến”. Sau khi có kết quả qua thăm dò nắm bắt tình hình học sinh, tổ chức tư vấn cho học sinh. Thay vì bản thân giáo viên chủ nhiệm tự phân công nhóm, tôi đã tổ chức cho học sinh tự đăng kí tham gia được hỗ trợ, giúp đỡ hay được nhận sự giúp đỡ, kèm cặp của bạn mình về mọi mặt. Các em đăng kí bằng cách viết vào phiếu đăng kí và bỏ vào bì thư điều em muốn nói về những ưu điểm và hạn chế của bản thân và chọn bạn để giúp đỡ hay cần được sự giúp đỡ. Học sinh đã tự nhận thức được những mặt mạnh và những mặt hạn chế của bản thân để cùng nhau nỗ lực thực hiện tốt nhằm hoàn thiện mình hơn về mọi mặt. Giáo viên chủ nhiệm cần phát huy tối đa tinh thần tự giác, tự nguyện của các em, giúp các em tham gia vào phong trào một cách tích cực, nhiệt tình. Thông qua cách đăng kí đó, tôi đã lập ra 7 nhóm mỗi nhóm gồm 6 học sinh. TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 4 PHIẾU ĐĂNG KÍ THAM GIA LỚP 12C7 “NHÓM BẠN CÙNG TIẾN” Họ và tên:……………………….Lớp:…..Năm học: 2020- 2021. 1- Em thấy có nên thành lập “ Nhóm bạn cùng tiến ” trong tập thể lớp 12C7 không? Có Không Lý do 2- Em có đồng ý tham gia “ Nhóm bạn cùng tiến ” không? Có Không Lý do 3- Điểm mạnh của em có thể giúp các bạn là gì? ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 4- Hạn chế của bản thân mà em cần các bạn hỗ trợ để khắc phục là gì? ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Diễn Châu, ngày 16-9-2020 Người đăng kí: 14
- Giáo viên cùng ban cán sự lớp, các tổ trưởng kiểm tra các bao thư điều em muốn nói, thống kê, tổng hợp những “ Nhóm bạn cùng tiến”, thông qua trước lớp để các em nắm rõ được trách nhiệm của mình. Học sinh đăng kí tham gia phong trào “Nhóm bạn cùng tiến” 2.4. Sắp xếp chỗ ngồi cho phù hợp. Tổ chức, sắp xếp chỗ ngồi đúng cách sẽ giúp các nhóm bạn cùng tiến duy trì và cải thiện sự tập trung của các thành viên để mang lại hiệu quả cao. Có rất nhiều cách sắp xếp chỗ ngồi như: sắp xếp chỗ ngồi theo hình chữ U, theo hình chữ T, sắp xếp chỗ ngồi của học sinh theo 4 tổ… Dù cách sắp xếp nào cũng cần đảm bảo: tạo điều kiện cho sự trao đổi giữa các học sinh, thúc đẩy sự tham gia của học sinh, dẫn đến sự tham gia của học sinh được cải thiện toàn diện. Trên cơ sở đăng kí của học sinh, tôi sẽ bố trí cho các “Nhóm bạn cùng tiến” được ngồi cùng các bàn liền kề và cùng tham gia vào một nhóm học tập để các em có thể dễ dàng hỗ trợ nhau hơn trong suốt quá trình học. Mỗi nhóm tôi đều cử nhóm trưởng và nhóm phó quản lý và điều hành nhóm mình. (Vị trí chỗ ngồi và nhóm giáo viên chủ nhiệm có thể điều chỉnh trong quá trình hoạt động nếu thấy việc đó là cần thiết) 15
- SƠ ĐỒ CHỖ NGỒI: Lớp 12C7 BÀN GIÁO VIÊN ( Tên học sinh in đậm là nhóm trưởng và nhóm phó các nhóm) CỬA VÀO DUNG N.VIỆT DƯƠNG HƯƠNG H.VIỆT N.HOÀNG CHIẾN VINH HIỀN LY THUẬN KHẢI GIANG ĐỨC LÊ VIỆT HUYỀN Đ.HOÀNG HÙNG HOÀI LÊ HOÀNG TÚ THÚY OANH B.LINH LỢI THẢO P.LINH NAM A.NGỌC NIÊN L.TRANG VI VIẾT TÀI V.TÀI QUANG-B.NGỌC -PHÁT THẮM Q.TRANG QUỐC SINH NỘI GVCN: Thái Thị Mùi 2.5. Lên kế hoạch và giao nhiệm vụ cụ thể. - Căn cứ vào kết quả khảo sát thăm dò, căn cứ vào kết quả đăng kí của học sinh đã được tổng hợp ở bước 1 và bước 3, giáo viên chủ nhiệm cùng các học sinh tiến hành họp lớp để phân công nhóm tham gia hỗ trợ, đồng thời tiến hành lên kế hoạch kèm cặp giúp đỡ cho các bạn. Kế hoạch được lên cụ thể theo tuần, theo tháng, theo từng nội dung phù hợp với môn học, bài học. VD: Học môn Giáo dục công dân bài 2 “ Thực hiện pháp luật” thì cần phải kèm cặp, hỗ trợ cho các bạn thuộc được khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật; hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí ; các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí; Người có hành vi tham nhũng là người vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể và cá nhân; Người có hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm kỉ luật hoặc hình sự trách nhiệm theo quy định của pháp luật; Phân biệt hành vi vi phạm pháp luật do tham nhũng với các hành vi vi phạm pháp luật khác; Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi làm trái quy định pháp luật. Đồng tình với việc xử lí vi phạm đối với người có 16
- hành vi tham nhũng; Phân biệt trách nhiệm pháp lí đối với vi phạm pháp luật do tham nhũng với các loại trách nhiệm pháp lí khác. - Phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm được tham gia giúp đỡ, kèm cặp bạn cũng như được nhận sự giúp đỡ kèm cặp. VD: Gồm 7 nhóm “Nhóm bạn cùng tiến” được phân công và giao nhiệm vụ: Nhóm 1: Hồ Thị Dung, Nguyễn Thị Thu Hiền, Vũ Quang Chiến, Nguyễn Văn Dương, Phạm Văn Vinh, Nguyễn Văn Việt. Nhóm trưởng: Hồ Thị Dung, nhóm phó: Vũ Quang Chiến . Nhóm 2: Bùi Thị Giang, Hồ Thu Hoài, Bùi Lê Thái Đức, Lê Văn Hoàng, Lê Văn Việt, Lê Văn Tú. Nhóm trưởng: Bùi Thị Giang, nhóm phó: Lê Văn Hoàng. Nhóm 3: Bùi Thị Hương, Đinh Thị Hương Ly, Hoàng Văn Việt, Phạm Văn Thuận, Nguyễn Văn Hoàng, Bùi Thái Khải. Nhóm trưởng: Bùi Thị Hương, nhóm phó: Bùi Thái Khải. Nhóm 4: Trần Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Oanh, Trần Đăng Hoàng, Nguyễn Tiến Hùng, Bùi Văn Linh, Hoàng Văn Lợi. Nhóm trưởng: Trần Ngọc Huyền, nhóm phó: Bùi Văn Linh. Nhóm 5: Đậu Phương Linh, Nguyễn Thị Thúy, Phạm Phương Nam, Phan Ánh Ngọc, Nguyễn Phúc Niên, Chu Duy Quang. Nhóm trưởng: Đậu Phương Linh, nhóm phó: Chu Duy Quang. Nhóm 6: Phạm Thị Thắm, Phạm Quỳnh Trang, Vũ Bá Ngọc, Nguyễn Thành Phát, Hoàng Mạnh Quốc, Lê Đức Sinh. Nhóm trưởng: Phạm Thị Thắm, nhóm phó: Lê Đức Sinh. Nhóm 7: Lê Thị Trang, Chu Đào Trúc Vi, Nguyễn Viết Tài, Trương Văn Tài, Vũ Đức Thảo, Bùi Thái Nội. Nhóm trưởng: Lê Thị Trang, nhóm phó: Vũ Đức Thảo. - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm để các em thực hiện nhiệm vụ được giao. Kế hoạch được lập phải có căn cứ, số lượng người tham gia ( nhóm trưởng, nhóm phó, các thành viên), nội dung thực hiện, cách thức thực hiện, thời gian và địa điểm thực hiện. 2.6. Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao. Đối với các em học sinh lớp 12C7, bên cạnh việc hoàn thành yêu cầu việc học của bản thân mình, các em còn có tinh thần giúp đỡ bạn trong học tập. Học tập là hoạt động diễn ra ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ lức nào. Học ở thầy cô, học ở bạn bè. Chính từ điều đó mà các em đã biết giúp đỡ nhau để cùng nhau tiến bộ. Từ việc ngồi cạnh nhau cùng một nhóm, các em đã có ý thức giúp đỡ nhau để cùng nhau tiến bộ. Từ những việc làm nhỏ nhất phải kể đến như giúp bạn tìm đúng trang sách khi bạn còn đang lúng túng cho đến những lúc bạn gặp khó khăn trong học tập các 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 78 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 56 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 33 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực và chủ động trong học tập cho học sinh khi áp dụng phương pháp dạy học theo góc bài Axit sunfuric - muối sunfat (Hóa học 10 cơ bản)
26 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển tư duy lập trình và khắc phục sai lầm cho học sinh lớp 11 thông qua sử dụng cấu trúc rẽ nhánh
24 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 54 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua bài tập thí nghiệm Vật lí
38 p | 24 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tư duy cho học sinh thông qua dạy học Bài tập hóa học chương Ancol - Phenol lớp 11 trung học phổ thông
74 p | 12 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào – Sinh học 10
84 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn