intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kết hợp zoom và google forms để nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

15
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Sử dụng kết hợp zoom và google forms để nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến" nhằm phát huy được tính ưu việt khi kết hợp hai ứng dụng Zoom và Google forms để nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến. Giúp giáo viên và học sinh có thể tương tác tốt hơn khi dạy học trực tuyến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kết hợp zoom và google forms để nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN --------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “SỬ DỤNG KẾT HỢP ZOOM VÀ GOOGLE FORM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN” Giáo viên thực hiện: Nguyễn Trọng Quang-Lê Thị Hiền Tháng 3/2022
  2. “SỬ DỤNG KẾT HỢP ZOOM VÀ GOOGLE FORM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN” A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. 1.1. Căn cứ chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về đổi mới toàn diện ngành giáo dục. Nghị quyết số: 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã được Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) thông qua. Với quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết: “…Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội…” 1.2. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 Giáo dục và đào tạo chịu ảnh hưởng rất nặng nề bởi dịch Covid-19, nhất là việc bảo đảm chất lượng dạy và học, học sinh đã phải tạm dừng đến trường trong nhiều tháng liên tiếp. Chuyển qua hình thức học trực tuyến để kịp thời đáp ứng được nhiệm vụ của toàn ngành giáo dục là giải pháp được ưu tiên chọn lựa. Học trực tuyến có nhiều hình thức, cách tổ chức khác nhau, tuy nhiên qua một thời gian tiến hành dạy học trực tuyến tại đơn vị trường THPT Đô Lương 2 tôi nhận thấy việc sử dụng kết hợp hai ứng dụng Zoom và Google forms sẽ dễ dàng phát huy hiệu quả dạy học, nhất là trong bối cảnh tiết học online 45 phút. 1.3. Tính ưu việt khi kết hợp 2 ứng dụng Zoom và Google forms trong dạy học trực tuyến. Zoom là một nền tảng hỗ trợ học tập online với nhiều tính năng hỗ trợ tối ưu, tiện dụng nhất như chia sẻ tệp tin, video HD, hình ảnh nhanh chóng, ... Bên cạnh những ưu điểm thì cũng có một số hạn chế đó là rất khó điểm danh học sinh, những lớp đông học sinh thì việc tương tác, giao nhiệm vụ học tập, kiểm tra để hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập cho cả lớp là rất khó (nhất là trong thời gian tiết dạy online có 45 phút) Google forms hỗ trợ người dùng tạo bảng biểu, bài tập, điểm danh học sinh, khảo sát rất dễ dàng. 1.4. Lịch sử nghiên cứu đề tài về sử dụng kết hợp Zoom và Google forms. Trước yêu cầu của thực tiễn dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, bắt buộc các trường phải tiến hành dạy học trực tuyến có hiệu quả để đáp ứng các nhiệm vụ năm học đã đề ra. Nhiều ứng dụng được đưa vào sử dụng để dạy học trực tuyến cũng ra đời. Mỗi ứng dụng luôn có ưu điểm và nhược điểm khác nhau, đề tài này sẽ tìm giải pháp để kết hợp hai ứng dụng Zoom và Google forms nhằm phát huy các ưu điểm của mỗi ứng dụng, bổ sung lẫn nhau trong quá trình dạy và học trực tuyến hiệu quả. 2
  3. “SỬ DỤNG KẾT HỢP ZOOM VÀ GOOGLE FORM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN” Đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về ứng dụng Zoom và Google forms độc lập với nhau. Chưa có đề tài nghiên cứu về sự kết hợp của hai ứng dụng này để phát huy tối đã ưu điểm của mối ứng dụng trong dạy học trực tuyến. Từ những ưu điểm và hạn chế của mối ứng dụng thì việc kết hợp hai ứng dụng Zoom và Google forms trong dạy học trực tuyến sẽ giải quyết được nhiều vấn đề đang còn tồn tại khi dạy học trực tuyến theo thời khóa biểu nhà trường với thời gian 45 phút như hiện nay. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2.1. Các tính năng của hai ứng dụng Zoom và Google forms phục vụ cho dạy học trực tuyến, nâng cao hiệu quả, khả năng tương tác giữa giáo viên và học sinh 2.1.1. Ứng dụng Zoom và Google forms 2.1.2. Kết hợp ứng dụng Zoom và Google forms trong dạy học. 2.2. Phạm vi nghiên cứu THPT Đô Lương 2. Học kỳ 2 năm học 2020 – 2021 và học kỳ 1 năm học 2021– 2022. Tình hình dịch bệnh covid diễn biến lây lan nhanh nên gần 2 tháng cuối năm học 2020-2021 toàn trường đã phải triển khai dạy học trực tuyến. Đây là lần đầu việc học trực tuyến được triển khai trong phạm vi rộng toàn trường, đã có rất nhiều băn khoăn trong việc tổ chức, sử dụng phương tiện, công cụ, ứng dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến. Phần mềm Zoom đã cho thấy được những ưu điểm để bước đầu triển khai toàn trường dạy học trực tuyến. Bản thân tôi được giao nhiệm vụ cùng ban hỗ trợ công nghệ thông tin cho giáo viên và nhà trường giai đoạn đầu nên đã đúc rút được những ưu điểm và nhận ra một số hạn chế cần khắc phục để nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến. Từ đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “SỬ DỤNG KẾT HỢP ZOOM VÀ GOOGLE FORMS ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN”. Học sinh các lớp 10A4, 12B1 (năm học 2020-2021), Học sinh 11A4, 11B2, 11B3, 11C3, 11C4, 10C2 (năm học 2021-2022) 3. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu. Phát huy được tính ưu việt khi kết hợp hai ứng dụng Zoom và Google forms để nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến. Giúp giáo viên và học sinh có thể tương tác tốt hơn khi dạy học trực tuyến. Giáo viên quản lý lớp, tổ chức lớp học hiệu quả 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3
  4. “SỬ DỤNG KẾT HỢP ZOOM VÀ GOOGLE FORM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN” Nghiên cứu các tính năng, ưu điểm, hạn chế của ứng dụng Zoom khi sử dụng để dạy học trực tuyến. 3.2.1. Tính ưu việt của ứng dụng Zoom. 3.2.2. Hạn chế của ứng dụng Zoom. 3.2.2. Ứng dụng Google forms 3.2.2.1. Ưu điểm 3.2.2.2. Hạn chế. 3.2.3. Tính hiệu quả khi kết hợp Zoom và Google forms Kết hợp Zoom và Google forms để dạy học trực tuyến. 3.2.4. Vai trò của đề tài đối với kết quả học tập online 4. Xây dựng giả thiết nghiên cứu: - Sử dụng kết hợp Zoom và Google forms để dạy học trực tuyến là cần thiết và hiệu quả. - Kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng cao cho giáo viên và học sinh. 5. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu lý thuyết. - Nghiên cứu thực nghiệm. 6. Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài: - Giáo viên và học sinh biết sử dụng kết hợp có hiệu quả 2 ứng dụng Zoom và Google forms để dạy học trực tuyến. - Nâng cao hứng thú khi dạy học trực tuyến, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học. - Tạo cho Giáo viên và Học sinh trường THPT Đô Lương 2 có thêm giải pháp dạy và học trực tuyến 4
  5. “SỬ DỤNG KẾT HỢP ZOOM VÀ GOOGLE FORM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN” B. NỘI DUNG I. Cơ sở khoa học: 1. Cơ sở lý luận: 1.1. Chính sách của Đảng, Nhà nước về đổi mới giáo dục toàn diện. Trong 11 nhóm nhiệm vụ năm học 2021-2022 thì có 2 nhóm nhiệm vụ nêu: Nhóm nhiệm vụ thứ nhất. Tiếp tục chỉ đạo ứng phó với dịch Covid-19, củng cố chất lượng, khắc phục các tác động của dịch bệnh đối với ngành Giáo dục. Trong đó, hoàn thiện chiến lược ứng phó toàn diện với dịch bệnh của ngành Giáo dục. Tham mưu Chính phủ có giải pháp quyết liệt để chỉ đạo các địa phương mở cửa trường học để đón học sinh quay trở lại trường học; các cơ sở giáo dục đại học xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể đưa sinh viên sớm quay trở lại trường học; đồng thời tăng cường bù đắp kiến thức, kỹ năng, củng cố chất lượng đào tạo cho học sinh, sinh viên, học viên. Nhóm nhiệm vụ thứ bảy. Tăng cường chuyển đổi số, đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo; xây dựng hạ tầng học tập quốc gia; xây dựng kho học liệu số; tăng cường các điều kiện đảm bảo và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học trực tuyến. 1.2. Các giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy trong giai đoạn hiện nay và cho tương lai ( của VN và của các nước có nền giáo dục tiên tiến). Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải đổi mới cách tiếp cận các thành tố của quá trình dạy học: - Mục tiêu dạy học: Chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức sang hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực người học; - Chương trình dạy học: Chuyển từ tập trung, bao cấp sang phân cấp: Chương trình khung của Bộ, chương trình địa phương, chương trình nhà trường; - Nội dung dạy học: chuyển từ nội dung kiến thức hàn lâm sang tinh giản, chọn lọc, tích hợp, đáp ứng yêu cầu ứng dụng vào thực tiễn và hội nhập quốc tế; - Phương pháp dạy học: Chuyển từ chủ yếu truyền thụ một chiều, học sinh tiếp thu thụ động (hoạt động dạy của giáo viên là trung tâm) sang tổ chức hoạt động học cho học sinh, học sinh tự lực, chủ động trong học tập (hoạt động học của học sinh là trung tâm, giáo viên là người hỗ trợ, hướng dẫn); - Hình thức dạy học: Các giờ học chuyển từ chủ yếu diễn ra trên lớp học truyền thống sang việc đa dạng hóa các hình thức dạy học, kết hợp cả trong và ngoài lớp học, ngoài nhà trường: dạy học tại di sản, dạy học gắn với sản xuất kinh doanh, tăng cường các hoạt động xã hội, tăng cường ứng dụng công nghệ thông 5
  6. “SỬ DỤNG KẾT HỢP ZOOM VÀ GOOGLE FORM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN” tin, nghiên cứu khoa học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo…Từ chủ yếu dạy học toàn lớp sang kết hợp giữa dạy học nhóm nhỏ, cá nhân với toàn lớp học; - Kiểm tra đánh giá: Từ chủ yếu kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức sang đánh giá năng lực; từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập sang kết hợp đánh giá kết quả học tập với đánh giá quá trình, đánh giá sự tiến bộ của học sinh; - Các điều kiện dạy học: Chuyển từ việc chủ yếu khai thác các điều kiện giáo dục trong phạm vi nhà trường sang việc tạo điều kiện cho học sinh được học tập qua các nguồn học liệu đa dạng, phong phú trong xã hội, nhất là qua Internet; ... phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và chuẩn bị tâm thế cho học tập suốt đời 1.3. Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và ứng dụng Zoom kết hợp Google forms trong việc dạy học trực tuyến. - Khi dạy học trục tuyến thì ngoài những yêu cầu giống như dạy học trực tiếp thì kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin thành thạo đóng vai trò rất quan trọng. - Sự kết hợp của 2 ứng dụng Zoom và Google forms có nhiều ưu điểm vượt trội được giáo viên và học sinh sử dụng. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1. Dạy học trực tuyến đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay, xu thế của dạy học tương lai. Dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp, việc dạy và học online trở thành phương pháp tối ưu nhất giúp quá trình giáo dục, đào tạo không bị gián đoạn. - Tại Hội nghị trực tuyến với 63 Sở GDĐT và 34 trường đại học về đánh giá chất lượng dạy học từ xa, qua internet, trên truyền hình. Có nhiều kết luận, đánh giá đưa ra trong hội nghị đó, trong đó có yêu cầu về việc nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến, giáo viên phải luôn tìm hiểu để có giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy hoạt động học tập của học sinh có hiệu quả. 6
  7. “SỬ DỤNG KẾT HỢP ZOOM VÀ GOOGLE FORM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN” Trong thời điểm cả nước phòng chống dịch bệnh Covid-19, với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, học sinh các cấp học đã được tiếp cận với kiến thức, với thầy cô qua môi trường mạng. Vừa qua là giai đoạn khó khăn đối với ngành Giáo dục nhưng cũng chưa bao giờ lại có cơ hội như vừa rồi để ứng dụng công nghệ trong dạy và học. Quá trình triển khai dạy và học trực tuyến vừa qua khẳng định ngành Giáo dục có nhiều tiềm năng, thế mạnh để tiên phong ứng dụng công nghệ. Đồng thời, khẳng định phương thức dạy học trực tuyến không chỉ là giải pháp tạm thời trong mùa dịch mà còn là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục từ mầm non đến đại học; qua đó giải phóng năng lượng lớn cho giáo viên, giảm tải các thủ tục hành chính, nhiều kiến thức, kinh nghiệm được chia sẻ, nâng lên”. Sẽ hoàn thiện quy chế quản lý dạy học trực tuyến ở bậc phổ thông. Quy chế này sẽ tạo ra hành lang pháp lý, hình thức dạy học trực tuyến được luật hoá, quy phạm hoá và được công nhận kết quả. Dạy học trực tuyến sẽ tiếp tục được triển khai, cộng hưởng với dạy học trực tiếp, giúp nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học sinh tiếp cận được với rất nhiều kiến thức kĩ năng hiện đại trong và ngoài nước mà còn rất thiết thực rút ngắn thời gian học trên lớp. Rút ngắn thời gian mà chất lượng vẫn đảm bảo. Có nhiều sự lựa chọn công cụ để thực hiện dạy học trực tuyến, để phù hợp với giai đoạn hiện nay thì tôi đã chọn kết hợp sử dụng ứng dụng Zoom kết hợp với Google forms. Hai ứng dụng này khi kết hợp sẽ giúp nhau khắc phục được hạn chế của mỗi ứng dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học. Thông qua thực tế triển khai dạy học tôi lựa chọn đề tài SKKN “SỬ DỤNG KẾT HỢP ZOOM VÀ GOOGLE FORMS ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN”. 2.2. Những tính năng của Zoom, Google forms. 2.2.1 Ứng dụng Zoom Chuyển hiển thị ngôn ngữ tiếng việt để tiện sử dụng Giao diện màn hình đăng nhập. 7
  8. “SỬ DỤNG KẾT HỢP ZOOM VÀ GOOGLE FORM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN” Cuộc họp mới: Cho phép bắt đầu buổi học mới ngay khi ấn vào nút này. Tham gia cuộc họp: Giúp học sinh có thể tham gia 1 buổi học bằng link hoặc id phòng học có sẵn. Lên lịch: Tạo 1 buổi học theo lịch Giao diện trò chuyện. Giao diện cuộc họp. 8
  9. “SỬ DỤNG KẾT HỢP ZOOM VÀ GOOGLE FORM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN” Danh sách các lớp học giáo viên lên lịch sẵn (nên tạo các lớp riêng để học sinh vào học ổn định trước mà khổng ảnh hưởng lớp khác) Chia sẻ màn hình khi gảng dạy. Có nhiều cách chia sẻ màn hình, tùy vào mục đích khi giảng dạy mà ta chọn cách chia sẻ phù hợp nhất - Chia sẻ cơ bản: chia sẻ toàn màn hình, chia sẻ 1 bảng trắng, chia sẻ màn hình điện thoại, chia sẻ một ứng dụng đang mở trên màn hình. - Chia sẻ nâng cao: chia sẻ powerpoint dưới dạng nền ảo, chia sẻ một phần của màn hình, chia sẻ âm thanh, chia sẻ video, chia sẻ màn hình của 1 thành viên khác. - Chia sẻ tệp: chia sẻ tệp trên máy tính hoặc trên các ứng dụng. 9
  10. “SỬ DỤNG KẾT HỢP ZOOM VÀ GOOGLE FORM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN” Màn hình chia sẻ Trên màn hình chia sẻ có nhiều chức năng hỗ trợ giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập. - Tắt tiếng: để tắt và bật tiếng của chính mình - Bắt đầu video: để tắt và bật video chính mình - Bảo mật: 10
  11. “SỬ DỤNG KẾT HỢP ZOOM VÀ GOOGLE FORM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN” * Khóa cuộc họp: chức năng này giúp giáo viên không cho người khác vào phòng khi đã bắt đầu tiết học. * Kích hoạt phòng chờ: dùng để những học sinh vào muộn và những bạn trong phòng đang học bị giáo viên yêu cầu ra phòng chờ. Khi chủ phòng đồng ý sẽ được tham gia phòng học chính. - Người tham gia: Giúp theo dõi nhũng học sinh tham gia học (âm thanh, video, biểu cảm) - Trò chuyện: trao đổi thông tin với mọi người hoặc với 1 cá nhân nào đó trong phòng học. - Tạm dừng chia sẻ: Giúp người đang chia sẻ dừng tạm thời nội dung đang chia sẻ để thực hiện thao tác khác. - Chú thích: Chứa các công cụ để tạo các chú thích cho nội dung đang chia sẻ - Khác (…) : Chứa một số chức năng hộ trợ, đặc biệt có chức năng tắt chú thích người tham gia (tránh trường hợp một số người học vô tình hoặc cố ý vẽ những nội dung không phù hợp bài học) 11
  12. “SỬ DỤNG KẾT HỢP ZOOM VÀ GOOGLE FORM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN” Ứng dụng Zoom có rất nhiều ưu việt trong dạy học trực tuyến - Dễ dàng sử dụng, chỉ cần ID phòng học và mật khẩu phòng là có thể tham gia học, số lượng học viên có thể lên tới hàng nghìn người, thời gian học bố trí linh động. - Ứng dụng hỗ trợ rất tốt trong việc truyền tải nội dung bài học từ giáo viên đến học sinh, giúp học sinh tiếp nhận các kiến thức đầy đủ theo sự chuẩn bị của giao viên dưới dạng bài: powerpoint, elearning, video. - Trong giai đoạn dịch covid 19 thì đây là ứng dụng phổ biến được hầu hết các trường học sử dụng để giảng dạy trực tuyến. - Giáo viên và học sinh có thể tương tác, trao đổi thông qua một số chức năng trong ứng dụng. * Bên cạnh nhiều ưu điểm nổi bật thì ứng dụng Zoom vẫn còn một số hạn chế có thể nêu ra ở đây là: - Cơ sở hạ tầng mạng chưa đáp ứng được yêu cầu nên làm gián đoạn việc dạy của giáo viên và học của học sinh. - Công cụ chia sẻ và hỗ trợ khi chia sẻ nó là ưu điểm song đó cũng là hạn chế đối với quá trình tổ chức dạy học trực tuyến. Một số học sinh do vô tình hoặc cố ý sử dụng công cụ vẽ làm gián đoạn quá trình dạy và học. - Mặc dù đã có một số giải pháp hỗ trợ quá trình tương tác cho giáo viên và học sinh, tuy nhiên việc thực hiện, sử dụng các công cụ hỗ trợ đó vẫn còn nhiều khó khăn dẫn đến trong quá trình dạy chỉ tương tác được với rất ít học sinh. Đặc biệt là khi giới hạn của tiết học 45 phút. 12
  13. “SỬ DỤNG KẾT HỢP ZOOM VÀ GOOGLE FORM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN” - Các công cụ để điểm danh, ghi nhận học sinh tham gia học (số thời gian tham gia học) còn thô sơ và chưa đáp ứng được yêu cầu trong quản lý lớp học. - Khi làm bài tập thì rất khó để hỗ trợ các đối tượng học sinh có năng lực khác nhau. - Khi làm bài tập vận dụng hay bài tập củng cố bài học giáo viên khó theo dõi được hết học sinh cả lớp (thường chỉ gọi được một số học sinh xung phong) Nghiên cứu các tính năng, ưu điểm, hạn chế của ứng dụng Google forms trong việc sử dụng để dạy học trực tuyến. 2.2.2. Ứng dụng Google forms Google forms chính là một trong số các công cụ được Google phát triển nhằm hỗ trợ người dùng dễ dàng lưu trữ đang các thông tin thu thập từ các cuộc khảo sát, nghiên cứu số liệu thống kê. Với Google forms chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng câu hỏi dưới dạng tự luận hay trắc nghiệm, chữ hay hình ảnh, câu trả lời có thể dưới dạng tự luận, trắc nghiệm, 1 đáp án đúng hay nhiều đáp án đúng, Chúng ta hoàn toàn có thể tự do lựa chọn. Kết quả phản hồi được phân tích rõ ràng: Sau khi nhận được câu trả lời, Google forms sẽ tự động phân tích kết quả dựa trên số câu trả lời nhận được tại thời điểm hiện tại để phân tích phần trăm số người lựa chọn đáp án trên tổng số các đáp án. Kết quả phân tích được trình bày dưới dạng biểu đồ dễ quan sát. Công cụ miễn phí dễ sử dụng, được nhiều giáo viên sử dụng khi quản lý lớp và giảng dạy trên lớp cũng như giao bài tập về nhà đó là GF. Nó giúp giáo viên dễ dàng tạo các bộ câu hỏi kiểm tra, thu thập thông tin của học sinh. Khi giáo viên cần thu thập dữ liệu cho bảng tính của mình, Google Form là lựa chọn tối ưu nhất. Giáo viên có thể thêm biểu mẫu vào bảng tính, định dạng nó trong một trang tính riêng biệt và xem các phản hồi dưới dạng biểu mẫu hoặc biểu đồ, nó mang lại hiệu quả thiết thực. Giáo viên có thể tạo và quản lý biểu mẫu tại docs.google.com/forms, với các mẫu và quyền truy cập nhanh vào tất cả các biểu mẫu của giáo viên. 13
  14. “SỬ DỤNG KẾT HỢP ZOOM VÀ GOOGLE FORM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN” Giáo viên có thể thêm các loại câu hỏi tiêu chuẩn, câu hỏi kéo và thả theo thứ tự giáo viên muốn, tùy chỉnh biểu mẫu với các chủ đề ảnh hoặc màu sắc đơn giản và thu thập câu trả lời trong Biểu mẫu hoặc lưu chúng vào bảng tính Google Sheets. Cách đơn giản nhất để tạo biểu mẫu là bắt đầu ngay từ ứng dụng Google Form. Tới docs.google.com/forms , sau đó, hoặc chọn một mẫu hoặc bắt đầu một trang trống. Trình soạn thảo Form rất đơn giản. Form của giáo viên lấp đầy giữa màn hình, với khoảng trống cho tiêu đề và mô tả, theo sau là các trường biểu mẫu. Nhấp vào trường biểu mẫu để chỉnh sửa và thêm câu hỏi. Sử dụng hộp thả xuống bên cạnh trường để chọn loại trường, chẳng hạn như nhiều lựa chọn, checkbox, câu trả lời ngắn,... Google Form cung cấp một số tùy chọn cài đặt. Thanh công cụ nổi ở bên phải cho phép giáo viên thêm nhiều trường biểu mẫu hơn. Trên menu trên cùng bên phải, giáo viên có thể thay đổi bảng màu của biểu mẫu, xem trước biểu mẫu, sử dụng nút Gửi để chia sẻ biểu mẫu và truy cập các tùy chọn bổ sung khác, bao gồm cài đặt tiện ích bổ sung cho Biểu mẫu. Chuyển từ tab Câu hỏi sang tab Câu trả lời trong trình chỉnh sửa biểu mẫu của giáo viên để xem các câu trả lời hiện tại cho biểu mẫu của giáo viên và liên kết nó với một bảng tính. Google Form bao gồm 12 loại trường: 9 loại câu hỏi, cùng với các trường văn bản, hình ảnh và video. Chỉ cần nhấp vào biểu tượng dấu “+” trong thanh bên phải để thêm câu hỏi mới hoặc nhấp vào biểu tượng văn bản, hình ảnh hoặc video để thêm media vào biểu mẫu của giáo viên. 14
  15. “SỬ DỤNG KẾT HỢP ZOOM VÀ GOOGLE FORM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN” Mỗi trường bao gồm một nút sao chép để sao chép trường, giúp giáo viên dễ dàng thêm các câu hỏi tương tự vào biểu mẫu của giáo viên. Ngoài ra còn có một nút xóa, các tùy chọn để thiết lập một trường thành bắt buộc và một menu với các tùy chọn bổ sung ở phía bên phải. Giáo viên có thể chuyển đổi loại câu hỏi bất kỳ lúc nào, tuy nhiên, hãy lưu ý rằng cài đặt trường và câu hỏi của giáo viên sẽ đặt lại nếu giáo viên chuyển từ nhiều lựa chọn, hộp kiểm hoặc menu sang bất kỳ loại câu hỏi nào khác. Để nhanh chóng điền các câu hỏi vào các trường, chỉ cần nhấn enter để bắt đầu thêm một câu hỏi khác. Nếu giáo viên vô tình loại bỏ một phần tử trong biểu mẫu hoặc thêm quá nhiều phần tử vào biểu mẫu, chỉ cần nhấn Ctrl+ Z để hoàn tác, giống như cách giáo viên làm trong Goocle Docs. Dưới dây là danh sách và cách sử dụng 12 trường có sẵn trong Google Form Tiêu đề và Mô tả (Title and Description) Các trường tiêu đề và mô tả được thêm tự động vào mọi biểu mẫu và trường — mặc dù mô tả bị ẩn theo mặc định trên hầu hết các trường — và giáo viên có thể thêm một khối tiêu đề bổ sung ở bất kỳ đâu. Giáo viên có thể để trống tiêu đề và mô tả trên các câu hỏi, nhưng phải điền tiêu đề của biểu mẫu chính. Mô tả không bao gồm các tùy chọn định dạng — mặc dù giáo viên có thể bao gồm các liên kết và người đọc biểu mẫu có thể nhấp vào các liên kết đó để xem trang web hoặc tài liệu liên quan của giáo viên. Câu trả lời ngắn (Short Answer) Trường này hoàn hảo để yêu cầu các đoạn văn bản nhỏ: tên, địa chỉ email, giá trị… Để đảm bảo giáo viên nhận được câu trả lời mình cần, trường này bao gồm xác thực dữ liệu số, văn bản, độ dài và biểu thức chính quy. Xác thực số giúp giáo 15
  16. “SỬ DỤNG KẾT HỢP ZOOM VÀ GOOGLE FORM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN” viên theo dõi phạm vi giá trị, trong khi xác thực văn bản là hoàn hảo để theo dõi địa chỉ email hoặc liên kết. Đoạn văn (Paragraph) Cũng giống như trường câu trả lời ngắn, đây là trường dành cho văn bản — văn bản dạng dài. Độ dài và biểu thức chính quy là những xác thực dữ liệu duy nhất có sẵn ở đây, vì vậy chỉ sử dụng nó khi giáo viên muốn có phản hồi chi tiết hoặc ghi chú dài hơn trong câu trả lời. Nhiều lựa chọn (Multiple Choice) Trường mặc định cho các câu hỏi mới trong Google Form, nhiều lựa chọn cho phép giáo viên liệt kê các tùy chọn và yêu cầu người dùng chọn một. Sau đó, giáo viên có thể chuyển biểu mẫu sang một phần khác dựa trên câu trả lời hoặc xáo trộn các tùy chọn câu trả lời để tránh sai lệch Hộp kiểm (Checkboxes) Tương tự như trắc nghiệm, trường này cho phép giáo viên liệt kê các câu trả lời và cho phép người dùng chọn bao nhiêu tùy ý. Danh sách thả xuống (Dropdown) Giáo viên muốn tất cả các tùy chọn câu trả lời hiển thị trong trong một menu? Trường này là dành cho giáo viên. Nó giống hệt như trường trắc nghiệm — với các tùy chọn nhảy và xáo trộn phần giống nhau — chỉ khác là các câu trả lời nằm trong một menu. Điều này rất hữu ích để giữ cho biểu mẫu của giáo viên nhỏ gọn khi có nhiều tùy chọn trả lời. Lưới trắc nghiệm (Multiple Choice Grid) Giáo viên sẽ thêm câu hỏi dưới dạng hàng và tùy chọn chúng dưới dạng cột. Giáo viên có thể thêm bao gồm bao nhiêu hàng và cột tùy thích, lưu ý rằng khi sử 16
  17. “SỬ DỤNG KẾT HỢP ZOOM VÀ GOOGLE FORM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN” dụng học sinh sẽ phải cuộn sang phải để xem nhiều hơn 6 cột trên trình duyệt máy tính để bàn hoặc chỉ 3 cột trên thiết bị di động. Giáo viên có thể muốn mở bản xem trước biểu mẫu trong khi thiết lập câu hỏi dạng lưới — chỉ cần nhấn vào biểu tượng con mắt ở trên cùng bên phải và làm mới trang đó để xem các thay đổi đã diễn ra. Ngoài ra, ngoài tùy chọn tiêu chuẩn để yêu cầu phản hồi, lưới cho phép giáo viên yêu cầu phản hồi trên mỗi hàng và cũng có thể giới hạn người dùng chỉ có một phản hồi trên mỗi cột. Ngày tháng (Date) Trường ngày được sử dụng khi giáo viên muốn hỏi một ngày hoặc giờ cụ thể để lên lịch cho một sự kiện hoặc ghi nhật ký một hoạt động. Trường ngày yêu cầu người trả lời phải đưa ra một ngày tháng cụ thể. Thời gian (Time) Thời gian cho phép giáo viên yêu cầu khoảng thời gian tính bằng giờ, phút và (tùy chọn) giây để ghi lại thời gian diễn ra của một hoạt động. Hình ảnh (Image) Google Form cho phép giáo viên tải lên hình ảnh, chèn một hình ảnh từ liên kết hoặc Google Drive hoặc chụp ảnh từ webcam của riêng. Video Google Form chỉ hỗ trợ video YouTube, giáo viên có thể thêm video này thông qua tìm kiếm hoặc bằng liên kết. Với các trường hình ảnh hoặc video, giáo viên vẫn sẽ thấy có tiêu đề và mô tả chuẩn, cùng với các tùy chọn để thay đổi kích thước và hiển thị video hoặc hình ảnh được căn giữa, căn trái hoặc phải. Với những câu hỏi khó hiểu, hãy tập hợp chúng lại với nhau và tạo thành một biểu mẫu hoàn chỉnh với các phần và logic để định hướng người dùng đến các câu hỏi chính xác. 17
  18. “SỬ DỤNG KẾT HỢP ZOOM VÀ GOOGLE FORM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN” Các biểu mẫu liên hệ đơn giản chỉ cần một vài trường, nhưng các cuộc khảo sát dài hơn giáo viên nên tạo các phần khác nhau trong biểu mẫu, giúp chia nhỏ biểu mẫu của mình thành nhiều phần để trả lời một bộ câu hỏi cùng một lúc. Chỉ cần nhấp vào nút cuối cùng trên thanh công cụ bên phải để thêm một phần bên dưới câu hỏi hiện tại. Mỗi phần bao gồm tiêu đề và mô tả riêng, cùng với nút mũi tên ở trên cùng để hiển thị hoặc ẩn câu hỏi và giữ cho trình soạn thảo biểu mẫu của giáo viên gọn gàng. Có thể kéo và thả câu hỏi giữa các phần, nhưng không thể sắp xếp lại các phần này. Thay vào đó có thể chuyển các câu hỏi ra ngoài và sau đó xóa phần không cần thiết. Hoặc nếu muốn sử dụng lại một phần, chỉ cần nhấp vào menu của phần đó và chọn Nhân bản phần để tạo một bản sao khác của những câu hỏi đó. Sử dụng các bước nhảy Logic là một cách hoàn hảo để bắt đầu một biểu mẫu. Để thực hiện các bước nhảy logic chỉ cần thêm các phần với các câu hỏi tùy chọn, sau đó thêm một phần sẽ chuyển đến các câu hỏi trắc nghiệm, hộp kiểm hoặc menu riêng lẻ hoặc đến chính phần đó. Các phần và bước logic biểu mẫu cho biến biểu mẫu thành một ứng dụng nhỏ và chúng là một cách để cô đọng các khảo sát chi tiết thành những câu hỏi quan trọng nhất đối với mỗi người. Cách tạo các Bài kiểm tra (Quiz) trong Google Form Sử dụng chế độ Quiz của Google Form là một cách dễ dàng tăng tương tác của giáo viên với học sinh. Bên trong cài đặt biểu mẫu của mình, giáo viên sẽ tìm thấy tab Quiz (bài kiểm tra).  Đánh dấu mục "Đặt làm bài kiểm tra"  Chọn Công bố điểm (ngay mỗi lần nộp hoặc Sau đó, sau khi đánh giá thủ công)  Tiếp tục chọn các mục khác theo nhu cầu của giáo viên 18
  19. “SỬ DỤNG KẾT HỢP ZOOM VÀ GOOGLE FORM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN” Khi tính năng này được bật, giáo viên sẽ thấy nút Câu trả lời mới ở dưới cùng bên trái của mỗi câu hỏi. Nhấp vào nó, sau đó chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi. Có thể tùy chọn thêm phản hồi câu trả lời cho cả câu trả lời đúng và sai, với một liên kết để người trả lời xem thêm thông tin nếu cần. Biểu mẫu của Google bao gồm màu tiêu đề hoặc hình ảnh, cùng với một màu sắc sáng hơn làm nền. Theo mặc định, biểu mẫu mới có màu tím, trong khi biểu mẫu dựng thường bao gồm một hình ảnh. 19
  20. “SỬ DỤNG KẾT HỢP ZOOM VÀ GOOGLE FORM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN” Hình ảnh tiêu đề có bao gồm ảnh động .GIF, nhưng nếu giáo viên thêm chúng vào biểu mẫu của mình, chúng sẽ xuất hiện dưới dạng ảnh tĩnh tiêu chuẩn. Nếu giáo viên thêm ảnh của chính mình làm tiêu đề, Google sẽ chỉ lưu phiên bản đã cắt của ảnh đó vào Drive. Cách lưu trữ câu trả lời của biểu mẫu trong một bảng tính Google Sheets Khi đã tạo biểu mẫu không cần phải làm gì thêm để lưu trữ câu trả lời của người trả lời trong Google Form. Theo mặc định, trong tab Câu trả lời (Responses) sẽ thấy biểu đồ tóm tắt và danh sách các câu trả lời. Chế độ xem phản hồi riêng lẻ sẽ hiển thị biểu mẫu trực tiếp cùng với kết quả từ mỗi người trả lời. Tab Câu trả lời rất hữu dụng nếu muốn xem kết quả biểu mẫu nhanh chóng, nhưng để có thêm công cụ phân tích câu trả lời có thể liên kết biểu mẫu của mình với bảng tính Google Sheets. Chỉ cần nhấp vào biểu tượng Sheets màu xanh lục trong tab Câu trả lời hoặc nhấp vào Chọn Đích đến cho câu trả lời trong menu, sau đó tạo bảng tính mới hoặc chọn một bảng tính hiện có để lưu trữ câu trả lời từ Form của giáo viên. Khi lưu các mục nhập Google Form vào bảng tính Google Sheets là kết quả được cập nhất rất nhanh. Mọi thay đổi của giáo viên như Tên trường, câu trả lời trong form đều được cập nhật ngay lập tức trong Sheets. Có thể thay đổi các câu hỏi của biểu mẫu và các tùy chọn trả lời bất cứ lúc nào, nhưng nếu làm vậy thì những mục đã được lưu trước đó sẽ không thay đổi. Google Form luôn giữ bản sao đầy đủ của tất cả dữ liệu biểu mẫu. Cách chia sẻ biểu mẫu trong Google Form Một trong những tính năng tốt nhất của Google Form là có thể chia sẻ biểu mẫu cốt lõi với những người khác để họ tạo và chỉnh sửa biểu mẫu. Các tính năng chia sẻ tương tự như trong. Sau khi biểu mẫu hoàn thành, hãy nhớ kiểm tra cài đặt biểu mẫu trước khi chia sẻ nó với mọi người. Nhấp vào biểu tượng bánh răng để mở cài đặt, có thể thêm trang xác nhận vào biểu mẫu của mình. Giáo viên cũng có thể chọn chia sẻ biểu mẫu chỉ trong tổ chức của mình hoặc công khai với bất kỳ ai có liên kết. Ngoài ra còn có các tùy chọn để thu thập tên người dùng của họ (địa chỉ email Google Apps của họ) hoặc chỉ cho phép một phản hồi (yêu cầu người trả lời đăng nhập vào tài khoản Google của họ). Chia sẻ biểu mẫu đã hoàn thành trực tuyến Để chia sẻ trực tuyến biểu mẫu hoàn chỉnh của mình chỉ cần nhấp vào nút Gửi ở trên cùng bên phải để chia sẻ biểu mẫu qua email hoặc mạng xã hội, sao chép liên kết đến biểu mẫu hoặc lấy mã nhúng để thêm vào trang web. Chia sẻ dưới dạng bản in hoặc PDF Google form cho phép giáo viên dể dàng in biểu mẫu của mình. Chỉ cần nhấp vào In trong menu Form của giáo viên và Google Form sẽ tạo bản sao biểu mẫu theo kiểu phiếu trả lời có thể in hoặc lưu dưới dạng PDF. Google forms có rất nhiều tính ưu việt có thể nêu ra 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2