intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng âm nhạc, phim tư liệu nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh khi học các bài 21, 22, 23 môn Lịch sử lớp 12 - Ban cơ bản

Chia sẻ: Hương Hoa Cỏ Mới | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến là sử dụng âm nhạc, phim tư liệu vào dạy học Lịch sử đã đem lại kết quả là nâng cao kết quả học tập và hứng thú học tập bộ môn Lịch sử cho học sinh lớp 12- trường THPT Lê Viết Thuật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng âm nhạc, phim tư liệu nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh khi học các bài 21, 22, 23 môn Lịch sử lớp 12 - Ban cơ bản

  1. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG ----------------------------- ĐỀ TÀI SỬ DỤNG ÂM NHẠC, PHIM TƯ LIỆU NHẰM TẠO HỨNG THÚ VÀ NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH KHI HỌC BÀI 21, 22, 23 MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 – BAN CƠ BẢN Lĩnh vực: Lịch sử Tác giả: Đặng Thị Kim Hoa Số điện thoại: 0986650349. .
  2. MỤC LỤC Nội dung Trang I. Tóm tắt đề tài 2 II. Giới thiệu 3 Hiện trạng 3 Nguyên nhân 3 Giải pháp thay thế 4 Cơ sơ khoa học của giải pháp 4 Quá trình thực hiện 6 III. Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 9 Vấn đề nghiên cứu 9 Giả thuyết nghiên cứu 9 IV. Phương pháp nghiên cứu 9 Khách thể nghiên cứu 9 Thiết kế 10 Quy trình nghiên cứu 10 Đo lường 11 V. Phân tích dữ liệu và bàn luận KQ 12 Phân tích kết quả về hứng thú 12 Phân tích kết quả về 13 VI. Kết luận, kiến nghị 14 Kết luận 14 Khuyến nghị 15 Tài liệu tham khảo 17 Phụ lục 18 Kế hoạch NCKHSPƯD 18 Phim và âm nhạc sử dụng trong các giờ học thực nghiệm 20 Một số hình ảnh GV và HS dạy – học thực nghiệm 22 Kết quả khảo sát hứng thú của HS 24 Phiếu khảo sát 24 Kết quả khảo sát 27 Kết quả kiểm tra kiến thức của HS 32 Đề kiểm tra 32 Kết quả kiểm tra 38
  3. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn Lich sử có vai trò rất quan trọng trong việc bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đồng thời góp phần hình thành, phát triển nhân cách của học sinh. Thế nhưng hiện nay, đa số học sinh không hứng thú, thậm chí một số em còn chán và ghét môn Lịch sử. Vì vậy kết quả học tập không cao. Trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT, nhiều giáo viên tâm huyết với nghề đã luôn trăn trở, tìm tòi, đổi mới phương pháp day học như: Tổ chức các trò chơi, khai thác kênh hình, sử dụng phim tư liệu lịch sử…Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên chưa được tiến hành thường xuyên mà mới chỉ dừng lại ở những giờ thao giảng, thanh tra hoặc các kỳ thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp tỉnh. Bên cạnh đó, một số giáo viên vẫn còn tiến hành dạy học theo lối truyền thống: thầy đọc - trò ghi, không sử dụng kênh hình, không sử dụng phim tư liệu, âm nhạc vào giảng dạy lịch sử. Vì thế, giáo viên chưa tạo được hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh. Xuất phát từ thực tiễn dạy học môn Lịch sử ở trường THPT, với mong muốn góp phần tạo hứng thú, nâng cao kết quả học tập cho học sinh, tôi đã mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học bằng hình thức: Sử dụng âm nhạc, phim tư liệu nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh khi học các bài21, 22, 23 môn Lịch sửlớp 12 - Ban cơ bản. Đề tài được nghiên cứu trên 2 nhóm đối tượng tương đương: lớp thực nghiệm (12A2) và lớp đối chứng (12A3). Hai lớp tương đương nhau về số lượng học sinh, giới tính, khả năng tiếp thu, cùng lựa chọn thi ban KHTN, điều kiện kinh tế - xã hội…, có cùng một giáo viên dạy môn Lịch sử. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế ở các bài 21, 22, 23 ( tiết 37, 38, 40, 41, 46) lớp 12- phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954- 1975. II.GIỚI THIỆU. 2.1. Hiện trạng Hiện nay một thực trạng đáng buồn đang xẩy ra đó là đa số học sinh không thích học môn lịch sử thậm chí một số em còn chán và ghét môn học này. Các em học lịch sử là để đối phó với thầy, cô, thi cử chứ không phải học để hiểu biết, để khám phá, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Vì thế hiểu biết của các em về
  4. lịch sử rất mơ hồ, kết quả học tập rất thấp. Theo thống kê kết quả thi THPTQG, phổ điểm trung bình môn Lịch sử rất thấp: năm học2016- 2017: 4,49 điểm, năm học2017- 2018: 4,6, điểm, năm 2018- 2019: 3,79 điểm, năm 2019- 2020:5,19 điểm. Theo khảo sát 80 học sinh ở 2 lớp 12A2, 12 A3 tại trường THPT Lê Viết Thuật- Vinh-Nghệ An có tới 60 HS không hứng thú học môn lịch sử vì các em cho rằng môn lịch sử là môn phụ, kiến thức nhiều, khô khan, khó học, khó nhớ, không mang lại lợi ích kinh tế trong cuộc sống... 2.2. Nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên song theo tôi có thể khái quát thành 4 nguyên nhân chính sau: Thứ nhất: Nhiều giáo viên vẫn chưa chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: khai thác, âm nhạc, phim, tổ chức trò chơi, hoạt động trải nghiệm ở các di tích lịc sử, văn hóa…Vì thế trong các giờ học lịch sử, giáo viên chưa tạo được sự hứng thú học tập cho các em. Thứ 2: Chương trình sách giáo khoa nặng nề, khô khan với nhiều con số, sự kiện, cách tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh, thi cử còn nặng về điểm số… Thứ 3: Quan niệm của học sinh, gia đình và xã hội coi môn lịch sử là môn phụ, khô khan, nhiều sự kiện, khó học, khó nhớ, không mang lại lợi ích kinh tế sau này do đó các em không cần phải đầu tư nhiều thời gian và không hứng thú với môn học này. Thứ 4. Cơ sở vật chất nhiều trường chưa đáp ứng yêu cầu của việc sử dụng, khai thác phương tiện dạy học hiện đại, chưa có kinh phí để tổ chức học sinh tham quan học tập tại các di tích lịch sử, văn hóa, bảo tàng… Trong 4 nguyên nhân trên, theo tôi việc giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp dạy học có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử của học sinh. 2.3. Giải pháp thay thế Sử dụng âm nhạc,phim tư liệu để dạy một số bài lịch sử trong giai đoạn 1954 – 1975 phần Lịch sử Việt Nam. 2.3.1. Cơ sở khoa học của giải pháp Để thay đổi thực trạng trên đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học với nhiều hình thức khác nhau như: tổ chức trò chơi, thảo
  5. luận nhóm, học tập ở các di tích lịch sử, văn hóa, sử dụng âm nhạc,phim tư liệu... Sử dụng âm nhạc, phim tư liệu vào giảng dạy bộ môn lịch sử là một trong những hình thức đem lại hiệu quả rất cao. Bởi âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của mỗi con người. Ngoài khả năng đem lại niềm vui, sự sảng khoái, nguồn nghị lực cho con người trong cuộc sống, âm nhạc còn có tác dụng thức tỉnh tình cảm của họ qua những cung bậc hết sức tinh tế. Sức mạnh cảm hóa của âm nhạc tiến bộ, lành mạnh giúp con người vươn tới một nhân cách toàn diện. Mỗi con người cảm nhận âm nhạc thông qua những cung bậc cảm xúc của tâm hồn mình chứ không phải bằng sự áp đặt của người khác. Vì thế khi kết hợp âm nhạc vào giảng dạy lịch sử, giáo viên không những đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức mà còn góp phần hoàn thiện nhân cách của học sinh. Phim tư liệu là một nguồn tài liệu quí giá, mang tính chân thực, không hư cấu, không dàn dựng, khách quan, khoa học, hiện thực cuộc sống được phán ánh một cách trung thực nhất như nó vốn có. Vì vậy, sử dụng phim tư liệu phù hợp trong bài giảng không những cung cấp kiến thức cho học sinh mà còn góp phần tạo hứng thú, nâng cao hiệu quả bài học. Thông qua những thước phim, người học được sống lại trong khung cảnh của lịch sử, đựợc quan sát những sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch sử thông qua lăng kính của bản thân chứ không chỉ bằng lời giảng, bằng sự áp đặt 1 chiều của giáo viên. Không những thế, xem phim còn rèn luyện cho người học kỹ năng quan sát, phân tích, đánh giá các sự kiện, các nhân vật lịch sử và góp phần tạo hứng thú cho học sinh, làm cho giờ hoc lịch sử trở nên hấp dẫn, sinh động - Như vậy, việc sử dụng âm nhạc, phim tư liệu có ảnh hưởng lớn đến việc tạo hứng thú học môn lịch sử cho học sinh. Tuy nhiên việc khai thác âm nhạc, phim tư liệu, lại chưa được tiến hành thường xuyên mà chỉ được tiến hành ở một số giờ thao giảng, thanh tra hoặc các kỳ thi giáo viên giỏi cấp trường... Khai thác âm nhạc vào giờ học lịch sử còn là vấn đề mới bởi một số giáo viên cho rằng dạy học lịch sử không cần đến âm nhạc, mặt khác lượng kiến thức trong một giờ học rất nhiều nên giáo viên không đủ thời gian để tiến hành khai thác. - Mặt khác việc khai thác âm nhạc, phim tư liệu vào việc giảng dạy môn Lịch sử ở các trường phổ thông hiện nay chủ yếu giáo viên dùng để minh họa chứ chưa hướng tới việc hướng dẫn học sinh khai thác. Nhiều giáo viên chưa nắm vững qui trình sử dụng phim, âm nhạc như thế nào? Vì thế hiệu quả chưa cao.
  6. 2.3.2. Các yêu cầu khi thực hiện giải pháp Để việc sử dụng âm nhạc, phim tư liệu vào dạy học có hiệu quả, đòi hỏi giáo viện phải đảm bảo những yêu cầu sau: Trước hết: Người giáo viên phải có niềm đam mê thực sự với môn học của mình, có kiến thức phong phú, nắm vững nội dung chương trình, vận dụng kiến thức liên môn… để sử dụng phương pháp dạy học phù hợp cho từng bài, từng mục. Thứ hai: Giáo viên phải có kiến thức tin học, sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ như phần mềm Powerpoint, tổ chức các trò chơi... Thứ ba : Giáo viên nắm vững qui trình soạn một giáo án điện tử có sử dụng âm nhạc, phim tư liệu.. - Bước 1: Chọn bài dạy, đây là một vấn đề quan trọng bởi không phải bài học nào cũng có thể vận dụng, khai thác âm nhạc, phim tư liệu một cách có hiệu quả. Vì thế, yêu cầu đầu tiên khi sử dụng âm nhạc, phim tư liệu vào giảng dạy, giáo viên phải lựa chọn những bài phù hợp. - Bước 2: Sau khi định hướng bài dạy, giáo viên tiến hành sưu tầm, lựa chọn, xử lí tư liệu cho phù hợp với nội dụng bài học. Yêu cầu cơ bản của bước này là: tư liệu phải đảm bào tính chân thực, tính lịch sử và tính khách quan. + Cách tìm tư liệu: Khai thác các đoạn phim tư liệu trên kênh truyền hình( VTV1, VTV7, VTV9, truyền hình Quân đôi, đài truyền hình Vĩnh Long...), thư viện tư liệu giáo dục trên mạng internet, các bài hát thì vào youtobe, hoặc mua một số đĩa có những bài hát phù hợp với bài dạy mà mình đã chọn. + Xử lý tư liệu: chọn những đoạn phim, những bài hát có hình ảnh, âm thanh phù hợp với nội dung bài dạy, dung lượng đủ cả thông tin và thời gian. - Bước 3: Thiết kế bài giảng Trước khi thiết kế bài giảng, giáo viên phải xác định cụ thể những vấn đề sau: + Chọn những tác phẩm âm nhạc, bộ phim tư liệu phù hợp, sát với nội dung, mục tiêu của bài học. + Mục đích sử dụng âm nhạc, phim tư liệu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh, rèn luyện các kĩ năng: quan sát, phán đoán, phân tích, đánh giá, vận dụng, hình hành một số phẩm chất: yêu nước, nhân ái, trách, nhiệm và năng lực: tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, nhận thức và tìm hiểu lịch sử, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. + Chuẩn bị tư liệu: Giáo viên sưu tầm, lựa chọn những tư liệu, bài hát phù hợp với bài học đồng thời giáo viên phải hướng dẫn, yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu.
  7. + Hình thức khai thác: Hoạt động khởi động, hình thành kiến thức mới, củng cố, tìm tòi hoặc vận dụng. Âm nhạc, phim tư liệu dùng để khái thác nội dung bài học hoặc minh họa + Thời điểm khai thác: Đầu mục, giữa mục, cuối mục của bài học. + Thời gian khai thác. +Cách thức tiến hành. 2.3.3. Quá trình thực hiện. Việc sử dụng âm nhạc, phim tư liệu được tiến hành trong 5 tiết ở các bài: 21, 22, 23 lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975 - Lớp 12 - ban cơ bản. Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam(1954-1965). Tiết 37. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giownevơ - Chuẩn bị tư liệu + Giáo viên hướng dẫn, yêu cầu học sinh sưu tầm, chọn lựa những ca khúc hay viết về thời điểm cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ. + Giáo viên lựa chọn và chuẩn bị ca khúc: Câu hò bên bến Hiền Lương của nhạc sỹ Hoàng Hiệp. - Hình thức khai thác: Hoạt động khởi động. - Mục đích khai thác: Tạo sự hứng thú học tập cho học sinh, dẫn dắt các em vào hoạt động kiến thức mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, giảm bớt những áp lực tâm lí do tiết học trước gây ra. - Thời điểm khai thác: Đầu mục I. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam sau 1954. - Thời gian khai thác: 5 phút - Cách thức thực hiện: + Giáo viên yêu cầu học sinh nêu kết quả sưu tầm, lựa chọn bài hát phù hợp mà giáo viên đã giao nhiệm vụ cho các em ở giờ học trước sau đó sẽ chốt lại ca khúc: Câu hò bên bến Hiền Lương. + Giáo viên cho học sinh có khả năng âm nhạc trình bày bài hát, nếu học sinh không trình bày được thì giáo viên sẽ cho các em nghe bài hát do ca sĩ thể hiện. Sau khi học sinh nghe ca khúc, giáo viên nêu 1 số câu hỏi gợi mở: 1?Ca khúc trên nói về địa danh nào? 2?Địa danh đó gắn liền với sự kiện lịch sử nào?
  8. 3? Nội dung bài hát phán ánh điều gì? 4? Cảm xúc của em như thế nào khi nghe bài hát đó? Tiết 38. Bài 21 mục III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm giữ gìn, phát triển lực lượng cách mạng tiến tới phong trào Đồng khởi 1954-1960 - Chuẩn bị tư liệu: + Giáo viên hướng dẫn, yêu cầu học sinh sưu tầm, chọn lựa những ca khúc hay viết về phong trào Đồng khởi. + Giáo viên lựa chọn và chuẩn bị ca khúc: Dáng đứng Bến Tre của nhạc sỹ Nguyễn văn Tý. - Hình thức khai thác: Hoạt động củng cố. - Thời điểm khai thác cuối mục 2. Phong trào Đồng khởi. - Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức đã học đồng thời góp phần làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn, tạo sự thoái mái để các em bước vào tiết học tiếp. - Thời gian khai thác: 3 phút - Cách thức khai thác + Sau khi học xong phần phong trào Đồng Khởi, giáo viên yêu cầu học sinh nêu những ca khúc đã sưu tầm và quyết định chọn ca khúc: Dáng đứng Bến Tre. + Giáo viên cho học sinh thể hiện ca khúc, nếu học sinh không hát được thì sẽ cho các em nghe tác phẩm do ca sĩ trình bày và để tăng sự hứng thú học tập cho các em, giáo viên sẽ lồng bài hát vào những thước phim tư liệu về phong trào Đồng khởi. + Sau khi học sinh nghe bài hát, giáo viên nêu câu hỏi: 1? Ca khúc trên nói về địa danh nào? 2? Địa danh đó gắn với sự kiện lịch sử nào? 3. Ca khúc ca ngợi lực lượng nào trong phong trào Đồng khởi? 4. Cảm xúc của em như thế nào khi nghe bài hát đó? Bài 22: Nhân dân 2 miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu, vừa sản xuất (1965-1968) Tiết 40. I. Chiến đấu chống chiến lược chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ ở miền Nam (1965-1968) - Chuẩn bị tư liệu:
  9. + Giáo viên hướng dẫn, yêu cầu học sinh tìm hiểu những thước phim tư liệu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. + Giáo viên chọn bộ phim Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu thân năm 1968 phát trên VTV1. - Thời điểm khai thác: đầu mục 3. Tổng tiến công nổi dậy xuân 1968. - Mục đích: Giúp học hiểu được cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 là một trong những sự kiện lịch sử quan trọng có tác động rất lớn đến kết quả cuộc kháng chiến chóng Mĩ cứu nước của nhân dân ta. Đồng thời qua đó rèn luyện cho các em kỹ năng quan sát, phán đoán, đánh giá, nêu kết luận và đưa nhận xét của bản thân. Với hình thứckhai thác này giáo viên không những phát huy năng lực chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức mà còn làm cho giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. - Thời gian khai thác: 5 phút - Cách thức tiến hành + Giáo viên cho học sinh xem phim tư liệu: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 phát trên VTV1. + Sau khi xem phim, giáo viên nêu câu hỏi dẫn dắt vấn đề: 1? Cuộc Tổng tiến công diễn ra chủ yếu trên địa bàn nào? Mục đích của ta khi mở cuộc Tổng tiến công năm 1968? 2? Từ những dữ liệu đã xem trên phim và thực tế cách mạng miền Nam, theo em mục tiêu nào ta đã đạt được, chưa đạt được? Từ kết quả đó rút ra bài học gì? 3? Ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công Tiết 41. Chiến đấu chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh (1969-1973) Giáo viên sử dụng 2 hình thức: khai thác phim tư liệu và âm nhạc. a. Khai thác phim tư liệu * Phim cuộc tống tiến công chiến lược năm 1972 - Thời điểm khai thác: Giữa mục 3. Cuộc tiến công chiến lược 1972. - Mục đích: Giúp học sinh hiểu được cuộc chiến ở thành cổ Quảng Trịlà một trong những chiến trường khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, tinh thần chiến đấu, sự hy sinh anh dũng của quân và dân ta trong cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập của tổ quốc, qua đó góp phần giáo dục cho các em lòng yêu nước, niềm tự hào, sự tri ân đối với những người đã ngã xuống. - Thời gian khai thác: 5 phút - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh xem phim tư liệu sau đó nêu câu hỏi:
  10. 1?Tại sao ta lại chọn Quảng Trị làm hướng tấn công chủ yếu trong năm 1972? 2?Thái độ của địch như thế nào khi quân ta mở cuộc tấn công chiến lược? 3? Kết quả, ý nghĩa cuộc tấn công? *Phim tư liệu về cuộc tập kích 12 ngày đêm vào Hà Nội, Hải phòng của đế quốc Mỹ tháng 12-1972. - Thời điểm khai thác: Giữa mục 2. Miền bắc vừa chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương. - Thời gian khai thác: 5 phút - Cách thức tiến hành: + Giáo viên chohọc sinh xem phim sau đó nêu câu hỏi 1? Cuộc tấn công 12 ngày đêm vào Hà Nội, Hải Phòng của Mĩ nhằm mục đích gì? 2? Qui mô, cường độ, tính chất cuộc tấn công sẽ như thế nào? 3? Mỹ có đạt được mục đích của mình ko? Vì sao? 4? Quân dân ta đã chiến đấu và thu được kết quả như thế nào? 5? Thắng lợi của quân và dân ta có ý nghĩa như thế nào? b. Khai thác âm nhạc. - Chuẩn bị tư liệu: + Giáo viên hướng dẫn, yêu cầu học sinh sưu tầm, tìm hiểu những ca khúc viết về thành cổ Quảng Trị 1972. + GV chuẩn bị: 2 ca khúc: Cỏ non thành Cổ của nhạc Sĩ Tân Huyền và Ngọn lửa tuổi 20 của nhạc sĩ Thanh Bình. Những ca khúc này được lồng vào những thước phim tư liệu, hình ảnh về cuộc chiến ở thành cổ Quảng Trị, phim Đừng đốt... - Thời điểm khai thác cuối mục 3 - Mục đích để giáo dục cho các em lòng biết ơn, sự tri ân đối với những người đã không tiếc máu xương để giành lại mảnh đất này. - Thời gian: Mỗi ca khúc 3 phút. Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam ( 1973- 1975) Tiết 46. III. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. Giáo viên sử dụng 2 hình thức: phim và âm nhạc a. Khai thác phim tư liệu. GV chọn tư liệu: Phim tư liệu về diễn biến Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh - Nguồn từ thư viện tư liệu giáo dục
  11. - Thời điểm khai thác: Mục 2 - Thời gian khai thác: 10 đến 12 phút Cách thức tiến hành: *Chiến dịch Tây Nguyên GV cho học sinh xem phim từ đầu mục sau đó nêu 1 số câu hỏi để giải quyết vấn đề: 1?Tại sao Bộ chính trị lại chọn Tây Nguyên làm điểm mở đầu cho cuộc Tổng tiến công nổi dậy năm 1975? 2? Khi mở chiến dịch Tây Nguyên, quân ta đã sử dụng lối đánh như thế nào? Chọn địa điểm nào để mở đầu cho chiến dịch? 3? Địch đã đối phó như thế nào? 4? Kết quả, ý nghĩa của chiến dịch? * Chiến dịch Huế - Đà Nẵng - Thời gian khai thác: 3 phút - Thời điểm khai thác cuối mục b. *Chiến dịch Hồ Chí Minh. - Thời điểm khai thác cuối mục c - Thời gian khai thác: 5 phút - Cách thức tiến hành + Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về hoàn cảnh, phương châm, diễn biến trên lược đồ chiến dịch Hồ Chí Minh sau đó cho HS xem phim. + Mục đích: Giúp học biết, hiểu về cuộc tiến công nổi dậy Xuân 1975 nói chung và chiến dịch Hồ Chí Minh nói riêng một cách chân thực, sinh động nhất. Qua đó góp phần rèn luyện cho các em kĩ năng lắng nghe, quan sát, phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử. b. Khai thác âm nhạc - Chuẩn bị tư liệu + Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh sưu tầm, chọn lựa 2 ca khúc hay nhất liên quan đến thời điểm đất nước thống nhất năm 1975. + Giáo viên chuẩn bị 2 ca khúc “Đất nước trọn niềm vui” của nhạc sĩ Hoàng Hà và “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” của nhạc sĩ Phạm Tuyên. - Thời điểm khai thác: + Bài hát “Đất nước trọn niềm vui” khai thác vào cuối mục IV
  12. + Bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” vào cuối mục IV: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước( 1954- 1975) - Thời gian khai thác: 6 phút - Hình thức: + Bài hát Đất nước trọn niểm vui được lồng vào những thước phim tư liệu về diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh. + Bài hát Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng: cả lớp cùng hát và vỗ tay vào cuối giờ học. - Mục đích giúp học sinh hiểu và cảm nhận được niềm vui, niềm tự hào của cả dân tộc trước ngày đất nước thống nhất, làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn qua đó góp phần giáo dục cho các em lòng yêu nước, sự tri ân đối với những người đã ngã xuống cho Tổ quốc nở hoa độc lập. . III. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 3.1. Vấn đề nghiên cứu - Sử dụng âm nhạc, phim tư liệu vào dạy học bài 21, 22, 23 lịch sử lớp 12 có nâng cao hứng thú học tập lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 cho học sinh không? - Sử dụng âm nhạc, phim tư liệu vào dạy học bài 21, 22, 23 lịch sử lớp 12 có nâng cao kết quả học tập lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 cho học sinh không? 3.2. Giả thuyết nghiên cứu - Có, sử dụng âm nhạc, phim tư liệu vào dạy học bài 21, 22, 23 lịch sử lớp 12 sẽ nâng cao hứng thú học tập Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 cho HS. - Có, sử dụng âm nhạc, phim tư liệu vào dạy học bài 21, 22, 23 lịch sử lớp 12 sẽ nâng cao kết quả học tập cho học sinh. IV. PHƯƠNG PHÁP 4.1. Khách thể nghiên cứu Tôi chọn khách thể nghiên cứu là lớp 12A2, 12A3 Trường THPT Lê Viết Thuật - Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An. Lớp thực nghiệm (12A2) và lớp đối chứng (12A3) tương đương nhau về số lượng học sinh, năng lực học tập , giới tính, điều kiện kinh tế - xã hội… Hai lớp có cùng một giáo viên dạy môn Lịch sử.
  13. Bảng 1: Bảng tương quan giữa hai nhóm. Các nhóm tham gia nghiên cứu Học sinh các nhóm Sĩ số Nam Nữ Lớp 12A2 40 27 13 Lớp 12A3 41 21 20 4.2. Thiết kế. Chúng tôi lựa chọn thiết kế: Kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương. Bảng 2 Lớp Kiểm tra trước tác Tác động Kiểm tra sau tác động động 12A2 Khảo sát về hứng thứ Dạy học có sử - Khảo sát về Nhóm thực của HS để xác định hai dụng âm nhạc, hứng thú nghiệm nhóm tương đương phim tư liệu. - Kiểm tra kiến nhau. thức của HS 12A3 Kết quả học tập đã Dạy học bình - Khảo sát về Nhóm đối chứng được xác định là tương thường hứng thú đương nhau, nên không - Kiểm tra kiến kiểm tra trước tác động thức của HS 4.3. Quy trình nghiên cứu. a. Chuẩn bị của giáo viên Sưu tầm, chọn lựa, xử lý các tư liệu âm nhạc, phim tư liệu tại các web bài giảng điện tử, thư viện tư liệu, đài truyền hình… b. Khảo sát hứng thú của học sinh trước khi tác động - Xây dựng thang đo hứng thú: khi xây dựng thang đo, chúng tôi đã lấy ý kiến của GV trong bộ môn và góp ý của một số chuyên gia trong giáo dục. - Khảo sát hứng thú của học sinh ở 2 lớp để xác định sự tương đương về hứng thú của các nhóm tham gia nghiên cứu. c. Tiến hành tác động (dạy thực nghiệm) Sử dụng giải pháp mới trong việc dạy học tại lớp thực nghiệm đồng thời dạy học theo phương pháp dạy bình thường tại lớp đối chứng.
  14. Thời gian dạy như sau: Bảng 3. Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm Thời gian Tiết theo Tên bài dạy PPCT 20/1/2021 37 Bài 21: Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ ở Miền Nam(1954-1965) 25/1/2021 38 Bài 21: Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ ở Miền Nam (1954-1965) 18/2/2021 40 Bài 22: Nhân dân 2 miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu, vừa sản xuất (1965-1968) 28/2/2021 41 Bài 22: Nhân dân 2 miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu, vừa sản xuất (1965-1968) 31/3/2021 46 Bài 23: Khôi phục phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam1973-1975. d. Khảo sát hứng thú và kiểm tra kiến thức của học sinh sau khi tác động - Khảo sát hứng thú của HS 2 lớp. - Kiểm tra 01 tiết về kiến thức e. Phân tích xử lí dữ liệu f. Viết báo cáo kết quả. 4.4. Đo lường Chúng tôi thu thập dữ liệu về kiến thức và thái độ thông qua việc: - Sử dụng thang đo thái độ trước và sau khi học của 2 lớp để đo sự thay đổi về hứng thú của HS đối với nội dung được học. - Bài kiểm tra kiến thứcsau thời gian tác động đối với hai lớp. (Bảng so sánh kết quả bài kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử của 2 lớp 12A2 (lớp sử dụng âm nhạc,phim tư liệu vào bài dạy), 12A3 (lớp không sử dụng âm nhạc, phim tư liệu) 4.4.1. Đo lường hứng thú Trước và sau khi tác động chúng tôi tiến hành khảo sát hứng thú học tập đối với môn Lịch sử ở hai lớp thực nghiệm (12A2) và lớp đối chứng (12A3). (Phiếu khảo sát ở phần phụ lục). 4.4.2. Đo lường kiến thức
  15. Kết quả kiểm tra cuốihọc kì 1 cho thấy trình độ 2 lớp tương đương nhau. Sau tác động, chúng tôi tiến hành kiểm tra 1 tiết ở cả lớp thực nghiệm (12 A2) và lớp đối chứng (12 A3). Đề kiểm tra và kết quả kiểm tra ở phần phụ lục. V. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 5.1. Phân tích kết quả về hứng thú - Sử dụng kết quả của T-Test độc lập giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước khi thực hiện tác động để kiểm chứng sự tương đương về sự hứng thú học tập môn lịch sử của học sinh. Bảng 4. Kết quả khảo sát trước tác động Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm 12A2 12A3 Điểm trung bình 54.74 55.26 Độ lệch chuẩn 7.85 6.76 Giá trị P của T - Test 0,38 Bảng 5. Kết quả khảo sát sau tác động Lớp thực nghiệm 12A2 Lớp đối chứng 12A3 Điểm trung bình 70.08 55,63 Độ lệch chuẩn 6,68 6,21 Giá trị P của T - Test 0,0000000000000020 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) của 2 2,33 nhóm sau tác động
  16. BIỂU ĐỒ HỨNG THÚ 80 70 60 50 40 Lớp thực nghiệm 12A2 Lớp đối chứng 12A3 30 20 10 0 Trước tác động Sau tác động Trên cơ sở so sánh dữ liệu, cho phép ta đưa ra nhận xét: 1. So sánh kết quả khảo sát trước tác động của 2 nhóm: Chênh lệch điểm trung bình của 2 nhóm 0,52 điểm và điểm kiểm chứng TTEST độc lập kết quả kiểm tra trước tác động giữa 2 nhóm cho giá trị P bằng 0,38, cho thấy xác suất xẩy ra ngẫu nhiên cao do vậy chênh lệch này không có ý nghĩa.Ta kết luận: Trước khi tác động hứng thú của 2 nhóm tương đương nhau. 2. So sánh kết quả sau tác động của 2 nhóm: - Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 70,08, của nhóm đối chứng là 55,63. Chênh lệch điểm trung bình của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là 14,45 cho thấy điểm TB giữa 2 nhóm có sự khác biệt rõ rệt. Lớp được tác động có điểm TB cao hơn lớp ĐC. - Kiểm chứng TTEST độc lập kết quả kiểm tra sau tác động giữa 2 nhóm cho giá trị P rất nhỏ, cho thấy chênh lệch điểm TB giữa 2 nhóm rất có ý nghĩa. Điểm TB của nhóm TN cao hơn điểm TB của nhóm ĐC là không ngẫu nhiên mà do kết quả tác động (sử dụng PP dạy học mới) nghiêng về nhóm thực nghiệm. - Chênh lệch giá trị TB chuẩn của kết quả (SMD) của kết quả khảo sát 2 nhóm là 2,33. Theo bảng tiêu chí Cohen, mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn. - Từ kết quả trên, ta rút ra: Sử dụng âm nhạc, phim tư liệu để dạy các bài 21, 22, 23 giai đoạn 1954-1975 phần lịch sử Việt Nam lớp 12 – Ban cơ bản, đã làm tăng hứng thú học tập của học sinh lớp 12- trường THPT Lê Viết Thuật- TP Vinh- Nghệ An.
  17. 5.2. Phân tích kết quả về kiến thức Bảng 6. Kết quả kiểm tra 1 tiết Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Điểm trung bình 7.24 6.47 Độ lệch chuẩn 1.24 1.28 Giá trị P của TTEST 0.0056 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) 0.60 BIỂU ĐỒ KIẾN THỨC 7.4 7.2 7 6.8 6.6 6.4 6.2 6 Lớp thực nghiệm 12A2 Lớp đối chứng 12A3 Từ kết quả phân tích dữ liệu thu được, cho thấy: - Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 7,24, của nhóm đối chứng là 6,47. Chênh lệch điểm trung bình của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là 0,77 cho thấy điểm TB giữa 2 nhóm có sự khác biệt rõ rệt. Lớp được tác động có điểm TB cao hơn lớp đối chứng. - Kiểm chứng TTEST độc lập kết quả kiểm tra sau tác động giữa 2 nhóm cho giá trị P bằng 0.0056, cho thấy chênh lệch điểm TB giữa 2 nhóm là có ý nghĩa. Điểm TB của nhóm TN cao hơn điểm TB của nhóm ĐC là không ngẫu nhiên mà do kết quả tác động (sử dụng PP dạy học mới) nghiêng về nhóm thực nghiệm. - Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) của kết quả bài kiểm tra 1 tiết 2 nhóm là 0,6. Theo bảng tiêu chí Cohen, mức độ ảnh hưởng của tác động là trung bình.
  18. - Rút ra: Sử dụng âm nhạc, phim tư liệu để dạy các bài 21, 22, 23 giai đoạn 1954-1975 phần lịch sử Việt Nam lớp 12- Ban cơ bản - đã nâng kết quả học tập của học sinh lớp 12- trường THPT Lê Viết Thuật - TP Vinh- Nghệ An. VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 6.1. Kết luận: Qua nghiên cứu, chúng ta đã trả lời cho 2 câu hỏi trong vấn đề nghiên cứu là Sử dụng âm nhạc, phim tư liệuvào dạy học Lịch sử đã đem lại kết quả là nâng cao kết quả học tập và hứng thú học tập bộ môn Lịch sử cho học sinh lớp 12- trường THPT Lê Viết Thuật. Khai thác âm nhạc, phim tư liệu vào giảng dạy lịch sử là một trong những hình thức đem lại hiệu quả cao. - Thứ nhất: Góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học. - Thứ hai: Bằng việc cho học sinh xem những thước phim tư liệu, những ca khúc cách mạng trình chiếu trên bảng powerpoint, giáo viên rèn luyện cho các em kỹ năng thực hành, kỹ năng quan sát, phân tích, phán đoán nhanh chóng, chính xác các tình huống xẩy ra, tìm được nhanh nhất các câu trả lời. - Thứ ba: Tạo điều kiện để các em nêu lên những suy nghĩ, những cảm nhận của mình về các sự kiện, nhân vật hoặc bàn luận vấn đề lịch sử để từ đó các em tự tin hơn trong quá trình lĩnh hội tri thức. - Thứ tư: Khai thác âm nhạc, phim tư liệu vào giảng dạy lịch sử giúp học sinh tiếp thu bài học nhẹ nhàng, thoải mái, củng cố những kiến thức đã học một cách chủ động, tự giác đồng thời giúp các em phát huy năng lực cá nhân. - Không khí học tập rất sôi nổi, hào hứng. Các em cho rằng với hình thức dạy học này không những được quan sát những hình ảnh sinh động, được xem những thước phim tư liệu chân thực, nghe những bài hát hay về một thời oanh liệt( điều mà các em rất ít nghe trong cuộc sống hàng ngày) mà còn được nói lên những suy nghĩ, những nhận xét của chính mình.. Một số em khi nghe ca khúc Cỏ non thành cổ, mắt ngấn lệ... hoặc khi nghe ca khúc Đất nước trọn niểm vui, Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng, tất cả các em đã đứng dậy hát và cùng vỗ tay làm cho giờ học vô cùng sôi nổi. Điều đó chứng tỏ các tác phẩm âm nhạc tôi đã sử dụng trong giờ học lịch sử đã chạm tới trái tim, đưa các em trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau làm cho giờ học lịch sử không còn là những con số khô khan, tẻ nhạt, buồn ngủ và áp lực nữa mà thực sự rất hấp dẫn và bổ ích. Có những giờ học khi trống trường đã điểm nhưng các em vẫn chưa thôi
  19. tranh luận, hoặc còn nán lại để xem phim, nghe tiếp bài hát. Sau những giờ học như thế, có nhiều em đã gặp tôi để tâm sự: Chúng em rất thích học những bài học lịch sử bằng hình thức này. Lời chia sẻ của các em đã tiếp thêm động lực để tôi tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học. - Các em đã chủ động, tham gia tích cực hơn vào quá trình dạy - học. Nhiều em hăng say xây dựng bài, thảo luận sôi nổi những vấn đề mà giáo viên đưa ra. Có em mạnh dạn xin hát thử một số bài hát mà tôi đã chọn. Các em có thể hát chưa hay, chưa đúng lời, đúng nhạc nhưng tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc bởi ít ra thông qua những giờ học này, các em đã biết thêm nhiều ca khúc cách mạng, các khúc trữ tình...về một thời oanh liệt của những năm tháng chống Mĩ cứu nước( điều mà trước đây các em chưa từng biết hoặc biết rất ít). 6.2. Khuyến nghị a. Đối vối giáo viên - Khai thác âm nhạc, phim tư liệu là một trong những hình thức dạy học mang lại hiệu quả cao đối với môn Lịch sử. Tuy nhiên không phải bài nào cũng có thể sử dụng hình thức này. Vì vậy, giáo viên phải biết chọn lựa những bài dạy phù hợp. - Khi sử dụng âm nhạc, phim tư liệu vào giảng dạy, giáo viên không chỉ dừng lại ở dạng minh họa mà phải đi sâu khai thác hết giá trị tối đa của nó. - Giáo viên phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để biết và sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, các phần mềm hỗ trợ. - Để sử dụng âm nhạc, phim tư liệu vào giảng dạy đòi hỏi giáo viên phải đầu tư rất nhiều thời gian để sưu tầm, xử lý tư liệu, thiết kế bài bài dạy. Vì vậy giáo viên phải biết vượt qua khó khăn, phải yêu môn học mà mình đã lựa chọn. b. Đối với tổ chuyên môn Cần tiến hành tổ chức các tiết dạy học theo chủ đề, nghiên cứu bài học… c. Đối với các cấp lãnh đạo Cần quan tâm về cơ sở vật chất như máy chiếu hoặc ti vi màn hình rộng để giáo viên có điều kiện đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá. d. Đối với học sinh: phải thay đổi thái độ, phương pháp học tập đối với bộ môn Lịch sử. Với kết quả của đề tài, chúng tôi mong được chia sẻ chút ít kinh nghiệm của mình với các bạn đồng nghiệp, góp phần nâng cao kết quả học tập và hứng thú học tập của học sinh đối với môn Lịch sử.
  20. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu nghiên cứu về khoa học sư phạm ứng dụng - Nhà xuất bản đại học sư phạm. 2010. 2. Thư viện tư liệu giáo dục - htt;//tulieu.violet.vn/ 3.Thư viện bài giảng điện tử - htt;//baigiang.violet.vn/ 4. Hướng dẫn ôn tập trắc nghiệm - Nhà xuất bản đại học Thái Nguyên, năm 2017. 5. Tìm sự hấp dẫn môn Lịch sử - Báo Tuổi trẻ - ngày 2/12/2016 6. Vì sao học sinh quay lưng với môn Lịch sử - Báo Công an nhân dân – ngày 25/11/2015. 7. Thư viện sáng kiến kinh nghiệm.net.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2