Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế dự án dạy học chủ đề tích trò sân khấu dân gian Ngữ văn 10 nhằm phát huy phẩm chất năng lực học sinh đáp ứng chương trình GDPT 2018
lượt xem 0
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu Thiết kế dự án dạy học chủ đề “tích trò sân khấu dân gian” ngữ văn 10 nhằm phát huy phẩm chất năng lực học sinh đáp ứng chương trình GDPT mới, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn ở trường THPT; đề tài giúp bản thân và các đồng nghiệp bồi dưỡng thêm kiến thức để đổi mới PPDH theo công nghệ giáo dục hiện đại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế dự án dạy học chủ đề tích trò sân khấu dân gian Ngữ văn 10 nhằm phát huy phẩm chất năng lực học sinh đáp ứng chương trình GDPT 2018
- MỤC LỤC THIẾT KẾ DỰ ÁN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÍCH TRÒ SÂN KHẤU DÂN GIAN” NGỮ VĂN 10 NHẰM PHÁT HUY PHẨM CHẤT NĂNG LỰC HỌC SINH ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong đó mục tiêu là chuyển từ nền giáo dục hình thành kiến thức, kỹ năng sang nền giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Để thực hiện được mục tiêu đó thì nhiệm vụ cấp bách là đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Dạy học dự án là biện pháp hết sức cần thiết để phục vụ yêu cầu cấp bách ấy nhằm phát huy tính chủ động tích cực và phát huy năng lực của học sinh, tạo ra môi trường giáo dục mang tính tương tác cao, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lí quá trình tự học, tự rèn luyện của bản thân. Dạy học dựa trên dự án là một phương pháp dạy học trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ này được học sinh thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dựa trên dự án. Dạy học dựa trên dự án sẽ tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực áp dụng một cách sáng tạo vào cuộc sống. Người học thông qua việc giải quyết một tình huống có thật trong đời sống thực tiễn, bằng hoạt động tự lực của bản thân và sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm sẽ tự mình chiếm lĩnh tri thức, đồng thời phát triển năng lực tự học, tự chủ, năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo... Đây chính là những năng lực quan trọng hàng đầu để các em có thể vận dụng, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, giúp các em thích nghi trong mọi hoàn cảnh và thành công hơn khi trưởng thành. Việc vận dụng phương pháp dạy học dựa trên dự án vào môn Ngữ văn sẽ giúp học sinh có cơ hội phát huy khả năng sáng tạo, phát triển năng lực của bản thân, hình thành các kĩ năng cần thiết để chủ động, tích cực hơn trong học tập và rèn luyện; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Chương trình môn Ngữ văn lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (GDPT 2018) được áp dụng từ năm học 2022 - 2023 có nhiều văn bản mang hơi thở cuộc sống hiện đại đầy hấp dẫn. Trong đó, có nhiều tác phẩm văn học mới lần đầu tiên được đưa vào chương trình góp phần thu hút học sinh yêu văn chương và có năng
- 2 lực sáng tạo. Không chỉ vậy, chương trình còn có tính mở, nguồn học liệu mở, phương pháp tiếp cận mở…phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội hiện đại; thiết thực, dễ áp dụng vào thực tiễn nên phù hợp với việc tổ chức dạy học dựa trên dự án. Một trong những chủ đề mới trong chương trình là chủ đề “ Tích trò sân khấu dân gian”. Qua chủ đề này học sinh sẽ được làm quen và tìm hiểu một số thể loại sân khấu truyền thống của dân tộc nhưng ngày càng xa lạ với giới trẻ. Vì vậy, việc áp dụng dạy học dựa trong chủ đề “Tích trò sân khấu dân gian” là có tính khả thi và hiệu quả, không chỉ tạo môi trường học tập tiên tiến giúp các em có cơ hội tìm hiểu giá trị của các di sản văn hóa truyền thống, mà còn góp phần phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh, đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới. Từ những vấn đề được trình bày ở trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Thiết kế dự án dạy học chủ đề “tích trò sân khấu dân gian” ngữ văn 10 nhằm phát huy phẩm chất năng lực học sinh đáp ứng chương trình GDPT 2018” để triển khai, thực hiện. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu Thiết kế dự án dạy học chủ đề “tích trò sân khấu dân gian” ngữ văn 10 nhằm phát huy phẩm chất năng lực học sinh đáp ứng chương trình GDPT mới, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn ở trường THPT. - Thông qua đề tài giúp bản thân và các đồng nghiệp bồi dưỡng thêm kiến thức để đổi mới PPDH theo công nghệ giáo dục hiện đại. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu quá trình dạy học dự án của giáo viên và quá trình thực hiện dự án của học sinh qua dạy học chủ đề “Tích trò sân khấu dân gian” ngữ văn 10 nhằm phát huy năng lực, phẩm chất học sinh đáp ứng chương trình GDPT 2018. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Phương pháp dạy học dự án nhằm phát huy năng lực phẩm chất cho học sinh trong dạy học chủ đề “Tích trò sân khấu dân gian” cho HS lớp 10 trường THPT Nguyễn Cảnh Chân. - Phạm vi: Phương pháp dạy học dự án nhằm phát huy năng lực, phẩm chất trong dạy học chủ đề “Tích trò sân khấu dân gian” (Chương trình Ngữ văn 10). 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện sáng kiến này, chúng tôi đã vận dụng và phối hợp nhiều phương pháp trong đó có các phương pháp cơ bản sau : Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp điều tra, quan sát; Phương pháp phân tích, thống kê, đối chứng các số liệu; Phương pháp thuyết trình và Phương pháp thực nghiệm
- 3 6. Thời gian nghiên cứu Tôi đã nghiên cứu đề tài trong năm học 2022-2023 đến tháng 12 năm 2023 tôi đã tiến hành thực nghiệm đề tài Thiết kế dự án dạy học chủ đề “tích trò sân khấu dân gian” ngữ văn 10 nhằm phát huy phẩm chất năng lực học sinh đáp ứng chương trình GDPT 2018 7. Tính mới của đề tài - Về lý luận: Phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận về dạy học dựa trên dự án và ứng dụng CNTT trong dạy học. Trong đó bao gồm hệ thống các khái niệm liên quan đến dạy học dạy học dựa trên dự án, bản chất, quy trình dạy học và lý thuyết về ứng dụng các phần mềm trong dạy học. Về thực tiễn: + Đề tài được triển khai áp dụng lần đầu tiên cho chương trình bộ môn Ngữ văn - Chương trình GDPT 2018. + Thiết kế bài học dạy học dựa trên dự án. + Ứng dụng một số phần mềm và thiết bị vào dạy học Ngữ văn. + Đề tài giúp học sinh có cơ hội tìm hiểu, trải nghiệm thực tế các thể loại chèo, tuồng, múa rối nước, những thể loại mới được đưa vào học trong chương trình. Từ đó đề xuất những giải pháp bảo tồn, phát triển các di sản văn hóa cha ông để lại. + Qua sáng kiến, giúp các đồng nghiệp đổi mới PPDH để phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. PHẦN II. NỘI DUNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIIỄN 1. Cơ sở lí luận 1.1. Dạy học dự án a) Khái niệm Dạy học theo dự án (DHDA) là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập. Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của DHDA. Trong tài liệu tập huấn module 2 chương trình GDPT 2018 cho rằng “Dạy học dựa trên dự án là cách thức tổ chức dạy học, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ
- 4 học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu, trình bày”. Dạy học dự án là một phương pháp dạy học trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học trực tiếp thực hiện với tính tự học, tự nghiên cứu trong toàn bộ quá trình học tập, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, cho đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá và trình bày kết quả. b) Đặc điểm của dạy học dự án Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn môn học, thực tiễn đời sống vì vậy DHDA mang định hướng thực tiễn cao. Nhiệm vụ của dự án cần chứa đựng những nội dung phù hợp với năng lực của người học. Các dự án học tập có ý nghĩa thực tiễn xã hội, góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội sẽ mang lại những tác động xã hội tích cực. Trong dạy học theo dự án, người học cần chủ động, tích cực, tham gia vào các giai đoạn của quá trình học tập, điều đó góp phần khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. GV chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ, do vậy DHDA phát huy tính tự lực của người học. Trong DHDA người học được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Trong quá trình thực hiện dự án sẽ làm tăng hứng thú của người học. Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một nhiệm vụ, vấn đề mang tính phức hợp. Vì thế, DHDA sẽ mang tính tích hợp, liên môn. Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Các thành viên trong nhóm khi tham gia dự án phải chủ động, tích cực thực hiện dự án. Mỗi thành viên cần có định hướng hành động cụ thể, thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lí thuyết cũng năng lực thực hành, vận dụng vào thực tiễn. Dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, vì thế cần có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm một cách cụ thể. Dạy học theo dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa HS và GV cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án. Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra không chỉ giới hạn
- 5 trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu bằng nhiều hình thức khác nhau với các quy mô khác nhau, nên DHDA luôn có tính định hướng sản phẩm. c) Cách tiến hành dạy học theo dự án Dạy học dựa trên dự án cần được tiến hành theo ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án (Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án) - Đề xuất ý tưởng và chọn đề tài dự án: Đề tài dự án có thể nảy sinh từ sáng kiến của GV, HS hoặc của nhóm HS. HS là người quyết định lựa chọn đề tài, nhưng phải đảm bảo nội dung phù hợp với mục đích học tập, phù hợp chương trình và điều kiện thực tế. Để thực hiện dự án, HS phải đóng những vai có thực trong xã hội để tự mình tìm kiếm thông tin và giải quyết công việc. - Chia nhóm và nhận nhiệm vụ dự án: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm HS và những yếu tố khác liên quan đến dự án. Trong công việc này, GV là người đề xướng nhưng cũng cần tạo điều kiện cho HS tự chọn nhóm làm việc. - Lập kế hoạch thực hiện dự án: GV hướng dẫn các nhóm HS lập kế hoạch thực hiện dự án, trong đó HS cần xác định chính xác chủ đề, mục tiêu, những công việc cần làm, kinh phí, thời gian và phương pháp thực hiện. Ở giai đoạn này, đòi hỏi ở HS tính tự lực và tính cộng tác để xây dựng kế hoạch của nhóm. Sản phẩm tạo ra ở giai đoạn này là bản kế hoạch dự án. Lưu ý: Để tổ chức thành công các chủ đề dự án, GV hướng dẫn HS biết cách xây dựng kế hoạch, đảm bảo các mặt (thời gian, phân công công việc trong nhóm, phương pháp tiến hành, thiết bị cần dùng, kinh phí,…). Giai đoạn 2: Thực hiện dự án Giai đoạn này, với sự giúp đỡ của GV, HS tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ được giao với các hoạt động: như đề xuất các phương án giải quyết và kiểm tra, nghiên cứu tài liệu, tiến hành các thí nghiệm, trao đổi và hợp tác với các thành viên trong nhóm. Trong dự án, GV cần tôn trọng kế hoạch đã xây dựng của các nhóm, cần tạo điều kiện cho HS trao đổi, thu thập tài liệu, tìm kiếm thông tin. Các nhóm thường xuyên cùng nhau đánh giá công việc, chỉnh sửa để đạt được mục tiêu. GV cũng cần tạo điều kiện cho việc làm chủ hoạt động học tập của HS và nhóm HS, quan tâm đến phương pháp học của HS… và khuyến khích HS tạo ra một sản phẩm cụ thể, có chất lượng. Để quá trình thực hiện dự án có hiệu quả, mỗi nhóm cần xây dựng bản kế hoạch chi tiết cho từng công việc và luôn thể hiện tinh thần làm việc nhóm, khả năng tư duy
- 6 sáng tạo, khả năng suy nghĩ độc lập và cách giải quyết các vấn đề theo sự sáng tạo riêng. Lưu ý, trong quá trình thực hiện, GV cần động viên, khích lệ HS nhằm phát huy được tất cả những sở trường, năng lực cá nhân để thực hiện đề tài dự án đạt hiệu quả cao nhất. Giai đoạn 3: Báo cáo và đánh giá dự án HS thu thập kết quả, công bố sản phẩm trước lớp. Sau đó, GV và HS tiến hành đánh giá. Bước 1) Thu thập kết quả Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng bài viết nghiên cứu, báo cáo, hay tờ rơi, báo tường, tập tranh ảnh, clip,… Bài viết có thể được trình bày trên phần mềm powerpoint, hay dạng văn bản viết, hoặc là các ấn phẩm (bản tin, báo, áp phích), phim, ảnh,… Bước 2) Công bố sản phẩm Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm HS và được giới thiệu trong toàn trường. Bước 3) Đánh giá dự án Đây là giai đoạn kết thúc dự án, HS có thể tự nhận xét quá trình thực hiện dự án và tự đánh giá sản phẩm nhóm mình và đánh giá nhóm khác. GV đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện dự án của HS, đánh giá sản phẩm và rút kinh nghiệm để thực hiện những dự án tiếp theo. Nói khác, ngoài GV kiểm tra, đánh giá thì bản thân HS, cũng như những người tham dự đều tham gia đánh giá. Từ đó giúp cho mỗi HS tự nhận thấy được mặt ưu và mặt khuyết của mình để rút kinh nghiệm cho việc thực hiện đề án tiếp theo. d) Dạy học dự án trong môn Ngữ văn ở trường THPT Dạy học dự án là một phương pháp hoặc hình thức dạy học, trong đó GV hướng dẫn HS giải quyết một nhiệm vụ học tập có tính chất tổng hợp. Kết quả dự án là những sản phẩm có thể giới thiệu được. Trong môn Ngữ văn, việc sử dụng dạy học dựa trên dự án góp phần phát triển cho người học những phẩm chất và năng lực chủ yếu: Phẩm chất: trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ…; các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác… và các NL đặc thù : năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học… thông qua các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe. Với việc thực hiện các sản phẩm học tập bằng các hoạt động cụ thể liên quan đến đọc, viết, nói và nghe, HS sẽ có cơ hội hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
- 7 Đặc thù môn Ngữ văn có nhiều nội dung dạy học gắn với thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, đề phù hợp để sử dụng dạy học dựa trên dự án GV phải tìm ra được mối liên hệ giữa những vấn đề thực tiễn đang diễn ra trong cuộc sống với nội dung bài học, từ đó xây dựng những chủ đề học tập theo dự án một cách phù hợp. Hoặc môn Ngữ văn có thể tích hợp với những môn học khác tạo thành những dự án học tập mà ở đó, những nội dung dạy học của môn Ngữ văn cũng chủ yếu được thiết kế theo định hướng hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất cho HS với những biểu hiện cụ thể liên quan đến đọc, viết, nói và nghe. 1.2 Quan niệm về dạy học theo năng lực, phẩm chất a) Một số khái niệm - Theo từ điển Tiếng Việt : + Phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hay vật. [3] Hoặc: Phẩm chất là những yếu tố đạo đức, hành vi ứng xử, niềm tin, tình cảm, giá trị cuộc sống; ý thức pháp luật của con người được hình thành sau một quá trình giáo dục. + Cũng theo từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. [3] Hoặc: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để sống và học tập, làm việc. Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau như năng lực đặc thù môn học là năng lực được hình thành và phát triển do đặc điểm của môn học đó tạo nên. - Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể [1]: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... Thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”. Phẩm chất là tính chất bên trong của con người, tính chất bên trong có thể xấu hoặc tốt, tuỳ theo sự rèn luyện, định hướng của mỗi người. - Phẩm chất là thước đo giá trị của con người, không phải ai sinh ra cũng có phẩm chất như nhau. Những phẩm chất này được xây dựng, rèn luyện và phát triển theo thời gian. - Dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực nghĩa là thông qua bộ môn, học sinh có khả năng kết hợp một cách linh hoạt kiến thức, kỹ năng với
- 8 thái độ, tình cảm, động cơ cá nhân… nhằm đáp ứng hiệu quả một số yêu cầu phức hợp của hoạt động trong một số hoàn cảnh nhất định b, Năng lực cần hình thành trong dạy học Ngữ văn: Trong định hướng phát triển CT GDPT sau 2018, môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ, theo đó, năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ là năng lực mang tính đặc thù của môn học; ngoài ra năng lực tư duy sang tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nội dung dạy học của môn học. c, Những biểu hiện của các phẩm chất trong môn Ngữ văn. * Yêu nước - Biết yêu thiên nhiên, yêu đất nước với những biếu hiện phong phú trong cuộc sống cũng như trong văn học; - Yêu quý và tự hào về truyền thống gia đình, quê hương đất nước; - Kinh trọng, biết ơn người lao động, người có công với đất nước; - Biết trân trọng và bảo vệ cái đẹp; - Giới thiệu và gìn giữ các giá tri văn hoá, các di tích lịch sử; - Có lí tưởng sống và có ý thức sâu sắc về chú quyền quốc gia và tương lại của dân tộc. * Nhân ái - Biết quan tâm đến những người thân, tôn trọng bạn bè, thầy cô; - Biết nhường nhịn, vị tha; - Biết xúc động trước con người và việc làm tốt, giữ được mối quan hệ hài hoà với người khác; - Biết cảm thông chia sẻ niêm vui, nỗi buồn, tình yêu thương đối với những người xung quanh cùng như đối với các nhân vật trong tác phẩm; - Bôn trong sự khác biệt về hoàn cảnh và văn hoá, biết tha thứ và độ lượng với người khác. * Chăm chỉ - Chăm đọc sách báo; - Thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập; - Siêng năng trong công việc gia đình, nhà trường;
- 9 - Yêu lao động, có ý chí vượt khó; - Tích cực rèn luyện để chuẩn bị nghề nghiệp cho tương lai. * Trung thực Sống thật thà, ngay thẳng, thành thật với bản thân và người khác; - Yêu lẽ phải, trọng chân 1í, thẳng thắn trong việc thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của mình. * Trách nhiệm - Biết giữ lời hứa, dám chịu trách nhiệm về lời nói, hành động, hậu quả do công việc mình đã làm; - Có thái độ, hành vi tôn trọng các quy định chung nơi công cộng; - Có ý thức sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân; - Biết giữ gìn tư cách, bản sắc của công dân Việt Nam; - Biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại để hội nhập quốc tế và trở thành công dân toàn cầu. Với việc thực hiện phương pháp dạy học dự án bài Tích trò sân khấu dân gian trong chương trình Ngữ Văn 10 sẽ hướng tới phát huy những năng lực phẩm chất trên cho học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn Để có cơ sở nghiên cứu, tôi đã tiến hành khảo sát việc sử dụng phương pháp dạy học dự án trong môn Ngữ văn ở trong trường THPT Nguyễn Cảnh Chân 2.1 Mục đích khảo sát Thông qua việc khảo sát để nắm được tình hình sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học, nhu cầu của giáo viên và học sinh về việc đổi mới phương pháp dạy học mới để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn nói chung và bài học “Tích trò sân khấu dân gian” trong chương trình Ngữ văn 10. 2.2 Tư liệu khảo sát - Khảo sát quá trình dạy học của GV và quá trình học tập của HS. - Tìm hiểu kế hoạch dạy học của GV THPT về bài học “Tích trò sân khấu dân gian” trong chương trình Ngữ Văn 10.
- 10 2.3 Quá trình khảo sát và kết quả khảo sát a. Khảo sát việc dạy của giáo viên thông qua dự giờ và hỏi bằng phiếu Dạy học là một công việc rất khó khăn và phức tạp đòi hỏi ở người thầy không chỉ có kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy mà cần phải tâm huyết với nghề nghiệp. Trên lớp, người thầy như một diễn viên vào vai. Với phương pháp dạy học truyền thống người thầy đóng vai trò trung tâm trong hoạt động dạy và học. Thầy là người truyền đạt kiến thức, học trò là người lĩnh hội kiến thức. Những năm gần đây, nền giáo dục nước ta đang trên đường đổi mới căn bản và toàn diện để nâng cao hiệu quả việc dạy và học đồng thời để tiến kịp với các nước trên trên thế giới. Chính vì vậy mà đòi hỏi GV phải nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học để tạo hứng thú cho HS có như vậy mới phù hợp và theo kịp nền giáo dục trên thế giới. Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát các giáo viên và học sinh trực tiếp tham gia dạy - học bài “Tích trò sân khấu dân gian” trong chương trình Ngữ văn 10 ở THPT Nguyễn Cảnh Chân cụ thể như sau: + 10 GV giảng dạy môn Ngữ Văn của trường THPT Nguyễn Cảnh Chân + 163 học sinh của trường THPT Nguyễn Cảnh Chân Nội dung khảo sát Để có cơ sở thực tiễn chắc chắn cho việc nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát bằng hình thức trực tiếp dự giờ, gặp gỡ và trao đổi với các giáo viên dạy học Ngữ văn lớp 10 và học sinh ở một số lớp thuộc trường trung học phổ thông Nguyễn cảnh Chân qua phỏng vấn và phiếu hỏi. Hai mẫu phiếu hỏi dành cho hai đối tượng khảo sát như sau: Phiếu khảo sát dành cho Giáo viên Số lượng: 10 giáo viên PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VẬN DỤNG PPDHTDA TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT NGUYỄN CẢNH CHÂN Thông tin người được khảo sát
- 11 - Họ và tên giáo viên(có thể không ghi):………………………………………… - Giáo viên trường ………………………………………………………………. Câu hỏi 1. Xin thầy(cô) đánh giá về mức độ cần thiết phải tăng cường liên hệ với thực tiễn trong quá trình dạy học môn Ngữ Văn hiện nay? Các mức độ Tỉ lệ lựa chọn(%) 1. Rất cần thiết 33.3 2. Cần thiết 66.7 3. Ít cần thiết 0 4. Không cần thiết 0 Câu hỏi 2. Xin thầy (cô) đánh giá như thế nào về mức độ thuận lợi và khó khăn ở các bước trong quá trình vận dụng DHTDA môn Ngữ Văn? Mức độ thuận lợi (%) Nội dung Thuận lợi Ít thuận lợi Khó khăn 1. Lựa chọn ý 88.9 11.1 0 tưởng, chủ đề 2. Thiết kế dự án 66.7 22.2 11.1 3. Thực hiện dự án 33.3 44.4 22.3 4. Báo cáo kết quả 55.6 33.3 11.1 5. Đánh giá dự án 77.8 11.1 11.1 Câu hỏi 3. Thầy (cô) đánh giá như thế nào về mức độ tham gia của học sinh khi DHTDA môn Ngữ Văn? Mức độ HS tham gia (%) Các khâu Tích cực Ít tích cực Không tích cực 1. Lựa chọn ý 33.3 55.6 11.1 tưởng
- 12 2.Tham gia thiết 66.7 22.2 11.1 kế dự án 3.Thực hiện dự án 88.9 11.1 0 4. Báo cáo kết quả 77.8 11.1 11.1 5. Đánh giá dự án 77.8 22.2 0 Câu hỏi 4. Hiệu quả các giờ học bằng phương pháp DHTDA như thế nào? Nội dung Mức độ (%) Rất tốt Tốt Chưa tốt 1. Mức độ hiểu 22.2 66.7 11.1 bài 2. Mức độ tích 77.8 22.2 0 cực, chủ động 3. Mức độ nắm 66.7 33.3 0 vững kiến thức 4. Mức độ vận 55.6 33.3 11.1 dụng trong thực tiễn Câu hỏi 5. Mức độ quan tâm của thầy (cô) với phương pháp DHTDA? Phương án lựa chọn Kết quả lựa chọn (%) 1. Rất quan tâm 33.3 2. Quan tâm 66.7 3. Ít quan tâm 0 4. Không quan tâm 0 Câu hỏi 6. Thầy (cô) đã vận dụng hay có d ự định vận dụng phương pháp DHTDA vào trong quá trình dạy học Ngữ Văn hay không? Phương án lựa chọn Kết quả lựa chọn (%) 1. Đã vận dụng 40
- 13 2. Chưa vận dụng 0 3. Sẽ vẫn dụng 60 4. Không vận dụng 0 Câu hỏi 7. Thầy (cô) đã vận dụng hay có d ự định vận dụng phương pháp DHTDA vào dạy học bài “ Tích trò sân khấu dân gian” trong chương trình Ngữ Văn 10 hay không? Phương án lựa chọn Kết quả lựa chọn (%) 1. Đã vận dụng 0 2. Chưa và sẽ vận dụng 100 3. Chưa rõ 0 4. Không vận dụng 0 Câu hỏi 8. Thầy(Cô) đánh giá thế nào về vai trò của PPDHTDA đối với việc hình thành và phát triển các phẩm chất năng lực cho học sinh theo mục tiêu của chương trình GDPT 2018? Phương án lựa chọn Kết quả lựa chọn (%) 1. Rất quan trong 100 2. Quan trong 0 3. Ít quan trọng 0 4. Không quan trọng 0 * Đánh giá: Kết quả khảo sát của 10 giáo viên dạy Ngữ Văn ở trường THPT Nguyễn Cảnh Chân cho thấy có đến 60% giáo viên đang có ý tưởng sẽ áp dụng phương pháp dạy học dự án, có 40% giáo viên đã áp dụng phương pháp này vào quá trình dạy học của bản thân. Như vậy số giáo viên đã áp dụng phương pháp dạy học dự án còn ít. Nguyên nhân do đặc thù của bộ môn nên giáo viên chú trọng đến văn bản, hướng dẫn học sinh phân tích cái hay cái đẹp, giá trị nghệ thuật, phong cách của tác giả ....mà không trả văn bản về với thực tiễn đời sống. Bên cạnh đó, việc đánh giá của giáo viên vẫn còn nặng theo chuẩn kiến thức kĩ năng thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kì và đánh giá từ một kênh là giáo viên đánh giá học sinh. Tuy nhiên, thầy cô lại
- 14 đánh giá rất cao 100% về vai trò quan trọng của phương pháp dạy học dự án và 100% thầy cô đều có dự định sẽ vận dụng phương pháp dạy học dự án vào bài “ Tích trò sân khấu dân gian”. Dựa vào kết quả khảo sát cho thấy dạy học dựa trên dự án đã và đang là nhu cầu cần thiết trong các môn học ở các nhà trường THPT. Đặc biệt trong xu thế đổi mới hiện nay, chương trình GDPT 2018 đang bắt đầu được thực hiện. Phiếu khảo sát dành cho học sinh Tổng số: 163 học sinh ST T Rất K Thíc Rất thích M khô h h ứ ng ô c thíc n h g đ th ộ íc h N SL % SL % SL % SL % ộ i d 1 Em có thích thầy(cô) dạy 0 0% 3 1,9 40 24,5 120 73,6 theo phương pháp mới không (dạy học dự án) ? 2 Thái độ của em khi tham 3 1,8 5 3,1 55 33,8 100 61,3 gia dự án học tập khi học môn Ngữ văn ? 3 Nếu được giao các nhiệm 13 8,0 50 30, 50 30,7 50 30,7 vụ để thực hiện dự án học 7 tập, em có sẵn sàng tham gia không?
- 15 4 Em có mong muốn được 3 1,8 10 6,1 20 12,3 130 79,8 tham gia dự án học tập khi học chủ đề “ Tích trò sân khấu dân gian” hay không? 5 Em có thường xuyên sử 10 6,1 13 7,9 70 43,0 70 43,0 dụng phần mềm và các thiết bị hỗ trợ cho quá trình học tập không? * Đánh giá: Qua khảo sát học sinh nhận thấy 73,6% các em rất thích thầy/cô áp dụng phương pháp mới vào dạy học. Bản thân các em cũng rất thích (61,3%) và sẵn sàng tham gia (71,4%) vào dạy học dự án ở môn Ngữ Văn, đặc biệt là bài học “ Tích trò sân khấu dân gian” mà lần đầu tiên các em được tiếp cận. Trong quá trình tham gia dạy học dự án có tới 86% học sinh có sử dụng phần mềm và các thiết bị hỗ trợ cho quá trình học tập. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện phương pháp dạy học dự án. Qua việc khảo sát thực trạng dạy và học ở trường THPT Nguyễn Cảnh Chân cho thấy GVvà học HS nhận thức đúng đắn vai trò và ý nghĩa của việc dạy đổi mới PPDH trong bộ môn Ngữ văn, đặc biệt trong dạy họa bài “Tích trò sân khấu dân gian” trong chương trình Ngữ văn 1 0 . Mặc dù vẫn còn gặp những khó khăn trong quá trình triển khai, việc rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực của HS vẫn chưa được chú ý đúng mức. Để việc đổi mới PPDH đạt hiệu quả cao, cần phải có sự đổi mới từ hình thức đến nội dung, phương pháp. Đồng thời, bản thân GV và HS cũng phải có ý thức trách nhiệm trong việc trau dồi kiến thức, trình độ chuyên môn, đào sâu kiến thức, áp dụng các phương pháp dạy học kĩ thuật hiện đại vào trong dạy học bộ môn. Như vậy mới khơi dậy sự hứng thú, yêu thích của HS đối với môn Ngữ văn. Từ những lí do trên cho thấy, việc lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp và kĩ thuật dạy học là rất quan trọng và việc lựa chọn dạy học dự án bài “Tích trò sân khấu dângian” trong chương trình Ngữ Văn 10 để phát huy năng lực, phẩm chất người học.
- 16 3. Thiết kế dự án dạy học chủ đề “ Tích trò sân khấu dân gian” Ngữ văn 10 3.1. Mục tiêu, nội dung dạy học dự án chủ đề “Tích trò sân khấu dân gian” Ngữ văn 10 - Chương trình GDPT 2018 3.1.1. Mục tiêu - Nâng cao năng lực của HS: Thông qua giải quyết các nhiệm vụ phức hợp tập trung vào các thể loại chèo, tuồng, múa rối nước, viết bài nghiên cứu, thảo luận. HS được nâng cao năng lực kỹ năng diễn xuất, giao tiếp, tổng hợp, xử lí và trình bày kết quả nghiên cứu cùng năng lực đọc nghe nói viết . - Thay đổi về kỹ năng và thái độ trân trọng của HS đối với những di sản nghệ thuật quý báu mà ông cha ta truyền lại. Dạy học dự án là một trong những PPDH thực hiện hoàn chỉnh nhất mục tiêu của dạy học chủ đề “Tích trò sân khấu dân gian” trong các nhà trường hiện nay. Thông qua việc giải quyết các vấn đề của dự án không chỉ hướng đến việc thay đổi nhận thức, thái độ mà còn thay đổi hành vi và hoạt động để bảo tồn những những di sản nghệ thuật quý báu của dân tộc. HS được hiểu biết rõ hơn về thực trạng những giá trị này đang bị mai một theo thời gian, lãng quên trong thời đại công nghệ số, sự quan tâm thờ ơ ở giới trẻ, từ đó hình thành nên thái độ và hành vi tích cực và có trách nhiệm với các di sản nghệ thuật quý báu của cha ông ta truyền lại. - Mở rộng không gian học tập kết hợp giữa bài học trên lớp với hoạt động thực địa ngoài trường học với sự kết nối của các công cụ đa phương tiện. DHDA về chủ đề “Tích trò sân khấu dân gian” nhằm mở rộng không gian học tập của bài học trên lớp với không gian cộng đồng bên ngoài nhà trường, giúp HS được tiếp xúc với với các hoạt động diễn xuất trên sân khấu mà các em chính là diễn viên. Từ đó, HS được tạo cơ hội để củng cố và hình thành kiến thức, kỹ năng từ thực tiễn. Như vậy có thể nói, DHDA là một trong những cách để xã hội hóa giáo dục, kết hợp giữa nhà trường và xã hội. - Đa dạng hóa các phương tiện học tập với sự trợ giúp của CNTT như (PowerPoint) với Tivi hoặc HS sử dụng đa dạng các công cụ đa phương tiện kết hợp công nghệ (như máy ảnh, máy quay phim,…) và truyền thông (như mạng Internet với các website để tra cứu tài liệu). 3.1.2. Nội dung Chủ đề “Tích trò sân khấu dân gian” có thời lượng 7 tiết trong kế hoạch dạy học Ngữ Văn 10 tập một, tập trung vào các nội dung sau: - Đọc: + Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham) + Huyện đường (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)
- 17 + Múa rối nước - Hiện đại soi bóng tiền nhân (Phạm Thùy Dung) - Viết: Viết báo cáo nghiên cứu (Về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam) - Nói và nghe: Lắng nghe và phản hồi về một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu. - Dựa vào nội dung của chủ đề để hình thành dự án học tập . 3.2. Quy trình tổ chức dạy học dự án chủ đề “Tích trò sân khấu dân gian” Ngữ văn 10 - Chương trình GDPT 2018 3.2.1. Xây dựng quy trình chung Quy trình chung để thiết kế và tổ chức các dự án được xây dựng theo 3 giai đoạn. Bao gồm: Giai đoạn 1. Chuẩn bị dự án Giai đoạn 2. Thực hiện dự án Giai đoạn 3. Báo cáo và đánh giá dự án. Sơ đồ 2.1: Quy trình vận dụng DHDA trong chủ đề “ Tích trò sân khấu dân gian” 3.2.2. Quy trình thiết kế và tổ chức các giai đoạn. Dạy học dựa trên dự án là PPDH có tính hệ thống, mỗi giai đoạn và các bước thực hiện có vai trò, yêu cầu khi thiết kế và thực hiện riêng mà nếu thiếu/hoặc không
- 18 tuân thủ yêu cầu ở một vài bước sẽ gây khó khăn trong quá trình tổ chức, ảnh hưởng đến hiệu quả của việc vận dụng. 3.2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị dự án Đây là giai đoạn mà các công việc chủ yếu được thực hiện bởi GV. Giai đoạn này có ý nghĩa quyết định đối với tiến trình tổ chức cho HS thực hiện các dự án. GV trên cơ sở phân tích tổng hợp các yếu tố đầu vào bao gồm: đối tượng, điều kiện dạy học, chương trình…để đi đến mục tiêu và dự kiến sản phẩm của dự án. Trước khi bắt đầu, GV cần chuẩn bị các công việc sau: - Xác định đối tượng HS thực hiện dự án: Các yếu tố cần xác định gồm: quy mô lớp học; trình độ HS; khả năng và nhu cầu học tập theo phương pháp DHDA; kiến thức và nhu cầu tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến chủ đề “Tích trò sân khấu dân gian”; sở thích và mong muốn của HS. - Xác định điều kiện dạy học: Chương trình, SGK và khả năng áp dụng phương pháp DHDA về chủ đề “Tích trò sân khấu dân gian”; xác định các nguồn tài liệu (tài liệu in, tài liệu trên Internet); điều kiện cơ sở vật chất: phòng học, đồ dùng học tập…; hạ tầng CNTT và khả năng kết nối Internet; và khả năng tạo điều kiện cho việc DHDA của trường sở tại. Dự kiến các công cụ CNTT trong các giai đoạn của dự án: Tổ chức cho HS thực hiện các dự án về chủ đề “Tích trò sân khấu dân gian” với sự hỗ trợ của CNTT như: Zalo, Facebook, Website, Canva, Powerpoint, Capcut - Xác định mục tiêu và dự kiến sản phẩm của dự án: Xác định những gì HS phải biết và có thể làm được khi kết thúc dự án. Xác định mục tiêu cụ thể của DA học tập bao gồm: mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực HS cần đạt. - Xây dựng ý tưởng dự án: Có nhiều cách để xây dựng ý tưởng dự án: xây dựng ý tưởng dự kiến từ các nội dung học tập và gắn với thực tiễn. + Xây dựng ý tưởng dự án từ các chuẩn học tập: Căn cứ vào những chuẩn học tập để suy nghĩ về ý tưởng của dự án, lựa chọn những chuẩn học tập có thể xây dựng thành DA. Những chuẩn được lựa chọn thường có liên quan trực tiếp và có ý nghĩa đối với cuộc sống thực của HS. + Xây dựng ý tưởng dự án từ cộng đồng: Sau khi có các ý tưởng về DA, lựa chọn những ý tưởng liên quan đến những vấn đề ở cộng đồng, các hoạt động ở địa phương, những vấn đề xã hội liên quan đến chủ đề. - Hình thành kế hoạch đánh giá: Giai đoạn này được thực hiện xuyên suốt quá trình và phải có bộ công cụ đánh giá. Bộ công cụ đánh giá được xây dựng trên nhiều mặt dựa trên quy chuẩn (rubics). Theo lịch trình của bài học, ta có lịch trình đánh giá
- 19 của dự án. Đây được coi là công cụ hữu ích để mô tả trực quan các hoạt động đánh giá trong suốt bài dạy và là một bước khởi đầu có ích trong quá trình phát triển kế hoạch đánh giá. Một kế hoạch đánh giá sẽ: đảm bảo dự án bám sát mục tiêu học tập; đề ra các phương pháp và công cụ đánh giá; định rõ các kết quả mong đợi và tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm và cách thể hiện; định rõ các mốc kiểm tra trong quá trình thực hiện dự án và các biện pháp để giữ cho các thầy và trò không đi chệch mục tiêu. - Xây dựng các bộ công cụ của dự án: Các công cụ để tổ chức thực hiện DA có thể chia làm ba nhóm: nhóm công cụ giúp HS thực hiện DA; nhóm công cụ giúp GV quản lí DA; và nhóm công cụ kiểm tra, đánh giá. Tuy nhiên, cách phân chia này cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối bởi một số công cụ có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. - Xây dựng câu hỏi định hướng trong dự án: Bộ CHĐH là một phần quan trọng trong kế hoạch bài dạy, được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện DA. Bộ CHĐH giúp dự án tập trung vào những kiến thức trọng tâm, gắn mục tiêu của dự án với mục tiêu học tập và chuẩn chương trình; định hướng quá trình học tập của HS thông qua những vấn đề mang tính kích thích tư duy, cung cấp cấu trúc để tổ chức các thông tin có sẵn; giúp HS kết nối những khái niệm cơ bản trong cùng một môn học hoặc giữa các môn học khác nhau. Bộ CHĐH gồm: câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung - Xác định các nhiệm vụ cần làm khi thực hiện dự án: Trên cơ sở phân tích nội dung bài học, phân chia các nội dung dự án, dự kiến sản phẩm của từng nhiệm vụ. - Đánh giá nhu cầu của người học trước khi thực hiện dự án: Mục đích là để xác định được khả năng, nhu cầu, sở thích của HS trong phương pháp dạy học dựa trên dự án cũng như đo lường được kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi của HS. Đối với các dự án chủ đề “Tích trò sân khấu dân gian”, HS cần xác định kiến thức của bản thân về chủ đề “Tích trò sân khấu dân gian”. Từ đó đưa ra nhu cầu cần tìm hiểu về các loại hình nghệ thuật trong chủ đề “Tích trò sân khấu dân gian” + Đánh giá mức độ tiếp cận với các công cụ trên Internet của HS. Từ đó, GV có định hướng, kế hoạch hỗ trợ và giúp đỡ HS chưa tiếp cận với các công cụ IT phục vụ việc giải quyết dự án. - Chia nhóm và lập kế hoạch thực hiện dự án: + Chia nhóm: Có nhiều cách để hình thành nên các nhóm học tập hiệu quả dựa trên cùng sở thích, mối quan tâm, gần nhà nhau, nhóm HS thường xuyên sử dụng Internet và các nhóm do GV lựa chọn… + Trong việc soạn kế hoạch hành động cần phát triển những kịch bản sao cho chúng có thể đem lại những trải nhiệm học tập phong phú cho HS. Việc tạo điều kiện
- 20 cho các em tham gia tìm hiểu, giải quyết vấn đề hoặc các phần việc khác nhau giúp các em giải quyết nhiệm vụ học tập và tập trung vào những vấn đề có ý nghĩa trong cuộc sống. Trong việc lập kế hoạch dự án cần thực hiện các công việc sau: + Lập kế hoạch tổ chức dự án: Sử dụng một lịch trình dự án để tổ chức những mốc chính và những hoạt động chủ yếu. Lịch trình dự án cho thấy trình tự thực hiện các công việc chủ yếu trước khi dự án bắt đầu. Nó cũng phân biệt những việc làm của GV và những hoạt động của HS. + Phân bố các hoạt động: Khi đã xác định xong những mốc công việc là công đoạn lên kế hoạch các hoạt động chi tiết. Cần phải cân đối những hoạt động cá nhân, theo nhóm và các hoạt động do GV thực hiện. Có thể thiết kế thêm các hoạt động có liên hệ với cộng đồng nếu thấy thích hợp. + Lên kế hoạch chi tiết của DA thông qua kế hoạch thực thi: Soạn các bài tập và các hoạt động thực hiện hằng ngày thật chi tiết như lịch trình dự án đã đề ra. 2.2.2.2. Giai đoạn thực hiện dự án - Giai đoạn này gồm 2 bước: 1) HS thực hiện dự án theo kế hoạch đã lập ra và 2) hoàn thành sản phẩm. Sản phẩm của dự án là một kết quả học tập rất đặc trưng trong DHDA, vừa là một đối tượng để đánh giá dự án, cách trình bày kết quả dự án đòi hỏi một số kỹ năng nhất định trong số các kỹ năng mà DHDA hình thành và phát triển ở người học. - Giai đoạn này chủ yếu là việc thực hiện các hoạt động học tập của các nhóm HS theo bản kế hoạch của dự án. Không gian học tập có thể là lớp học, địa bàn nghiên cứu thực tế, phòng tự học, phòng máy tính và thời gian thực hiện dự án phụ thuộc vào bản kế hoạch của nhóm. 3.2.2.3. Giai đoạn báo cáo và đánh giá dự án. - HS trình bày sản phẩm, thực hiện các bản đánh giá, nhận xét do GV cung cấp trước khi thực hiện dự án. GV tổng hợp và công bố kết quả đánh giá các nhóm dự án. Trên cơ sở mục tiêu dạy học tích hợp chủ đề “Tích trò sân khấu dân gian” và đặc điểm dạy học dựa trên dự án, GV xây dựng các tiêu chí đánh giá thể hiện trong các phiếu đánh giá, HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, đánh giá hợp tác nhóm, GV thực hiện đánh giá quá trình và đánh giá sản phẩm. Buổi báo cáo/trình bày sản phẩm phải được thực hiện trên lớp, có sự tham gia của tất cả thành viên tham dự của các nhóm khác để thực hiện đánh giá đồng đẳng. 3.3. Thiết kế và tổ chức dạy học dựa trên dự án chủ đề “Tích trò sân khấu dân gian” Ngữ văn 10 - Chương trình GDPT 2018 3 3.1. Giai đoạn chuẩn bị dự án
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng Infographic nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứng thú học tập Ngữ văn của học sinh THPT
15 p | 20 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học một số chủ đề trong môn toán lớp 11 theo định hướng giáo dục STEM
70 p | 26 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kỹ năng cần thiết của giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT Vĩnh Linh
17 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp dạy học chủ đề môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
63 p | 40 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế công cụ kiểm tra đánh giá thường xuyên môn Lịch sử 10 theo hướng phát triển năng lực phẩm chất học sinh bằng phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập
99 p | 3 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế hoạt động sân khấu tương tác để tổ chức học tập trải nghiệm trong môn Lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ thông
46 p | 8 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và thiết kế bài kiểm tra thường xuyên ở chương Đại cương về Hóa học hữu cơ - Hóa học 11 theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh bằng dự án học tập nhỏ
69 p | 6 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học một số chủ đề Đại Số 10 theo định hướng giáo dục STEM
71 p | 39 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng Bảng Luyện Từ trong dạy học từ vựng tiếng Anh nhằm củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém lớp 12 trường THPT Kim Sơn A
12 p | 8 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM thông qua một số chủ đề trong chương trình môn Toán học lớp 10 ở Trường THPT Đông Hiếu
61 p | 42 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubric) đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh trong dạy học nội dung thực hành, thí nghiệm môn Vật lí lớp 10 THPT
79 p | 4 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế hoạt động giảng dạy Toán 10 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo cho học sinh
16 p | 1 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học môn Địa lí 11 nhằm phát triển năng lực cho học sinh trường THPT Con Cuông
46 p | 2 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và tổ chức dạy học dự án theo mô hình lớp học đảo ngược chủ đề Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh - Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 nhằm phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT
76 p | 4 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và vận dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) vào giảng dạy môn Sinh học cấp THPT
45 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn