Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng nguồn tin trong cuộc sống hiện nay khi dạy tiết thực hành nói nghe thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau, Ngữ văn 10 nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh THPT
lượt xem 0
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Sử dụng nguồn tin trong cuộc sống hiện nay khi dạy tiết thực hành nói nghe thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau, Ngữ văn 10 nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh THPT" nhằm tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng giờ thực hành nói nghe; Hướng tới nền giáo dục toàn diện; Tìm ra giải pháp để hình thành năng lực giao tiếp trong giờ thực hành nói nghe.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng nguồn tin trong cuộc sống hiện nay khi dạy tiết thực hành nói nghe thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau, Ngữ văn 10 nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh THPT
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Sử dụng nguồn tin trong cuộc sống hiện nay khi dạy tiết thực hành nói nghe thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau, ngữ văn 10 nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh THPT. LĨNH VỰC: NGỮ VĂN NĂM 2024
- SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT KIM LIÊN ************* SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: Sử dụng nguồn tin trong cuộc sống hiện nay khi dạy tiết thực hành nói nghe thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau, ngữ văn 10 nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh THPT. Lĩnh vực: Ngữ văn Tác giả: Lê Thị Hồng Thắm Trường THPT Kim Liên – Nam Đàn SĐT: 0833.151.368 Nghệ An, 4/2024
- MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................ 3 4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................ 3 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3 6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 4 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài ......................................................... 4 8. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................. 5 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................... 6 Chương 1. Cơ sở lí luận của đề tài ..................................................................... 6 Chương 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................ 10 Chương 3. Các giải pháp sử dụng nguồn tin trong dạy bài thực hành nói nghe giúp HS trường THPT Kim Liên phát triển năng lực giao tiếp…………………………………………………………………………. ...17 3.1. Giải pháp sử dụng nguồn tin trong cuộc sống hiện tại khi dạy học thực hành nói nghe .......................................................................................................... 17 3.1.1. Mục tiêu của giải pháp ............................................................................ 17 3.1.2. Các bước tiến hành ................................................................................. 17 3.1.3. Kết quả đạt được giải pháp 1 .................................................................. 18 3.2. Giải pháp phát triển năng lực giao tiếp trong giờ thực hành nói nghe ...... 20 3.2.1. Mục tiêu của giải pháp ............................................................................ 20 3.2.2. Các bước tiến hành ................................................................................. 20 3.2.3. Kết quả đạt được giải pháp 2 ................................................................ 22 3.3. Áp dụng giải pháp vào tiết thực hành nói nghe thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau ...................................................................................... 22 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp ................................................................. 26 3.5. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp ............................ 26 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................ 31 1. Kết luận ........................................................................................................ 31 2. Khuyến nghị .................................................................................................. 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- BẢNG VIẾT TẮT VIẾT TẮT VIẾT ĐỦ HS Học sinh Hs Học sinh THPT Trung học phổ thông GV Giáo viên SP Sản phẩm SGK Sách giáo khoa NXB Nhà xuất bản GQVĐ Giải quyết vấn đề KHTN Khoa học tự nhiên KHXH Khoa học xã hội CNTT Công nghệ thông tin VHNT Văn học nghệ thuật NQ Nghị quyết
- Sử dụng nguồn tin trong cuộc sống hiện nay khi dạy tiết thực hành nói nghe thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau, ngữ văn 10 nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh THPT PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Theo định hướng của chương trình giáo dục THPT 2018, với quan điểm chỉ đạo định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 8 khóa XI đã nêu rõ: “…Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn…”. Đồng thời nghị quyết cũng nêu rõ: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh”. 1.2. Với môn Ngữ văn rèn luyện năng lực giao tiếp được xem là mục đích quan trọng trong Chương trình GDPT mới môn Ngữ Văn (ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT- BDG&ĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD).Tiết học Ngữ văn không chỉ là nơi học sinh tiếp cận với văn học mà còn là một cơ hội để họ phát triển kỹ năng giao tiếp và suy luận. Trong bối cảnh thế giới ngày nay, việc sử dụng nguồn tin từ cuộc sống thực để dạy tiết thực hành nói nghe thảo luận về một vấn đề xã hội là một phương pháp hiệu quả nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh THPT một trong những ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng nguồn tin từ cuộc sống hiện nay là sự thực tế và gần gũi. Thay chỉ vì nắm vững lý thuyết SGK, học sinh được đưa vào những tình huống thực tế, những vấn đề xã hội đang diến ra xung quanh họ.Điều này giúp họ hiểu sâu hơn về các vấn đề, đồng thời phát triển khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế. Bên cạnh đó, việc thảo luận về các ý kiến khác nhau về một vấn đề xã hội không chỉ giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp mà còn khuyến khích sự phê phán và suy luận logic.Thông qua các cuộc thảo luận này, học sinh được học cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, cũng như biện luận một cách rõ ràng và thuyết phục. 1.3. Nguồn tin trong cuộc sống hiện nay vô cùng phong phú đa dạng và hấp dẫn nó cập nhật liên tục mới mẻ nhờ thời đại của 4.0 nên khai thác tốt nguồn tin sẽ giúp ích rất lớn với việc dạy và học những tiết thực hành liên quan đến các vấn đề xã hội hiện nay, việc sử dụng nguồn tin từ cuộc sống hiện nay trong giảng dạy cũng kích thích sự hứng thú và tính tò mò của học sinh. Thay vì chỉ những bài học cũ kỹ, học sinh được tiếp cận với những thông tin mới nhất, những vấn đề nóng hổi đang được cộng đồng quan tâm. Điều này khuyến khích 1
- Sử dụng nguồn tin trong cuộc sống hiện nay khi dạy tiết thực hành nói nghe thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau, ngữ văn 10 nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh THPT sự tìm kiếm và nghiên cứu từ phía học sinh giúp các em phát triển năng lực tự học và phân tích thông tin.Tóm lại, việc sử dụng nguồn tin từ cuộc sống hiện nay khi dạy tiết thực hành nói nghe và thảo luận trong môn ngữ văn là một phương pháp giáo dục hiệu quả cao trong việc nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh THPT. Đồng thời, nó cũng khuyến khích sự phát triển toàn diện của học sinh, từ khả năng suy luận cho đến sự tò mò và tính tự học. 1.4. Theo yêu cầu cần đạt trong cuốn Chương trình GDPT 2018 về thực hành nói, nghe “ Nghe và nắm bắt được nội dung thuyết trình,quan điểm của người nói. Biết nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình... Nói nghe tương tác, biết thảo luận về một vấn đề có ý kiến khác nhau; đưa ra những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó; tôn trọng người đối thoại” từ yêu cầu đó nếu chúng ta biết vận dụng nguồn tin trong cuộc sống hiện tại làm ngữ liệu cho tiết thực hành thì quá phù hợp vì tin tức cập nhật sẽ kích thích người nói , người nghe hứng thú bày tỏ quan điểm , ý kiến rõ ràng nhất. 1.5. Căn cứ vào yêu cầu riêng của tiết thực hành nói nghe “Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau”: Xác định rõ được vấn đề xã hội được thảo luận; Nêu nhận xét, đánh giá về ý kiến của người khác từ đó tình bày được ý kiến riêng của bản thân ( góc nhìn riêng,phân tích, đánh giá cụ thể). Vì vây, đòi hỏi người học phải có am hiểu sâu sắc về vấn đề xã hội được thảo luận, phải có góc nhìn riêng của bản thân do đó dùng nguồn tin cập nhật sẽ giúp người đọc nắm bắt tốt hơn, hứng thú hơn, và vấn đề bàn luận sẽ có độ “nóng”, “hót” . 1.6. Dạng bài thực hành nói nghe đang gặp không ít khó khăn cho người dạy và người học. Với người dạy thì phải tổ chức khoa học , hiệu quả ; Với người học phải hợp tác thực hành nói-nghe tương tác mà tâm lý học trò bấy lâu nay rất ngại nói , ngại thể hiện bản thân vì thế trong một lớp học thường có hiện tượng là chỉ một nhóm nhỏ hoạt động tích cực còn lại chỉ ngồi nghe thế nên hiệu quả giờ dạy thực hành nói nghe sẽ không cao. Vấn đề đặt ra phải làm sao cho học sinh tích cực thể hiện ý kiến, thảo luận tương tác hiệu quả làm sáng rõ vấn đề thảo luận thì vấn đề xã hội đó phải hấp dẫn , hợp lứa tuổi, tâm lý, thị hiếu của học trò THPT vậy nguồn tin mới sẽ khơi nguồn hứng thú, kích thích học sinh thể hiện ý kiến cá nhân, qua đó giờ thực hành có điều kiện tốt nhất phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh. Từ những lý do trên nên tôi chọn đề tài nghiên cứu: Sử dụng nguồn tin trong cuộc sống hiện nay khi dạy tiết thực hành nói nghe thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau, ngữ văn 10 nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh THPT. 2
- Sử dụng nguồn tin trong cuộc sống hiện nay khi dạy tiết thực hành nói nghe thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau, ngữ văn 10 nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh THPT 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng giờ thực hành nói nghe - Hướng tới nền giáo dục toàn diện. - Tìm ra giải pháp để hình thành năng lực giao tiếp trong giờ thực hành nói nghe 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu - Học sinh lớp 10 THPT trong toàn tỉnh. - Học sinh trường lớp 10 THPT Kim Liên. - Giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu - Nguồn Tin trong cuộc sống hiện đại - Hoạt động dạy học thực hành nói, nghe phát triển năng lực giao tiếp cho HS. - Chương trình GDPT mới 2018, môn Ngữ Văn 10 - Sách giáo khoa ngữ văn 10, 11, 12. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Giải pháp sử dụng nguồn tin trong cuộc sống hiện tại khi dạy học thực hành nói nghe “Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau” Ngữ Văn 10 Giải pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong giờ thực hành nói nghe “Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau” Ngữ Văn 10 Nếu những giải pháp trên có cơ sở khoa học, có tính khả thi này được đề xuất và thực hiện đồng bộ thì sẽ nâng cao hiệu quả dạy học phát triển năng lực giao tiếp cho HS THPT hiện nay. 5. NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu về lý luận: Vận dụng các tài liệu tham khảo nghiên cứu về mặt lý thuyết, lý giải được những thuật ngữ khoa học trong phạm trù chuyên ngành như: Năng lực, Năng lực Văn học, Kĩ năng nói, viết... để lấy làm căn cứ định hướng nghiên cứu thực tiễn vấn đề. - Khảo sát, đánh giá thực trạng: khảo sát được thực trạng của vấn đề nghiên cứu nắm bắt được những thuận lợi và khó khăn từ thực tiễn giảng dạy và học tập của GV và HS để rút ra những đánh giá chính xác, khách quan, khoa học nhất. 3
- Sử dụng nguồn tin trong cuộc sống hiện nay khi dạy tiết thực hành nói nghe thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau, ngữ văn 10 nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh THPT - Đề xuất giải pháp: Từ thực tế vừa nghiên cứu đánh giá, GV đưa ra những giải pháp thiết thực có tính thực tế, tính cấp thiết, tính khả thi, và khả năng ứng dụng rộng rãi như vậy sẽ thu lại được hiệu quả cao nhất. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: + Chương trình GDPT mới 2018, môn Ngữ Văn. + Chương trình SGK Ngữ Văn 10. - Về thời gian: Năm học 2022 - 2023; Năm học 2023 - 2024. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu lý thuyết: Đọc và nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Khảo sát ý kiến giáo viên về vấn đề dạy học. - Khảo sát ý kiến HS về sự hứng thú của đề tài. 7. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ CỦA ĐỀ TÀI 7.1. Về lý luận - Nguồn tin và cách lấy nguồn tin làm ngữ liệu dạy học thực hành nói nghe - Năng lực và phát triển năng lực giao tiếp cho HS THPT. 7.2. Về thực tiễn - Thực trạng dạy học theo phát triển năng lực. + Những khó khăn chung và khó khăn tại trường THPT Kim Liên. + Những thuận lợi chung và thuận lợi riêng ở trường THPT Kim Liên. - Thực trạng dạy học thực hành nói nghe Ngữ văn 10 tại THPT Kim Liên + Những khó khăn chung và khó khăn tại trường THPT Kim Liên. + Những thuận lợi chung và thuận lợi riêng ở trường THPT Kim Liên. 7.3. Những giải pháp thực hiện - Giải pháp sử dụng nguồn tin trong cuộc sống hiện tại khi dạy học thực hành nói nghe “Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau” Ngữ Văn 10 - Giải pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong giờ thực hành nói nghe “Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau” Ngữ Văn 10 7.4. Về kết quả thực hiện của giải pháp 4
- Sử dụng nguồn tin trong cuộc sống hiện nay khi dạy tiết thực hành nói nghe thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau, ngữ văn 10 nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh THPT Quy trình khảo sát lấy ý kiến và xử lý số liệu được thực hiện tại một số trường THPT trên toàn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. 8. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI 8.1. Vận dụng nguồn tin phong phú trong cuộc sống hiện tại vào giờ học thực hành tạo được sức hấp dẫn, lôi cuốn người học . 8.2. Giáo dục tuyên truyền học sinh thái độ ứng xử văn minh trước những nguồn tin trong xã hội rèn luyện bản lĩnh ,kỹ năng giao tiếp tốt cho học sinh. 8.3. Làm mới tiết thực hành nói nghe vốn đã khô khan, nhàm chán qua đó phát triển được năng lực giao tiếp cho học sinh THPT. 8.4. Qua tiết thực hành nói, nghe “Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau” học sinh tự tin trong giao tiếp tương tác bày tỏ ý kiến.Từ đó góp phần tích cực trong kiểm tra đánh giá học sinh khách quan nhất để có phương án hỗ trợ những học sinh yếu kém về khả năng giao tiếp. 8.5. Đề tài đề xuất những giải pháp từ thực tế giảng dạy nên có tính ứng dụng rộng rãi cho những tiết thực hành. 8.6. Giúp học sinh rút ra được những bài học về cách đưa thông tin lên mạng xã hội an toàn đúng pháp luật. 5
- Sử dụng nguồn tin trong cuộc sống hiện nay khi dạy tiết thực hành nói nghe thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau, ngữ văn 10 nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh THPT PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Khái niệm năng lực - Phạm trù năng lực thường được hiểu theo nhiều cách khác nhau và mỗi cách hiểu có những thuật ngữ tương ứng: “Năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong các tình huống thay đổi thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sẵn sàng hành động”. - Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: “Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... Năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống”. Năng lực hiểu theo nghĩa chung nhất là khả năng mà cá nhân thể hiện khi tham gia một hoạt động nào đó ở một thời điểm nhất định. Năng lực là khả năng thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ, một hành động cụ thể, liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và sự sẵn sàng hành động. - Năng lực của học sinh (HS) là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ... phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống. 1.2. Khái niệm về năng lực giao tiếp và hợp tác Môn Ngữ văn là môn học đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh. Qua môn Ngữ văn học sinh biết xác định mục đích giao tiếp, lựa chọn nội dung kiểu văn bản và thể loại, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp khác phù hợp với những ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp để thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống; Biết tiếp nhận các kiểu văn bản đa dạng; chủ động tự tin biết kiểm soát cảm xúc, thái độ trong giao tiếp. Cũng qua môn Ngữ Văn học sinh phát triển kĩ năng nhận biết, thấu hiểu, đồng cảm với suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác; biết sôngs hòa hợp hóa giải các mâu thuẫn; thiết lập phát triển mối quan hệ với người khác; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác. 1.3. Phương pháp dạy nói nghe Mục đích dạy nói nghe là nhằm giúp học sinh có khả năng diễn đạt trình bày ngôn ngữ nói một cách rõ ràng tự tin; có khả năng hiểu đúng; biết tôn trọng người nói người nghe; Có thái độ phù hợp trong trao đổi, thảo luận. Dạy nói và 6
- Sử dụng nguồn tin trong cuộc sống hiện nay khi dạy tiết thực hành nói nghe thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau, ngữ văn 10 nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh THPT nghe không chỉ phát triển năng lực giao tiếp mà còn giáo dục phẩm chất và nhân cách học sinh Trong dạy nói, giáo viên hướng dẫn cho học viên quan sát, phân tích mẫu đồng thời hướng dẫn cách làm và tổ chức cho học sinh thực hành; hướng dẫn cách thức, quy trình chuẩn bị một bài thuyết trình và trình bày trước nhóm, tổ, lớp; cách thức và quy trình chuẩn bị một cuộc thảo luận, tranh luận và cách tham gia thảo luận, tranh luận. Trong dạy nghe giáo viên hướng dẫn học sinh cách nắm bắt được nội dung nghe cách hiểu và cách đánh giá quan điểm, ý định của người nói; Cách kiểm tra những thông tin chưa rõ, có thái độ nghe tích cực và tôn trọng người nói, tôn trọng những ý kiến khác biệt, cách hợp tác với giải quyết vấn đề một cách tích cực Đối với kĩ năng nói nghe tương tác, giáo viên hướng dẫn học sinh biết lắng nghe và biết cách đặt câu hỏi để hiểu nội dung nghe , biết nói theo lượt lời trong hội thoại, biêt dùng các phương tiện nghe nhìn khác để hỗ trợ cho lời trình bày miệng. Thực hành nghe nói là hoạt động chính, nhằm rèn luyện kĩ năng nghe nói cho học sinh. Để tạo điều kiện cho mọi học sinh đều được thực hành nói, giáo viên linh hoạt trong các tổ chức hoạt động học tập như : Yêu cầu từng cặp học sinh nói cho nhau nghe hoặc học sinh trình bày bài nói trước nhóm, lớp; tổ chức cho học sinh thảo luận, tranh luận qua đó hiểu được tính chất tương tác của ngôn ngữ nói và hình thành thái độ tích cực hợp tác khi trao đổi, thảo luận và có khả năng giải quyết vấn đề khi trao đổi;chia nhóm lắng nghe nhận xét rút kinh nghiệm dựa trên hướng dẫn cụ thể và tiêu chí đánh giá mà giáo viên cung cấp. 1.4. Đánh giá hoạt động nói nghe Tập trung vào yêu cầu học sinh nói đúng chủ đề và mục tiêu; sự tự tin năng động của người nói; Biết chú ý đến người nghe; Biết tranh luận và thuyết phục; có kỉ thuật nói thích hợp; biết sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và phương tiện công nghệ hỗ trợ. Đối với kĩ năng nghe, yêu cầu học sinh nắm bắt nội dung nghe do người khác nói ; Nắm bắt và đánh giá được quan điểm, ý định của người nói, biết đặt câu hỏi, nêu vấn đề trao đổi kiểm tra những thông tin chưa rõ, có thái độ nghe tích cực và tôn trọng người nói, biết lắng nghe và tôn trọng những ý kiến khác biệt. 1.5. Nguồn tin trong xã hội và cuộc sống hiện đại - Bài báo và tin tức: Sử dụng các bài báo và tin tức từ các trang mạng web uy tín có quản lý của pháp luật nhà nước Việt Nam, hoặc các báo phổ biến trong nước để làm nền tảng cho các thảo luận về các vấn đề xã hội. Học sinh có thể đọc tham khảo các quan điểm thông tin về những luận điẻm khác nhau từ nguồn này. 7
- Sử dụng nguồn tin trong cuộc sống hiện nay khi dạy tiết thực hành nói nghe thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau, ngữ văn 10 nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh THPT - Phim và video: Sử dụng các phim hoặc video về các vấn đề xã hội như biến đổi khí hậu người tị nạn, hoặc phân biệt đối xử để thuc đẩy thảo luận và phân tích. Điều này giúp học sinh hiểu rõ hơn về các tình huống và quan điểm khác nhau từ các nhân vật trong phim . - Podcast và phát thanh: Cung cấp các tập podcast hoặ chương trình phát thanh về các vấn đề xã hội đang diễn ra. Học sinh có thể nghe và thảo luận về các quan điểm và ý kiến khác nhau mà họ nghe được - Mạng xã hội: Sử dụng các nền tảng xã hội như Twitter, Facebook, hoặc reddit để tìm kiếm các dòng thời gian hoặc các diễn đàn trực tuyến về các vấn đề xã hội. Học sinh có thể đọc và thảo luận các bài đăng, bình luận và ý kiến từ cộng đồng mạng. - Thảo luận trực tiếp với chuyên gia: Mời các chuyên gia hoặc những người có kiến thức sâu, có kinh nghiệm quan trọng là kích thích trí tò mò và khám phá của học sinh thông qua việc sử dụng nguồn tin trong cuộc sống hiện nay. Đồng thời hướng dẫn họ phân tích, so sánh và đánh giá các quan điểm khác nhau để phát triển kĩ năng giao tiếp và suy luận logic. - Tài liệu nghiên cứu và báo cáo chính thống: Sử dụng các tài liệu nghiên cứu và báo cáo từ các tổ chức quốc tế hoặc cơ quan chính phủ để cung cấp dữ liệu và thông tin chính xác về các vấn đề xã hội. 1.6. Phản bác thông tin sai lệch Hiện nay, thế giới và các nước trong khu vực đang trải qua nhiều diễn biến phức tạp, các cuộc chiến tranh vẫn xảy ra, những bất đồng và tranh chấp lãnh thổ ngày càng leo thang, xung đột giữa các quốc gia, tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, an ninh chính trị trên toàn thế giới. Trong bối cảnh đó, để người dân có nhận thức đúng đắn về tình hình thế giới, cũng như hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, báo chí, truyền thông có vai trò hết sức quan trọng, là phương tiện hữu hiệu nhất góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Trong công tác phòng, chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, báo chí, truyền thông luôn giữ một vị trí quan trọng, tích cực tham gia đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch của các thế lực chống phá cách mạng Việt Nam và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng đã đề ra. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ truyền thông và các phương tiện truyền thông xã hội, các quan điểm sai trái, thù địch xuất hiện tràn lan và phát tán trên không gian mạng; do vậy, các phương tiện truyền thông xã hội cũng là “trận địa” để đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trực tiếp, kịp thời, có hiệu quả. Các cơ quan chức năng cần sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội đăng tải các tin, bài chính trị, cung cấp nhiều 8
- Sử dụng nguồn tin trong cuộc sống hiện nay khi dạy tiết thực hành nói nghe thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau, ngữ văn 10 nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh THPT thông tin tích cực, tạo nên môi trường thông tin lành mạnh, góp phần ổn định dư luận, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của Nhà nước. Thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, chúng ta chủ động “phản bác” thông tin sai lệch, phủ nhiều tuyến bài viết có thông tin chính thống, mang tính định hướng để át đi những thông tin tiêu cực, giành ưu thế trên không gian mạng. Do đó, các tổ chức, cơ quan chức năng và các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cơ sở cần lập và xây dựng các diễn đàn hiệu quả, cung cấp các nguồn thông tin tích cực, chính thống, tạo sự tương tác, chia sẻ, lan tỏa kịp thời những đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 1.7. Các yêu cầu khi tổ chức hoạt động cho học sinh trong giờ thực hành nói nghe “ Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau” - Yêu cầu chung của bài học (SGK) - Yêu cầu của chương trình GDPT 2018 (Phần lý do chon đề tài) - Yêu cầu tại lớp học ngữ văn 10 Trường THPT Kim Liên- Nam Đàn- Nghệ An. 9
- Sử dụng nguồn tin trong cuộc sống hiện nay khi dạy tiết thực hành nói nghe thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau, ngữ văn 10 nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh THPT CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Thực trạng dạy học bài thực hành nói nghe trong chương trình Ngữ Văn 10 GDPT 2018 2.1.1 Những thuận lợi dạy thực hành nói nghe - Phía giáo viên: Dạy nói nghe là một phần quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Dưới đây là một số thuận lợi và phương pháp giúp người dạy hiệu quả khi dạy bài thực hành nói nghe thảo luận về một vấn đề xã hội: + Tập trung vào dạy học thực hành vì thời gian dạy nói nghe thường ít , người dạy nên tập trung để học sinh thực hành nói nghe. Hãy dành ít thời gian cho lý thuyết và tập trung vào việc thực hành. + Chuẩn bị nội dung: Người dạy có thể chuẩn bị nội dung cho học sinh trình bày, giới thiệu, thuyết trình và lắng nghe theo dõi. Điều này giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nói nghe thông qua việc thực hành. + Tạo cơ hội thảo luận : Tổ chức cho học sinh tham gia thảo luận về các vấn đề xã hội. Thảo luận không chỉ giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng nói nghe mà còn giúp phát triển tư duy, thái độ tình cảm. + Tạo không gian tự do : Cho phép học sinh trình bày tự do trình bày ý kiến, thảo luận và đưa ra quan điểm. Điều này giúp hs tự tin phát triển kỹ năng giao tiếp + Kết hợp với đọc và viết : Nội dung nói và nghe có thể kết hợp nội dung đọc và viết. Ví dụ như khi học xong phần đọc hiểu văn bản, học sinh có thể viết bài văn hoặc kể lại nội dung đó. Sau đó có thể thực hiện phần nói nghe bằng cách kể lại nội dung đó. + Tạo cơ hội cho phản hồi: Sau khi học sinh trình bày, người dạy tổ chức cho nhận xét phản hồi về kỹ năng nói nghe. Điều này giúp cải thiện kỹ năng nói và phát triển. - Về phía học sinh: Học sinh có nhiều thuận lợi khi tham gia vào việc thực hành nghe nói về thảo luận vấn đề xã hội. Dưới đây là một số lợi ích mà học sinh có thể đạt được: + Rèn luyện kỹ năng giao tiếp: Thảo luận về vấn đề xã hội giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nói và nghe. Họ học cách diễn đạt ý kiến, lắng nghe và tương tác với người khác. + Phát triển tư duy và quan điểm: Thảo luận giúp học sinh phát triển tư duy phản biện và quan điểm riêng. HS học cách đặt câu hỏi, phân tích thông tin và đưa ra luận điểm. 10
- Sử dụng nguồn tin trong cuộc sống hiện nay khi dạy tiết thực hành nói nghe thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau, ngữ văn 10 nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh THPT +Tăng cường kiến thức về xã hội: Thảo luận về các vấn đề xã hội giúp học sinh hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh. HS có cơ hội tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, chính trị và các vấn đề khác. +Phát triển kỹ năng thuyết trình: Khi tham gia thảo luận, học sinh cần trình bày ý kiến một cách rõ ràng và thuyết phục. Điều này giúp HS phát triển kỹ năng thuyết trình. +Tạo cơ hội học hỏi từ người khác: Thảo luận cho phép học sinh nghe ý kiến của bạn bè và giáo viên. Họ có cơ hội học hỏi từ người khác và mở rộng kiến thức. + Tạo lòng tự tin và tự trọng: Khi học sinh tham gia thảo luận và được người khác lắng nghe, họ cảm thấy tự tin và tự trọng hơn. Điều này ảnh hưởng tích cực đến tư duy và tâm lý của họ. 2.1.1 Những Khó khăn dạy thực hành nói nghe - Về phía giáo viên: Trong việc dạy học thực hành nói và nghe về thảo luận vấn đề xã hội, có một số khó khăn mà giáo viên thường gặp phải. + Bản chất bài thực hành thì khô khan, học sinh phải hoạt động nhiều nhất và chỉ qua thực hành học sinh mới hình thành những kỉ năng cần thiêt vì thế cái khó khăn của giáo viên là phải điều hành tổ chức giờ học thật hợp lý, khoa học, lôi cuốn để buộc học sinh phải hoạt động thực hành và chiếm lĩnh tri thức. + Thời lượng chương trình cho thực hành nói nghe ít hơn so với đọc viết vì thế khó khăn cho giáo viên trong việc kiểm tra khả năng nói nghe của học sinh tại lớp học buộc giáo viên phải có những giải pháp thiết thực , sáng tạo. + Giáo viên mất nhiều thời gian trong việc lựa chọn chủ đề nói làm sao hấp dẫn, đặt trong tình huống có vấn đề mới kích thích học sinh nói và thể hiện ý kiến quan điểm cá nhân. + Sau mỗi phần đọc là các dạng bài thực hành trong đó có thực hành nói nghe nhưng khi đưa vào kiểm tra đánh giá định kỳ thì phần nói nghe không yêu cầu nên tâm lý học sinh học qua loa, đối phó, chủ quan điều này khó khăn cho giáo viên khi dạy học. -Về phía Học sinh Học sinh thường gặp một số khó khăn khi học bài dạy thực hành nói và nghe về thảo luận vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau. Dưới đây là một số khó khăn mà học sinh có thể gặp phải: + Khó khăn trong việc tự tin thể hiện ý kiến: Học sinh thường lo lắng về việc thể hiện ý kiến của mình trước lớp hoặc trước bạn bè. Sự tự tin trong việc nói và tham gia thảo luận là một khía cạnh quan trọng của kỹ năng nói và nghe. 11
- Sử dụng nguồn tin trong cuộc sống hiện nay khi dạy tiết thực hành nói nghe thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau, ngữ văn 10 nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh THPT +Khó khăn trong việc lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác: Thảo luận về vấn đề xã hội thường liên quan đến nhiều ý kiến khác nhau. Học sinh cần phải lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, thậm chí khi họ không đồng tình với mình. +Khó khăn trong việc phân tích và đánh giá các ý kiến: Để tham gia vào thảo luận về vấn đề xã hội, học sinh cần phải phân tích và đánh giá các ý kiến khác nhau. Điều này đòi hỏi khả năng tư duy phản biện và phân tích logic. + Khó khăn trong việc xây dựng luận điểm và lập dàn ý cho bài thảo luận: Học sinh cần phải xây dựng luận điểm của mình và lập dàn ý cho bài thảo luận. Việc tổ chức ý kiến và lập kế hoạch cho bài thảo luận là một kỹ năng quan trọng. 2.2. Thực trạng giờ thực hành nói nghe thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh ở trường THPT Kim Liên. 2.2.1. Đặc điểm tình hình: + Tổng 33 lớp tập trung chủ yếu tập trung hai ban KHTN, KHXH, mỗi khối đều có 1 đến 2 lớp định hướng theo khối truyền thống D, C nên cũng thuận lợi cho GV khi thực nghiệm những giải pháp đổi mới dạy học. + Đội ngũ giáo viên trẻ, có năng lực chuyên môn, có tâm huyết với nghề, riêng môn Văn 9 đc trong đó có 7 đc là thạc sỹ, 2 đc đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh, nhiều đề tài NCKH đạt cấp ngành, nhiều đc được tặng bằng khen , giấy khen của huyện, tỉnh và Bộ GD - ĐT, đây là thuận lợi để thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục môn Ngữ Văn cho trường THPT Kim liên. + Mức đầu vào của trường THPT Kim liên đứng thứ 2 trong toàn huyện, HS các khóa lớp có nhiều thành tích đáng ghi nhận như HS giỏi tỉnh lớp 12 luôn vượt trên 60% đối với môn Ngữ Văn, năm học 2018-2019 thủ khoa toàn quốc, năm 2019 - 2020 tốp 10 điểm cao khối C cả nước, nhiều HS điểm thi môn Ngữ văn trong kỳ thi THPT QG đạt điểm 9 và trên 9. + Giáo viên còn chưa khai thác hết giá trị của nguồn tin trong đời sống xã hội phục phụ cho giờ học, chủ yếu lấy vấn đề có sẵn trong SGK vì thế học sinh thường ỉ lại các hướng dẫn tài liệu tham khảo, thiếu sáng tạo , nếu có mạnh dạn nói thì cũng chỉ nói theo điều sách tham khảo gợi ý nên về phía giáo viên thì không đánh giá được thực chất năng lực học sinh và học sinh thì không thể hiện đúng năng lực của mình. + Thời lượng cho bài thự hành nói nghe thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau là 1 tiết ( theo KHGD tổ nhóm xây dựng) vậy nên Gv đang loay xoay tìm ra giải pháp phù hợp , vì nếu thời lượng 1 tiết thì mới hướng dẫn được cho học sinh cách lấy nguồn tin cho khoa học, hợp lý, cập nhật, còn để tổ 12
- Sử dụng nguồn tin trong cuộc sống hiện nay khi dạy tiết thực hành nói nghe thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau, ngữ văn 10 nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh THPT chức cho học sinh nói nghe tương tác phản hồi thì chưa thể bao quát hết được từng cá nhân thể hiện bài nói của mình, vì thế đang rất khó khăn trong khâu phát triển năng lực nói nghe, giao tiếp cho học sinh. + Từ thực tế dạy học tại trường THPT Kim liên bản thân nhận thấy những tồn tại cần có hướng khắc phục từ hai phía giáo viên và học sinh: Thứ nhất là : Một số học sinh thiếu tinh thần học hỏi, sinh ra vùng nông thôn nên tâm lý an phận , thói quen dùng điện thoại để bắt trend hơn là đọc tin tức nên nghèo về tin tức , thiếu kĩ năng giao tiếp hoặc khi giao tiếp thì nói tục chửi bậy làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt dù nhà trường và đoàn phối hợp tuyên truyền giáo dục rất nhiều. Thứ hai là: Tâm lý học sinh phần đông là chú ý những cái học để thi lâu dần giáo viên cũng cuốn theo động cơ đó mà xem nhẹ những phần thực hành . Thứ ba là :Với giáo viên để chuẩn bị một tiết thực hành nói chung và thực hành nói nghe thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau nói riêng phải cần rất nhiều công sức , thời gian, tâm huyết , kiên trì... và có lẽ với số đông giáo viên chưa vượt qua hết những trở ngại đó được vì nhiều lý do khách quan đưa lại. Vì thế, tiết thực hành mất dần vai trò của nó, nhưng xu thế hiện nay thì nếu chúng ta không thay đổi thì sẽ bị bỏ lại phía sau, nắm bắt được xu thế đó cả giáo viên và học sinh Kim Liên đã thay đổi biểu hiện rõ qua khảo sát số liệu phần sau. 2.2.2. Thực trạng khảo sát việc Vận dụng nguồn tin trong dạy thực hành nói nghe thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 10 THPT Kim Liên. - Địa bàn, đối tượng khảo sát, điều tra: + Địa bàn: Trường THPT Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An + Đối tượng: HST lớp 10 THPT Kim liên và GV Ngữ văn toàn tỉnh Nghệ An + Số lượng: 200 HS, 50 GV. - Kết quả khảo sát học sinh. Bảng khảo sát thực trạng thái độ của HS lớp10 trường THPT Kim liên với việc vận dụng nguồn tin mới trong tiết thực hành nói nghe nhằm nâng cao năng lực giao tiếp (số lượng KS 300 HS) Rất hứng thú Hứng thú Ít hứng thú Không hứng thú SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 13
- Sử dụng nguồn tin trong cuộc sống hiện nay khi dạy tiết thực hành nói nghe thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau, ngữ văn 10 nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh THPT 150 50 90 30 34 11,3 26 8,7 - Kết quả khảo sát, điều tra giáo viên. Bảng khảo sát về thái độ của GV với việc phát triển năng lực giao tiếp cho HS trong dạy học ở mức độ nào? (50 GV) MỨC ĐỘ SỐ GIÁO VIÊN TỈ LỆ % Thường xuyên 40/50 80% Thỉnh thoảng 9/50 18% Hầu như không 1/50 2% Không quan tâm 0/50 0% Từ kết quả khảo sát, điều tra cho thấy hầu hết các giáo viên đều quan tâm đến việc phát triển năng lực của HS trong quá trình dạy học tuy ở mức độ khác nhau. Điều này chứng tỏ các GV đã rất quan tâm đến vấn đề đổi mới PPDH. Bảng khảo sát GV về Mức độ sử dụng các PPDH tích cực để phát triển năng lựcvgiao tiếp cho HS.(50 GV) PPDH TÍCH CỰC MỨC ĐỘ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng GV TỈ LỆ GV TỈ LỆ GV TỈ LỆ % % % PP giải quyết vấn đề 35 70% 15 30% 0 0% PP dạy học theo dự án 10 20% 20 40% 20 40% PP trò chơi 38 76% 12 24% 0 0% Bảng khảo sát về Những khó khăn mà thầy cô gặp khi dạy học phát triển năng lực giao tiếp cho HS (50 GV) KHÓ KHĂN ĐỒNG Ý KHÔNG ĐỒNG Ý GV TỈ LỆ % GV TỈ LỆ % Mất nhiều thời gian 10 20% 40 80% Trình độ HS hạn chế 22 44% 28 56% Hứng thú học tập của HS với môn học 18 36% 32 64% 14
- Sử dụng nguồn tin trong cuộc sống hiện nay khi dạy tiết thực hành nói nghe thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau, ngữ văn 10 nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh THPT BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP/ KIỂM CHỨNG NĂNG LỰC NĂM HỌC SĨ SỐ Năng lực Tỉ lệ % Kỹ năng Tỉ lệ giao tiếp Chọn % nguồn tin 2021– 2022 1 A1/42 38/42 90,5% 20/42 47,6% THPT KIM 12A3/42 35/42 83,3% 18/42 42,8% LIÊN 12C1 /42 42/42 100% 32/42 76,1% 2022 -2023 10 A2 /42 40/42 95,2% 22/42 52,3% THPT KIM 10 A5/42 38/42 90,4% 24/42 57,1% LIÊN 10 C2 /42 42/42 100% 35/42 83,3% Với kết quả như trên có thể thấy rằng việc áp dụng những phương pháp dạy học tích cực đã phát triển được năng lực văn học của HS. Giúp HS hình thành được kỹ năng đọc, viết sau mỗi giờ văn từ đó giúp HS có kỹ năng giao tiếp tốt trong cuộc sống. 2.3. Nguyên nhân Nguyên nhân chủ quan * Về phía giáo viên - Đa số giáo viên đã quá quen thuộc với phương pháp dạy học truyền thống thuyết trình, giảng giải. Do vậy khi sử dụng phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh phần lớn tỏ ra lúng túng. Một phần do năng lực thực hành của giáo viên còn hạn chế. Có một số giáo viên dạy chưa hấp dẫn, ít tạo điều kiện để cho học sinh phát biểu xây dựng bài, tạo cho các em thụ động trong học tập, chưa phát huy được tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh. - Một số giáo viên còn ngại, chưa chịu khó trong việc đổi mới phương pháp dạy học, chưa mạnh dạn giao việc cho học sinh. Nhiều giáo viên sử dụng hình ảnh… có sẵn trong bài giảng thay vì giao cho học sinh làm sản phẩm học tập. - Dạy học theo phát triển phẩm chất năng lực còn là khái niệm trên sách vở với một số giáo viên “ngại” thay đổi, học hỏi. Dạy học Ngữ văn hướng phát triển năng lực bước đầu còn nhiều bỡ ngỡ, giáo viên còn thiếu kinh nghiệm và thực hành chưa nhuần nhuyễn. - Sách tài liệu hướng dẫn về dạy học phát triển phẩm chất năng lực thì nhiều nhưng chủ yếu nặng về lý thuyết, lý luận nên để áp dụng vào thực hành giảng dạy hiệu quả hay không hiệu quả còn phụ thuộc vào năng lực chuyên môn 15
- Sử dụng nguồn tin trong cuộc sống hiện nay khi dạy tiết thực hành nói nghe thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau, ngữ văn 10 nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh THPT của mỗi GV, vì thế đổi mới theo hướng năng lực phẩm chất sẽ có độ vênh lệch giữa các đơn vị, các vùng miền. - Năng lực và kĩ năng hs còn nhiều hạn chế, không đồng đều. Vì vậy việc hình thành và rèn luyện kĩ năng cho HS còn thiếu hiệu quả. * Về phía học sinh - Việc rèn luyện kĩ năng mất khá nhiều thời gian và đòi hỏi học sinh cần chịu khó, tìm tòi… để hoàn thành. Vì thế nhiều học sinh chưa thật sự hào hứng trong việc này. - Nhiều học sinh còn đối phó trong học tập, hoạt động nhóm chưa tốt nên một số học sinh trong nhóm chưa phát huy hết khả năng của mình, còn ỉ lại cho trưởng nhóm và các bạn tích cực. Nguyên nhân khách quan - Dạy học theo phát triển phẩm chất năng lực với một phạm trù lý thuyết khá sâu, rộng, nhiều mặt nên sẽ khó khăn khi đưa nó ứng dụng thực tiễn giảng dạy, kiểm tra đánh giá. - Năng lực giao tiếp và phẩm chất của học sinh không dễ dàng ngày một ngày mai là có kết quả mà đòi hỏi thời gian, kiên trì, sáng tạo của người dạy, người học. - Chưa có một mô hình chuẩn cho dạy học năng lực phẩm chất năng lực cho một tiết thực hành nói nghe giáo viên chủ yếu tự tìm tòi học hỏi trên nhiều kênh thông tin: mạng, kênh dạy học online, các lớp học BDTX nên khi vận dụng vào giảng dạy sẽ thiếu tính thống nhất. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 41 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sử dụng các biến nhớ của máy tính điện tử cầm tay trong chương trình Toán phổ thông
128 p | 148 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 25 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12
31 p | 66 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 118 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức Hoá học hữu cơ lớp 12 cơ bản
30 p | 43 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 27 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng Infographic nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứng thú học tập Ngữ văn của học sinh THPT
15 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 12 trường THPT Trần Đại Nghĩa làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao
41 p | 56 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo mô hình STEM bài Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ và bài Ankan, Hoá học 11 ở trường THPT
56 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bản đồ tư duy (mind map) để tổng hợp kiến thức ôn thi tốt nghiệp và đại học cho học sinh khối 12
6 p | 55 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hệ thống bài tập hóa học có nhiều cách giải để phát triển năng lực tư duy cho học sinh
106 p | 25 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bảng hệ thống kiến thức nhằm nâng cao chất lượng trong ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông phần Lịch sử Việt Nam (1919-1945)
47 p | 41 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số tư liệu lịch sử Bình Long trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975
16 p | 53 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn