Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tham gia các hoạt động thiện nguyện – sân chơi lành mạnh của học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4
lượt xem 6
download
Đề tài "Tham gia các hoạt động thiện nguyện – sân chơi lành mạnh của học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4" tập trung thực hiện đổi mới hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dựa trên các hoạt động thiết thực giúp các em phát huy và rèn luyện tốt 5 phẩm chất của người học sinh đó là: yêu nước - nhân ái - chăm chỉ - trách nhiệm - trung thực. Hướng tới một nền giáo dục toàn diện về mọi mặt thông qua các hoạt động trải nghiệm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tham gia các hoạt động thiện nguyện – sân chơi lành mạnh của học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG THIỆN NGUYỆN SÂN CHƠI LÀNH MẠNH CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 Lĩnh vực: Kỹ năng sống
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG THIỆN NGUYỆN SÂN CHƠI LÀNH MẠNH CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 Lĩnh vực: Kỹ năng sống Tác giả : NGUYỄN THỊ LÝ Tổ : VĂN ANH Năm thực hiện: 2022 2
- SĐT: 0962505857 MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 3 1. Lý do chọn đề tài 2. Tính khoa học, tính mới của đề tài 4 3. Mục đích nghiên cứu 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 5. Đối tượng nghiên cứu 5 6. Phương pháp nghiên cứu 5 PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 5 1. Cơ sở khoa học 5 1.1. Cơ sở lý luận: 5 1.2. Cơ sở thực tiễn: 6 2. Các giải pháp: 6 2.1. Thành lập CLB thiện nguyện tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh trường THPT Quỳnh lưu 4. 2.2. Cách thức tiến trình thực hiện : 9 3. Hoạt động trải nghiệm (ngoài giờ lên lớp): 12 3.1. Hoạt động gây quỹ thiện nguyện. 12 3.2. Hoạt động trải nghiệm vì cộng đồng. 31 3.3. Hoạt động sẻ chia góp phần xóa dịu nỗi đau của cộng đồng. 4. Kết quả thực hiện đề tài. PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Kết luận 2. Bài học kinh nghiệm: 3. Kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài : Trong các hoạt động vì con người trong cộng đồng, hoạt động từ thiện ngày càng được trân trọng với ý nghĩa đề cao tính nhân văn cao cả, tinh thần nhân ái sẻ chia trong hoạn nạn khó khăn giúp những thân phận, những mảnh đời nghiệt ngã vượt qua nỗi bất hạnh, thiếu may mắn vươn lên, ổn định đời sống hòa nhập cộng đồng. Nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa nhân văn và để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác thiện nguyện trong tình hình mới góp phần giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Trong thời gian 4 năm qua tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 bản thân tôi đã tổ chức, thực hiện các hoạt động thiện nguyện nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục lòng nhân ái, tình người, tính hướng thiện cho học sinh giúp xây dựng môi trường học tập lành mạnh, giàu tình thương và trách nhiệm. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục nhân cách, nhân bản cho thanh niên hiện nay; xây dựng tinh thần trách nhiệm cộng đồng “thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam qua các hoạt động cụ thể, thiết thực. Bên cạnh những ý nghĩa xã hội thì việc thiện nguyện trong nhà trường còn có ý nghĩa hơn, chính là hướng tới việc giáo dục đạo đức cho các em hiểu được tinh thần nhân đạo và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam luôn đùm bọc, sẻ chia và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Thực tế cho thấy các em học sinh, tích cực tham gia vào các hoạt động thiện nguyện như: bán hàng gây quỹ, bỏ tiền tiết kiệm gây quỹ, trồng rau bán gây quỹ, thu thập ve chai giấy loại bán gây quỹ ủng hộ những mảnh đời bất hạnh trong và ngoài nhà trường, ủng hộ Tết vì bạn nghèo, ủng hộ người mù, dọn vệ sinh và thắp nến tri ân tại nghĩa trang liệt sĩ nhân Ngày Thương binh liệt sĩ, thăm hỏi mẹ Việt Nam Anh hùng, thắp hương chia sẻ nỗi đau thương mất mát với các gia đình có người bị nạn, phát khẩu trang và nước sát khuẩn cho người nghèo phòng chống dịch bệnh Covid19, ủng hộ sách giáo khoa cho các bạn học sinh nghèo, ủng hộ áo ấm mùa đông cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn….. Từ những hoạt động thiết thực đó đã giúp cho các em học sinh phát triển kỹ năng sống, phát triển phẩm chất và năng lực một cách toàn diện. Là một nhà giáo dục, tôi nhận thấy phải có trách nhiệm đào luyện hướng các em đến các hoạt động trải nghiệm, góp sức nhỏ bé của mình để sớt chia bớt khó khăn của cộng đồng. Giúp các em sống đẹp, sống có cảm xúc và năng lượng, tránh xa các tệ nạn và khắc phục bệnh vô cảm. Từ những vấn đề nêu trên, tôi mạnh dạn xây dựng đề tài sáng kiến kinh nghiệm với chủ đề : “Tham gia các hoạt động thiện nguyện – sân chơi lành mạnh của học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4.”
