intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hình thức dạy học dự án giảng dạy tiết 32 bài 29 Địa lí ngành chăn nuôi môn Địa lý lớp 10 ban Cơ bản

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:41

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động; nâng cao năng lực tự học, tự làm việc, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề phức hợp, khả năng hợp tác trong làm việc nhóm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hình thức dạy học dự án giảng dạy tiết 32 bài 29 Địa lí ngành chăn nuôi môn Địa lý lớp 10 ban Cơ bản

  1. MỤC LỤC I. LỜI GIỚI  THIỆU…………………………………………………………………...........1 II. TÊN SÁNG KIẾN…………………………………………………………………….....1 III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN…………………………………………………………   ……1 IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN………………………………………………...1 V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG  KIẾN…………………………………………………...2 VI. NGÀY ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU…………………………………………..2 VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN………………………………. ……….………….2 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA PHƯƠNG PHÁP  DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG MÔN ĐỊA LÍ…………….…………..………... ….........................2 1.1. Cơ sở lí luận…………………………………...………………………………………2 1.2. Cơ sở thực tiễn ………………………………………………………………………..5 CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP  NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC DỰ ÁN MÔN ĐỊA  LÝ………………………..6 2.1. Tiến trình thực hiện  DHDA…………………………………………………………….7 2.2. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo dự án. ………………………………. …… 9 ̣ ́ ̉ ́ ượng DHDA môn Địa lí……………….…………...10 2.3. Môt sô giai phap nâng cao chât l ́ CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ……………………………………………… 11 3.1 Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………... ……………….11 3.2  Quy trình nghiên cứu………………………………………………………………….12 3.3  Đo lường……………………………………………………………………………… 12
  2. 3.4  Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả………………………………………………… 12 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………..……...……….…………15 VIII. NH Ữ NG THÔNG TIN C Ầ N B Ả O M Ậ T…………… ……..……………..16 IX. CÁC ĐI Ề U KI Ệ N C Ầ N THI Ế T Đ Ể  ÁP D Ụ NG SÁNG KI Ế N…… ……….16 X. ĐÁNH GIÁ L Ợ I ÍCH C Ủ A SÁNG KI Ế N…………………………… ………16 XI. DANH SÁCH T Ổ  CH Ứ C/CÁ NHÂN ĐàTHAM GIA ÁP D Ụ NG TH Ử   HO Ặ C ÁP D Ụ NG SÁNG KI Ế N L Ầ N Đ Ầ U …………………………………….16 DANH M Ụ C CÁC CH Ữ  VI Ế T T Ắ T DHDA: D ạ y h ọ c d ự  án PPDH: Ph ươ ng pháp d ạ y h ọ c HS:  H ọ c sinh GV: Giáo viên THPT: Trung h ọ c ph ổ  thông CNTT: Công ngh ệ  thông tin DANH M Ụ C B Ả NG Bảng 1: Công việc của GV&HS trong quy trình tổ chức DHDA Bảng 2: Thiết kế nghiên cứu Bảng 3: Chỉ só đo lường của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm. DANH M Ụ C HÌNH
  3. Bi ể u đ ồ  1: Bi ể u đ ồ  so sánh đi ể m trung bình tr ướ c tác đ ộ ng và sau tác đ ộ ng   c ủ a nhóm th ự c nghi ệ m và nhóm đ ố i ch ứ ng.  I. LỜI GIỚI THIỆU Trong chiến lược phát triển giáo dục  Việt Nam từ 2001­2020 có ghi rõ:  “… Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người  học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp  tự học, tự thu nhập thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp, phát  triển năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh,  …”.           Trong giáo dục, quy trình đào tạo được xem như là một hệ thống bao gồm các yêu  tố: mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp  dạy học. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp,  hình thức dạy học mới còn tạo điều kiện cho học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà  trường hiệu quả nhằm hình thành các phẩm chất và năng lực của con người mới.  Để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra thì tất yếu phải đổi mới hình thức giáo dục.  Một trong các hình thức đó là hình thức dạy học dự án (DHDA). Vào cuối thế kỷ XIX,  đầu thế kỷ XX, DHTDA được đưa vào sử dụng trong nhà trường phổ thông ở Mỹ trong  phong trào cải cách giáo dục lấy HS làm trung tâm. Lúc đầu phương pháp này chủ yếu  sử dụng trong dạy học thực hành các môn kĩ thuật, mĩ thuật...về sau đã được sử dụng  rộng rãi ở các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Đến nay, DHDA  đã được các  nước sử dụng rộng rãi, ứng dụng ở tất cả các cấp học ­ bậc học, từ giáo dục mầm non,  giáo dục phổ thông đến đào tạo đại học, đào tạo nghề... Ở hình thức dạy học này thì 
  4. học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo  viên.     Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Sử dụng hình thức dạy học dự án giảng dạy tiết 32 bài  29 Địa lí ngành chăn nuôi môn Địa lý lớp 10 ban Cơ bản”.    II. TÊN SÁNG KIẾN: “Sử dụng hình thức dạy học dự án giảng dạy tiết 32 bài 29 Địa lí  ngành chăn nuôi môn Địa lý lớp 10 ban Cơ bản”. III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ­ Họ và tên: Lương Thị Minh Thu. ­ Địa chỉ tác giả sáng kiến: Giáo viên trường THPT Bình Xuyên. ­ Số điện thoại: 0914290113. Email: luongminhthu.c3binhxuyen@vinhphuc.edu.vn. IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN ­ Lương Thị Minh Thu, giáo viên trường THPT Bình Xuyên. V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ­ Giảng dạy Địa lý ở nhà trường phổ thông. VI. NGÀY ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU ­ Tiết 1, thứ 4 ngày 2/1/2019 tại lớp 10A7. ­ Tiết 2, thứ 6 ngày 4/1/2019 tại lớp 10A8. VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN.       CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA PHƯƠNG PHÁP                                    DẠY HỌC DỰ ÁN. 1. Cơ sở lí luận. 1. 1. Khái niệm dạy học dự án.   Trong tiếng Anh thuật ngữ dự án là “Project” có nguồn gốc từ tiếng La Tinh và  ngày nay được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo hay một kế hoạch. 
  5. Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế­xã hội:  trong sản xuất, doanh nghiệp, trong nghiên cứu khoa học cũng như trong quản lý xã  hội...  Theo K.Frey, học giả hàng đầu về dạy học dự án của Cộng hòa Liên bang Đức  thì: Dạy học theo dự án (Project Based Learning ­ PBL) là một hình thức của hoạt động  học tập trong đó, nhóm người học xác định một chủ đề làm việc, thống nhất về một  nội dung làm việc, tự lập kế hoạch và tiến hành công việc để dẫn đến một sự kết thúc  có ý nghĩa, thường xuất hiện một sản phẩm có thể trình ra được. Học theo dự án nhấn  mạnh vai trò của người học. Theo định nghĩa của Bộ Giáo dục Singapore “Học theo dự án (Project work) là  hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực  học tập, và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống” .  Như vậy dạy học dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện  một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Nhiệm vụ  này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ  việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh,  đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của DHDA. 1.2. Đặc điểm của DHDA   Đặc điểm cốt lõi của DHDA: định hướng HS, định hướng thực tiễn và định  hướng sản phẩm. Có thể cụ thể hoá các đặc điểm của DHDA như sau: ­ Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những  tình huống của thực tiễn  xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ dự án cần chứa  đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của người học. ­ Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập trong nhà  trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trường hợp lý tưởng, việc thực  hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực. ­ Định hướng hứng thú người học: HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù  hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp  tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án. ­ Tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn  học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp. ­ Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên  cứu lý thuyết và vận dung lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông 
  6. qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng  hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học. ­ Tính tự lực cao của người học : Trong DHDA, người học cần tham gia tích cực và tự  lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học.  Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính  trách nhiệm, sự sáng tạo  của người học. GV chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn,  giúp đỡ. Tuy nhiên mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của HS và  mức độ khó khăn của nhiệm vụ. ­ Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có  sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. DHDA  đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham  gia, giữa HS và GV cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án. Đặc  điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội. ­ Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra.  Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, mà trong đa số  trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn,  thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.  Mặt khác ta thấy, hình thức dạy học truyền thống chú trọng truyền thụ tri thức  khoa học nhưng không tạo điều cho người học chủ động tìm tòi cũng như ứng dụng tri  thức đã học trong những tình huống thực tiễn. Mục tiêu bài học chỉ tập trung vào lý  thuyết. Vì thế, học sinh thường mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo, không  đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội và thị trường lao động. 1.3. Các dạng của dạy học theo dự án DHDA có thể được phân loại theo nhiều phương diện khác nhau. Sau đây là một  số cách phân loại cụ thể. ­ Phân loại theo chuyên môn + Dự án trong một môn học: trọng tâm nội dung nằm trong một môn học. + Dự án liên môn: trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn khác nhau. + Dự án ngoài chuyên môn: Là các dự án không phụ thuộc trực tiếp vào các môn học, ví  dụ dự án chuẩn bị cho các lễ hội trong trường. ­ Phân loại theo sự tham gia của người học: dự án cho nhóm HS, dự án cá nhân. Dự án  dành cho nhóm HS là hình thức dự án dạy học chủ yếu. Trong trường phổ thông còn có  dự án toàn trường, dự án dành cho một khối lớp, dự án cho một lớp học.
  7. ­ Phân loại theo sự tham gia của GV: dự án dưới sự hướng dẫn của một GV, dự án với  sự cộng tác hướng dẫn của nhiều GV. ­ Phân loại theo quỹ thời gian:  + Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2­6 giờ học. + Dự án trung bình: dự án trong một hoặc một số ngày (“Ngày dự án”), nhưng giới hạn  là một tuần hoặc 40 giờ học. + Dự án lớn: dự án thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần (hay 40 giờ  học), có thể kéo dài nhiều tuần (“Tuần dự án”). ­ Phân loại theo nhiệm vụ Dựa theo nhiệm vụ trọng tâm của dự án, có thể phân loại các dự án theo các dạng sau: + Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng. + Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình. + Dự án thực hành: có thể gọi là dự án kiến tạo sản phẩm, trọng tâm là việc tạo ra các  sản phẩm vật chất hoặc thực hiện một kế hoạch hành động thực tiễn, nhằm thực hiện  những nhiệm vụ như trang trí, trưng bày, biểu diễn, sáng tác. + Dự án hỗn hợp: là các dự án có nội dung kết hợp các dạng nêu trên.  2. Cơ sở thực tiễn Điều 23, Luật Giáo dục quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông là: "giúp học  sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản  nhằm hình thành nhân cách con  người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và  trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao  động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Địa lí là môn học cung cấp cho học sinh (HS) những kiến thức phổ thông, cơ bản,  cần thiết về Trái Đất và những hoạt động của con người trên bình diện quốc gia và  quốc tế, làm cơ sở cho hình thành thế giới quan khoa học; giáo dục tư tưởng tình cảm  đúng đắn; đồng thời rèn luyện cho HS các kĩ năng hành động, ứng xử phù hợp với môi  trường tự nhiên, xã hội, phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế của thời đại. Môn  Địa lí còn có nhiều khả năng bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy (tư duy kinh tế, tư duy  sinh thái, tư duy phê phán,...); trí tưởng tượng và óc thảm mĩ; rèn luyện cho HS một số  kĩ năng có ích trong đời sống và sản xuất. Cùng với các môn học khác, môn Địa lí góp  phần bồi dưỡng cho HS ý thức trách nhiệm, lòng ham hiểu biết khoa học, tình yêu thiên 
  8. nhiên, con người, quê hương, đất nước. Như vậy, mục tiêu của môn ĐL hiện nay đặt  nặng vào việc hình thành và rèn luyện cho HS các năng lực cần thiết của người lao  động mới. Phù hợp với chương trình mới, sách giáo khoa được biên soạn theo hướng tạo  điều kiện để GV tổ chức cho HS học tập một cách tự giác, tích cực, độc lập. Bên cạnh  việc cung cấp kiến thức, sách giáo khoa mới chú trọng thể hiện quá trình dẫn đến kiến  thức, cách thức làm việc, các hình thức hoạt động để tự khám phá, lĩnh hội các kiến  thức đó. Nội dung bài viết đựợc biên soạn theo tinh thần tạo nên nhiều tình huống,   thông tin đã được lựa chọn kĩ để GV có thể tổ chức, hướng dẫn HS tập phân tích, xử lí  chúng, tạo điều kiện cho HS trong quá trình học tập, vừa tiếp nhận kiến thức, vừa rèn  luyện kĩ năng. Nhiều nội dung của các bài không được trình bày một cách trọn vẹn mà  có những phần để trống (dưới hình thức câu hỏi giữa bài), dành cho sự tham gia bổ sung  trực tiếp của HS thông qua các hoạt động học tập đa dạng dưới sự hướng dẫn của GV.  Do đó buộc HS phải suy nghĩ, phải làm việc thực sự, tạo điều kiện thuận lợi cho việc  đổi mới PPDH. Một trong những phương pháp thực hiện để đạt mục tiêu đề ra là  phương pháp dạy học dự án.  DHDA thực hiện tại trường trung học phổ thông giúp học sinh biết cách tự học,  biết cách hợp tác trong tự học; tích cực chủ động, sáng tạo trong việc phát hiện và giải  quyết vấn đề để vừa có được những kiến thức cần thiết, vừa rèn luyện được các năng  lực hành động. Lúc này, giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo, điều khiển;  học sinh tích cực, tự giác, chủ động làm việc với các nguồn tri thức dưới sự chỉ đạo của  giáo viên. CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP                 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC DỰ ÁN MÔN ĐỊA LÝ. 2.1. Tiến trình thực hiện DHDA               Bảng 1: Công việc của GV&HS trong quy trình tổ chức DHDA 
  9. Giáo viên Học sinh
  10. Giai đoạn 1(Chuẩn bị): Thiết kế dự án (Trước khi thực hiện dự án. Thời gian chuẩn bị có thể từ 1­2 tuần)
  11. ­ Xác định đối tượng tiến hành dự án ­ Học sinh tìm hiểu cách thức và  phương pháp học theo dự án. + Số lượng, năng lực HS + Biết được DHDA là gì? + Điều kiện CSVC tại trường + Em sẽ làm những công việc gì khi  + Nội dung bài học sẽ tiến hành DA học tập theo Phương pháp này? ­ Xác định mục tiêu học tập ­ Tự xác định nhu cầu, khả năng và sở  + DA cần đạt chuẩn nội dung nào? thích của bản thân. + Nhắm đến những kỹ năng nào? + Em có những năng lực nền tảng nào? + Sản phẩm cần đạt được là gì? + Em có những kỹ năng làm việc nhóm  nào? ­ Xây dựng ý tưởng dự án + Em muốn là ai trong xã hội? + Từ nội dung bài học + Em muốn được đánh giá kết quả học  + Từ hình hình thực tế xã hội tập như thế nào? + Từ khả năng và nhu cầu HS ­ Đọc SGK và tìm hiểu thông tin liên  ­ Xây dựng bộ câu hỏi định hướng của dự  quan đến nội dung bài học. án ­ Xây dựng nhóm học tập + Câu hỏi khái quát + Cùng sở thích, cùng mối quan tâm, có  + Câu hỏi bài học thể hỗ trợ nhau… + Câu hỏi nội dung + Phải có nhóm trưởng, người có khả  năng trình bày tốt, thư ký… ­ Xây dựng lịch trình đánh giá + Tham khảo ý kiến và tiêu chí lập  + Đánh giá thành phần, xuyên suốt dự án nhóm của GV + Đánh giá tổng thể cuối dự án + Cung cấp thông tin nhóm và thông tin  ­ Xây dựng kế hoạch triển khai dự án (thời  cá nhân cho GV gian, công việc của GV, HS, phối hợp với  ­ Tiếp cận với các trang wb giáo viên  ai, những công cụ hỗ trợ,..) giới thiệu + Trước khi bắt đầu dự án ­ Tiếp cận với các công cụ trên Internet  + Trong quá trình thực hiện dự án và các phần mềm mới như làm phim,  trình chiếu đa phương tiện…
  12. + Sau khi kết thúc dự án ­ Xây dựng kế hoạch hỗ trợ học sinh làm  sản phẩm + Thiết kế wiki + Tìm kiếm thông tin, địa chỉ trang wb và  chia sẻ với HS + Lấy thông tin liên lạc của HS + Trao đổi ý kiến và chia sẻ với HS qua  Yahoo, Mail, wiki…
  13. Giai đoạn 2: Tiến hành dạy học theo dự án( Bắt đầu dự án: giới thiệu dự án)
  14. ­ Tìm hiểu nhu cầu học sinh (bảng khảo  ­ Thực hiện bảng khảo sát nhu cầu sát) + HS đã có những kiến thức gì liên quan  đến vấn đề bài học sẽ làm dự án? + HS có những kỹ năng gì về làm việc  nhóm và CNTT? + HS có ý tưởng gì cho dự án?  ­ Đưa ra ý tưởng cho dự án ­ Triển khai dự án đến học sinh + Giới thiệu dự án: kịch, bài trình chiếu,  ­ Tham gia vào các vai diễn nếu GV  một đoạn phim… nhằm kích thích các em  yêu cầu để giới thiệu dự án qua một tình huống có vấn đề. + Phân vai và giao nhiệm vụ cho HS (HS  xung phong hoặc chỉ định dựa trên năng lực  mỗi nhóm) ­ Nhận nhiệm vụ và hình thành ý  tưởng cho sản phẩm. ­ Ra các bài tập nhỏ nhằm hỗ trợ cho việc  thực hiện dự án. ­ Xây dựng kế hoạch làm sản phẩm,  phân công nhiệm vụ cho từng thành  ­ Giải quyết từ từ bộ câu hỏi định hướng.  viên trong nhóm. (nên đi từ câu hỏi nội dung – bài học – khái  quát) ­ Làm bài tập và tìm hiểu thông tin từ  nhiều nguồn để giải quyết các câu hỏi  ­ Hỗ trợ học sinh làm sản phẩm (tiêu chí  trong Bộ câu hỏi định hướng. đánh giá, bảng kiểm mục cho từng sản  phẩm…) ­ Thường xuyên thông báo và trao đổi  tiến độ công việc với GV thông qua  ­ Theo dõi và đánh giá tiến độ làm việc của  wiki, chat, mail… học sinh. ­ Nộp các bài tập, biên bản hợp nhóm,  ­ Thu các bài tập nhỏ, các bài tập cá nhân kế hoạch làm sản phẩm của nhóm ­ Thu thập sản phẩm của HS để lên kế  ­  Nộp sản phẩm cuối cùng. hoạch cho buổi báo cáo sản phẩm.
  15. Giai đoạn 3: Kết thúc dự án (Thời gian có thể linh động tùy vào số lượng sản phẩm của HS)
  16. ­ Tổ chức báo cáo sản phẩm HS ­ Từng nhóm trình bày sản phẩm (5­ 7phút) + Điều hành thứ tự và thời gian báo cáo của  các nhóm ­ Các nhóm còn lại đặt câu hỏi và nêu ý  kiến góp ý cho sản phẩm. (3­5phút) + Đặt câu hỏi cho nhóm báo cáo ­ Tổ chức đánh giá sản phẩm ­ Các nhóm cho điểm vào bảng kiểm  + Phát phiếu đánh giá, bảng kiểm mục cho  mục và bảng tiêu chí đánh giá. HS + Đánh giá sản phẩm từng nhóm ­ Làm bài kiểm tra. ­ Tổ chức kiểm tra kiến thức + Phát bài kiểm tra trắc nghiệm đã chuẩn bị  trước + Thu bài đúng thời gian quy định ­ Khảo sát ý kiến HS ­ Công bố kết quả điểm, khen thưởng.  ­ Làm phiếu khảo sát ý kiến. ­ Rút kinh nghiệm. Việc phân chia các giai đoạn trên đây chỉ mang tính chất tương đối. Trong thực tế chúng  có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Việc tự kiểm tra, điều chỉnh cần được thực hiện  trong tất cả các giai đoạn của dự án. Với những dạng dự án khác nhau có thể xây dựng  cấu trúc chi tiết riêng phù hợp với nhiệm vụ dự án. Giai đoạn 4 và 5 cũng thường được  mô tả chung thành một giai đoạn (giai đoạn kết thúc dự án). 2.2. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo dự án 2.2.1. Ưu điểm    Các đặc điểm của DHDA đã thể hiện những ưu điểm của phương pháp dạy học này.  Có thể tóm tắt những ưu điểm cơ bản sau đây của dạy học theo dự án: ­ Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội; ­ Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học; ­  Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm; ­ Phát triển khả năng sáng tạo;
  17. ­ Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp; ­ Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn; ­ Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc; ­ Phát triển năng lực đánh giá.  2.2.2. Nhược điểm ­ DHDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu tượng,  hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản; ­ DHDA đòi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy DHDA không thay thế cho phương pháp thuyết  trình và luyện tập, mà là hình thức dạy  học bổ sung cần thiết cho các PPDH truyền  thống. ­ DHDA đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.     Tóm lại DHDA là một hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy  học định hướng vào người học, quan điểm dạy học định hướng hoạt động và quan  điểm dạy học tích hợp. DHDA góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành  động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc tự lực,  năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và  khả năng cộng tác làm việc của người học.  ̣ ́ ̉ ́ ượng DHDA môn Địa lí. 2.3. Môt sô giai phap nâng cao chât l ́ ­ Chọn nội dung, bài học thực hiện phương pháp DHDA phù hợp. ­ Phân chia các nhóm, giao nhiệm vụ cho từng thành viên phù hợp để đạt hiệu quả.  ­ Giáo viên chủ động chuẩn bị các nội dung liên quan. Giáo viên là người điều khiển  hoặc là giám khảo. ­ Ngoài hình thành kiến thức mới thì giáo viên chú trọng đến hình thành phẩm chất,  năng lực mới cho học sinh. ­ Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ đáp ứng nhu cầu tối thiểu. ­ Giáo viên thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để đạt năng lực cao về phương pháp,  kiến thức,… ­ Trong quá trình thực hiện dự án cần linh hoạt, sáng tạo về thời gian, hoạt động,…
  18. ­ Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh. CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VỀ HIỆU QUẢ DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG  MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN. 3.1 Thiết kế nghiên cứu Tôi chọn trường THPT Bình Xuyên vì trường có điều kiện thuận lợi cho việc nghiên  cứu sư phạm ứng dụng: * Giáo viên: Người thực hiện nghiên cứu là người trực tiếp giảng dạy và có lòng nhiệt  tình, có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. * Học sinh: Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau: + Chọn lớp thực  nghiệm, lớp đối chứng: Lớp đối chứng (10A7), lớp thực nghiệm  (10A8). + Về ý thức học tập: các em ở hai lớp này tương đương nhau. + Về thành tích học tập: Hai lớp tương đương nhau về kết quả học tập môn Địa lý năm  lớp 9. + Chọn kiểm tra trước tác động: Dùng bài kiểm tra 15 phút làm bài kiểm tra trước tác  động để xác định sự tương đương giữa các nhóm. + Kết quả kiểm tra trước tác động: Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai  nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T­Test để kiểm chứng sự chênh  lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước tác động. Điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng được coi là tương đương.                                       Bảng 2: Thiết kế nghiên cứu Nhóm  Kiểm tra trước  Tác động Kiểm tra sau  tác động tác động Thực nghiệm O1 Dạy học dự án O3 Đối chứng O2 Dạy học thông thường. O4
  19. * Phép kiểm chứng: sử dụng phép kiểm chứng T­Test độc lập. 3.2  Quy trình nghiên cứu  * Chuẩn bị bài của giáo viên: Ở lớp đối chứng: tôi thiết kế giáo án bài học truyền thống, không sử dụng DHDA. Ở lớp thực nghiệm: thực hiện dạy học dự án.     * Tiến trình dạy thực nghiệm: Thời  gian tiến hành dạy thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường  và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.  3.3  Đo lường ­ Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 15 phút – môn Địa lý 10. ­ Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 15 phút– môn Địa lý 10. 3.4  Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả         Bảng 3: Chỉ só đo lường của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm. TRƯỚC  TÁC ĐỘNG SAU TÁC ĐỘNG STT 10A7 10A8 10A7 10A8 10A7 10A8 1  Đỗ Thị Hoài An  Phan Thị Ngọc Ánh 6 5 8 8 2  Ngô Tuấn Anh  Nguyễn Thị Thanh Bình 7 7 7 8 3  Nguyễn Thị Mai Anh  Nguyễn Thị Chi 7 6 8 6 4  Đàm Thị Ngọc Ánh  Trần Thị Mai Duyên 6 6 8 8 5  Lê Thị Ngọc Ánh  Dương Quang Đạt 6 5 8 9 6  Nguyễn Thị Ánh  Nguyễn Trung Đức 6 8 7 9 7  Ngô Việt Cường  Vũ Thị Thanh Hà 6 5 8 9  Nguyễn Ngọc Thùy  8  Nguyễn Hồng Hải 6 4 8 7 Dương 9  Dương Việt Đức  Nguyễn Thị Thúy Hằng 6 7 7 9 10  Nguyễn Hương Giang  Nguyễn Đức Hiệp 7 6 9 8 11  Nguyễn Thị Thùy Giang  Đỗ Thị Khánh Hòa 8 5 9 7 12  Nguyễn Ngọc Hà  Bùi Thị Thanh Hoàn 6 7 7 7 13  Trần Thị Thu Hà  Đỗ Thị Thu Hồng 7 6 7 8 14  Nguyễn Minh Hạnh  Nguyễn Thị Phương Huệ 5 8 8 8 15  Nguyễn Thị Thu Hằng  Phan Thị Ngọc Huệ 6 5 7 9 16  Nguyễn Thúy Hằng  Nguyễn Thị Thu Hương 7 6 8 6 17  Nguyễn Diệu Hiền  Nguyễn Thu Hường 5 6 7 8
  20. 18  Nguyễn Duy Hưng  Phan Thu Hường 6 6 7 8  Nguyễn Ngọc Quỳnh  19  Hà Gia Kiệt 5 7 8 8 Hương 20  Trần Thanh Hương  Nguyễn Thị Thanh Lâm 5 6 8 7  Nguyễn Thị Ngọc   Nguyễn Diệu Linh 5 7 7 8 21 Khuyên 22  Dương Thị Khánh Linh  Nguyễn Khánh Linh 6 7 7 9 23  Dương Trần Yến Linh  Nguyễn Phương Linh 6 7 7 8 24  Nguyễn Trần Khánh Linh  Nguyễn Thị Linh 6 6 7 8 25  Nguyễn Thị Khánh Ly  Nguyễn Thị Kiều Linh 6 6 7 8 26  Trần Khánh Ly Nguyễn Thị Uyên Linh 5 6 6 9 27  Bùi Phan Ngọc Minh  Nguyễn Thị Trà My 6 5 8 8 28  Nguyễn Thị Ánh My  Trần Thị Thúy Ngần 7 7 7 9 29  Nguyễn Thị Thanh Nhàn  Nguyễn Thị Yến Nhi 6 6 8 8 30  Dương Vỹ Nhật  Đỗ Trần Diệu Oanh 5 8 7 9 31  Vũ Thị Hương Nhung  Hoàng Diệu Oanh 5 5 7 9 32  Nguyễn Huy Quý  Nguyễn Kiều Oanh 5 7 8 8 33  Lê Thị Quỳnh  Nguyễn Lê Kiều Oanh 5 5 6 5 34  Phan Thanh Tâm  Phan Minh Phương 5 5 5 6 35  Đỗ Phương Thảo  Hà Ngọc Quang 5 5 7.5 6.5  Nguyễn Thị Phương   Nguyễn Nghĩa Quý 5 6 36 Thảo 5 6 37  Nguyễn Thu Thủy  Nguyễn Thị Quỳnh 6 5 6 7 38  Nguyễn Hương Trà  Tạ Như Quỳnh 6 5 7 7  Nguyễn Thái Thanh   Nguyễn Phúc Thành 5 6 39 Trang 6 7 40  Nguyễn Ngọc Trinh  Nguyễn Phương Thảo 5 5 7 8 41  Trần Đan Trường  Nguyễn Thị Thịnh 5 5 7 8 42  Bùi Việt Tùng  Hoàng Ngọc Thuấn 5 5 7 7 43  Dương Thị Tuyết  Nguyễn Kiều Trang 5 5 7 7 44  Doãn Thanh Vân  Trần Thị Thu Trang 5 4 6 7 45  Nguyễn Thị Anh Vân  Nguyễn Thị Yến 6 5 7 8   MOT 6 5 7 8   TRUNG VỊ 6 6 7 8 GIÁ TRỊ  TRUNG    BÌNH 5.76 5.86 7.21 7.72 HỆ SỐ  BIẾN    THIÊN V     11.31 13.05 ĐỘ LỆCH    CHUẨN 0.77 1.03 0.82 1.01   P   0.2883163   0.005609   SMD 0.626931329        
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2