Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tạo không khí văn chương trong giờ Đọc - hiểu văn bản ở chương trình Ngữ văn THPT
lượt xem 6
download
Mục đích của đề tài là mong muốn góp thêm một số kinh nghiệm trong việc dạy học Ngữ văn ở THPT, trao đổi với đồng nghiệp những giải pháp khắc phục khó khăn khi dạy học Ngữ văn, góp phần nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông, góp phần đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của xã hội trong thời đại mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tạo không khí văn chương trong giờ Đọc - hiểu văn bản ở chương trình Ngữ văn THPT
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: TẠO KHÔNG KHÍ VĂN CHƯƠNG TRONG GIỜ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT MÔN: NGỮ VĂN Năm: 2022
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG PT HERRMANN GMEINER SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: TẠO KHÔNG KHÍ VĂN CHƯƠNG TRONG GIỜ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT MÔN: NGỮ VĂN Giáo viên : Ngô Thị Sơn Điện thoại : 0963362137 Đơn vị :Trường PT Hermann Gmeiner Vinh Năm: 2022
- MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Bối cảnh của đề tài. ........................................................................................... 1 2. Mục đích đề tài. ................................................................................................ 1 3. Phạm vi và đối tượng áp dụng. ......................................................................... 1 4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 2 5. Những điểm mới cơ bản trong kết quả nghiên cứu. .......................................... 2 II. PHẦN NỘI DUNG. ........................................................................................ 2 1. Cơ sở lí luận của đề tài: ..................................................................................... 2 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài: ................................................................................. 3 3. Giải pháp thực hiện: .......................................................................................... 3 3.1. Tạo không khí từ hoạt động kiểm tra bài cũ. ................................................. 3 3.2. Tạo không khí từ bài cũ sang bài mới. ........................................................... 4 3.3. Tạo không khí từ hoạt động vào bài thu hút sự chú ý. ................................... 4 3.4. Tạo không khí bằng kịch hóa tác phẩm văn học, một số đoạn trong tác phẩm hoặc kịch hóa bối cảnh ra đời của tác phẩm. ........................................................ 5 3.5. Tạo không khí bằng hoạt động đọc/nghe văn bản trên nền nhạc. .................. 6 3.6. Lồng ghép một số trò chơi trong giờ dạy học Ngữ văn. ................................ 7 3.7. Đặt câu hỏi và tổ chức hoạt động thuyết trình vấn đề để kích thích hoạt động phản biện của học sinh. ......................................................................................... 15 3.8. Sử dụng lời bình ấn tượng. ........................................................................... 16 3.9. Ứng dụng công nghệ thông tin, các phương tiện kĩ thuật hiện đại vào bài dạy.. 16 3.11. Tạo dư âm trong giờ dạy Ngữ văn từ hoạt động kết thúc. ......................... 22 4. Khả năng áp dụng của giải pháp: .................................................................... 23 5. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp. .. 23 III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 24 1. Kết luận: .......................................................................................................... 24 2. Kiến nghị: ........................................................................................................ 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 25
- I. PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Bối cảnh của đề tài. Xã hội ngày càng đổi mới tiến bộ, tư duy con người thay đổi, tầm tiếp nhận, nhu cầu học tập của học sinh thay đổi dẫn tới giáo viên và cách giáo dục cũng bặt buộc phải đổi mới sao cho phù hợp. Điểm đổi mới quan trọng của bộ môn Ngữ văn trong nhà trường hiện nay đó chính là phải tạo được không khí văn chương trong mỗi giờ dạy học. Đây chính là xu hướng đúng đắn và mang ý nghĩa tích cực, giúp cho các em học sinh có hứng thú học văn, lĩnh hội được cái hay, cái đẹp, thế giới nội tâm của cuộc sống con người qua các tác phẩm văn chương. Vì vậy trong quá trình giảng dạy của bản thân, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm để tạo ra không khí văn chương trong các giờ Đọc - hiểu văn bản Ngữ văn. Những đúc rút đó được trình bày trong bản sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Tạo không khí văn chương trong giờ Đọc - hiểu văn bản ở chương trình Ngữ văn THPT”. Đây là đề tài có tính chất thiết thực, giúp bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp tiến hành tốt hơn các tiết dạy Ngữ văn. Đồng thời đây cũng là một biện pháp có hiệu quả trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Mục đích của đề tài là mong muốn góp thêm một số kinh nghiệm trong việc dạy học Ngữ văn ở THPT, trao đổi với đồng nghiệp những giải pháp khắc phục khó khăn khi dạy học Ngữ văn, góp phần nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông, góp phần đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của xã hội trong thời đại mới. 2. Mục đích đề tài. Mục đích của đề tài là mong muốn góp thêm một số kinh nghiệm trong việc dạy học Ngữ văn ở THPT, trao đổi với đồng nghiệp những giải pháp khắc phục khó khăn khi dạy học Ngữ văn, góp phần nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông, góp phần đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của xã hội trong thời đại mới. 3. Phạm vi và đối tượng áp dụng. “Tạo không khí văn chương trong giờ Đọc - hiểu văn bản ở chương trình Ngữ văn THPT” là đề tài áp dụng trong phạm vi những tiết dạy đọc hiểu Ngữ văn ở nhà trường phổ thông, với đối tượng là học sinh PTTH nhằm tạo hứng thú cho học sinh, đánh thức những rung động, cảm xúc, bồi dưỡng tâm hồn người học. 1
- 4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu, khảo sát thực tế việc dạy và học của học sinh THPT. - Tham dự và phỏng vấn - Phân tích, thống kê, tổng hợp dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học khác để đạt được những mục tiêu mà đề tài đã xác định. 5. Những điểm mới cơ bản trong kết quả nghiên cứu. - Đúc kết những kinh nghiệm giúp HS hứng thú hơn, thoải mái hơn trong mỗi giờ học Ngữ văn. II. PHẦN NỘI DUNG. 1. Cơ sở lí luận của đề tài: Trong nhà trường PT, bộ môn Ngữ văn không chỉ có vai trò cung cấp kiến thức mà còn bồi đắp tâm hồn, nhân cách cho học sinh, cho nên vấn đề đặt ra đối với giáo viên là phải dạy như thế nào cho hay, cho hiệu quả, tạo được hứng thú, say mê cho học sinh quả là một thử thách vô cùng lớn đối với người giáo viên. Việc học sinh không thích thú mặn mà với môn Ngữ văn cũng có nhiều lí do, tuy nhiên có một nguyên nhân khá quan trọng đó là giáo viên chưa thực sự tạo ra sự cuốn hút học sinh bằng bài giảng của mình, chưa thực sự có những bước ngoặt đột phá trong việc đổi mới phương pháp dạy học văn. Người giáo viên với vai trò tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của học sinh, hơn ai hết việc phải tìm ra nhiều biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo của người học, tạo niềm hứng thú say mê học tập của học sinh là nhiệm vụ quan trọng của mỗi người giáo viên. Cái khó khăn đối với giáo viên dạy văn là làm sao trong giờ học có thể tạo ra bầu không khí văn chương. Môn ngữ văn là một môn học vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật. Tạo bầu không khí văn chương là yếu tố không thể thiếu để làm nên “chất văn” cho mỗi giờ học văn. Để có được những giờ văn thật sự hiệu quả, đòi hỏi người giáo viên cần phải: - Tạo tâm lí thoải mái, hứng thú để học sinh sẵn sàng bước vào con đường khám phá, cảm nhận, lĩnh hội cái hay, cái đẹp, thế giới nội tâm của cuộc sống con người qua tác phẩm văn chương. - Góp phần đánh thức những rung động, cảm xúc, những rung cảm thẩm mĩ, bồi dưỡng tâm hồn người học, hướng các em tới cái Chân - Thiện - Mĩ. - Góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn của học sinh. 2
- 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài: Trong nhiều năm trở lại đây, theo xu thế của xã hội, đại bộ phận học sinh ít theo học khối C mà chỉ chạy theo những môn khoa học tự nhiên để tương lai dễ chọn ngành nghề, việc làm. Chính vì thế, học sinh trong trường THPT gần như rất xem nhẹ việc học văn, đa số các em chỉ coi môn Ngữ văn như là một môn điều kiện Từ những thực trạng trên, phần nào khiến cho học sinh chán những giờ học văn dẫn đến những giờ dạy - học văn tẻ nhạt, nhàm chán, trôi qua một cách vô vị. Từ chổ môn Ngữ văn là một môn mang nghệ thuật, hướng học sinh tới Chân – Thiện – Mĩ đã trở thành một môn học bị coi nhẹ trong nhà trường. Đây là một trong những lí do khiến cho giờ dạy học văn thực sự mất chất văn, không còn bầu không khí văn chương như xưa nữa. Để có một giờ dạy học Ngữ văn tốt, Người giáo viên ngày nay cần phải luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm và đặc thù bộ môn. Luôn đổi mới, luôn xây dựng được một kế hoạch dạy học đúng đắn phù hợp. Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ, Sở Giáo dục và đào tạo, nhà trường THPT về việc đổi mới phương pháp dạy học. Các thầy cô giáo ở tất cả các bộ môn KHTN như Toán, Lý, Hóa, Sinh...trong nhà trường luôn học hỏi, tìm hiểu những phương pháp dạy học tiến bộ, vận dụng những kỹ thuật công nghệ mới vào trong dạy học để làm mới bài giảng của mình, tăng sự hứng thú của học sinh trong các giờ học. Không nằm ngoài xu thế đổi mới đó, các thầy cô giáo dạy Ngữ văn cũng luôn có ý thức tiếp cận, đổi mới phương pháp để mang lại hiệu hứng thú cho học sinh trong các giờ dạy học Ngữ văn. 3. Giải pháp thực hiện: Để một giờ học Ngữ văn nói chung, giờ học tác phẩm văn chương nói riêng thực sự mang không khí văn chương thì từ việc thực hiện các bước lên lớp đến tâm lí, phong cách, ngôn ngữ của giáo viên, kĩ năng đánh thức sự sáng tạo của học trò… phải được thực hiện nhuần nhuyễn, linh hoạt. Sau đây là một số biện pháp tôi đã thực hiện để tạo không khí văn chương trong các giờ Đọc - hiểu văn bản ở chương trình Ngữ văn THPT: 3.1. Tạo không khí từ hoạt động kiểm tra bài cũ. Hoạt động kiểm tra bài cũ là hoạt động thường được thực hiện ở đầu mỗi tiết học. Thay vì hình thức kiểm tra thầy hỏi, trò trả lời như lâu nay, GV có thể kiểm tra bằng cách gọi 2 HS cùng lúc (1 HS đặt câu hỏi, 1 HS trả lời). HS đặt câu hỏi sẽ nhận xét phần trả lời của HS trả lời câu hỏi. GV dựa trên chất lượng câu hỏi và việc đánh giá của HS đặt câu hỏi, dựa trên chất lượng câu trả lời của HS trả lời để đánh giá điểm cho HS. Thay vì kiểm tra ở đầu mỗi tiết học, GV thể kiểm tra ở giữa hoặc cuối tiết, tùy vào đặc điểm từng bài dạy. Thay vì gọi như lâu nay, có thể thay bằng hình thức bốc thăm để tránh tình trạng thụ động, đối phó trong việc học và chuẩn bị bài của HS. 3
- 3.2. Tạo không khí từ bài cũ sang bài mới. Đây là việc khởi động bằng cách kiểm tra kiến thức bài cũ hoặc kiến thức cũ có liên quan đến bài học rồi kết hợp giới thiệu bài mới. Ví dụ: Khi dạy bài “ Trao duyên” của Nguyễn Du (Ngữ văn 10, tập 2), giáo viên có thể chọn cách khởi động: - GV: Em hãy đọc một vài câu thơ trong Truyện Kiều mà em đã học ở THCS nói về Thuý Kiều và Thuý Vân? - HS: Trả lời câu hỏi của GV. - GV chốt và giới thiệu bài mới: Chúng ta từng học các đoạn trích trong Truyện Kiều và đặc biệt là đoạn trích Chị em Thuý Kiều ở THCS. Vậy ngoài vẻ đẹp ngoại hình và tài năng ra thì nàng Kiều của Nguyễn Du còn có những phẩm chất và mang vẻ đẹp tâm hồn ra sao thì ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm một đoạn trích mới trong tác phẩm Truyện Kiều. 3.3. Tạo không khí từ hoạt động vào bài thu hút sự chú ý. Hoạt động vào bài mặc dù chỉ chiếm ít thời gian trong tiết học song hoạt động khởi động lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với người học. Phát huy hiệu quả của hoạt động này sẽ tạo đà, tạo tâm thế để học sinh chiếm lĩnh tác phẩm văn chương và cũng sẽ bảo toàn ấn tượng đẹp về một giờ dạy học môn Ngữ văn ngay từ phút đầu tiên. Chẳng hạn khi dạy bài “Người trong bao” của Sê – khốp (Ngữ văn 11, tập 2), giáo viên có thể giới thiệu bài bằng cách đưa ra cái bao một cách trực quan sinh động và dẫn dắt học sinh vào nhân vật người trong bao Bê-li-cốp – một con người luôn thu mình, gói bọc mình thật kỹ trong cái bao do y tạo ra và bị chìm trong cái bao lớp của xã hội nước Nga TK XIX. Và để hiểu rõ hơn về những hìn tượng ấy của Sê – khốp, hôm nay chúng ta sẽ cùng đến với “Người trong bao”. Hay khi dạy bài “Vội vàng” của Xuân Diệu, “Tràng giang” của Huy Cận, “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, giáo viên có thể khởi động bài học từ ý kiến đánh giá của nhà phê bình Hoài Thanh về phong trào thơ Mới trong cuốn “Thi nhân Việt Nam”: “Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ, ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”. - Khi dạy bài “Tự tình” của Hồ Xuân Hương Tìm những câu ca dao, thành ngữ hoặc những tác phẩm thơ văn đã học nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa? + Chùm ca dao than thân mở đầu bằng “Thân em”: VD: Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. 4
- + Thành ngữ: Hồng nhan bạc mệnh; Hồng nhan đa truân. + Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương + Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ + Truyện Kiều – Nguyễn Du C1: Đề tài thân phận người phụ nữ là đề tài được rất nhiều các nhà văn, nhà thơ tìm đến, trong đó, Hồ Xuân Hương được coi là nhà thơ của phụ nữ. Tiếng thơ của bà là tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc. Tự tình (II) là một bài thơ như thế. C2: Khi xã hội phong kiến Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, làm cho cuộc sống của người nông dân vô cùng khổ cực, đặc biệt là người phụ nữ. Và không ít nhà thơ, nhà văn đã phản ánh điều này trong tác phẩm như: “ Truyện kiều “ ( Nguyễn Du), “ Chinh phụ ngâm “ (Đặng trần Côn, “Cung oán ngâm khúc” ( Nguyễn Gia Thiều ), …Đó là những lời cảm thông của người đàn ông nói về người phụ nữ, vậy người phụ nữ nói về thân phận của chính họ như thế nào, ta cùng tìm hiểu bài “ Tự tình” (II) của Hồ Xuân Hương. 3.4. Tạo không khí bằng diễn xướng, kịch hóa tác phẩm văn học, một số đoạn trong tác phẩm hoặc bối cảnh ra đời của tác phẩm. Đây là hoạt động tạo không khí hết sức tích cực và sôi nổi thường được sử dụng trong giờ dạy học tác phẩm văn chương. Với mô hình kịch hóa, thay vì những giờ giảng “thầy đọc, trò chép”, những tiết mục sân khấu hóa sinh động, giúp học sinh dễ học, dễ nhớ, nhập tâm hơn với những tác phẩm văn học. Sẽ rất thú vị nếu học sinh được thấy những nhân vật văn học bằng da, bằng thịt xuất hiện trên sân khấu của lớp học. Điều quan trọng hơn là học sinh được hóa thân vào chính các nhân vật trong tác phẩm. Các em sẽ có cơ hội được sống với những buồn vui, cảm nhận không khí thời đại, bối cảnh xuất hiện tác phẩm. Hoạt động này không chỉ tạo không khí sinh động, ấn tượng với giờ học mà còn giúp HS có thêm nhiều kỹ năng trong cuộc sống, tạo cho các em thói quen luôn chủ động tìm hiểu, nhập tâm vào tác phẩm, cảm nhận rõ nét về nội dung, tư tưởng, chủ đề của mỗi tác phẩm văn học, hướng con người tới những giá trị Chân - Thiện - Mỹ trong cuộc sống. VD: Ở chương trình Ngữ Văn 10 có các tác phẩm chủ đề văn học dân gian, thay vì đọc chép và tóm tắt theo lối cứng nhắc cũ thì giáo viên có thể cho học sinh có các tiết mục diễn xướng, kịch hoá tác phẩm để tăng phần hứng thú và sôi nổi hơn cho giờ học. 5
- Một phân đoạn trong Truyện Tấm Cám (Ngữ văn 10, tập 1) được kịch hóa tại lớp 10A3 Trường PT Hermann Gmeiner Vinh. Hoạt động kịch hóa tác phẩm văn học hoặc bối cảnh ra đời của tác phẩm GV chỉ định hướng và nên để cho HS tự thực hiện để các em có cơ hội được trải nghiệm thực sự, từ việc chuyển thể thành kịch bản đến khâu dàn dựng, lựa chọn nhạc, trang phục. Với các tác phẩm văn học dân gian trong chương trình như “Chữ người tử tù” - Nguyễn Tuân, có thể kịch hóa cảnh cho chữ; với “Chí Phèo” - Nam Cao có thể kịch hóa từ đoạn Chí Phèo làm canh điền cho nhà Lí Kiến đến hết; dạy “Vợ nhặt” - Kim Lân có thể cho HS kịch hóa từ cuộc gặp gỡ giữa Tràng cho đến hết tác phẩm, dạy “Chiếc thuyền ngoài xa” - Nguyễn Minh Châu có thể kịch hóa câu chuyện người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện… Với một số tác phẩm thơ, giáo viên có thể cho học sinh kịch hóa hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. Ví như khi dạy “Tôi yêu em” - A. X. Pus-kin, giáo viên có thể cho HS đóng đoạn kịch Pus-kin cầu hôn Ô-lê-nhi-na; dạy “Tây Tiến” - Quang Dũng, có thể kịch hóa hình ảnh Quang Dũng ngồi ở Phù Lưu Chanh nhớ lại những kỉ niệm về đoàn binh Tây Tiến và thiên nhiên núi rừng miền Tây… 3.5. Tạo không khí bằng hoạt động đọc/nghe văn bản trên nền nhạc. Hoạt động đọc văn bản vốn là hoạt động quen thuộc trong giờ dạy học tác phẩm văn chương. Thông thường giáo viên sẽ gọi một hoặc một số học sinh thay nhau đọc tác phẩm học chọn đoạn để đọc. Nhưng giờ học sẽ có không khí hơn nếu giáo viên cho học sinh thay đổi cách đọc văn bản. Một trong những cách ấy là chọn học sinh đọc văn bản trên nền nhạc hoặc cho học sinh nghe văn 6
- bản trên nền nhạc. Để đọc được tác phẩm trên nền nhạc, giáo viên phải chọn được học sinh có năng khiếu chơi đàn hoặc có một chút năng khiếu về âm nhạc trong lớp. Như khi dạy “Sóng” của Xuân Quỳnh, nếu giáo viên cho học sinh đọc văn bản trên nền nhạc ghi ta sẽ ấn tượng hơn cách đọc thông thường; “ráp” “Tây Tiến” của Quang Dũng hoặc “ráp” phần tóm tắt một số tác phẩm văn xuôi sẽ đem đến hiệu quả không nhỏ trong việc truyền tải kiến thức bài học. Khi dạy bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường (Ngữ văn 12, tập 1), giáo viên có thể khởi động bài học bằng cách cho học sinh nghe một ca khúc viết về Huế ví dụ bài: “Dòng sông ai đã đặt tên” của tác giả Trần Hữu Pháp hoặc xem một số bức tranh phong cảnh về Huế, về sông Hương rồi giới thiệu bài mới. 3.6. Lồng ghép một số trò chơi trong giờ dạy học Ngữ văn. Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục: giáo dục bằng trò chơi - một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới áp dụng. Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết hợp với phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay. Khi giáo viên có ý thức đưa trò chơi vào lớp học nghĩa là họ đã mở ra một thế giới mới trong giờ học của mình - thế giới của niềm vui, của sự gắn kết, của việc tạo dựng những kĩ năng và cả kiến thức một cách tích cực, chủ động. Có rất nhiều trò chơi có thể áp dụng, song trong giờ dạy tác phẩm văn chương, giáo viên có thể lồng ghép một số trò chơi như: Chẳng hạn, khi dạy bài “Từ ấy” của Tố Hữu (Ngữ văn 11, tập 2), giáo viên có thể khởi động bằng cách tổ chức cho học sinh trò chơi ô chữ hoặc điền khuyết với những thông tin liên quan đến tình yêu như: trái tim, tương tư, tên bài thơ nổi tiếng về tình yêu của thơ ca Việt Nam…như: GV có thể chiếu câu hỏi của bài “Từ ấy”của tác giả Tố Hữu và hỏi HS: 7
- Câu trả lời: Câu hỏi 2: GV chiếu bốn câu thơ trong bài “Từ ấy” của Tố Hữu và hỏi: 8
- Câu trả lời: GV dẫn dắt vào bài: Chúng ta vừa tìm hiểu những hình ảnh về Đảng , về lý tưởng cách mạng…. Vậy Lý tưởng là gì? Lý tưởng cách mạng có tác động gì tới người chí sỹ cách mạng trẻ Tố Hữu . Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài thơ “Từ ấy ” của Tố Hữu, bài thơ được coi là viên ngọc vô giá trong kho tàng thi ca cách mạng Việt Nam. - Đoán ý đồng đội: GV chuẩn bị từ khóa, hình ảnh… sau đó mời học sinh quay lưng lại với bảng, các học sinh khác sẽ gợi ý để trả lời. Lưu ý: Lời gợi ý không được nhắc đến bất cứ từ nào trong gói từ khóa GV đưa ra, HS cũng không được tách từ để giải thích. Có thể cho cả lớp tham gia vào quá trình gợi ý thay vì 1 cặp chơi người hỏi - người đáp. - Mảnh ghép bí ẩn: Để kích hoạt kiến thức về văn học Nga khi dạy tác phẩm Người trong bao ( Sê-khốp ). để tạo không khí cho giờ dạy GV có thể tổ chức chơi trò chơi ví dụ: 9
- 10
- 11
- Giáo viên chuẩn bị trò chơi, hướng dẫn luật chơi và tổ chức hoạt động khởi động một cách hiệu quả và sôi động. Cho bốn mảnh ghép hoặc nhiều hơn và các câu hỏi tường ứng. Mỗi học sinh sẽ trả lời một câu hỏi và lật mảnh ghép, trả lời, đoán trúng hình cuối và giải thích được lí do chọn sẽ được điểm. Giáo viên từ các mảnh ghép dẫn vào bài mới: Các mảnh ghép đã dẫn chúng ta đến với nền văn học Nga với tác phẩm Tôi yêu em của Puskin – mặt trời của thi ca Nga, người khơi nguồn, mở đường cho thời kì văn học hiện thực rực rỡ Tk XIX. Và người được xem là đại biểu xuất sắc cuối cùng của giai đoạn văn học này là Sê- khốp với mảng truyện và kịch. Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật truyện ngắn của ông đó là tác phẩm Người trong bao nổi bật lên là chân dung Bê-li-cốp, một con người quái dị mang những tính cách điển hình cho một số bộ phận tri thức Nga đương thời. Để thấy được sự quái dị của nhân vật và lý do tại sao lại nói đây là một nhân vật điển hình và ý nghĩa biểu tượng của cái bao trong truyện thì ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài Người trong bao. - Trò chơi hộp quà bí mật: Đây là cách thức gây hứng thú, kích thích sự tò mò của học sinh. Nó có thể sử dụng linh hoạt trong các tiết dạy hay trong các tiết dạy theo chủ đề. Trò chơi này khá quen thuộc và đã được áp dụng nhiều nhưng nó lại được sự đón nhận rất nhiệt tình của các em học sinh. Chính vì thế nó mang lại hiệu quả rất cao. Giáo viên soạn ra các hộp cùng các câu hỏi đi kèm tương ứng với kiến thức cần trả lời. Ví dụ: Khi dạy bài "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam..... 12
- 13
- - Hỏi nhanh, đáp nhanh: GV chia lớp làm 4 đội. Mỗi vòng chơi, GV quy định 1 chủ đề, nội dung câu hỏi và nội dung câu trả lời. GV chỉ định 1 đội bất kì, đội này ra câu hỏi và chỉ định ngẫu nhiên đội khác trả lời. Đội trả lời đúng tiếp tục được hỏi và chỉ định đội khác. Đội trả lời sai sẽ bị loại. Vòng chơi sẽ tiếp tục cho đến khi còn đội cuối cùng. Ví dụ: Luật chơi kích thích giờ ôn tập kiến thức phần đọc hiểu văn bản: Vòng Hỏi Đáp Chủ đề: Phương thức Gọi tên một phương thức Cách nhận diện phương biểu đạt biểu đạt thức biểu đạt đó Chủ đề: Phong cách ngôn Gọi tên một phong cách Cách nhận diện phong ngữ ngôn ngữ cách ngôn ngữ đó Chủ đề: Biện pháp tu từ Gọi tên một biện pháp tu Cho ví dụ một biện pháp từ tu từ đó Ví dụ: GV nêu chủ đề: Phương thức biểu đạt và chỉ định đội 1, đội 1 gọi: Biểu cảm rồi đội 1 chỉ định đội 2 trả lời, đội 2 đáp về cách nhận diện phương thức biểu cảm là sử dụng các từ ngữ nhằm diễn tả cảm xúc đối với người hoặc đối với sự vật hiện tượng. Cứ thế lần lượt các đội hỏi - đáp nhau hết các chủ đề GV ra, cách làm này tạo hiệu ứng rất tốt để khắc sâu kiến thức về Đọc - hiểu đồng thời giúp HS hào hứng hơn trong giờ học. 14
- 3.7. Đặt câu hỏi và tổ chức hoạt động thuyết trình vấn đề để kích thích hoạt động phản biện của học sinh. Có thể đưa ra những câu hỏi nêu vấn đề để học sinh chuẩn bị, nêu ý kiến cá nhân và thuyết kình ý kiến đó. Mỗi câu hỏi phải có nhiều đáp án để kích thích hoạt động tranh biện hoặc châm ngòi cho việc tranh luận. Không khí văn chương trong giờ học vì thế mà được thiết lập xuất phát từ chính nhu cầu tìm ra câu trả lời xác đáng cho câu hỏi một cách tự nhiên, thoải mái. Trong quá trình thuyết trình và tranh biện, học sinh có thể có những câu trả lời khác nhau thậm chí đối lập nhau do quan điểm có thể không đồng nhất. Tuy nhiên, trong chính những câu trả lời khác nhau ấy, các em sẽ xâu chuỗi đào sâu kiến thức và tìm ra câu trả lời thỏa đáng nhất. Ví dụ: Khi dạy “Cảnh ngày hè” – Nguyễn Trãi, giáo viên có thể đặt câu hỏi về con người, cuộc đời những biến cố mà Nguyễn Trãi trải qua. Những biến cố đó có tác động như thế nào trong các sáng tác của ông. Cho hs tìm hiểu, chuẩn bị rồi thuyết trình. Sau khi các tổ, nhóm thuyết trình xong thì các tổ khác phảm biện và các thành viên khác trong nhóm hỗ trợ trả lời các câu hỏi từ nhóm phản biện. Một số tiết dạy có áp dụng hoạt động thuyết trình và phản biện của học sinh trường Hermann Gmeiner Vinh: Tiết thực dạy áp dụng tại lớp 10A3 trường PT Herman Gmeiner Vinh 15
- 3.8. Sử dụng lời bình ấn tượng. Cùng với “giảng” thì “bình” được coi là hoạt động thường trực trong giờ tìm hiểu tác phẩm văn chương. Nếu “giảng” sẽ giúp học sinh “hiểu”, mã hóa thông tin của tác phẩm thì “bình sẽ giúp các em “cảm”, thấu, thấm. Bình văn được coi là giấy phút thăng hoa của cảm xúc trong sự cộng hưởng kì diệu của người cảm thụ và tác phẩm nghệ thuật được biểu hiện bằng ngôn từ đầy cá tính sáng tạo của người đọc. Và điều quan trọng trong mỗi lời bình ấy là phải làm nổi bật được cái hay, cái đẹp thật của tác phẩm, người giáo viên cũng thực sự cảm nhận được cái hay cái đẹp ấy. Có như thế, giờ học tác phẩm văn chương mới thực sự có không khí và tạo được ấn tượng đẹp với học sinh. Chẳng hạn, sau khi tìm hiểu yếu tố “Khung cảnh mùa xuân và không khí lễ hội” (Yếu tố đầu tiên tác động đến sự hồi sinh của Mị trong đêm tình mùa xuân - “Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2), giáo viên có thể bình: Mùa xuân đã về trên rẻo cao, đó là thời điểm mà người Mông cởi bỏ mọi nhọc nhằn của công việc, mọi oan khiên của kiếp sống để đắm chìm trong niềm vui giản dị của lẽ sinh tồn. Đó là thời điểm mà biết bao chàng trai có thể cới bỏ chiếc áo lam lũ của cuộc sống đời thường để khoác lên mình chiếc áo đẹp vẫn dành mà tìm bạn, mà vui chơi quên ngày đêm. Đó là thời điểm mà biết bao cô gái nghèo cũng có quyền diện những chiếc váy hoa sặc sỡ mà dập dìu, tình tứ trong đám chơi ngày Tết. Cái không khí ấy không thể không ảnh hưởng tới Mị, lay thức các giác quan của cô. Hay khi phân tích cuộc gặp gỡ giữa Thị Nở - Chí Phèo trong “Chí Phèo” của Nam Cao, giáo viên có thể bình: Mối tình Thị Nở - Chí Phèo mang trong mình một dáng hình dòng sông sâu chảy. Ở nơi thao thiết êm đềm ấy, mỗi người tìm lại được chính mình. Nhà văn đã nhìn thấu ẩn sâu trong vẻ ngoài xấu xí, dở hơi của Thị là khát khao hạnh phúc đầy nhân bản, là tình người giản dị, ấm áp. Đặt giữa bãi sa mạc khô khát yêu thương, có lẽ Thị Nở là mạch nguồn suối mát gọi phần người trong Chí trở về. Phương thuốc tình thương như ngụm nước mưa trong trẻo, ngọt lành, mộc mạc vậy thôi mà xoa dịu bao vết xước đớn đau trong tâm hồn Chí… và từ một thằng lưu manh say khướt thành anh Chí tỉnh táo lặng nhớ kỉ niệm, lặng nghe cuộc đời. 3.9. Ứng dụng công nghệ thông tin, các phương tiện kĩ thuật hiện đại vào bài dạy. Thường xuyên tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy khả năng hỗ trợ của phương tiện, công nghệ vào các bài giảng: lồng ghép những đoạn phim, những tranh ảnh… vào quá trình giảng dạy, không những tạo không khí hứng thú học tập, mà đó là một kênh thông tin hữu hình, trực quan để học sinh nhận biết, hiểu bài sâu sắc. Những hình ảnh đặc trưng của mùa hè với hoa phượng hoa sen, ve, bằng lăng, hoa lựu, cây hoà… sẽ khơi gợi sự háo hức của học sinh khi tìm hiểu vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và tâm hồn Nguyễn Trãi qua “Cảnh ngày hè Ví dụ: 16
- 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 67 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 40 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 138 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sáng tạo các bài toán mới từ khái niệm và bài tập cơ bản
20 p | 118 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tạo hứng thú và hướng dẫn phương pháp tự học môn Tiếng Anh
23 p | 44 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tạo lập thư viện đề thi trắc nghiệm môn toán THPT
18 p | 50 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển kỹ năng nói cho học sinh qua phương pháp dạy học theo dự án
20 p | 70 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tạo hứng thú và hướng dẫn phương pháp tự học Tiếng Anh
23 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tạo sự hứng thú cho học viên Trung tâm GDNN - GDTX khi mở đầu tiết học giáo dục hướng nghiệp thông qua việc thực hiện các trò chơi kỹ năng sống
15 p | 37 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bài tập thực hành Word khối 10
37 p | 13 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn