Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hệ sinh thái Office 365 và mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh qua bài dạy Cấp số cộng
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm bồi dưỡng năng lực vận dụng các kiến thức đã học về cấp số cộng để giải quyết các bài toán thực tế trong cuộc sống. Phát triển các năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, tính toán, công nghệ thông tin, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Đặc biệt, ngoài năng lực giải quyết vấn đề bài toán đặt ra còn là năng lực giải quyết vấn tương tự đó là chủ đề cấp số nhân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hệ sinh thái Office 365 và mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh qua bài dạy Cấp số cộng
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN SỬ DỤNG HỆ SINH THÁI OFFICE 365 VÀ MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH QUA BÀI DẠY “CẤP SỐ CỘNG” Tên tác giả: Lê Mạnh Hùng 38.52.01 .. Vĩnh Phúc, 02/2020
- MỤC LỤC BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN .......... 3 1. Lời giới thiệu ............................................................................................ 3 2. Tên sáng kiến ............................................................................................ 4 3. Tác giả sáng kiến ...................................................................................... 4 4. Lĩnh vực đầu tư ......................................................................................... 4 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến ...................................................................... 4 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu ...................................................... 4 7. Mô tả bản chất của sáng kiến .................................................................... 4 7.1. Về nội dung của sáng kiến ..................................................................... 4 PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN .......................................................................... 5 I. Một số khái niệm ........................................................................................ 5 II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 6 III. Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược ............................................. 8 IV. Office 365 – Nền tảng xây dựng môi trường dạy học hiện đại .............. 14 PHẦN 2: NỘI DUNG ................................................................................... 24 A. Kế hoạch xây dựng quy trình dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược thông qua hệ sinh thái Office 365 ................................................................. 24 B. Thiết kế giáo án theo mô hình lớp học đảo ngược .................................. 29 C. Tổng kết, kiểm tra đánh giá ..................................................................... 41 PHẦN 3: THỰC NGHIỆM – ĐÁNH GIÁ .................................................. 56 I. Mục đích và phương pháp thực hiện ......................................................... 56 II. Tổ chức thực nghiệm ............................................................................... 56 III. Kết quả thực nghiệm ............................................................................... 57 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến ...................................................... 63 8. Những thông tin cần được bảo mật .......................................................... 64 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến ........................................... 64
- 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý của tác giả hoặc theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử ................................................... 64 10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả ........................................................................... 64 10.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân ........................................................... 64 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu .......................................................................................... 65
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Trong bối cảnh thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ khi bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự phát triển như vũ bão của công nghệ, tự động hoá và trí tuệ nhân tạo đã làm biến đổi xã hội và nền kinh tế toàn cầu. Để hội nhập với xu thế phát triển chung của thế giới, của thời đại, một yêu cầu hết sức cấp bách đang đặt ra cho nền giáo dục nước ta là phải liên tục đổi mới, hiện đại hoá nội dung và phương pháp dạy học. Giáo dục phải tạo ra những con người có năng lực, đầy tự tin, có tính chủ động, sáng tạo, có khả năng tự học và học tập suốt đời, dám chịu trách nhiệm và có khả năng thích ứng cao. Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để đạt được mục tiêu đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và Trường THPT Hai Bà Trưng nói riêng đã và đang tích cực tiến hành đổi mới cả về nội dung và phương pháp dạy học trong tất cả các hoạt động dạy và học ở trong nhà trường với quan điểm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh nhằm bồi dưỡng phẩm chất và năng lực của học sinh. Vì vậy, nếu trong quá trình giảng dạy áp dụng các phương pháp dạy học tích cực và ứng dụng công nghệ thông tin sẽ phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; đồng thời còn nâng cao thêm ý thức cộng đồng và phát triển các kĩ năng xã hội, giúp cho học sinh có thêm những điều kiện để phát -3-
- triển toàn diện, thêm khả năng tiếp thu tri thức và sự hứng thú trong học tập. Từ những lí do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu là: Sử dụng hệ sinh thái Office 365 và mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh qua bài dạy “cấp số cộng” để nâng cao chất lượng giảng dạy và học bộ môn Toán học trong nhà trường. 2. Tên sáng kiến Sử dụng hệ sinh thái Office 365 và mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh qua bài dạy “Cấp số cộng” 3. Tác giả sáng kiến Họ và tên: Lê Mạnh Hùng Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Hai Bà Trưng Số điện thoại: 0382468888 Email: lemanhhung.gvhaibatrung@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Ông Lê Mạnh Hùng – Giáo viên Toán trường THPT Hai Bà Trưng. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến - Lĩnh vực: Cấp số cộng – Đại số và giải tích lớp 11. - Vấn đề mà sáng kiến giải quyết: + Bồi dưỡng năng lực vận dụng các kiến thức đã học về cấp số cộng để giải quyết các bài toán thực tế trong cuộc sống. + Phát triển các năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, tính toán, công nghệ thông tin, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Đặc biệt, ngoài năng lực giải quyết vấn đề bài toán đặt ra còn là năng lực giải quyết vấn tương tự đó là chủ đề cấp số nhân. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 12 năm 2019 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Về nội dung của sáng kiến: Sáng kiến gồm 3 phần: PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN -4-
- PHẦN 2: NỘI DUNG PHẦN 3: THỰC NGHIỆM – ĐÁNH GIÁ PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN I. Một số khái niệm Công nghệ dạy học có thể định nghĩa công nghệ dạy học là sự tích hợp công nghệ vào quá trình thiết kế, tổ chức, phát triển, ứng dụng, quản lý và đánh giá quá trình dạy học. Phương pháp dạy học tích cực không phải là một phương pháp dạy học cụ thể, mà là một khái niệm, bao gồm nhiều phương pháp, hình thức, kĩ thuật cụ thể khác nhau nhằm tích cực hoá, tăng cường sự tham gia của người học, tạo điều kiện cho người học phát triển tối đa khả năng học tập, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Lớp học đảo ngược lớp học đảo ngược là tất cả các hoạt động dạy học được thực hiện “đảo ngược” so với thông thường. Sự “đảo ngược” ở đây được hiểu là sự thay đổi với các dụng ý và chiến lược sư phạm thể hiện ở cách triển khai các nội dung, mục tiêu dạy học và các hoạt động dạy học khác với cách truyền thống trước đây của người dạy và người học. Ngược lại với mô hình lớp học truyền thống, ở lớp học đảo ngược, giáo viên sử dụng công nghệ thông tin thực hiện những bài giảng, những video về lý thuyết và bài tập cơ bản, chia sẻ qua Internet cho các học sinh xem trước tại nhà, trong khi thời gian ở lớp lại dành cho việc giải đáp thắc mắc của học sinh, làm bài tập khó hay thảo luận sâu hơn về kiến thức. Hình ảnh mô hình lớp học đảo ngược -5-
- Năng lực tự học của học sinh năng lực tự học được nhận định thông qua một số biểu hiện sau: - Xác định được mục tiêu học tập: Học sinh tự xác định nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục được những khía cạnh còn yếu kém. - Lập kế hoạch và thực hiện cách học: Học sinh có khả năng đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học tập riêng của bản thân; tìm được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; thành thạo sử dụng thư viện, chọn các tài liệu và làm thư mục phù hợp với từng chủ đề học tập của các bài tập khác nhau; ghi chép thông tin đọc được bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết; tự đặt được vấn đề học tập. - Đánh giá và điều chỉnh việc học: Học sinh tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự điều chỉnh cách học. Để tiện cho việc đánh giá, mỗi tiêu chí cần phân ra các mức độ khác nhau để cụ thể hóa việc đánh giá. II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1. Trên thế giới Năm 2007, Aaron Sams cùng với người đồng sự tại trường trung học Woodland Park là Jonathan Bergmann đã ghi lại bài giảng của mình và cung cấp cho học sinh, ban đầu chỉ là để giúp đỡ các học sinh vì nhiều lí do khác nhau đã không đến lớp đầy đủ nên không theo kịp bài. Từ đó họ đã xây dựng nên mô hình lớp học đảo ngược Flipped learning, làm thay đổi hoàn toàn cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh. Sau đó mô hình dạy học Flipped learning đã phát triển và lan rộng trên toàn nước Mỹ và các nước có nền giáo dục phát triển như Úc, các nước châu Âu. Ở Mỹ, theo một cuộc khảo sát do Sophia Learning và Flipped Learning Network tiến hành vào hồi tháng 5/2014, kết quả như sau: Tỉ lệ giáo viên áp dụng -6-
- mô hình Flipped learning ở Mỹ vào năm 2012 là 48% thì đến năm 2014 đã tăng lên 78%. Đến nay, con số này còn tăng lên đáng kể và trong tương lai, sẽ có nhiều hơn nữa những ứng dụng mô hình dạy học đảo ngược này trong dạy và học. Ngoài ra, các giáo viên tham gia khảo sát đều đồng ý rằng mô hình Flipped learning giúp thái độ học tập trong lớp được cải thiện rất nhiều và điểm số của học sinh tăng lên 67% so với cách học truyền thống. Ngoài ra, 3/4 trong tổng số 180.000 học sinh trung học tham gia cuộc khảo sát Speak Up năm 2013 cũng đồng ý rằng Flipped learning mang lại hiệu quả học tập cao hơn so với bình thường. Với những ưu điểm trên, Flipped Classroom được nhiều cơ sở giáo dục ở Mỹ áp dụng trong giảng dạy, chủ yếu ở các bậc trung học và đại học. Ở Hàn Quốc, PPDH Flipped learning đã được Viện khoa học và công nghệ Quốc gia Ulsan (UNIST) và Viện khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) giới thiệu vào năm 2012. Và khoảng 250 trường tiểu học và trung học tổ chức học tập theo hình thức học tập này. Dạy học đảo ngược là một trong 5 xu hướng dạy học chính tại Mỹ ở thời điểm hiện tại, các trường áp dụng phương pháp dạy học này không ngừng tăng và hoàn thiện hơn. Đây chính là xu hướng dạy học trong thời đại mới, thời đại CNTT và giáo dục chú trọng lấy học sinh làm trung tâm, phát triển học sinh một cách toàn diện và trên tinh thần học mọi lúc, mọi nơi và học tập suất đời. 2. Ở Việt Nam Hiện nay ở Việt Nam, đã có một số cơ sở giáo dục sử dụng PPDH Flipped learning trong giảng dạy như Đại học FPT, Anh ngữ Việt Mỹ VATC, Trung tâm Anh ngữ Quốc tế Apollo và các trang web giáo dục trực tuyến như Zuni.vn và Moon.vn. Đại học FPT đã triển khai mô hình này trên 4 lớp với 100 sinh viên. Kết quả cho thấy, số sinh viên thi đỗ thực hành tại Đại học FPT tăng từ 30% ở các lớp thông thường lên 53% khi áp dụng Flipped learning. Tuy đã có một số đơn vị giáo dục áp dụng mô hình Flipped learning, nhưng con số này còn quá khiêm tốn. Một trong những khó khăn lớn nhất cản trở sự phát triển và phổ biến của mô hình -7-
- Flipped learning là vì chúng ta vẫn chưa có một bộ công cụ quản lý lớp học hiệu quả cho đại đa số giáo viên. Những năm gần đây cũng đã có một số bài báo giới thiệu phương pháp này đến với nhiều giáo viên, có thể đề cập như bài báo “Lớp học nghịch đảo–Phương pháp dạy học kết hợp trực tiếp và trực tuyến” của tác giả Nguyễn Văn Lợi, Khoa Sư phạm, Đại học Cần Thơ đăng trên Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, Số 34 (2014) Trang: 56-61. Tuy nhiên, do điều kiện thực tế chưa ủng hộ, nên việc áp dụng cụ thể hóa phương pháp này vẫn còn nhiều hạn chế. Tại các trường THPT, khái niệm “học tập đảo ngược” vẫn còn khá mới mẻ đối với giáo viên. Qui trình xây dựng và tổ chức học tập đảo ngược cũng chưa có nhiều nghiên cứu trong điều kiện của Việt Nam. Bên cạnh đó, giáo viên và sinh viên sư phạm cũng chưa được giới thiệu hay đào tạo nhiều theo PPDH này. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, để đảm bảo sức khỏe cho học sinh trước dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virut corona gây ra, ngành GD&ĐT đã cho các cấp học sinh nghỉ học. Trong thời điểm này nhằm đảm bảo tiến độ học tập, duy trì kiến thức, tạo động lực học tập và phòng tránh nCoV nhiều trường học sử dụng các hoạt động dạy và học thông qua nhiều kênh lớp học trực tuyến. Kênh học trực tuyến khá phổ biển trong thời điểm hiện tại là dạy theo mô hình đảo ngược, nghĩa là giáo viên quay video bài giảng hoặc gửi tài liệu cho học sinh xem và học sinh làm bài tập, sau đó giáo viên dạy trực tiếp qua các công cụ kết nối. III. Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược – Flipped Classroom 1. Cơ sở lý luận về mô hình lớp học đảo ngược Theo Brame (2013): “Đối với lớp học đảo ngược, người học sẽ phải tự làm việc với bài giảng trước thông qua đọc tài liệu, tóm tắt tài liệu, nghe giảng thông qua các phương tiện hỗ trợ như băng hình, trình chiếu PowperPoint, và khai thác tài liệu trên mạng. Bài giảng trở thành bài tập ở nhà mà người học phải chuẩn bị trước khi lên lớp. Toàn bộ thời gian trên lớp sẽ dành cho các hoạt động giải bài tập, ứng dụng lí thuyết bài giảng vào giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm để xây -8-
- dựng hiểu biết dưới sự hướng dẫn của giáo viên; thay vì thuyết giảng, trong lớp học giáo viên đóng vai trò là người điều tiết hỗ trợ, có thể giúp học sinh giải quyết những điểm khó hiểu trong bài học mới”. Theo Nguyến Trí Hiển: “Học sinh xem các bài giảng ở nhà qua mạng. Giờ ở lớp sẽ dành cho các hoạt động hợp tác giúp củng cố thêm các khái niệm đã tìm hiểu”. Mô hình lớp học truyền thống – đảo ngược Tại hội thảo Flipped Teaching của trường đại học bang Ohio, Hoa Kỳ năm 2011 đã đưa ra định nghĩa lớp học đảo ngược: “Lớp học đảo ngược sẽ đảo ngược trật tự của phương pháp dạy học truyền thống, đưa ra các bài giảng online ngoài giờ học và chuyển “bài tập về nhà” thành hoạt động trên lớp”. Theo tài liệu tập huấn ETEP của Bộ GD&ĐT: “Lớp học đảo ngược là chiến lược giảng dạy và đồng thời là một kiểu học kết hợp, và mô hình lớp học này trái ngược hoàn toàn với môi trường giảng dạy truyền thống do nội dung giảng dạy thường được diễn ra trực tuyến và bên ngoài lớp học. Khác với cách giảng dạy truyền thống khi mà bài tập được tiến hành tại nhà, cách học này đem bài tập vào trong lớp học.” Như vậy, chúng ta có thể hiểu một cách ngắn gọn nhất, lớp học đảo ngược là hình thức học mà ở đó việc học kiến thức mới được học sinh tự học ở nhà, việc -9-
- củng cố lại kiến thức mới và làm bài tập được học sinh thực hiện cùng nhau ở trên lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Mô hình flipped classroom (lớp học đảo ngược) thay đổi cách tiếp cận giáo dục Lớp học đảo ngược (Flipped Classroom) là mô hình giáo dục tiên tiến được ứng dụng dựa trên sự phát triển của công nghệ eLearning và phương pháp đào tạo hiện đại. Theo mô hình lớp học đảo ngược, học sinh xem các bài giảng ở nhà qua mạng. Giờ học ở lớp sẽ dành cho các hoạt động hợp tác giúp củng cố thêm các khái niệm đã tìm hiểu. Học sinh sẽ chủ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết hơn, các em có thể tiếp cận video bất kỳ lúc nào, có thể dừng bài giảng lại, ghi chú và xem lại nếu cần (điều này là không thể nếu nghe giáo viên giảng dạy trên lớp). Công nghệ eLearning giúp học sinh hiểu kỹ hơn về lý thuyết từ đó sẵn sàng tham gia vào các buổi học nhóm, bài tập nâng cao tại giờ học của lớp. Điều này giúp việc học tập hiệu quả hơn, giúp người học tự tin hơn. Lớp học đảo ngược khiến việc giảng dạy phải lấy người học làm trung tâm. Thời gian ở lớp được dành để khám phá các chủ đề sâu hơn và tạo ra những cơ hội học tập thú vị. Những video giáo dục trực tuyến được thiết kế để truyền tải nội dung tập trung vào lý thuyết. Ngoài ra, nội dung của lớp học đảo ngược có thể xây dựng ở nhiều hình thức khác nhau (thậm chí có thể sử dụng nội dung của đơn vị cung cấp phía ngoài). Lớp học đảo ngược cho phép giáo viên dành thời gian nhiều hơn với từng cá nhân học sinh chưa hiểu kỹ bài giảng. Và tại lớp học, học sinh có thể chủ động làm chủ các cuộc thảo luận. So sánh giữa hai mô hình: Lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược - 10 -
- Phương pháp lớp học đảo ngược này có tính khả thi cao đối với học sinh có khả năng tự học, có kỷ luật và ý chí. Hiệu quả của phương pháp đã được kiểm chứng từ lâu ở nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển mạnh mẽ như Australia, Mỹ và các nước châu Âu… So sánh tư duy Bloom: Lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược Ở lớp học cổ điển, học sinh đến trường ngồi nghe giảng bài thụ động và hình thức này được giới chuyên môn gọi là Low thinking. Sau đó các em về nhà làm bài tập và quá trình làm bài tập sẽ khó khăn nếu học sinh không hiểu bài. Lúc này cha mẹ các em sẽ phải đóng vai người thầy bất đắc dĩ để giúp con mình làm bài và hầu hết đều không thành công trong vai trò này, hoặc rất vất vả vì phụ huynh không có chuyên môn. Như vậy, nhiệm vụ truyền đạt kiến thức mới thuộc người thầy và theo thang tư duy Bloom thì nhiệm vụ này chỉ ở những bậc thấp (tức là “Biết” và “Hiểu”). Còn nhiệm vụ của học sinh là làm bài tập vận dụng và nhiệm vụ này thuộc bậc cao của thang tư duy (bao gồm “Ứng dụng”, “Phân tích”, “Tổng hợp” và “Đánh giá”). Điều trở ngại ở đây đó là nhiệm vụ bậc cao lại do học sinh và phụ huynh là những người không có chuyên môn đảm nhận. - 11 -
- Với lớp học đảo ngược, việc tìm hiểu kiến thức được định hướng bởi người thầy (thông qua những giáo trình eLearning đã được giáo viên chuẩn bị trước cùng thông tin do học sinh tự tìm kiếm), nhiệm vụ của học sinh là tự học kiến thức mới này và làm bài tập mức thấp ở nhà. Sau đó vào lớp các em được giáo viên tổ chức các hoạt động để tương tác và chia sẻ lẫn nhau. Các bài tập bậc cao cũng được thực hiện tại lớp dưới sự hỗ trợ của giáo viên và các bạn cùng nhóm. Cách học này đòi hỏi học sinh phải dùng nhiều đến hoạt động trí não nên được gọi là “High thinking”. Như vậy những nhiệm vụ bậc cao trong thang tư duy được thực hiện bởi cả thầy và trò. Phương pháp này không cho phép học sinh ngồi nghe thụ động nên giảm được sự nhàm chán. Mặc dù vậy, muốn quá trình đảo ngược thành công thì những giáo trình eLearning phải rất bài bản và hấp dẫn để lôi cuốn được học sinh không xao lãng mà tập trung vào việc học. Vì lý do đó, phương pháp này phải gắn chặt với phương pháp eLearning. Giáo viên phải quản lý và đánh giá được việc tiếp thu kiến thức thông qua các bài tập nhỏ đi kèm với giáo trình. Một ưu điểm khác là học sinh có thể học mọi lúc, mọi nơi và với mọi thiết bị chỉ cần thiết bị đó có thể online được như smartphone, máy tính bảng, máy tính bàn kết nối Internet… Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những nhược điểm khi vận dụng vào quá trình dạy học do đặc thù của giáo dục mỗi nước cũng như tính cách và kỹ năng của học sinh. Nó làm mất nhiều thời gian và công sức cho việc soạn giảng của giáo viên. Và cần có phương pháp đánh giá phù hợp với nội dung giảng dạy, chứ không quá phụ thuộc vào các đợt thi cử. Ngoài ra, muốn thực hiện các bài giảng eLearning và sử dụng các công cụ khác để tổ chức hoạt động học tập trong lớp thì đòi hỏi giáo viên phải giỏi về công nghệ và vững về phương pháp. Mặc dù vậy, không phải học sinh nào cũng hứng thú hợp tác hoặc do đường truyền Internet kém sẽ gây gián đoạn việc học tập ở nhà. Cuối cùng giáo viên, bộ môn phải có một kế hoạch đồng bộ và xuyên suốt năm học vì không phải bài học nào cũng phù hợp với phương pháp này. - 12 -
- 2. Tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược Tổ chức dạy học mô hình lớp học đảo ngược theo tư duy Bloom Như chúng ta thấy mô hình lớp học đảo ngược có nhiều ưu điểm và hiệu quả hơn so với phương pháp dạy học truyền thống. Để đạt được hiệu quả tốt, một bài dạy theo mô hình lớp học đảo ngược phải đảm bảo gồm 2 phần quan trọng sau: Công việc chuẩn bị trước khi lên lớp Bước 1: Chuẩn bị Giáo viên: Chuẩn bị bài giảng, tài liệu liên quan, câu hỏi và bài tập để định hướng cho học sinh tự học ở nhà. Học sinh: Học sinh phải tự chuẩn bị kiến thức bài mới tại nhà thông qua các bài giảng mà giáo viên cung cấp, sách giáo khoa và các tài liệu liên quan. Ở bước này giáo viên phải có sự tương tác với học sinh (khai thác các ứng dụng công nghệ thông tin) và qua đó để tải các tài liệu, các bài giảng của mình. Học sinh sẽ vào đây để chuẩn bị bài mới với các tài liệu này. Bước 2: Học sinh trả lời các câu hỏi và bài tập mà giáo viên giao và phản hồi các vấn đề thắc mắc liên quan đến bài học. Đây là bước kiểm tra kiến thức mà học sinh tiếp thu được qua bài giảng tự học ở nhà. Vì vậy các câu hỏi và bài tập - 13 -
- phải đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng, vừa sức, đòi hỏi học sinh phải xem bài giảng mới hoàn thành tốt. Công việc thực hiện trong tiết học trên lớp Bước 3: Triển khai bài giảng trên lớp Giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm để thảo luận lại các vấn đề trọng tâm của bài và giải đáp các thắc mắc của học sinh đã đưa ra ở bước 2, giáo viên cần tổng hợp các các câu hỏi này và đưa các câu hỏi mà nhiều học sinh cùng thắc mắc hoặc câu hỏi thú vị thành các câu hỏi thảo luận cho cả lớp. Sau đó học sinh tiến hành làm bài tập vận dụng theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Bước 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự rèn luyện bài tập ở nhà và chuẩn bị cho bài học tiếp theo. IV. Office 365 – Nền tảng xây dựng môi trường dạy học hiện đại 1. Giới thiệu Office 365 Office 365 là một tập hợp các ứng dụng và dịch vụ mà bạn có thể sử dụng để làm việc năng suất cao trên nhiều thiết bị khác nhau từ bất kỳ đâu. Một số thuê bao khác sẵn có để phù hợp những nhu cầu khác nhau, chẳng hạn cho việc sử dụng của doanh nghiệp hoặc gia đình. Hầu hết các thuê bao đều bao gồm Office mà bạn có thể cài đặt trên máy tính và các thiết bị di động. Mô phỏng hệ sinh thái Office 365 - 14 -
- Hệ sinh thái Office 365 có những gì? Các ứng dụng trong hệ sinh thái Office 365 - Class Notebook: Sắp xếp giáo án của bạn trong sổ tay kỹ thuật số và tạo không gian làm việc cho học viên. - Excel: Khám phá kết nối với dữ liệu, lập mô hình phân tích dữ liệu và trực quan hóa thông tin chuyên sâu. - Lịch: Lên lịch và chia sẻ thời gian diễn ra cuộc họp và sự kiện cũng như tự động nhận lời nhắc. - OneNote: Chụp và sắp xếp ghi chú trên tất cả các thiết bị của bạn. - Power Apps: Xây dựng các ứng dụng trên các thiết bị di động và web với dữ liệu mà tổ chức của bạn đang sử dụng. - SharePoint: Chia sẻ và quản lý nội dung, kiến thức và các ứng dụng để hỗ trợ khả năng làm việc nhóm. - Sway: Tạo và chia sẻ báo cáo, bản trình bày và câu chuyện cá nhân mang tính tương tác. - 15 -
- - To Do: Quản lý, ưu tiên và hoàn thành những việc quan trọng nhất bạn cần thực hiện mỗi ngày. - Word: Giúp bạn viết bài chất lượng nhất. - Delve: Sở hữu thông tin chuyên sâu cá nhân và thông tin liên quan dựa trên những người cùng làm việc và nội dung bạn làm việc. - Forms: Tạo khảo sát, bài kiểm tra, thăm dò ý kiến và dễ dàng xem kết quả trong thời gian thực. - Mọi người: Sắp xếp thông tin liên hệ cho tất cả bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và người quen của bạn. - Outlook: Email cấp doanh nghiệp - Power Automate: Tạo quy trình giữa các ứng dụng, tệp và dữ liệu để tự động hóa các tác vụ tốn nhiều thời gian. - Staff Notebook: Cộng tác với giảng viên và nhân viên để chia sẻ chính sách, thủ tục và lịch. - Tác vụ: Tạo và quản lý tác vụ trong Outlook. - Video: Chia sẻ video về lớp học, cuộc họp, bản trình bày và phiên đào tạo. - Yammer: Kết nối với đồng nghiệp và bạn cùng lớp, chia sẻ thông tin và sắp xếp xoay quanh các dự án. - Dynamic 365: Phá vỡ rào cản giữa các quy trình kinh doanh và các ứng dụng của bạn với Microsoft Dynamic 365. - Kaizala: Ứng dụng trò chuyện di động đơn giản và bảo mật cho công việc. - OneDive: Lưu trữ, truy cập và chia sẻ tệp của bạn ở cùng một nơi. - Planner: Tạo kế hoạch, sắp xếp và giao tác vụ, chia sẻ tệp và xem thông tin cập nhật về tiến độ. - PowerPoint: Thiết kế bản trình bày chuyên nghiệp. - Stream: Chia sẻ video về lớp học, cuộc họp, bản trình bày và phiên đào tạo. - 16 -
- - Teams: Không gian làm việc nhóm có thể tùy chình, dựa trên trò chuyện trong Office 365. - Whiteboard: Xây dựng ý tưởng và cộng tác trên bản vẽ tự do được thiết kế cho bút, cảm ứng và bàn phím. Các ứng dụng của hệ sinh thái Office 365 Ứng dụng của hệ sinh thái Office 365 2. Giới thiệu một số ứng dụng sử dụng trong hệ sinh thái Office 365 2.1 OneNote Class Notebook Cửa sổ Class Notebook - 17 -
- OneNote Class Notebook là sổ tay kỹ thuật số để cho cả lớp học lưu trữ văn bản, hình ảnh, ghi chú viết tay, tệp đính kèm, liên kết, giọng nói, video, cùng nhiều nội dung khác. Mỗi OneNote Class Notebook được sắp xếp thành ba phần: Sổ tay Học viên — một không gian riêng cho mỗi học viên. Thư viện Nội dung — một không gian chỉ đọc, nơi giáo viên có thể chia sẻ bản phân phát với các học viên. Không gian Cộng tác — một không gian nơi mà mọi người trong lớp học đều có thể chia sẻ, sắp xếp và cộng tác. 2.1.1 Sổ tay học viên Một không gian riêng tư được chia sẻ giữa giáo viên và riêng từng học viên. Giáo viên có thể truy nhập vào mọi sổ tay học viên, trong khi học viên chỉ có thể xem sổ tay của riêng mình. 2.1.2 Thư viện nội dung Thư viện Nội dung là nơi dành cho những tài liệu như nội dung đọc hoặc trang tính. Hãy tưởng tượng đó là tủ hồ sơ lớn để chứa tài liệu lớp học của bạn. Chỉ giáo viên mới có thể đưa tài liệu vào Thư viện Nội dung. Học viên có thể đọc hoặc sao chép bất kỳ nội dung nào trong Thư viện Nội dung vào sổ tay của riêng họ nhưng không thể sửa đổi hay xóa nội dung đó. Một số ý tưởng để sử dụng Thư viện Nội dung: Yêu cầu học viên sao chép các trang được tạo sẵn từ các mục như Bản phân phát hoặc Báo cáo sổ sách Đăng thông tin quan trọng, như chương trình học, lịch, phiếu xin phép hoặc quy tắc lớp học Lưu trữ, chia sẻ nội dung đọc và văn bản trong khóa học Chụp bảng trắng lớp học để tham khảo trong tương lai Giáo viên có thể sắp xếp các tài liệu vào các mục trong Thư viện Nội dung hoặc dựa theo trình tự thời gian để sắp xếp các tài liệu gần đây ở gần trên đầu nhằm giúp học viên dễ dàng khám phá. - 18 -
- 2.1.3 Không gian cộng tác Không gian Cộng tác được dành cho tất cả mọi người trong lớp học và mọi thành viên lớp học đều có thể đọc hoặc viết bất kỳ nội dung nào vào phần này của sổ tay. Giáo viên và học viên còn có thể tạo những mục và trang mới theo những cách phù hợp nhất với họ. Ví dụ: nếu một lớp học chia ra thành các dự án nhóm, mỗi nhóm có thể tạo một mục mà học viên có thể cùng cộng tác và chia sẻ các tài liệu liên quan đến dự án. Giảng viên cũng có thể tạo các mục riêng tư trong Không gian Cộng tác. Cải thiện so với khi sử dụng tài liệu trên tệp chia sẻ hoặc ổ đĩa dùng chung - Nhiều người có thể chỉnh sửa một tài liệu trong cùng một thời điểm. - Các thay đổi được tự động sao lưu. - Nhóm mục Không gian Cộng tác sẵn dùng ngoại tuyến cho tất cả mọi người. Giúp "thống nhất ý kiến" cho cả lớp của bạn. - Tầm nhìn và ý tưởng động não cho dự án lớp học - Các tài liệu hỗ trợ được thu thập từ các thành viên nhóm - Danh sách việc cần làm để học viên đánh dấu hoàn tất 2.2 Forms Với Microsoft Forms, bạn có thể tạo các khảo sát, bài kiểm tra và cuộc bỏ phiếu, mời những người khác phản hồi nó bằng cách dùng hầu như bất kỳ trình duyệt web nào hoặc thiết bị di động nào, xem kết quả theo thời gian thực khi chúng được gửi đi, sử dụng phân tích tích hợp sẵn để đánh giá phản hồi và xuất kết quả với Excel để phân tích bổ sung 2.2.1 Xem thông tin tóm tắt cho biểu mẫu của bạn Sau khi bạn tạo biểu mẫu của bạn, điều chỉnh thiết đặt của nó, và chia sẻ biểu mẫu của bạn với người khác, nó là thời gian để xem kết quả. Trong Microsoft Forms, mở mẫu mà bạn muốn xem lại kết quả, sau đó bấm vào tab Responses. - 19 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sử dụng các biến nhớ của máy tính điện tử cầm tay trong chương trình Toán phổ thông
128 p | 148 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 26 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12
31 p | 66 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức Hoá học hữu cơ lớp 12 cơ bản
30 p | 43 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 118 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 12 trường THPT Trần Đại Nghĩa làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao
41 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000)
24 p | 119 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bản đồ tư duy (mind map) để tổng hợp kiến thức ôn thi tốt nghiệp và đại học cho học sinh khối 12
6 p | 56 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học phần điện từ học lớp 11 THPT
38 p | 54 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bảng hệ thống kiến thức nhằm nâng cao chất lượng trong ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông phần Lịch sử Việt Nam (1919-1945)
47 p | 42 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số tư liệu lịch sử Bình Long trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975
16 p | 54 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn