intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí cho học sinh qua chủ đề Thành phần hóa học của tế bào, Sinh học lớp 10

Chia sẻ: Ngaynangmoi | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:72

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là giúp học sinh biết được thực trạng dinh dưỡng của bản thân căn cứ vào chỉ số khối cơ thể (BMI). Trang bị cho học sinh kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí qua chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào”, Sinh học lớp 10.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí cho học sinh qua chủ đề Thành phần hóa học của tế bào, Sinh học lớp 10

  1.                                                                           1
  2. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu: 2 3. Đối tượng nghiên cứu và thực nghiệm 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. 2 II. NỘI DUNG 3 1. Cơ sở lý luận của đề tài 3 1.1. Nội dung cơ  bản của chủ  đề  “Thành phần hóa học của  3 tế bào”, sinh học lớp 10.  1.2. Kiến thức về  kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp  3 lí 1.3. Suy dinh dưỡng và thừa cân ­ béo phì 12 2. Cơ sở thực tiễn 13 2. 1. Thực trạng về kiến thức, kỹ năng lựa chọn chế độ dinh  13 dưỡng hợp lí của học sinh 2. 2. Nguyên nhân và hậu quả  của việc thiếu  kỹ  năng  lựa  14 chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí  của học sinh 3. Những khó khăn khi triển khai đề tài 17 4. Các giải pháp khi  áp dụng đề tài 18 5. Thực nghiệm 18 5.1. Mục đích thực nghiệm 18 5.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm 18 6. Kết quả đạt được khi vận dụng  đề tài 43 2
  3. 7. Bài học kinh nghiệm 47 III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48 1. Kết luận 48 2. Kiến nghị đề xuất. 49 TAI L ̣  THAM KHAO ̀ IÊU ̉ 51 IV. PHẦN PHỤ LỤC 52 3
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT CHÚ THÍCH THPT Trung học phổ thông BMI Chỉ số khối cơ thể KN Kỹ năng GV Giáo viên HS Học sinh SGK Sách giáo khoa TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng 4
  5. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI­ thời đại của  sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ 4.0. Hòa chung trong sự phát triển đó  chưa bao giờ ngành giáo dục và đào tạo trứng trước những thách thức lớn về  đổi   mới căn bản và toàn diện. Chương trình giáo dục phổ  thông   mới thực hiện yêu  cầu của Nghị quyết 29 và Nghị quyết 88: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ  yếu trang bị  kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người  học”. Nếu như  chương trình hiện hành và các chương trình giáo dục phổ  thông   trước đây trả lời cho câu hỏi: “Học xong chương trình, học sinh biết được những   gì”. Thì chương trình giáo dục phổ thông  mới tập trung trả lời cho câu hỏi: “Học  xong chương trình, học sinh làm được gì”. Như  vậy giáo dục, phát triển cho học  sinh những kỹ năng sống , trong đó có kỹ  năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí  là mục tiêu của chương trình giáo dục phổ  thông mới đạt ra cho bất kỳ  môn học   nào. Sinh học được xem là môn học gắn liền với kiến thức thực tiễn.  Kiến thức  sinh học gần gũi, thiết thực bởi bất kì ở  lĩnh vực nào cũng không thể thiếu những  hiểu biết cơ bản về sinh giới. Vì rằng từ việc giữ gìn sức khỏe, đến việc làm gia  tăng của cải vật chất, tăng thiết bị phục vụ cuộc sống đều cần có sự hiểu biết về  sinh học.  Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông (15­18 tuổi) là giai đoạn tuổi vị thành   niên. Tuổi vị thành niên là lứa tuổi chuyển tiếp rất quan trọng về tâm sinh lý và thể  chất, chuẩn bị  cho sự  phát triển đầy đủ  của cơ  thể, hoàn thiện cho các cơ  quan.   Lứa tuổi trên là nguồn lao động kế cận ­ đó là hàng nghìn sĩ tử đang chuẩn bị hành   trang tham gia thi tuyển vào các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp nghề. Xa   hơn nữa, đây là nguồn cho lực lượng động quốc tế. Nhưng do chế độ dinh dưỡng  chưa hợp lý, học sinh Việt Nam nói chung và học sinh THPT nói riêng đang đối   mặt với cả  hai vấn đề: Suy dinh dưỡng thấp còi và thừa cân béo phì. Thực trạng  đó không những  ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lí, chất lượng học tập và lao động  của các em mà còn ảnh hưởng đến chất lượng dân số toàn quốc. Liệu kiến thức sinh học phổ  thông có thể  hướng dẫn, bồi dưỡng cho các  công dân tương lai những kỹ năng thực tiễn liên quan đến dinh dưỡng để các em có  thể tự chăm sóc bản thân đúng cách và góp phần giảm gánh nặng kép về suy dinh  dưỡng và thừa cân­béo phì ở học sinh  THPT không? Với những băn khoăn, trăn trở  về  vấn đề  đó, tôi mạnh dạn chọn đề  tài: Phát triển kỹ  năng lựa chọn chế  độ  dinh dưỡng hợp lí cho học sinh  qua chủ  đề  “Thành phần hóa  học của tế  bào”, sinh học lớp 10.  5
  6. 2. Mục đích nghiên cứu: Học sinh biết được thực trạng dinh dưỡng của bản thân căn cứ  vào chỉ  số  khối cơ thể (BMI). Trang bị  cho học sinh kỹ năng lựa chọn chế  độ  dinh dưỡng hợp lí qua chủ  đề “Thành phần hóa học của tế bào”, sinh học lớp 10.  3. Đối tượng nghiên cứu và thực nghiệm Nghiên cứu lí thuyết  chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào”, sinh học lớp  10”.  Nghiên cứu những cơ  sở  lí luận và thực tiễn của các vấn đề  liên quan đến  lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí cho học sinh trung học phổ thông. Vận dụng đối với học sinh khối 10, Trường THPT Quỳ Hợp 2 – huyện Quỳ  Hợp. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết Tiến hành thu thập tài liệu qua sách, báo, các văn bản liên quan đến đề  tài.  Trên cơ sở đó để phân tích, tổng hợp và rút ra những vấn đề cần thiết của đề tài. 4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Sử  dụng các phương pháp như: Thực nghiệm sư  phạm, điều tra, khảo sát,  quan sát sản phẩm, tổng kết kinh nghiệm, trao đổi, lấy ý kiến góp ý của giáo viên,   lấy ý kiến điều tra học sinh.… 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Trường THPT Quỳ Hợp 2.  Thời gian thực nghiệm:  Đề tài được thực nghiệm dạy sinh học  lớp 10 trong   các năm học 2018­2019, 2019­2020 và 1920­1921 6
  7. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1. Nội dung cơ bản của chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào”, sinh học  lớp 10.  Chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào”, sinh học lớp 10” gồm 4 bài trong  chương 1, thuộc phần 2 ­ Sinh học Tế bào, Sinh học 10.  Nội dung của các tiết học  rất thiết thực và gắn với kiến thức liên quan đến các kỹ năng lựa chọn chế độ dinh  dưỡng của đề  tài. Kiến thức lí thuyết cơ  bản của các bài học tương  ứng với các  kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng như sau: TT Bài học Kiến thức lí thuyết Kỹ năng tương ứng 1 Bài 3: Các nguyên  ­ Các nguyên tố  đại lượng, vi  ­   Lựa   chọn   và   sử   dụng   các  tố hóa học và  lượng   và  vai   trò   của  chúng  nguồn   thực   phẩm   cung   cấp  nước trong tế bào. vitamin, khoáng chất hợp lí. ­ Cấu trúc hóa học của phân tử  ­ Sử dụng nước đúng cách  nước và vai  trò  của  nước   đối  với tế bào. ­   Các   loại   đường   có   trong  tế  ­ Lựa chọn và sử  dụng các thức  2 Bài 4: Cacbohidrat  bào và    chức năng  của  đường  ăn   chứa   đường   (cacbohidrat)  đối với tế bào. hợp lí. và Lipit ­ Các loại lipit  ,  và chức năng  ­ Lựa chọn và sử  dụng các thức  của lipit. ăn chứa lipit đúng cách. ­  Cấu   tạo   và   chức   năng   của  ­ Lựa chọn và sử dụng hợp lí các  Prôtêin trong tế bào nguồn thức ăn chứa protein 3 Bài 5: Protein ­   Phối   hợp,   cân   đối   các   nhóm  thứa ăn: tinh bột, rau, hoa quả,  protein,   chất   béo,   đồ   ngọt   và  muối trong bữa ăn hằng ngày. 1.2. Kiến thức về  kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí 1.2.1. Khái niệm kỹ năng  Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức, hiểu biết của con người để  thực hiện một việc gì đó, có thể  là việc nghề  nghiệp mang tính kỹ  thuật, chuyên   môn hoặc việc liên quan cảm xúc, sinh tồn, giao tiếp,… Kỹ  năng sống được hiểu ngắn gọn là những kỹ  năng, thói quen cần thiết,  hợp lý để xử lý tình huống cụ thể trong cuộc sống. Như vậy  kỹ năng lựa chọn chế  7
  8. độ  dinh dưỡng hợp lí là một trong những kỹ năng sống cơ  bản giúp con người tự  chăm sóc bản thân để có sức khỏe và thể trạng tốt.  Kỹ  năng lựa chọn chế  độ  dinh dưỡng là kỹ  năng lựa chọn và sử  dụng các  loại thực phẩm để đáp ứng nhu cầu sinh tồn và phát triển của cơ thể.  Lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí là sử dụng phối hợp cân đối giữa nhóm  chất sinh năng lượng, chất xơ và vitamin, khoáng chất. Hiện   nay,   Bộ   Y   tế   khuyến   cáo   người   dân   áp   dụng   theo công   thức   dinh  dưỡng  4­5­1 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia.  Số  4 chính là chế  độ  ăn cân đối 4 yếu tố: Cân đối giữa 3 nhóm chất sinh   năng lượng; cân đối về protein (giữa đạm động vật và thực vật); cân đối về  lipid   (giữa lipid động vật và lipid thực vật); cân đối về  vitamin và khoáng chất. Do đó,  để  đạt được sự  cân đối giữa 3 nhóm chất sinh năng lượng thì lượng chất đạm  (protein)   phải   đạt   từ   13   ­   20%;   chất   béo   (lipid)   từ   20   ­   25%   và   tinh   bột   (carbohydrate) từ 55 ­ 65% trong bữa ăn hằng ngày. Số 5 trong công thức này nghĩa là, để đảm bảo tính đa dạng của bữa ăn cần   phải có ít nhất 5/8 nhóm thực phẩm. Các nhóm bao gồm:  1. Nhóm lương thực (gạo, mì) là thức ăn cơ  bản và cũng là nguồn cung cấp   năng lượng chủ yếu cho cơ thể. 2. Nhóm các loại hạt (đậu, đỗ, vừng, lạc,…) là nguồn cung cấp chất đạm  thực vật cho cơ  thể; nhóm sữa và các sản phẩm từ  sữa là nguồn cung cấp chất   đạm động vật và canxi quan trọng cho cơ thể. 3. Nhóm thịt các loại, cá, hải sản. Nhóm này cung cấp chất đạm động vật,  đặc biệt các axít amin cần thiết mà cơ  thể  người không tự  tổng hợp được; nhóm   trứng và các sản phẩm của trứng là nguồn cung cấp chất đạm động vật và nhiều   chất dinh dưỡng quý cho cơ thể. 4. Nhóm củ quả màu vàng, da cam, màu đỏ (cà rốt, bí ngô, gấc, cà chua) hoặc   rau tươi có màu xanh thẫm là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng chủ yếu cho   cơ thể. Loại rau càng sẫm màu càng có giá trị dinh dưỡng với cơ thể. Nhóm rau củ  quả khác (su hào, củ cải...) cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ.  5. Nhóm dầu ăn, mỡ  các loại là nguồn cung cấp năng lượng và các axít béo  cần  thiết cho cơ thể. Cuối cùng, số 1 chính là một bữa ăn hoặc dinh dưỡng trong một ngày cần sự  hài hòa giữa các nhóm chất và thực phẩm. Theo đó, công thức dinh dưỡng 4­5­1   8
  9. cho thấy, trong mỗi bữa ăn phải đảm bảo tính đa dạng, cân đối không kiêng khem   hoặc lạm dụng bất cứ thực phẩm nào. 1.2.2. Các nguyên tố  vi lượng và kỹ  năng lựa chọn, sử  dụng các nguồn thực  phẩm cung cấp các nguyên tố vi lượng hợp lí. Nguyên tố  vi lượng là những nguyên tố  có lượng chứa rất nhỏ  ( bé hơn  0,01%)trong khối lượng khô của tế  bào. Chúng là thành phần cơ  bản của enzim,   vitamin nên có vai trò tham gia điều tiết các hoạt động sống. Nguyên tố  vi lượng  bao gồm vitamin và khoáng chất. 1.2.2.1. Vitamin Vitamin là một nhóm chất hữu cơ mà cơ  thể  không tự  tổng hợp được. Nhu   cầu vitamin hằng ngày rất thấp ( dưới 100mg) nhưng lại rất cần thiết cho nhiều   chức phận quan trọng của cơ  thể. Thiếu vitamin  ảnh hưởng nhiều tới sự  phát  triển, sức khỏe cơ thể và gây ra nhiều bệnh đặc hiệu. Trong phạm vi nhỏ, đề  tài  chỉ đề cập tới vitamn A, vitamin C và vitamin D. * Vitamin A có vai trò tham gia chức năng cảm nhận thị giác; duy trì cấu trúc  bình thường của da và niêm mạc; đáp  ứng miễn dịch, kích thích hấp thụ, vận  chuyển và dữ  trữ  sắt nên có vai trò quan trong trong quá trình tạo máu; vitamin A   còn tác động đến quá tình tiết hoocmon tăng trưởng và cần cho sự  sinh tinh bình  thường nên  ảnh hưởng đến sự  sinh trưởng và sinh sản của cơ  thể. Vitamin A có  trong thực phẩm có nguồn gốc động vật như gan, lòng đỏ  trứng, sữa…và có trong  thực phẩm có nguồn gốc thực vật như  các loại rau có màu xanh đậm hoặc màu   vàng như rau muống, rau ngót rau cải xanh, bí đỏ, cà rốt… * Vitamin C tham gia gia quá trình hình thành chất tạo keo (collagen), là chất   cần để gắn kết tế bào và làm liền vết thương, làm vững bền thành mạch. Vitamin  C giúp tăng cường hấp thụ  sắt, tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng,  tham gia quá trình tạo kháng thể  và làm tăng sức đề  kháng của cơ  thể. Vitamin C   còn làm chậm quá trình lão hóa và phòng các bệnh tim mạch và ung thư. Thiếu   Vitamin C thường gây chảy máu chân răng, chậm liền vết thương, xuất huyết dưới  da… Vitamin C có nhiều trong rau và hoa quả, đặc biệt là chanh, cam, bưởi, dưa  hấu cà chua… * Vitamin D giúp hấp thụ  canxi và photpho từ  thức ăn nên có vai trò tăng  cường quá trình cốt hóa xương. Thiếu vitamin D gây rối loạn hấp thụ  canxi và   photpho, gây rối loạn lâu dài ở hệ xương, răng như bệnh còi xương và hỏng răng ở  trẻ  em hay loãng xương  ở  người lớn. Trong thực phẩm, vitamin D có trong sữa,  dầu gan cá, lòng đỏ trứng…Nguồn cung cấp vitamin D tốt nhất là từ ánh sáng mặt  trời, vì ánh sáng mặt trời giúp chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D. 1.2.2.2. Khoáng chất 9
  10. Khoáng chất: Chất khoáng có vai trò quá quan trọng trong cơ thể con người,   đặc biệt là trong việc cân bằngnội môi, duy trì sự phát triển của răng, xương, cơ và  các chức năng của hệ  thần kinh. Khoáng chất được chia thành hai nhóm theo nhu  cầu hằng ngày là khoáng chất đa lượng (nhu cầu lớn hơn 100mg/ngày) và khoáng  chất vi lượng (nhu cầu bé hơn 100mg/ngày). Những khoáng chất có liên quan đến  sức khỏe cộng động  ở  các nước đang phát triển như  Việt Nam là sắt, kẽm, canxi   và iot. * Sắt có vai trò quan trọng nhất là tổng hemoglobin hay nói cách khác là tạo  máu, làm cho máu có màu đỏ. Sắt còn là thành phần cấu tạo của một số enzim xúc  tác phản  ứng sinh học. Thiếu sắt gây nên tình trạng thiếu máu, làm hồng cầu bị  giảm, khiến tim đập nhanh hơn và xuất hiện những hiện tượng như  hoa mắt,  chóng mặt, buồn nôn. Sắt có trong các thực phẩm như  ngũ cốc, rau quả, đặc biệt  có nhiều trong các loại thịt, cá có màu đỏ. * Kẽm thúc đẩy sự  hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não   bộ, nên giúp cải thiện sức khỏe não bộ, hồi phục sau chấn thương, bệnh lý. Kẽm   kích thích sự phát triển của các tế bào miễn dịch (các đại thực bào, lympho bào B   và T), tạo thành một hàng rào miễn dịch vững chắc, giúp bảo vệ  cơ  thể  trước   những tác nhân gây bệnh. Kẽm kích thích sự  chuyển hóa, từ  đó dẫn tới sử  dụng,   tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Kẽm làm tăng hiệu quả  của vitamin D lên chuyển hóa  xương. Kẽm còn là thành phần cấu tạo của nhiều enzim liên quan đến quá trình   phát triển thai nhi, quá trình sinh trưởng, sinh sản của cơ thể. Kẽm có nhiều trong   thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa, lúa mạch, đậu… * Canxi kết hợp với photpho  là thành phần cấu tạo cơ  bản của xương và   răng, làm cho xương và răng chắc khỏe. Canxi còn cần cho quá trình hoạt động của   thần kinh cơ, hoạt động của tim, chuyển hoá của tế bào và quá trình đông máu.  Khi  thiếu hoặc thừa canxi đều có thể gây ra những bệnh lý phức tạp. Thiếu canxi gây  thiếu xương, loãng xương, tăng nguy cơ  gãy xương và còn ảnh hưởng đến huyết   áp. Thừa canxi có thể  gây sỏi thận, tăng canxi huyết, suy thận, giảm hấp thụ các  khoáng chất khác như  sắt, kẽm…Yếu tố  tăng cường hấp thụ  canxi là vitamin D.   Thực phẩm giàu canxi là  tôm, cua, cá,  ốc, vừng, đậu nành, mộc nhĩ, rau ngót, các  loại sữa và chế phẩm từ sữa…  * Iốt là thành phần quan trọng của hôc môn tuyến giáp, cần cho hoạt động   bình thường của tuyến giáp ­ Tiroxin nên có vai trò đảm bảo quá trình sinh trưởng  và phát triển bình thường của cơ thể.Thiếu iốt ở trẻ em sẽ gây chậm phát triển trí  tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng... Ngoài ra thiếu iốt còn gây ra bướu cổ,   thiểu năng tuyến giáp  ảnh hưởng lớn đến sự  phát triển và hoạt động của cơ  thể,  giảm khả năng lao động, mệt mỏi...Mỗi ngày mỗi người chúng ta cần khoảng 150   microgram iốt. Nếu lượng iốt được cung cấp quá nhiều sẽ  gây nên hội chứng   cường giáp, hay gặp nhất là bệnh Grave (Basedow), ngoài ra còn có u tuyến độc   10
  11. giáp (Toxic Adenoma), viêm tuyến giáp (Thyroiditis). Nguồn cung cấp iốt tốt nhất   là muối Iốt, các loại thực phấm ở biển như cá, thủy sản. 1.2.3.Nước với tế bào và sử dụng nước đúng cách 12.3.1. Cấu tạo và đặc tính hóa lí của nước:  Nước gồm 1 nguyên tử Ôxi và 2 nguyên tử Hiđrô liên kết với nhau bằng liên  kết cộng hóa trị. Do đôi điện tử chung bị kéo về phía Ôxi nên phân tử nước có tính phân cực,   các phân tử  nước này hút phân tử  kia và hút các phân tử  khác nên nước có vai trò   đặc biệt quan trọng đối với cơ thể sống. 12.3.2. Vai trò của nước đối với tế bào : Nước là thành phần cấu tạo tế  bào; Là dung môi hòa tan các chất ; Là môi  trường của các phản ứng sinh hóa...Nước chiếm tỉ  lệ lớn trong tế bào, nếu không   có nước tế bào sẽ không thể tiến hành chuyển hóa các chất để duy trì sự sống. Khi  cơ thể thiếu nước, bạn cũng sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ: Da khô, tóc giòn  dễ gẫy; Các bệnh như táo bón, sỏi thận… 12.3.3. sử dụng nước đúng cách Những thời điểm quan trọng cần uống nước bao gồm: Sau khi ngủ dậy hãy  uống một ly nước để  giúp lọc sạch gan và thận, trước 3 bữa ăn nên uống 1 cốc  nước. Uống nước nửa giờ  đến một giờ  trước khi đi ngủ  sẽ  giúp cơ  thể  phòng   chống nguy cơ máu cục máu đông. Khi thấy đói hoặc khi mệt mỏi (vì thiếu nước   cũng có thể gây nên 2 hiện tượng trên), khi ốm sốt cần uống nhiều nước hơn, khi  tiêu chảy nôn ói cũng cần uống 1 cốc nước và nên uống nước Oresol.  Uống nước  đúng cách theo ngụm nhỏ  và đừng đợi cơ  thể  có cảm giác khát mới uống nước.  Trong điều kiện bình thường, mỗi ngày bạn cần cung cấp 40ml nước cho mỗi kg   cơ  thể, trung bình là từ  1,5 ­2 lít nước uống mỗi ngày. Có hai cách cơ  bản và dễ  thực hiện để đánh giá lượng nước trong cơ  thể  đang đủ  hay thiếu đó là cảm giác   khát và màu sắc nước tiểu. Nước tiểu nhạt màu hoặc không có màu cũng như  không có mùi khai thường cho thấy cơ thể đang được cung cấp đủ nước. Khi cung cấp nước cho cơ  thể  cần lưu ý: Không uống nước đun đi đun lại  nhiều lần; Không uống nước nhiều trước khi đi ngủ; Không uống nước ngọt có ga  thay nước lọc; Không uống nước trong khi ăn;Không uống nước ngay sau khi vận  động nặng hay tập thể dục; Không uống nước đun sôi để nguội đã quá hai ngày. 1.2.4.Cacbohiđrat (đường) và lựa chọn, sử  dụng các thực phẩm chứa đường  hợp lí. 1.2.4.1. Cấu tạo hóa học. 11
  12. Cacbohiđrat là hợp chất hữu cơ  có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm 3   nguyên tố: C, H, O.  Cacbohiđrat có 3 loại: Đường đơn (Glucôzơ, Fructôzơ,…);  Đường   đôi   (Saccarôzơ,   galactôzơ,   mantôzơ…);   Đường   đa   (Tinh   bột,   glicôgen,  xenlulôzơ, kitin). Các đơn phân trong phân tử đường đa liên kết với nhau bằng liên   kết glicôzit. 1.2.4.2. Vai trò dinh dưỡng. Cung cấp năng lượng trực tiếp cho tế bào và cơ thể là chức năng quan trọng   nhất của cacbohđrat. Chất hữu cơ này còn là nguồn dự  trữ  năng lượng cho tế  bào   và cơ thể; Tham gia cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể sinh vật và cung  cấp chất xơ  (xenlulozơ) cho cơ  thể. Chất xơ  giúp cho quá trình tiêu hóa được  thuận lợi hơn và tạo cảm giác no, tránh hấp thụ  quá nhiều chất sinh năng lượng.  Chất xơ còn hấp thụ các chất có hại trong ống tiêu hóa như  choslesterol, các chất   oxi hóa, chất gây ung thư… 1.2.4.3. Nhu cầu cacbohiđrat của cơ thểvà lựa chọn, sử dụng các thực phẩm chứa   đường  hợp lí. Năng lượng  cacbohiđrat cung cấp chiếm 56­70% tổng nhu cầu năng lượng   của cơ thể. Nếu khẩu phần ăn thiếu cacbohiđrat, cơ thể có thể bị sút cân, mệt mỏi.  khẩu phần ăn thiếu nhiều cacbohiđrat có thể dẫn tới hạ đường huyết. Nếu ăn quá  nhiều cacbohiđrat thì lượng cacbohiđrat thừa sẽ  được chuyển hóa thành lipit, tích  trữ trong cơ thể gây nên béo phì, thừa cân. Không nên ăn quá nhiều cacbohiđrat tinh chế  như  bánh kẹo, đồ  uống ngọt,   bột tinh chế hoặc đã xay xát kỹ. Sử  dụng quá nhiều các đồ  ăn, uống trên làm ảnh   hưởng đến cảm giác ngon miệng, gây sâu răng, kích thích dạ dày, gây đầy hơi. Cacbohiđrat có chủ  yếu trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật như  ngũ  cốc, đường mật, hoa quả và rau. Trong các thức ăn có nguồn gốc động vật chỉ  có  sữa có chứa cacbohiđrat. 1.2.5.Lipit và lựa chọn, sử dụng các thức ăn chứa lipit đúng cách. 1.2.5.1. Cấu tạo hóa học. Lipit là hợp chất hữu cơ không chứa nito mà thành phần chính là glixêrol và   axit béo. Thuộc nhóm lipit có mỡ, photpholipit… Mỡ cấu tạogồm 1 phân tử glixêrol và 3 phân tử axit béo. Phôtpholipit cấu tạo gồm 1 phân tử  Glixêrol, 2 phân tử  axit béo và 1 nhóm   phôtphat. 1.2.5.2. Vai trò dinh dưỡng. 12
  13. Cung cấp và dự  trữ  năng lượng cho tế  bào và cơ  thể: Lipit là nguồn ngăng  lượng cao, 1g lipit cho 9 kcal. Thức ăn giàu lipit cần thiết cho người lao động nặng,  cho những đối tượng trong thời kỳ phục hội dinh dưỡng, cho phụ nữ có thai, phụ  nữ cho co bú và trẻ em. Lipit trong mô mỡ là nguồn dữ trữ năng lượng cho cơ thể. Lipit là cấu trúc quan trọng của tế bào của tế bào và các mô trong cơ thể. Mô   mỡ ở dưới da và quanh các phủ tạng là một mô đệm có vai trò bảo vệ, nâng đỡ các   mô của cơ thể khỏi những tác động bất lợi của môi trường bên ngoài như nhiệt độ  hoặc sang chấn. Điều hào hoạt động cơ  thể: Lipit trong thức ăn cần thiết cho sự tiêu hóa và   hấp thụ của những vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Lipit còn là thành  phần cấu tạo của  một số loại hoocmôn, Lipit cần cho hoạt động bình thường của   hệ nội tiết và sinh dục. 1.2.4.3. Nhu cầu lipit và lựa chọn, sử dụng các thực phẩm chứa lipit  hợp lí. Năng lượng lipit cung cấp hằng ngày cần chiếm từ  18­30% tổng nhu cầu   năng lượng của cơ  thể. Nếu lượng lipit chỉ  chiếm dưới 10% năng lượng khẩu  phần, cơ thể sẽ mắc một số bệnh lí như giảm mô mỡ giữ trữ, giảm cân, chàm da.   Thiếu lipit còn làm cơ  thể  không hấp thụ  được các vitamin tan trong dầu, do đó  gián tiếp gây nên các biểu hiện của bệnh do thiếu vitamin này. Trẻ  em thiếu lipit   có thể bị chậm phát triển chiều cao và cân nặng. Ngược lại, chế độ  ăn quá nhiều  lipit có thể  dẫn tới thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch và một số  loại ung thư  như  ung thư đại tràng, vú, tử cung và tuyến tiền liệt. Nguồn lipit trong thực phẩm: Thức ăn có nguồn gốc động vật có hàm lượng  lipit cao là thịt mỡ, mỡ  cá, sữa, phomat.Thức ăn có nguồn gốc thực vật có hàm  lượng lipit cao là dầu thực vật, lạc, vừng, đầu tương, hạt điều, hạt dẻ… 1.2.6. Protein và lựa chọn, sử dụng hợp lí các nguồn thức ăn chứa protein 1.2.6.1. Cấu tạo hóa học. ­ Prôtêin có cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các axit amin. Có  khoảng 20 loại axit amin tham gia cấu tạo prôtêin. Trong đó có nhiều loại axit amin  cơ thể không tự tổng hợp được mà phải lấy từ thức ăn gọi là axit amin thiết yếu. 1.2.6.2. Vai trò dinh dưỡng. Xây dựng và tái tạo tất cả các loại mô của cơ thể.  Cung cấp năng lượng:  Prôtêin  là nguồn năng lượng của cơ  thể  khi nguồn   cung cấp từ cacbohiđrat và lipit không đủ. 13
  14. Điều   hòa   hoạt   động   của   cơ   thể:   Prôtêin  là   thành   phân   cấu   tạo   nên   các  hôcmôn, các enzim, tham gia sản xuất kháng thể.   Prôtêin  tham gia vào mọi hoạt  động chuyển hóa, duy trì cần bằng dịch thể trong cơ thể. Prôtêin còn có chức năng dự  trữ  các axit amin hay tham gia vận chuyển các  chất, bảo vệ cơ thể… 1.2.6.3. Nhu cầu prôtêin và lựa chọn, sử dụng các thực phẩm chứa prôtêin hợp lí. Năng lượng prôtêincung cấp hằng ngày cần chiếm từ  12­14% tổng nhu cầu  năng lượng của cơ thể. Trong đó prôtêin có nguồn gốc động vật nên có khoảng 30­ 35% tổng số  prôtêin. Nếu prôtêin trong khẩu phần thiếu thường xuyên cơ  thể  sẽ  gầy, ngừng lớn, chậm phát triển thể  lực và tinh thần, rối loạn chức phận nhiều   tuyến nội tiết, giảm nồng độ  prôtêin máu, giảm miễn dịch. Nếu cung cấp prôtêin   vượt quá nhu cầu, prôtêin sẽ chuyển thành lipit và giữ trữ ở mô mỡ cơ thể dẫn đến   thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch, ung thư  đại tràng, bệnh gut và tăng đào thải   canxi. Prôtêin có nhiều trong thức ăn có nguồn gốc động vật như  thịt, cá, trứng,   sữa, tôm, cua… Prôtêin cũng có trong những thức ăn có nguồn gốc thực vật như  đậu, lạc, vừng. Prôtêin từ  thức ăn có nguồn gốc động vật thường có khá đầy đủ  axit amin thiết yếu và tỉ lệ các axitamin cân đối. Trong đó prôtêin của trứng và sữa   có đầy đủ  axit amin thiết yếu và tỉ  lệ  các axitamin cân đối nhất, do vậy chúng  được gọi là  « prôtêin chuẩn ». Prôtêin từ  thức ăn có nguồn gốc thực vật thường  thiếu một hay nhiều axit amin thiết yếu. Vì thế trong khẩu phần cần có sự kết hợp   nhiều loại thực phẩm, kết hợp giữa thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật. 1.2.7.  Kỹ  năng phối hợp, cân đối các nhóm thứa ăn: tinh bột, rau, hoa quả,   protein, chất béo, đồ ngọt và muối trong bữa ăn hằng ngày. ́ ̣ ̣ ưc ăn nao co thê cung câp đu cac chât cân thiêt cho hoat Không co môt loai th ́ ̀ ́ ̉ ́ ̉ ́ ́ ̀ ́ ̣  ̣ đông sông cua c ́ ̉ ơ thê. Tât ca nh ̉ ́ ̉ ưng chât ma c ̃ ́ ̀ ơ thê cân đêu phai lây t ̉ ̀ ̀ ̉ ́ ừ nhiêu nguôn ̀ ̀  thưc ăn khac nhau.  ́ ́ Tỉ lệ các chất hữu cơ có trong thực phẩm không giống nhau, tỉ  lệ các loại vitamin ở những thực phẩm khác nhau cũng khác nhau. Vì vậy đê co s ̉ ́ ưć   ̉ ́ ́ ợp nhiêu loai th khoe tôt, chung ta ăn phôi h ́ ̀ ̣ ức ăn va th ̀ ường xuyên thay đôi mon ăn. ̉ ́ Mặt khác, sự  phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn còn giúp ta ăn ngon   miệng hơn, điều này giúp cho sự hấp thụ thức ăn của cơ thể tốt hơn. Một bữa ăn có nhiều loại thức ăn đủ nhóm: bột đường, đạm, béo, vi­ta­min,   khoáng và chất xơ với tỉ lệ hợp lí như tháp dinh dưỡng cân đối chỉ dẫn là một bữa  ăn cân đối. Cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc  thực vật để đảm bảo cung cấp đủ  các loại chất béo cho cơ  thể. Nên ăn ít thức ăn  14
  15. chứa nhiều chất béo động vật để  phòng tránh các bệnh như  huyết áp cao, tim  mạch…Nên ăn phối hợp nhiều loại rau, quả để  có đủ  loại vi­ta­min, chất khoáng   cần thiết cho cơ  thể. Sự  phối hợp cân đối các loại thức ăn được mô tả  qua tháp   dinh dưỡng cân đối trung bình cho một người trong một tháng. Hình 1: Tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho một người trong một tháng Xây dựng bữa ăn cũng cần lưu ý: Nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tùy người,   vì nhu cầu dinh dưỡng phụ  thuộc vào: giới tính, lứa tuổi, dạng hoạt động, trạng  thái cơ thể. Người công nhân bốc vác có nhu cầu năng lượng cao hơn người thư kí  ghi chép ở văn phòng. Người học sinh trong thời kì luyện thi tốt nghiệp có nhu cầu   năng lượng cao hơn người học sinh đang học ở giai đoạn bình thường. Khẩu phần   ăn uống của người mới  ốm khỏi cần tăng cường thức ăn bổ  dưỡng để  mau chóng  phục hồi sức khỏe…Muốn quá trình tiêu hóa, hấp thụ  thức ăn tốt cũng nên chú  15
  16. trọng trạng thái tâm lí, nên ý thức giữ  tinh thần sảng khoái, vui vẻ  trong bữa ăn.   Nếu tâm lí căng thẳng sẽ không thuận lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. 1.3. Suy dinh dưỡng và thừa cân ­ béo phì 1.3.1. Suy dinh dưỡng 1.3.1.1. Khái niệm về suy dinh dưỡng Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm  ảnh hưởng đến hoạt động tăng trưởng bình thường của cơ thể. 1.3.1.2.Nguyên nhân bệnh suy dinh dưỡng Trẻ vị thành niên suy dinh dưỡng có thể vì nhiều lý do khác nhau như:Bữa ăn  nghèo nàn thiếu chất dinh dưỡng cần thiết; Khả  năng hấp thụ  chất dinh dưỡng   kém do các bệnh lý ở  đường tiêu hóa; Thói quen ăn uống không khoa học, thường  xuyên bỏ  bữa; Thức ăn không hợp khẩu vị  hợp hoặc trẻ  không được ăn đa dạng   các loại thực phẩm khác nhau; Trẻ  gặp phải vấn đề  tâm lý như  lo âu, sợ  hãi, lâu  trong thời gian dài. 1.3.1.3. Hậu quả của bệnh suy dinh dưỡng Suy dinh dưỡng làm cơ thể bị phát triển chậm cả về thể chất lẫn tinh thần.   Suy dinh dưỡng khiến tất  cả  các cơ  quan giảm phát triển,  thứ  nhất là hệ  cơ  xương, ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao và tầm vóc của trẻ. Suy dinh dưỡng còn làm giảm phát triển trí não, chậm chạp , giảm học hỏi,   tiếp thu, giao tiếp xã hội kém và khả năng làm việc thấp hơn. Suy dinh dưỡng còn có thể  gây ra các biến chứng như  : Hệ  miễn dịch suy   yếu dần, dễ mắc các bệnh lý khác nhau, đặc biệt là các bệnh lý lây nhiễm, thường   xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, lười vận  động, đứng không vững, hay bị  choáng. 1.3.2. Thừa cân ­ béo phì 1.3.2.1. Định nghĩa thừa cân – béo phì Theo tổ chức y tế thế giới, thừa cân – béo phì là tình trạng tích lũy mỡ  quá   mức và không bình thường tại một số  vùng cơ  thể  hay toàn thân đến mức  ảnh  hưởng tới sức khỏe. 1.3.2.2. Nguyên nhân của thừa cân – béo phì Chế  độ  ăn không hợp lý, ăn nhiều chất béo, chất ngọt và ăn quá nhiều so  với nhu cầu của cơ thể. 16
  17. Hoạt động thể  lực ít: Sống tĩnh tại, ít hoạt động thể  lực và rèn luyện thể  dục thể thao. Yếu tố  liên quan: gia đình (di truyền), điều kiện kinh tế  văn hóa – xã hội,  ngủ ít. 1.3.2.3. Hậu quả của thừa cân – béo phì Là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tuổi thọ. Béo phì ở trẻ em là yếu tố nguy cơ cho béo ở người lớn vì béo phì ở trẻ em   tồn tại đến người lớn khoảng 75% các trường hợp. Có nguy cơ  mắc các bệnh: cao huyết áp dẫn đến tai biến mạch máu não.  Tăng cholesterol dẫn đến nhồi máu cơ tim. Thừa cân, béo phì có thể  dẫn đến các bệnh: Đái tháo đường; Bênh xương   khớp, thoái hóa cột  ống do các khớp và cột sống luôn phải chịu sức nặng quá tải  của cơ thể. Nguy cơ cao mắc một số bệnh ung thư: ung thư vú, tử cung, tiền liệt tuyến. Là một loại bệnh lý tốn nhiều kinh phí để phòng chống, là gánh nặng cho y   tế và xã hội. 1.3.3. Cách xác định thừa cân – béo phì Đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì căn cứ vào chỉ số khối cơ thể (BMI).  Công thức tính BMI: Phân loại theo tố chức y tế thế giới: Xếp loại BMI Suy dinh dưỡng nặng Dưới 16,0 Suy dinh dưỡng vừa Từ 16,0 đến 18,5 Bình thường Từ 18,5 đến 25,0 Thừa cân Từ 25,0 đến dưới 30 Béo phì Từ 30 trẻ lên 2. Cơ sở thực tiễn 2. 1. Thực trạng về  kiến thức,  kỹ năng lựa chọn chế  độ  dinh dưỡng hợp lí  của học sinh 17
  18. Qua việc giảng dạy  ở  trường THPT Quỳ  Hợp 2, tôi nhận thấy với các các  em   có   lực   học   trung   bình   thì   có   nhiều   học   sinh   còn   lúng   túng   khi   trình   bày bài và chưa biết tự  học, tự  khai thác các kiến thức trong sách giáo khoa. Với các  học sinh học lực khá giỏi, thì khả  năng tự  học, tự  khai thác kiến thức trong sách  giáo khoa cũng như  các nguồn tài liệu khác rất tốt nhưng các em lại không mấy  quan tâm đến các kiến thức thực tế. Có nhiều học sinh không có các kỹ năng sống  cơ bản mà các em đã được học ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Bên cạnh đó thì  các phương pháp giảng dạy học truyền thống, với các câu hỏi đơn giản HS chỉ cần   đọc sách giáo khoa là trả  lời được làm cho HS luôn thụ  động trong quá trình tiếp  thu kiến thức mới từ  đó các em lười suy nghĩ, lười vận động dẫn tới thiếu các   sống cơ bản, trong đó có kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí. Thực tế cho thấy không những HS mà cả những người ảnh hưởng trực tiếp   đến các em hằng ngày là các ông bố, bà mẹ  trong gia đình cũng rất hạn chế  về  kiến thức, kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí. 2. 2. Nguyên nhân và hậu quả  của việc thiếu kỹ năng lựa chọn chế  độ  dinh  dưỡng hợp lí  của học sinh 2. 2.1. Nguyên nhân 2. 2.1.1. Hành vi ăn uống và tâm lí của trẻ vị thành niên Hành vi ăn uống của trẻ  vị  thành niên 15 – 18 tuổi cũng được xem là một   trong những bước ngoặc thay đổi song song với sự thay đổi về  tâm lý, suy nghĩ ở  trẻ. Đó là sự khác biệt tâm lý giữa một đứa trẻ và một thiếu niên, điều này đôi khi   làm cho các bậc cha mẹ bị “sốc nặng” trước những thay đổi về hành vi, cử chỉ lẫn   lối hành xử của trẻ. Bên cạnh sự ham muốn tìm tòi khám phá, muốn tự khẳng định  sự  độc lập của bản thân với bè bạn, gia đình, cảm xúc bất thường, tính cách lẫn  việc cư  xử  bốc đồng trước bạn bè hay gia đình thì trẻ  còn đặc biệt chú trọng tới  việc ăn uống, đặc biệt là ở trẻ gái. Sở dĩ có sự chú trọng trong vấn đề ăn uống của   trẻ, đặc biệt là ở trẻ gái cũng là do sự phát triển sinh lý (trẻ bắt đầu dậy thì) cũng  như  tâm lý của trẻ, trẻ  bắt đầu quan tâm tới giới tính, cảm xúc “thích” và “ghét”  biểu hiện rõ rệt đối với bạn khác giới, từ đó nhu cầu “đẹp” trước bạn bè, thầy cô,  đặc biệt là bạn khác giới ngày càng mạnh mẽ hơn. Trẻ bắt đầu lấy các hình ảnh   phụ  nữ  trên ti vi  ở  mục quảng cáo, phim, thời trang hay trên bìa tạp chí làm hình   tượng, làm mục tiêu trong việc thực hành ăn uống với mục đích để  giảm cân hay  giữ  dáng nhằm tạo ra “cái đẹp” mà trẻ  đang muốn hướng tới. Sự  tiếp nhận các   hình ảnh, các thông tin không có tính chất khoa học ở một số trang web, báo chí về  cách giảm béo, cách ăn uống để giữ dáng, để  cân đối cơ thể khi trẻ đọc được kết   hợp với nhận thức chưa đầy đủ  của trẻ  đã được áp dụng dẫn đến  kỹ  năng  lựa  chọn chế độ dinh dưỡng và thực hành ăn uống chưa đúng cách ảnh hưởng tới tình   trạng dinh dưỡng, sức khỏe và học tập của trẻ tại trường và là mối lo của các phụ  18
  19. huynh đối với các sĩ tử trước kỳ thi tuyển sinh quốc gia. Việc đảm bảo chất lượng   đầu ra của học sinh để đảm bảo tỉ lệ thi cử vào các trường đại học chính quy đạt  kết quả  cao cũng như  chất lượng nguồn lao động trong tương lai gần của Việt   Nam không chỉ  còn là vấn đề  luôn được coi trọng của ngành giáo dục trong công   tác đào tạo mà đây còn là thách thức đang đặt ra đối với các chuyên gia dinh dưỡng  nói riêng và của ngành y tế  nói chung trong việc cải thiện và nâng cao sức khỏe   của người dân. 2. 2.1.2. Ảnh hưởng của gia đình Các đối tượng trong độ  tuổi lao động 20 – 60 tuổi là những ông bố, bà mẹ  trong các gia đình, đặc biệt Quỳ hợp là địa phương có lỉ lệ dân cư đi làm ăn xa cao.   Do vậy, việc dành thời gian chăm sóc cho con cái chắc chắn sẽ ít đi, nhất là đối với  những trẻ ở độ tuổi vị thành niên là điều không tránh khỏi. Trong gia đình, được quan tâm nhất đến chế độ dinh dưỡng nhất là giai đoạn  trẻ từ 0 đến 6 tuổi và giai đoạn tiểu học, qua giai đoan trung học cơ sở sự quan tâm   này giảm dần. Khi con đã đến tuổi trung học phổ  thông (15­18 tuổi) thì sự  chăm   sóc, quan tâm đến chế  độ  dinh dưỡng hầu như  rất ít. Giai đoạn này các bà mẹ  thường để  con tự  chủ  trong vấn đề  dinh dưỡng như: cho tiền tự  ăn sáng, thích ăn   món gì trong bữa ăn hằng ngày là tùy con. Kết hợp với sinh lí lứa tuổi, sáng sớm  ngủ  dậy muộn, không ăn sáng hay đi ăn vặt với bạn bỏ bữa tối được xem là bình  thường. Từ  đó sự  giáo dục về  các kiến thức và kỹ  năng   lựa chọn chế  độ  dinh  dưỡng hợp lí  của học sinh từ gia đình rất hạn chế. 2. 2.1.3. Giáo dục trong nhà trường Trong chương trình giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông không có  một phân môn nào chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng  hợp lí. Các nội dung này chỉ có phần nhỏ trong chương trình khoa học lớp 4, còn  lại chủ yếu là giáo viên tự tìm tòi liên hệ vào bài giảng. Trong các tiết học truyền thống người dạy còn chú trọng truyền thụ các kiến  thức cơ  bản trong sách giáo khoa mà chưa quan tâm nhiều đến việc liên hệ  thực   tiễn.  Nếu các tiết học áp dụng phương pháp tích cực thì người dạy quá chú trọng   đến việc tổ chức các hoạt động cho học sinh mà xem nhẹ việc bồi dưỡng kỹ năng   sống.  Sự phát triển của công nghệ thông tin làm người học lười tìm hiểu, nhác ghi   nhớ, ỷ lại cho các thiết bị thông minh như smartphone hay các trang google.  Quỳ Hợp chưa có các trung tâm giáo dục thường xuyên chuyên về  giáo dục  kỹ  năng sống. Sự  quan tâm của phụ  huynh về  giáo dục kỹ  năng sống chưa đúng  19
  20. mực.  Đáng chú ý, hiện nay một bộ phận lớn người dân có nhiều sự  thay đổi tiêu   cực về  thói quen ăn uống, cách sử  dụng thực phẩm, lối sống và sinh hoạt. Đó là   một chế độ ăn ít rau xanh, nhiều chất béo; sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn;  lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực…. Xu hướng chung đó đã ảnh hưởng không  nhỏ đến nhận thức, hành động của học sinh đến vấn đề dinh dưỡng. 2. 2.2. Hậu quả Thiếu kiến thức và kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí  của học sinh  là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các hành vi ăn uống không hợp lí. Qua khảo sát trước khi học chủ đề “ Thành phần hóc học của tế bào” ở học   sinh khối 10, năm học 2020­2021, tôi thu được kết quả sau: TT Nội dung khảo sát Có (%) Không (%) 1 Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng bản thân 51. 8 48.2 2 Thường xuyên bỏ bữa sáng 49.95 50.05 3 Thường xuyên ăn các đồ ngọt như keo, bánh, chè… 56.33 43.67 4 Thường xuyên sử dụng các thức ăn nhiều chất béo 61.04 38.96 5 Thường ăn thịt, không ăn cá 42.53 57.47 6 Thích các món ăn đậm (vị mặn) 42.53 57.47 7 Không thường xuyên ăn hoa quả 40.23 59.77 8 Không thường xuyên ăn rau 34.49 65.51 9 Có thói quen ăn vặt thường xuyên trong ngày 52.88 47.12 10 Uống nước nhiều trong ngày ( hơn 1,5 lít) 44.83 55.17 11 Chỉ uống nước khi thấy khát 63.22 36.78 12 Thường xuyên sử dụng các đồ uống ngọt có ga 44.88 55.12 Kết quả  trên cho thấy, phần lớn trẻ vị thành niên được khảo sát có hành vi   ăn uống không khoa học, điển hình như   có tới 48.2% đối tượng không  quan tâm   đến chế độ dinh dưỡng bản thân. Từ đó các em có những hành vi ăn uống tùy tiện  như  trong 510 HS được khảo sát có: 49,95%  thường xuyên bỏ  bữa sáng, 63,22%  chỉ uống nước khi thấy khát, 34,49% không thường xuyên ăn rau…Các con số “ấn  tượng” trên khẳng định rằng kiến thức, kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp  lí của học sinh còn quá hạn chế. Kết quả khảo sát còn đặt câu hỏi lớn cho gia đình,  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2