intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực, phẩm chất học sinh qua dạy học chủ đề giáo dục bảo vệ môi trường - Giáo dục địa phương lớp 10 THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:27

19
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Phát triển năng lực, phẩm chất học sinh qua dạy học chủ đề giáo dục bảo vệ môi trường - Giáo dục địa phương lớp 10 THPT" nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, có trách nhiệm với cộng đồng, biết trân trọng và phát huy văn hóa truyền thống quê hương, phát triển năng lực và phẩm chất, ý thức tìm hiểu và vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn của địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực, phẩm chất học sinh qua dạy học chủ đề giáo dục bảo vệ môi trường - Giáo dục địa phương lớp 10 THPT

  1. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NINH BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Chấm sáng kiến cấp trường- trường THPT Nguyễn Huệ. Chúng tôi gồm: Tỷ lệ (%) Trình độ Năm Nơi công đóng góp TT Họ và tên Chức vụ chuyên sinh tác vào việc tạo môn ra sáng kiến 1 Đặng Thị Giao Thủy THPT 1978 Nguyễn TTCM Thạc sĩ 20% Huệ 2 Trương Kim Oanh THPT Giáo Thạc sĩ 20% 1977 Nguyễn viên Huệ 3 Nguyễn Thị Huế THPT Giáo Thạc sĩ 20% 1983 Nguyễn viên Huệ 4 Đinh Quỳnh Mai THPT Giáo 20% 1983 Nguyễn viên Đại học Huệ 5 Nguyễn Hương Giang THPT 20% Giáo 1984 Nguyễn Đại học viên Huệ I. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG - Tên sáng kiến: “Phát triển năng lực, phẩm chất học sinh qua dạy học chủ đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - Giáo dục địa phương lớp 10 THPT” - Lĩnh vực áp dụng: Hoạt động giáo dục Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, kế hoạch thực hiện giáo dục địa phương là một thành phần hữu cơ của kế hoạch tổng thể thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường để hoàn thành nội dung giáo dục của một tỉnh, gồm những vấn đề cơ bản, mang tính thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, 1
  2. hướng nghiệp của địa phương nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, có trách nhiệm với cộng đồng, biết trân trọng và phát huy văn hóa truyền thống quê hương, phát triển năng lực và phẩm chất, ý thức tìm hiểu và vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn của địa phương. Ninh Bình là một tỉnh thuộc nam Đồng bằng Sông Hồng và nằm ở cửa ngõ cực nam miền Bắc, Việt Nam. Năm 2021, Ninh Bình là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 44 về số dân với 973.300 người dân, xếp thứ 29 về GRDP bình quân đầu người, GRDP bình quân đầu người đạt 72,04 triệu đồng (tương ứng với 3.118 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 5,71% (Theo báo Đảng bộ, http://thongkeninhbinh.gov.vn/news.do?action=detail&id=28). Đá vôi là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của Ninh Bình. Với những dãy núi đá vôi khá lớn, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, dài hơn 40 km, diện tích trên 1.2000 ha, trữ lượng hàng chục tỉ mét khối đá vôi. Đây là nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng và một số hóa chất khác. Tài nguyên đất sét phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp thuộc xã Yên Sơn, Yên Bình (Tam Điệp), huyện Gia Viễn, Yên Mô, dùng để sản xuất gạch ngói và nguyên liệu ngành đúc. Trữ lượng than bùn khoảng trên 2 triệu tấn, phân bố ở các xã Gia Sơn, Sơn Hà (Nho Quan), Quang Sơn (Tam Điệp), có thể sử dụng để sản xuất phân vi sinh, phục vụ sản xuất nông nghiệp… Có thể nói, Ninh Bình có tiềm năng và thế mạnh phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng với số lượng nhà máy sản xuất xi măng, trong đó nổi bật là các doanh nghiệp xi măng The Vissai, xi măng Hệ Dưỡng, xi măng Tam Điệp, xi măng Phú Sơn, xi măng Duyên Hà, xi măng Hướng Dương... Sản phẩm chủ lực của địa phương là xi măng, đá, thép, vôi, gạch... Bên cạnh đó, Ninh Bình còn có lợi thế phát triển ngành nông nghiệp đa dạng nhiều thành phần. Các vùng chuyên canh nông nghiệp chính của tỉnh: vùng nông trường Đồng Giao chuyên trồng cây công nghiệp như cây dứa thơm, vùng Kim Sơn trồng cây cói làm chiếu, hàng mỹ nghệ, nuôi tôm sú, hải sản, khu vực làng hoa Ninh Phúc, Ninh Sơn trồng hoa và rau sạch. Lĩnh vực nuôi thuỷ sản phát triển khá ổn định, nhất là ở khu vực nuôi thả thuỷ sản nước ngọt. Ninh Bình còn có tiềm năng du lịch rất lớn, là nơi có tới 4 danh hiệu UNESCO với quần thể di sản thế giới Tràng An, ca trù, tín ngưỡng thờ Mẫu và khu dự trữ sinh 2
  3. quyển thế giới Bãi ngang - Cồn Nổi. Nơi đây sở hữu nhiều danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như: cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính, quần thể danh thắng Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, vườn Quôc Gia Cúc Phương, nhà thờ Phát Diệm, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long… Song song với tiềm năng và thế mạnh phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và dịch vụ thì bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề rất cần được quan tâm, đảm bảo phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân, tạo môi trường phát triển bền vững. Để hình thành cho các em học sinh có những kiến thức về môi trường, mối quan hệ con người và môi trường, tài nguyên và môi trường, ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, đồng thời giúp học sinh có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, có tình cảm yêu quý và tôn trọng những vẻ đẹp thiên nhiên, di sản văn hoá của dân tộc, có thái độ thân thiện với môi trường, nhóm Sinh trường THPT Nguyễn Huệ chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển năng lực, phẩm chất học sinh qua dạy học chủ đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - Giáo dục địa phương lớp 10 THPT” II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Giải pháp cũ thường làm - Chi tiết giải pháp cũ Có một thực tế là hiện nay, trong khi các quốc gia phát triển có môn học riêng về môi trường thì Bảo vệ môi trường trong trường học ở một số nước đang phát triển như Việt Nam mới chỉ được đưa vào một số tiết học ngoại khóa. Trước đây, giáo dục (GD) Việt Nam theo định hướng dạy học tiếp cận nội dung (dạy học tiếp cận trang bị kiến thức), gần đây chuyển sang định hướng dạy học tiếp cận năng lực (hiện nay gọi là định hướng dạy học phát triển năng lực). Mặc dù đã có tài liệu tham khảo về phần này nhưng còn chưa đáp ứng được yêu cầu mới. Việc giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường được tích hợp trong các môn học như Sinh học, Hóa học… nên hiệu quả chưa cao. Học sinh học tập thụ động, thiếu sự say mê tìm tòi sáng tạo. Việc dạy học của GV chưa đáp ứng được định hướng mới của giáo dục HS – Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Trong khi dạy học theo định hướng nội dung chú trọng hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ; mục tiêu dạy học được mô tả không chi tiết và khó có thể quan sát, đánh 3
  4. giá được, lấy mục tiêu học để thi, học để hiểu làm trọng. Người dạy là người truyền thụ tri thức, học sinh tiếp thu những tri thức được quy định sẵn. Người học có phần “thụ động”, ít phản biện. Giáo viên sư dụng nhiều PPDH truyền thống (thuyết trình, hướng dẫn thực hành, trực quan…). Tiêu chí đánh giá chủ yếu được xây dựng dựa trên kiến thức, kỹ năng, thái độ gắn với nội dung đã học, chưa quan tâm đầy đủ tới khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Người dạy thường được toàn quyền trong đánh giá. Tri thức người học có được chủ yếu là ghi nhớ. Sản phẩm giáo dục là những con người ít năng động, sáng tạo. Quá trình dạy học diễn ra chủ yếu trong lớp học, trên phòng học bộ môn. - Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục + Ưu điểm: ++ Phương pháp dạy học cũ đơn giản, dễ dạy cho giáo viên. ++ Đỡ mất thời gian, học sinh được cung cấp kiến thức nên học thuộc lòng dễ dàng, thuận lợi. + Nhược điểm, tồn tại cần khắc phục: ++ Thứ nhất , hiện nay ở cấp THPT giáo dục bảo vệ môi trường chưa phải là tiết học chính khoá, mới chỉ được tích hợp vào môn học có liên quan đến kiến thức về môi trường. Học sinh không được trang bị một hệ thống kiến thức đầy đủ về môi trường và kỹ năng bảo vệ môi trường. ++ Thứ hai, PPDH chủ đạo mà nhiều GV vẫn sử dụng vẫn là PP truyền thụ tri thức một chiều. HS chưa quen với PP học tập chủ động tích cực. Việc làm các BT ở lớp của HS còn mang tính hình thức, đối phó, chưa gắn lí thuyết với thực hành, dẫn tới chỉ nắm được các dấu hiệu bên ngoài, không nắm được các dấu hiệu bản chất của sự vật hiện tượng. ++ Thứ ba, chưa được đặt vào những tình huống thực tiến để vận dụng tri thức học được để giải quyết nên lý thuyết học được còn xa rời thực tiễn, học chưa đi đôi với hành, người học thiếu tự tin và chủ động khi gặp vấn đề thực tiễn cần giải quyết. 2. Giải pháp mới cải tiến * Mô tả bản chất giải pháp mới. Dạy học phát triển năng lực và phẩm chất là quan điểm dạy học trong đó mục tiêu được cụ thể hóa bằng yêu cầu cần đạt. Trong đó, mỗi năng lực và phẩm chất được mô tả 4
  5. chi tiết cấu trúc các tiêu chí, chỉ báo. Chuẩn đầu ra đạt được thông qua tổ chức dạy học nội dung ứng với công thức sau: NĂNG LỰC = KIẾN THỨC x KỸ NĂNG x THÁI ĐỘ x TÌNH HUỐNG + Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực có những đặc trưng sau: - Mục tiêu dạy học: Phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; chú trọng vận dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn, chuẩn bị năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, giúp người học thích ứng với sự thay đổi của xã hội. - Nội dung dạy học: Nội dung và hoạt động cơ bản trong các môn học được liên kết với nhau, gắn với tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy định những nội dung chính nhằm đạt được kết quả đầu ra, gắn với việc hình thành và phát triển năng lực. - Phương pháp dạy học: Người dạy tổ chức, tư vấn, hỗ trợ giúp người học tự lực, tích cực và sáng tạo trong học tập; Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp, kỹ thuật, thủ thuật dạy học tích cực giúp người học trải nghiệm thực tế tìm kiếm và vận dụng kiến thức. - Hình thức tổ chức dạy học : Chú trọng các hình thức học cá nhân, học hợp tác với các hoạt động đa dạng như hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin. - Môi trường học tập: Đa dạng ở trên lớp, ngoài lớp, ngoài trường đặc biệt là vườn trường, xưởng trường, vận dụng trong đời sống thực tế. Môi trường học tập đa dạng, linh hoạt phát huy được tính sáng tạo của người học, có sự hỗ trợ hoặc tham gia của các tổ chức xã hội và gia đình. - Đánh giá kết quả: Dựa vào tiêu chí hoặc bộ công cụ chủ yếu hướng vào năng lực đầu ra, tính đến sự tiến bộ, tư vấn cho người học biện pháp thay thế bằng phương thức học tập hiệu quả; chú trọng vào các sản phẩm học tập và khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn. Một trong những yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là phải chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa 5
  6. học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải chuyển từ dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. + Sự khác nhau giữa dạy học tiếp cận nội dung và tiếp cận năng lực Tiêu chí Dạy học tiếp cận nội dung Dạy học tiếp cận năng lực Được mô tả không chi tiết và không Kết quả học tập được mô tả chi tiết và có Mục tiêu nhất thiết phải quan sát, đánh giá thể quan sát, đánh giá được; thể hiện mức dạy học được độ tiến bộ của học sinh một cách liên tục. Việc lựa chọn nội dung dựa vào các Lựa chọn nội dung nhằm đạt được kết quả khoa học chuyên môn, không gắn Nội dung đầu ra, gắn với các tình huống thực tiễn. với các tình huống thực tiễn. Nội dạy học Chương trình chỉ quy định những nội dung dung được quy định chi tiết trong chính. chương trình. - Giáo viên tổ chức, hỗ trợ học sinh tự lực Giáo viên truyền thụ tri thức, là và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng phát Phương trung tâm của quá trình dạy học. triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng pháp dạy Học sinh tiếp thu thụ động tri thức giao tiếp,… học được định sẵn. - Chú trọng sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; thí nghiệm, thực hành Đa dạng; chú trọng các hoạt động xã hội, Hình ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải thức dạy Chủ yếu dạy lý thuyết trên lớp học nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng công học nghệ thông tin và truyền thông. Tiêu chí được xây dựng chủ yếu dựa Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, Đánh giá trên sự ghi nhớ và tái hiện nội dung tính đến sự tiến bộ, khả năng vận dụng kết quả đã học. trong các tình huống thực tiễn. Trước thực tế của nền giáo dục nước nhà nói chung và thực trạng dạy học tại trường THPT Nguyễn Huệ nói riêng, thực trạng về môi trường của tỉnh Ninh Bình hiện nay, các hậu quả của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ và đời sống con người. Với tâm huyết và lòng yêu nghề, với mong muốn được đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh, chúng tôi mạnh 6
  7. dạn chọn đề tài nghiên cứu của mình: “Phát triển năng lực, phẩm chất học sinh qua dạy học chủ đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - Giáo dục địa phương lớp 10 THPT” * Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp - Nội dung giáo dục địa phương được xây dựng trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước và những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hóa, các giá trị truyền thống của tỉnh và những giá trị chung của nhân loại cũng như các sáng kiến và định hướng phát triển chung của tỉnh về giáo dục; tạo cơ hội bình đẳng về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng và được tham gia của học sinh. - Dạy học theo chủ đề “Giáo dục bảo vệ môi trường - Giáo dục địa phương” được tiến hành trong thời gian 5 tiết học. Từ đó, học sinh được hình thành các năng lực, phẩm chất : Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm thông qua quá trình thực hiện dự án học tập, báo cáo, thuyết trình và làm đồ dùng tái chế. Bên cạnh đó, phát triển cho học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội; vận dụng kiến thức (tự nhiên, văn hóa, xã hội) vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. - Dạy học “truyền thống” nặng về truyền đạt kiến thức một chiều từ giáo viên đến học sinh và luyện các dạng bài tập theo mẫu để hình thành kỹ năng tương ứng cho học sinh. Những kiến thức và kỹ năng được hình thành kém bền vững, mau chóng bị mai một theo thời gian. Học sinh không cảm nhận được hết cái hay, cái ý nghĩa trong nội dung học tập đối với cuộc sống nên không hứng thú với việc học, từ đó nảy sinh ra một số hiện tượng như chán học, lười học … Ngược lại, dạy học phát triển phẩm chất năng lực không đặt nặng vào kết quả kiến thức, kỹ năng mà đặt vào quá trình học tập, từ đó phát triển năng lực cho học sinh. Dạy học phát triển năng lực có ưu thế phát triển được tư duy, trí thông minh của từng cá nhân học sinh, làm cho kết quả học tập (kiến thức, kỹ năng, thái độ) có tính bền vững, sâu sắc. Có khả năng khai thác vốn kinh nghiệm sống của học sinh, giúp học sinh giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, làm cho việc học tập trở nên thú vị, hấp dẫn hơn. 7
  8. III. HIỆU QUẢ DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 1. Quá trình áp dụng các giải pháp để hiện thực hóa sáng kiến: Để đạt được mục đích của đề tài nghiên cứu, quá trình triển khai của chúng tôi như sau: - Xây dựng kế hoạch bài dạy theo chủ đề, bố trí linh hoạt số tiết dạy và thời gian cho từng nội dung cụ thể: + Tên chủ đề: Chủ đề: Giáo dục bảo vệ môi trường- Giáo dục địa phương + Thời lượng: 5 tiết - Tìm hiểu kỹ mục tiêu bài học bao gồm các kiến thức, kĩ năng, phẩm chất và năng lực mà học sinh cần đạt được qua bài học, cụ thể: + Nêu được thực trạng về môi trường của tỉnh Ninh Bình hiện nay. + Nêu được một số nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường ở Ninh Bình. + Nêu được các hậu quả của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ và đời sống con người. + Nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường ở địa phương. + Phát triển năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua thực hiện dự án tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường sống. - Giáo viên chuẩn bị các tranh ảnh, clip về thực trạng môi trường ở địa phương. - Giao nhiệm vụ cho học sinh : Mỗi nhóm chuẩn bị Powerpoint về thực trạng môi trường đất, nước, không khí ở địa phương, nêu nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp bảo vệ môi trường ở địa phương em sinh sống. Mỗi nhóm làm các sản phẩm tái chế từ rác thải và nêu thông điệp liên quan giáo dục bảo vệ môi trường 2. Đánh giá về hiệu quả đạt được của sáng kiến 2.1 Hiệu quả kinh tế - Nếu sáng kiến được áp dụng thì các cơ quan chức năng không phải mất kinh phí tuyên truyền, phát tờ rơi cho học sinh về tuyên truyền bảo vệ môi trường, tài nguyên đất, sử dụng hợp lí tài nguyên đất… 8
  9. Tờ rơi các em học sinh nhận được để cùng hưởng ứng ngày môi trường thế giới Nếu tính tiền in ấn mầu mỗi tờ rơi như trên khoảng 3000đ/tờ; tiền công cho nhân viên phát tờ rơi là 100đ/tờ. Có thể tính được chi phí tiết kiệm từ hoạt động dạy học dự án nói trên trong các trườngTHPT toàn tỉnh (27 trường), cụ thể như sau: STT Nội dung chi Đơn Số lượng Đơn giá (Đồng) Thành tiền (Đồng) vị 1 Công nhân viên phát tờ rơi Tờ 8.150 100 815.000 2 Tiền in ấn tờ rơi Tờ 8.150 3000 24.450.000 Tổng 25.265.000 - Ô nhiễm môi trường có tác hại lớn đối với sức khỏe con người như như ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng đến phổi, tổn thương da,…Vậy khi sáng kiến được áp dụng rộng rãi thì mức độ ô nhiễm môi trường sẽ bớt đi, nhờ đó các bệnh mà con người mắc phải do ô nhiễm môi trường cũng sẽ được hạn chế. Nếu tính trong tỉnh Ninh Bình số người mắc bệnh viêm phổi hàng năm khoảng 100 người, số người bệnh ngoài da khoảng 250 người. Căn cứ vào chi phí khám chữa trị từng bệnh có thể tính được chi phí tiết kiệm, cụ thể như sau: STT Tên bệnh Đơn vị Số lượng Chi phí khám Thành tiền (Đồng) chữa trị 1 Viêm phổi Người 100 5.000.000 500.000.000 9
  10. 2 Viêm da Người 250 550.000 137.500.000 Tổng 637.500.000 Như vậy tổng số kinh phí tiết kiệm được là: 662.765.000 đồng (Bằng chữ: Sáu trăm sáu mươi hai triệu bảy trăm sáu lăm ngàn đồng chẵn) 2.2 Hiệu quả xã hội Thực nghiệm sư phạm được tiến hành từ tháng 9/2021 đến tháng 3/2022 tại một trường THPT – Ninh Bình với 1 lớp đối chứng 10B (dạy bằng phương pháp truyền thống và không được học theo chủ đề) và 1 lớp thực nghiệm 10A (dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực và được học theo chủ để - phụ lục 1 ). Lớp đối chứng và thực nghiệm, mỗi lớp gồm 38- 41 học sinh. Nội dung thực nghiệm: Chủ đề: Giáo dục bảo vệ môi trường- Giáo dục địa phương 10 Sau khi dạy xong chủ đề, chúng tôi tiến hành kiểm tra khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh bằng hệ thống câu hỏi (đề kiểm tra 15 phút- phụ lục 2). Bước đầu thu được kết quả cụ thể như sau: - Lớp đối chứng (ĐC): 10B - Lớp thực nghiệm (TN): 10A Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 Lớp Tổng số SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % Lớp ĐC 38 7 18,4% 15 39,5% 12 31,6% 4 10,5% 10 B Lớp TN 41 15 36,6% 22 53,7% 4 9,7% 0 0% 10 A Qua kết quả nghiên cứu ta thấy rằng, ở lớp thực nghiệm tỷ lệ đạt điểm khá giỏi cao hơn lớp đối chứng. Ngược lại, tỉ lệ điểm trung bình và dưới trung bình của 2 lớp đối chứng lại cao hơn. Điều đó phần nào cho thấy học sinh lớp thực nghiệm tiếp thu kiến thức nhiều hơn và tốt hơn. Như vậy, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh đã tạo nên môi trường dạy - học có sự tương tác tích cực giữa GV và HS, giữa các HS với nhau, kích thích HS không chỉ ham học mà còn mong muốn khám phá tri thức khoa học. HS rất hào 10
  11. hứng khi được học tập theo các PP, biện pháp, kĩ thuật dạy học mới bởi vì các em được chủ động thực hiện nhiệm vụ, chiếm lĩnh tri thức theo cách riêng của mình mà không bị áp đặt bởi GV. Các em hoạt động tích cực, hăng say, có thái độ học tập miệt mài, không khí lớp học sôi nổi. HS trong lớp, đặc biệt là những HS giỏi, tích cực, chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh các tri thức khoa học, được có nhiều cơ hội thể hiện những ưu điểm, năng lực nổi trội của mình. Từ đó các em hiểu sâu, nhớ lâu và biết cách tìm tòi kiến thức mới. IV. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN Sáng kiến hoàn toàn có thể thực hiện được trong quá trình dạy học ở tất cả các trường THPT trong cả nước. Tuy nhiên, giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ cung cấp kiến thức về môi trường mà điều quan trọng là hình thành thái độ tích cực và làm thay đổi hành vi của học sinh nên trong quá trình thực hiện cần chú ý: - Tạo những cơ hội để học được tự do bày tỏ, trao đổi quan điểm, tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề mà bài học đặt ra và lựa chọn cách ứng xử đúng đắn, tối ưu bằng cách sử dụng các phương pháp cùng tham gia như động não, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, phân tích xử lí tình huống, sắm vai..... - Cần tạo môi trường trong lành để học sinh phát triển toàn diện, phát huy mọi năng lực sáng tạo của mình, yên tâm, phấn khởi học tập. Nếu môi trường xung quanh ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến học sinh về mọi mặt, dẫn đến các mặt giáo dục sẽ hạn chế. Vì vậy mỗi nhà trường cần tổ chức phong trào thi đua bảo vệ môi trường trong tập thể và toàn thể học sinh, lấy bảo vệ môi trường làm tiêu chí đánh giá thi đua giữa các lớp, điều đó sẽ tạo thêm khí thế trong phong trào, vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường sẽ đạt hiệu quả cao hơn. - Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học làm tăng tính hấp dẫn của giờ học. V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận - Qua dạy học chủ đề giáo dục bảo vệ môi trường chúng tôi nhận thấy rằng nhận thức của học sinh về môi trường ngày càng được cải thiện, từ việc tổ chức các phong trào bảo vệ môi trường như : phong trào giữ vệ sinh phòng học, phong trào xanh - sạch - đẹp ở trường học, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh xung quanh trường học, không vứt rác nơi công cộng… ngoài ra các em còn tổ chức các buổi tọa đàm, thảo luận về vấn đề bảo vệ môi trường , làm tuyên truyền viên tích cực cho gia đình và mọi người xung quanh biết 11
  12. cần phải làm gì để bảo vệ môi trường sống , bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của bản thân và gia đình. 2. Đề nghị Để đảm bảo cho việc giáo dục bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao, chúng tôi xin có một số kiến nghị với Ban giám hiệu nhà trường và các cấp lãnh đạo như sau: - Giáo dục bảo vệ môi trường ở nhà trường phổ thông là rất cần thiết, qua đó phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường, kĩ năng bảo vệ môi trường. Kiến thức và kĩ năng này phải được hình thành qua chủ đề dạy học chính khóa - Quan tâm đầu tư các phương tiện, trang thiết bị dạy học (máy tính, đèn chiếu), tư liệu tuyên truyền bảo vệ môi trường. Với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và sự phát triển toàn diện của người học. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các quý Thầy cô để sáng kiến thêm hoàn thiện. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn! Tam Điệp, tháng 5 năm 2022 XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN , ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Đặng Thị Giao Thủy Trương Kim Oanh Nguyễn Thị Huế Đinh Quỳnh Mai Nguyễn Hương Giang 12
  13. PHỤ LỤC 1 KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ: GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Thời lượng: 5 tiết. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được thực trạng về môi trường của tỉnh Ninh Bình hiện nay. - Nêu được một số nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường ở Ninh Bình. - Nêu được các hậu quả của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ và đời sống con người. - Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường sống. 2. Năng lực, phẩm chất Năng lực, MỤC TIÊU phẩm chất NĂNG LỰC ĐẶC THÙ - Nêu được thực trạng về môi trường của tỉnh Ninh Bình hiện nay. - Nêu được một số nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường ở Ninh Nhận thức Bình. sinh học - Nêu được các hậu quả của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ và đời sống con người. - Nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường ở địa phương. Tìm hiểu thế - Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường sống. giới sống Vận dụng - Bước đầu tái chế các đồ dùng từ rác thải kiến, thức kĩ - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường năng đã học NĂNG LỰC CHUNG Năng lực - Tự nghiên cứu trước bài học trước khi đến lớp. tự học - Tự tìm kiếm các thông tin liên quan phục vụ cho bài học mới. Năng lực - Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bảo vệ môi trường. phát hiện và Giải quyết các câu hỏi và tình huống đặt ra trong bài học. 13
  14. giải quyết - Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn vấn đề thông tin khác nhau; biết phân tích các nguồn thông tin độc lập. Năng lực - Tích cực tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi hoạt động nhóm. giao tiếp hợp - Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin trình bày ý kiến cá nhân trước tổ hoặc tác đại diện nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình trước lớp. PHẨM CHẤT CHỦ YẾU - Tích cực tìm tòi các kiến thức Sinh học liên quan đến nội dung bài học. - Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Chăm chỉ - Vận dụng kiến thức của bài học để xây dưng được kế hoạch rèn luyện bản thân. - Trung thực trong báo cáo kết quả thảo luận nhóm. Trung thực - Trung thực trong việc ghi lại và trình bày kết quả quan sát, nhận xét, đánh giá nhóm bạn. - Có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao: Nhiệm vụ hoạt động Trách nhiệm nhóm, hoặc nhiệm vụ thực hiện cá nhân.. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Giáo viên (GV): Tranh ảnh, clip về thực trạng môi trường ở địa phương. - Học sinh (HS): Powerpoint về thực trạng môi trường đất, nước, không khí ở địa phương và đề xuất một số biện pháp bảo vệ môi trường ở địa phương em sinh sống. - Phiếu giao việc. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC Hoạt động Mục tiêu Sản Thời Năng lực, dạy học hoạt động phẩm gian phẩm chất 1. Hoạt - Kết nối vào chủ đề. - Nội dụng 1 tiết - Giải quyết vấn động khởi - Phân công các nhóm thực nhiệm vụ các đề và sáng tạo. động hiện nhiệm vụ dự án: Tìm nhóm. - Tự chủ và tự hiểu thực trạng môi trường - Nội dung học. đất, nước, không khí, tìm phân công - Giao tiếp và hiểu về nguồn năng lượng nhiệm vụ của hợp tác. sạch. mỗi nhóm tới - Tin học. từng cá nhân. - Yêu nước. - Chăm chỉ. 14
  15. - Trung thực. - Trách nhiệm. 2. Hoạt Bản - Giao tiếp và động hình powerpoint và hợp tác. thành kiến nội dung - Giải quyết vấn thức thuyết trình về đề và sáng tạo. môi trường 3 tiết - Yêu nước. đất, nước, - Chăm chỉ. không khi và - Trung thực. nguồn năng - Trách nhiệm. lượng sạch. 3. Hoạt Tổ chức cho học sinh làm Sản phẩm tái - Giải quyết vấn động luyện các sản phẩm tái chế chế. đề và sáng tạo. tập - Tự chủ và tự 4. Hoạt Tổ chức cho học sinh vận Thuyết trình học. động dụng kiến thức, kĩ năng, … cá nhân về - Giao tiếp và 1 tiết vận dụng của bài học để giải quyết vấn hành động bảo hợp tác. đề thực tiễn. vệ môi trường - Yêu nước. tại gia đình, - Chăm chỉ. địa phương. - Trung thực. - Trách nhiệm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ/KHỞI ĐỘNG (1 tiết) 1.1. Mục tiêu: Huy động khả năng quan sát, phân tích, phán đoán của học sinh. 1.2. Nội dung: Quan sát hình ảnh rừng Quốc gia Cúc Phương, các hình ảnh ô nhiễm môi trường, từ đó nêu khái niệm và các hình thức ô nhiễm môi trường. 1.3. Sản phẩm: - Khái niệm môi trường, ô nhiễm môi trường. - Thực trạng: + Môi trường đất. + Môi trường nước. + Môi trường không khí… 1.4. Tổ chức thực hiện Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Chuyển giao nhiệm vụ GV: Quan sát hình ảnh rừng Quốc gia Cúc - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Phương và giới thiệu: Rừng Quốc gia Cúc 15
  16. Phương là môi trường sống của rấ nhiều loài sình vật. Vậy môi trường là gì? HS: Quan sát hình , vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi GV: - Giới thiệu tiềm năng và thế mạnh phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và dịch vụ. - Tuy nhiên, sự phát triển của các ngành này đã ảnh hưởng đáng kể đến môi trường xung quanh - Cho HS quan sát hình ảnh 1 số hình ảnh ô nhiễm môi trường và đặt câu hỏi: Nêu các hình thức ô nhiễm môi trường? Thực hiện nhiệm vụ học tập Giáo viên quan sát, gợi ý. - Thực hiện nhiệm vụ. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và thảo luận - GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm - Đại diện nhóm trình bày. việc và thảo luận: - Đại diện nhóm còn lại nhận xét, bổ + Gọi đại diện HS trình bày kết quả. sung. + Yêu cầu nhóm khác nhận xét. Kết luận và nhận định - GV chốt lại và phân công nhiệm vụ của các - Nhận nhiệm vụ. nhóm: - Thảo luận, đưa ra ý tưởng. + Nhóm 1: Nguyên nhân, hậu quả và biện - Phân công nhiệm vụ các thành viên pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất. trong nhóm. + Nhóm 2: Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước. + Nhóm 3: Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí. + Nhóm 4: Năng lượng sạch. 16
  17. 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (3 tiết): 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và một số biện pháp bảo vệ môi trường ở Ninh Bình hiện nay. a) Mục tiêu: HĐ này giúp HS tìm hiểu về thực trạng môi trường ở Ninh Bình hiện nay. Qua đó giúp các em thấy được hậu quả của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ và đời sống con người. b) Nội dung: Dự án của HS (phụ lục 3). c) Sản phẩm: I. Khái quát về thực trạng môi trường ở Ninh bình 1. Thực trạng - Môi trường đất. - Môi trường nước. - Môi trường không khí. 2. Nguyên nhân - Chất thải từ nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện giao thông, sinh hoạt hàng ngày… - Từ các chất hóa học: thuốc bảo vệ thực vật, phân bón. - Các chất thải chưa được xử lí đúng cách và an toàn. - Ý thức của người dân về bảo vệ môi trường chưa cao. 3. Hậu quả - Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người: bệnh hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, da,… - Ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái: nhiều loài bị tuyệt chủng, hiệu ứng nhà kính… II. Một số biện pháp bảo vệ môi trường ở Ninh Bình 1. Trồng cây gây rừng: Powerpoint nhóm 1. 2. Chống rác thải nhựa, ưu tiên sản phẩm tái chế: Powerpoint nhóm 2. 3. Xử lí ô nhiễm nước thải trước khi xả ra môi trường: Powerpoint nhóm 3. 4. Sử dụng các nguồn năng lượng sạch: Powerpoint nhóm 4. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Chuyển giao nhiệm vụ GV: Yêu cầu HS thực hiện dự án theo nhóm. - HS nhận nhiệm vụ. 17
  18. Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV gợi ý, hỗ trợ. HS thảo luận thống nhất cách làm. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và thảo luận - GV: tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc - Các nhóm tự đánh giá, đánh giá và thảo luận: chéo căn cứ tiêu chí GV đưa ra từ + Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả. trước. + Nhóm khác nhận xét. Kết luận và nhận định - GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của - Ghi bài vào vở. HS và chốt lại nội dung cơ bản như dự kiến trong mục sản phẩm. - GV yêu cầu HS ghi vào vở. 3. LUYỆN TẬP (40 phút) 3.1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức cơ bản của bài học. 3.2. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để có thể thiết kế ra sản phẩm tái chế từ rác thải; 1 thông điệp ý nghĩa về bảo vệ môi trường 3.3. Sản phẩm: - Sản phẩm tái chế. - Một thông điệp ý nghĩa về bảo vệ môi trường. 3.4. Tổ chức thực hiện Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Chuyển giao nhiệm vụ - Yêu cầu mỗi nhóm làm sản phẩm tái chế - Nhận nhiệm vụ. từ rác thải (ít nhất 1 sản phẩm); 1 thông điệp ý nghĩa về bảo vệ môi trường. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện theo nhóm. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và thảo luận GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ Kết luận và nhận định Kết luận: Giáo viên tổng kết chủ đề, cho điểm các nhóm. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (khoảng 5 phút) 18
  19. 4.1. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học để nâng cao ý thức bản thân và tuyên truyền cho mọi người xung quanh trong việc bảo vệ môi trường 4.2. Nội dung: Thực hiện những việc làm cụ thể ngay tại gia đình và địa phương: không xả rác bừa bãi, phân loại rác, vệ sinh môi trường sống… 4.3. Sản phẩm: Hình ảnh của bản thân và những người xung quanh trong việc bảo vệ môi trường 4.4. Tổ thức thực hiện Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Chuyển giao nhiệm vụ - Yêu cầu cá nhân thuyết trình về những - Nhận nhiệm vụ. việc làm cụ thể ngay tại gia đình và địa phương góp phần bảo vệ môi trường. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện theo cá nhân. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và thảo luận GV yêu cầu cá nhân thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ Kết luận và nhận định Kết luận: Giáo viên kết luận. PHIẾU HỌC SINH ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM NHÓM... I. Tiêu chí đánh giá: - Cho điểm các thành viên theo 4 tiêu chí (tinh thần trách nhiệm cao, ý thức hợp tác, lắng nghe, tham gia ý kiến, đóng góp hoàn thành sản phẩm) với thang điểm cho mỗi tiêu chí cao nhất là 2,5 điểm. - Tổng điểm tối đa đối với mỗi thành viên 10,0 điểm. II. Đánh giá, xếp loại: Tinh Ý thức Đóng góp thần Tham ST hợp tác, hoàn Họ và tên Nhiệm vụ trách gia ý Tổng T lắng thành sản nhiệm kiến nghe phẩm cao 1 2 3 4 19
  20. 5 6 7 8 PHIẾU GIÁO VIÊN CHẤM DỰ ÁN Họ và tên giám khảo:………………………………………………………… Nội dung Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Chuẩn bị (1 điểm) Nội dung (2 điểm) Thuyết trình (2 điểm) Giao lưu (1 điểm) Thẩm mĩ (1 điểm) Sản phẩm tái chế (2 điểm) Thông điệp (1 điểm) 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2