- 2. Tính khoa học, tính mới của đề tài Hiện nay đối với hoạt động thiện nguyện đang tập trung chủ yếu ở các tổ chức lớn, quy mô lớn mà các đối tượng tham gia là những người trưởng thành và thành đạt. Trong khuôn khổ của trường học gần như chưa được quan tâm đến đề tài này và cũng chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu và thực hiện. Đề tài tập trung thực hiện đổi mới hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dựa trên các hoạt động thiết thực giúp các em phát huy và rèn luyện tốt 5 phẩm chất của người học sinh đó là: yêu nước nhân ái chăm chỉ trách nhiệm trung thực. Hướng tới một nền giáo dục toàn diện về mọi mặt thông qua các hoạt động trải nghiệm. Đề tài được thực hiện bài bản, thường xuyên, làm thật và có chất lượng thật sự, tránh được tính hình thức, đối phó. 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục kỹ năng sống, hình thức đánh giá về mặt đạo đức và giáo dục HS. Hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Phát triển các năng lực, kĩ năng: giao tiếp và hợp tác; tự chủ và tự giác; giải quyết vấn đề; thích ứng và sáng tạo; năng lực tiếp cận khách hàng, sử dụng ngôn ngữ… Phát huy được sự chủ động, hợp tác trong mọi hoạt động. Đặc biệt thể hiện lòng nhân ái, lòng yêu thương con người cũng như có trách nhiệm với cộng đồng. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề về kỹ năng sống và giáo dục hướng thiện cho học sinh THPT. Điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng giáo dục hướng thiện ở trường THPT Quỳnh Lưu 4. Đề xuất những biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc giáo dục kỹ năng sống và giáo dục hướng thiện ở trường THPT Quỳnh Lưu 4. 5. Đối tượng nghiên cứu Tập trung nghiên cứu vai trò và nhiệm vụ của giáo viên trong việc tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống và giáo dục hướng thiện cho học sinh ở Trường THPT Quỳnh Lưu 4 6. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và các hoạt động hướng thiện cho học sinh. Tiến hành tổ chức thực hiện các hoạt động thiện nguyện thông qua những trải nghiệm thực tế. PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở khoa học: 1.1. Cơ sở lý luận: Nền giáo dục XHCN mang tính nhân văn cao cả, mục đích của nhà trường là giáo dục học sinh toàn diện: học để làm người có đạo đức, nhân cách tốt, có văn hóa và kỹ năng để xây dựng đất nước trong tương lai. Học sinh THPT có độ tuổi từ 16 18, độ tuổi vị thành niên. Ở lứa tuổi này các em tiếp tục có nhiều thay đổi, khủng hoảng vì sự phát triển rõ rệt về cơ thể, thay đổi tâm sinh lý, tình cảm và các mối quan hệ xã hội. Đây là độ tuổi muốn khẳng định “Cái tôi cá nhân” nên có nhu cầu tự khẳng định mình rất cao thể hiện ở chỗ: không muốn tham gia vào những sinh hoạt bó buộc của gia đình, muốn có quyền riêng tư, thích tranh luận và hay nhận xét đánh giá về người khác ... ngại tiếp xúc và chia sẻ với người lớn, người thân hoặc giấu kín những khó khăn, vấp ngã của bản thân mình và đặc biệt là vô cảm trước những sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh mình. Mặt khác trong nhà trường hiện nay, tình trạng chú trọng nhiều đến việc dạy chữ, nặng về quan niệm học để thi đỗ đạt, chạy theo bằng cấp, chạy theo thành tích nên việc giáo dục hướng các em đến các hoạt động thiện nguyện vì lợi ích cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức, còn nhiều bất cập, học sinh thiếu thực tế và trải nghiệm. Chính vì vậy, học sinh phổ thông hạn chế rất nhiều trong giao tiếp ứng xử, xử lý các tình huống trong học tập, vô cảm với mọi thứ trong cuộc sống. Để giúp các em vượt qua, đứng vững trước những thay đổi phức tạp và nhiều thử thách trong giai đoạn này chúng ta cần trang bị cho các em kỹ năng sống, hướng các em đến với các hoạt động ý nghĩa, giúp ích cho cộng đồng. Từ đó giáo dục học sinh lòng nhân ái, bao dung và lương thiện, góp phần xây dựng môi trường học tập lành mạnh, an toàn và hạnh phúc. 1.2. Cơ sở thực tiễn: Dân tộc Việt Nam có truyền thống quý báu đã trở thành đạo lý là: “Thương người như thể thương thân” nhưng ngày nay, khi nền kinh tế phát triển, xã hội tiến bộ thì lại diễn ra một nghịch lý: Con người sống dửng dưng lạnh nhạt với nhau. Đó là lối sống vô cảm đang lan tràn trong học sinh, nó trở thành nguy cơ lớn cho xã hội và là một thách thức không nhỏ đối với sự nghiệp giáo dục.
- Bệnh vô cảm lây lan rất nhanh trong xã hội hiện đại, đặc biệt trong học sinh với các mức độ và các biến chứng khác nhau, gây ra các hệ lụy khôn lường. Đối với từng cá nhân, từng người: lối sống vô cảm làm tàn phá tâm hồn, làm trái tim con người trở nên chai sạn và dễ dẫn đến tội ác. Đối với gia đình, xã hội: vô cảm làm suy thoái đạo đức của một cá nhân hay của một tập thể, đẩy đất nước đến tụt hậu, có thể làm nguy hại đến tính mạng con người và vận mệnh dân tộc. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm của giới trẻ hiện nay, cụ thể: Nguyên nhân từ bản thân mỗi người: + Có thể những người vô cảm do họ bị ngoại cảnh tác động, hoặc bị cái xấu hãm hại nên mất niềm tin vào cuộc sống. + Do lối sống ích kỷ thực dụng, hưởng thụ người ta thấy cuộc sống đơn điệu, vô nghĩa dẫn đến những cảm xúc đạo đức bị hạn chế thậm chí bị triệt tiêu. + Một số người sống thiếu bản lĩnh, sống khép mình, sợ va chạm, không muốn những mất mát, khổ đau của người khác đụng chạm vào sự bình an thanh thản trong lòng mình và cuộc sống của mình. Nguyên nhân từ gia đình: + Một số gia đình chưa coi trọng việc giáo dục con cái về sự đồng cảm, yêu thương giúp đỡ nhau và biết bao dung, tha thứ cho người khác. + Có nhiều bậc cha mẹ, phụ huynh thiếu gương mẫu về lối sống và giao tiếp. + Cha mẹ quá cưng chiều con nên sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu vô lối của con một cách vô điều kiện, nên tạo cho con lối sống chỉ biết nhận, không biết cho, sống nghèo nàn cảm xúc,vô tâm trước tình người, làm ngơ trước nỗi đau của người khác. Nguyên nhân từ nhà trường: + Giáo dục phiến diện không đầy đủ, chỉ chủ yếu chạy đua theo thành tích về văn hoá, ít quan tâm hoặc chưa đầy đủ về giáo dục đạo đức (môn giáo dục công dân chỉ dạy qua loa chiếu lệ vì là môn phụ, không rèn luyện kỹ năng sống) thiên về dạy chữ, nhẹ về dạy người. + Hiện nay, một bộ phận giáo viên ít quan tâm đến số phận, hoàn cảnh khó khăn, tâm sự vui buồn của học sinh, có xu hướng phai nhạt tình yêu thương. Đi dạy là trách nhiệm, là nghĩa vụ nên ít gần gũi và xây dựng tình yêu thương gắn bó với học sinh. + Môi trường giáo dục bị ảnh hưởng xã hội cũng gây nhiều bất ổn cho giáo dục đạo đức lối sống, giữa lý thuyết và thực tế chênh nhau khá lớn.
- Nguyên nhân từ xã hội: + Cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ đã làm thay đổi cách thức làm việc, tư duy, sự giao tiếp làm cho giới trẻ không quan tâm những việc xung quanh, khi thế giới mạng xã hội, những blog xuất hiện, lớp trẻ tự do thể hiện mình khi giam mình quá lâu trong thế giới ảo sẽ trở nên trầm cảm và vô cảm. + Nền kinh tế thị trường một mặt phát huy được một số giá trị đạo đức truyền thống và sản sinh ra những giá trị mới, nhưng mặt khác nó lại tạo điều kiện cho cái tôi phát triển cực đoan, đề cao giá trị vật chất nảy sinh cách sống ích kỷ, lãng quên trách nhiệm cộng đồng. + Những tiêu cực của lối sống phương tây qua sách báo, phim ảnh, mạng … làm cho giá trị đạo đức truyền thống bị mai một, con người ít quan tâm lẫn nhau, sống co mình trong thế giới riêng theo kiểu “đèn nhà ai , nhà nấy rạng ”. Những khó khăn khi thực hiện các hoạt động hướng thiện cho học sinh thông qua hình thức trải nghiệm ở Trường THPT Quỳnh Lưu 4. Do đại dich Covid 19 kéo dài khiến cho các hoạt động tập thể trong và ngoài nhà trường bị gián đoạn, các hoạt động trải nghiệm cũng bị hạn chế. Đặc biệt gây khó khăn cho việc kêu gọi ủng hộ quỹ từ thiện do ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của người dân, đồng thời ảnh hưởng không ít đến các hoạt động thiện nguyện của các em học sinh vì không được phép tổ chức các hoạt động đông người. Là một giáo viên cả cuộc đời gắn bó với sự nghiệp giáo dục, tôi đã lắng đọng nơi bản thân mình nhiều bài học tinh thần vô giá, những kinh nghiệm giáo dục sâu sắc, tôi đã khơi dậy những khát vọng của tuổi trẻ qua các hoạt động thiết thực, đào tạo học sinh bao thế hệ có lối sống tốt đẹp để họ trở thành những con người hữu ích, góp phần xây dụng một xã hội tốt đẹp. Có thể nói, so với nhiều nghề khác trong xã hội, nghề sư phạm đòi hỏi phải nỗ lực sống hướng thiện nhiều nhất. Bởi vì nếu bản thân không nỗ lực sống hướng thiện thì chúng ta sẽ không có tư cách để dạy bảo điều gì đó cho bất cứ ai. Ý thức được trách nhiêm trọng đại đó của mình, tôi đã không ngừng học hỏi và khẳng định lẽ sống hướng thiện đúng đắn của bản thân mình để làm gương và tạo niềm tin cho bao thế hệ học sinh. Đã tạo cho các em một sân chơi lành mạnh thông qua các hoạt động gây quỹ thiện nguyện giúp những thân phận, những mảnh đời nghiệt ngã vượt qua nỗi bất hạnh, thiếu may mắn vươn lên, ổn định đời sống hòa nhập cộng đồng. Thông qua các hoạt động thiện nguyện này nhằm giáo dục tinh thần tương thân tương ái, giúp học sinh không chỉ biết sống cho bản thân, gia đình mà còn phải biết sống có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội; đó là lý tưởng sống cao đẹp của tuổi trẻ mà thời đại nào cũng cần phải có. 2. Các giải pháp:
- 2.1. Thành lập CLB thiện nguyện tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh trường THPT Quỳnh lưu 4. Bản thân nhận thấy trong môi trường học đường cần tạo ra những sân chơi lành mạnh giúp học sinh được tham gia và trải nghiệm. Từ đó giúp cho các em phát triển toàn diện về trí tuệ lẫn tâm hồn, đồng thời rèn luyện tốt 5 phẩm chất của người học sinh đó là: yêu nước nhân ái chăm chỉ trung thực trách nhiệm. Bằng những kinh nghiệm thực tiễn tôi đã tiến hành thành lập CLB thiện nguyện trong nhà trường (ban đầu với tên gọi CLB tình nguyện). Cách thực hiện như sau: Tìm hiểu và nắm bắt các hoạt động mà học sinh đang tham gia vào như một sân chơi lành mạnh từ đó hướng cho các em tham gia vào hoạt động gây quỹ giúp bạn nghèo và những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Câu lạc bộ thiện nguyện được thành lập với sự phối kết hợp của tổ chức đoàn trường và 36 GVCN. Thông qua GVCN cho học sinh các khối lớp đăng ký tham gia câu lạc bộ thiện nguyện, lập danh sách các thành viên CLB. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên CLB như: Chủ nhiệm và phó chủ nhiệm CLB, thủ quỹ ( người nắm giữ quỹ cho CLB), chia CLB thành các nhóm nhỏ (trong đó có phân công 1 nhóm trưởng để hướng dẫn và theo dõi), giao nhiệm vụ cụ thể hàng tuần cho các nhóm.
- Thông qua tổ chức đoàn trường đưa hoạt động của CLB thiện nguyện vào tổ chức đoàn như một hoạt động chính của đoàn thanh niên. Nắm bắt nhu cầu thực tế của học sinh trong nhà trường để có kế hoạch gây quỹ, dựa vào số đông học sinh như: nhu cầu mua khẩu trang chống dịch, mua tất đi dày để học môn thể dục và quốc phòng, đồ dùng các nhân, các loại đồ ăn vặt…. . Từ đó đưa vào hoạt động bán hàng gây quỹ. Nâng cao nhận thức của các thành viên CLB về hoạt động thiện nguyện, mỗi thành viên phải xác định rõ nhiệm vụ của mình khi tham gia vào việc gây quỹ, xem việc gây quỹ thiện nguyện là trách nhiệm chứ không phải tham gia cho vui.
- Vận dụng số đông thành viên của CLB để đa dạng hóa các hoạt động gây quỹ như: trồng rau trong vườn trường, thu gom giấy loại và ve chai, bán hàng và giao hàng tận lớp, kêu gọi thầy cô, phụ huynh và học sinh mua hàng ủng hộ nhóm thiện nguyên gây quỹ trên trang Facebook của CLB vào các dịp lễ như; ngày 20/11, ngày 8/3, ngày 20/10, ngày lễ Noel, Tết cổ truyền…., kêu gọi góp quỹ hàng tuần, kêu gọi ủng hộ quỹ từ những học sinh cũ thành đạt …. Tạo môi trường hoạt động vui vẻ với đa dạng các hoạt động, có sự động viên khen thưởng của CLB và tổ chức đoàn thanh niên. Mỗi thành viên trong CLB đều phải có kế hoạch gây quỹ cụ thể báo cáo các hoạt động do mình phụ trách. Cuối tuần người phụ trách CLB kiểm tra, đánh giá và khen thưởng. 2.2 Cách thức tiến trình thực hiện : Thực hiện dựa trên 3 hoạt động chính : Hoạt động gây quỹ thiện nguyện, hoạt động trải nghiêm vì cộng đồng và hoạt động sẻ chia góp phần xoa dịu nỗi đau của cộng đồng. TT HOẠT ĐỘNG THỜI GIAN HÌNH THỨC KẾT QUẢ CỤ THỂ THỰC HIỆN THỰC HIỆN THỰC HIỆN 1. Bán hàng Trong suốt Bán khẩu trang và Số tiền lãi thu từ gây quỹ năm học các loại tất cho học việc bán khẩu trang sinh trong nhà trung bình từ 500
- trường. ngàn đồng đến 1 triệu đồng/ tháng. Vào các dịp Bán hoa vào các dịp Số tiền thu được từ Tết cổ Tết cổ truyền. việc bán hoa vào các truyền. dịp lễ tết từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Vào dịp lễ Chuyển phát quà Số tiền thu về cho Noel, 20/11, tận nơi cho người mỗi dịp từ 4 triệu 8/3, 20/10….. đặt hàng. đồng đến 5 triệu Các dịch vụ đồng. 2. gây quỹ 1lần/tháng Làm dịch vụ rửa xe Số tiền thu về cho vào ngày Chủ vào ngày nghỉ. mỗi lần gần 2 triệu nhật. đồng. Trồng rau Vào ngày Trồng rau Mỗi lần thu hoạch từ vườn nghỉ và đầu Trồng hoa 1 triệu đến 2 triệu 3. giờ các buổi đồng. trường gây sáng thứ 7. Trồng cây ăn quả quỹ Trong suốt Động viên các Mỗi tháng thu được Bỏ tiền tiết năm học. thành viên CLB từ 200k đến 500k từ kiệm gây thiện nguyện bỏ các thành viên CLB 4. quỹ. tiền vào ống tiết hoặc các HS trong kiệm của CLB hằng trường . tuần. Trong suốt Kêu gọi học sinh cũ Một số học sinh cũ Kêu gọi năm học. (đã thành đạt) và và phụ huynh ủng hộ ủng hộ học phụ huynh ủng hộ từ 100k đến 500k / 5. sinh nghèo tiền vào quỹ. lầ n vượt khó. Trong suốt Phối kết hợp với Mỗi lần bán được năm học. đoàn trường đóng từ 300k đến 500k. thùng phân loại rác. Giúp giữ gìn khuôn Thu gom ve 6. chai và giấy Mỗi học sinh phải viên trường luôn sạch có ý thức giữ gìn đẹp. loại. môi trường bằng cách: bỏ rác vào các thùng phân loại rác.
- Vào các mùa Tham gia tiếp sức Được trải nghiệm thi (TS vào mùa thi. những việc làm ý lớp 10, nghĩa đối với cộng TNTHQG) đồng. Vào ngày chủ Tham gia hoạt động Phát huy và rèn nhật. bảo vệ môi trường luyện tốt phẩm chất: xanh sạch đẹp (lao chăm chỉ và trách động, nhặt rác, nhiệm của người HS. trồng và chăm sóc Giữ cho khuôn viên cây xanh xung quanh trường luôn sạch đẹp. khuôn viên trường Hoạt động học) 7. tình Ngày 27/7 Tham gia dọn vệ Phát huy được tinh nguyện. hằng năm tại sinh và thắp nến tri thần yêu nước và tượng đài liệt ân tại nghĩa trang sống có trách nhiệm sỹ Quỳnh liệt sĩ nhân Ngày ghi nhớ công ơn Châu. 27/7. những người đã khuất vì nền hòa bình của dân tộc. Vào ngày Tham gia làm thủy Phát huy được 2 LĐCS và các lợi nội đồng giúp bà trong 5 phẩm chất tốt dịp chuẩn bị con nông dân nạo đẹp của người HS: cho vụ cấy vét kênh mương. sống chăm chỉ và có hái. trách nhiệm với cộng đồng. 8. Hoạt động Ngày 27/7 Thăm hỏi mẹ Việt Phát huy được tinh sẻ chia góp hằng năm Nam Anh hùng và thần yêu nước và phần xoa các GĐ thương sống có trách nhiệm dịu nỗi đau binh, liệt sỹ. ghi nhớ công ơn của cộng những người đã khuất và những đồng. người có công vì nền hòa bình của dân tộc. 1 lần/ tháng Thăm hỏi các cụ già Phát huy được lòng sống neo đơn. nhân ái và nêu cao tinh thần trách nhiệm của tuổi trẻ đối với người già. Trong suốt Thắp hương chia Phát huy được lòng năm học, cả sẻ nỗi đau thương nhân ái và nêu cao
- dịp nghỉ hè mất mát với gia đình tinh thần trách nhiệm HS và các gia đình của tuổi trẻ đối với đặc biệt khó khăn cộng đồng. có người bị nạn . Trong suốt Phát khẩu trang và Phát huy được tình thời điểm nước sát khuẩn cho yêu nước, lòng nhân những ngày người nghèo phòng ái và nêu cao tinh thần đầu phòng chống dịch bệnh trách nhiệm của tuổi chống dịch Covid19 . trẻ đối với cộng Covid 19 đồng. Vào dịp đầu Ủng hộ sách giáo Biết chia sẻ những năm học và khoa cho các bạn khó khăn, biết đồng trong đợt xẩy học sinh nghèo. cảm với những ra lũ lớn ở người nghèo. miền trung. Vào mùa Ủng hộ áo ấm mùa Thể hiện được lòng Đông hằng đông cho các bạn nhân ái và tinh thần năm. học sinh có hoàn trách nhiệm (lá lành cảnh khó khăn…. . đùm lá rách) đối với cộng đồng xung quanh. Trong suốt Ủng hộ tiền cho các Giúp phát triển về năm học bạn học sinh trong nhân cách sống đẹp trường có hoàn cảnh của tuổi trẻ, phát huy khó khăn bị tai nạn tinh thần trách nhiệm, nặng và bị bệnh biết yêu thương, giúp hiểm nghèo phải đỡ những người điều trị ở bệnh nghèo khổ trong cộng viện. đồng. Vào dịp tết Trao quà cho các Chia sẻ yêu thương cổ truyền. bạn học sinh nghèo và động viên tinh và những người thần với những người nghèo ở các vùng nghèo giúp cho họ có lân cận vào dịp tết một cái Tết ấm áp cổ truyền. tình người. Trong suốt Thăm hỏi và chia Giúp phát triển về năm học sẻ với những mảnh nhân cách sống đẹp đời bất hạnh ở các của tuổi trẻ, phát huy vùng lân cận. tinh thần trách nhiệm, biết yêu thương, giúp
- đỡ những người bất hạnh trong cộng đồng. 3. Hoạt động trải nghiệm (ngoài giờ lên lớp): 3.1. Hoạt động gây quỹ thiện nguyện. 3.1.1. Bán khẩu trang phòng dịch Covid 19, các loại tất chân 4 mùa và các sản phẩm là nhu cầu thiết yếu của học sinh. Nhận thấy tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang chống dịch nơi đông người cũng như nắm bắt được ưu thế của việc bán khẩu trang cho số đông học sinh (trong giai đoạn bùng phát đại dịch Covid 19) và nhu cầu dùng tất 4 mùa phục vụ môn học thể dục. Đồng thời giúp cho các em HS có cơ hội mua khẩu trang và tất rẻ tiền, chất lượng. Nắm bắt được nhu cầu thiết yếu của học sinh, bản thân tôi đã chủ động lập kế hoạch bán hàng giúp CLB thiện nguyện thực hiện. Cách thức thực hiện: Bản thân tôi đã chủ động tìm hiểu nguồn hàng để nhập và có kế hoạch hộ trợ vốn ban đầu giúp CLB. Giao hàng cho các thành viên CLB quản lý. (có ghi chép cụ thể và hướng dẫn thực hiện) Hình ảnh ghi chép việc lấy hàng và giao hàng của thành viên CLB thiện nguyện
- Hình ảnh thành viên CLB thiện nguyện tiếp nhận hàng taị phòng bán hàng thiện nguyện Đăng tin và kêu gọi mua hàng ủng hộ gây quỹ thiện trên trang Facebook của CLB thiện nguyện hàng tuần. Những hình ảnh được chụp trên trang Facebook CLB thiện nguyện đăng tin kêu gọi mọi người ủng hộ mua hàng gây quỹ. Phối kết hợp với đoàn trường để lan tỏa việc bán hàng rộng rãi cho tất cả các đối tượng khách hàng trong và ngoài nhà trường.
- Hình ảnh ghi lại từ trang Facebook của đoàn trường kết hợp chia sẻ ủng hộ hoạt động bán hàng của Team thiện nguyện Phân công cho các thành viên CLB bán hàng, giao hàng vào các giờ giải lao và các ngày nghỉ. Các thành viên CLB thiện nguyện bán, ship khẩu trang, tất trong và ngoài trường học. Kết quả đạt được từ trải nghiệm bán hàng: + Các em HS trong CLB được trải nghiệm từ thực tế công việc kinh doanh, giúp cho các em có cơ hội tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng, phát huy khả năng giao tiếp và năng lực kinh doanh, sẽ tạo điều kiện cho các em định hướng nghề trong tương lai dễ dàng hơn. + Giúp các em HS cảm nhận được giá trị nhân văn từ công việc có ý nghĩa với cộng đồng và có tác dụng lan tỏa rộng rãi cho các thế hệ học sinh kế tiếp. + Gây được số tiền quỹ đáng kể, hộ trợ cho học sinh nghèo và những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. + Số tiền lãi khoảng 500k 1 triệu đồng/ tháng từ việc bán hàng được công khai và lên kế hoạch trao cho các hoạt động thiện nguyện theo đợt. (trao cho các học sinh mồ côi, học sinh nghèo tai nạn nằm viện cho các cụ già sống neo đơn, cho người nghèo bệnh tật….) 3.1.2. Dịch vụ ship quà vào các ngày lễ (Noel, 20/11, 8/3, 20/10).
- Nắm bắt được tâm lý của phụ huynh hiện nay có nhu cầu muốn tặng quà hấp dẫn cho các bé và nhiều HS muốn tặng quà cho bạn nhân dịp lễ giáng sinh do ông già Noel tặng. Các thành viên CLB thiện nguyện nẩy sinh ý tưởng làm dịch vụ “Ông già Noel ship quà”. Cách thức thực hiện: Đăng tải thông tin kêu gọi cộng đồng mạng tham gia ủng hộ: dịch vụ đặt quà ship tận nơi để gây quỹ thiện nguyện. Phân công cho các thành viên CLB lập danh sách ghi tên và địa chỉ của người đặt hàng, mua quà, gói quà và ship quà. Thuê một số trang phục cho các thành viên CLB đóng vai “Ông già Noel” đi ship quà. Các thành viên thực hiện ship hàng vào các buổi nghỉ và các ngày nghỉ. Các thành viên CLB thiện nguyện ship quà tận nhà người đặt hàng và ship tận lớp học cho các bạn HS có nhu cầu tặng bạn nhân dịp lễ Noel.
- Kết quả đạt được từ trải nghiệm trên: + Giúp các em HS cảm thấy tự tin hơn khi tiếp cận với mọi người, được tham gia những trải nghiệm đầy thú vị và mang lại niềm vui cho nhiều người, có tính chất lan tỏa trong cộng đồng. + Các em HS trong CLB được trải nghiệm từ thực tế công việc kinh doanh, giúp cho các em có cơ hội tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng, phát huy khả năng giao tiếp và năng lực kinh doanh, sẽ tạo điều kiện cho các em định hướng và lựa chọn nghề trong tương lai dễ dàng hơn. + Gây được số tiền quỹ đáng kể, hộ trợ cho học sinh nghèo và những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. + Số tiền lãi 3 triệu 4 triệu đồng cho 1 lần thực hiên từ việc bán và ship hàng được công khai và lên kế hoạch trao cho các hoạt động thiện nguyện theo đợt. (Được trao cho các học sinh mồ côi, học sinh nghèo bị tai nạn nằm viện, các cụ già sống neo đơn và người nghèo bệnh tật….) 3.1.3. Dịch vụ bán và ship hoa nhân dịp Tết cổ truyền và Tết táo quân. Nhận thấy vào các dịp lễ Tết nhu cầu mua hoa là không thể thiếu đối với mọi người dân Việt nam. Đồng thời vận dụng số đông các cán bộ giáo viên trong nhà trường và đông đảo phụ huynh, học sinh. CLB thiện nguyện đã lập kế hoạch bán và ship hoa gây quỹ thiện nguyện. Cách thức thực hiện: Đăng tải thông tin kêu gọi cộng đồng mạng tham gia ủng hộ: dịch vụ đặt hoa ship tận nơi và mua hoa tại điểm bán hàng nhân dịp Tết để gây quỹ thiện nguyện.
- Hình ảnh đăng bài kêu gọi mọi người mua hoa Tết ủng hộ gây quỹ thiện nguyện, được chụp trên trang Facebook của CLB thiện nguyện. Phân công cho các thành viên CLB lập danh sách ghi tên và địa chỉ của người đặt hoa, mua hoa, gói và ship tận tay người đặt hàng. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên CLB : gồm bộ phận nhập hoa, bán hoa và ship hoa. Liên hệ mượn hoặc thuê địa điểm để bán hoa gần chợ Tuần. Các thành viên CLB thi ện nguy ện bán hoa gây quỹ d ịp T ết táo quân và Tế t nguyên đán. Kết quả đạt được từ trải nghiệm bán hoa dịp Tết : + CLB thiện nguyện được nhiều người ủng hộ mua hoa, được hòa vào không khí nhộn nhịp của những ngày giáp Tết. + Các em HS cảm nhận được tinh thần trách nhiệm của tuổi trẻ đối với cái Tết cổ truyền, giúp cho các em phát huy tinh thần yêu nước và lòng nhân ái. + Các em HS được trải nghiệm từ thực tế công việc kinh doanh, giúp cho chúng có cơ hội tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng, phát huy khả năng giao tiếp và năng lực kinh doanh, sẽ tạo điều kiện cho các em định hướng và lựa chọn nghề trong tương lai dễ dàng hơn. + Số tiền lãi từ 4 triệu đến 5 triệu mỗi lần cho việc bán và ship hoa đã tặng cho HS nghèo và người nghèo vào dịp Tết với mong muốn chia sẻ yêu thương để làm cho cáiTết cổ truyền trở nên ấm áp và ý nghĩa hơn. 3.1.4. Dịch vụ rửa xe gây quỹ thiện nguyện. Nhận định từ tình hình thực tế: nhân dân trên địa bàn phần lớn là các bậc phụ huynh, thầy cô và các em học sinh, phương tiện đi lại chủ yếu là xe máy điện và xe máy mà nhu cầu rửa xe là rất cần thiết. Bởi vậy CLB thiện nguyện đã lên kế hoạch mở dịch vụ rửa xe gây quỹ thiện nguyện. Cách thức thực hiện:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường hứng thú và tập trung của học sinh trong các tiết luyện tập môn Hóa học 11 THPT bằng các trò chơi
25 p | 27 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bộ ngữ pháp ôn thi tốt nghiệp môn tiếng Anh dạng khung
53 p | 60 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 140 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giảng dạy chương Este và Lipit thuộc chương trình Hóa học 12 cơ bản
20 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị trong việc giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 12
21 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bài tập thực hành Word khối 10
37 p | 19 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh giải tốt các bài toán phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit có chứa tham số
37 p | 43 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn