intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tạo hứng thú học tập và phát triển một số năng lực cho học sinh THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên thông qua dạy học STEM trong môn Vật lí

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về vấn đề chuyển đổi số với dạy học Stem nhằm phát triển một số năng lực cho học sinh (HS); Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của bài dạy có sử dụng chuyển đổi số kết hợp phương pháp STEM trong việc nâng cao chất lượng môn Vật lý.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tạo hứng thú học tập và phát triển một số năng lực cho học sinh THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên thông qua dạy học STEM trong môn Vật lí

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN _________________________________________ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT NGUYỄN TRƢỜNG TỘ - HƢNG NGUYÊN THÔNG QUA DẠY HỌC STEM TRONG MÔN VẬT LÍ LĨNH VỰC: VẬT LÝ Năm học 2022 - 2023
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢƠNG THPT NGUYỄN TRƢỜNG TỘ - HƢNG NGUYÊN ____________________________________________________________ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT NGUYỄN TRƢỜNG TỘ - HƢNG NGUYÊN THÔNG QUA DẠY HỌC STEM TRONG MÔN VẬT LÍ LĨNH VỰC: VẬT LÝ Tác giả: 1. Hồ Trung Sơn - SĐT: 0919 528 004 2. Nguyễn Bá Tâm - SĐT: 0975 456 326 Môn: Vật lý Năm học 2022 - 2023
  3. MỤC LỤC Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài................................................................................................. 1 2. Mục đích của đề tài ............................................................................................ 2 3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ................................................ 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 2 3.2. Khách thể nghiên cứu .................................................................................. 2 4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................... 2 5. Nhiệm vụ, phạm vi và thời gian nghiên cứu ...................................................... 2 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 2 5.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu ................................................................. 3 6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 3 6.1. Phương pháp phân tích tài liệu ................................................................. 3 6.2. Phương pháp điều tra, khảo sát ................................................................. 3 6.3. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................. 3 6.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh .................................................. 4 6.5. Phương pháp quan sát .................................................................................. 4 6.6. Phương pháp thực nghiệm ........................................................................... 4 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài ............................................................. 5 8. Những đóng góp mới của đề tài ......................................................................... 5 PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................. 6 1. Cơ sở lí luận ....................................................................................................... 6 1.1. Một số khái niệm cơ bản về dạy học phát triển năng lực ............................ 6 1.2. Một số lý luận chung về giáo dục STEM .................................................... 7 1.2.1. Khái niệm giáo dục STEM .................................................................... 7 1.2.4. Quy trình xây dựng bài học STEM ..................................................... 10 1.3. Tầm quan trọng của dạy học STEM trong sự thúc đẩy chất lượng giáo dục hiện nay cho HS trường THPT .................................................................. 10 2. Thực trạng dạy học STEM trong môn Vật lý ở Trường trung học phổ thông .................................................................................................................... 11 2.1. Khảo sát thực trạng học STEM của học sinh trong Trường trung học phổ thông........................................................................................................... 11 2.2. Khảo sát thực trạng dạy học STEM của giáo viên trong Trường trung học phổ thông .................................................................................................... 13
  4. 2.3. Thực trạng dạy học STEM của giáo viên trong môn Vật lý tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên ...................................................... 15 2.3.1. Thuận lợi .............................................................................................. 15 2.3.2. Khó khăn .............................................................................................. 16 3. Tạo hứng thú học tập và phát triển một số năng lực cho học sinh trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên thông qua dạy học STEM trong chương trình Vật lí .......................................................................... 16 3.1. Tạo hứng thú học tập và phát triển một số năng lực cho học sinh trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên thông qua dạy học STEM trong chương trình vật lí kết hợp với dạy học liên môn ................. 16 3.2. Tạo hứng thú học tập và phát triển một số năng lực cho học sinh THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên thông qua dạy học STEM trong chương trình vật lí ................................................................................... 18 3.2.1. Bước 1: Cần lựa chọn chủ đề, nội dung, vấn đề để thực hiện ............. 19 3.2.2. Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết theo định hướng câu hỏi STEM ............................................................................................................. 20 3.2.3. Bước ba: Các kiến thức để giải quyết vấn đề (STEM) ........................ 20 3.2.4. Bước bốn: Xác định mục tiêu dạy học ................................................ 20 3.2.5. Bước năm: Xây dựng nội dung bài học .................................................. 22 3.2.6. Bước sáu: Thiết kế nhiệm vụ dạy học .................................................... 22 3.2.7. Bước 7: Tổ chức thực hiện và đánh giá ............................................... 26 3.3. Tạo hứng thú học tập và phát triển một số năng lực cho học sinh THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên thông qua dạy học STEM trong chương trình vật lí kết hợp với các phương tiện dạy học hiện đại. ......... 26 4. Tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp của đề tài nghiên cứu ...................... 28 4.1. Mục đích khảo sát ...................................................................................... 28 4.2. Đối tượng khảo sát ..................................................................................... 28 4.3. Nội dung khảo sát ...................................................................................... 28 4.4. Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả khảo sát ....................................... 29 4.5. Kết quả khảo sát ......................................................................................... 30 5. Tạo hứng thú học tập và phát triển một số năng lực cho học sinh THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên thông qua dạy học STEM trong chương trình vật lí. ............................................................................................................ 35 5.1. Kết quả thực nghiệm về giờ dạy ................................................................ 35 5.1.1. Mục tiêu thực nghiệm .......................................................................... 35 5.1.2. Đối tượng thực nghiệm ........................................................................ 35 5.1.3. Nội dung, phương pháp thực nghiệm .................................................. 36
  5. 5.1.4. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm .......................................... 36 5.1.5. Nhận xét của giáo viên ........................................................................ 37 5.1.6. Nhận xét của học sinh .......................................................................... 37 5.2. Kết quả đạt được ........................................................................................ 38 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 39 1. Kết luận ............................................................................................................ 39 2. Kiến nghị .......................................................................................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng Bảng 1: Phiếu khảo sát thực trạng học STEM ........................................................ 12 Bảng 2: Phiếu khảo sát thực trạng dạy học STEM của giáo viên ........................... 14 Bảng 4.1: Phiếu khảo sát sự cấp thiết của đề tài ..................................................... 30 Bảng 4.2. Đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp đề xuất ............................... 31 Bảng 4.3. Tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi ........................... 33 của các giải pháp ..................................................................................................... 33 Bảng 5.1: Danh sách lớp tham gia thực nghiệm sư phạm năm học 2021-2022 ..... 35 Bảng 5.2. Bảng điểm bài kiểm tra trước thực nghiệm ............................................ 36 Bảng 5.3. Bảng điểm bài kiểm tra sau thực nghiệm ............................................... 37 Biểu Biểu đồ 1. Tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các giải pháp ......................................................................................................................... 34
  7. Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, những nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đang đi theo xu hướng dạy học và đánh giá theo năng lực, thực hiện nhiều cải cách, chính sách liên quan đến giáo dục, nước ta cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Thế kỷ XXI là một thế kỷ của công nghệ. Do đó, giáo dục Khoa học - Công nghệ - Kĩ thuật - Toán học (STEM) trở thành khẩu hiệu cải cách giáo dục ở rất nhiều các quốc gia trên toàn thế giới. Tuy nhiên, để đánh giá việc triển khai giáo dục STEM chưa có sự đa dạng và linh hoạt phù hợp với bối cảnh. Mặc dù vậy, trên thế giới đã có một vài công trình nghiên cứu về công cụ đánh giá năng lực STEM của giáo viên thông qua hành vi hoặc qua kiến thức. Ví dụ, Bộ công cụ đánh giá hành vi của giáo viên STEM của Hee Kim Bang và Kim Jinsoo (2016). Những nghiên cứu còn hạn chế, chưa xây dựng được đa dạng công cụ về khả năng đánh giá năng lực STEM. Hiện nay, tại Việt Nam, Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018 có một số môn học được tích hợp với nhau, ví dụ như Khoa học tự nhiên gồm Vật lí, Hoá học và Sinh học. Vì thế, Giáo dục STEM là một trong những xu hướng giáo dục tích hợp đang được quan tâm phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam, góp phần đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Mục tiêu của giáo dục phổ thông 2018 là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Để đạt mục tiêu giáo dục 2018 thì việc đổ mới phương pháp giáo dục, giáo dục phát triển năng lực của học sinh là điều cần thiết. Môn Vật lí có vai trò quan trọng đối với khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Vật lí là cơ sở của khoa học tự nhiên và là cơ sở của công nghệ. Vật lí đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc cách mạng công nghiệp của nhân loại. Sở dĩ như vậy là vì vật lí là môn khoa học thực nghiệm, dạy học thông qua thí nghiệm, gắn liền với thực tế sản xuất và cuộc sống. Do vậy, giáo viên cần có phương pháp giáo dục phù hợp. Trong các phương pháp dạy học tích cực đang được triển khai hiện nay thì phương pháp giáo dục STEM là một phương pháp dạy học vô cùng hiệu quả trong việc phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, khai thác và phát huy được năng lực người học - một yêu cầu không thể thiếu trong giáo dục hiện nay. Xuất phát từ bối cảnh chuyển đổi số và nhu cầu nhân lực số, nhu cầu thực tiễn của hoạt động dạy học, đặc điểm tâm lí học sinh, từ những trải nghiệm của bản thân, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Tạo hứng thú học tập và phát triển một số năng lực cho học sinh THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên thông qua dạy học STEM trong môn Vật lí”. 1
  8. 2. Mục đích của đề tài - Nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về vấn đề chuyển đổi số với dạy học Stem nhằm phát triển một số năng lực cho học sinh (HS). - Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của bài dạy có sử dụng chuyển đổi số kết hợp phương pháp STEM trong việc nâng cao chất lượng môn Vật lý. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Việc sử dụng phương pháp dạy học STEM trong môn Vật lý nhằm tạo hứng thú học tập và phát huy một năng lực cho học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên - Nghệ An. 3.2. Khách thể nghiên cứu 129 học sinh Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên - Nghệ An. .Cụ thể: TT Lớp Năm học Số lƣợng Ghi chú 1 10 A1 2021-2022 43 Học kỳ 1 2 11A1 2021-2022 43 3 12A1 2021-2022 43 4. Giả thuyết khoa học Nếu tổ chức dạy học STEM trong môn Vật lý cho học sinh trường “THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên” thì sẽ tạo được hứng thú học tập ở học sinh góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể theo định hướng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, chú trọng phát triển phẩm chất và một số năng lực cho học sinh, tạo sự thú học tập, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. 5. Nhiệm vụ, phạm vi và thời gian nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về chuyển đối số kết hợp phương pháp STEM cho học sinh trong nhà trường phổ thông. - Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của bài dạy có sử dụng chuyển đổi số kết hợp phương pháp STEM trong việc nâng cao chất lượng môn Vật lý. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về tạo hứng thú học tập và phát triển một số năng lực cho HS bằng việc sử dụng phương pháp STEM trong môn Vật lý ở nhà trường phổ thông. - Khảo sát thực trạng về tạo hứng thú học tập và phát triển một số năng lực cho học sinh bằng việc sử dụng phương pháp STEM trong môn Vật lý tại trường 2
  9. THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng nguyên - Nghệ An. - Đề xuất các biện pháp về tạo hứng thú học tập và phát triển một số năng lực cho HS bằng việc sử dụng phương pháp STEM trong môn Vật lý ở nhà trường phổ thông tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên - Nghệ An. 5.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu - Thực nghiệm tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên - Nghệ An. - Thời gian thực hiện: Từ năm học 2021 - 2022. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp phân tích tài liệu Các tác giả đọc và phân tích, so sánh, tổng hợp các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu bao gồm các nguồn tài liệu được sử dụng có thể gồm các dạng: các văn bản Nghị định, Nghị quyết; các tài liệu tập huấn chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các tài liệu, một số trang báo điện tử về giáo dục về phương pháp dạy học, các tài liệu, một số trang báo điện tử về phương pháp tích cực trong dạy học, phương pháp dạy học STEM... nhằm thu thập thông tin, số liệu liên quan phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Tham khảo một số tài liệu, xem xét, lựa chọn thông tin cần thiết, có độ tin cậy cao nhất trong tài liệu nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. Tham khảo nguồn tài liệu sách, báo, công trình nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài để có thể so sánh các nghiên cứu trước đây với kết quả của đề tài. 6.2. Phương pháp điều tra, khảo sát Đề tài nghiên cứu “Tạo hứng thú học tập và phát triển một số năng lực cho học sinh THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên thông qua dạy học STEM trong môn Vật lí” cụ thể hoá các giải pháp của đề tài này thành bảng hỏi để giáo viên (GV), HS đánh giá sự cần thiết và hiệu quả chất lượng giảng dạy môn học; tiến hành thử nghiệm và khảo sát đại trà trên khoảng 50 giáo viên và khoảng 350 học sinh. Chúng tôi đã điều tra khảo sát thực trạng đề tài nghiên bằng phiếu điều tra, bảng hỏi GV, HS bằng phần mềm Google form và phát phiểu khảo khảo sát trực tiếp tại Trường THPT Nguyễn Trường Tộ và một số trường trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Hưng Nguyên nhằm thu thập các thông tin liên quan để giải quyết nhiệm vụ của đề tài. Từ đó thống kê tính cấp thiết cũng như nhu cầu nhu cầu của học sinh về học STEM trong môn Vật lý. Đây là cơ sở quan trọng để rút ra kết luận về tính hiệu quả, khả thi của đề tài nghiên cứu. 6.3. Phương pháp phân tích số liệu Trên cơ sở những số liệu đã thu thập, phân tích, tổng hợp, so sánh các số liệu phục vụ mục đích nghiên cứu thực trạng sử dụng phương pháp dạy học STEM 3
  10. trong môn Vật lý để từ đó áp dụng hiệu quả các giải pháp đề tài đề xuất. Sản phẩm của việc xử lý này được phân tích, tổng hợp hay hệ thống hóa bằng bảng số liệu, biểu đồ... 6.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh Trên cơ sở những số liệu đã thu thập, phân tích, tổng hợp, so sánh các số liệu phục vụ mục đích nghiên cứu thực trạng việc “ Tạo hứng thú học tập và phát triển một số năng lực cho học sinh THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên thông qua dạy học STEM trong môn Vật lí “ở trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên”. Sản phẩm của việc xử lý này được phân tích, tổng hợp hay hệ thống hóa bằng bảng số liệu, biểu đồ... 6.5. Phương pháp quan sát Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi trực tiếp quan sát quá trình HS học tập trong giờ vật lý để tìm hiểu thái độ, hứng thú, tính tích cực, năng lực tư duy, sáng tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề của HS để từ đó rút ra được ưu, khuyết điểm mà phương pháp đang áp dụng, trên cơ sở đó điều chỉnh để đạt được kết quả như đề tài mong muốn. + Mục đích: Đánh giá thực trạng và kiểm nghiệm kết quả của việc sử dụng các giải pháp được đề xuất nhằm “Tạo hứng thú học tập và phát triển một số năng lực cho HS trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên thông qua dạy học STEM trong môn Vật lí” ở trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên - Nghệ An. + Nội dung: Quan sát trực tiếp cách thực hiện hoạt động học tập của học sinh. + Cách tiến hành: Tiến hành quan sát việc thực hiện hoạt động học tập trong và ngoài lớp học của học sinh. Ghi lại kết quả quan sát bằng máy ảnh, bằng tốc kí, phiếu đánh giá kết quả học tập, biểu hiện thái độ, hành vi của học sinh. 6.6. Phương pháp thực nghiệm Để khẳng định kết quả của đề tài chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 3 lớp khóa học 2021- 2022 tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng nguyên. Ở các lớp thực nghiệm chúng tôi tiến hành dạy học STEM trong môn Vật lí nhằm tạo hứng thú học tập và phát triển một số năng lực cho HS, từ đó khẳng định tính hiệu quả của đề tài. + Mục đích: Khảo sát kết quả học tập của học sinh các lớp thực nghiệm và đối chứng để kiểm chứng hiệu quả của các phương pháp được đề xuất. + Nội dung: Khảo sát năng lực học sinh qua bài kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và đối chứng. + Cách tiến hành: - Chọn lớp thực nghiệm. 4
  11. - Chọn lớp đối chứng. - Cho học sinh các lớp được chọn thực nghiệm và đối chứng làm bài kiểm tra. Đối chiếu kết quả để rút ra kết luận khoa học. 6.7. Phương pháp xử lí thông tin, công cụ nghiên cứu - Mục đích: Dựa vào số liệu điều tra, rút ra các kết luận khoa học cho đề tài. - Xử lí số liệu điều tra bằng các công thức toán thống kê và phần mềm Excel. - Bảng hỏi để thu thập thông tin, dữ liệu được thiết kế theo dạng phiếu trắc nghiệm, phần mềm Google forms và phiếu khảo sát trực tiếp GV, HS chuyên dụng, đảm bảo chính xác và nhanh chóng. - Xử lí số liệu điều tra bằng các công thức toán thống kê và phần mềm Excel. - Các phần mềm chuyên dụng để xử lý số liệu: Excel, SPSS. 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài “Tạo hứng thú học tập và phát triển một số năng lực cho học sinh THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên thông qua dạy học STEM trong môn Vật lí”. Trong khuôn khổ của sáng kiến này, chúng tôi tập trung làm sáng tỏ và bảo vệ các luận điểm sau: - Luận điểm 1: Sự cần thiết sử dụng phương pháp dạy học STEM trong môn Vật lý trong Trường THPT. - Luận điểm 2: Việc sử phương pháp dạy học STEM trong môn Vật lý sẽ tạo hứng thú học tập và phát triển một số năng lực cho học sinh Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên và là một trong những phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực, thực hiện yêu cầu dạy học của chương trình phổ thông 2018. 8. Những đóng góp mới của đề tài - Cái mới của đề tài này chính là những giải pháp mà chúng tôi áp dụng lần đầu tiên tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên để tạo hứng thú và phát triển một số năng lực cho học sinh thông qua dạy học môn Vật lý, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học của nhà trường, phù hợp giáo dục hiện đại và tiệm cận chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. - Tổ chức dạy học STEM nhằm phát triển một số năng lực cho HS trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng nguyên góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể theo định hướng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực người học. - Xây dựng cơ sở và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phương pháp dạy học STEM cho học sinh tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên qua môn học Vật lý. 5
  12. PHẦN II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 1.1. Một số khái niệm cơ bản về dạy học phát triển năng lực Đổi mới lớn nhất của nền giáo dục Việt Nam những năm gần đây là việc tập trung phát triển năng lực cho người học. Thay vì việc đặt trọng tâm vào việc “HS sẽ học những gì”, cần đặt trọng tâm vào việc “HS sẽ làm được những gì”. Vậy Dạy học phát triển năng lực là gì? Cần phát triển những năng lực gì cho HS?… * Phát triển năng lực Là phát triển những khả năng hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, phát triển nhân cách, trong đó tính tích cực hoạt động và giao lưu của cá nhân đóng vai trò quyết định. Phát triển sự kiên trì học tập, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm của bản thân trong hoạt động thực tiễn. Phát triển khả năng thực hiện thành công hoạt động trong bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và phát triển các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… Phát triển các năng lực chung cũng như năng lực đặc thù của học sinh. * Định hướng phát triển năng lực Định hướng phát triển năng lực là đảm bảo hướng tới phát triển năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kỹ năng, kiến thức cơ bản, hiện đại và thiết thực; giáo dục hài hòa đức, trí, thể, mỹ; chú trọng vào việc thực hành, vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được trang bị trong quá trình học tập để giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống hàng ngày; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên. Thông qua hình thức tổ chức giáo dục và các phương pháp giáo dục, phát huy tiềm năng và tính chủ động của mỗi học sinh. Đồng thời có những phương pháp đánh giá phù hợp giá phù hợp với mục tiêu giáo dục đặt ra. Định hướng nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn có của từng đối tượng học sinh khác nhau, dựa trên các đặc điểm tâm - sinh lí, nhu cầu, khả năng, hứng thú và định hướng nghề nghiệp khác nhau của từng học sinh. Giúp học sinh phát triển khả năng huy tổng hợp các kỹ năng, kiến thức… thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết một cách hiệu quả nhất các vấn đề xảy ra trong học tập và đời sống hàng ngày, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và phát triển năng lực cho học sinh. * Dạy học theo định hướng phát triển năng lực Như chúng ta đều biết và thừa nhận rằng mỗi học sinh là một cá thể độc lập, có sự khác biệt về trình độ, năng lực, nhu cầu, sở thích và nền tảng xuất thân. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực thừa nhận thực tế này và tìm ra được những cách tiếp cận phù hợp nhằm phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất với mỗi học sinh thay vì giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức như ở mô hình dạy học truyền thống. Theo đó, dạy học theo hướng phát triển năng lực là mô hình dạy học hướng 6
  13. tới mục tiêu phát triển tối đa phẩm chất và năng lực của người học thông qua cách thức tổ chức các hoạt động học tập độc lập, tích cực, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ hợp lý của giáo viên. Trong mô hình này, người học có thể thể hiện sự tiến bộ bằng cách chứng minh năng lực của mình. Qua việc thiết kế hoạt động dạy và học có sự đan xen, liên quan,… nhằm mục đích giúp người học chứng minh khả năng học tập thực sự của mình. Từ đây, các bạn có thể phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và tinh thần tự học để không ngừng nâng cao năng lực học tập. Đặc điểm nổi bật của dạy học theo định hướng phát triển năng lực được thể hiện ở nhiều yếu tố: - Mục tiêu dạy học: Đặt trọng tâm vào việc giúp học sinh giải quyết vấn đề thực tế từ các tình huống, giúp học sinh phát huy phẩm chất cá nhân. - Nội dung dạy học: Nội dung phụ thuộc vào mục tiêu đầu ra về năng lực. Chú trọng các yêu cầu để học sinh có thể linh hoạt vận dụng vào mọi tình huống. - Phương pháp dạy học: Học sinh được đặt trong vai trò làm chủ buổi học. Thầy cô chỉ thể hiện vai trò cố vấn, hỗ trợ khi học sinh gặp khó khăn. - Giáo án: Được thiết kế riêng và phụ thuộc vào khả năng của các nhóm học sinh thay cho việc một giáo án dùng chung như trước đây. - H nh thức tổ chức dạy học: Đẩy mạnh hình thức hoạt động, đưa vào các tình huống cần giải quyết để giúp người học có cơ hội tìm tòi, khám phá. - Môi trường học tập: Không gian linh hoạt, cởi mở. Lớp học có thể diễn ra ngoài trời như công viên, hoặc các phòng chức năng như phòng lab, phòng thí nghiệm, hội trường lớn,… - Đánh giá k t quả: Tiêu chí đánh giá thể hiện chuẩn đầu ra môn học, khả năng vận dụng vào thực tiễn. Người học được tự đánh giá và đưa ra ý kiến dựa trên các tiêu chí rõ ràng cũng như đánh giá từ phía giáo viên. * Một số năng lực cần phát triển cho học sinh THPT 1.2. Một số lý luận chung về giáo dục STEM 1.2.1. Khái niệm giáo dục STEM Giáo dục STEM là cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó các học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, 7
  14. kỹ thuật và toán vào trong các bối cảnh cụ thể giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu, để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và cùng với đó có thể cạnh tranh trong nền kinh tế mới". 1.2.2. Mục tiêu của giáo dục STEM Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học. Nói như thế không có nghĩa STEM chỉ có giá trị trong lĩnh vực bộ môn tự nhiên. Vì suy cho cùng thì giáo dục STEM là nhằm giúp người học vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề, những hoạt động của học sinh trong thực tiễn cuộc sống. Đối với bộ môn khoa học tự nhiên nói chung, bộ môn Vật lý nói riêng, giáo dục STEM cũng mang lại ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng linh hoạt những gì đã học trong sách vở, ở trường học vào trong thực tiễn cuộc sống, phát huy được năng lực của người học. Những điểm mạnh của giáo dục STEM có thể kể đến: Thứ nhất: Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn và thông qua thực hành, ứng dụng. Qua đó, học sinh vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn. Giáo dục STEM sẽ phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc “tức thì” trong môi trường làm việc có tính sáng tạo cao với những công việc đòi hỏi trí óc của thế kỷ XXI. Thứ hai: Giáo dục STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho người học. Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, học sinh được đặt trước một tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức khoa học. Để giải quyết vấn đề đó, học sinh phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các môn học có liên quan đến vấn đề (qua sách giáo khoa, học liệu, thiết bị thí nghiệm, thiết bị công nghệ) và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra. Thứ ba: Giáo dục STEM đề cao một phong cách học tập mới cho người học, đó là phong cách học tập sáng tạo. Đặt người học vào vai trò của một nhà phát minh, người học sẽ phải hiểu thực chất của các kiến thức được trang bị; phải biết cách mở rộng kiến thức; phải biết cách sửa chữa, chế biến lại chúng cho phù hợp với tình huống có vấn đề mà người học đang phải giải quyết. Với việc sử dụng phương pháp giáo dục STEM để dạy học sẽ kích thích sự sáng tạo, sự tìm tòi và tinh thần đoàn kết của các em trong học tập. Đồng thời, giúp các HS biết được nhiệm vụ của bản thân khi làm việc nhóm để phát huy khả năng sáng tạo, chủ động với kiến thức, có trách nhiệm hoàn thành nội dung bài học. Thông qua đó học sinh sẽ tự tin hơn, năng động hơn, rèn luyện kinh nghiệm tổ chức quản lý khi làm việc nhóm, kinh nghiệm trải nghiệm thực tiễn…, làm cho mối quan hệ thầy - trò cũng được cải thiện, tiết học trở thành môi trường giao tiếp giữa thầy với trò, giữa trò với trò. Từ đó, học sinh hứng thú hơn với môn học, tiết 8
  15. học sẽ sinh động và hiệu quả hơn, năng lực của người học cũng được phát triển. 1.2.3. Các hình thức tổ chức giáo dục STEM Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tùy thuộc vào đặc thù từng môn học và điều kiện cơ sở vật chất, các trường có thể áp dụng linh hoạt các hình thức tổ chức giáo dục STEM, gồm: * Dạy học các môn khoa học theo bài học STEM Đối với dạy học các môn khoa học theo bài học STEM, văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: Đây là hình thức tổ chức giáo dục STEM chủ yếu trong nhà trường trung học. Giáo viên thiết kế các bài học STEM để triển khai trong quá trình dạy học các môn học thuộc chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận tích hợp nội môn hoặc tích hợp liên môn. - Nội dung bài học STEM bám sát nội dung chương trình của các môn học nhằm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo thời lượng quy định của các môn học trong chương trình. - Học sinh thực hiện bài học STEM được chủ động nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu học tập để tiếp nhận và vận dụng kiến thức thông qua các hoạt động: Lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề; thực hành thiết kế, chế tạo, thử nghiệm mẫu thiết kế; chia sẻ, thảo luận, hoàn thiện hoặc điều chỉnh mẫu thiết kế dưới sự hướng dẫn của giáo viên. * Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM Đối với tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM: Hoạt động trải nghiệm STEM được tổ chức thông qua hình thức câu lạc bộ hoặc các hoạt động trải nghiệm thực tế; được tổ chức thực hiện theo sở thích, năng khiếu và lựa chọn của học sinh một cách tự nguyện. Nhà trường có thể tổ chức các không gian trải nghiệm STEM trong nhà trường; giới thiệu thư viện học liệu số, thí nghiệm ảo, mô phỏng, phần mềm học tập để học sinh tìm hiểu, khám phá các thí nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống. - Hoạt động trải nghiệm STEM được tổ chức theo kế hoạch giáo dục hàng năm của nhà trường; nội dung mỗi buổi trải nghiệm được thiết kế thành bài học cụ thể, mô tả rõ mục đích, yêu cầu, tiến trình trải nghiệm và dự kiến kết quả. - Ưu tiên những hoạt động liên quan, hoạt động tiếp nối ở mức vận dụng (thiết kế, thử nghiệm, thảo luận và chỉnh sửa) của các hoạt động trong bài học STEM theo kế hoạch dạy học của nhà trường. - Các trường trung học tăng cường hợp tác với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các thành phần kinh tế - xã hội khác và gia đình để tổ chức có hiệu quả các hoạt động trải nghiệm STEM phù hợp với các quy định hiện hành. * Đối với tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật Hoạt động này dành cho những học sinh có năng lực, sở thích và hứng thú 9
  16. với các hoạt động tìm tòi, khám phá khoa học, kỹ thuật giải quyết các vấn đề thực tiễn; thông qua quá trình tổ chức dạy học các bài học STEM và hoạt động trải nghiệm STEM phát hiện các học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, kỹ thuật. Hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật được thực hiện dưới dạng một đề tài/dự án nghiên cứu bởi một cá nhân hoặc nhóm hai thành viên, dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc nhà khoa học có chuyên môn phù hợp. Dựa trên tình hình thực tiễn, các trường có thể định kỳ tổ chức ngày hội STEM hoặc cuộc thi khoa học, kỹ thuật tại đơn vị để đánh giá, biểu dương nỗ lực của giáo viên và học sinh trong việc tổ chức dạy và học, đồng thời lựa chọn các đề tài/dự án nghiên cứu gửi tham gia Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp trên. 1.2.4. Quy trình xây dựng bài học STEM Xác định chủ đề Thiết kế kế Thảo luận, trao stem và mục hoạch dạy học đổi và hỏi kiến tiêu của chủ đề stem chuyên gia Đánh giá toàn Đánh giá,phản Thực hiện kế bộ quá trình hồi và điều hoạch dạy học nghiên cứu, tổng chỉnh chủ đề chủ đề stem và kết. stem thiết kế quan sát 1.3. Tầm quan trọng của dạy học STEM trong sự thúc đẩy chất lượng giáo dục hiện nay cho HS trường THPT Hiện nay, giáo dục STEM là một phương pháp giáo dục đang được chú ý rất nhiều. Phương pháp giáo dục STEM được áp dụng tích cực trong các chương trình giáo dục ở các nước phát triển như Mỹ, Đức, Pháp, Nhật Bản… Tại Việt Nam, giáo dục STEM cũng đang được Bộ Giáo dục và đào tạo định hướng để phát triển cho các em học sinh, sinh viên trong những năm gần đây. Như vậy, phương pháp giáo dục STEM đóng vai trò đặc biệt quan trong trong sự nghiệp giáo dục. Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn và thông qua thực hành, ứng dụng. Áp dụng phương pháp giáo dục STEM sẽ phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc “tức thì” trong môi trường làm việc có tính sáng tạo cao với những công việc đòi hỏi trí óc của thế kỷ XXI. Điều này phù hợp với cách tiếp cận tích hợp 10
  17. trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Vì thế, tư tưởng này của giáo dục STEM cần được khai thác và đưa vào mạnh mẽ trong Chương trình GDPT mới. Giáo dục STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho người học. Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, học sinh được đặt trước một tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức khoa học. Để giải quyết vấn đề đó, học sinh phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các môn học có liên quan đến vấn đề (qua sách giáo khoa, học liệu, thiết bị thí nghiệm, thiết bị công nghệ) và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Tư tưởng này của giáo dục STEM cũng cần được khai thác và đưa vào mạnh mẽ trong Chương trình GDPT mới. Giáo dục STEM đề cao một phong cách học tập mới cho người học, đó là phong cách học tập sáng tạo. Đặt người học vào vai trò của một nhà phát minh, người học sẽ phải hiểu thực chất của các kiến thức được trang bị; phải biết cách mở rộng kiến thức; phải biết cách sửa chữa, chế biến lại chúng cho phù hợp với tình huống có vấn đề mà người học đang phải giải quyết. Sự thẩm thấu kiến thức theo cách như vậy chính là một trong những định hướng mà giáo dục cần tiếp cận. Vì vậy, dạy học STEM có ý nghĩa quan trọng của trong sự thúc đẩy chất lượng giáo dục hiện nay cho HS trường THPT. Như vậy, sử dụng phương pháp STEM trong dạy học là một trong những phương pháp dạy theo định hướng phát triển năng lực giúp đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển các phẩm chất, nhân cách và năng lực của học sinh một cách toàn diện. Giúp học sinh phát triển năng lực vận dụng kiến thức của bài học vào việc giải quyết các tình huống thực tiễn, từ đó giúp học sinh áp dụng được những gì đã học vào thực tế cuộc sống. Điều này giúp người học có năng lực giải quyết các vấn đề cuộc sống và nghề nghiệp cũng như giúp học sinh thích ứng với những thay đổi của cuộc sống. Đồng thời, dạy học STEM còn tạo ra những giờ học thú vị, sôi động và cuốn hút học sinh vào các hoạt động tìm tòi, khám phá kiến thức. Từ đó phát triển các kỹ năng học tập của học sinh một cách toàn diện để giải quyết vấn đề, tự học và hợp tác cùng tư duy sáng tạo. Ngoài việc mang lại hiệu quả dạy và học về mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ, việc dạy học phát triển năng lực còn có nhiều ý nghĩa quan trọng tác động đến quá trình phát triển của học sinh. 2. Thực trạng dạy học STEM trong môn Vật lý ở Trường trung học phổ thông 2.1. Khảo sát thực trạng học STEM của học sinh trong Trường trung học phổ thông Để có kết luận xác đáng, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu thực trạng, 11
  18. tiến hành khảo sát nhu cầu của học sinh về học tập STEM trong các hoạt động học tập ở trường THPT. Cụ thể, chúng tôi đã bảng hỏi, phát phiếu khảo sát điều tra cho HS ở nhiều lớp khác nhau của các trường bằng bảng hỏi, phiếu điều tra khảo sát qua phần mềm google foms và phiếu khảo sát trực tiếp ở một số trường: THPT Lê Viết Thuật, THPT Hà Huy Tập, THPT Thái Lão - Hưng Nguyên và Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên để các em phát biểu những cảm nhận và nêu ý kiến, nguyện vọng của mình về việc học STEM trong các hoạt động học tập ở trường THPT. Nội dung khảo sát như sau: Bảng 1: Phiếu khảo sát thực trạng học STEM Họ và tên học sinh......................................................................Lớp……….. Trường............................................................................................................ Thƣờng Không Ít Đƣợc xuyên Nội dung đƣợc đƣợc học đƣợc học học học Em có thường xuyên được học STEM thông qua các hoạt động học tập không? Nhu cầu của học sinh về học STEM trong hoạt động tập Không Ít Rất Em có mong muốn được học STEM Mong mong mong mong thông qua các hoạt động học tập không? Muốn muốn muốn muốn - Kết quả thu được như sau Nội dung khảo sát Số Thƣờng Không TT Trƣờng lƣợng Ít được Được xuyên được học học đƣợc học học 1 THPT Lê Viết Thuật 350 147 125 78 0 2 THPT Hà Huy Tập 350 147 123 80 0 THPT Nguyễn 3 350 204 132 14 0 Trường Tộ - HN THPT Thái Lão - 4 350 197 128 25 0 HN Trung bình 173,75 127 49,25 350 0 phiếu đánh giá (49,64%) (36,29%) (14,07%) Bảng 1: Kết quả cho thấy trung bình phiếu đánh giá về thực trạng học 12
  19. STEM của học sinh trong các hoạt động học tập ở Trường THPT có 173,75 phiếu chọn câu trả lời “không được học” chiếm (49,64%), có trung bình 127 phiếu chọn câu trả lời “ít được học” (chiếm 36,29%) và có trung bình 49,25 phiếu chọn câu trả lời “được học” (chiếm 14,07%). Tổng số phiếu 350 phiếu đánh giá thu được từ học sinh thì có 300 phiếu đánh giá chọn câu trả lời “Rất mong muốn” (chiếm 85,71%) và có 50 phiếu đánh giá chọn câu trả lời “Mong muốn” (chiếm 14,29%). Biểu diễn kết quả điều tra được mô tả trong biểu đồ sau KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HỌC STEM CỦA HỌC SINH 14,07% 36,29% 49,64% KHÔNG ĐƢỢC HỌC ÍT ĐƢỢC HỌC ĐƢỢC HỌC Kết quả khảo sát trên cho thấy + HS ở các trường trên địa bàn chủ yếu không được được học STEM thông qua các hoạt động học tập một cách thường xuyên. + Phần lớn HS các trường đều mong muốn được học STEM thông qua các hoạt động học tập. Kết quả khảo sát đó là một trong những minh chứng thuyết phục để chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Tạo hứng thú học tập và phát triển một số năng lực cho học sinh THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên thông qua dạy học STEM trong môn Vật lí”. 2.2. Khảo sát thực trạng dạy học STEM của giáo viên trong Trường trung học phổ thông Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu thực trạng dạy học STEM của giáo viên bằng bảng hỏi, phiếu điều tra khảo sát qua phần mềm google foms và phát phiếu khảo sát trực tiếp ở một số trường: THPT Lê Viết Thuật, THPT Hà Huy Tập, THPT Thái Lão - Hưng Nguyên và trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên. Nội dung khảo sát như sau: 13
  20. Bảng 2: Phiếu khảo sát thực trạng dạy học STEM của giáo viên Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với thầy /cô Không Ít Rất Thƣờng Nội dung thƣờng thƣờng xuyên thƣờng xuyên xuyên xuyên Thầy/cô có thường xuyên dạy học STEM cho học sinh thông qua các tổ chức hoạt động dạy học không? Mức độ hiệu quả giáo dục Thầy/ cô đã thực sự hài lòng với hiệu quả dạy học STEM cho học sinh thông qua các tổ Không Ít hài Hài Rất hài chức hoạt động dạy học của mình hay chưa? Hài lòng lòng lòng lòng - Kết quả thu được như sau: Mức độ Số Hiệu quả giáo dục Không Ít Rất Năm học Thường lƣợng thường thường thường Không Rất xuyên Ít hài Hài xuyên xuyên xuyên hài hài lòng lòng lòng lòng 2021- 2022 30 16 8 4 2 5 25 0 0 Trung bình phiếu đánh giá 6,67 16,67 83,33 53,3% 26,67 13,33 0 0 %0 % % Đơn vị: % Kết quả thu được như sau: Tổng số phiếu đánh giá thu được từ giáo viên thì có 16 phiếu đánh giá chọn câu trả lời “Không thường xuyên” (chiếm 53,33%), có 8 phiếu chọn câu trả lời “Ít thường xuyên” (chiếm 26,67%), có 4 số phiếu chọn câu trả lời “Thường xuyên” (chiếm 13,33%) và có 2 phiếu chọn câu trả lời “Rất thường xuyên” (chiếm 6,67%). Về hiệu quả giáo dục STEM cho học sinh có 5 phiếu đánh giá chọn câu hỏi “Ít hài lòng” (chiếm 16,67%) và có 25 phiếu chọn câu trả lời “không hài lòng” (chiếm 83,33%). 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0