Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh thông qua sơ đồ hóa, bảng biểu nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử chương trình Lịch sử lớp 10
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh thông qua sơ đồ hóa, bảng biểu nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử chương trình Lịch sử lớp 10" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ được tầm quan trọng của việc áp dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh, nâng cao hiệu quả bài học lịch sử; tạo hứng thú và niềm yêu thích, đam mê đối với môn học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh thông qua sơ đồ hóa, bảng biểu nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử chương trình Lịch sử lớp 10
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT CẤP 2-3 TỈNH VĨNH PHÚC =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh thông qua sơ đồ hóa, bảng biểu nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử chương trình Lịch sử lớp 10. Tác giả sáng kiến: Vũ Thị Trâm Mã sang kiến: 04.57.02 Vĩnh Phúc, năm 2021 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 1
- DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT GV: Giáo viên HS: Học sinh THPT: Trung học phổ thông GDTX: Giáo dục thường xuyên PT DTNT: Phổ thông dân tộc nội trú PPDH: Phương pháp dạy học THPTQG: Trung học phổ thông quốc gia SGK: Sách giáo khoa QHSXPK: Quan hệ sản xuất phong kiến QHSXTBCN: Quan hệ sản xuất tư bản TBCN: Tư bản chủ nghĩa NN: Nông nghiệp TCN: Thủ công nghiệp TN: Thương nghiệp 2
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu: Trong giai đoạn hiện nay, để nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử theo tinh thần đổi mới giáo dục, việc đổi mới phương pháp dạy học ( PPDH) có ý nghĩa quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo con người của xã hội. Vậy bản chất của quá trình đổi mới PPDH lịch sử ở trường THPT là gì? Quan niệm dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS nêu rõ vai trò tổ chức, hướng dẫn điều khiển của GV trong quá trình nhận thức của HS. Còn HS là nhân vật trung tâm trong quá trình dạy học, được phát huy các năng lực, phẩm chất nhận thức để chiếm lĩnh lấy kiến thức. Tất nhiên, việc nhận thức của HS trong quá trình học tập khác với việc nghiên cứu của các nhà khoa học. Các em tiếp nhận những kiến thức mới đã được xác định, không phải đi tìm kiến thức mới như các nhà khoa học. Việc học tập chỉ diễn ra trong một thời gian quy định và bao giờ cũng phải có sự hướng dẫn, giảng dạy của GV. Vì vậy, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS không có nghĩa là xem nhẹ vai trò của GV. Vậy thực chất của việc phát huy tính tích cực, chủ động sang tạo của HS trong quá trình dạy học là gì? Các nhà giáo dục đã khẳng định rằng, quá trình nhận thức của HS là quá trình mà trong đó, HS với tư cách là chủ thể phản ánh thế giới khách quan vào ý thức của mình, nắm được bản chất và quy luật của nó và vận dụng vào các quy luật này để làm biến đổi nó, cải tạo nó. Đó chính là quá trình nhận thức từ cảm tính sang lý tính và từ nhận thức lý tính trở về với thực tiễn. Qúa trình này chỉ có thể hoàn thành khi HS có các phẩm chất nhất định như tự giác, tích cực, độc lập,… Học tập, không chỉ nắm kiến thức mà còn hình thành năng lực của bản thân. Điều này được thực hiện trong việc tự giác học tập. Tự giác theo nghĩa chung: “tự hiểu, tự biết mình mà làm, không chờ nhắc nhở, thúc ép”. Tự giác nhận thức là HS ý thức được đầy đủ mục đích, nhiệm vụ học tập; đồng thời có ý thức lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo bộ môn, giữ gìn, lưu giữ những thông tin đã thu được, vận dụng kiến thức đã học và tự kiểm tra đánh giá quá trình học tập của bản thân…. “ Tích cực hóa là tập hợp các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập”. 3
- Trên các cơ sở đó, việc sử dụng hệ thống sơ đồ hóa, bảng biểu trong quá trình dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT sẽ đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH và phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS trong quá trình học tập. Hệ thống sơ đồ hóa, bảng biểu là một loại bài hoặc một dạng bài tập nhận thức lịch sử có tác dụng vô cùng quan trọng đối với việc tăng cường hoạt động nhận thức, nâng cao tính tích cực, chủ động sang tạo của HS được thể hiện trên những mặt sau: - Giúp học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản, trọng tâm đã học. - Là phương tiện để phát triển tư duy lịch sử cho học sinh, nâng cao các mức độ nhận thức trong quá trình lĩnh hội kiến thức - Rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo bộ môn như khả năng khái quát hóa, so sánh, phân tích, tổng hợp,…. - Giúp học sinh tự lực vận dụng những kiến cơ bản, trọng tâm để có thể làm các bài tập nhận thức lịch sử một cách độc lập, chủ động sáng tạo. Ngoài ra, việc sử dụng hệ thống sơ đồ hóa, bảng biểu trong quá trình dạy học lịch sử cũng giúp học sinh hiểu bài và có thể trình bày lại nội dung bài học, mối liên hệ giữa các kiến thức cũ và mới, tính hệ thống của kiến thức trong một bài hoặc một chương…Đồng thời giúp giáo viên kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức cũng như khả năng trình bày, lập luận và diễn đạt của học sinh để có thể điều chỉnh và tìm ra những biện pháp tối ưu và hữu hiệu trong phương pháp giảng dạy của mình để giúp cho học sinh có thể hiểu bài và trình bày các vấn đề có liên quan một cách tốt nhất. Hơn nữa, trong tình hình hiện nay chúng ta đang thực hiện chủ trương đổi mới PPDH của Bộ Giáo dục và đào tạo nhằm phát huy tính tích cực của học sinh thì việc sử dụng hệ thống sơ đồ hóa, bảng biểu trong trong các giờ học lịch sử lại càng cần thiết hơn. Bởi chính trong việc nghiên cứu bài dạy để xây dựng và thiết kế sơ đồ, bảng biểu, hướng dẫn học sinh cách khai thác và sử dụng để giải quyết các bài tập nhận thức hoặc các vấn đề liên quan đến nội dung bài học. Trong giờ học, thầy giáo thông qua các thao tác sư phạm của mình sẽ thực sự trở thành người hướng dẫn học sinh tự học, tự nhận thức và các em sẽ trở thành trung tâm của hoạt động dạy và học. Như vậy, với những tác dụng nêu trên thì việc xây dựng, thiết kế và sử dụng hệ thống sơ đồ, bảng biểu trong dạy học lịch sử nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh là một việc làm cần thiết của người giáo viên trong quá trình giảng dạy đối với bộ môn. Hơn nữa xét về cơ sở thực tiễn hiện nay thì hệ thống sơ đồ hóa, bảng biểu được xem là một dạng bài tập trong bài tập nhận thức lịch sử, do đó việc sử dụng và tác dụng của nó 4
- trong quá trình dạy học cũng như học tập của giáo viên và học sinh là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên trên thực tế, ở các trường phổ thông số giáo viên sử dụng sơ đồ hóa, bảng biểu trong quá trình dạy học không nhiều, vì có nhiều nguyên nhân: - Giáo trình, tài liệu đề cập đến vấn đề này hầu như không có. Sơ đồ hóa, bảng biểu là gì? xây dựng thiết kế như thế nào?, vận dụng như thế nào trong quá trình dạy học, hướng dẫn học sinh khai thác và vận dụng ra sao? Trên thực tế, để có thể thiết kế và xây dựng được hệ thống sơ đồ, bảng biểu để phục vụ cho công tác giảng dạy không phải là một điều dễ dàng. Người giáo viên phải trải qua một quá trình đầu tư công sức, tìm tòi, trải nghiệm qua các tiết dạy từ năm này qua năm khác, phải có khả năng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Giáo viên phải có đủ phẩm chất và năng lực để tiến hành thiết kế, tổ chức, điều khiển quá trình hoạt động học tập của học sinh. Đây là những vấn đề mà không phải bất cứ người giáo viên nào cũng làm được. - Về nội dung thi cử, kiểm tra - đánh giá vẫn chưa có sự đổi mới, chỉ dừng lại ở nhớ, thuộc sự kiện là chính, việc vận dụng kiến thức có đề cập nhưng rất hạn chế, nó chưa phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh trong quá trình làm bài. Đây cũng chính là một trở lực lớn cần phải giải quyết để thực hiện nhiệm vụ cải tiến và đổi mới phương pháp dạy học lịch sử. Vì vậy, cần phải xây dựng và vận dụng sơ đồ, bảng biểu trong quá trình dạy học bộ môn lịch sử ở trường THPT hiện nay. 2. Tên sáng kiến: Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh thông qua sơ đồ hóa, bảng biểu nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử chương trình Lịch sử lớp 10. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Vũ Thị Trâm - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường PT DTNT cấp 2-3 Tỉnh Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0963121356 Email: vutram.dtnt@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Vũ Thị Trâm 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trước hết, sáng kiến được áp dụng trực tiếp ở lĩnh vực giáo dục, đào tạo học sinh, giúp học sinh hình thành các năng lực, tích cực, hứng thú trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu bài học lịch sử. Sử dụng sơ đồ hóa, bảng biểu nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, từ đó phát triển năng lực người học phù hợp với đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học mà Bộ GD&ĐT đang tiến hành. 5
- Đồng thời đây là một yêu cầu quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Mặt khác, sáng kiến còn có thể được áp dụng trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như hoạt động nghiên cứu, lập kế hoạch… hình thành các năng lực và kĩ năng cần thiết trong quá trình làm việc và cuộc sống con người. Sáng kiến đã giải quyết được các vấn đề thiết yếu sau: làm rõ được tầm quan trọng của việc áp dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh, nâng cao hiệu quả bài học lịch sử; tạo hứng thú và niềm yêu thích, đam mê đối với môn học. Điều này giải quyết được băn khoăn, lo lắng của ngành giáo dục và sự quan tâm của xã hội về thực trạng dạy và học Lịch sử hiện nay. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 09/2020 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Về nội dung của sáng kiến: 7.1.1. PHẦN I: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU VÀ VIỆC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH. a. Khái niệm: Trước hết, hệ thống các sơ đồ, bảng biểu được xem là một dạng của bài tập nhận thức lịch sử nhằm đem đến những hiểu biết mới về lịch sử với một phương thức giải quyết mới so với những phương thức đã biết trước đó mà các giáo viên thường sử dụng trong quá trình giảng dạy bộ môn như hỏi – đáp; nêu vấn đề, sử dụng tranh ảnh,…. Nó bao gồm những điều kiện và yêu cầu được ra trong quá trình dạy học, đòi hỏi người học một lời giải đáp, mà lời giải đáp này về toàn bộ hoặc từng phần không ở trạng thái có sẵn của người giải tại thời điểm mà sơ đồ hoặc biểu bảng được đưa ra. Như vậy, hệ thống các sơ đồ, bảng biểu là một hệ thông tin xác định về tổ chức quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông khi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trên các lĩnh vực nhận thức. Để thực hiện điều này, học sinh phải giải quyết toàn bộ hoặc từng phần vấn đề được nêu. Có thể hiểu như sau: - Hệ thống sơ đồ, bảng biểu được xem là một hệ thông tin, quy định mục đích mà giáo viên và học sinh cần phải hoàn thành trong dạy học lịch sử. - Hệ thống sơ đồ, bảng biểu là phương tiện chủ yếu của dạy học nêu vấn đề, một kiểu cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. - Hệ thống sơ đồ, bảng biểu là phương tiện thúc đẩy sự nỗ lực tự học của học sinh, giúp các em tiếp cận dần với phương pháp tự học, tự nghiên cứu. 6
- Như vậy, hệ thống sơ đồ, bảng biểu là một dạng bài tập nhận thức lịch sử. Đồng thời cũng là phương tiện của giáo viên trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học lịch sử. Qua đó, học sinh sẽ dựng lại được bức tranh lịch sử xã hội đã diễn ra trong quá khứ, mặc dù không tuyệt đối hoàn toàn. b. Bài tập nhận thức trong đó có hệ thống sơ đồ, bảng biểu là điều kiện cần thiết để phát triển tư duy học sinh trong học tập lịch sử. Để nâng cao trình độ tư duy của học sinh trong dạy học lịch sử, người giáo viên phải xây dựng một hệ thống các bài tập nhận thức, trong đó có cả sơ đồ, bảng biểu. Các sơ đồ, bảng biểu này đề cập đến những vấ đề mà học sinh cần nắm để khôi phục hình ảnh quá khứ và chủ yếu đi sâu vào nội dung bản chất sự kiện. Nó bao gồm các vấn đề sau: - Nhận biết quá trình phát triển của lịch sử và cơ cấu của một sự kiện ( hiện tượng, biến cố, nhân vật…). - Xác định những mối liên hệ nhân quả của sự kiện. - Xác định tính kế thừa giữa các sự kiện, thời kì, giai đoạn lớn. - Nêu khuynh hướng phát triển của một sự kiện, một thời đại hay xã hội nói chung. Phân tích tính chất của một sự kiện. - Xác định các giai đoạn, thời kì phát triển của sự kiện, của xã hội. - So sánh để rút ra cái chung, cái riêng, giống và khác, tiêu biểu và đặc thù của các sự kiện, thời kì lịch sử. - Tìm hiểu ý nghĩa của sự kiện, bài học kinh nghiệm lịch sử đối với ngày nay. Những loại bài tập như vậy được xây dựng trên cơ sở một sự kiện quan trọng, một bài, một chương hay một khóa trình. Bài tập nhận thức dạng sơ đồ, bảng biểu có nội dung rộng, đòi hỏi thời gian và công sức của học sinh nhiều hơn và tác dụng, kết quả của nó cũng cao hơn so với câu hỏi kiểm tra. Tuy nhiên, tùy từng nội dung, trình độ mà những bài tập dạng sơ đồ, bảng biểu được giới hạn ở phạm vi, yêu cầu của câu hỏi hoặc một số câu hỏi mang nội dung bài tập nhận thức và phải thỏa mãn những yêu cầu sau đây: *. Làm cho học sinh nhận thức được sự kiện cơ bản của bài học. *. Khôi phục lại được bức tranh quá khứ theo yêu cầu và trình độ học tập của mỗi lớp. *. Nhận thức, phân tích sự kiện trong tình huống có vấn đề, rút ra bản chất, đặc trưng của sự kiện, quy luật lịch sử. *. Vận dụng kiến thức đã học để tiếp thu bài học mới trong hoạt động thực tiễn, nhằm phát triển tư duy sáng tạo và năng lực thực hành của học sinh. Rèn luyện kĩ năng kĩ xảo bộ môn như khái quát hóa, phân tích, so sánh, tổng hợp, nhận xét đánh giá… 7
- Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt trong dạy học lịch sử, nếu chỉ có người giáo viên chuẩn bị không thì chưa đủ mà đòi hỏi sự phối hợp hoạt động của học sinhtrong quá trình tiếp thu tri thức. Đặc biệt, trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn học sinh tự học một cách có hiệu quả. Vấn đề tự học của học sinh là một vấn đề quan trọng, vì đó là một khâu trong quá trình thống nhất của việc dạy học nhằm phát huy năng lực tích cực, chủ động sáng tạo của các em trên lớp cũng như ở nhà. Vậy học sinh phải tự học như thế nào cho có hiệu quả? Trong việc tự học, không chỉ chú ý đến việc học sinh tự đọc sách, tự làm việc không có thầy cô và bạn bè, mà phải chú ý đến tinh thần, thái độ, ý chí, phương pháp làm việc của các em để nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức vào đời sống. Trong quá trình nghe giảng và tự học, học sinh phải tiến hành những hoạt động tư duy độc lập trong việc lựa chọn những điều nghe được để ghi chép, nảy sinh những vấn đề mới cần giải quyết, có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn những điều giáo viên trình bày. Trên cơ sở đó, các em tự trình bày những kiến thức thực sự của mình mà mình đã lĩnh hội được, biết sử dụng kiến thức đó để diễn đạt và có những ý kiến nhận xét, phán đoán riêng. Vậy, tự học của học sinh là việc tự nắm vững kiến thức lịch sử một cách chính xác, vững chắc, được suy nghĩ, nhận thức sâu sắc và có thể vận dụng một cách linh hoạt, thành thạo. Việc tự học phải được tiến hành với sự hứng thú, say mê và ý thức trách nhiệm, tinh thần lao động cần cù. Trong việc tự học, điều quan trọng đối với học sinh không chỉ là nắm vững, hiểu sâu kiến thức mà còn hình thành ở các em tư cách, phẩm chất của người lao động: kiên nhẫn, tự tin, sáng tạo. c. Phạm vi đề tài: Như tôi đã nói trên, bài tập nhận thức lịch sử có nhiều loại bài, dạng bài với những tác dụng khác nhau, trong đó có dạng bài sử dụng sơ đồ hóa, bảng biểu nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Trong đề tài này, do thời gian có hạn nên tôi không thể trình bày tất cả toàn bộ hệ thống sơ đồ, bảng biểu ở bậc THPT. Qua thực tiễn nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và áp dụng vào giảng dạy lịch sử những năm qua, tôi chỉ xin trình bày những kinh nghiệm của bản thân về việc xây dựng và sử dụng những sơ đồ, bảng biểu ở một số bài và đã được tập hợp, tổng kết trong quá trình dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong dạy học lịch sử lớp 10 cơ bản – phần lịch sử thế giới ở trường THPT. Sau này tôi sẽ tiếp tục bổ sung để đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn nhằm phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ giảng dạy của mình. d. Đối tượng nghiên cứu: 8
- - Nội dung của một số bài trong chương trình lịch sử lớp 10 ở bậc học THPT ( chương trình chuẩn)- Phần lịch sử thế giới. - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng. - Các tài liệu có liên quan đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lịch sử do Bộ giáo dục và đào tạo phát hành. - Các đối tượng giáo viên, học sinh của các lớp. e. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đọc, nghiên cứu tài liệu và khái quát thành một số khái niệm và luận điểm chung. - Phương pháp thực nghiệm: Quan sát khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh, các thao tác giải quyết, xử lí thông tin; giải quyết các vấn đề, các bài tập nhận thức dưới dạng sơ đồ hóa hoặc bảng biểu ( trình bày, phân tích, so sánh, khái quát, chỉ ra mối quan hệ…) mà giáo viên đưa ra trong quá trình dạy học lịch sử. Đặc biệt có thuận lợi hơn do bản thân tôi đã trực tiếp giảng dạy. - Phương pháp khái quát, tập hợp: Tập hợp một số sơ đồ, bảng biểu đã được thực hiện trong quá trình dạy học lịch sử. - Phương pháp khảo sát, đánh giá: Thực hiện cụ thể trong một tiết học cơ bản để đánh giá. 7.1.2. PHẦN II: VAI TRÒ, Ý NGHĨA VÀ CÁCH THỨC SỬ DỤNG SƠ ĐỒ HÓA, BẢNG BIỂU TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT. a. Vai trò: - Việc sử dụng sơ đồ, bảng biểu đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, phù hợp với mục tiêu đào tạo và yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay. - Sử dụng sơ đồ, bảng biểu góp phần hình thành, củng cố tri thức lịch sử cho học sinh. Qúa trình hình thành tri thức cho học sinh chỉ có thể đạt hiệu quả khi việc dạy học trên cơ sở tổ chức hoạt động nhận thức độc lập cho học sinh, chứ không phải là truyền đạt kiến thức có sẵn của giáo viên. Để nắm vững tri thức một cách sâu sắc trong học tập, học sinh phải thực hiện một chu trình hoạt động trí tuệ, bao gồm nghiên cứu tài liệu ( trực tiếp và gián tiếp), thông hiểu nó, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo bằng những bài tập luyện tập và sau đó là khái quát hóa và hệ thống hóa kiến thức. Việc chú trọng tổ chức cho học sinh làm những bài tập nhận thức dưới dạng sơ đồ, biểu bảng ở trên lớp và tự học ở nhà thì học sinh sẽ thực sự nắm vững kiến thức. 9
- - Sử dụng sơ đồ, bảng biểu góp phần vào nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, nhân cách của học sinh. Việc bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, ý thức tình cảm cho học sinh là một chức năng quan trọng của việc dạy học lịch sử, góp phần vào việc giáo dục thế hệ trẻ. So với các môn học khác ở trường phổ thông, môn lịch sử có nhiều khả năng và ưu thế trong việc giáo dục học sinh; song vấn đề ở đây là hiệu quả giáo dục chứ không phải là sự phô trương hình thức, công thức giáo điều, áp đặt. Phải xuất từ nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ nói chung, từ mục tiêu đào tạo của nhà trường, từ đặc trưng của bộ môn mà lựa chọn hình thức, biện pháp có hiệu quả. Vơi tư cách là một phương tiện để cung cấp, trang bị tri thức lịch sử cho học sinh, việc sử dụng bài tập nhận thức dạng sơ đồ háo, bảng biểu có vai trò, ý nghĩa quan trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh. b. Ý nghĩa: - Ý nghĩa giáo dục của việc sử dụng sơ đồ hóa, bảng biểu trong bài tập nhận thức mà các phương tiện dạy học khác khó có thể thay thế được chính là việc vận dụng một cách sáng tạo những quan điểm, những kiến thức lịch sử để giải quyết một vấn đề được đặt ra, học sinh tiếp cận được với chân lí, phản ánh được hiện thực. Qua dó, xây dựng được niềm tin vững chắc vào sự phát triển hợp quy luật của lịch sử. Điều này có tác dụng không chỉ củng cố kiến thức mà cả về mặt giáo dục ý thức thông qua bài tập dạng sơ đồ, bảng biểu ở trên lớp và cả ở nhà. - Việc sử dụng sơ đồ hóa, bảng biểu gây hứng thú học tập đối với bộ môn, góp phần phát triển tư duy cho học sinh. Vì đây là một hình thức cơ bản giúp học sinh tự làm việc trong học tập. Khi giải quyết các vấn đề có liên quan đến sơ đồ, bảng biểu, học sinh phải sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu, liên hệ,… Mặt khác, để làm được điều đó, học sinh phải nắm vững kiến thức, có phương pháp chính xác, khoa học và có hiệu quả trong việc tìm ra câu trả lời một cách độc lập và được chứng minh rõ ràng. - Việc sử dụng sơ đồ hóa, bảng biểu góp phần rèn luyện kĩ năng bộ môn cho học sinh. Đây là một nhiệm vụ quan trọng của việc dạy học lịch sử, là một trong những biện pháp cần thiết để tăng cường hoạt động nhận thức độc lập, sáng tạo cho học sinh, góp phần nâng cao năng lực trí tuệ, thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng “ học đi đôi với hành”. Rèn luyện kĩ năng bộ môn chính là rèn luyện những phương pháp học tập thích hợp nhất, phù hợp với quy luật nhận thức, làm cho học sinh tích cực hoạt động tại lớp, biết định hướng và tìm ra phương pháp hoạt động tự lập để chủ động tiếp thu bài, lĩnh hội các kiến thức một cách sâu sắc và vận dụng vào thực tiễn. Vì vậy, rèn luyện kĩ năng học tập và thực hành bộ môn lịch sử cho học sinh là một công việc cần được quan tâm và phải được tiến hành thường xuyên trong dạy học lịch sử. 10
- Tóm lại, dạng bài tập nhận thức theo sơ đồ hóa, bảng biểu trong dạy học nói chung, môn lịch sử nói riêng là một trong những phương tiện dạy học quan trọng có vai trò, ý nghĩa về nhiều mặt, góp phần hoàn thiện mục tiêu, nhiệm vụ môn học. Do đó, cải tiến đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường THPT thì không thể không tiến hành bài tập nhận thức, trong đó có dạng bài theo sơ đồ hóa, bảng biểu. c. Cách thức sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học lịch sử lớp 10: Để nâng cao hiệu quả giảng dạy và nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học trên lớp, giáo viên phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về mọi mặt: tổ chức hoạt động như thế nào, các phương tiện, đồ dùng dạy học,… đặc biệt là việc sử dụng các sơ đồ, bảng biểu có liên quan đến bài học. Sơ đồ, bảng biểu được sử dụng trong hầu hết các khâu trong quá trình dạy học như: khái quát hóa, hệ thống hóa, củng cố, so sánh, đánh giá kiến thức,…Qua quá trình nghiên cứu, xây dựng, tôi thấy có thể sử dụng sơ đồ hóa, bảng biểu trong giờ học lịch sử ở trên lớp cũng như tự học ở nhà đều đem lại hiệu quả rất cao trong việc phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. * Sử dụng sơ đồ : Sử dụng bài tập dạng sơ đồ để học sinh xác định hướng tiếp cận và tổ chức hoạt động học tập của học sinh trong quá trinh tiếp thu kiến thức mới. Việc làm này không chỉ tiến hành vào đầu giờ học, mà còn được sử dụng ở từng phần, từng đơn vị kiến thức của bài hoặc củng cố bài sau mỗi tiết học. Để tiết học đạt hiệu quả, giáo viên phải xây dựng hệ thống câu hỏi để khai thác nội dung kiến thức thông qua sơ đồ. Câu hỏi phải có mục đích rõ ràng, phù hợp và lo-gic với quá trình nhận thức, gợi nhớ lại những kiến thức đã học có liên quan, suy nghĩ giải quyết vấn đề mới, làm cơ sở cho việc tiếp thu bài học. Ví dụ: Khi dạy mục 1 của bài 5 : Trung Quốc thời phong kiến, giáo viên có thể sử dụng sơ đồ : SỰ HÌNH THÀNH XÃ HỘI PHONG KIẾN TRUNG QUỐC. Quý tộc Quan lại, địa chủ Nông dân giàu Ruộng Tô đất ruộng QHSX đất PK Nông dân công xã Nông dân tự canh 11 Nông dân nghèo Nông dân lĩnh canh
- Để khai thác nội dung bài học, giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại bài cũ về xã hội có giai cấp ở Phương Đông, kết hợp SGK và sơ đồ ( GV chuẩn bị sơ đồ trên bảng phụ), trả lời câu hỏi sau: “Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào?”. Trên cơ sở gợi ý, hướng dẫn của GV, dựa vào sơ đồ học sinh sẽ thấy được sự phân hóa giai cấp diễn ra mạnh mẽ trong xã hội Trung Quốc vào những thế kỉ cuối trước công nguyên. Vậy nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa mạnh mẽ này là gì ? Quá trình phân hóa này diễn ra như thế nào? GV hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi để các em nắm được nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa xã hội chính là sự phát triển của trình độ kĩ thuật (công cụ sắt, kĩ thuật canh tác,…), đặc biệt là sự thống nhất của Trung Quốc đã tạo điều kiện cho kinh tế phát triển mạnh mẽ và thúc đẩy nhanh sự phân hóa giai cấp trong xã hội, các giai cấp mới được hình thành. Sau đó, kết hợp với SGK, học sinh sẽ trình bày được quá trình hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hôi. Giáo cần hướng dẫn và nhấn mạnh rằng: trong quá trình phát triển của chế độ phong kiến, chính quá trình tập trung bao chiếm , chiếm đoạt ruộng đất của quan lại, địa chủ sẽ làm cho người nông dân bị bần cùng hóa ngày càng mạnh mẽ, nông dân tự canh có xu hướng giảm dần, còn nông dân nghèo, mất ruộng đất, phải lệ thuộc và chịu sự bóc lột của bọn quan lại ,địa chủ ngày càng nhiều. Trên cơ sở đó, hình thành quan hệ sản xuất mới - đó chính là quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh thông qua tô ruộng đất, thay thế cho quan hệ bóc lột giữa quý tộc đối với nông dân công xã trong xã hội cũ. Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập. Tiếp đó, giáo viên hướng dẫn các em nắm được khái niệm “ quan hệ sản xuất phong kiến”. Hay khi dạy tiết 1của bài 10: Sự hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (từ TKV – TKXV), giáo viên có thể sử dụng sơ đồ sau đây : 12
- Tướng + Lãnh địa Lãnh chúa = Quan Nông dân Bóc hệ sản công xã lột tô, xuất thuế phong kiến Nông nô SƠ ĐỒ VỀ SỰ HÌNH THÀNH XÃ HỘI PHONG KIẾN TÂY ÂU TKXI-XIV để trình bày về quá trình hình thành của chế độ phong kiến ở Tây Âu, về mối quan hệ xã hội giữa lãnh chúa với nông nô, những đặc điểm của lãnh địa phong kiến (kinh tế - chính trị), vì sao nông nô lại nổi dậy chống lại lãnh chúa,.. nhằm giúp cho học sinh có thể vừa nắm được một cách khái quát bài học vừa có thể hiểu một cách sâu sắc bài học hơn. Đồng thời, học sinh có thể hiểu được khái niệm “ chế độ phong kiến tập quyền”, “chế độ phong kiến phân quyền”. Trên cơ sở đó, học sinh có thể so sánh được chế độ phong kiến phương Tây và phương Đông. Hay trong bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại, sau khi học xong mục 2: Sự nảy sinh CNTB ở Tây Âu, ( Chương trình nâng cao) giáo viên có thể đưa ra sơ đồ sau đây để củng cố: 13
- Hưởng đặc quyền, đặc Quý tộc Quý tộc lợi phong kiến phong kiến phong kiến Hưởng đặc quyền PK QH và kinh doanh TBCN Quý tộc mới SX PK QH SX PK Vẫn lệ thuộc quý tộc Nông dân PK Nông dân Bị rào đất cướp ruộng QHSX Vô sản TBCN Bị tước đoạt TLSX hay bị phá sản Thợ thủ công Thương nhân Làm ăn giàu có Tư sản SƠ ĐỒ VỀ SỰ PHÂN HÓA GIAI CẤP TRONG XÃ HỘI TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI Với sơ đồ trên, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sau: Quan hệ sản xuất TBCN được hình thành như thế nào? Rút ra nhận xét. Trên cơ sở trình bày của học sinh, giáo viên cần hướng dẫn các em rút ra kết luận và đặt vấn đề cho tiết học sau: “Chính những cuộc phát kiến đã tạo nền tảng, thúc đẩy sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu. Trên cơ sở đó, xã hội đã hình thành những giai cấp mới với quan hệ mới ( QHSX TBCN). Và như vậy, CNTB đã dần dần hình thành trong lòng của chế độ phong kiến. Tuy nhiên, QHSX mới (QHSX TBCN) ra đời trong khi QHSX cũ (QHSX PK) vẫn còn tồn tại và kìm hãm sự phát triển của giai cấp mới đang lên ( giai cấp Tư sản). Mâu thuẫn xã hội nảy sinh, những cuộc đấu tranh nổ ra là điều tất yếu. Vậy những cuộc đấu tranh đó diễn ra như thế nào? Những người lãnh đạo là ai? Kết quả, ý nghĩa ra sao?.. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu trong tiết học tiếp theo”. 14
- Hoặc như trong bài 31: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII, ở tiết 1 – mục 1, ngoài bức tranh biếm họa về tình cảnh người nông dân Pháp, giáo viên có thể sử dụng sơ đồ các đẳng cấp xã hội để khai thác những đặc điểm về xã hội của Pháp trước cách mạng. Hưởng các đặc quyền phong kiến Quý tộc Tăng lữ Nộp các loại thuế Đẳng cấp thứ ba Nông dân Bình dân Tư sản thành thị SƠ ĐỒ BA ĐẲNG CẤP TRONG XÃ HỘI PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG Dựa vào sơ đồ trên, học sinh có thể trình bày được xã hội Pháp chia thành ba đẳng cấp với những đặc điểm riêng biệt: Hai đẳng cấp tăng lữ và quý tộc giữ những chức vụ cao trong bộ máy nhà nước, có nhiều bổng lộc, hưởng mọi đạc quyền, đặc lợi và không phải đóng thuế. Do đó, họ muốn duy trì quyền lực và không muốn thay đổi chế độ chính trị. Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp: tư sản, nông dân và bình dân thành thị. Họ phải chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ, song lại không có quyền lợi chính trị và bị lệ thuộc vào những đẳng cấp có đặc quyền. Qua đó, học sinh sẽ rút ra được nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII chính là do mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc. 15
- * Sử dụng bảng biểu : Trong quá trình giảng dạy môn lịch sử trong giờ dạy trên lớp, bảng biểu thường được sử dụng rất phổ biến nhằm khai thác nội dung của bài học một cách hiệu quả với những mức độ nhận thức khác nhau. Cụ thể: - Trong một số cuộc cách mạng, bảng biểu thường được sử dụng để định hướng học sinh về việc nắm một số kiến thức cơ bản, trọng tâm. Ví dụ : Trong bài 29 “ Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh”, việc giảng dạy bài này gặp nhiều khó khăn vì thời lượng chỉ có một tiết. Để trình bày diễn biến của hai cuộc cách mạng, giáo viên có thể sử dụng bảng biểu sau đây dưới dạng phiếu học tập và yêu cầu học sinh tự hoàn thiện khi giáo viên trình bày diễn biến của cuộc cách mạng Hà Lan và cách mạng Anh kết hợp với bảng đồ Diễn biến chính của cách mạng Hà Lan Thời gian Sự kiện chủ yếu 8 - 1566 7 - 1581 1609 1648 Diễn biến chính của cách mạng Anh Thời gian Sự kiện chủ yếu 1640 1642 1649 1653-1658 1688 Như vậy, với việc sử dụng bảng biểu nêu trên, học sinh sẽ nắm được những sự kiện chủ yếu trong toàn bộ tiến trình của cuộc cách mạng và trên cơ sở đó, học sinh có thể tiếp tục 16
- hoàn thiện sau khi đã kết thúc tiết học (hoạt động nối tiếp). Trên cơ sở biết và hiểu bài, học sinh có thể tự trình bày và diễn đạt về tiến trình của cách mạng theo cách hiểu của mình. Hay khi dạy bài 11. TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI, trong mục 1, khi mô tả về các cuộc phát kiến địa lí, kết hợp với việc sử dụng lược đồ những cuộc phát kiến, giáo viên có thể sử dụng bảng biểu sau ( dưới dạng phiếu học tập): Thời gian Tên nhà thám hiểm Kết quả của các cuộc thám hiểm 1487 1492 1497 1519-1522 Với bảng biểu trên, giáo viên trình bày, mô tả các cuộc phát kiên, đồng thời yêu cầu học sinh lắng nghe và tự hoàn thiện phiếu học tập, lưu giữ để làm tài liệu học tập. Với cách tổ chức hoạt động theo nhóm, giáo viên cũng có thể sử dụng bảng biểu sau đây sau khi dạy mục 2, phần các hình thức kinh doanh TBCN của bài 11: TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI (). SƠ ĐỒ VỀ SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA KINH TẾ TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠI. Nhóm 1-2 : Thế kỉ XI - XIV Nhóm 3-4 : Thế kỉ XVI TCN Nông nghiệp Thương nghiệp Quan hệ sản xuất Với bảng biểu trên, giáo viên có thể chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã học trong bài 10 : SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU và những kiến thức vừa học tiến hành thảo luận và hoàn thành bảng sơ đồ nêu trên. Sau khi các nhóm trình bày phần yêu cầu của mình, giáo viên có thể yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung và rút ra nhận xét. Giáo viên nhận xét 17
- phần trình bày của các nhóm và dùng phần chuẩn bị của mình sau đây để chuẩn kiến thức: Nhóm 1-2 : Thế kỉ XI - XIV Nhóm 3-4 : Thế kỉ XVI Xưởng thủ công của phường hội, Công trường thủ công với quy mô TCN quy mô sản xuất nhỏ. sản xuất lớn. Nông Sản xuất nhỏ theo từng hộ gia Đồn điền, trang trại với quy mô sản nghiệp đình. xuất lớn. Thương nghiệp Thương hội Công ti thương mại. Quan hệ Thợ cả - Thợ bạn. Chủ - Thợ làm thuê. sản xuất Tăng lữ, quý tộc – Nông nô. Tư sản – Vô sản. Với việc hoàn thành bảng biểu trên, học sinh sẽ thấy rõ được sự phát triển của nền kinh tế trong chế độ phong kiến Tây Âu từ thế kỉ XI-XVI, đặc biệt là sự xuất hiện của nền kinh tế hàng hóa TBCN đã thúc đẩy nền kinh tế chuyển biến một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tồn tại của chế độ phong kiến đã kìm hãm, cản trở sự phát triển đó. Yêu cầu đặt ra là phải tiến hành một cuộc cách mạng xã hội xóa bỏ chế độ phong kiến lạc hậu, bảo thủ và tạo điều kiện cho nền kinh tế TBCN phát triển, xác lập chế độ mới phù hợp, tiến bộ hơn. Vậy nhiệm vụ đó được tiến hành như thế nào? Lực lượng lãnh đạo là ai? Động lực nào đưa cách mạng đi đến thắng lợi ? Chế độ xã hội mới được xác lập so với xã hội phong kiến (tích cực và hạn chế) ?. Trên cơ sở đó, giáo viên có thể nêu vấn đề để giải quyết trong các bài học tiếp theo. Để nâng cao khả năng nhận thức và rèn luyện các kĩ năng bộ môn cho học sinh trong quá trình học tập như khả năng khái quát hóa, so sánh, phân tích để tìm ra mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử và rút ra bản chất, quy luật của chúng, giáo viên cũng có thể sử dụng bảng biểu. Ví dụ, sau khi học xong chương II: XÃ HỘI CỔ ĐẠI, giáo viên yêu cầu học sinh “Lập bảng so sánh sự khác biệt giữa các quốc gia cổ đại phương Đông với các quốc gia cổ đại phương Tây theo các tiêu chí sau. Trên cơ sở đó, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các tiêu chí đó ở phương Đông và phương Tây thời kì cổ đại. Yếu tố điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng, tác động như thế nào đến sự phát triển của nền kinh tế, đến cơ cấu xã hội và thể chế chính trị ?”: Tiêu chí so sánh Các quốc gia cổ đại phương Đông Các quốc gia cổ đại phương Tây ĐKTN 18
- Thời gian Địa bàn Công cụ lao động Kinh tế chính LLSX chủ yếu Giai cấp thống trị Thể chế nhà nước Như vậy, trên cơ sở lập bảng so sánh nêu trên, học sinh sẽ rèn luyện được kĩ năng khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức, nắm được những nội dung cơ bản, trọng tâm của bài học và trên cở sở trình bày sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây. Riêng học sinh khá giỏi có thể tổng hợp kiến thức, phân tích so sánh để thấy được mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa các yếu tố trên; đồng thời thấy được vai trò, ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Cũng với yêu cầu so sánh, sau khi học xong 02 tiết của bài 10: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU, giáo viên yêu cầu học sinh so sánh sự khác biệt giữa lãnh địa với thành thị theo yêu cầu sau đây: Lãnh địa Thành thị Tổ chức Cư dân Kinh tế Sau khi học sinh hoàn thiện bảng so sánh trên, giáo viên cần nhấn mạnh đến vai trò của thành thị đối với chế độ phong kiến Tây Âu. Học sinh cần nhận thức rõ rằng : với sự phát triển của thành thị thì sự tồn tại của lãnh địa không còn phù hợp, nó cản trở, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Vậy, vấn đề dặt ra là gì? * Trên cơ sở của bài học, giáo viên có thể đưa ra dạng bài tập tổng hợp với yêu cầu sau đây: Vận dụng kiến thức đã học trong bài 29: CÁCH MẠNG HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH, các em hãy hoàn thành bảng so sánh sau đây: 19
- Nội dung so sánh Cách mạng Hà Lan. Cách mạng Tư sản Anh. Mục tiêu, nhiệm vụ Động lực cách mạng Giai cấp lãnh đạo Hình thức Kết quả Với bài tập dạng này, giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu bài và khái quát hóa được những nội dung như sau: Nội dung so sánh Cách mạng Hà Lan. Cách mạng Tư sản Anh. Mục tiêu, nhiệm Lật đổ ách thống trị của thực dân Lật đổ chế độ quân chủ chuyên vụ Tây Ban Nha, giành độc lập dân chế, tạo điều kiện cho kinh tế tộc, mở đường cho kinh tế TBCN phát triển. TBCN phát triển. Động lực cách Quần chúng nhân dân. Quần chúng nhân dân. mạng Giai cấp lãnh đạo Qu ý tộc tư sản hóa Tư sản, quý tộc mới Hình thức Chiến tranh giành độc lập. Nội chiến. Kết quả Giành được độc lập, thành lập Thành lập chế độ Quân chủ lập chế độ cộng hòa. hiến. Như vậy, với bài tập trên, học sinh rút ra dược những điểm giống và khác nhau giữa hai cuộc cách mạng được tiến hành ở hai nước khác nhau. Đồng thời, giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành khái niệm “ cách mạng tư sản”. Thông qua việc sử dụng bài tập nhận thức lịch sử dưới dạng sơ đồ, bảng biểu trong giờ học trên lớp cũng như ở nhà, vấn đề đặt ra là khả năng hoạt động độc lập của học sinh được thể hiện ở mức độ nào là hợp lí ? cần phải sử dụng sơ đồ hoặc bảng biểu lúc nào là 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 42 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Địa lí 12
34 p | 69 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực và chủ động trong học tập cho học sinh khi áp dụng phương pháp dạy học theo góc bài Axit sunfuric - muối sunfat (Hóa học 10 cơ bản)
26 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp bài toán thực tiễn trong dạy học Toán học
17 p | 128 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình
65 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 75 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy một số bài trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12
10 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 27 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh lớp 10 – Chương trình thí điểm
17 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số bài tập thể lực cho học sinh lớp 10 để nâng cao thành tích môn Cầu lông
14 p | 23 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 20 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn