intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp câu chuyện Bác Hồ và Pháp luật về phòng chống tham nhũng thông qua bài giảng môn GDCD của khối 10 và khối 12

Chia sẻ: Ganuongmuoiot | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

61
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xuất phát từ thực trạng đó và nhận thức được tầm quan trọng của việc trang bị cho thế hệ tương lai của đất nước. Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản nhằm thể chế hóa công tác giáo dục cho học sinh trong nhà trường và cũng xuất phát từ các văn bản đó Sở giáo dục và đào tạo cũng đã có những hướng dẫn về công tác tuyên truyền, dạy học tích hợp, lồng ghép câu chuyện Bác Hồ và luật phòng chống tham nhũng trong giảng dạy thông qua các môn học, với nhiệm vụ được phân công và phụ trách giảng dạy môn GDCD. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp câu chuyện Bác Hồ và Pháp luật về phòng chống tham nhũng thông qua bài giảng môn GDCD của khối 10 và khối 12

  1. PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƢỜNG THPT VĨNH TRẠCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc An Giang, ngày 26 tháng 02 năm 2019 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sƣ phạm ứng dụng I- Sơ lƣợc lý lịch tác giả: - Họ và tên: Nguyễn Phú Khánh. Nam, nữ: Nam - Ngày tháng năm sinh: 12/06/1980 - Nơi thường trú: Ấp Bắc Sơn, Thị Trấn Núi Sập, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang. - Đơn vị công tác: Trường THPT Vĩnh Trạch - Chức vụ hiện nay: Giáo viên dạy lớp - Trình độ chuyên môn: Đại Học Giáo Dục Chính Trị - Lĩnh vực công tác: Dạy môn Giáo Dục Công Dân II. Sơ lƣợc đặc điểm tình hình đơn vị: Nêu tóm tắt tình hình đơn vị, những thuận lợi, khó khăn của đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ. Thuận lơi: Được sự quan tâm của Bộ giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo An Giang và sự hướng dẫn tận tình của BGH nhà trường và tổ bộ môn Sử - GDCD. Bản thân là người phụ trách công tác tuyên truyền giáo dục trong nhà trường cảm thấy rất vui khi thực hiện chủ đề này. Tạo được húng thú trong giảng dạy. Được sự ủng hộ của các đồng nghiệp và thư viện của nhà trường. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự ủng hộ nhiệt tình của quí phụ huynh học sinh.. 1
  2. Khó khăn: Chương trình khá dài và nặng nề, nhiều nội dung chưa được sắp xếp phù hợp với độ tuổi của HS, thời lượng giảng dạy không đủ để chuyển tải khối lượng kiến thức, giáo cụ ít được hỗ trợ... Nội dung, chương trình môn GDCD khô khan, nhiều kiến thức trừu tượng dẫn đến học sinh khó hiểu, khó tiếp thu vì vậy không gây được sự hứng thú đối với các em. Kinh nghiệm trong cuộc sống và tuổi nghề chưa nhiều, nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh, đặc biệt đối với học sinh cá biệt. Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: “Tích hợp câu chuyện Bác Hồ và Pháp luật về phòng chống tham nhũng thông qua bài giảng môn GDCD của khối 10 và khối 12”. Lĩnh vực: Chuyên môn. III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến: 1. Thực trạng ban đầu trƣớc khi áp dụng sáng kiến Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực, ăn sâu bám rễ trong mọi chế độ xã hội, không phân biệt chế độ chính trị, nước giàu hay nghèo, phát triển hay kém phát triển. Một số nơi trên thế giới, tham nhũng làm suy kiệt cơ thể xã hội, gây xáo trộn, mất ổn định chính trị. Phòng, chống tham nhũng là công việc khó khăn, phức tạp, cần sự quyết liệt và kiên trì, là chính sách ưu tiên của nhiều quốc gia và sự nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế. Tham nhũng là căn bệnh của bộ máy quyền lực, là một trong những nguyên nhân tạo ra sự trì trệ, làm giảm tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, gây mất lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Trong các Văn kiện Đại hội VIII, IX và X, Đảng ta tiếp tục chỉ rõ sự nguy hại của tham nhũng đến sự tồn vong của chế độ. Đại hội X nêu rõ: “Tình trạng suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng. Tiếp theo, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ ba (khóa X) đã ban hành riêng một Nghị quyết chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trong đó xác định: “phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài; phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục”, nhằm: “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí”. Đại hội lần thứ XI (nhiệm kỳ 2011-2015) Đảng ta khẳng định: Tích cực phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm. Tiếp tục hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí. Thực hiện chế độ công khai, minh bạch về kinh tế, tài chính trong các cơ quan hành chính, 2
  3. đơn vị cung ứng dịch vụ công, doanh nghiệp nhà nước, các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản, mua sắm từ ngân sách nhà nước, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công. Thực hiện có hiệu quả việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức theo quy định. Xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị xảy ra tham nhũng, lãng phí. Xử lý đúng pháp luật, kịp thời, công khai cán bộ tham nhũng, tịch thu sung công tài sản tham nhũng và có nguồn gốc tham nhũng; có cơ chế khuyến khích và bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Thống nhất với quan điểm các kỳ Đại hội trước đó, Đại hội XII tiếp tục khẳng định và bổ sung quan điểm về đấu tranh phòng chống tham nhũng. Trong đó nhấn mạnh “tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước” Ở nước ta, tham nhũng đã là một tệ nạn xã hội đáng báo động hiện nay. Nó gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, là trở lực đối với quá trình đổi mới đất nước, làm xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, đối với sự nghiệp xây dựng đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nó gây ra thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần của Nhà nước, công dân. Nó còn làm đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội, làm tha hóa nhân cách của cán bộ. Do vậy, vấn đề phòng chống tham nhũng rất được Đảng và Nhà nước quan tâm trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và đẩy lùi. Nhận thức đầy đủ tính nghiêm trọng và sự nguy hại của tham nhũng, trải qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra và thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp tích cực để phòng, chống tham nhũng. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định: “Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí là đòi hỏi bức xúc của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta, nhằm xây dựng một bộ máy lãnh đạo và quản lý trong sạch, vững mạnh, khắc phục một trong những nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ”. Đại hội đã đề ra những định hướng và chủ trương lớn cho công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trong đó xác định: “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”. Trong hàng loạt các giải pháp đưa ra nhằm hạn chế tối đa hiện tượng tham nhũng có chỉ thị 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12-6-2013 về việc đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và đào tạo. Đây cũng được xem là một trong các giải pháp để giáo dục, rèn luyện, nâng cao ý thức, thái độ của thế hệ trẻ ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường về vấn đề đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Việc giáo dục nội dung PCTN trong nhà trường là sử dụng phương pháp lồng ghép, tích hợp vào các môn học phù hợp mà cụ thể đối với cấp THPT, nội dung PCTN được lồng ghép, tích hợp vào môn GDCD với mục tiêu trang bị cho học sinh THPT những kiến thức về PCTN, qua đó nâng cao nhận thức cho học sinh về mục 3
  4. đích, yêu cầu của cuộc đấu tranh PCTN cũng như xây dựng được thái độ ý thức đấu tranh bài trừ tệ nạn TN trong xã hội. Xuất phát từ thực trạng đó và nhận thức được tầm quan trọng của việc trang bị cho thế hệ tương lai của đất nước. Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản nhằm thể chế hóa công tác giáo dục cho học sinh trong nhà trường và cũng xuất phát từ các văn bản đó Sở giáo dục và đào tạo cũng đã có những hướng dẫn về công tác tuyên truyền, dạy học tích hợp, lồng ghép câu chuyện Bác Hồ và luật phòng chống tham nhũng trong giảng dạy thông qua các môn học, với nhiệm vụ được phân công và phụ trách giảng dạy môn GDCD. Theo sự hướng dẫn chỉ đạo của Sở Giáo dục và đào tạo về các địa chỉ tích hợp, lồng ghép trong các bài dạy của chương trình GDCD. Tôi vận dụng phương pháp “Tích hợp câu chuyện Bác Hồ và Pháp luật về phòng chống tham nhũng thông qua bài giảng môn GDCD của khối 10 và khối 12”. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến Qua nhiều năm thực hiện chương trình cải cách giáo dục, thay sách và đặc biệt là thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tích cực và lồng ghép phòng chống tham nhũng nhiều giáo viên giảng dạy môn GDCD đã thay đổi nhiều phương pháp trong quá trình giảng dạy. Từ đây giáo viên đã tạo ra nhiều cơ hội, môi trường thuận lợi để các em tham gia tích cực, chủ động vào quá trình học tập, còn giáo viên chỉ là người định hướng, hướng dẫn các em tham gia hoạt động để làm sao đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập cần khắc phục, như giáo viên không sử dụng hoặc ít sử dụng phương pháp dạy học theo hướng lồng ghép, tích hợp phòng chống tham nhũng hoặc sử dụng mang tính hình thức, đối phó qua loa cho là có sử dụng. Nguyên nhân của tình trạng này là do: giáo viên chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc dạy học theo phương pháp lồng ghép, tích hợp phòng chống tham nhũng. Giáo viên còn lúng túng khi áp dụng, không định hình rõ nên sử dụng phương pháp này trong từng dạng bài, áp dụng máy móc chưa phù hợp nội dung của từng bài hoặc từng nội dung chưa được thành thạo. Hơn nữa trong quá trình giảng dạy có một số tiết nội dung bài học là khá nhiều, nên bị chi phối thời gian nên giáo viên chưa mạnh dạng sử dụng. Như vậy, chúng ta thấy với những nguyên nhân nói trên làm cho việc dạy học môn GDCD trong quá trình vận dụng phương pháp “Tích hợp câu chuyện Bác Hồ và Pháp luật về phòng chống tham nhũng thông qua bài giảng môn GDCD của khối 10 và khối 12” còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao và đặc biệt không lôi cuốn được học sinh yêu thích môn học và tham gia tích cực vào quá trình học tập. Cho nên, tôi hi vọng đề tài này sẽ góp phần vào việc nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên dạy học môn GDCD ở trường trung học phổ thông, hoàn thành mục tiêu mà môn học đề ra. Từ đó các em yêu thích và hăng say học bộ môn GDCD, biết tự tìm tòi, khám phá cái mới. Trên cơ sở đó giáo dục cho các em có ý thức đạo đức, tính trung thực trong học tập cũng như trong công việc, tuân thủ pháp luật, biết phê phán đấu tranh các hành vi tham nhũng, biết tuyên truyền và động viên người thân, bạn bè cùng bảo vệ các 4
  5. giá trị đạo đức, biết đấu tranh các hành vi tham nhũng, phê phán các hành vi vi phạm đạo đức và cả pháp luật, để nâng cao nhận thức và đồng thời góp phần vào việc thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng. Vì vậy, tôi đã đưa vào bài học khi cần giải quyết những tình huống như trên để các em cùng nhau làm việc bày tỏ quan điểm của mình để các em bàn bạc, phân tích, đánh giá, nhận xét và đưa ra câu trả lời cho phù hợp với yêu cầu câu hỏi. Có như vậy, các em sẽ tự giải quyết được vấn đề, sẽ tự tin yêu mến bộ môn và ham học hỏi nhiều hơn, các em còn có được tính sáng tạo, đoàn kết tương thân, tương ái giúp đỡ nhau trong học tập theo hướng tích cực và biết bảo vệ cái tốt, đấu tranh phê phán cái không tốt như hành vi tham nhũng. Hơn nữa Giáo viên hạn chế được thời gian để tập trung phân tích làm rõ những nội dung trọng tâm.. 3. Nội dung sáng kiến (Tiến trình thực hiện, thời gian thực hiện, biện pháp tổ chức..) Tiến trình thực hiện: Năm học 2017-2018 Thời gian thực hiện: bắt đầu: 28/08/2017, kết thúc 26/5/2018 Biện pháp tổ chức: “Tích hợp câu chuyện Bác Hồ và Pháp luật về phòng chống tham nhũng thông qua bài giảng môn GDCD của khối 10 và khối 12” 3. 1. Khái quát phƣơng pháp dạy học tích hợp: Dạy học tích hợp là phương pháp kết hợp một hoặc nhiều môn học nhằm làm sáng tỏ cho môn học mà giáo viên thấy rất cần thiết trong việc dạy học có thể hiểu dạy học tích hợp là vừa dạy nội dung lý thuyết vừa thực hành trong cùng một bài dạy. 3. 2. Ý nghĩa phƣơng pháp dạy học tích hợp: Nội dung mang tính thực tiễn khách quan hơn giúp cho bài học trở nên sinh động, thu hút với các em, không gây nhàm chán mà tạo động lực để các em sáng tạo, tự tư duy theo cách suy nghĩ của bản thân. Những kiến thức được các em vận dụng ngay vào bài học, giải quyết những vấn đề thực tiễn, ít học vẹt. Những nội dung tích hợp còn tiết kiệm thời gian học cho các em tìm hiểu những kiến thức khác vì các em không phải học đi học lại một nội dung ở những môn khác nhau nữa. Điều đó không những tạo quá nhiều áp lực, gây tẻ nhạt trong việc học, làm chậm khả năng tư duy của các em, biến bộ não thành những cỗ máy lập trình sẵn nữa mà thay vào đó làm tăng khả năng tự giác, chủ động trong học tập, giúp các em tìm lại niềm hứng thú. 3. 3. Cách tiến hành phƣơng pháp dạy học tích hợp: Xây dựng các nội dung chính để giảng dạy. Xác định những năng lực có thể nâng cao cho học sinh trong từng nội dung . 5
  6. Biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá trình độ của học sinh. Thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học của học sinh. Tổ chức dạy học để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm. 3.4. Nội dung thực hiện: 3.4.1. Một số vấn đề chung về phòng chống tham nhũng. 3.4.1.1. Định nghĩa, đặc trƣng và biểu hiện của tham nhũng. 3.4.1.2. Định nghĩa. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. (Theo luật phòng, chống tham nhũng năm 2005) 3.4.1.3. Đặc trƣng của tham nhũng. Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn, người có chức vụ quyền hạn bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kĩ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lí trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lí là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. (Theo khoảng 3 Điều 1 luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005) Chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao. Chủ thể tham nhũng đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình như một phương tiện để thực hiện hành vi sai trái ( có tính chất lợi dụng) nhằm mang lại lợi ích cho mình, cho gia đình mình hoặc cho người khác có liên quan. 3.4.1.4 Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi. Một hành vi được coi là tham nhũng phải là hành vi có mục đích vụ lợi. Vụ lợi là lợi ích vật chất (tiền, nhà, đất, các vật có giá trị…) hoặc lợi ích tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn mong muốn đạt được từ việc thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình. Lợi ích đó có thể cho mình, cho gia đình mình hoặc người thân của mình. 3.4.1.5. Biểu hiện của hành vi tham nhũng. Bộ luật Hình sự, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 ( sửa đổi, bổ sung năm 2012) đã phân loại tham nhũng theo hành vi. Theo đó, những hành vi sau đây thuộc nhóm hành vi tham nhũng: 1. Tham ô tài sản. 6
  7. 2. Nhận hối lộ. 3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. 4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. 5. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. 6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi. 7. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi. 8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi. 9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi. 10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi. 11. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. 12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái phép pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi. 3.4.2. Tác hại của tham nhũng. Về mặt chính trị, tham nhũng là trở lực đối với quá trình đổi mới đất nước và làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đối với sự nghiệp xây dựng đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tình hình tham nhũng ở nước ta hiện nay diễn ra một cách thường xuyên, đáng báo động hơn, nó xảy ra ở mọi lĩnh vực, mọi cấp từ trung ương đến cơ sở. Nó gây tác hại rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả trong việc thực hiện chủ trương, chính sách về kinh tế, xã hội, hoặc một nhiệm vụ quản lý nhất định của Nhà nước. Nó còn gây sự bất bình, bức xúc cho nhân dân, làm giảm sút lòng tin của dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lí của Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ ta. Về kinh tế, tham nhũng gây thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước, của tập thể và của nhân dân. Giá trị tài sản bị thiệt hại, bị thất thoát liên quan đến tham nhũng của mỗi vụ lên tới hàng chục, hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn tỉ đồng. Ở mức độ thấp hơn, việc một số cán bộ, công chức quan liêu, sách nhiễu đối với nhân dân trong khi thực thi công vụ khiến cho nhân dân mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để có thể thực hiện được công việc của mình. Nếu xét từng trường hợp thì giá trị vật chất bị lãng phí có thể không lớn, nhưng nếu tổng hợp những vụ việc diễn ra thường xuyên thì con số bị thất thoát đã ở mức độ rất nghiêm trọng. Về xã hội, tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội, tha hóa đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Trước 7
  8. những lợi ích bất chính mà mình đã hoặc sẽ có được khi thực hiện hành vi nhũng nhiễu nhiều cán bộ công chức đã không giữ được phẩm chất đạo đức của người cán bộ cách mạng, họ sẳn sàng làm những việc dẫu biết đó là vi phạm pháp luật, trái đạo đức, trái lương tâm. Tham nhũng xảy ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, ngay cả những lĩnh vực mà từ trước đến nay ít có khả năng xảy ra như văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao; thậm chí, cả những lĩnh vực lẽ ra không thể có tham nhũng, cả dưới góc độ đạo đức và pháp luật, như lĩnh vực phúc lợi xã hội hay bảo vệ pháp luật. Tham nhũng xảy ra cả trong các chương trình trợ cấp cho thương binh, liệt sĩ, người tàn tật, tham nhũng cả tiền, hàng cứu trợ đồng bào bị thiên tai… 3.4.3. Một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng của Nhà nƣớc. Hiện nay, để loại trừ tham nhũng thì Đảng và Nhà nước đã sử dụng rất nhiều các biện pháp khác nhau nhưng với gốc độ nghiên cứu của đề tài tôi xin trình bày hai giải pháp cơ bản sau: Công khai, minh bạch trong hoạt động giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân. Đây là biện pháp quan trọng đầu tiên để ngăn ngừa tham nhũng. Công khai, minh bạch sẽ tạo điều kiện để người dân cũng như toàn xã hội tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Với việc công khai minh bạch trong hoạt động tại các cơ quan nhà nước, người dân sẽ dễ dàng nhận biết được các quyền và nghĩa vụ của mình để chủ động thực hiện theo các quy định của pháp luật cũng như đòi hỏi cơ quan nhà nước và các cán bộ, công chức nhà nước thực hiện các qui định đó. Công khai, minh bạch sẽ làm cho công chức nhà nước có ý thức hơn trong việc thực hiện chức trách, công vụ của mình theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật qui định, bởi mọi hành vi vi phạm, phiền hà, sách nhiễu hay lợi dụng chức trách để tư lợi đều có thể bị phát hiện và xử lý. Xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng. Tham nhũng là vấn nạn trong xã hội, đi ngược lại lợi ích của Nhà nước, xã hội và công dân, gây ra nhiều hậu quả xấu cho đất nước. Để PCTN điều quan trọng là phải xử lí nghiêm các hành vi tham nhũng. Tùy vào hành vi mà có thể bị xử lí hình sự, hành chính, kỉ luật nhưng phải đảm bảo nguyên tắc mọi hành vi tham nhũng đều phải bị xử lí nghiêm minh theo pháp luật, cho dù người có hành vi TN ở bất kì cương vị, chức vụ nào cũng bị xử lí theo qui định của pháp luật. 3.4.4. Trách nhiệm của công dân trong đấu tranh phòng chống tham nhũng. Tham nhũng là căn bệnh của bộ máy Nhà nước, là tệ nạn xã hội cần bài trừ lên án. Mọi công dân đều có trách nhiệm tham gia tích cực để ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới xóa bỏ các điều kiện tồn tại của tham nhũng ra khỏi đời sống xã hội. Muốn vậy công dân, học sinh cần: Không đồng tình với hành vi tham nhũng, tham gia các hoạt động lên án, đấu tranh với các hành vi tham nhũng nhằm tạo dư luận phản đối các hành vi tiêu cực, gây áp lực đối với người có hành vi tham nhũng. Hiểu biết, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về PCTN. 8
  9. Mạnh dạn tố cáo các hành vi tham nhũng thông qua các hình thức trực tiếp tố cáo, gửi đơn tố cáo, tố cáo qua điện thoại, qua mạng thông tin điện tử, tố cáo thông qua các tổ chức trong trường, lớp hoặc cơ quan báo chí. 3.4.5 Cách thực hiện phƣơng pháp “Tích hợp câu chuyện Bác Hồ và Pháp luật về phòng chống tham nhũng thông qua bài giảng môn GDCD của khối 10 và khối 12” Khối 12: Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT. Trong bài này, nội dung giáo dục phòng chống tham nhũng trong môn giáo dục công dân lớp 12 được tích hợp vào mục 2 sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 12: “Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí”. I. Mục tiêu tích hợp. Về kiến thức: Người có hành vi tham nhũng là người vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, tập thể, cá nhân. Người có hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật hoặc hình sự trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Về kĩ năng: Phân biệt hành vi vi phạm pháp luật do tham nhũng với các hành vi vi phạm pháp luật khác. Phân biệt trách nhiệm pháp lí đối với vi phạm pháp luật do tham nhũng với các loại trách nhiệm pháp lí khác. Về thái độ: Đồng tình với việc xử lí vi phạm đối với người có hành vi tham nhũng. II. Cách thực hiện. Nội dung 1: Vi phạm pháp luật. Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về tham nhũng và đặt câu hỏi để học sinh trả lời. Cụ thể như sau: 9
  10. 10
  11. Giáo viên đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì qua các bức ảnh trên? Tham nhũng là gì? Chủ thể tham nhũng là ai? Hành vi tham nhũng có coi là hành vi vi phạm pháp luật không? Vì sao? Giáo viên: Khi cho học sinh trả lời các câu hỏi, giáo viên nhận xét và cung cấp thêm thông tin như sau: Trung úy cảnh sát bị bắt quả tang nhận hối lộ 50 triệu đồng. ( GGPO Thứ Năm, 14/12/2017. 18:37) Khi trung úy T. đang nhận 50 triệu đồng từ một tài xế xe bồn tại quán ăn ở TP Biên Hòa thì bị trinh sát Phòng Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Kinh tế và Quản lý chức vụ (PC46) Công an tỉnh Đồng Nai bắt quả tang. Ngày 14-12, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết đang tạm giữ hình sự đối với trung úy T., đang công tác tại Đội Cảnh sát Phòng chống Tội phạm về Môi trường Công an TP Biên Hòa, để điều tra về hành vi nhận hối lộ từ một chủ xe bồn chở chất thải. Thông tin ban đầu, gần đây trung úy T. cùng một số cảnh sát thuộc Đội Cảnh sát Phòng chống Tội phạm về Môi trường Công an TP Biên Hòa đã phát hiện và bắt quả tang một xe bồn chở chất thải đổ ra môi trường trong khu vực. Sau đó, trung úy T. và tài xế đã nói chuyện về vụ việc. Trung úy T. đã gợi ý cho tài xế cách "xử lý" để không gặp rắc rối. Sau nhiều lần thương lượng, cuối cùng 2 bên đã hẹn nhau ở quán ăn để “giải quyết” vụ việc. Chiều ngày 11-12, khi cả hai đang gặp nhau ở một quán ăn ở phường Thống Nhất, TP Biên Hòa để tài xế giao tiền (khoảng 50 triệu đồng) thì bị trinh sát Phòng Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Kinh tế và Quản lý chức vụ (PC46) Công an tỉnh Đồng Nai bắt quả tang. Câu hỏi: 1. Hành vi nhận tiền của của Trung úy Cảnh sát có vi phạm pháp luật không? Tại sao? 2. Hành vi này gây hậu quả gì cho xã hội? Từ đây giáo viên đặt câu hỏi vi phạm pháp luật là gì? Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi bài nội dung theo sách giáo khoa. 11
  12. Nội dung 2: Trách nhiệm pháp lí. Giáo viên kể cho học sinh nghe một số câu chuyện liên quan đến vấn đề tham nhũng và đặt câu hỏi cho học sinh trả lời. Cụ thể là câu chuyện Bắt hiệu trƣởng bán 6 tấn gạo của học sinh dân tộc bán trú 21/11/2017 19:06 GMT+7 Theo kết quả điều tra bƣớc đầu của công an, hiệu trƣởng và hiệu phó Trƣờng Phổ thông dân tộc bán trú xã Bản Công đã bán 6 tấn gạo của học sinh để lấy tiền chi tiêu cá nhân. Ngày 21/11, theo nguồn tin của PV, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Nguyễn Đăng Vinh và Vũ Đức Tuyến, là hiệu trưởng và hiệu phó Trường Phổ thông dân tộc bán trú xã Bản Công, về tội "Tham ô tài sản". Bước đầu, cơ quan điều tra xác định bị can Vinh và Tuyến đã bán 6 tấn gạo của học sinh bán trú, thu được tổng số tiền là 42 triệu đồng để chi tiêu cá nhân. Câu hỏi: 1. Theo em, hành vi của Vinh và Tuyến đã vi phạm pháp luật gì và chịu trách nhiệm pháp lí gì? Vì sao? 2. Em có suy nghĩ gì về hành vi của Vinh và Tuyến? 3. Theo qui định của pháp luật tội tham ô tài sản bị xử lý như thế nào? Từ đây giáo viên đặt câu hỏi trách nhiệm pháp lí là gì? Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi bài nội dung theo sách giáo khoa. Giáo viên cung cấp thêm thông tin về pháp luật: Tội tham ô tài sản đƣợc quy định tại Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 nhƣ sau: 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a. Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; b. Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: 12
  13. a. Có tổ chức; b. Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; c. Phạm tội 02 lần trở lên; d. Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; đ. Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn; e. Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng; g. Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: a. Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; b. Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng; c. Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d. Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động. Bài 3. CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƢỚC PHÁP LUẬT. Nội dung giáo dục, phòng chống tham nhũng trong môn giáo dục công dân lớp 12 được tích hợp vào mục 2 sách giáo khoa giáo dục công dân 12: “Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí” I.Mục tiêu tích hợp. Về kiến thức: Người vi phạm pháp luật do tham nhũng dù ở bất kì cương vị, chức vụ nào cũng đều phải chịu trách nhiệm pháp lí. Về kĩ năng: Nhận xét được việc người có chức quyền trong cơ quan nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm pháp lí do tham nhũng như mọi người khác là thể hiện bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. Về thái độ: 13
  14. Biết phê phán đấu tranh các hành vi tham nhũng, Không chấp nhận tham nhũng. II. Cách thực hiên: Nội dung : Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. Giáo viên cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề tham nhũng cho học sinh đọc và đặt câu hỏi cho học sinh trả lời. Ví dụ: Xét xử vụ làm hồ sơ khống chiếm đoạt tiền hoàn thuế. ( 10/01/2017. 17:47 GMT+7) TTO - Ngày 10-1, TAND tỉnh An Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Phạm Thanh Dũng và các đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế VAT xảy ra tại An Giang. Sau gần một tháng xét xử, chiều 27/10, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang đã tuyên án sơ thẩm vụ án mua bán hóa đơn giá trị gia tăng. 52 bị cáo, trong đó có 34 bị cáo nguyên là cán bộ công tác tại Chi cục hải quan cửa khẩu Khánh Bình, tỉnh An Giang, cùng bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ. Cụ thể, các bị cáo: Lê Thị Chi 15 năm tù; Lê Thị Lam Phương 9 năm tù; Lê Minh Giang 2 năm 5 tháng 8 ngày tù; Trương Văn Đạt 3 năm tù; Dương Triệu Khải 5 năm tù; Đặng Thị Phượng 2 năm 1 tháng 12 ngày tù; Nguyễn Văn Sơn 4 năm tù; Cao Khánh Hùng 3 năm 4 tháng 4 ngày tù; Trương Văn Sơn 2 năm tù; Trương Hoài Tâm 2 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các bị cáo: Châu Thúy Hằng 11 tháng 14 ngày tù; Nguyễn Việt Cường 1 năm 1 tháng 7 ngày tù; Thái Quân 2 năm tù (cho hưởng án treo); Lâm Tuấn Phát 2 năm tù; Đinh Thị Mỹ Linh 1 năm 6 tháng tù (cho hưởng án treo); Lê Thị Sĩ 1 năm 6 tháng tù (cho hưởng án treo); Phan Văn Thọ 1 năm tù (cho hưởng án treo); Chung Cửng 1 năm 5 tháng 9 ngày về tội “mua bán trái phép hóa đơn”. 34 cán bộ hải quan Chi cục hải quan cửa khẩu Khánh Bình, tỉnh An Giang gồm: Nguyễn Thành Trí 6 năm tù giam; Nguyễn Văn Biên 5 năm tù giam; Trần Đắc Chiến 2 năm 6 tháng tù giam; Nguyễn Văn Thanh 3 năm tù giam; Hồ Văn Sỹ 2 năm 6 tháng tù giam; Nguyễn Văn Sơn 2 năm 6 tháng tù giam; Lê Khương Toàn 2 năm 6 tháng tù giam; Nguyễn Thanh Lâm 3 năm tù giam; Nguyễn Phi Công 4 năm tù giam; Thái Công Nguồn 4 năm tù giam; Lê Thị Duyên 2 năm 6 tháng tù giam; Phan Thành Lập 1 năm 6 tháng tù giam; Phạm Tấn Tài 2 năm 6 tháng tù giam; Đỗ Văn Tần 2 năm tù giam; Lê Phi Thu 2 năm tù giam; Lâm Phú Tuấn 1 năm 6 tháng tù giam; Dương Công Báu 2 năm tù giam; Ngô Hoàng Nhu 1 năm 6 tháng tù giam; Trương Quang Tín 2 năm tù giam; Nguyễn Văn Dũng 1 năm 6 tháng tù giam; Nguyễn Văn Sức 1 năm 6 tháng tù giam; Nguyễn Văn Sỹ 1 năm 6 tháng tù giam; Nguyễn Sỹ Thìn 2 năm tù giam; Khưu Văn Điều 2 năm tù giam; Lê Văn Quang 3 năm tù giam; Lý Ngọc Tâm 1 năm 6 tháng tù giam; Đỗ Văn Long 1 năm 6 tháng tù giam; Nguyễn Thái Hùng 1 năm tù giam; Bùi Công Tăng 1 năm 6 tháng tù giam; Trương Đình Hận 1 năm 6 tháng tù giam; Phạm 14
  15. Vinh Hiển 1 năm 6 tháng tù giam; Nguyễn Thành Nhĩ 1 năm tù giam; Lê Trần Huệ Phương 1 năm tù giam và Trần Cẩm Điền 1 năm 6 tháng tù giam. Theo cáo trạng, từ tháng 5/2011 đến tháng 3/2013, lợi dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng của Nhà nước, Lê Thị Chi cùng các đồng phạm Lê Thị Lam Phương, Dương Triệu Khải, Lê Minh Giang, Trương Văn Đạt, Nguyễn Văn Sơn, Đặng Thị Phượng, Cao Khánh Hùng, Trương Văn Sơn, Trương Hoài Tâm và Chung Cửng đã gian dối, sử dụng 3 pháp nhân là: Công ty Kim Chi, Công ty Phương Phương Tùng và Doanh nghiệp Dân Thành Đô (3 công ty do Chi lập ra) mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng của các doanh nghiệp trong nước. Các bị cáo cũng chi tiền “bồi dưỡng” cho các cán bộ hải quan, bộ đội biên phòng cửa khẩu Khánh Bình, tỉnh An Giang ký xác nhận, lập hồ sơ xuất khẩu hàng hóa khống, không đúng thực tế cho Công ty Tam Hung, Công ty Leng Kheang Long của Campuchia để xin hoàn thuế giá trị gia tăng, chiếm đoạt tiền ngân sách Nhà nước tổng cộng 41.896.871.359 đồng. Câu hỏi: 1.Hành vi tham nhũng của 34 cán bộ hải quan và đồng phạm đã gây ra những tác động tiêu cực gì? 2. Việc xét xử của Tòa án về trách nhiệm pháp lí của các bị cáo được căn cứ vào đâu? 3. Qua đây em có thể rút ra những nhận xét gì về sự bình đẳng của công dân trước pháp luật? Giáo viên cung cấp thêm thông tin về qui định pháp luật. Điều 4: Nguyên tắc xử lý tham nhũng: 1. Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặn xử lý kịp thời, nghim minh. 2. Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào cũng phải bị xử lý theo quy định của php luật. Từ đây giáo viên có thể lồng ghép câu chuyện Bác Hồ về xử lý tham nhũng để thấy đƣợc sự công bằng, bình đẳng của pháp luật. Ví dụ như câu chuyện: “Diệt sâu mới cứu đƣợc cây” Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi tham ô, lãng phí là “giặc ngoại xâm”, là kẻ thù của nhân dân, Người nói “Tham ô là trộm cắp. Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi của Việt gian, mật thám. Chống tham ô, lãng phí và quan liêu như một “thứ giặc trong lòng”. Nếu chiến sĩ và nhân dân ra sức chống ngoại xâm mà quên chống giặc nội xâm, như thế là chưa làm tròn nhiệm vụ của mình”. 15
  16. Người luôn nhấn mạnh phải nghiêm trị các hành vi tham ô, lãng phí theo quy định của pháp luật, không được nể nang người có chức vụ, địa vị, với mục đích bảo vệ công lý, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, răn đe, làm gương cho những người đang hoặc có ý định tham ô. Người chỉ thị “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kể kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”. Và câu chuyện “Diệt sâu mới cứu được cây” cho thấy sự nhất quán giữa lời nói và hành động của Người trong việc kiên quyết xử lý hành vi tham ô, lãng phí của cán bộ. Năm 1950, Đại tá Trần Dụ Châu - Cục trưởng Cục Quân nhu bị phát hiện lợi dụng chức quyền tham ô ăn chơi, bị kết án tử hình. Trước ngày thi hành án, Trần Dụ Châu gửi đơn lên Bác xin được khoan hồng. Phút cuối, ông Trần Đăng Ninh đến gặp Bác Hồ xin ý kiến, Bác chỉ cho xem một cây xoan héo lá, úa ngọn và hỏi lý do tại sao cây sắp chết. Ông Ninh trả lời: “Dạ, vì thân cây bị sâu đục một lỗ rất to, chảy hết nhựa!”. Bác hỏi: “Thế theo chú muốn cứu cây thì phải làm gì?”. Ông Ninh trả lời: “Dạ, phải bắt và giết hết những con sâu ấy đi ạ”. Bác gật đầu: “Chú nói đúng đấy, với loài sâu mọt đục khoét nhân dân cũng vậy. Nếu phải giết đi một con mà cứu được cả rừng cây thì việc đó là cần thiết, hơn nữa là nhân đạo”. Sau một đêm trắng, Hồ Chủ tịch ký bác đơn của Trần Dụ Châu và bản án được thi hành. Vụ án được đăng đầy đủ, công khai trên báo Cứu quốc (đăng bốn kỳ). Số báo này còn được chuyển vào vùng địch tạm chiếm và tới kiều bào ta ở nước ngoài. Qua câu chuyện, chúng ta rút ra 04 bài học: Phải nghiêm khắc xử lý các hành vi tham nhũng, lãng phí; phải công khai, minh bạch, không giấu giếm, bao che, né tránh trong xử lý các hành vi tham nhũng, lãng phí; trách nhiệm của người đứng đầu phải công tâm, kiên quyết và đặt lợi ích, lòng tin của nhân dân trong xử lý tham nhũng, lãng phí. Câu chuyện cũng là bài học về thái độ của người cán bộ, đảng viên đứng trước cái xấu, trái pháp luật phải kiên quyết lên án, loại trừ để xây dựng tổ chức Đảng thật sự trong sạch vững mạnh, phục vụ nhân dân và làm cho dân tin vào sự lãnh đạo của Đảng. “Theo http://tuyengiaoangiang.vn” Qua câu chuyện giáo viên vừa kể cho học sinh nghe và từ đây giáo dục cho các em về tính trung thực trong mọi lĩnh vực và phải biết lên án đấu tranh các hành vi tiêu cực như tham nhũng, các tệ nạn xã hội… Bài 7:. CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ. Nội dung giáo dục, lồng ghép câu chuyện Bác Hồ về tham nhũng trong môn giáo dục công dân lớp 12 được tích hợp vào mục 3 sách giáo khoa giáo dục công dân 12: “ Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân ” I. Mục tiêu tích hợp. Về kiến thức: 16
  17. Công dân có quyền tố cáo mọi hành vi tham nhũng xâm phạm tài sản của Nhà nước và công dân. Về kỹ năng: Phân biệt việc tố cáo hành vi tham nhũng với việc tố cáo các hành vi khác. Về thái độ: Tích cực đấu tranh, tố cáo hành vi tham nhũng. Cách thực hiện: Nội dung: Mục đích của tố cáo. Sau khi cung cấp nội dung mục đích của tố cáo. Giáo viên hỏi tại sao người dân phải tố cáo? HS trả lời xong , giáo viên yêu cầu các học sinh khác tranh luận. Giáo viên: nhận xét do một số cán bộ thực thi và áp dụng pháp luật đối với mọi người còn thiếu tính trung thực và không công bằng với họ, họ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để tham nhũng và việc tham nhũng của cán bộ lúc sinh thời Bác Hồ cũng đã từng đề cặp đến và Bác có nhiều mẫu chuyện nói về tham nhũng. Giáo viên lồng ghép câu chuyện Chữ quan liêu viết nhƣ thế nào. Của Bác Hồ Năm 1952, trong một lần đến thăm lớp “chỉnh huấn” chính trị cán bộ trung, cao cấp, anh em quây quần xung quanh Bác, nghe Bác kể chuyện, dặn dò. Cuối buổi, Bác cầm một cái que nói: Các chú học đã giỏi, bây giờ Bác đố chữ này xem các chú có biết không nhé! Anh em hưởng ứng “Vâng ạ!”, “Vâng ạ!”. Người nào biết tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc thì “nhẩm” lại kiến thức của mình, người không biết tiếng nước ngoài thì băn khoăn có chữ gì khó mà lại không đọc được nhỉ? Bác vẽ một gạch ngang trên mặt đất rồi hỏi: Chữ gì nào? Tưởng chữ “phạn”…chữ “cổ đại” nào chứ chữ này ai mà không biết. Cả lớp hò lên: Thưa Bác, chữ “nhất”ạ. Bác khen: Giỏi đấy. Rồi Bác lại gạch một gạch nữa dưới chữ nhất. Chưa kịp hỏi, anh em đã ồn lên: Chữ “nhị” ạ. Bác động viên: Giỏi lắm… Người lại gạch thêm một gạch nữa dưới hai gạch cũ. Chữ “tam” ạ… 17
  18. Bác cười: Khá lắm Người vạch thêm một vạch nữa dưới chữ “tam”. Chữ gì nào? “Các vị” đớ người ra, nhìn vào vạch đầu tiên thì vừa phải, vạch thứ hai dài hơn đã có hơi lệch một chút, vạch thứ ba dài hơn tí nữa cũng không được “song song” cho lắm, vạch thứ tư dài nhất, có vẻ đã “cong” lắm rồi…Tiếng Pháp thì không phải. Tiếng Hán chữ “tứ” viết khác cơ! Bác giục: Thế nào? Các nhà “mác – xít”? Bác lại cầm que vạch một vạch, rồi hai vạch dọc từ trên xuống dưới, ban đầu thì thẳng đứng, xuống đến vạch ngang thứ hai đã “queo”, vạch thứ ba thì “quẹo”, vạch bốn như một con giun, loằng ngoằng như cái đuôi chuột nhắt… Bác đứng dậy: Chịu hết à? Có thế mà không đoán ra…Các chú biết cả đấy… Để que xuống đất, Bác nói chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng đúng đắn…Đến tỉnh đã hơi cong, đến huyện đã tả hữu, đến xã đã sai lệch. Vì sao? Vì cán bộ không làm đúng, không nắm chắc chủ trương, đường lối, không gần gũi dân, không chịu làm “đầy tớ nhân dân” mà chỉ muốn làm “quan cách mạng”. Cho nên chữ ấy là chữ “quan liêu”. Các chú không học nhưng biết và vẫn làm. Còn cái các chú học, thì các chú lại ít làm…Học viên cả lớp đứng im, không dám nhìn vào Bác. Trích trong “ Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia”. Từ đây giáo viên giáo dục ý thức cho học sinh về tính trung thực trong học tập và mạnh dạng đấu tranh, phòng chống tham nhũng. Bài 8: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN. Nội dung giáo dục, lồng ghép câu chuyện Bác Hồ về tham nhũng trong môn giáo dục công dân lớp 12 được tích hợp vào mục 1. phần c sách giáo khoa giáo dục công dân 12: “ Quyền đƣợc phát triển của công dân ” I. Mục tiêu tích hợp. Về kiến thức: Công dân có quyền được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ. Về kỹ năng: Biết tôn trọng lợi ích của người khác. Về thái độ: Tích cực đấu tranh các hành vi vi phạm pháp luật về quyền phát triển. 18
  19. Cách thực hiện: Nội dung: Quyền đƣợc phát triển của công dân. Sau khi cung cấp nội dung quyền được phát triển của công dân theo sách giáo khoa. Giáo viên yêu cầu học sinh nêu một vài vụ án nội dung thể hiện lợi dụng chức quyền vi phạm đến quyền được phát triển của công dân. Học sinh trả lời: Giáo viên nhận xét: Trong xã hội vẫn còn tồn tại một số ít cán bộ đã lạm dụng chức quyền để có hành vi tham nhũng ví dụ như vụ án “trung tâm bảo trợ xã hội ăn chặn 800 triệu của ngƣời tâm thần ở trung tâm bảo trợ xã hội ở tỉnh Nghệ An” Giáo viên cung cấp một vài thông tin về vụ án như cung cấp phát không đầy đủ theo quy định (số lượng, chất lượng và thời hạn) các loại vật dụng sinh hoạt cá nhân như quần áo, áo phao ấm, chăn len, màn, chiếu, chế độ ăn không đủ chất dinh dưỡng… cho các đối tượng được bảo trợ. Từ đây giáo viên giáo dục cho học sinh đức tính trung thực trong công việc cũng như trong học tập và phải biết yêu thương con người. Thông qua nội dung trên giáo viên lồng ghép tƣ tƣởng của Bác Hồ nói về việc tham nhũng của một số ít cán bộ. Vào dịp Tết Độc lập đầu tiên của nước Việt Nam mới, khi trả lời phỏng vấn của các nhà báo, Hồ Chủ tịch nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Cũng xuất phát từ ham muốn tột bậc đó, ngay sau ngày Tuyên ngôn Độc lập Người đã chủ toạ phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tại phiên họp quan trọng này Người nêu sáu nhiệm vụ cấp bách cần làm ngay đó là: “Phát động phong trào tăng gia sản xuất để chống nạn đói, mở ngay cuộc lạc quyên gạo để cứu giúp người nghèo; mở chiến dịch chống nạn mù chữ; mở chiến dịch giáo dục cần, kiệm, liêm, chính để bài trừ những thói hư tật xấu do chế độ thực dân để lại; bỏ ngay thuế thân, thuế chợ, thuế đò, tuyệt đối cấm hút thuốc phiện...”. Ngày 17/10/1945 Báo Cứu Quốc đăng thư của Người gửi Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng. Trong thư Bác đã chỉ rõ những lỗi lầm mà các cấp chính quyền ở một số nơi lúc bấy giờ mắc phải như: cậy thế, tham ô, hủ hoá, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo... Những lỗi lầm sai sót đó đã làm ảnh hưởng đến uy tín của cách mạng, đến mối quan hệ giữa chính quyền, giữa Đảng với nhân dân. Người căn dặn: “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì có hại đến dân ta phải hết sức tránh”. Ngày 3/4/1946 Người ký sắc lệnh lập “Ban Trung ương vận động đời sống mới” nhằm giáo dục cho cán bộ và nhân dân tư tưởng cần, kiệm, liêm, chính xoá bỏ tư tưởng và tập quán lạc hậu của chế độ thực dân phong kiến. Ngày 17/3/1952 Người viết bài chống quan liêu, tham ô, lãng phí. Bài báo có đoạn: “Quan liêu, tham ô, lãng phí là 19
  20. tội ác. Phải tẩy sạch nó để thực hiện cần, kiệm, liêm, chính để đẩy mạnh thi đua sản xuất và tiết kiệm, để đưa kháng chiến đến thắng lợi, kiến quốc đến thành công, để xây dựng thuần phong mỹ tục trong toàn dân, toàn quốc‟‟. Từ nội dung giáo viên vừa cung cấp, giáo viên hỏi em đã học tập được những đức tính gì ở Bác Hồ. Giáo viên nêu tình huống cho học sinh trả lời: Giả sử sau này em học thành tài và là một cán bộ của một trung tâm bảo trợ cho người bệnh tâm thần em sẽ làm gì? Vì sao? Giáo viên giáo dục cho học sinh về tinh thần trách nhiệm trong công việc và phải tuân thủ đúng pháp luật về phòng chống tham nhũng. Bài 9: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƢỚC. Nội dung giáo dục, lồng ghép câu chuyện Bác Hồ về tham nhũng trong môn giáo dục công dân lớp 12 được tích hợp vào mục 2. phần c sách giáo khoa giáo dục công dân 12: “ Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội ” I. Mục tiêu tích hợp. Về kiến thức: Giúp các em hiểu được để góp phần phát triển xã hội Nhà nước cần tập trung giải quyết các vấn đề như việc làm, xóa đói giảm nghèo, hạn chế sự gia tăng dân số. Về kỹ năng: Biết được một số chủ trương chính sách của Nhà nước về việc xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm... Về thái độ: Tích cực đấu tranh các hành vi vi phạm pháp và thực hiện tốt pháp luật. Cách thực hiện: Nội dung: Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội . Giáo viên đặt câu hỏi: Để thực hiện xóa đói giảm nghèo Nhà nước cần phải làm gì? Học sinh trả lời: Như tăng nguồn vốn xóa đói, giảm nghèo, mở rộng các hình thức trợ giúp người nghèo như cho vay vốn ưu đãi để kinh doanh. Qua phần trả lời của học sinh, giáo viên kết luận với việc làm trên trong xã hội chúng ta hiện tại còn rất nhiều gia đình nghèo khó và được nhận rất nhiều sự hỗ trợ của các cơ quan nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số gia đình không được hỗ trợ hoặc được hỗ trợ nhưng rất ít do có cán bộ đã tham nhũng phần tiền hỗ trợ này. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0