Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực cho học sinh qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh học 12 - THPT
lượt xem 5
download
Đề tài "Phát triển năng lực cho học sinh qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh học 12 - THPT" đã bổ sung thêm cơ sở lí luận về ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng số hóa qua một số phần mềm mới và các thiết bị hỗ trợ được áp dụng trong dạy học chương I, Sinh học 12; Đề tài đã đề xuất được qui trình thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học chương I, Sinh học 12 có sử dụng các phần mềm như PPT, Mozabook, Classpoint, Padlet..., tạo kho học liệu số của môn Sinh học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực cho học sinh qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh học 12 - THPT
- Đề tài: “PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH QUA THIẾT KẾ CÁC BÀI GIẢNG THEO HƯỚNG SỐ HÓA TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ SINH HỌC 12 - THPT” Lĩnh vực: SINH HỌC
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 Đề tài: “PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH QUA THIẾT KẾ CÁC BÀI GIẢNG THEO HƯỚNG SỐ HÓA TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ SINH HỌC 12 - THPT” Họ và tên : Nguyễn Thị Thu Lĩnh vực : SINH HỌC Tổ : Khoa học tự nhiên Điện thoại : 096615197 Nghệ An, tháng 04 năm 2022
- “Phát triển năng lực cho học sinh qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị , Sinh học 12 - THPT” MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................... 1 1.1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1 1.2. Tính mới của đề tài ............................................................................................. 2 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2 1.5. Kế hoạch nghiên cứu .......................................................................................... 2 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................... 4 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................................. 4 2.1.1. Năng lực và các loại năng lực hình thành ....................................................... 4 2.1.2. Một số phần mềm và thiết bị hỗ trợ dạy học, kiểm tra đánh giá thiết kế bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học. ................................................................... 4 2.1.3. Vai trò của các thiết bị phần mềm và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục ........................................................................................................................... 14 2.1.4. Một số yêu cầu đặt ra trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục để thiết kế bài giảng ....................... 15 2.1.5.Xu hướng hiện nay trong việc sử dụng CNTT để thiết kế bài giảng ............. 15 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ........................................................................................ 15 2.2.1. Thực trạng sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong dạy học ở trường THPT.... 15 2.2.2. Thực trạng áp dụng các hình thức tổ chức dạy học có ứng dụng CNTT theo hướng số hóa vào thiết kế các bài/chủ đề của chương I, Sinh học 12 để phát triển năng lực cho học sinh ở trường THPT (thông qua phiếu khảo sát các HS tại trường) ..................................................................................................................... 16 2.2.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng đề tài .......................................... 16 2.3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: THIẾT KẾ CÁC BÀI GIẢNG THEO HƯỚNG SỐ HÓA TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG I, SINH HỌC LỚP 12 ............................... 18 2.3.1. Phân tích nội dung và cấu trúc của chương I ................................................ 18 2.3.2. Thiết kế 1 số bài giảng theo hướng số hóa trong chương I: Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh học 12 ............................................................................................ 20 2.4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................................... 44 2.4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .................................................................... 44
- “Phát triển năng lực cho học sinh qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị , Sinh học 12 - THPT” 2.4.2. Bố trí TN ....................................................................................................... 45 PHẦN 3. KẾT LUẬN ............................................................................................ 48 3.1. Kết luận ............................................................................................................ 48 3.2. Đề xuất ............................................................................................................. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 50 PHỤ LỤC ....................................................................................................................
- “Phát triển năng lực cho học sinh qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị , Sinh học 12 - THPT” DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Đọc là BGDĐT - GDTrH Bộ Giáo Dục Đào Tạo – Giáo dục trung học SKKN Sáng kiến kinh nghiệm THPT Trung học Phổ thông GV Giáo viên HS Học sinh CNTT Công nghệ thông tin PPDH Phương pháp dạy học GDPT Giáo dục phổ thông GG Google NL Năng lực NCKH Nghiên cứu khoa học TNSP Thực nghiệm sư phạm KHGD Kế hoạch giáo dục TN Thực nghiệm THPT Trung học phổ thông Nxb Nhà xuất bản SGK Sách giáo khoa MS PPT Microsof powerpoint YCCĐ Yêu cầu cần đạt
- “Phát triển năng lực cho học sinh qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị , Sinh học 12 - THPT” PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài Với sự phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội - khoa học công nghệ hiện nay, xu thế hội nhập khu vực và toàn cầu hoá đòi hỏi con người phải có kiến thức sâu rộng, đồng thời tích cực, năng động và sáng tạo trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, dạy học cũng phải đáp ứng yêu cầu đó của xã hội. Một trong những yếu tố góp phần rất lớn vào sự thành công của bài giảng đó là các PTDH đặc biệt trong đó là ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) theo hướng số hóa trong dạy học như sử dụng các phần mềm: MS PPT, Zalo, Mozabook (MOZAIK), Padlet, GG Sheet, GG forms, Camtasia 9, Ispring Suit 10, Classpoint, Iminmap10, Classpoint...Vì nó cho phép chúng ta có thể xử lý, gia công, các tranh, ảnh, sơ đồ tư duy, hệ thống bài tập đánh giá hay các đoạn phim phù hợp với nội dung dạy học mô tả các quá trình diễn ra ở bất kỳ cấp độ nào, có thể khắc phục mặt tĩnh của các phương tiện dạy học đang dùng mà không bị động. Tuy nhiên, CNTT có những thế mạnh như vậy nhưng các GV muốn ứng dụng nó theo hướng trên vào dạy học còn gặp nhiều khó khăn như cách xây dựng và khai thác các nguồn tư liệu đã có vận dụng vào thiết kế bài giảng như thế nào để đạt hiệu quả. Nội dung chương trình Sinh học lớp 12, cụ thể chương I: Cơ chế di truyền và biến dị chứa đựng các kiến thức về khái niệm, cơ chế, quy luật khá trừu tượng đối với HS THPT. Vậy để truyền tải những kiến thức đó như thế nào thì ở các trường phổ thông phương tiện dạy học (PTDH) chỉ mới dừng lại ở các tranh, ảnh, những mẫu vật hoặc hay phim được chiếu bằng phương tiện ti vi rất thụ động. Với những phương tiện dạy học đó người GV gặp phải khó khăn rất lớn là không thể dùng lời để diễn tả hết những diễn biến phức tạp, những biến đổi trong các quá trình sinh học ở cấp độ vi mô đó để HS hiểu một cách sâu sắc. Hơn nữa,việc mô tả các quá trình đó GV khó kích thích HS chủ động khám phá tìm ra kiến thức mới. Đặc biệt hơn nữa, cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối đầu với dịch bệnh Covit 19 với các biến chủng rất phức tạp. Vì vậy để đảm bảo an toàn và hoạt động trong điều kiện “bình thường mới” của HS và GV, hình thức giảng dạy – học tập trực tuyến và trực tiếp xen kẽ luôn được sử dụng và điều chỉnh trong kế hoạch giáo dục của trường, tổ, nhóm chuyên môn. Vì vậy, cần phải thiết kế những tiết dạy thú vị, không nhàm chán, tạo sự tương tác tích cực giữa GV và HS, đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá dựa vào các phần mềm dạy học. Để đạt được những cái đó không thể thiếu cách thức thiết kế bài giảng dạy học HS có ứng dụng CNTT theo hướng số hóa để đạt mục tiêu của quá trình dạy học. Trang 1
- “Phát triển năng lực cho học sinh qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị , Sinh học 12 - THPT” Từ những lí do đó tôi chọn đề tài “Phát triển năng lực cho HS qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học chương I: Cơ chế di truyền và biến dị, sinh học 12 - THPT” với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về tính ưu việt, khả năng vận dụng các phần mềm kết hợp phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học lớp 12 nói riêng và chất lượng dạy học Sinh học ở trường phổ thông nói chung. 1.2. Tính mới của đề tài - Đề tài đã bổ sung thêm cơ sở lí luận về ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng số hóa qua một số phần mềm mới và các thiết bị hỗ trợ được áp dụng trong dạy học chương I, Sinh học 12. - Đề tài đã đề xuất được qui trình thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học chương I, Sinh học 12 có sử dụng các phần mềm như PPT, Mozabook, Classpoint, Padlet..., tạo kho học liệu số của môn Sinh học. 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí luận về năng lực, phân loại các dạng học liệu được ứng dụng trong thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa. - Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa sinh học 12, cụ thể chương I: Cơ chế di truyền và biến dị theo công văn 4040 /BGDĐT – GDTrH (16/09/2021) của bộ GD và ĐT. - Thiết kế giáo án thực nghiệm dạy học ứng dụng CNTT theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra, đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của việc thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa đã xây dựng trong nội dung nghiên cứu. - Kết luận và đề xuất. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận của năng lực, các phần mềm được sử dụng trong thiết kế bài dạy theo hướng số hóa, nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo có liên quan. - Khảo sát thực trạng ở trường phổ thông, các phương pháp hỗ trợ, thăm dò ý kiến GV, HS - Thực nghiệm sư phạm và xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm. 1.5. Kế hoạch nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu và triển khai từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022, cụ thể: Trang 2
- “Phát triển năng lực cho học sinh qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị , Sinh học 12 - THPT” STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm Tìm hiểu tài liệu, thực trạng và - Bản đề cương chi tiết của Tháng 1 chọn đề tài, viết đề cương đề tài. 5/2021 nghiên cứu. - Nghiên cứu lí luận dạy học, - Tập hợp lý thuyết của đề PPDH tích cực của bộ môn. tài. Tháng - Khảo sát thực trạng, tổng hợp - Xử lý số liệu khảo sát 2 6,7,8/2021 số liệu năm trước. được. - Trao đổi với đồng nghiệp và - Tổng hợp ý kiến của đồng đề xuất sáng kiến kinh nghiệm. nghiệp. - Xử lý kết quả trước khi thử - Kiểm tra trước thực nghiệm. Tháng nghiệm đề tài. 3 - Áp dụng thực nghiệm trên các 9,10/2021 - Tổng hợp và xử lý kết quả lớp 12A2, 12A4, 12D2, 12D5 thử nghiệm đề tài. - Viết sơ lược sáng kiến. - Bản thảo sáng kiến. Tháng - Xin ý kiến của đồng nghiệp. 4 11,12/2021 Tiếp tục thử nghiệm trên các - Tập hợp đóng góp của đồng nghiệp. lớp 12A2, 12A4, 12D2, 12D5 Tiếp tục thử nghiệm trên các Tháng lớp 12A2, 12A4, 12D2, 12D5 Sáng kiến kinh nghiệm 5 1, 2,3 Hoàn thành sáng kiến kinh chính thức chấm cấp trường /2022 nghiệm Tháng Chỉnh sửa, bổ sung sáng kiến Hoàn thành sáng kiến nộp 6 kinh nghiệm sau khi chấm cấp 4/2022 Sở GD&ĐT Nghệ An trường Trang 3
- “Phát triển năng lực cho học sinh qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị , Sinh học 12 - THPT” PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Năng lực và các loại năng lực hình thành 2.1.1.1. Khái niệm Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như động cơ, thái độ, hứng thú, niềm tin, ý chí,... Năng lực của cá nhân được hình thành qua hoạt động và được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử trong đạo đức, lối sống, ý thức pháp luật, niềm tin, tình cảm,... của con người. Phẩm chất cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người. 2.1.1.2. Phân loại Năng lực có thể chia thành hai loại: + Năng lực chung: là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau bao gồm: Năng lực phát hiện, năng lực chủ động sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực độc lập trong suy nghĩ và làm việc, năng lực hệ thống hoá kiến thức, năng lực định hướng kiến thức. Những năng lực đó là những tố chất để hình thành một KN tư duy sáng tạo giúp người học sử dụng để tạo ra những cái mới từ những cái cũ. + Năng lực riêng: Là sự thể hiện có tính chuyên biệt nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt với kết quả cao. Năng lực chung và năng lực chuyên biệt có mối quan hệ qua lại chặt chẽ, bổ sung cho nhau, năng lực riêng được phát triển dễ dàng và nhanh chóng hơn trong điều kiện tồn tại năng lực chung. Năng lực có mối quan hệ biện chứng qua lại với tư chất, với thiên hướng cá nhân, với tri thức kĩ năng, kĩ xảo và bộc lộ qua trí thức, kĩ năng, kĩ xảo. Năng lực được hình thành và phát triển trong hoạt động, nó là kết quả của quá trình giáo dục, tự phấn đấu và rèn luyện của cá nhân trên cơ sở tiền đề tự nhiên của nó là tư chất. 2.1.2. Một số phần mềm và thiết bị hỗ trợ dạy học, kiểm tra đánh giá thiết kế bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học. 2.1.2.1. Thiết bị thiết kế, biên tập và trình diễn: 2.1.2.1.1. Phần mềm MS PPT: Microsoft PowerPoint là một phần mềm thiết kế và trình chiếu (office tool/suite) - một thành phần con nằm trong công cụ Microsoft Office2, do Microsoft phát hành giúp người dùng tạo, thiết kế và trình Trang 4
- “Phát triển năng lực cho học sinh qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị , Sinh học 12 - THPT” bày một bài trình chiếu đa phương tiện từ cơ bản đến nâng cao sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau đặc biệt là trong giáo dục. + Biên tập, thiết kế và trình diễn các bài trình chiếu đa phương tiện, các mô phỏng thí nghiệm, các tài liệu/học liệu số ở nhiều định dạng khác nhau (pptx, pdf, jpg, mp4, rtf,…) để phục vụ dạy học/giáo dục trực tiếp và trực tuyến; +Tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập cho học sinh thông qua trắc nghiệm, trò chơi giáo dục… + Hỗ trợ hoạt động học tập cho học sinh nhất là trong các hoạt động liên quan đến trình bày, báo cáo kết quả thảo luận, thuyết trình... 2.1.2.1.2. Bảng điện tử Gaomon 1060: Cho phép GVsử dụng trong dạy học trực tuyến có thể tương tác trực tiếp với HS giống như dạy trên lớp học, bằng chức năng viết, vẽ...GV có thể hướng dẫn HS học tập cụ thể, chi tiết và hiệu quả. 2.1.2.1.3. Iminmap 10/Xmind: Được ra đời nhằm hỗ trợ cho những người mới bắt đầu tập vẽ sơ đồ tư duy trên máy tính. Bởi nó có một giao diện trực quan, tích hợp đầy đủ mọi chức năng cơ bản, phù hợp giúp bạn có thể dễ dàng thể hiện ý tưởng, giúp hệ thống hóa kiến thức bài học khái quát, chi tiết, tạo hứng thú cho người học. 2.1.2.1.4. Mozabook: Đây là phần mềm soạn giảng tích hợp rất nhiều công cụ trong thiết kế bài giảng, tìm kiếm hình ảnh 3D, video, tổ chức các trò chơi, công cụ kiểm tra đánh giá rất đa dạng. Sử dụng phần mềm này giúp GV khai thác kho học liệu số đồ sộ, HS hứng thú trong học tập, lĩnh hội kiến thức tốt hơn. 2.1.2.2. Thiết bị hỗ trợ quản lí lớp học và hỗ trợ HS: 2.1.2.2.1. Padlet: a. Giới thiệu Padlet là một ứng dụng web 2.0 miễn phí, có chức năng chính là tạo một giao diện để HS và GV cùng tương tác trực tuyến; GV có thể chia sẻ nguồn học liệu: văn bản, video, hình ảnh, đường link trang web,…; HS có thể chia sẻ, cập nhật và lưu trữ các sản phẩm học tập: hình ảnh, video, phiếu học tập, phiếu đánh giá,… b. Chức năng - Tải, chia sẻ các file văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,... (định dạng “bức tường”); - Sắp xếp các nội dung và phân chia theo hàng, cột, phục vụ cho hoạt động học theo nhóm (định dạng “lưới”, “kệ tủ”); - Tạo bản tin, nhật kí theo thời gian, mô tả một quá trình,… (định dạng Timeline); Trang 5
- “Phát triển năng lực cho học sinh qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị , Sinh học 12 - THPT” - Lập các bản đồ tư duy, tạo các hệ thống sơ đồ (định dạng khung nền Canvas); - Chụp ảnh, quay phim từ các thiết bị ngoại vi và đưa lên tường; - Có thể chia sẻ đường liên kết đến tảng web khác; - Tạo/chỉnh sửa bài đăng, chia sẻ nội dung để mọi người có thể cùng trao đổi sản phẩm, thảo luận (tuỳ chọn tính năng “phân quyền truy cập”: chỉ đọc, viết bài, sửa nội dung của bài viết); - Lựa chọn các chế độ: Công khai bài đăng (có thể tìm kiếm trên máy vi tính), riêng tư (không ai xem được dù đã gửi link) hoặc yêu cầu mật khẩu truy cập (gửi link và người nhận được link phải nhập mật khẩu); - Có thể lưu, xuất ra dưới dạng file hình ảnh, pdf, Excel,… c. Để tạo một trang Padlet, GV có thể thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Đăng kí tài khoản và cài đặt ngôn ngữ tiếng Việt - Truy cập vào trang http://padlet.com/ ➡ Đăng ký tài khoản (Nếu có tài khoản Gmail, GV chọn “Log in with Google” ➡ Lựa chọn gói miễn phí “ Basic” (Lưu ý, 1 tài khoản chỉ tạo được 3 trang Padlet; dung lượng giới hạn 10 MB). - Để cài đặt ngôn ngữ tiếng Việt, GV nhấp chuột vào biểu tượng của tài khoản Google ➡ Nhấn “Cài đặt” (Setting) ➡ Chọn ngôn ngữ “Tiếng Việt” và nhấn “Cập nhật”. GV có thể đặt tên cho trang Padlet ở mục “Tên”. Bước 2: Tạo một trang Padlet và cài đặt định dạng trang - GV nhấn vào “+ TẠO MỘT PADLET” ➡ Chọn định dạng “Tường” và nhấn chữ “Chọn”. - Khi trang Padlet mới được tạo, ở khung “Chỉnh sửa”, GV cần làm: + Nhập tiêu đề “CHỦ ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN.”;“CHỦ ĐỀ: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ NHÂN ĐÔI ADN.” + Đặt tên địa chỉ (đường link) cho dễ nhớ ở ô “Địa chỉ” (ví dụ như: CHỦ ĐỀ /LỚP); + Chọn chế độ cho phép người xem bình luận (Để HS có thể tương tác); + Chọn chế độ chấm điểm, chấm sao, bỏ phiếu bình chọn bài đăng; + Chọn chế độ yêu cầu người điều hành phe duyệt (GV sẽ cho phép HS đăng tải những nội dung gì); + Lọc ngôn ngữ xấu,… Ngoài ra, GV có thể thay đổi màu nền, Font chữ,… Sau đó, GV nhấn “Tiếp theo” ➡ Nhấn vào chữ “Bắt đầu đăng bài” Trang 6
- “Phát triển năng lực cho học sinh qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị , Sinh học 12 - THPT” - GV tạo nhóm HS bằng cách nhấp vào dấu (+) ➡ Đặt tên nhóm (Nhóm 1/…) Gợi ý hướng dẫn HS đăng sản phẩm học tập - GV sao chép đường link ở thanh địa chỉ trên padlet và gửi cho HS qua nhóm Zalo. Yêu cầu HS truy cập vào đường link. - Để hướng dẫn HS thực hiện đăng sản phẩm, GV có thể chụp màn hình thao tác và gửi vào nhóm Zalo theo gợi ý sau: + Nhấp vào dấu “+” ở các trang được giao nhiệm vụ + tải tệp, hình ảnh, video.... + Bấm xuất bản Các bước đăng sản phẩm lên Padlet Tương tự, GV hướng dẫn HS truy cập vào thư mục của máy tính và chọn được tệp/file sản phẩm, tải lên nhóm. Sau khi tất cả các nhóm đều đăng sản phẩm, GV có thể yêu cầu HS các nhóm tìm hiểu sản phẩm lẫn nhau, bình chọn sản phẩm (chọn sao/like,…) hoặc bình luận sản phẩm. Gợi ý trình chiếu sản phẩm học tập của HS Để trình chiếu sản phẩm học tập của từng nhóm, GV nhấn chuột vào sản phẩm của nhóm trên máy tính của GV có kết nối với máy chiếu trong điều kiện có Internet. 2.1.2.2.2. Zalo: Zalo là một phần mềm ứng dụng xã hội khá phổ biến tại Việt Nam. Với các chức năng nhắn tin, thực hiện cuộc gọi miễn phí, Zalo là phần mềm hữu hiệu trong việc trao đổi thông tin và chia sẻ nội dung với các thành viên trong lớp học một cách dễ dàng, nhanh chóng b. Chức năng - Tạo, tuỳ chỉnh và quản lí nhóm (group); - Chia sẻ thông tin ở các định dạng khác nhau (văn bản, hình ảnh, âm thanh, video), có thể chia sẻ các file có dung lượng lớn; có thể được sử dụng trong chia sẻ học liệu số; - Tạo thời gian nhắc hẹn giao nộp bài của HS hoặc nhắc lịch học online; - Thực hiện các cuộc bầu chọn cho các cá nhân hay nhóm; - Thực hiện cuộc trò chuyện, cuộc gọi và cuộc họp trực tuyến theo thời gian thực; Trang 7
- “Phát triển năng lực cho học sinh qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị , Sinh học 12 - THPT” - Tính năng Zalo PC dành cho máy tính: tạo lớp học; tạo nhóm HS trong lớp để triển khai hoạt động nhóm; tạo lịch nhắc nộp bài, nhắc thời khoá biểu học online. - Việc tạo nhóm zalo để quản lí nhóm cũng như hỗ trợ HS hoàn toàn có thể chủ động thực hiện nhưng phải đảm bảo tính xác thực và tính công khai khi khai thác, sử dụng. - Zalo có thể được sử dụng trong việc trao đổi thông tin và học liệu số giữa các đối tượng người dùng khác nhau: GV, HS, phụ huynh. 2.1.2.3. Thiết bị hỗ trợ dạy học trực tuyến: Zoom: Là một trong những ứng dụng hội họp trực tuyến, được ưa chuộng hiện nay, vì cơ bản phần mềm này đáp ứng: Hỗ trợ tối đa 100 người tham gia và thời lượng trao đổi kéo dài đến tận 40 phút cho phiên bản miễn phí. Quay video, thu âm, chia sẻ màn hình, trò chuyện video, sao lưu bản ghi, chỉnh sửa hình nền ảo,chỉ định cài đặt quyền của người tham gia… Cách đăng nhập vào phòng Zoom: Bước 1: Mở ứng dụng Zoom và tiến hành đăng nhập tài khoản của bạn, nếu chưa có tài khoản thì bấm vào mục đăng ký trong ứng dụng. Bạn có thể đăng nhập bằng Tài khoản Google hoặc Facebook để nhanh chóng vào bên trong. Sau khi bấm vào mục đăng ký thì ứng dụng sẽ yêu cầu mình nhập năm sinh, sau đó bấm xác nhận. Bước 2: Sau đó máy sẽ tự động tiến hành đăng nhập vào ứng dụng Zoom của bạn. Bước 3: Để có thể đăng nhập vào lớp học, đầu tiên bạn cần phải biết Meeting ID và password. Sau đó chọn vào mục Tham gia và tiến hành nhập ID của cuộc họp. Bước 4: Sau đó sẽ có một cửa sổ hiện ra yêu cầu nhập password, lưu ý password này là của thầy cô cung cấp cho các bạn. 2.1.2.4. Thiết bị hỗ trợ kiểm tra đánh giá: 2.1.2.4.1. GG forms- GG sheet Google Forms là một ứng dụng nền web được sử dụng để tạo biểu mẫu cho mục đích thu thập dữ liệu. Có thể sử dụng Google Forms thực hiện khảo sát hay phiếu đăng ký sự kiện,… Biểu mẫu có thể được chia sẻ dễ dàng qua gửi liên kết, gửi email, nhúng vào trang web hoặc bài đăng trên blog. Google Forms có chức năng chính là tạo biểu mẫu. Ngoài ra, các chức năng thành phần bao gồm: Trang 8
- “Phát triển năng lực cho học sinh qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị , Sinh học 12 - THPT” - Thiết kế các dạng câu hỏi khác nhau: điền khuyết, ghép đôi, trắc nghiệm, tự luận (ngắn). - Cho phép thêm hình ảnh, video kèm theo câu hỏi. - Có chức năng xác thực câu trả lời để kiểm soát việc nhập dữ liệu. - Chia sẻ biểu mẫu với các cộng tác viên để cùng thiết kế, chỉnh sửa, hoàn thiện biểu mẫu; - Có thể chia sẻ biểu mẫu qua email, mạng xã hội, nhúng vào web hay blog hay một số hình thức khác. - Thu thập và xử lí thông tin dễ dàng và xuất kết quả khảo sát dưới dạng file excel, biểu đồ. - Cho phép phản hồi kết quả với người được khảo sát. Sử dụng: Bước 1: Đăng nhập trên tài khoản Gmail Bước 2: Chọn Google Drive, chọn ứng dụng GG Forms. Bước 3: Tạo biểu mẫu theo dự định, câu hỏi, hình ảnh kèm, câu trả lời Bước 4: Thiết lập tùy chọn khác (chế độ bài kiểm tra, đáp án, điểm số…) Bước 5: Gửi link cho HS, qua zalo, gmail. Bước 6: Lưu trữ vào tài khoản cá nhân trên GG Drive. 2.1.2.4.2. Quizi a. Quizi là một nền tảng học tập dựa trên trò chơi giúp người dùng (GV) dễ dàng tạo, tổ chức trò chơi học tập (dạng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến). Nói cách khác, người dùng (HS) có thể tham gia tương tác trực tuyến với trò chơi học tập tổ chức tại lớp học. b. Chức năng - Tạo và tổ chức các trò chơi học tập (câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến) đồng bộ theo thời gian thực ngay tại lớp học hoặc giao bài tập về nhà. - Hỗ trợ hoạt động học tập cho học sinh. Cài đặt Quizi trên gg sẽ xuất hiện giao diện như sau: Trang 9
- “Phát triển năng lực cho học sinh qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị , Sinh học 12 - THPT” 2.1.2.4.3. Classpoint ClassPoint là một công cụ được tích hợp vào Microsoft Powerpoint nhằm tạo ra các câu hỏi trực tiếp và có tính tương tác cao, trực tiếp với người học ngay trên Slide bài giang. Đây là một trong các công cá phù hợp để giáo viên tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy hơn đặc biệt là dạy học trực tuyến. ClassPoint cho phép GV nhanh chóng biến slide PowerPoint thành bộ câu hỏi tương tác với HS và thu thập câu trả lời của họ. Qua đó, ClassPoint sẽ tính điểm và lưu dữ liệu cho gv đánh giá, phân tích kết quả đạt được sau mỗi bài học. Cài đặt tài khoản ClassPoint (tài khoản Pro) trên máy, mở phần mềm PPT sẽ xuất hiện giao diện như sau: Trang 10
- “Phát triển năng lực cho học sinh qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị , Sinh học 12 - THPT” Trang 11
- “Phát triển năng lực cho học sinh qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị , Sinh học 12 - THPT” CÁC DẠNG CÂU HỎI VÀ CÁCH SỬ DỤNG TRÊN CLASPOINT 2.1.2.4.4. Liveworksheets a. Liveworksheets là phần mềm có thể thiết kế các dạng câu hỏi khác nhau: điền khuyết, ghép đôi, trắc nghiệm, tự luận (ngắn). b. Chức năng - Cho phép thêm hình ảnh, video kèm theo câu hỏi. - Hỗ trợ hoạt động học tập cho học sinh. Cài đặt liveworksheets trên gg, sẽ xuất hiện giao diện như sau: Trang 12
- “Phát triển năng lực cho học sinh qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị , Sinh học 12 - THPT” Hướng dẫn cách tạo một số dạng bài tập thường dùng trên liveworksheets (5/13 dạng) TT Dạng bài Hướng dẫn tạo Bạn click vào từng đáp án trong câu hỏi rồi vẽ Bài tập lựa chọn đáp án hộp và điền vào hộp: 1 (trắc nghiệm) Câu trả lời đúng: Select:yes Câu trả lời sai: Select:no Vẽ hộp tại khoảng trống câu và viết vào hộp "choose: + viết các đáp án muốn học sinh lựa Bài tập liệt kê đáp án chọn". Mỗi đáp án sẽ ngăn cách với nhau bằng 2 "/*". đúng VD: choose: tính thoái hóa/*tính đặc hiệu/*tính phổ biến Vẽ hộp ở cuối câu hỏi 1, bạn viết "join:1" 3 Bài tập ghép nối Vẽ hộp ở đầu câu trả lời cho câu hỏi 1 là "join:1" Tương tự như thế cho câu hỏi 2, 3, 4 ... Vẽ hộp ở phương án cần kéo rồi viết "drag:1""drag:2"… 4 Bài tập kéo thả Vẽ hộp tại nơi cần thả rồi viết "drop:1"; "drop:2"… Vẽ hộp ở cuối phát biểu. Sau đó nhập lệnh: 5 Bài tập đúng/sai Câu trả lời đúng: tick:yes Câu trả lời sai: tick:no 2.1.2.4.5. Phần mềm chấm trắc nghiệm TNMARKER Đây là phần mềm được ứng dụng chấm bài thi trắc nghiệm rất nhanh chóng và hiệu quả, với thời gian rất ngắn cho phép GV có thể chấm được số lượng bài của HS rất lớn, phần mềm nàycòn thống kê được kết quả HS qua mỗi bài làm, qua đó giúp GV có thể điều chỉnh cách dạy để cân bằng và giúp HS tiến bộ hơn trong học tập, ôn luyện đề nhằm mục đích tạo đầu ra phù hợp với mục tiêu của quá trình dạy học. Trang 13
- “Phát triển năng lực cho học sinh qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị , Sinh học 12 - THPT” Tổng hợp các phần mềm và thiết bị hỗ trợ theo bảng sau: Thiết bị Thiết bị hỗ Thiết bị hỗ Thiết bị hỗ thiết kế, trợ quản lí Phần mềm/thiết bị trợ dạy học trợ kiểm tra biên tập và lớp học và trực tuyến đánh giá trình diễn hỗ trợ HS 1. MS PPT x 2. Iminmap 10 x 3. Zalo x x x 4. Zoom x 5. GG form x 6. GG sheet x 7. Liveworksheets x x 8. Quizi x 9. Mozabook (Mozaik) x 10. Padlet x x 11.TNMARKER x 12. Bảng điện tử x x (GAOMON 1060) 13.Stopwatch online x x 2.1.3. Vai trò của các thiết bị phần mềm và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục - Tác động đến mục tiêu dạy học - Tác động đến phương pháp và kĩ thuật dạy học - Tác động đến phương tiện dạy học và học liệu dạy học, giáo dục - Tác động đến quá trình kiểm tra, đánh giá - Tạo điều kiện và kích thích GV tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục đa dạng, hiệu quả - Góp phần phát triển hứng thú học tập và kĩ năng của người học Trang 14
- “Phát triển năng lực cho học sinh qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị , Sinh học 12 - THPT” 2.1.4. Một số yêu cầu đặt ra trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục để thiết kế bài giảng - Đảm bảo tính khoa học - Đảm bảo tính sư phạm - Đảm bảo tính pháp lí - Đảm bảo tính thực tiễn 2.1.5.Xu hướng hiện nay trong việc sử dụng CNTT để thiết kế bài giảng: 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.2.1. Thực trạng sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong dạy học ở trường THPT (thông qua phiếu khảo sát các GV dạy tại trường và GV dạy môn Sinh học tại 4 trường THPT trong địa bàn huyện Quỳnh Lưu – Hoàng Mai ) Đa số GV đã biết vận dụng 1 số phần mềm trong dạy học, đặc biệt là trong thời điểm xảy ra dịch bệnh Covit 19 kéo dài, tất cả đều chuyển qua hình thức dạy - học trực tuyến, và kết hợp cả trực tiếp. Tuy nhiên, cách thức tổ chức chưa đa dạng, chỉ mới dừng lại ở khâu trình chiếu đơn giản, tương tác một chiều, nên hiệu quả học tập chưa cao. Kết quả thăm dò 70 GV (36 GV tại đơn vị tôi công tác và 34 GV dạy môn Sinh học tại 4 trường THPT trong địa bàn huyện Quỳnh Lưu – Hoàng Mai về việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong dạy học được thể hiện qua biểu đồ sau: (Kết quả từ link khảo sát: https://forms.gle/KgQGcmVUai7hPLxA6) Câu hỏi: Quí Thầy/Cô đã sử dụng các phần mềm và thiết bị hỗ trợ như MS Powerpoint, Padlet, Quizi, liveworksheets, phần mềm soạn giảng 3D, TNMARKER, Iminmap, Zalo, Zoom....để thiết kế bài giảng trong dạy học trực tuyến hoặc trực tiếp , quản lí, hỗ trợ học sinh như thế nào? Trang 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 56 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực và chủ động trong học tập cho học sinh khi áp dụng phương pháp dạy học theo góc bài Axit sunfuric - muối sunfat (Hóa học 10 cơ bản)
26 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển tư duy lập trình và khắc phục sai lầm cho học sinh lớp 11 thông qua sử dụng cấu trúc rẽ nhánh
24 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
33 p | 73 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực học tập của học sinh thông qua dạy học dự án môn hóa học
54 p | 48 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực học văn cho học sinh THPT thông qua kiểu bài làm văn thuyết minh
48 p | 24 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua bài tập thí nghiệm Vật lí
38 p | 23 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tư duy cho học sinh thông qua dạy học Bài tập hóa học chương Ancol - Phenol lớp 11 trung học phổ thông
74 p | 10 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức các môn học dạy bài: Cacbohiđrat và lipit
67 p | 30 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào – Sinh học 10
84 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn