intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng video thí nghiệm và các hình ảnh phù hợp trong dạy học chương Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể Vật lí 10 THPT

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

38
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đề tài "Sử dụng video thí nghiệm và các hình ảnh phù hợp trong dạy học chương Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể Vật lí 10 THPT" để thiết kế, sưu tầm và biên soạn các hình ảnh, video minh họa phù hợp. Bên cạnh đó là đề xuất được tiến trình và thực hiện dạy học một số nội dung có sử dụng hình ảnh và video minh họa đó để đánh giá làm kiểm chứng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng video thí nghiệm và các hình ảnh phù hợp trong dạy học chương Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể Vật lí 10 THPT

  1. DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ GV Giáo viên HS Học sinh SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông VL Vật lý NV Nhiệm vụ 3
  2. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT..................................................... 3 MỤC LỤC............................................................................................................ 4 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN.................. 5 1. Lời giới thiệu.................................................................................................... 5 2. Tên sáng kiến.................................................................................................... 5 3. Tác giả sáng kiến.............................................................................................. 5 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến .............................................................................. 5 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.............................................................................. 5 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu.............................................................. 6 7. Mô tả bản chất của sáng kiến............................................................................ 6 7.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu sử dụng video, hình ảnh trong dạy học......................................................................................................... 6 7.2. Xây dựng tiến trình dạy học có sử dụng video hình ảnh trong dạy học chương VII: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể............................................... 8 7.2.1. Đặc điểm kiến thức của chương VII........................................................... 8 7.2.2. Những khó khăn thường gặp khi dạy học chương VII............................... 9 7.2.3. Giới thiệu hệ thống hình ảnh, video đã nghiên cứu được........................... 10 7.2.4. Xây dựng tiến trình dạy học có sử dụng video, hình ảnh một số nội dung ............................................................................................................................... 16 8. Những thông tin cần được bảo mật................................................................... 27 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến................................................... 27 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến ............................................ 27 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu................................................................................................... 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 30 4
  3. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu V.I.Lênin từng viết: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”. Đương nhiên quá trình nhận thức vật lý – một môn khoa học thực nghiệm cũng tuân theo quy luật đó. Xuất phát từ các sự vật hiện tượng xảy ra trong thực tế, người ta bắt đầu xây dựng giả thuyết khoa học, tiến hành thí nghiệm kiểm chứng rồi đưa ra kết luận. Do đó, tái hiện các hiện tượng vật lý trực quan sinh động, hay các vấn đề thực nghiệm trong dạy học vật lý là vô cùng quan trọng. Thế nhưng, vì điều kiện cơ sở vật chất, hoặc thời lượng trong một tiết dạy không cho phép..., rất nhiều hiện tượng vật lý, nhiều thí nghiệm vật lý lại ít được biểu diễn trong trường học, đặc biệt là các nội dung có tính liên hệ cao với đời sống. Đặc biệt, trong chương “Chất rắn chất lỏng. Sự chuyển thể” Vật lý 10 THPT, một chương có rất nhiều kiến thức thực tế, thực nghiệm và ứng dụng đòi hỏi quá trình quan sát và thực hành. Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: việc học tập với hình ảnh, video sẽ làm tăng khả năng ghi nhớ và chất lượng của việc ghi nhớ. Do vậy, việc sử dụng các hình ảnh, video để minh họa cho bài dạy đạt hiệu quả cao hơn là vô cùng cần thiết. Qua nghiên cứu tham khảo, tác giả nhận thấy đã có một số sáng kiến và đề tài nghiên cứu việc sử dụng các minh họa như video, hình ảnh, bảng biểu...trong dạy học vật lý. Tuy nhiên, chủ yếu tập trung ở nội dung: Cảm ứng điện từ, Từ trường, Quang hình thuộc chương trình Vật lí 11, chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu cho nội dung cả chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” Vật lý 10 THPT. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn nội dung chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” Vật lí 10 THPT để thiết kế, sưu tầm và biên soạn các hình ảnh, video minh họa phù hợp. Bên cạnh đó là đề xuất được tiến trình và thực hiện dạy học một số nội dung có sử dụng hình ảnh và video minh họa đó để đánh giá làm kiểm chứng. 2. Tên sáng kiến Sử dụng video thí nghiệm và các hình ảnh phù hợp trong dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” Vật lí 10 THPT 3. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Triệu Thị Hậu - Địa chỉ: THPT Sáng Sơn- Đồng Thịnh-Sông Lô-Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 097 749 0705 - E_mail: trieuthihau.c3songlo@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến - Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Triệu Thị Hậu 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong thực tiễn giảng dạy chương VII: “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” môn Vật lý 10 THPT, làm tư liệu tham khảo cho HS và đồng nghiệp. 5
  4. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: tháng 3/2016 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu sử dụng video, hình ảnh trong dạy học a/ Một số khái niệm Theo lý thuyết xử lý thông tin thì hoạt động học luôn được xem là quá trình xử lý thông tin. Hay hoạt động học là quá trình chịu sự tác động từ bên ngoài vào bên trong, từ môi trường, đặc biệt là từ người dạy đến người học. Hoạt động dạy được hiểu là hoạt động của người dạy (cụ thể là GV) nhằm cung cấp thông tin, truyền thụ tri thức đến mỗi người học ( cụ thể là HS) thông qua một logic, tiến trình. Cũng theo quan niệm trên, cần phải quan tâm đến các phương pháp để tác động từ GV đến HS. Hay nói cách khác người GV cần lựa chọn những phương pháp dạy học phù hợp kết hợp với các phương tiện dạy học khác nhau để có thể tác động HS một cách tích cực nhằm đem lại kết quả học tập tốt nhất. Vậy chúng ta cần hiểu phương pháp dạy học và phương tiện dạy học như thế nào? Phương pháp dạy học là những cách thức làm việc giữa GV và HS, nhờ đó mà HS nắm vững được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành được thế giới quan và năng lực. Một số phương pháp dạy học tích cực cần phát triển ở trường THPT như: phương pháp thuyết trình, vấn đáp tìm tòi, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ, dạy học theo dự án... Tuy vậy, tùy từng đối tượng HS, hoàn cảnh dạy học và nội dung dạy học mà GV lựa chọn một hoặc kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học để kết quả thu được với HS là tốt nhất. Phương tiện dạy học là toàn bộ các phương tiện mang tin, phương tiện truyền tin và phương tiện tương tác trong sự hỗ trợ và điều khiển quá trình dạy học như SGK, giáo trình, bảng viết, tranh ảnh, video, máy chiếu, phần mềm, mẫu vật...Tất cả giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú, lòng tin với khoa học cho HS, chúng cũng giúp phát triển năng lực nhận thức, khả năng quan sát, tư duy cho người học. b/ Hoạt động nhận thức và những biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức trong hoạt động dạy học Trong quá trình nhận thức thì nhận thức cảm tính là mức độ thấp, chưa đi sâu vào bản chất sự vật, hiện tượng, nhưng nó là cơ sở, là tiền đề cho nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính càng rõ ràng và cụ thể thì quá trình nhận thức lý tính sẽ diễn ra thuận lợi hơn, HS sẽ dễ dàng thu nhận thông tin từ các sự vật, hiện tượng một cách chính xác nhất. So với từ ngữ thì hình ảnh kích thích não làm việc hiệu quả hơn, có khả năng gợi sự liên tưởng phong phú và mạnh mẽ hơn. Điều này cho thấy, cần phải tạo sự cân bằng về tiếp nhận thông tin giữa hình ảnh và từ ngữ để hoạt động nhận thức được rõ ràng và đầy đủ hơn. Từ nhiều nghiện cứu cho thấy, thính giác và thị giác là hai giác quan có năng lực dẫn thông lớn, đặc biệt nếu kết hợp giữa hai giác quan này thì khả năng thu nhận tri thức và lưu giữ tri thức rất cao. Điều này đã chứng tỏ sử dụng video hình ảnh trong 6
  5. dạy học là rất cần thiết và có ý nghĩa vì nó tác động lên cả hai bán cầu cầu não, sẽ phát triển được tính tích cực nhận thức của HS, giúp HS ghi nhớ kiến thức bền vững hơn, từ đó HS sẽ tích cực học tập hơn. Có thể nhận biết tính tích cực của HS qua các biểu hiệu bên ngoài qua thái độ, hành vi và hứng thú; bên trong như sự căng thẳng trí tuệ, nỗ lực hoạt động, sự phát triển của tư duy, kết quả học tập. Và các video, hình ảnh GV sử dụng có thể góp phần phát huy được tích cực nhận thức của HS. c/ Video, hình ảnh và vai trò của chúng trong dạy học vật lý Video, hình ảnh có thể được hiểu là một trong những phương tiện dạy học mang thông tin cần chuyển tải cho HS dưới dạng hình ảnh theo những cách thức phù hợp với mục tiêu của quá trình dạy học. Hay nói cách khác, video, hình ảnh là hệ thống bao gồm: tranh ảnh, hình vẽ, biểu bảng, sơ đồ, video clip, đoạn phim quay lại các thí nghiệm, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng bằng phần mềm dạy học...mang nội dung của kiến thức cần truyền tải đến HS thông qua thị giác, thính giác. Cùng với chữ viết và lời nói, video, hình ảnh là phương tiện để trình bày kiến thức VL, giúp biểu diễn trực quan nội dung lời nói hay chữ viết cần truyền tải. Xét theo phương diện tâm lý học, sử dụng video, hình ảnh sẽ giúp HS tận dụng cả hai bán cầu não vào quá trình học. Ngoài ra, video, hình ảnh còn giúp gây cảm tình, tạo sự hứng thú với HS trong quá trình học tập. Video, hình ảnh còn là phương tiện giúp đơn giản hóa các hiện tượng, quá trình vật lý, nhờ đó tính trực quan trong dạy học được nâng cao, góp phần hỗ trợ cho quá trình tư duy trừu tượng của HS, làm HS nhớ kiến thức dễ dàng và bền vững hơn. d/ Xây dựng video, hình ảnh dùng trong dạy học vật lý * Nguyên tắc xây dựng video, hình ảnh - Đảm bảo thống nhất nội dung với ngôn ngữ nói, viết ; - Đảm bảo thống nhất các thành tố của quá trình dạy học; - Đảm bảo tính khoa học và tính giáo dục; - Đảm bảo thống nhất giữa cái cụ thể và trừu tượng trong dạy học; - Đảm bảo tính trực quan và thẩm mỹ; - Đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đặc điểm HS; - Đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả. * Quy trình xây dựng video, hình ảnh - Bước 1: Xác định mục tiêu bài học. - Bước 2: Nghiên cứu lựa chọn các đơn vị kiến thức có thể sử dụng video, hình ảnh. - Bước 3: Hoàn thiện các video, hình ảnh, đề xuất các phương án tổ chức dạy học phù hợp với nội dung và khả năng chuyển tải của video, hình ảnh. Tuy nhiên, với những đặc trưng riêng của môn học vật lý, chúng ta thường chỉ sử dụng video, hình ảnh trong dạy học các loại kiến thức đặc thù sau: - Dạy học kiến thức mới - Dạy học ứng dụng, kỹ thuật của vật lý e/ Quy trình thiết kế tiến trình dạy học có sử dụng video, hình ảnh 7
  6. Chuẩn bị cơ sở vật chất và việc soạn thảo tiến trình dạy học là khâu quan trọng cho quá trình tổ chức dạy học trên lớp hoặc hướng dẫn HS tự học ở nhà. Quy trình thiết kế tiến trình dạy học (soạn giáo án) với việc sử dụng video hình ảnh gồm 4 bước được thực hiện như sau: Xác định mục tiêu bài dạy, nghiên cứu nội dung, lựa chọn nội dung dạy học có sử dụng video, hình ảnh Sử dụng kho tư liệu đã xây dựng để lựa chọn video, hình ảnh phù hợp với nội dung dạy học, đối tượng HS Thiết kế các hoạt động dạy học có sử dụng video, hình ảnh Soạn thảo tiến trình dạy học Tổ chức dạy học theo tiến trình đã soạn thảo Sơ đồ 1: Quy trình thiết kế tiến trình dạy học có sử dụng video, hình ảnh f/ Thực trạng của việc khai thác và sử dụng video, hình ảnh trong dạy học Vật lý Thông qua việc quan sát và phỏng vấn GV và HS đã cho thấy việc sử dụng video, hình ảnh trong dạy học VL đã được các GV rất quan tâm. Bên cạnh đó, việc sử dụng video hình ảnh cũng đem lại sự yêu thích, hứng thú học tập đối với HS, giúp các em dễ hiểu, dễ ghiệnhớ kiến thức. Tuy nhiên, cần làm rõ thêm rằng video bao gồm các đoạn phim, mô phỏng thí nghiệm, clip ngắn, còn hình ảnh bao gồm cả tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng. Bên cạnh đó, ngoài việc khai thác video hình ảnh sẵn có, GV cần biết cách tự xây dựng video hình ảnh phù hợp với mục đích dạy học của bản thân nhằm tạo sự mới lạ, tăng thêm sự hứng thú của HS khi học tập môn VL . Đồng thời, cần nghiên cứu việc sử dụng video hình ảnh không chỉ dừng lại ở việc minh họa, làm rõ kiến thức, mà còn tạo điều kiện cho HS tổ chức các thao tác tư duy trong não bộ, nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của HS. Từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả của việc dạy học VL ở trường THPT. 7.2. Xây dựng tiến trình dạy học có sử dụng video hình ảnh trong dạy học chương VII: “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” Vật lí 10 THPT 7.2.1. Đặc điểm kiến thức chương VII Các nội dung chính của chương: - Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình 8
  7. - Sự nở vì nhiệt của vật rắn - Chất lỏng. Các hiện tượng căng bề mặt, dính ướt, mao dẫn của chất lỏng - Sự chuyển thể: nóng chảy, đông đặc, hoá hơi, ngưng tụ - Độ ẩm của không khí Sự biến dạng của vật rắn Chất rắn Sự nở vì nhiệt của vật rắn Hiện tượng căng bề mặt Chất lỏng Hiện tượng dính ướt, không dính ướt Chương VII Hiện tượng mao dẫn Sự nóng chảy và đông đặc Sự chuyển thể Sự hóa hơi và ngưng tụ Độ ẩm không khí Sơ đồ 2: Phân tích kiến thức chương VII: chất rắn và chất lỏng, sự chuyển thể Các mục tiêu chính của chương này là: - Khảo sát đặc tính, cấu trúc, chuyển động nhiệt, một số tính chất vi mô và vĩ mô của chất rắn và chất lỏng. - Sự chuyển thể của các chất. - Độ ẩm của không khí và tác động của độ ẩm không khí với cuộc sống và sức khỏe của con người. 7.2.2. Những khó khăn thường gặp khi dạy học chương VII Với các nội dung cụ thể trên đều có tính thực tế cao và liên quan đến nhiều vấn đề, đòi hỏi học sinh phải có khả năng quan sát, đánh giá và ghi nhớ một cách tỉ mỉ. Hơn nữa, để giải thích một số nội dung, chúng ta cần phải có mô hình, cấu trúc vi mô ở cấp độ phân tử (như chất rắn kết tinh, vô định hình, các hiện tượng mặt ngoài của chất lỏng). Nhiều thí nghiệm cần biểu diễn lại cần diễn ra trên các dụng cụ có khả năng quan sát nhỏ (như hiện tượng mao dẫn, dính ướt, không dính ướt...), hay diễn biến nhanh (như đo lực căng bề mặt của chất lỏng), hoặc không dễ biểu diễn (như sự chuyển thể của các chất)... gây khó khăn cho giáo viên khi đề cập và cho học sinh khi quan sát và tưởng tượng. Điều này là trở ngại không nhỏ cho người dạy nếu thiếu phương tiện dạy học minh họa ở dạng hình ảnh hoặc video. SGK cũng đã cung cấp một số hình ảnh minh họa, được chọn lọc kỹ càng, công phu và phù hợp với nội dung dạy học. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là hình ảnh tĩnh, trong khi đó kiến thức VL lại khá là trừu tượng, nên dường như đó là không đủ để mô tả rõ nét một hiện tượng hay quá 9
  8. trình VL. Do vậy, ngoài SGK, người thầy cần khai thác và sử dụng thêm các video hình ảnh phù hợp để HS có điều kiện tốt nhất nhằm chiếm lĩnh tri thức. 7.2.3. Giới thiệu hệ thống hình ảnh, video đã nghiên cứu được a. Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình * Bai34-1 - Phân loại: hình ảnh - Mục đích: giúp HS nghiên cứu tổng quan hình dạng bên ngoài và chi tiết cấu trúc vi mô bên trong của một số tinh thể: muối ăn, thạch anh, kim cương - Phương án sử dụng: GV dùng để giới thiệu về hình ảnh và cấu trúc của một số chất rắn kết tinh thường gặp. GV có thể đặt vấn đề: Hãy quan sát một số chất rắn có hình dạng đặc biệt sau, và nhận xét về cấu trúc vi mô của chúng. Sau khi quan sát, HS có thể rút ra định nghĩa về tinh thể (hay cấu trúc tinh thể). * Bài 34-2 - Phân loại: Hình ảnh - Mục đích: Giúp HS đánh giá được yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất vật lý của chất rắn kết tinh là: cấu trúc mạng tinh thể và bản chất loại hạt vi mô và loại liên kết tạo nên tinh thể đó - Phương án sử dụng: GV dùng để so sánh tính chất vật lý của tinh thể kim cương và tinh thể than chì, tinh thể kim cương và tinh thể nước đá. GV có thể đặt vấn đề: Hãy nêu điểm khác nhau về tính chất vật lý (màu sắc, độ cứng, độ trong suốt, nhiệt độ nóng chảy, độ dẫn điện, dẫn nhiệt...) của từng cặp tinh thể, từ đó kể tên yếu tố ảnh 10
  9. hưởng đến tính chất vật lý của chất rắn kết tinh. Sau quan sát, HS có thể đưa được kết luận. * Bài 34-3 - Phân loại: Hình ảnh - Mục đích: Giúp HS có thể phân biệt được đơn tinh thể và đa tinh thể, sau đó hiểu được tại sao đơn tinh thể có tính dị hướng, đa tinh thể có tính đẳng hướng. - Phương án sử dụng: GV dùng mô hình này để phân loại: đơn tinh thể và đa tinh thể. Sau đó là phân tích tính dị hướng và đẳng hướng của chất rắn kết tinh. * Bài 34-4 - Phân loại: Hình ảnh - Mục đích: Giúp HS phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. - Phương án sử dụng: GV cho HS quan sát, yêu cầu HS nêu điểm khác nhau về cấu trúc hình học của hai loại chất rắn: muối ăn và thủy tinh, sau đó đưa ra khái niệm về chất rắn vô định hình. * Bài 34-5 - Phân loại: hình ảnh - Mục đích: giúp HS thông qua mô hình này mà phân biệt được: chất rắn đơn tinh thể, chất rắn đa tinh thể, chất rắn vô định hình và hiểu tại sao chúng có tính đẳng hướng hoặc dị hướng. - Phương án sử dụng: GV cho HS quan sát, yêu cầu HS nêu điểm khác nhau về cấu trúc hình học của: chất rắn đơn tinh thể, chất rắn đa tinh thể, chất rắn vô định hình , sau đó khẳng định về tính dị hướng, đẳng hướng. 11
  10. * Bài 34-6 - Phân loại: Hình ảnh - Mục đích: Giúp HS hiểu được, cùng một chất có thể ở dạng kết tinh hoặc vô định hình, việc hình thành này do điều kiện môi trường quyết định - Phương án sử dụng: GV dùng để mô tả dạng kết tinh và vô định hình của nguyên tố lưu huỳnh. GV khẳng định yếu tố môi trường quyết định việc hình thành đó. Qua đó HS có thể kết luận về những trường hợp khác tương tự. Từ đó GV có thể nêu ra NV về nhà cho HS: nuôi tinh thể muối ăn, hoặc tinh thể đường b. Sự nở vì nhiệt của chất rắn * Bài 36 - Tai sao coc nuoc vo - Phân loại: Video - Mục đích: Khơi gợi vấn đề cần tìm hiểu cho HS - Phương án sử dụng: GV dùng để đặt vấn đề vào bài học. Sau khi học xong phần ứng dụng của nở vì nhiệt, GV có thể dùng video này để yêu cầu HS giải thích và đưa ra cách rót như thế nào để không làm vỡ cốc. * Bài 36 - Nodai,nokhoi - Phân loại: Hình động - Mục đích: Giúp HS nhận biết hiện tượng - Phương án sử dụng: GV dùng để nêu các đặc điểm của sự nở vì nhiệt của vật rắn 12
  11. * Bài 36 - Ungdung - Phân loại: Hình ảnh - Mục đích: Giúp HS nhận biết các ứng dụng - Phương án sử dụng: GV dùng để dạy ứng dụng và củng cố bài học c. Sự chuyển thể của các chất * Bài 38 - Cac qua trinh chuyen the - Phân loại: hình ảnh - Mục đích: Giúp HS biết tên các quá trình chuyển thể và tính hai chiều của sự chuyển thể của các chất. - Phương án sử dụng: GV dùng mở đầu cho bài học, có thể yêu cầu HS nêu ví dụ thực tế cho mỗi quá trình, HS có thể nhận thấy hai quá trình thăng hoa - ngưng kết ít gặp hơn, sau đó GV giới thiệu nội dung chính của bài. * Bài 38 - Su nong chay - Phân loại: Video - Mục đích: Giúp HS nêu được khái niệm nhiệt nóng chảy và hiểu được công thức tính. Từ đó HS có thể đưa ra cách giải bài tập vận dụng SGK - Phương án sử dụng: GV dùng để chỉ rõ ràng có hai quá trình truyền nhiệt xảy ra trong thí nghiệm: Q1: nhiệt lượng chỉ có tác dụng làm tăng nhiệt độ của nước đá cho đến khi đạt nhiệt độ nóng chảy 00C, Q2: nhiệt lượng chỉ có tác dụng làm nóng chảy hoàn toàn nước đá ở 00C. Từ đó yêu cầu HS nhắc lại cách tính Q1 và nêu định nghĩa nhiệt nóng chảy Q2. GV có thể dùng luôn video này để giao bài tập áp dụng tính toán. 13
  12. * Bài 38-Bay hoi va soi - Phân loại: Hình ảnh - Mục đích: Giúp HS phân biệt và rút ra được định nghĩa: sự bay hơi và sự sôi - Phương án sử dụng: GV dùng đặt vấn đề cho quá trình chuyển thể từ lỏng sang khí: đó là sự bay hơi và sự sôi. GV có thể yêu cầu HS phân biệt và nêu định nghĩa sự bay hơi, sự sôi. * Bài 38 - Su hoa hoi - Phân loại: Video - Mục đích: Giúp HS giúp HS nêu được khái niệm nhiệt hóa hơi và hiểu được công thức tính. Từ đó HS có thể đưa ra cách giải bài tập vận dụng SGK - Phương án sử dụng: GV dùng để chỉ rõ ràng có hai quá trình truyền nhiệt xảy ra trong thí nghiệm: Q1: nhiệt lượng chỉ có tác dụng làm tăng nhiệt độ của nước lỏng cho đến khi đạt nhiệt độ sôi 1000C, Q2: nhiệt lượng chỉ có tác dụng làm hóa hơi hoàn toàn nước ở 1000C. Từ đó yêu cầu HS nêu định nghĩa nhiệt hóa hơi Q2. GV có thể dùng luôn video này để giao bài tập áp dụng tính toán. * Bài 38 - Tong ket su chuyen the - Phân loại: Video - Mục đích: Giúp HS củng cố kiến thức về các quá trình chuyển thể đã học. Bên cạnh đó, một số HS khá có thể giải thích sâu sắc hơn bản chất của các quá trình trên ở cấp độ phân tử. 14
  13. - Phương án sử dụng: GV dùng để củng cố bài học, cung cấp kiến thức sâu hơn cho HS khá giỏi d. Độ ẩm không khí * Bài 39 - DVD do am kk - Phân loại: Video - Mục đích: Giúp HS thấy được tầm quan trọng của độ ẩm không khí với cuộc sống hàng ngày, từ đó hứng thú với nội dung chuẩn bị nghiên cứu. - Phương án sử dụng: GV dùng để đặt vấn đề bài học, nhắc đến một số khái niệm sắp được nghiên cứu: bão hòa, độ ẩm không khí, tỉ đối... * Bài 39-Do am a và A - Phân loại: Hình ảnh - Mục đích: Giúp HS tưởng tượng trực quan và đưa ra được khái niệm: độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại. - Phương án sử dụng: GV dùng để mô phỏng hai khái niệm độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại. * Bài 39 - Do am ti doi - Phân loại: Video - Mục đích: Giúp HS hiểu bản chất khái niệm độ ẩm tỉ đối và công thức tính của nó. HS còn có thể đánh giá về trạng thái bão hòa/chưa bão hòa của không khí và các hiện tượng xảy ra kèm theo. - Phương án sử dụng: GV dùng để mô phỏng mối liên quan của độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại, độ ẩm tỉ đối, áp suất không khí, nhiệt độ không khí, khi nào sự bay hơi hay ngưng tụ xảy ra, khi nào không khí đạt trạng thái bão hòa. Lưu ý, trong quá trình chiếu video, GV sẽ thuyết minh cho video để giúp HS hiểu mô phỏng 15
  14. * Bài 39 - Anh huong cua do am - Phân loại: hình ảnh - Mục đích: Giúp HS nêu được tầm quan trọng và các ảnh hưởng của độ ẩm không khí. - Phương án sử dụng: GV dùng để tổng kết bài học, đồng thời cung cấp các ảnh hưởng của độ ẩm không khí trong cuộc sống. 7.2.4. Xây dựng tiến trình dạy học có sử dụng video, hình ảnh một số nội dung Bài 37: CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. - Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt. - Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và không dính ướt. - Mô tả được hình dạng mặt thoáng của chất lỏng ở sát thành bình trong trường hợp chất lỏng dính ướt và không dính ướt. - Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn. 16
  15. - Kể được một số ứng dụng về hiện tượng mao dẫn trong đời sống và kỹ thuật. 2. Kỹ năng - Xác định được hệ số căng bề mặt bằng thí nghiệm. - Tìm tòi, khai thác thu thập thông tin, quan sát hiện tượng và phân tích, tổng hợp. - Đọc và hiểu tài liệu. 3. Thái độ - Tự tin đưa ra ý kiến cá nhân khi thực hiện các NV ở lớp, ở nhà. - Chủ động trao đổi thảo luận với các học sinh khác và với giáo viên. - Hợp tác chặt chẽ với các bạn khi thực hiện các NV nghiên cứu thực hiện ở nhà. - Tích cực hợp tác, tự học để lĩnh hội kiến thức. - Có tinh thần học hỏi, hứng thú học tập, tích cực tự chủ chiếm lĩnh kiến thức. 4. Năng lực có thể phát triển - Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí - Năng lực tái hiện kiến thức - Năng lực tính toán - Năng lực vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng tự nhiên - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo - Năng lực học hợp tác nhóm - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong chủ đề Nhóm Mô tả mức độ thực hiện năng Năng lực thành phần trong chủ đề lực - Mô tả được thí nghiệm về các hiện tượng bề mặt của chất lỏng Nhóm K1: Trình bày được kiến thức - Mô tả được hình dạng mặt thoáng của NLTP về các hiện tượng, đại lượng, chất lỏng ở sát thành bình trong trường liên định luật, nguyên lí vật lí cơ hợp chất lỏng dính ướt và không dính quan bản, các phép đo, các hằng số ướt. đến sử vật lý - Kể được một số ứng dụng về hiện dụng tượng mao dẫn trong đời sống và kỹ kiến thuật. thức - Chỉ ra được mối liên hệ giữa lực căng K2: Trình bày được mối quan vật lý mặt ngoài của chất lỏng với hiên tượng hệ giữa các kiến thức vật lý dính ướt, không dính ướt và mao dẫn K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các NV học tập. 17
  16. K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, - Vận dụng kiến thức để giải thích các đánh giá giải pháp … ) kiến hiện tượng trong thực tế. thức vật lý vào các tình huống thực tiễn P1: Đặt ra những Câu hỏi về - Đặt ra các câu hỏi liên quan các hiện một sự kiện vật lý tượng mặt ngoài của chất lỏng P2: Mô tả được các hiện tượng tự Mô tả được những hiện tượng mặt ngoài nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ của chất lỏng, gọi đúng tên các hiện ra các quy luật vật lý trong hiện tượng. tượng đó. P3: Thu thập, đánh giá, lựa - Đọc SGK vật lý, sách tham khảo, báo Nhóm chọn và xử lí thông tin từ các chí, các thông tin khoa học, internet... để NLTP nguồn khác nhau để giải quyết tìm hiểu các hiện tượng mặt ngoài của về vấn đề trong học tập vật lý. chất lỏng phương - Sử dụng thí nghiệm, mô phỏng để hình pháp P4: Vận dụng sự tương tự và thành kiến thức và giải thích (ở cấp độ (tập các mô hình để xây dựng kiến phân tử) các hiện tượng mặt ngoài của trung thức vật lý. chất lỏng vào P5: Lựa chọn và sử dụng các năng - Lựa chọn kiến thức toán học để tính công cụ toán học phù hợp trong lực toán lực căng mặt ngoài học tập vật lý. thực P6: Chỉ ra được điều kiện lí nghiệm tưởng của hiện tượng vật lý. và năng P7: Đề xuất được giả thuyết; lực mô suy ra các hệ quả có thể kiểm hình tra được. hóa) P8: Xác định mục đích, đề xuất - Có thể đề xuất, lắp ráp và tiến hành thử phương án, lắp ráp, tiến hành xử nghiệm để chứng tỏ định tính hoặc định lí kết quả thí nghiệm và rút ra lượng về các hiện tượng mặt ngoài của nhận xét. chất lỏng P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn các kết luận được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệm này. Nhóm X1: Trao đổi kiến thức và ứng - Gọi đúng tên các hiện tượng mặt ngoài NLTP dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí của chất lỏng trao đổi và các cách diễn tả đặc thù của thông vật lý. tin X2: Phân biệt được những mô Phân biệt được các hiện tượng mặt ngoài tả các hiện tượng tự nhiên bằng của chất lỏng 18
  17. ngôn ngữ đời sống &ngôn ngữ vật lý X3: Lựa chọn, đánh giá được các So sánh nhận xét giữa các nhóm và nêu nguồn thông tin khác nhau kết luận SGK vật lý 10 X4: Mô tả được cấu tạo và - Mô tả được cấu tạo và cách sử dụng nguyên tắc hoạt động của các thước kẹp thiết bị kỹ thuật, công nghệ X5: Ghi lại được các kết quả từ - Ghi chép các nội dung hoạt động nhóm các hoạt động học tập vật lí của - Ghi chép trong quá trình nghe giảng mình (nghe giảng, tìm kiếm - Ghi chép trong quá trình thí nghiệm. thông tin, thí nghiệm, làm việc - Ghi nhớ các kiến thức các hiện tượng nhóm… ) mặt ngoài của chất lỏng X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý của - Trình bày được kết quả hoạt động nhóm mình (nghe giảng, tìm kiếm dưới hình thức văn bản / hoặc thuyết thông tin, thí nghiệm, làm việc trình nhóm… ) một cách phù hợp X7: Thảo luận được kết quả công việc của mình và những - Thảo luận các kết quả thực hiện các NV vấn đề liên quan dưới góc nhìn học tập của bản thân và của nhóm vật lý X8: Tham gia hoạt động nhóm - Phân công công việc hợp lí để đạt hiệu trong học tập vật lý quả cao nhất khi thực hiện các NV C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng , thái - Đánh giá được thái độ học tập và hoạt độ của cá nhân trong học tập vật động nhóm thông qua phiếu đánh giá. lý C2: Lập kế hoạch và thực hiện - Lập kế hoạch và thực hiện được kế được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập trên Nhóm hoạch học tập vật lý nhằm nâng lớp và ở nhà đối với toàn chủ đề sao cho NLTP cao trình độ bản thân. phù hợp với điều kiện học tập liên C3: Chỉ ra được vai trò (cơ hội) - Chỉ ra được ứng dụng của các hiện quan và hạn chế của các quan điểm tượng mặt ngoài của chất lỏng trong đến cá vật lí đối trong các trường hợp khoa học và trong cuộc sống, trong việc nhân cụ thể trong môn Vật lí và ngoài giải thích các hiện tượng trong thực tế. môn Vật lý C4: So sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lý- các giải - So sánh đánh giá được các giải pháp pháp kỹ thuật khác nhau về mặt khác nhau trong việc thiết kế thiết bị. kinh tế, xã hội và môi trường C5: Sử dụng được kiến thức vật 19
  18. lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại C6: Nhận ra được ảnh hưởng vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên. - Video thí nghiệm, hình ảnh mô phỏng - Phiếu học tập 2. Học sinh. - Ôn lại những kiến thức về cấu tạo chất và lực tương tác giữa các phân tử đã học - Vở ghi bài, giấy nháp... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 1: Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng 1. Hoạt động 1: Đặt vấn đề và giới thiệu về nội dung bài học * GV đặt vấn đề: Chất lỏng là trạng thái trung gian giữa trạng thái rắn và trạng thái khí. Chất lỏng có thể tích xác định nhưng không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của bình chứa dưới tác dụng của trọng lực. Trong thực tế, bề mặt chất lỏng có những biểu hiện khá đa dạng : bề mặt của nó có thể là mặt phẳng, có thể là mặt khum lồi, có thể là mặt khum lõm … Mặt ngoài của chất lỏng trông giống như một màng căng. Để đặc trưng cho tính chất một màng căng người ta dùng đại lượng lực căng mặt ngoài. 2. Hoạt động 2: Thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng STT Bước Nội dung 1 Chuyển * Đề nghị HS quan sát video: 36-luc cang be mat, và trả lời các câu giao NV hỏi trong PHT1 * Phát PHT1 - Câu 1: Có những lực nào tác dụng lên chiếc kim đang nổi trên bề mặt nước? - Câu 2: Để vật nổi được như vậy, lực do bề mặt nước tác dụng lên vật có hướng như thế nào? - Câu 3: Dựa vào thí nghiệm về vòng chỉ, và chuyển động của thanh kim loại, em hãy cho biết: Dưới tác dụng của lực căng bề mặt, diện tích bề mặt của chất lỏng có xu hướng như thế nào? Vì sao? - Câu 4: Nêu khái niệm lực căng bề mặt: về điểm tác dụng, về phương và chiều của lực? * GV: trình chiếu video thí nghiệm 20
  19. 2 Thực - Làm việc cá nhân hiện NV- Hoạt động nhóm (theo bàn) 3 - GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp. Báo cáo, thảo - Một nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp luận - Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận. - GV xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời. - GV: nêu biểu thức tính lực căng bề mặt f 4 Kết luận I. Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng. 1. Thí nghiệm. 2. Lực căng bề mặt. a/ Lực căng bề mặt f - Tác dụng lên một đoạn đường nhỏ l bất kì trên bề mặt chất lỏng - Có phương: vuông góc với đoạn đường l và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng - Có chiều: làm giảm diện tích bề mặt của chất lỏng - Có độ lớn tỉ lệ thuận với độ dài l của đoạn đường: f = l (Với  là hệ số căng mặt ngoài, có đơn vị là N/m) 3. Hoạt động 3: Hệ số căng bề mặt của chất lỏng phụ thuộc yếu tố nào? STT Bước Nội dung 1 Chuyển * Đề nghị cá nhân HS quan sát video: 36-anh huong den cang be giao mat, và trả lời các câu hỏi trong PHT2 NV * Phát PHT2 - Câu 1: Quan sát thí nghiệm với 2 giọt nước nóng và lạnh và cho biết: Hệ số căng mặt ngoài của nước nóng hay nước lạnh lớn hơn? Vì sao? - Câu 2: Quan sát thí nghiệm nhỏ nước và rượu lên 2 đồng xu giống nhau và cho biết: Khi nhỏ 2 chất lỏng khác nhau vào 1 bề mặt giống nhau, hệ số căng mặt ngoài của chúng có giống nhau không? Nếu không thì của chất lỏng nào lớn hơn? Vì sao? - Câu 3: Kết luận hệ số căng mặt ngoài của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? * GV: Trình chiếu video thí nghiệm 21
  20. 2 Thực - Làm việc cá nhân hiện - Hoạt động nhóm (theo bàn) NV 3 Báo - GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp. cáo, - Một HS đại diện báo cáo trước lớp. thảo - Các HS khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận. luận - GV xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời. 4 Kết b/ Hệ số căng bề mặt  luận phụ thuộc vào: - Bản chất của chất lỏng:VD của nước lớn hơn của rượu - Nhiệt độ của chất lỏng :  giảm khi nhiệt độ tăng. 4. Hoạt động 4: Các ứng dụng của hiện tượng căng mặt ngoài STT Bước Nội dung 1 Chuyển * GV: chiếu 1 số video, hình ảnh giao NV * Đề nghị HS quan sát 2 video và trả lời các câu hỏi trong PHT3 - Câu 1: Quan sát video thí nghiệm với chiếc ghim giấy và cho biết: Hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng nào lớn hơn, nước hay nước có pha xà phòng? Điều này liên hệ thế nào tới ứng dụng của xà phòng? - Câu 2: Quan sát video thí nghiệm úp ngược cốc nước, từ kết luận của thí nghiệm này: Hãy mô tả khả năng chống nước của ô dù, vải bạt? * GV: Trình chiếu video thí nghiệm 2 Thực - Làm việc cá nhân hiện NV - Hoạt động nhóm (theo bàn) 3 Kết luận 3. Ứng dụng. - Hoà tan xà phòng vào nước sẽ làm giảm đáng kể lực căng mặt ngoài của nước, nên nước xà phòng dễ thấm vào các sợi vải khi giặt để làm sạch các sợi vải, … - Lực căng bề mặt của nước giúp nước mưa không thể lọt qua các lỗ nhỏ giữa các sợi vải căng trên ô dù, hay vải bạt... 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2