Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề ở trường THPT Bắc Yên Thành
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề ở trường THPT Bắc Yên Thành" nhằm tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh cũng như thực trạng tổ chức hoạt động các tiết sinh hoạt lớp ở nhà trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành trong 3 năm học gần đây. Từ đó, nghiên cứu giải pháp tăng cường đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua hình thức tổ chức sinh hoạt lớp theo chủ đề.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề ở trường THPT Bắc Yên Thành
- Ở O O ON N RƢỜNG THPT BẮC YÊN THÀNH SÁN K ẾN K N N M ĐỀ TÀI: TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC SỐNG, LỐI SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT LỚP THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG THPT BẮC YÊN THÀNH LĨNH VỰC: KỸ NĂNG SỐNG Ngƣời thực hiện: Nguyễn Thị Hà Nguyễn Thị Thủy Tổ bộ môn: Văn – Ngoại Ngữ Thời gian thực hiện: Năm học: 2021 - 2022 Số điện thoại: 0983.681.621 0976.910.398 Năm học: 2021 - 2022
- SÁN K ẾN K N N M TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC SỐNG, LỐI SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT LỚP THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG THPT BẮC YÊN THÀNH LĨNH VỰC: KỸ NĂNG SỐNG
- M CL C Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................................ 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 2 6. Tính mới và đóng góp của đề tài ................................................................ 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................... 3 I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài ........................................................... 3 1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 3 1.1. Vai trò, tầm quan trọng của giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống . 3 1.2. Vị trí, vai trò của các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần ................................. 4 2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 4 2.1. Thực trạng chung về đạo đức, lối sống, kỹ năng sống............................ 4 2.2. Thực trạng chung về công tác giáo dục đạo đức, lối sống ..................... 5 2.3. Sự cần thiết của việc tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề ...... 6 II. Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề ............................................ 6 1. Tổ chức thực hiện sinh hoạt lớp theo chủ đề ............................................. 6 1.1. Xây dựng kế hoach chương trình sinh hoạt lớp theo chủ đề................... 6 1.1.1. Mục đích – yêu cầu .............................................................................. 6 1.1.2. Hình thức tổ chức ................................................................................. 7 1.1.3. Nguyên tắc tổ chức ............................................................................... 7 1.1.4. Các hoạt động cơ bản của tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề .................... 7 1.1.5. Xây dựng nội dung các chủ đề ở các khối lớp ..................................... 8 1.2. Triển khai thực hiện sinh hoạt lớp theo chủ đề ở các khối lớp ............... 9 1.2.1. Thành lập bộ phận tư vấn hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm ........................ 9
- 1.2.2. Triển khai sinh hoạt lớp theo chủ đề đồng loạt ở các khối lớp ........... 9 2. Hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề ............................... 10 2.1. Về phía giáo viên.................................................................................... 10 2.1.1. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh ....................... 10 2.1.2. Thay đổi nhận thức của giáo viên chủ nhiệm về tiết sinh hoạt lớp, tạo phong trào thi đua đổi mới tiết sinh hoạt lớp ở nhà trường ................... 10 2.2. Về phía học sinh ..................................................................................... 12 2.2.1. Góp phần hình thành cho học sinh phẩm chất trung thực, nhân ái, tự lập, có trách nhiệm ................................................................................... 12 2.2.2. Góp phần giáo dục học sinh lối sống lành mạnh, tích cực ................. 21 2.2.3. Giúp học sinh có khả năng tự nhận thức bản thân, tôn trọng sự khác biệt, có mối quan hệ bạn bè, thầy cô, gia đình đúng mực .................... 26 2.2.4. Khơi dậy ước mơ, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, có khả năng lập thân lập nghiệp........................................................................................ 29 2.2.5 . Rèn luyện học sinh kỹ năng giải quyết xung đột, ứng phó căng thẳng và kiểm soát cảm xúc........................................................................... 33 2.2.6. Rèn luyện học sinh kỹ năng tiếp nhận và xử lí thông tin, kỹ năng giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề ............................................................. 37 III. Giáo án sinh thể nghiệm .......................................................................... 42 1. Giáo án sinh hoạt chủ đề: Tôi muốn đạt ước mơ ...................................... 42 2. Kết quả đạt được sau tiết sinh hoạt chủ đề................................................ 44 2.1. Về phía giáo viên chủ nhiệm.................................................................. 44 2.2. Về phía học sinh ..................................................................................... 45 PHẦN III. KẾT LUẬN ................................................................................ 48 1. Kết luận ..................................................................................................... 48 2. Đề xuất, kiến nghị ..................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 50
- P ẦN . Ặ VẤN Ề 1. Lí do chọn đề tài Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nêu rõ mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là: “giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”. Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 của Bộ GD&ĐT về tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo cũng chỉ rõ cần phải “tăng cường giáo dục cho học sinh lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng; có ý chí học tập, rèn luyện, ý thức lập thân, lập nghiệp; có kỹ năng sống, có đạo đức, ý thức công dân. Khơi dậy ở thanh niên, thiếu niên, nhi đồng khát vọng vươn lên, tinh thần tình nguyện cống hiến góp phần xây dựng, phát triển đất nước trong điều kiện Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế”. Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV cũng đặt ra nhiệm vụ cho ngành Giáo dục là: “Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên thông qua các hoạt động giáo dục, đào tạo và trải nghiệm. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; khuyến khích cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên xây dựng các bài giảng, video clip, hình ảnh, bài viết về giáo dục đạo đức, lối sống phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo”. Ở nhà trường THPT, học sinh ở độ tuổi 15 - 17, độ tuổi phát triển mạnh về thể chất, năng lực trí tuệ, tâm sinh lý. Ở lứa tuổi này, các em rất dễ bị tác động, lôi kéo từ bên ngoài, nhất là trước các hiện tượng xấu trong xã hội nên thường có những hành động bồng bột, nông nổi. Bên cạnh đó, kỹ năng sống của các em còn non nớt. Vì thế, việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh rất quan trọng, giúp các em có những cách ứng xử, hành động, việc làm đúng đắn trong học tập và đời sống, hình thành nhân cách, phát triển con người toàn diện để chuẩn bị hành trang cần thiết cho các em tự tin vào đời. Mặt khác, mỗi lớp học là một xã hội thu nhỏ mà ở đó mọi vấn đề xảy ra thì giáo viên chủ nhiệm và mọi thành viên trong lớp cùng giải quyết. Khi ấy, tiết sinh hoạt lớp là một cơ hội để các em cùng chia sẻ, cùng giải quyết vấn đề. Và từ đó, giáo viên sẽ giáo dục, rèn giũa cho học sinh về đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, đồng thời giảm bớt sự nhàm chán, căng thẳng trong mỗi tiết sinh hoạt tập thể. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau, lâu nay trong các nhà trường phổ thông, chưa quan tâm đúng mức đến việc quản lí, tổ chức giáo dục qua các tiết sinh hoạt lớp. Các tiết sinh hoạt còn nặng về hình thức, mang tính chất hành chính nhiều hơn là giáo dục. 1
- Là những giáo viên làm công tác quản lí và chủ nhiệm, chúng tôi luôn trăn trở làm thế nào để thay đổi tiết sinh hoạt lớp hiệu quả, hướng đến tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh. Xuất phát từ thực tiễn hoạt động giáo dục ở đơn vị, những kết quả đạt được trong công tác giáo dục học sinh những năm qua, chúng tôi mạnh dạn chia sẻ đề tài “Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề ở trường THPT Bắc Yên Thành” như là một sáng kiến kinh nghiệm để đồng nghiệp cùng tham khảo. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh cũng như thực trạng tổ chức hoạt động các tiết sinh hoạt lớp ở nhà trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành trong 3 năm học gần đây. Từ đó, nghiên cứu giải pháp tăng cường đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua hình thức tổ chức sinh hoạt lớp theo chủ đề. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận về vai trò của giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh cũng như tầm quan trọng của các tiết sinh hoạt lớp. Nghiên cứu thực trạng đạo đức, lối sống, kỹ năng sống của học sinh hiện nay. Nghiên cứu thực trạng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống qua tiết sinh hoạt lớp cuối tuần. Nghiên cứu giải pháp giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề. Đánh giá kết quả nghiên cứu dựa trên sự thay đổi, phát triển về đạo đức, lối sống, kỹ năng sống của học sinh. 4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu. Đạo đức, lối sống, kỹ năng sống của học sinh THPT. 4.2. Phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu trên cơ sở lí luận chung. Nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh ở đơn vị sở tại và ở các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết. Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đạo đức, lối sống, kỹ năng sống học sinh; các tài liệu liên quan đến sinh hoạt lớp theo chủ đề nhằm phát triển phẩm chất, năng lực người học. 2
- 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp điều tra, khảo sát: Xây dựng phiếu điều tra lấy ý kiến của giáo viên, học sinh về thực trạng sinh hoạt lớp, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh THPT. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Sử dụng hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề có tính hệ thống ở cả ba khối lớp để giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, tiến hành triển khai thực nghiệm và rút ra kết luận kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài. 6. ính mới và đóng góp của đề tài Đề tài đã chỉ ra được sự cần thiết của việc tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề, góp phần giáo dục toàn diện nhân cách, giúp các em có thể tự tin, vững bước trước ngưỡng cửa cuộc đời. Mặt khác, thông qua hoạt động sinh hoạt lớp theo chủ đề đã thay đổi nhận thức, nâng cao vai trò trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục học sinh. Đề tài đã xây dựng được bản kế hoạch giáo dục sinh hoạt lớp theo chủ đề khoa học, phù hợp và đồng bộ ở các ba khối lớp tạo nên một phong trào thi đua sôi nổi, hiệu quả. Dựa trên bản kế hoạch đã đề ra, tùy vào điều kiện thực tế của mỗi lớp, sự phù hợp với đặc điểm tình hình học sinh mà các lớp có các hình thức, phương pháp tổ chức đa dạng, sinh động và phong phú. Đề tài làm phong phú thêm lí luận và thực tiễn giáo dục học sinh ở trường THPT, đặc biệt là thiết kế và tổ chức các tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề nhằm giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh. Kết quả này giúp chúng tôi và đồng nghiệp vận dụng trong quá trình giáo dục, là tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên chủ nhiệm. P ẦN . NỘ UN N ÊN ỨU . ơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 1. ơ sở lí luận 1.1. Vai trò, tầm quan trọng của giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh. Trong nhiều tài liệu về giáo dục học sinh cũng như các văn bản hành chính nhà nước về Giáo dục & đào tạo đều xác định rằng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, mang tính chiến lược trong phát triển giáo dục nói riêng và phát triển đất nước nói chung. Giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống không chỉ bồi dưỡng nhận thức về các chuẩn mực xã hội góp phần định hình, phát huy những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người, mà còn qua đó, giúp học sinh có những cách ứng xử, hành 3
- động, việc làm đúng đắn trong học tập và đời sống. Đồng thời, cũng chuẩn bị cho các em những kỹ năng cơ bản cần thiết để tạo dựng hành trang vững chắc cho cuộc sống trong tương lai. Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống cho học sinh là vô cùng cần thiết. Đặc biệt, ở bậc THPT, học sinh bước vào độ tuổi tâm sinh lí có nhiều biến động, rất dễ bị tác động, dễ có những hành động thiếu kiểm soát nên đòi hỏi các nhà trường cần quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho các em. 1.2. Vị trí, vai trò của các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần. Trong chương trình giáo dục phổ thông, tiết sinh hoạt lớp được quy định như một tiết học bắt buộc không thể thiếu ở mỗi cấp học. Tiết sinh hoạt lớp được đặt dưới sự quản lý, giám sát và tác động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm. Thực hiện tốt tiết sinh hoạt lớp để rèn luyện cho học sinh biết tổ chức, thực hiện các hoạt động cụ thể về học tập, rèn luyện ở nhà trường và các hoạt động phong trào khác. Đặc biệt, qua việc triển khai sinh hoạt lớp theo chủ đề vào mỗi cuối tuần, học sinh có cơ hội để tự bộc lộ mình một cách tự nhiên, chân thật và đầy cảm xúc. Đồng thời, qua đó giáo viên chủ nhiệm kịp thời điều chỉnh ý thức, thái độ học tập, rèn luyện; điều chỉnh những biểu hiện lệch chuẩn trong giao tiếp ứng xử, trong lối sống; mở ra những cơ hội để các em tự bộc lộ bản thân, phát huy những năng lực cá nhân. Vậy nên, tiết sinh hoạt lớp là khoảng thời gian vô cùng quý báu để triển khai các hoạt động của lớp, chấn chỉnh nề nếp, uốn nắn học sinh, khơi dậy trong các em sự thích thú, khả năng sáng tạo... đặc biệt là giáo dục lối sống, kĩ năng sống cho các em một cách tập trung và hiệu quả. 2. ơ sở thực tiễn: 2.1. Thực trạng chung về đạo đức, lối sống, kỹ năng sống của học sinh THPT hiện nay. Ngày nay, theo đà phát triển đi lên của xã hội, đạo đức của học sinh cũng có nhiều thay đổi. Sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế đã kéo theo những mặt tiêu cực, tác động trực tiếp đến sự hình thành nhân cách của thế hệ trẻ. Theo nhận định chung thì đạo đức của thanh thiếu niên, đặc biệt là học sinh sa sút rất nhiều. Biểu hiện dễ nhận thấy là hầu như ở nhà trường phổ thông nào cũng có một bộ phận học sinh chưa có ý thức phấn đấu rèn luyện, còn vi phạm nội qui trường lớp như: nói tục, chửi bậy, không vâng lời cha mẹ, thầy cô, đua đòi, ham chơi, đánh nhau, hút thuốc lá, uống rượu bia, xin đểu tiền bạn, trộm cắp tài sản, bỏ học, trốn giờ, bỏ nhà đi lang thang, vi phạm luật giao thông, nghiện các trò chơi điện tử..., có học sinh thiếu những kĩ năng sống cơ bản, tư tưởng sống lệch lạc hoặc sống không có lý tưởng, hoài bão, ước mơ. 4
- Riêng ở trường THPT Bắc Yên Thành chúng tôi, những biểu hiện nói trên của học sinh vẫn còn xảy ra. Đáng lo ngại nhất là hiện tượng một bộ phận học sinh có lối sống thực dụng, buông thả, thiếu ý chí và kỹ năng sống, đã có xảy ra những hậu quả đáng tiếc, khiến cha mẹ học sinh và thầy cô buồn lòng. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên, chúng tôi nghĩ rằng, ngoài yếu tố hoàn cảnh xã hội có những mặt trái tác động, do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi gây nên thì cơ bản vẫn là do công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh chưa thực sự hiệu quả. Ở các nhà trường cần không ngừng đổi mới công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh. 2.2. Thực trạng chung về công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh ở nhà trường THPT. Thời gian qua, các trường phổ thông đã đổi mới các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, giáo dục kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện cho học sinh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Nội dung và hình thức tổ chức trong nhà trường thực hiện qua giảng dạy chính khóa môn Giáo dục công dân; qua lồng ghép, tích hợp vào các môn học khác; qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm kết nối tri thức từ bài học trong chương trình giáo dục phổ thông với kinh nghiệm thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống, các vấn đề trong cuộc sống, các hoạt động từ thiện, hoạt động tình nguyện xã hội… Ở trường THPT Bắc Yên Thành, ngoài việc thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống học sinh qua giảng dạy chính khóa bộ môn Giáo dục công dân, tích hợp lồng ghép vào các bộ môn khác, chúng tôi chú trọng việc phát huy vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên trong việc giáo dục đạo đức, lý tưởng sống, giá trị sống, kỹ năng sống cho đoàn viên thanh niên trong nhà trường bằng các hoạt động cụ thể (các hoạt động về nguồn, nói chuyện truyền thống, viếng nghĩa trang liệt sĩ, các đợt sinh hoạt chính trị “Tiếp lửa truyền thống - mãi mãi tuổi 20”, chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa, tham gia các phong trào thanh niên tình nguyện, chương trình Học kỳ quân đội, Học làm người có ích, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, các câu lạc bộ năng khiếu, câu lạc bộ học tập…). Cùng với đó, đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, trải nghiệm STEM, tăng cường các hoạt động kết nối tri thức từ bài học trong chương trình giáo dục phổ thông với kinh nghiệm thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống, các vấn đề trong cuộc sống, tích cực tham gia các cuộc thi (Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn, Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học, Cuộc thi An toàn giao thông, Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc)… nhằm rèn luyện các kĩ năng sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo, phát huy thế mạnh cá nhân của từng học sinh. Tuy nhiên, hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh ở nhà trường vẫn chưa thật sự hiệu quả, cần liên tục đổi mới nội dung cũng 5
- như phương pháp giáo dục phù hợp với tình hình thực tiễn. Chúng tôi vẫn luôn trăn trở, tìm tòi những giải pháp phù hợp và hiệu quả hơn. Và trong những năm học gần đây, chúng tôi quan tâm đến việc thúc đẩy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc góp phần quan trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc tổ chức sinh hoạt lớp theo chủ đề. Từ việc làm này, bước đầu đã có những thay đổi tích cực, hiệu quả từ cả phía giáo viên làm công tác chủ nhiệm lẫn học sinh trong nhà trường. 2.3. Sự cần thiết của việc tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề. Như phần trên đã nói, tiết sinh hoạt lớp cuối tuần có vai trò quan trọng trong chuỗi hoạt động giáo dục của nhà trường phổ thông. Và giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò, trách nhiệm vô cùng quan trọng quyết định thành công đến sự hình thành nhân cách học sinh. Giáo viên chủ nhiệm không chỉ dạy chữ mà còn dạy những điều tốt đẹp, giúp các em hình thành phẩm chất đạo đức trong sáng như nhân ái, trung thực, tự lập... lối sống lành mạnh, văn minh lịch sự cùng những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống như kỹ năng kiểm soát cảm xúc, giải quyết xung đột, kỹ năng giao tiếp, hợp tác... Nếu tổ chức tốt các tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề, giáo viên chủ nhiệm đã tạo nên những tiết học lý thú, hấp dẫn, tạo nên sân chơi thiết thực bổ ích, giúp học sinh vừa mở mang nhận thức, bồi dưỡng tình cảm vừa rèn luyện những kỹ năng sống cần thiết. Thời gian qua, do ảnh hưởng nặng nề của dịch covid – 19, các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm, các hoạt động tập thể, hoạt động phong trào… bị hạn chế. Nhà trường không tổ chức được các hoạt động giáo dục bên ngoài lớp học một thời gian khá dài vì thực hiện giãn cách phòng chống dịch. Do vậy, giáo viên chủ nhiệm tổ chức các tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề nhằm tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh là một biện pháp hữu hiệu. II. ăng cƣờng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề ở trƣờng P Bắc Yên hành 1. ổ chức thực hiện sinh hoạt lớp theo chủ đề 1.1. Xây dựng kế hoạch chƣơng trình hoạt động sinh hoạt lớp theo chủ đề. 1.1.1. Mục đích – yêu cầu: - Tạo sự hào hứng, yêu thích cho các em học sinh khi có được những giây phút trải nghiệm cảm xúc đầy ý nghĩa sau một tuần học tập vất vả. - Hướng đến trọng tâm của công tác chủ nhiệm lớp là giáo dục tư tưởng, đạo đức; giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống; giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý, khuyến khích sự tham gia của học sinh về mọi mặt trong việc giáo dục toàn diện học sinh. 6
- - Tăng cường đổi mới phương thức hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm lớp theo chủ đề nhằm giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống, giáo dục truyền thống; xây dựng nếp sống văn hóa, củng cố kỷ cương nề nếp, thực hiện giáo dục kỷ luật tích cực hiệu quả. - Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh và các tổ chức trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh. - Tùy vào đặc điểm đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm và tình hình thực tiễn hoạt động của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm chủ động lựa chọn thời gian tổ chức sinh hoạt lớp theo chủ đề cho hợp lí. 1.1.2. Hình thức tổ chức: Tùy vào từng chủ đề có thể kết hợp các hình thức khác nhau như: - Chiếu các video phim ngắn liên quan đến chủ đề sinh hoạt lớp. - Thi hùng biện về các chủ đề. - Tổ chức các trò chơi phù hợp. - Sử dụng phương pháp đóng vai, kể chuyện, chia sẻ, giao lưu... - Hình thức hoạt động giáo dục trải nghiệm. - Chủ động phối hợp với phụ huynh học sinh và các tổ chức trong và ngoài nhà trường. Khuyến khích phụ huynh cùng tham gia, mời cựu học sinh, Ban giám hiệu, Đoàn trường cùng tham gia. - Đan xen các tiết mục văn nghệ vừa liên quan đến chủ đề vừa có tính giải trí. 1.1.3. Nguyên tắc tổ chức: - Bám sát mục tiêu giáo dục, chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, giá trị sống và hướng nghiệp. - Phát huy tối đa tính tích cực, tự giác của học sinh. - Phù hợp với đối tượng học sinh và đặc điểm tâm lí lứa tuổi. - Phát huy thế mạnh của hoạt động nhóm/tổ. - Sử dụng linh hoạt các thiết bị, phương tiện dạy học và đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin. - Đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện tổ chức hoạt động của nhà trường. 1.1.4. Các hoạt động cơ bản của tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề: Phần đầu của tiết sinh hoạt lớp, dành 5-7 phút để kiểm điểm hoạt động tuần và kế hoạch tuần tới. Tùy vào từng nội dung chủ đề cụ thể giáo viên có thể lựa chọn các hoạt động phù hợp, nhưng cơ bản gồm các hoạt động sau: 7
- oạt động 1: Khởi động – kết nối chủ đề oạt động 2: Khám phá chủ đề oạt động 3: Thực hành – trải nghiệm chủ đề oạt động 4: Vận dụng chủ đề oạt động 5: Đánh giá và xây dựng kế hoạch rèn luyện 1.1.5. Xây dựng nội dung các chủ đề ở các khối lớp: Trên cơ sở mục tiêu giáo dục của nhà trường, nội dung hướng dẫn của Sở GD&ĐT Nghệ An về Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, an ninh, an toàn trường học hàng năm và tình hình thực tế của đơn vị, chúng tôi lựa chọn xây dựng nội dung các chủ đề sinh hoạt lớp cụ thể, phù hợp với nhận thức, tâm sinh lí học sinh từng khối lớp. Năm học 2019 – 2020, trong bước thử nghiệm ban đầu, chúng tôi khuyến khích giáo viên chủ nhiệm các lớp tìm, lựa chọn ít nhất 3 chủ đề mà bản thân tâm đắc và phù hợp với đặc điểm lớp chủ nhiệm để thực hiện. Đến năm học 2020 – 2021, hình thức giáo dục này tiếp tục được bàn thảo và tổ chức thực hiện với số chủ đề được tăng lên gấp đôi. Mỗi học kỳ, mỗi lớp triển khai được ít nhất 3 chủ đề. Khuyến khích các lớp tổ chức sinh hoạt theo chủ đề hàng tháng, mỗi tháng một lần. Năm học 2021 – 2022, chúng tôi xây dựng Kế hoạch đổi mới tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề tạo nên hoạt động giáo dục đồng bộ ở tất cả các khối lớp trong nhà trường. Theo đó, mỗi khối lớp tổ chức sinh hoạt lớp theo chủ đề mỗi tháng một lần, (riêng tháng 3 thực hiện 2 chủ đề), thời gian thực hiện ở tuần nào trong tháng là do giáo viên chủ nhiệm chủ động lựa chọn. Các chủ đề ở từng khối lớp được chúng tôi lựa chọn, xây dựng như sau: Khối 10: Gồm các chủ đề: - Học sinh với văn hóa giao thông. - Kỹ năng học tập trong thời đại 4.0. - Trách nhiệm của học sinh đối với bản thân, gia đình và cộng đồng. - Nét đẹp văn hóa ứng xử của học sinh trong nhà trường. - Tôn trọng sự khác biệt. - Tôi chọn sống trung thực. - Sống để yêu thương. - Nhận ra điểm mạnh của người khác. - Tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội hiện nay. - Nghề nghiệp gắn với năng lực bản thân. Khối 11: Các chủ đề sau: - Nói lời cảm ơn và xin lỗi. 8
- - Kỹ năng tiếp nhận và xử lí thông tin. - Thanh niên với tình bạn, tình yêu. - Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc. - Tìm hiểu thị trường lao động trong thời đại 4.0. - Hợp tác trong hoạt động tập thể. - Thanh niên với vấn đề giới và bình đẳng giới. - Người mẹ vĩ đại. - Tôi muốn đạt ước mơ. - Hướng nghiệp qua những tấm gương tiêu biểu. Khối 12: Với các chủ đề: - Sử dụng mạng xã hội an toàn và hiệu quả. - Kỹ năng quản lý thời gian. - Lớp học hạnh phúc. - Kỹ năng giải quyết xung đột trong cuộc sống. - Thanh niên với vấn đề lựa chọn nghề nghiệp trong thời đại công nghệ số. - Kỹ năng thiết lập mục tiêu của bản thân. - Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Thanh niên lập thân, lập nghiệp. - Kỹ năng đọc sách hiệu quả. - Thanh niên với mục tiêu trở thành công dân toàn cầu. 1.2. Triển khai thực hiện sinh hoạt lớp theo chủ đề ở các khối lớp. 1.2.1. Thành lập bộ phận tư vấn hỗ trợ cho giáo viên chủ nhiệm Sau khi xây dựng khung nội dung chương trình các chủ đề, chúng tôi thành lập bộ phận tư vấn, hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm trong việc tổ chức thực hiện tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề. Thành viên của nhóm tư vấn ban đầu là những thành viên trong Ban Tư vấn học đường. Sang năm học 2020 – 2021, hạt nhân của bộ phận tư vấn là giáo viên được tham gia chương trình tập huấn giáo viên chủ nhiệm do Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức. Từ năm học 2021 – 2022, trường chúng tôi có 03 giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh, mỗi giáo viên chủ nhiệm giỏi được phân công làm công tác chủ nhiệm một khối lớp và nhận nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ cho các giáo viên chủ nhiệm cùng khối lớp với mình. Nhờ sự tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình của bộ phận tư vấn mà những khó khăn, e ngại ban đầu của giáo viên chủ nhiệm khi thực hiện hình thức sinh hoạt lớp này đã được gỡ bỏ. 1.2.2. Triển khai sinh hoạt lớp theo chủ đề đồng loạt ở tất cả các khối lớp. 9
- Từ việc khuyến khích giáo viên chủ nhiệm tìm tòi, lựa chọn chủ đề sinh hoạt lớp, khi thấy hiệu ứng và hiệu quả của hoạt động rất tích cực, đến nay trường chúng tôi đã triển khai thực hiện sinh hoạt lớp theo chủ đề đồng bộ ở tất cả các khối lớp. Dựa vào khung Kế hoạch đổi mới sinh hoạt lớp theo chủ đề giáo viên chủ nhiệm các khối lớp thiết kế giáo án sinh hoạt lớp khá bài bản. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn thì liên hệ bộ phận tư vấn để được hỗ trợ nhiệt tình và kịp thời. Đến nay, tất cả 42 giáo viên chủ nhiệm của 42 lớp học trường THPT Bắc Yên Thành đã rất thành thục trong việc tổ chức hoạt động giáo dục này, tạo nên những tiết sinh hoạt lớp sôi nổi, sinh động, hấp dẫn, trở thành nỗi mong chờ của học sinh trong mỗi cuối tuần. Và theo đó, hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường đạt được hiệu quả khá tốt. 2. iệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề 2.1. Về phía giáo viên 2.1.1. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh. Lâu nay vẫn tồn tại một thực tế là có một bộ phận giáo viên chủ nhiệm chỉ quan tâm đến việc quản lí lớp học một cách máy móc. Họ ít khi chủ động tạo nên những sân chơi lành mạnh, bổ ích, mở ra những cơ hội để học sinh được thể hiện năng khiếu, năng lực cá nhân, bày tỏ tâm tư, tình cảm và mong muốn của bản thân với thầy cô, bạn bè, bạn khác giới… Dường như họ quan tâm nhiều đến việc học sinh tuân thủ đúng nội qui trường lớp, đảm bảo thi đua hàng tuần, hàng tháng hơn là quan tâm đến việc rèn giũa, định hướng cho các em lối sống văn minh, tự tin, tự trọng, trang bị các kỹ năng mềm cho hành trang vào đời. Các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần cũng vì thế thường nặng về tính chất hành chính, chủ yếu là kiểm điểm, trách phạt học sinh vi phạm… khiến tiết học trở nên nặng nề, nhàm chán, ít có tính giáo dục. Khi thu hút được tất cả giáo viên chủ nhiệm vào phong trào đổi mới tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề, thầy cô chủ nhiệm tất yếu phải thay đổi phương pháp quản lý lớp học, thay đổi tư duy giáo dục học sinh. Và như vậy, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh cũng được nâng cao. Khi giáo viên chủ nhiệm phát huy hết vai trò trách nhiệm, khả năng, tâm huyết của mình để trở thành cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và hoạt động giáo dục sẽ góp phần rất lớn vào sự thành công trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. 2.1.2. Thay đổi nhận thức của giáo viên chủ nhiệm về tiết sinh hoạt lớp, tạo phong trào thi đua đổi mới tiết sinh hoạt lớp ở nhà trường. Thực hiện theo Kế hoạch đổi mới sinh hoạt lớp theo chủ đề của Ban giám hiệu nhà trường, hầu hết giáo viên chủ nhiệm đều nhận thấy những sự thay 10
- đổi tích cực, hiệu quả. Tiết sinh hoạt lớp trở thành một diễn đàn mà ở đó các em được chia sẻ yêu thương, những buồn vui và hỗ trợ nhau giải quyết những khó khăn. Ở đó, học sinh có quyền dân chủ, được nói lên tiếng nói của mình, mà không phải thực hiện các khuôn mẫu do giáo viên áp đặt. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau. Đây cũng là cơ hội giúp các em vừa học vừa chơi, hoàn thiện đạo đức, lối sống, phát triển kỹ năng sống của mình. Học sinh không còn cảm giác sợ hãi mỗi khi đến tiết sinh hoạt, không những thế các em cảm thấy yêu thích hơn những giờ sinh hoạt lớp theo chủ đề. Qua các tiết sinh hoạt lớp, các em được giáo dục hình thành các phẩm chất tốt đẹp như trung thực, nhân ái, tự lập, có trách nhiệm... hình thành được lối sống lành mạnh, văn minh, lịch sự, được rèn luyện được các kỹ năng giao tiếp, hợp tác, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, giải quyết xung đột... trở thành những công dân toàn cầu. Đổi mới tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề để tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh là một việc làm cần thiết của giáo viên chủ nhiệm, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Từ sự thay đổi nhận thức của giáo viên chủ nhiệm về tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, các giáo viên chủ nhiệm ở đơn vị sở tại đã tạo ra được một phong trào thi đua sinh hoạt lớp theo chủ đề sôi nổi, tích cực, hiệu quả. Nếu như trước đây, việc đổi mới tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề chỉ diễn ra đơn lẻ ở một số giáo viên theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, không có kế hoạch cụ thể, lâu dài, các chủ đề đưa ra cũng theo sở thích, không có sự đồng bộ nên chưa tạo được một hiệu ứng mạnh mẽ. Giờ đây, dựa theo kế hoạch sinh hoạt lớp theo chủ đề từ đầu năm của Ban giám hiệu nhà trường, tùy vào điều kiện thực tế, các lớp đã tổ chức sinh hoạt lớp theo chủ đề của từng tháng với các hình thức đa dạng, phong phú. Có những tập thể lớp dù trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, lớp phải tiến hành học trực tuyến nhưng cả giáo viên chủ nhiệm và học sinh đều nỗ lực, cố gắng để tiến hành sinh hoạt lớp theo chủ đề. Sau mỗi tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề, giáo viên chủ nhiệm chia sẻ những cảm xúc, hình ảnh, video tiết học lên trang facebook hoặc nhóm zalo của trường. Hàng tháng, Ban giám hiệu nhà trường sẽ kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các lớp thực hiện đúng kế hoạch. Chính sự đồng bộ thực hiện từ Ban giám hiệu nhà trường đến các giáo viên chủ nhiệm và các em học sinh đã tạo ra một hiệu ứng lan tỏa tích cực. Thông qua hoạt động này, các em cảm thấy rất thú vị, được nói lên quan điểm, tiếng nói cá nhân, được bày tỏ tình cảm, cảm xúc chân thành, được tôn trọng, yêu thương... Nhờ đó, các em dần hình thành cho mình hành vi tốt đẹp, lối sống lành mạnh, văn minh, rèn luyện được nhiều kỹ năng có ích cho bản thân. Đây chính là nền tảng để giúp các em hình thành phẩm chất đạo đức, lối sống kỹ năng sống, là hành trang vững chắc cho các em vào đời. 11
- ình ảnh minh họa về phong trào thực hiện các tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề ở trƣờng P Bắc Yên hành 2.2. Về phía học sinh 2.2.1. Góp phần hình thành cho học sinh phẩm chất trung thực, nhân ái, tự lập, có trách nhiệm. Để chuẩn bị hành trang vào đời, các em học sinh không chỉ mang theo vốn kiến thức đã được học mà còn phải là người có đạo đức tốt. Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng giúp các em nhận biết được việc gì đúng, việc gì sai, việc gì nên làm, việc gì không nên làm, ứng xử đúng đắn thông qua các mối quan hệ hàng ngày. Để đạt được hiệu quả giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh thì trong các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, thay vì chê bai, phê bình các em trước lớp khiến các em tự ti, dễ tổn thương, giáo viên tiến hành tổ chức sinh hoạt lớp theo các chủ đề để giúp các em nhận thức, hình thành hành vi, phẩm chất đạo đức đúng đắn như trung thực, nhân ái, tự lập, có trách nhiệm... Góp phần hình thành cho học sinh phẩm chất trung thực: Trong xã hội ngày nay, con người cần hoàn thiện nhân cách của mình với phẩm chất trung thực. Trung thực là thành thực với người khác và với cả chính mình, chân thật trong từng lời nói và hành động, luôn tôn trọng sự thật, lẽ phải, sống ngay thẳng, 12
- thật thà, dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. Đức tính trung thực là rất cần thiết, đáng quý mà mọi người cần có, nhất là các em học sinh để có thể tự lập, hoàn thiện chính mình, trở thành công dân tốt và thành công. Bởi đức tính trung thực là nhân tố cơ bản nhất để hình thành nhân cách, là bàn đạp vững chắc để tạo nên các đức tính khác. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh có những biểu hiện thiếu trung thực trong học tập, rèn luyện đạo đức như: quay cóp khi kiểm tra thi cử, giả mạo chữ kí phụ huynh, nói dối cha mẹ đi học thêm hoặc tham gia các hoạt động của trường để đi chơi, ngụy biện mọi lí do cho việc không học bài, làm bài tập về nhà... khiến cho người làm quản lí và giáo viên chủ nhiệm như chúng tôi không khỏi lo lắng, trăn trở. Chính vì thế, trong quá trình giáo dục đạo đức cho các em qua các tiết sinh hoạt lớp, chúng tôi đã lồng ghép các chủ đề nhằm giáo dục, hình thành ở các em phẩm chất trung thực. Ví dụ khi tổ chức tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề tháng 12 ở khối 10 với chủ đề: Tôi chọn sống trung thực, giáo viên đã tiến hành chia lớp thành 4 nhóm tìm hiểu với 4 nhiệm vụ cụ thể như sau: Nhóm 1: Biểu hiện của tính trung thực trong học tập. Nhóm 2: Biểu hiện của tính trung thực trong cuộc sống. Nhóm 3: Vì sao chúng ta cần sống trung thực? Nhóm 4: Học sinh đóng vai về tình huống trung thực (Học sinh tự chuẩn bị kịch bản, tập diễn, trang phục...). Thông qua hoạt động thảo luận, chia sẻ các em đều nhận thấy những biểu hiện của tính trung thực trong học tập và trong cuộc sống như không quay cóp, chép bài của bạn, không nhắc bài cho bạn, không nhận lỗi thay cho bạn, dám dũng cảm nhận lỗi khi làm điều sai, biết nhặt được của rơi đem trả lại người mất, không nói xấu, không lừa dối, đỗ lỗi cho người khác... Quan trọng hơn, các em nhận ra được trung thực là đức tính cần thiết và quý báu, giúp chúng ta nâng cao được phẩm giá, được mọi người tin yêu, giúp cho xã hội lành mạnh, tốt đẹp. Kết hợp với sự chuẩn bị của học sinh, giáo viên chuẩn bị thêm video quà tặng cuộc sống: Chuyện ba lưỡi rìu. Câu chuyện ca ngợi anh tiều phu thành thực, không tham lam đã giúp anh có được một phần thưởng thật quý giá đó là một chiếc rìu bằng vàng. Cũng trong tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề này, các em đã đóng vai một tình huống về sự thiếu trung thực của học sinh: Bạn An là một học sinh ngoan nhưng vì bạn bè rủ rê chơi game mà từ đó nghiện game rồi xin tiền mẹ nhiều hơn, lần thì lấy lí do học thêm, lần thì nói đóng tiền quỹ lớp... Dần dần An trốn tiết nghỉ học thường xuyên hơn. Nhưng khi biết được mẹ phải đi làm vất vả suốt đêm để kiếm tiền đến mức ngất xỉu, An mới nhận ra điều mình làm là sai và thú nhận với mẹ, tự hứa với lòng mình sẽ bỏ game, chăm chỉ học hành, không bao giờ làm khổ mẹ nữa. Qua tiết sinh hoạt theo chủ đề này, các em nhận thức được giá trị của lòng trung thực và tự bản thân mỗi em đều hứa với mình sẽ chọn lối sống trung thực cho bản thân. 13
- Ngoài việc giáo dục đức tính trung thực cho học sinh qua chủ đề Tôi chọn sống trung thực, giáo viên cũng có thể lồng ghép, hình thành cho học sinh hành vi, thói quen trung thực qua các chủ đề: Nói lời cảm ơn và xin lỗi (Khối 11) để các em biết dũng cảm nhận ra sai lầm khuyết điểm của bản thân để xin lỗi chân thành. Hay chủ đề Sử dụng mạng xã hội an toàn và hiệu quả (Khối 12) giúp các em trung thực trong việc đưa hoặc chia sẻ các bài viết, hình ảnh, thông tin trên mạng xã hội một cách an toàn hiệu quả, tránh đưa, chia sẻ bài viết, thông tin sai sự thật. Đồng thời, qua chủ đề này cũng giúp các em biết đấu tranh, bảo vệ những thông tin đúng, phê phán, lên án những thông tin sai lệch. Thông qua các tiết sinh hoạt theo chủ đề này, các em nhận thấy được sự cần thiết của trung thực và luôn ý thức về hành vi trung thực của bản thân. inh hoạt lớp theo chủ đề tháng 12: ôi chọn sống trung thực – Lớp 10 3, 10A8 Qua quá trình thực hiện và nắm bắt các tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề ở các lớp, chúng tôi nhận được nhiều tín hiệu tích cực. Đa số các em biết được những biểu hiện của đức tính trung thực, nhận ra vì sao cần phải sống trung thực và quan trọng nhất là các em ý thức được những hành vi của sự trung thực. Sau tiết sinh hoạt lớp, nhiều em đã hứa trước tập thể lớp sẽ sống trung thực, không nói dối thầy cô, bố mẹ, không quay cóp trong học tập... nhất là trong kì thi cuối học kì I sắp tới. Một kết quả đáng mừng là kì thi cuối học kì 1 năm học 2021 – 2022, số lượng học sinh vi phạm quy chế thi giảm đáng kể so với kì thi giữa học kì I. Tình trạng học sinh quay cóp, sử dụng tài liệu, trao đổi... trong quá trình học tập đã không còn. Đặc biệt, những hành động đẹp về lòng trung thực trong cuộc sống ngày càng nhiều, giúp lan tỏa sức mạnh, ý nghĩa đức tính trung thực. Đó là những tấm gương người tốt việc tốt, các em nhặt được của rơi đã tìm cách để trả lại người đã mất. 14
- ình ảnh học sinh nhặt đƣợc của rơi trả ngƣời đánh mất Góp phần hình thành cho học sinh phẩm chất nhân ái: Bên cạnh việc hình thành cho các em phẩm chất trung thực, giáo viên chủ nhiệm cũng chú trọng hình thành ở học sinh phẩm chất nhân ái. Nhân ái là yêu thương con người, là biết cảm thông chia sẻ, giúp đỡ với những người khó khăn hoạn nạn mà không cần sự đền đáp... Lòng nhân ái có một vai trò quan trọng trong đời sống, là tiêu chí hàng đầu để “định giá” con người, là sợi dây bền chắc kết nối mọi người để xây dựng một cộng đồng gắn bó, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Nhận thấy được sự cần thiết hình thành ở học sinh phẩm chất nhân ái nhất là trong xã hội hiện nay, chúng tôi đã chú trọng xây dựng kế hoạch sinh hoạt lớp theo chủ đề ở cả 3 khối lớp như: Nét đẹp văn hóa ứng xử của học sinh trong nhà trường, Sống để yêu thương (Khối 10), Nói lời cảm ơn và xin lỗi, Người mẹ vĩ đại (Khối 11), Lớp học hạnh phúc (Khối 12)... Ví dụ ở khối 11, khi chúng tôi sinh hoạt chủ đề: Người mẹ vĩ đại, chúng tôi đã tổ chức cho học sinh tìm hiểu, chia sẻ về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ thông qua một tình huống đóng vai về người mẹ mang bầu. Sau đó giáo viên đặt ra một số câu hỏi tình huống kết hợp hình ảnh để học sinh suy ngẫm như: - Bạn mặc cảm “Tại sao mẹ không đón tôi bằng xe tay ga như những đứa trẻ khác?” nhưng bạn có biết số tiền nuôi bạn từ bé đến nay, mẹ có thể mua được bao nhiêu chiếc tay ga cho mình? - Bạn xấu hổ: “Tại sao mẹ không đẹp, không sang bằng mẹ đứa khác?”. Nhưng bạn có biết tóc mẹ bạc vì để tóc bạn được xanh, tay chân mẹ nứt nẻ để da dẻ bạn được hồng hào trắng trẻo? - Bạn bực bội: “Đi học quá cực khổ!”. Nhưng bạn có biết mẹ đang phải làm gì ngoài kia để bạn được ngồi trên chiếc ghế sạch sẽ của nhà trường? - Bạn tự hào đăng lên facebook: “Bữa trưa của mình đơn giản thế này thôi!”. Nhưng bạn có biết, để có được bữa ăn đơn giản đó, mẹ bạn đã phải cực khổ tích cóp từng đồng? 15
- - Bạn cằn nhằn “Tiền cho như nhỏ giọt, mẹ keo đến thế là cùng!”. Nhưng từ khi sinh ra, ta đã cho mẹ được những gì? - Bạn chê đồ ăn của mẹ: “Nấu kiểu gì mà mặn quá! Mất hết cả hứng!”. Nhưng có bao giờ bạn cảm ơn Người vì một bữa ăn ngon? - Được bạn giúp đỡ, bạn nói như đinh: “Trên đời, không ai tốt với mình bằng cậu!”. Nhưng mẹ sinh thành nuôi dưỡng mấy chục năm trời bạn có nghĩ được rằng: Mẹ thật tốt với con? - “Sao mẹ không tâm lí gì hết vậy?”. Bạn không phải là một đứa con ngoan nhưng luôn muốn mẹ là một người hoàn hảo. - Hãy thử tưởng tượng xem, một hôm khi đi học về, căn nhà của bạn im lìm trống trải, mẹ không còn tồn tại nữa. Bạn sẽ cảm thấy thế nào? Từ những chia sẻ, những suy ngẫm của các em học sinh, giáo viên có thể giúp các em nhận ra: Hãy yêu thương người khi còn có thể! Cuối cùng, giáo viên dành cho học sinh khoảng thời gian để các em bày tỏ tình cảm chân thành, thậm chí nhiều em đã không cầm được nước mắt của mình khi nói về mẹ qua các bài hát, các lá thư tâm tình... Có em đã chia sẻ thật xúc động về công ơn sinh thành dưỡng dục cha mẹ “Cảm ơn cha mẹ đã sinh ra con, cho con những điều tốt đẹp nhất thế gian này dù con biết hoàn cảnh nhà mình không được dư giả như những gia đình khác. Nhưng cha mẹ không bao giờ để con thiệt thòi với bạn bè, anh em dù bất cứ thứ gì. Con còn nhớ hồi con còn bé, con rất hay ốm vặt, hơi nóng sốt hay đau bụng là cha mẹ lại sốt sắng lên đưa con đi khám. Dù có nhiều lúc con hư, cãi lại và không nghe lời, cha mẹ thường đánh con. Càng lớn, con càng thấm thía rằng đó chỉ là vì yêu thương con, muốn dạy dỗ con nên người...”. Hay “Chỉ có bố mẹ là người yêu thương con vô điều kiện và cũng không ai thương con hơn bố mẹ. Dù xảy ra chuyện gì thì bố mẹ là người luôn đứng sau dõi theo và ủng hộ con trên mỗi chặng đường. Con yêu bố mẹ nhiều lắm!...”. Cũng chính từ sự yêu thương đó, các em nói lời xin lỗi cha mẹ, tự hứa với lòng sẽ thành người con ngoan trò giỏi. ọc sinh hát về mẹ, viết thƣ cảm nhận chia sẻ về công lao cha mẹ 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 41 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường hứng thú và tập trung của học sinh trong các tiết luyện tập môn Hóa học 11 THPT bằng các trò chơi
25 p | 26 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 27 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng một số chiến thuật đọc hiểu văn bản nhằm nâng cao chất lượng dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân cho học sinh lớp 12 tại trường THPT Yên Dũng số 2
46 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng Infographic nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứng thú học tập Ngữ văn của học sinh THPT
15 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe vào giảng dạy Sinh học 10 bài 30 - Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
21 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng tránh bệnh cao huyết áp và bệnh tiểu đường vào dạy học Sinh học 11 cơ bản bài 20 - Cân bằng nội môi
21 p | 20 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 12 trường THPT Trần Đại Nghĩa làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao
41 p | 56 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy một số bài trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12
10 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh và nâng cao hiệu quả ôn tập trong hoạt động ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn
19 p | 9 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo chủ đề tích hợp trong bài 17 - Công nghệ cắt gọt kim loại môn công nghệ lớp 11 - Nhằm nâng cao việc trải nghiệm sáng tạo của học sinh
55 p | 40 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy bài khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông môn công nghệ lớp 12 nhằm tăng khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh
39 p | 41 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong dạy học chủ đề Điện trở - Tụ Điện- Cuộn cảm môn Công nghệ 12
38 p | 10 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo chủ đề tích hợp trong giảng dạy tiết 1 bài 16 công nghệ chế tạo phôi môn công nghệ lớp 11 nhằm tăng khả năng tự học, tự thực hành của học sinh
35 p | 33 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh tiếp cận và giải quyết các bài toán thực tế chương II - Giải tích 12 bằng phương pháp dạy học tích hợp môn Toán với môn Vật lí và môn Địa lí
23 p | 52 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương thông qua chủ đề bài học: Các cơ cấu của động cơ đốt trong - Công nghệ lớp 11
35 p | 40 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn