
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh qua dạy tiết lịch sử địa phương lớp 10 ở trường THPT Ba Đình
lượt xem 1
download

Đề tài đi sâu tìm hiểu nguyên tắc và cách thức sử dụng phương pháp dạy học hợp tác; bước đầu đánh giá tính hiệu quả của phương pháp dạy học hợp tác đối với việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Để trên cơ sỏ đó có thể áp dụng vào các tiết dạy học lịch sử khác trong chương trình GDPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh qua dạy tiết lịch sử địa phương lớp 10 ở trường THPT Ba Đình
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH ------------***------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC ĐỂ PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH QUA DẠY TIẾT LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH Người thực hiện: Lê Hoàng Tuấn Chức vụ: Nhóm trưởng SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử THANH HOÁ NĂM 2021 1
- Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh qua dạy tiết lịch sử địa phương lớp 10 ở trường THPT Ba Đình MỤC LỤC Trang 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. NỘI DUNG 2 2.1. Cơ sở lý luận 2 2.2. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong dạy 3 học lịch sử ở trường THPT Ba Đình 2.3. Các giải pháp sử dụng phương pháp dạy học hợp tác để phát 4 triển phấm chất, năng lực của học sinh qua dạy tiết lịch sử địa phương lớp 10 ở trường THPT Ba Đình 2.3.1. Khái niệm và một số nguyên tắc khi sử dụng phương 4 pháp dạy học hợp tác qua dạy học lịch sử địa phương 2.3.2. Các giải pháp thực hiện 5 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 19 3. KẾT LUẬN 20 3.1. Kết luận 3.2. Kiến nghị 2
- Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh qua dạy tiết lịch sử địa phương lớp 10 ở trường THPT Ba Đình 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Thực hiện Kế hoạch 87/KH-TU ngày 15/5/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hóa; Công văn 2519/KH- SGDĐT ngày 09 tháng 10 năm 2018 của Sở GD & ĐT Thanh Hóa về nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, đưa nội dung lịch sử đảng bộ, truyền thống cách mạng của nhân dân Thanh Hoá lồng ghép vào nội dung giáo dục lịch sử dân tộc, giáo dục công dân trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh. Trong những năm học vừa qua, bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch, tổ chức biên soạn, sưu tầm tư liệu lịch sử địa phương lồng ghép vào giảng dạy lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, các tiết dạy lịch sử địa phương vẫn còn mang tính hạn chế như: nội dung giảng dạy còn đóng khung trong tài liệu văn bản, không gian tổ chức bó hẹp trong lớp học; chưa phát huy được tính chủ động, năng lực làm việc của học sinh; việc truyền đạt kiến thức mang tính một chiều... Từ đó, chưa phát huy được thế mạnh của lịch sử địa phương trong hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Xuất phát từ thực tiễn trên, trong năm học 2020 – 2021, Bộ giáo dục và Đào tạo triển khai công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Qua quá trình bồi dưỡng thường xuyên, bản thân tôi đã học tập và áp dụng các phương pháp dạy học mới, hiện đại vào quá trình giảng dạy lịch sử ở trường THPT Ba Đình, trong đó có phương pháp dạy học hợp tác. Nhận thấy đây là phương pháp dạy học mới, có nhiều ưu điểm, phù hợp với thực tiễn, nhất là đổi mới các tiết dạy học lịch sử địa phương. Bản thân tôi đã áp dụng và khảo nghiệm trong tiết dạy lịch sử địa phương lớp 10 ở trường THPT Ba Đình. Bước đầu tôi đã đúc rút được những kinh nghiệm cho bản thân. Vì vậy, trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh qua dạy tiết lịch sử địa phương lớp 10 ở trường THPT Ba Đình”, với mong muốn được phổ biến kinh nghiệm và có điều kiện trao đổi sâu hơn với đồng nghiệp ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa về vấn đề mà sáng kiến đề cập. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đề tài đi sâu tìm hiểu nguyên tắc và cách thức sử dụng phương pháp dạy học hợp tác; bước đầu đánh giá tính hiệu quả của phương pháp dạy học hợp tác đối với việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Để trên cơ sỏ đó có thể áp dụng vào các tiết dạy học lịch sử khác trong chương trình GDPT. Đề tài góp phần trao đổi kinh nghiệm với giáo viên dạy môn lịch sử ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phương pháp dạy học hợp tác trong dạy học lịch sử địa phương. Khắc phục được cách học một chiều thầy cô giảng bài, học sinh ghi chép thụ động trước kia. Cách dạy học hợp tác góp phần nâng cao kết quả 3
- Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh qua dạy tiết lịch sử địa phương lớp 10 ở trường THPT Ba Đình học tập của học sinh khá hiệu quả, giúp các em ý thức được sức mạnh của tập thể và làm việc nhóm. Đề tài góp phần khắc phục những hạn chế, đổi mới tiết dạy lịch sử địa phương, nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử, phát huy thế mạnh của lịch sử địa phương trong hình thành phẩm chất, năng lực học sinh, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước và trách nhiệm công dân. Đồng thời, giúp các học sinh, các thành viên trong nhóm có cơ hội giao tiếp, trao đổi tốt hơn. Từ đó thúc đẩy giao tiếp, mối liên hệ giữa các thành viên với nhau. Các em có cơ hội trình bày vấn đề của mình cho những thành viên khác cùng biết giúp củng cố cho việc học kiến thức hiệu quả hơn. Có thể tham khảo các ý tưởng, ý kiến đóng góp từ những thành viên khác cùng giải quyết vấn đề sẽ hiệu quả hơn, khôn ngoan hơn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp dạy học hợp tác được sử dụng qua tiết dạy lịch sử địa phương lớp 10. Lấy học sinh lớp 10C của trường THPT Ba Đình làm đối chứng và thực nghiệm của phương pháp dạy học hợp tác. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân tôi đã tiến hành các phương pháp nghiên cứu sau: Bồi dưỡng thường xuyên, nắm chắc về khái niệm, bản chất, nguyên tắc và cách thức của phương pháp dạy học hợp tác và các phương pháp dạy học khác. Để có nguồn tư liệu thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành đọc, sưu tầm tư liệu từ các nguồn lịch sử Đảng bộ huyện Nga Sơn, Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo giảng dạy lịch sử lớp 10, nguồn tư liệu Internet. Trên cơ sở đó, phân loại, lựa chọn những đơn vị kiến thức tiêu biểu, điển hình, có giá trị cao trong giáo dục truyền thống tốt đẹp của quê hương để định hướng, cung cấp cho học sinh trong quá trình thực hiện các sản phẩm lịch sử mà giáo viên yêu cầu. Thực hiện đề tài, tôi sử dụng các phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Phương pháp điền dã ở những địa danh có những di tích, nhân vật…liên quan đề tài; tiến hành điều tra, phỏng vấn đồng nghiệp và học sinh. Phương pháp thống kê định lượng, phân tích kết quả phỏng vấn, kết quả thực nghiệm để rút ra kết luận của đề tài. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận Trong quá trình hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc thì lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành của lịch sử dân tộc. Trong lúc gia nhập vào cái chung của lịch sử dân tộc thì lịch sử địa phương còn giữ cho mình một sắc thái riêng, mà các địa phương khác không có. Do đó, muốn hiểu cái chung, chúng ta cần phải biết cái riêng, cái cụ thể của từng địa phương, đồng thời từ cái riêng mà hiểu cái tổng thể, cái chung. Điều này đã được cố thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ 4
- Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh qua dạy tiết lịch sử địa phương lớp 10 ở trường THPT Ba Đình dẫn: “Giáo dục phổ thông phải gắn liền với lịch sử thiên nhiên, xã hội, con người ở địa phương, làm cho việc học tập ở nhà trường thấm đượm hơn cuộc đời thực, học sinh ngay từ khi đi học đã học, đã sống với xã hội thực xung quanh”. Việc tìm hiểu lịch sử địa phương góp phần hiểu sâu hơn, rõ hơn lịch sử dân tộc, đồng thời giáo dục tư tưởng, tình cảm truyền thống của mỗi địa phương. Mặt khác, lịch sử địa phương là cung cấp cho học sinh những hiểu biết về những gì xảy ra trên mảnh đất địa phương quê hương mình, tạo cho các em cảm xúc mạnh mẽ. Bởi vì, ở đó có nhiều dấu tích, tên đất, tên người, những câu chuyện được lưu truyền, thậm chí có cả những nhân chứng lịch sử. Cho nên việc đổi mới phương pháp dạy học ở các tiết lịch sử địa phương là cần thiết góp phần hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho các em học sinh. Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải trang bị cho mình hệ thống kiến thức lịch sử địa phương, có am hiểu về quá trình hình thành mảnh đất, dân cư, văn học dân gian, nhân vật, địa danh lịch sử… đồng thời, giáo viên phái nắm chắc hệ thống các phương pháp dạy học mới, hiện đại để áp dụng có hiệu quả vào giảng dạy tiết lịch sử địa phương. Do phân phối trong chương trình dạy học của nhà trường đã được Sở GD & ĐT phê duyệt ở lớp 10 chỉ có 2 tiết dành cho lịch sử địa phương. Do đó, đòi hỏi giáo viên phải xác định mục đích, yêu cầu phù hợp, lựa chọn những đơn vị kiến thức chọn lọc, phù hợp với thực tiễn… 2.2. Thực trạng dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT Ba Đình Qua quá trình điều tra, phỏng vấn, thống kê… chúng tôi nhận thấy một số thực trạng ở các tiết dạy học lịch sử địa phương: Thứ nhất, việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương chưa thực sự được chú trọng. Một mặt, do hạn hẹp về phân phối chương trình, mặt khác do giáo viên chưa được trang bị kiến thức lịch sử văn hóa của địa phương một cách có hệ thống. Vì vậy, ảnh hưởng không nhỏ đến hình thành phẩm chất, năng lực học sinh. Thứ hai, do các tiết dạy lịch sử địa phương thường cấu trúc ở cuối học kỳ II của năm học, thời điểm giáo viên đang bận rộn nhiều công việc chuyên môn như: chấm bài, đánh giá tổng kết năm học. Học sinh đã thi xong học kỳ II ít nhiều có tư tưởng rã đám, tâm lý háo hức nghỉ hè nên không chú ý trong tiết học lịch sử địa phương. Thứ ba, phương pháp giáo viên sử dụng trong các dạy lịch sử địa phương chủ yếu là: truyền đạt kiến thức một chiều, áp đặt, mang tính sách vở hơn là thực tiễn, thậm chí qua loa, chiếu lệ, chưa kích thích được sự tìm tòi, sáng tạo và thế mạnh học sinh khi học về chính làng quê mà các em đang sống, hay những nhân chứng lịch sử mà là hàng xóm, láng giềng của nhà các em. 5
- Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh qua dạy tiết lịch sử địa phương lớp 10 ở trường THPT Ba Đình Thứ tư, các tiết dạy và học lịch sử địa phương thường đóng khung trong lớp học mà chưa được chú trọng về đổi mới không gian lớp học như tiến hành ở thực địa, địa danh. Do đó gây nhàm chán cho học sinh. Xuất phát từ thực tế đó, nhận thức được thế mạnh của lịch sử địa phương trong hình thành phẩm chất và năng lực của học sinh. Bản thân tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học hợp tác để đổi mới các tiết dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT Ba Đình. 2.3. Các giải pháp sử dụng phương pháp dạy học hợp tác qua dạy học lịch sử địa phương lớp 10 ở trường THPT Ba Đình. 2.3.1. Khái niệm và một số nguyên tắc khi sử dụng phương pháp dạy học hợp tác qua dạy học lịch sử địa phương 2.3.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học hợp tác Phương pháp dạy học hợp tác là cách dạy học mang tính tập thể gồm nhiều cá nhân khác nhau. Trong đó, mọi người hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau dể đạt mục tiêu chung. Dạy học hợp tác giúp người học tiếp thu kiến thức qua các hoạt động tương tác đa dạng như giữa người học với người học, giữa người dạy với người học, giữa người học và môi trường. 2.3.1.2. Một số nguyên tắc khi sử dụng phương pháp dạy học hợp tác qua dạy tiết lịch sử địa phương Thứ nhất, đảm bảo không ảnh hưởng đến thời lượng phân phối chương trình: Việc lựa chọn các đơn vị lịch sử địa phương để giáo dục phải tinh gọn, không dài trải, ôm đồm, không làm ảnh hưởng đến tiến độ chương trình và kế hoạch giảng dạy theo quy định. Muốn vậy, giáo viên phải gọt rũa đơn vị kiến thức lịch sử địa phương thật sự tiêu biểu, phù hợp với mục đích đề ra. Thứ hai, việc phân chia nhóm hợp tác dựa trên các nguyên tắc: phân bố đều năng lực; giới tính học sinh; vì đây là tiết học lịch sử địa phương nên để thuận tiện cho các em trong việc đi đến tìm hiểu thực địa tôi còn chia các em theo khu vực địa lý… trên cơ sở đó các nhóm bầu ra nhóm trưởng, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ của từng thành viên Thứ ba, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các nhóm như: thời gian hoàn thành, nhiệm vụ, mục đích cần đạt. Chẳng hạn trong 1 tuần các em phải hoàn thành sưu tầm, tìm hiểu, hoàn thiện bài viết về một nhân vật, địa danh, địa chỉ văn hóa, một làng nghề… của quê hương. Thứ tư, trình bày sản phẩm hoạt động của nhóm có thể là thuyết trình văn bản, bài giới thiệu như hướng dẫn viên du lịch, trình chiếu hình ảnh kèm thuyết minh, đoạn phim… hoặc đoạn phim quay về quá trình hoàn thành sản phẩm của nhóm tại thực địa… Thứ năm, có thể khuyến khích đánh giá chéo giữa các nhóm hay cả lớp cùng đánh giá về sản phẩm của nhóm khác. 6
- Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh qua dạy tiết lịch sử địa phương lớp 10 ở trường THPT Ba Đình Thứ sáu, để đạt được hiệu quả của phương pháp dạy học hợp tác trong quá trình lên lớp giáo viên linh hoạt sử dụng các phương pháp khác như: thảo luận nhóm, làm việc của cá nhân, giao dự án, mảnh ghép… để làm sinh động tiết học và phát huy ưu điểm của từng phương pháp, phù hợp với công đoạn của tiết học. Thứ bảy, trong quá trình giao nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả… giáo viên luôn sát sao quan sát, gợi ý để giúp các em tháo gỡ những khó khăn nếu có, hoặc những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Cuối cùng, để thực hiện được các nguyên tắc trên, đòi hỏi giáo viên trước hết phải tự trang bị cho mình kiến thức, tư liệu, hiểu biết về lịch sử địa phương; hiểu sâu sắc về các phương pháp dạy học để có công cụ khi tổ chức tiết học lịch sử địa phương. 2.3.2. Các giải pháp thực hiện Trong chương trình nhà trường đã được Sở GD & ĐT Thanh Hóa phê duyệt, chúng tôi xây dựng có 2 tiết lịch sử địa phương. Vì vậy, chúng tôi sử dụng quỹ thời gian của 2 tiết này đã thực hiện các công việc sau: Tiết 1: Giới thiệu khái quát về các mảng kiến thức lịch sử địa phương; tiến hành phân chia các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, nhấn mạnh các yêu cầu cần đạt, hình dung những thuận lợi và khó khăn có thể gặp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tiết 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả; đánh giá nhận xét; định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Các bước tiến hành: Bước 1: Công tác tổ chức, phân công nhiệm vụ (được thực hiện trong tiết 1) Giáo viên giới thiệu chủ đề của tiết học: Để đảm bảo tính tiêu biểu, cô đọng, chúng tôi đã lựa chọn những đơn vị kiến thức tiêu biểu của lịch sử địa phương Nga Sơn; có quan hệ “gần gũi” với những sự kiện, nhân vật và đơn vị kiến thức của lịch sử dân tộc Việt Nam được trình bày trong SGK lớp 10 và xác định nhiệm vụ cần đạt được. Chúng tôi đã lựa chọn 4 chủ đề kiến thức lịch sử địa phương để tổ chức giáo dục cho học sinh, bao gồm: - Truyền thống lao động sáng tạo, cần cù vượt khó khai hoang lấn biển trong quá trình hình thành mảnh đất Nga Sơn. - Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của con người Nga Sơn, góp phần to lớn vào sự nghiệp đánh giặc giữ nước thời phong kiến của cha ông ta. - Giáo dục cho học sinh về nghề dệt chiếu truyền thống của quê hương Nga Sơn ra đời và nổi tiếng hàng trăm năm trước. - Giáo dục học sinh nhận thấy Nga Sơn là vùng đất có truyền thống giáo dục khoa cử, có nhiều lễ hội văn hóa, thắng cảnh thiên nhiên có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Giáo viên giới thiệu cho học sinh các nguồn tài liệu, bao gồm: 7
- Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh qua dạy tiết lịch sử địa phương lớp 10 ở trường THPT Ba Đình - Tài liệu văn bản: Lịch sử Đảng bộ huyện Nga Sơn; Dư địa chí tỉnh Thanh Hóa… - Tài liệu điền dã: tìm hiểu tại các địa danh cửa Thần Phù; đền thờ Mai An Tiêm; đền thờ Nữ tướng Lê Thị Hoa; Động Từ Thức; nghề dệt Chiếu ở Nga Thủy… - Khai thác tài liệu Internet… Giáo viên phân chia lớp thành 4 nhóm, cử nhóm trưởng (dựa trên tỉ lệ ngang nhau về giới tính; năng lực: có học sinh giỏi, khá, trung bình; có học sinh tích cực, học sinh chưa tích cực; học sinh có vị trí địa lý, quê hương gần với chủ đề được phân công…); quy định trong 1 tuần các em hoàn thành nhiệm vụ được giao. Giáo viên gợi ý cách thức tiến hành cho các nhóm như sau: Nhóm Chủ đề tìm hiểu Yêu cầu cần đạt 1 Truyền thống lao động sáng tạo, - Sản phẩm: có thể 01 bài thuyết trình; cần cù vượt khó khai hoang lấn 01 video; 01 bài giới thiệu…về chủ đề biển trong quá trình hình thành được phân công. mảnh đất Nga Sơn - Kiến thức: Giúp học sinh biết, hiểu 2 Truyền thống yêu nước, chống được sâu sắc nội dung chủ đề được giặc ngoại xâm của con người phân công. Nga Sơn thời phong kiến - Phẩm chất: + Bồi dưỡng học sinh lòng tự hào truyền thống của quê hương, trân trọng những giá trị lịch sử, thành quả lao 3 Nghề dệt chiếu truyền thống của động, sáng tạo của cha ông. quê hương Nga Sơn + Nâng cao trách nhiệm bản thân xây 4 Lễ hội văn hóa, thắng cảnh thiên dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, nhiên ở Nga Sơn có nhiều tiềm văn minh. năng phát triển du lịch. - Năng lực: + Giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra hiện nay ở quê hương; đề xuất các giải pháp sáng tạo để giải quyết những vấn đề đó. + Hình thành cho học sinh năng lực giao tiếp trình bày; hợp tác… Bước 2: Tiến hành làm việc theo từng nhóm riêng (được thực hiện trong thời gian còn lại của tiết 1 và thời gian trong tuần) - Nhóm trưởng xây dựng kế hoạch làm việc: thời gian, phân công nhiệm vụ. - Quy định của nhóm. - Thảo luận, trao đổi ý kiến trong nhóm. - Hoàn thành và báo cáo kết quả làm việc nhóm. 8
- Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh qua dạy tiết lịch sử địa phương lớp 10 ở trường THPT Ba Đình Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm, thảo luận, chất vấn về kết quả làm việc của nhóm khác (được thực hiện trong tiết 2): *Đại diện nhóm 1 báo cáo: Chủ đề Sản phẩm làm việc của nhóm Thực trạng Đề xuất giải hiện nay pháp Truyền - 01 bài thuyết trình về kèm theo hình - Nhiều người - Tăng cường thống lao ảnh về: Nga Sơn được giáo dục động sáng + Lịch sử hình thành mảnh đất Nga hỏi chưa biết truyền thống, tạo, cần Sơn: Theo truyền thuyết, gia đình Mai nhiều về các địa quảng bá hình cù vượt An Tiêm là những người đầu tiên đặt danh Thần Phú, ảnh mảnh đất, khó khai chân lên vùng đất hoang vu mà ngay từ núi Mai An con người Nga hoang lấn thời Hùng Vương còn là bãi biển xa xôi Tiêm… Sơn cho thế hệ biển trong này. Các nhà nghiên cứu khẳng định từ - Đền thờ Mai trẻ, nhân dân quá trình thời đồng thau đã có con người sinh an Tiêm chưa cả nước. hình sống ở đây. Họ là chủ nhân của nền văn được xây đầu tư - Kêu gọi thu thành hóa Hoa Lộc (khoảng 3000 đến 1500 xây dựng, tôn hút đầu tư, xây mảnh đất năm TCN). tạo đúng xứng dựng tôn tạo Nga Sơn Một số di chỉ khảo cổ ở Nga Phú, Thần tầm với tiềm các địa danh Phù, núi Yên Ngựa (Nga Điền), chùa năng. lịch sử như Tiên (Nga An) và Nga Thiện cho thấy - Giống dưa hấu Cửa biển Thần các bộ lạc ở đây đã sống bằng nghề (Mai An Tiêm) Phù; đền thờ nông, trồng lúa bằng cuốc đá, khai thác có nguy cơ bị Mai An Tiêm. thủy sản. thất truyền. - Khôi phục Đến đầu công nguyên, vùng Nga Sơn - Việc khai giống dưa hấu ngày nay thuộc địa hạt huyện Vô Thiết, hoang lấn biển Mai An Tiêm. quận Cửu Chân. Sách Đại Nam nhất có phần chững - Tiếp tục thống chí chép: Huyện Nga Sơn đông – lại trong nhiều khuyến khích tây cách nhau 21 dặm, nam – bắc cách năm nay. khai hoang lấn nhau 21 dặm, phía đông đến biển 5 - Việc khai thác, biển, đi đối dặm. Từ thời Trần về trước gọi là Chi sử dụng đối với với phát triển Nga hoặc Nga Lạc; thời thuộc Minh do diện tích khai kinh tế ở các Ái Châu lãnh, lệ vào phủ Thanh Hóa; hoang chưa có xã vùng ven đời Lê gọi là Nga Giang, lệ vào phủ Hà hiệu quả kinh tế biển; Trung. Từ thời Minh Mạng địa danh cao. Nga Sơn được thay cho các địa danh cũ và tồn tại cho đến ngày nay. +Truyền thống lao động sáng tạo, cần cù vượt khó khai hoang lấn biển: 9
- Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh qua dạy tiết lịch sử địa phương lớp 10 ở trường THPT Ba Đình -Người Nga Sơn có truyền thống lao động sáng tạo từ lâu trong lịch sử. Sống ở vùng duyên hải, đất đai nhiễm mặn, khó canh tác, gần biển, con người nơi đây thường xuyên phải chống chọi với thiên nhiên, ngày đêm lao động cần cù để tồn tại và phát triển. Theo sách Lĩnh Nam trích quái, vào thời Hùng Vương (thứ XVIII) Mai An Tiêm là con trai vua Hùng, là một người thông minh, cần cù và cương nghị. Một lần vô tình nói với vua cha "của biếu là của lo, của cho là của nợ" đã bị vua cha bắt đi đầy ngoài hoang đảo vì tội bất kính, khinh quân. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, sóng to gió lớn, Mai An Tiêm đã đến một hoang đảo đầy chim muông và thú dữ. Ông và gia quyến đã bị đầy ở đây không hẹn ngày về, không có mối liên hệ với đất liền và quê nhà. Vốn là người bản lĩnh, ông đã cùng vợ lao động cần cù, vượt qua hiểm nguy để tồn tại. Một hôm có con chim đánh rơi mảnh dưa hấu ăn dở, ông phát hiện ra đó là giống quả quý nên đã trồng nó và thả vào đất liền để mọi người biết và chung hưởng. Cũng tình cờ nhờ quả dưa có dấu tích đến được tay vua do dân sở tại cung tiến, vua cha mới khen công trạng và cho thuyền đón Mai An Tiêm trở về triều đình. Thế rồi ngọn núi ấy mang tên Mai An Tiêm của ông, vùng đất ấy có con cháu họ Mai đông đúc, có nghề trồng dưa đỏ nổi tiếng muôn phương. Ngày nay, tại xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, có một dãy núi mang tên Mai An Tiêm, tương truyền chính là hòn đảo xưa kia vợ chồng An Tiêm đi đày. Dưới chân núi này có đền thờ ông và được 10
- Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh qua dạy tiết lịch sử địa phương lớp 10 ở trường THPT Ba Đình nhân dân địa phương tổ chức lễ hội vào ngày 12 đến 15 tháng Ba (Âm lịch) hàng năm. Câu chuyện về Mai An Tiêm từ thời Hùng Vương, với hai bàn tay trắng đã dựng nên cơ nghiệp từ một vùng hoang vu, đất đai cằn cỗi, nhiễm mặn. Đây là biểu tượng đầu tiên của người Nga Sơn về tinh thần vượt khó, chiến thắng thiên nhiên. Mặt khác, con người ta có tính cần cù thì dù trong cuộc sống có khó khăn đến đâu cũng vượt qua. Có nhiều nghiên cứu cho rằng ít nhất từ đầu công nguyên cư dân Nga Sơn đã biết khai hoang lấn biển, địa giới Nga Sơn ngày càng được mở rộng về phía Đông. Thế kỉ thứ X, thời vua Lê Đại Hành nhân dân Nga Sơn được chỉ đạo khai thông luồng lạch, nạo vét sông ngòi trên địa bàn huyện như: sông Hoạt, sông Chính Đại. Nhờ các công trình này mà thuyền bè từ ngoài Bắc vào cửa Thần Phù, ngược sông Hoạt, sông Chính Đại để đi sâu vào nội địa Thanh Hóa. Năm 1009, vua Lê Long Đĩnh xuống Chiếu cho quân và dân ở đây “đào sông từ cửa ải Chi Long qua núi Đích Sơn đến sông Vũ Lũng” (Ải Chi Long thuộc huyện Chi Nga- tức Nga Sơn). Đến năm 1248, dưới thời nhà Trần, nhân dân Nga Sơn được lệnh tham gia đào kênh Chiếu Bạch nối sông Hoạt với sông Lèn. Nhờ công tác khai hoang, lấn biển được tổ chức thường xuyên, liên tục mà diện tích huyện Nga Sơn được mở rộng, lập được nhiều xã mới như: Nga Thanh, Nga Thủy, Nga Tân, Nga Tiến, Nga Thái… 11
- Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh qua dạy tiết lịch sử địa phương lớp 10 ở trường THPT Ba Đình * Đại diện nhóm 2 báo cáo: Chủ đề Sản phẩm làm việc của nhóm Thực trạng Đề xuất giải hiện nay pháp Truyền - 01 bài thuyết trình về kèm theo hình - Nhiều học - Đẩy mạnh thống yêu ảnh minh họa về: sinh huyện Nga giáo dục nước, - Đền thờ Lê Thị Hoa: Theo thần phả bà Sơn không biết truyền thống chống Lê Thị Hoa kết hôn cùng ông Mai Tiến về nhân vật, đền lịch sử chống giặc là người văn võ, toàn tài. thờ Nữ tướng ngoại xâm, ngoại Bà cùng ông Mai Tiến sinh được 3 Lê Thị Hoa. bảo vệ quê xâm của người con là Mai Đạt, Mai Thỏa, Mai - Đền thờ Nữ hương của con người An. Sau đó cả gia đình chuyển sang tướng Lê Thị nhân dân Nga Nga Sơn huyện Gia Lâm khi ông Mai Tiến ra làm Hoa tọa lạc Sơn trong hệ thời quan huyện. Ở Gia Lâm bà sinh hạ thêm trong không thống các phong người con thứ tư là Mai Trí. gian hẹp, có trường học. kiến Mai Tiến làm quan hết sức thanh liêm, nhiều hạng mục - Chú trọng thương dân như con nên được nhân dân bị xuống cấp. giáo dục tại tôn kính, song điều đó lại trái với chính thựa địa, tham sách cai trị của phong kiến đô hộ quan di tích. phương bắc. Đây là nguyên nhân khiến - Tôn tạo, mở ông bị Thái thú Tô Định bắt giết ông rộng không vào năm Bính Tuất. Ngay trong đêm đó gian đền thờ bà Lê Thị Hoa đã cùng 4 người con và nữ tướng Lê những người thân tín rời khỏi huyện Gia Thị Hoa. Lâm tới thôn Thượng Linh (làng Giềng), xã Đại Thắng, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (quê ngoại của bà) với lòng quyết tâm trả thù cho chồng. Tại đây bà chiêu mộ nghĩa sĩ chống lại Tô Định, nhưng do lực lượng còn mỏng nên phải rút về phủ Trường An lấy vùng đất Yên Nội (nay thuộc huyện Nga Sơn - tỉnh Thanh Hoá) là nơi khởi nghiệp trả thù cho chồng và đánh đuổi quân xâm lược. Ở vùng đất Yên Nội bà cùng 4 người con trai tập hợp, kêu gọi nhân dân khai phá vùng đất mới và luyện tập chiến trận chuẩn bị khởi nghĩa với số quân lên đến 2000 người. Theo lời hiệu triệu 12
- Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh qua dạy tiết lịch sử địa phương lớp 10 ở trường THPT Ba Đình của Trưng Nhị bà Lê Thị Hoa đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa lớn này. Năm đó Trưng Vương lên ngôi vua phong tước, thưởng thực ấp cho tướng sỹ có công. Riêng nữ tướng Lê Thị Hoa từ chối nhận tước mà chỉ nhận thực ấp nhỏ ở vùng Yên Nội (Nga Sơn) và cho dân được miễn tô thuế, binh dịch trong hai năm. Nhà Hán cử Mã Viện tiếp tục cầm đầu quân xâm lược đi bằng đường thủy, kéo quân vào Cửu Chân để đàn áp quân khởi nghĩa ở đây. Nhưng mới kéo quân đến Thần Phù (xã Nga Phú), Mã Viện đã vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của nhân dân địa phương. Trận đánh ở cửa Thần Phù được xác định vào khoảng tháng 12 năm 43. Lực lượng của địch bị tiêu hao nhiều bị cầm chân ở đây hơn một tháng. Năm Quý Mão (43), Mã Viện đem đại binh sang đàn áp, bà đã mau chóng tập hợp lực lượng để chiến đấu chống quân thù một cách quyết liệt, nhưng sau thất bại, bà đã tử trận ngay trên đất Nga Sơn mà bà đã giàu công khai khẩn, thọ 45 tuổi. Tấm lòng vì dân, vì nước và sự hy sinh anh dũng của bà Lê Thị Hoa, ngay từ thuở ấy, nhân dân Nga Sơn đã lập đền thờ bà tại xã Nga Thiện (Nga Sơn) vẫn còn đến ngày nay. Đền thờ bà có đôi câu đối: Thệ báo Tô cừu, thanh Bắc khấu Nghĩa phù Trưng chủ, phục Nam bang. Nghĩa là: Thề trả mối thù với Tô Định, trừ khử giặc Bắc. Giữ nghĩa phò Trưng Vương, khôi phục nước Nam. 13
- Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh qua dạy tiết lịch sử địa phương lớp 10 ở trường THPT Ba Đình - Đóng góp của nhân dân Nga Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285). Nhân dân Nga Sơn theo lệnh của triều đình nhà Trần “Tất cả các quân huyện trong nước, nếu có giặc ngoài đến, phải liều chết mà đánh, nếu không địch nổi cho phép lẩn tránh vào rừng núi, không được đầu hàng”. Mười vạn quân của Toa Đô từ trong Chămpa đánh ra với ý đồ kết hợp với 50 vạn quân Thoát Hoa từ ngoài Bắc vào tạo thành gọng kìm hòng đè bẹp quân nhà Trần. Quân đội nhà Trần dưới sự chỉ huy của Trần Quang Khải đã cùng với nhân dân Nga Sơn lập phòng tuyến Phú Tân (một địa điểm trọng yếu của khu vực sông Nga từ ngã ba Lèn đến cửa Bạch Câu (Cửa Lạch Sung - Nga Bạch), bên tả huyện Nga Sơn, bên hữu huyện Hậu Lộc. Từ núi Vân Hoàn Nga Lĩnh có thể quan sát trận địa. Cuộc chiến đấu chống quân Toa Đô ở Phú Tân diễn ra ác liệt, quân Toa Đô chọc thủng được phòng tuyến Phú Tân rồi kéo quân ra Trường Yên. Vua Trần phải rời về Thanh Hóa để củng cố lực lượng và chuẩn bị phản công. Lực lượng triều đình đã triển khai trên khắp vùng từ Thạch Thành, Hà Trung đến Nga Sơn. Nhân dân Nga Sơn tích cực cung cấp sức người, sức của cho quân đội triều đình. Tiêu biểu ở làng Yên Nội (Nga Thiện) có Trịnh Minh là người có công mộ dân binh, dẫn đường cho vua Trần đánh giặc. Những chiến công hiển hách của quân đội nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên có phần đóng góp đáng kể của nhân dân Nga Sơn. 14
- Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh qua dạy tiết lịch sử địa phương lớp 10 ở trường THPT Ba Đình - Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn. Cửa biển Thần Phù là một địa danh nằm xã Nga Điền, Nga Sơn, Thanh Hóa, đã từng nổi tiếng trong sử sách về sự hiểm trở của địa danh này. Người xưa có câu: “Lênh đênh qua của Thần Phù Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm” Nơi đây còn gắn liền với cuộc kháng chiến chống quân Minh. Đầu thế kỉ XV, quân Minh xâm lược nước ta. Hồ Quý Ly tổ chức kháng chiến bảo vệ tổ quốc. Các cửa sông, cửa biển được bố phòng chặt chẽ. Hồ Quý Ly cho quân lấp lấy đá lấp ngã thông từ sông Hổ (hạ lưu sông Vân Sàng) sang cửa Thần Phù. Công việc đó của Hồ Quý Ly được Nguyễn Trãi ghi nhận qua bài thơ Qua cửa Thần Phù. CỬA BIỂN THẦN PHÙ “Nhớ nước lòng theo bóng nhạn côi, Đậu thuyền cửa biển lá thu rơi. Sóng kình tựa sấm rung Nam – Bắc Núi giáo như măng dựng đất trời. Non nước đa tình khơi biển lấp, Công danh mấy hội gửi sông trôi. Dựa chèo bóng xế mênh mang đứng, Khói tỏa sông chiều nước lạnh xuôi” (Hoàng Tuấn Phổ dịch) * Đại diện nhóm 3 báo cáo: Chủ đề Sản phẩm làm việc của nhómThực trạng Đề xuất giải hiện nay pháp Nghề dệt - Sản phẩm: 01 Video giới thiệu về - Nghề trồng cói - Tìm kiếm thị chiếu nghề dệt chiếu ở Nga Sơn và dệt Chiếu trường tiêu thụ truyền +Hình ảnh về những cánh đồng cói, hiện nay của ổn định cho 15
- Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh qua dạy tiết lịch sử địa phương lớp 10 ở trường THPT Ba Đình thống của nguyên liệu chính để dệt chiếu. Cách huyện Nga Sơn cây cói và các quê thức trồng, chăm sóc và thu hoạch đang gặp nhiều sản phẩm từ hương cói. khó khăn, thách cói; đang dạng Nga Sơn Ngoài truyền thuyết về “Mai An Tiêm”, thức do: thị hóa sản phẩm, thì Chiếu Cói là một sản phẩm nổi tiếng trường tiêu thụ mẫu mã hàng của vùng đất ven biển Nga Sơn. Đây là ít; giá trị sản hóa; quy sản vật cống phẩm tiến dâng triều đình, phẩm thấp; do hoạch vùng được các bậc vua chúa, quý tộc thời xưa mở rộng diện chuyên canh ưa dùng, là biểu tượng cho niềm hạnh tích nuôi trồng cây cói ổn phúc lứa đôi... thủy sản nên định; làm tốt Để làm ra cây Cói đẹp, người dân ảnh hưởng đến công tác thủy phải một nắng hai sương. Khoảng nguồn nước lợi; thành lập tầm tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, thì cung cấp cho các làng nghề; người ta tiến hành thu hoạch, lúc đó Cói cói; sản phẩm từ đăng ký đã phát triển rất nhanh và cao khoảng 1,7 cây cói còn đơn thương hiệu; m đến 1,8 m. Người dân dùng một diệu hoặc gặp quảng bá sản loại liềm chuyên dụng chỉ có ở vùng Cói phải sự cạnh phẩm trên các để cắt. Vừa cắt, người ta vừa giũ và phân tranh gay gắt từ phương tiện loại Cói, thường thì thành ba loại: loại các nguyên liệu truyền thông. dài nhất là 1,75 m (dùng để dệt chiếu lại khác…Từ đó - Trách nhiệm 1,6 m và 1,5 m) loại trung bình dài nghề dệt chiếu bản thân học khoảng 1,5 m và loại ngắn nhất (loại này không còn hấp sinh giữ gìn, dệt chiếu cá nhân 0,9-1,0 m). Còn lại là dẫn người thợ bảo tồn, tuyên những cây Cói chết gọi là "bổi". Bổi thủ công, một số truyền, sử thường được dùng để đun nấu hoặc lợp xã, làng bị mai dụng dụng sản nhà. một dần. phẩm truyền Sau đó lợi dụng thuỷ triều lên, thống của quê người dân thả những đóm Cói xuống hương. mương và dùng dây thừng kéo về nhà. Để chẻ Cói, người ta có thể dùng tay (ngày nay là máy) chẻ cây Cói ra làm 2 mảnh rồi mới đem phơi (khi phơi có thể phơi tại ruộng Cói). Nếu trời nắng đẹp thì khoảng 3 ngày nắng to là được. Khi phơi, tránh trời mưa vì nước mưa mà ngấm vào thì coi như là Cói xấu, mất giá. Vì mùa thu hoạch vào mùa hè nên thường có mưa, người trồng phải theo dõi thời tiết để phơi Cói. 16
- Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh qua dạy tiết lịch sử địa phương lớp 10 ở trường THPT Ba Đình Cói một nắng gọi là "ưởn" được đánh đống để ngoài sân phơi, che bằng bổi đã khô, sau ba nắng là cây Cói có màu trắng xanh đem bó lại gọi là "gù". +Quy trình sản xuất chiếu Khi hết mùa thu hoạch, hầu hết người dân ở vùng Cói ở nhà dệt chiếu. Cói được chọn loại bỏ những cây xấu và bắt đầu dệt. Thường thì mọi người dệt chiếu cho đến vụ mùa năm sau. Bắt đầu dệt chiếu người ta dùng đay sợi mắc lên thành từng hàng theo chiều dài sợi nọ cách sợi kia khoảng 1 cm trước khi mắc đay người ta xuyên những sợi đay qua lỗ cái "go". Mỗi "và chiếu" gồm 2 người dệt, 1 người mắc sợi Cói vào một cái văng (làm bằng tre, nứa) rồi văng qua "và đay" (lúc này người ngồi trên và đay nghiêng go để và đay chia làm 2 một nửa trên, một nửa dưới để sợi Cói được văng vào) và một người dập go. Để dệt được một lá chiếu đẹp thì 2 người mất khoảng 3-4 giờ đồng hồ. Nếu dệt chiếu cải hoa thì phải nhuộm Cói bằng phẩm màu, và phải mất 1 ngày 2 người mới dệt được một lá chiếu. Chiếu dệt màu trắng thường được in hoa văn rồi đem hấp cho chín phẩm màu. Khi dệt hết 1 và chiếu (thường thì khoảng 2 lá chiếu) thì được cắt ra và gim những đầu đay để thừa để giữ cho cây Cói không bị bong ra khi sử dụng. + Chiếu cói đã đi vào ca dao: - Học sinh trả lời khá chính xác: + Đây là hình ảnh về cây Cói. Ở huyện Nga Sơn cây Cói được trồng phổ biến ở các xã Nga Tân, Nga Thủy, Nga Tiến, Nga Thái, Nga Thanh… 17
- Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh qua dạy tiết lịch sử địa phương lớp 10 ở trường THPT Ba Đình + Cây Cói là nguyên liệu để dệt Chiếu. + Từ xưa đã có câu ca dao: “Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng Vải tơ Nam Ðịnh, lụa hàng Hà Ðông”. - Giáo viên: giới thiệu cho học sinh một số nét về cây Cói và sản phẩm Chiếu Cói. * Đại diện nhóm 4 báo cáo: Chủ đề Sản phẩm làm việc của nhóm Thực trạng Đề xuất giải pháp Lễ hội - Sản phẩm: Đóng vai hướng dẫn viên - Nga Sơn có Vì vậy, trách văn hóa, du lịch giới thiệu về lễ hội và thắng nhiều Lễ hội; nhiệm của các thắng cảnh thiên nhiên của huyện Nga Sơn thắng cảnh đẹp. em học sinh là cảnh + Giới thiệu về Động Từ Thức và Lễ Tuy nhiên, hiện phải có ý thức thiên nhiên ở hội Từ Thức (Phụ lục) nay chưa được giữ gìn, bảo vệ Nga Sơn + Giới thiệu về quền thể di tích chùa đầu tư, khai di tích, thắng có nhiều Tiên, hồ Đồng Vựa; Lễ hội Mai An thác. Các lễ hội cảnh; tích cực tiềm năng Tiêm (Phụ lục) chưa được tuyên truyền, phát triển quảng bá rộng quảng bá về du lịch. rãi, các hoạt giá trị của các động của Lễ hội Lễ hội và chưa phong thắng cảnh; phú, chưa thu sẵn sàng tham hút được du gia vào các khách từ các địa hoạt động phương khác về quần chúng Nga Sơn; các trong Lễ hội thắng cảnh còn khi được yêu ở dạng tiềm cầu. năng, chưa được đầu tư khai thác bài bản mà còn nhỏ lẻ, tự phát; sản 18
- Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh qua dạy tiết lịch sử địa phương lớp 10 ở trường THPT Ba Đình phẩm du lịch đơn điệu… Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm - Nhóm trưởng: Nhận xét về tinh thần, thái độ hợp tác và ý thức tham gia của từng thành viên trong nhóm; những kinh nghiệm cần rút ra. - Giáo viên: + Tổng hợp nhận xét về tinh thần, thái độ của các thành viên. + Nhận xét về ưu, nhược điểm sản phẩm làm việc của các nhóm; định hướng giải quyết những nhược điểm. Đánh giá hoàn thành theo các mức độ: Tốt Khá; Trung bình. + Những vấn đề cần phải rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm - Tiến hành thực nghiệm và đối chứng trên cùng 1 đối tượng: lớp 10C trường THPT Ba Đình. - Kết quả trước và sau khi thực nghiệm: Lớp Sĩ Thời Mức độ nhận biết Mức độ phẩm chất, năng lực số điểm kiến thức lịch sử địa phương đạt được Giỏi Khá TB Yếu Nhân Trách Tự Giải Giao ái nhiệm chủ quyết tiếp và tự vấn và học đề và hợp sáng tác tạo 10C 42 Trước 3 10 24 5 70% 60% 50% 30% 20% khi thực nghiệm Sau khi 12 23 7 0 100% 100% 80% 70% 70% thực nghiệm - Đánh giá kết quả thực nghiệm so với đối chứng: + Trước khi thực nghiệm: kiến thức về lịch sử của địa phương Nga Sơn, phẩm chất và năng lực của các em còn ở mức độ thấp; thiếu tự tin trước đám đông; chưa sáng tạo khi đưa ra cách thức giải quyết những vấn đề thực tiễn… 19
- Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh qua dạy tiết lịch sử địa phương lớp 10 ở trường THPT Ba Đình + Sau khi thực nghiệm: Các em đã được trang bị cơ bản về kiến thức lịch sử địa phương; tự tin; sáng tạo trong giải quyết tình huống; mạnh dạn nêu vấn đề và phản biện vấn đề thực tiễn… - Đối với bản thân giáo viên: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh qua dạy tiết lịch sử địa phương lớp 10 ở trường THPT Ba Đình, bản thân tôi đã đúc rút được những kinh nghiệm nhất định để nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử, cũng như khích lệ lòng đam mê, hứng thú học tập, hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. 3. KẾT LUẬN 3.1. Kết luận: Lịch sử địa phương là một nội dung quan trọng của chương trình lịch sử ở trường phổ thông, có ý nghĩa to lớn về mặt giáo dưỡng, giáo dục và hình thành kĩ năng, giá trị sống. Vì vậy, mỗi giáo viên phải tâm huyết, nhiệt tình, sử dụng phương pháp dạy học hiện đại nhằm giúp cho học sinh hình dung ra được bức tranh lịch sử, văn hóa của quê hương, từ đó nâng cao trách nhiệm với quê hương đất nước. Qua một năm thực hiện, bản thân tôi nhận thấy, việc giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa quê hương cho học sinh là hết sức cần thiết, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học và đáp ứng yêu cầu dạy học lịch sử hướng đến vận dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải hiểu rõ những phương pháp dạy học hiện đại; có sự lựa chọn phù hợp và cách thức tiến hành phù hợp với đặc điểm học sinh của từng lớp, từng trường. 3.2. Kiến nghị Đối với nhà trường: Tạo điều kiện cơ sở vật chất, thời gian, kinh phí, con người để giáo viên có thể đa dạng hóa các hình thức dạy học lịch sử như: dạy học tại thực địa, tại di tích, hoặc các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường. - Đối với giáo viên: Nhận thức đúng đắn và khai thác triệt để thế mạnh của lịch sử địa phương trong giáo dục, hình thành nhân cách học sinh. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học lịch sử... để gây hứng thú cho học sinh, từ đó hình thành nên lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước. Những kinh nghiệm bước đầu được tích lũy là tiền đề để tôi tiếp tục đúc rút kinh nghiệm trong những năm tiếp theo. Vì vậy, rất mong nhận được sự đóng góp từ các bạn đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Thanh Hóa, ngày 22 tháng 05 năm 2021 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, ĐƠN VỊ không sao chép nội dung của người khác. P. Hiệu trưởng Tác giả 20

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p |
76 |
13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sử dụng các biến nhớ của máy tính điện tử cầm tay trong chương trình Toán phổ thông
128 p |
164 |
11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p |
140 |
10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p |
40 |
9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12
31 p |
77 |
9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức Hoá học hữu cơ lớp 12 cơ bản
30 p |
51 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p |
39 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng Infographic nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứng thú học tập Ngữ văn của học sinh THPT
15 p |
78 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 12 trường THPT Trần Đại Nghĩa làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao
41 p |
73 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p |
50 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học phần điện từ học lớp 11 THPT
38 p |
65 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bản đồ tư duy (mind map) để tổng hợp kiến thức ôn thi tốt nghiệp và đại học cho học sinh khối 12
6 p |
68 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p |
42 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy một số bài trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12
10 p |
27 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p |
61 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p |
59 |
4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bảng hệ thống kiến thức nhằm nâng cao chất lượng trong ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông phần Lịch sử Việt Nam (1919-1945)
47 p |
62 |
2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số tư liệu lịch sử Bình Long trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975
16 p |
60 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
