intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bài toán thực tiễn vào dạy bài: Độ dịch chuyển và quảng đường đi được Vật lí 10 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu việc áp dụng các bài toán thực tiễn trong giảng dạy bài Độ dịch chuyển và quãng đường đi được nhằm giúp học sinh hiểu rõ bản chất của kiến thức thông qua các tình huống thực tế. Thông qua việc giải quyết các bài toán gắn liền với đời sống, học sinh không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn phát triển tư duy logic, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế và rèn luyện phẩm chất chủ động, sáng tạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bài toán thực tiễn vào dạy bài: Độ dịch chuyển và quảng đường đi được Vật lí 10 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh

  1. TRƯỜNG THPT HỒNG LĨNH ===================== BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY Sử dụng bài toán thực tiễn vào dạy bài: Độ dịch chuyển và quảng đường đi được Vật lí 10 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Họ và tên người thực hiện : Tống Đình Nam Chức vụ : Giáo Viên. Sinh hoạt tổ chuyên môn : Hồng lĩnh, tháng 10/2024
  2. TRƯỜNG THPT HỒNG LĨNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI THI GVDG CẤP TRƯỜNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NĂM 2024 BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY Tên biện pháp: Sử dụng bài toán thực tiễn vào dạy bài: Độ dịch chuyển và quảng đường đi được Vật lí 10 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Tên giáo viên dự thi: Tống Đình Nam Tổ chuyên môn: Vật lí – Tin - CNCN Môn dự thi: Vật lý PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức vật lý gắn kết chặt chẽ với thực tiễn. Chương trình Vật lý THPTchú trọng vào bản chất, ý nghĩa vật lý của các đối tượng, đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên về toán học; tạo điều kiện để giáo viên giúp học sinh phát triển tư duy khoa học dưới góc độ vật lý, khơi gợi sự ham thích ở học sinh, tăng cường khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn. Mục tiêu tạo nhiều tình huống nhằm kích thích học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung thực tiễn liên quan đến bài học mới, đặc biệt là các tình huống gần gũi với các hoạt động của bản thân trong cuộc sống, trong sinh hoạt hàng ngày. Để từ đó tạo sự hứng thú trong học tập giúp cho học sinh cảm thấy yêu thích môn học hơn từ đó việc chủ động lĩnh hội kiến thức sẽ đạt hiệu quả hơn. Để giải quyết các vấn đề trên, qua nghiên cứu của bản thân và tham khảo ý kiến của đồng nghiệp trong cũng như ngoài trường. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học, tôi chọn biện pháp “ Sử dụng bài toán thực tiễn vào dạy bài: Độ dịch chuyển và quảng đường đi được Vật lí 10 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh” II. GIẢI PHÁP 1.Thực trạng công tác dạy và học Vật lý ở trường THPT. - Trong quá trình dạy học có một số giáo viên còn chưa quan tâm đúng mức sử dụng các bài toán thực tiễn vì vậy học sinh khó vận dụng vào thực tiễn, nhàm chán, không hứng thú với môn vật lí, khả năng sáng tạo của học sinh. - Đa số học sinh có nhu cầu học vật lý tuy nhiên do quá trịnh dạy dạy một số giáo viên chưa tạo được hứng thú nên học sinh chưa chủ động trong việc học vật lí, vận dụng kiến thức vật lí vào trong cuộc sống.
  3. - Đồ dùng dạy học, phòng học bộ môn vật lý đã có nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Thiết bị thí nghiệm Vật lý còn thiếu hoặc quá cũ dẫn đến không làm đầy đủ các thí nghiệm hoặc kết quả thí nghiệm không chính xác. 2.Vai trò của bài toán thực tiễn Bài toán thực tiễn giúp học sinh thấy rõ mối liên hệ giữa lý thuyết và ứng dụng thực tế, từ đó nâng cao hiểu biết về các khái niệm vật lý. Giải quyết bài toán thực tiễn yêu cầu học sinh phải phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp, từ đó rèn luyện khả năng tư duy phản biện. Học sinh cần tìm ra nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề thực tiễn, thúc đẩy sự sáng tạo và linh hoạt trong tư duy. Bài toán thực tiễn thường phức tạp và đa chiều, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề trong các tình huống khác nhau. Nhiều bài toán cần làm việc nhóm, tạo cơ hội cho học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp và hợp tác. Các bài toán thực tiễn thường thú vị và gần gũi với cuộc sống, làm cho học sinh cảm thấy hứng thú và có động lực hơn trong việc học. Khi giải quyết bài toán thực tiễn, học sinh thường cần phải tìm kiếm thông tin và dữ liệu, từ đó phát triển kỹ năng nghiên cứu và tự học. Việc tiếp cận các bài toán thực tiễn giúp học sinh nhận thức rõ hơn về các lĩnh vực nghề nghiệp liên quan đến vật lý, từ đó định hướng tương lai. Giúp học sinh áp dụng kiến thức lý thuyết vào các tình huống cụ thể trong đời sống, từ đó nâng cao khả năng tư duy và giải quyết vấn đề. Cung cấp bối cảnh thực tế cho các khái niệm vật lý, giúp học sinh thấy được tính ứng dụng và ý nghĩa của chúng. 3. Biện pháp sữ dụng bài toán thực tiễn nhằm phát triễn phẩm chất và năng lực học sinh: -Dùng bài toán thực tiễn để đặt vấn đề nhận thức( khởi động): Giáo viên tạo ra một tình huống có vấn đề liên quan đến hiện tượng, quá trình vật lí sắp được nghiên cứu ... “tình huống vấn đề” chưa được học là cho học sinh một thử thách mà điểm xuất phát là như nhau, tạo cho học sinh sự hưng phấn, kích thích tính tò mò, nhu cầu học tập, định hướng mục tiêu cần đạt. Bài toán: Từ cổng Trung tâm thương mại Hồng Lĩnh bạn An đi xe đạp với tốc độ không đổi 6 km/h theo hướng Đông dọc theo đường Trần Phú. Sau 5 phút bạn đến ngã tư có đèn giao thông bạn An rẽ hướng Bắc tiếp tục đi tiếp trong 10 phút nữa rồi dừng lại. a. Tính tổng quãng đường bạn An đi được? b. Xác định vị trí của bạn An so với vị trí ban đầu của bạn An? Nhận xét: Ngoài các tiêu chí cần đạt theo yêu cầu thì cách làm này còn có ưu điểm: - Học sinh thấy được tình huống thực tế mà các em hàng ngày đi học vẫn thực hiện từ đó phát huy được tính tò mò tìm hiểu kiến thức và phát huy tính sáng tạo của học sinh. - Các địa điểm trong tình huống gần gũi, thân quen nên các em tiếp nhận và thấy ngay các kiến thức như: quãng đường, hướng của chuyển động: đi hướng Đông (sẽ đến Ngã ba Hồng Lĩnh),
  4. đi hướng Nam (sẽ đến nhà thờ giáo xứ), và cũng khác nhau theo từng cách đi trong bài toán thực tế. Đặc biệt ví dụ đưa ra không gây lẫn lộn về hướng cho học sinh. -Dùng bài toán thực tiễn để hình thành kiến thức, kĩ năng mới cho học sinh: Chỉ số ít bài tập có thể thực hiện chức năng này. Bài tập có thể là điểm khởi đầu dẫn dắt đến kiến thức mới, hoặc trong cách giải cần một kiến thức và kĩ năng mới mà học sinh chưa được tiếp cận. Ví dụ: Giáo viên xây dựng phiếu học tập bài toán đi tìm kho báu theo các gợi ý để tìm ra vị trí của kho báu được giấu ở một vị trí bí mật. Phiếu Học Tập: Đi Tìm Kho Báu 1. Mục tiêu: Khám phá kiến thức về [chủ đề cụ thể, ví dụ: Độ dịch chuyển, quãng đường]. Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và làm việc nhóm. 2. Bài toán kho báu: Hãy giúp nhóm bạn tìm kho báu (Gói kẹo) ẩn giấu bằng cách giải quyết các câu đố và bài toán dưới đây! Ai nhanh nhất là giành chiến thắng. 3. Hành trình tìm kho báu: Điểm Xuất Phát ( Cữa lớp là điểm A) Từ điểm A đi theo hướng Nam đến điểm B có quãng đường là 20m. Khi đến điểm B bạn đi theo hướng Tây đến điểm C (cách B 30 m) rồi tiếp tục đi theo hướng Bắc đến điểm D (cách C 30m) tiếp tục đi theo hướng đông đến điểm E (cách D 10 m); tiếp tục đi về hướng Nam 10 m bạn sẽ tìm thấy vị trí kho báu. Vẽ lại quá trình đi tìm vị trí kho báu của nhóm mình 4. Hoạt động nhóm: Hãy thảo luận với nhóm về các khái niệm bạn đã học được từ bài tập này. Câu hỏi thảo luận: Độ dịch chuyển là gì? Có đặc điểm gì? Độ dịch chuyển và quãng đường có khác nhau như thế nào? Tại sao điều này quan trọng trong thực tế? Có thể tổng hợp các độ dịch chuyển được không? Cách nào đi đến kho báu nhanh nhất? 5. Tổng kết: Bạn đã học được điều gì từ hoạt động này? Nhận xét: Bài toán này không chỉ giúp học sinh hiểu về độ dịch chuyển, quảng đường đi được mà còn khuyến khích khả năng tư duy, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm. Thông qua việc thực hành, học sinh sẽ nhớ lâu hơn về khái niệm này. -Dùng bài toán thực tiễn để ôn luyện, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng cho học sinh: Đây là giai đoạn mà bài tập vật lí phát huy tác dụng tốt nhất. Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong các tình huống theo mức độ: quen biết, quen biết có biến đổi và tình huống mới. Việc giải bài tập rèn luyện cho học sinh năng lực ghi nhớ,
  5. củng cố kiến thức, hiểu sâu kiến thức, sử dụng các phương pháp nghiên cứu vật lí, và sáng tạo linh hoạt trong vận dụng kiến thức. Ví dụ: Một người đi bộ từ nhà đến cửa hàng và sau đó trở về nhà. Quá trình đi như sau: Từ nhà đến cửa hàng: Người đó đi thẳng 200 mét về phía Bắc. Từ cửa hàng trở về: Họ quay lại và đi 150 mét về phía Nam, rồi tiếp tục đi 50 mét về phía Tây. Tính độ dịch chuyển của người đó từ điểm xuất phát (nhà) đến điểm cuối (vị trí cuối cùng). Kết quả: Độ dịch chuyển: Khoảng 70.71 mét theo hướng Tây Bắc. Quãng đường: 400 mét. Nhận xét: Bài toán này giúp học sinh hiểu rõ sự khác biệt giữa độ dịch chuyển (có hướng) và quãng đường (vô hướng), đồng thời áp dụng kiến thức vào tình huống thực tế. Thông qua việc thực hành, học sinh sẽ nhớ lâu hơn về khái niệm này. ÁP DỤNG BÀI DẠY: ĐỘ DỊCH CHUYỂN VÀ QUÃNG ĐƯỜNG ĐI ĐƯỢC I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Định nghĩa được độ dịch chuyển. - Nhận biết và phân biệt được độ dịch chuyển và quãng đường đi được. - Xác định được độ dịch chuyển tổng hợp của một vật. - Biết cách xác định quãng đường đi được và độ dịch chuyển của một vật khi nó di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác 2. Năng lực: - Nêu được cách xác định độ dịch chuyển của chuyển động. - Phân tích được sự khác nhau giữa độ dịch chuyển và quãng đường đi được. - Vận dụng kiến thức để giải bài tập, tình huống thực tiễn liên quan. 3. Về phẩm chất: - Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, kiên trì thực hiện nhiệm vụ học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Máy chiếu hoặc ti vi lớn để chiếu hình ảnh bản đồ, hình vẽ trong bài. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề ( Khởi động) Bài toán: Từ cổng Trung tâm thương mại Hồng Lĩnh bạn An đi xe đạp với tốc độ không đổi 6 km/h theo hướng Đông dọc theo đường Trần Phú. Sau 5 phút bạn đến ngã tư có đèn giao thông bạn An rẽ hướng Bắc tiếp tục đi tiếp trong 10 phút nữa rồi dừng lại. a. Tính tổng quãng đường bạn An đi được? b. Xác định vị trí của bạn An so với vị trí ban đầu của bạn An? Gợi ý trả lời: a. Tổng quãng đường bạn An đi là: S = S1 + S2 =v.t1 +v.t2 = 1,5 (km) b. ( Học sinh sẽ lúng túng khi xác định vị trí của bạn An khi dừng xe) - GV yêu cầu thảo luận câp đôi và ghi kết quả ra nháp.
  6. - GV cho học sinh trả lời - HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét đánh giá. Đặt vấn đề: Làm thể nào xác định chính xác vị trí lúc sau của bạn An? 2. Hoạt động 2: Cách xác định vị trí của vật chuyển động tại các thời điểm. - GV cho học sinh tìm hiểu các ví dụ sách giáo khoa, từ đó yêu cầu học sinh rút ra cách xác định vị trí điểm A, vị trí của M chuyển ở các thời điểm. - HS làm việc cá nhân, sau đó thảo luận nhóm. - GV theo dõi hoạt động học sinh, hỗ trợ nếu cần. - HS các nhóm trình bày kết quả đã thống nhất trong nhóm, nhận xét bổ xung câu trả lời - GV nhận xét, đánh giá, và kết luận lại kết quả. Hoạt động 3: Tìm hiểu độ dịch chuyển, phân biệt độ dịch chuyển và quãng đường đi được Giáo viên phát phiếu học tập trò chơi đi tìm kho báu. - GV : Cho học sinh giới thiệu lại cách đi của các bạn tìm kho báu, để xác định chính xác vị trí của kho báu ta cần biết thêm yếu tố gì? - HS: Biết quãng đường đi được chưa đủ để xác định vị trí của vật cần biết thêm hướng chuyển động. - GV yêu câu học sinh nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi: Đại lượng vừa cho biết độ dài và hướng của sự thay đổi vị trí là gì? Cách xác định đại lượng đó? - HS: Làm việc cá nhân nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời. - Gv nhận xét, đánh giá, khẳng định lại. Hoạt động 4: Phân biệt độ dịch chuyển và quãng đường đi được - GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân dựa vào hình mô tả chuyển động của bạn đi tìm kho báu, sau đó thảo luận nhóm thực hiện phân biệt quảng đường và độ dịch chuyển của vật. Khi nào có thể coi quảng đường là độ dịch chuyển? - HS: Làm việc cá nhân nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời. - GV theo dõi học sinh làm việc, hỗ trợ nếu cần. - HS trình bày kết quả của nhóm, nhận xét bổ xung thống nhất kết quả. - Gv nhận xét, đánh giá, khẳng định lại. Hoạt động 5: Tìm hiểu tổng hợp độ dịch chuyển. - GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, sau đó thảo luận nhóm thực hiện bài tập thí dụ SGK-24 - HS: Làm việc cá nhân nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời. - GV theo dõi học sinh làm việc, hỗ trợ nếu cần. - HS trình bày kết quả của nhóm, nhận xét bổ xung thống nhất kết quả. - Gv nhận xét, đánh giá, khẳng định lại. Hoạt động 6: Luyện tập Bài 1. Một người đi bộ từ nhà đến cửa hàng và sau đó trở về nhà. Quá trình đi như sau: Từ nhà đến cửa hàng: Người đó đi thẳng 200 mét về phía Bắc.
  7. Từ cửa hàng trở về: Họ quay lại và đi 150 mét về phía Nam, rồi tiếp tục đi 50 mét về phía Tây. Tính độ dịch chuyển của người đó từ điểm xuất phát (nhà) đến điểm cuối (vị trí cuối cùng). Bài 2: Một ngưòi lái ô tô đi thẳng 6 km theo hướng Tây, sau đó rè trái đi thẳng theo hướng Nam 4 km rồi quay sang hướng Đông đi 3 km. Xác định quăng đường đỉ được và độ dịch chuyển của ô tô. Bài 3: Một người bơi ngang từ bờ bên này sang bờ bên kia của một dòng sông rộng 50 m có dòng chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam. Do nước sông chảy mạnh nên khi sang đến bờ bên kia thì người đó đã trôi xuôi theo dòng nước 50 m. Xác định độ dịch chuyển của người đó. Sản phẩm dự kiến: Lời giải các bài tập: Bài 1: Độ dịch chuyển: Khoảng 70.71 mét theo hướng Tây Bắc. Quãng đường: 400 mét. Bài 2: s= 13 km, d=5km (theo hướng tây - nam) Bài 3: d = OB = OA2 + AB 2 = 502 + 502 = 50 2 ( m ) d = 70,7 m (450 theo hướng động - nam) Hoạt động 7: Vận dụng Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu có thể xác định vị trí của trường so với nhà các bạn. Xác định quảng đường đi từ nhà đến trường và độ dịch chuyển của bạn. Tìm hiểu độ dịch chuyển của Tàu trên biển, Máy bay trên bầu trời………bằng cách nào. III. HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 1. Mô tả cách thức thực hiện - Chọn đối tượng HS để tiến hành thực nghiệm sư phạm: Học sinh lớp 10A4,10A7 năm học 2022-2023 trường THPT THPT Hồng Lĩnh. - Khảo sát học sinh về mức độ yêu thích bộ môn Vật lý trước và sau khi thực hiện giải pháp bằng phiếu điều tra và phỏng vấn. - Khảo sát học sinh về mức độ vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiển trước và sau khi thực hiện giải pháp bằng phiếu điều tra và phỏng vấn. - Thiết kế bài dạy áp dụng giải pháp trên và tiến hành giảng dạy - Đánh giá kết quả học tập của HS sau khi tiến hành giảng dạy theo các giải pháp của trước và sau khi thực hiện đề tài 2. Kết quả đạt được Sau khi thực hiện biện pháp tiến hành trong năm học 2022-2023 đối với HS lớp 10A4,10A7. Kết quả định tính của quá trình thực nghiệm sư phạm cho thấy việc sử dụng các biện pháp trên giúp tiết học trở nên sinh động, HS tỏ ra thích thú hơn với môn Vật lí, tự nguyện tham gia vào các hoạt động học tập.
  8. 60 50 40 30 20 10 0 Không hứng thú Ít hứng thú Hứng thú Rất hứng thú Trước khi SD biện pháp Sau khi sử dụng biện pháp Năng lực GQVĐ của HS được GV quan sát và đánh giá qua các tiết học. Bên cạnh các phiếu theo dõi đánh giá năng lực của HS, đánh giá năng lực còn dựa trên kết quả học tập của HS thông qua một kết quả. Kết quả xếp loại học lực của học sinh qua bài kiểm tra môn Vật lý của lớp chọn làm thực nghiệm sư phạm Lớp Số học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu 10A4 34 10 18 6 0 10A7 32 20 8 4 0 Đánh giá kết quả Biểu đồ đánh giá qua thực nghiệm kết quả câu hỏi 30 30 20 20 10 10 0 Giỏi Khá Trung Yếu 0 Bình Điểm 5-6 Điểm 7-8 Điểm 9-10 Lớp 10A4 Lớp 10A7 Lớp 10A4 Lớp 10A7 Như vậy, qua thực nghiệm sư phạm cho thấy việc vận dụng các biện pháp nêu trên vừa giúp học sinh phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, vừa phát huy tính tích cực, nâng cao hứng thú học tập môn Vật lý của học sinh.
  9. 3. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện. Tiếp tục xây dựng hệ thống kế hoạch bài dạy cho các phần khác của môn Vật lý THPT. 4. Kết luận Trong năm học 2022 - 2023 vừa qua, tôi đã vận dụng biện pháp này vào việc dạy học Vật lí đối với đối tượng học sinh lớp 10A4 và 10A7. Kết quả đạt được là giúp đại đa số học sinh cải thiện khá tốt kết quả môn Vật lý. Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng các biện pháp này, tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy như sau: - Tạo cho HS có thái độ tích cực hơn trong học tập môn Vật lí, HS hứng thú, tích cực hơn, tạo điều kiện cho HS phát huy tính tư duy và sáng tạo. - Giúp các em dễ dàng nắm vững các kiến thức của bài học để có thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống. - Giúp các em rèn luyện đượcc kĩ năng thuyết trình, có được những suy luận, lập luận, sự tự tin khi phát biểu trước đám đông. - Đánh giá được thực lực của HS, để từ đó có hướng giảng dạy phù hợp với từng đối tượng. - GV phải khéo léo vận dụng các PPDH, tổ chức cho học sinh hoạt động, thích thú trong việc chiếm lĩnh kiến thức. Vì những hiện tượng vật lí đó có thể rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta, tưởng chừng như hiển nhiên đó, để nghiên cứu và trả lời được câu hỏi vì sao lại thế thường gây được ấn tượng mạnh vào tâm lí, sự hiếu kì của học sinh. Các biện pháp nói trên có thể áp dụng cho tất cả các lớp của trường THPT Hồng Lĩnh nói riêng và tất cả các trường THPT trên toàn tỉnh. 5. Kiến nghị, đề xuất a) Đối với tổ/nhóm chuyên môn Tiếp tục đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng chú trọng tới việc trao đổi phương pháp dạy học đáp ứng tới dạy học vì sự phát triển phẩm chất, năng lực học sinh của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Phối hợp nhau làm đồ dùng dạy học. Chia sẻ kinh nghiệm, tài liệu biên soạn, sưu tầm được cho nhau. b) Đối với Lãnh đạo nhà trường Môn vật lý là môn khoa học tự nhiên tất cả những khái niệm quy tắc, định luật,… đều hình thành từ kết quả của thí nghiệm. Do đó, muốn cho học sinh học tốt, say mê môn học cần thiết có đầy đủ dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ hỗ trợ,…Để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Vật lý, đòi hỏi phải có các thiết bị thí nghiệm. Vì vậy, đề nghị BGH nhà trường bố trí ngân sách để tiếp tục mua sắm đủ, kịp thời các thiết bị dạy học tối thiểu để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có thể hoàn thành việc giảng dạy tốt hơn. Tiếp tục tổ chức, khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học. IV: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP - Bộ ảnh minh chứng sử dụng các biện pháp kể trên - Kết quả học tập năm học 2022 -2023 bộ môn Vật lý của các lớp thực nghiệm sư phạm.
  10. - Sản phẩm học tập của HS trong thời gian thực nghiệm sư phạm. - Phiếu khảo sát học sinh về bộ môn Vật lý.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
110=>2