Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10
lượt xem 5
download
Mục đích của đề tài là giúp HS có ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, kỹ năng, cách ứng xử đúng mực, tích cực với các vấn đề môi trường xảy ra. Đồng thời có hành động cụ thể để tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10
- Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ TĨNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THEO HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 \ Năm học: 2018 2019
- Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10 Năm học: 2018 2019 QUY ĐỊNH CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI TT Chữ viết tắt Viết đầy đủ 1 GV Giáo viên 2 HS Học sinh 3 NXB Nhà xuất bản 4 PPDH Phương pháp dạy học 5 THPT Trung học phổ thông 6 MT Môi trường 7 KH KT Khoa học kỹ thuật 8 GDMT Giáo dục môi trường 9 SGK Sách giáo khoa 10 SGV Sách giáo viên 11 TNTN Tài nguyên thiên nhiên Năm học: 2018 2019
- Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10 Năm học: 2018 2019
- Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................1 3. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2 4. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................2 6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................2 7. Giả thuyết khoa học...............................................................................................3 8. Dự báo xu hướng đóng góp mới của đề tài...........................................................3 NỘI DUNG................................................................................................................3 1. Cơ sở khoa học.......................................................................................................3 1.1. Cơ sở lý luận.......................................................................................................3 1.1.1. Khái niệm..........................................................................................................3 1.1.2. Quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực...............................4 1.1.3. Vị trí của kiến thức môi trường.......................................................................4 1.1.4. Tầm quan trọng ................................................................................................5 1.1.5. Các yêu cầu ......................................................................................................5 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................5 2. Phương thức tiến hành để giải quyết vấn đề.......................................................8 2.1.Cách tiếp cận giáo dục môi trường......................................................................8 2.2.Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề...............................................9 2.2.1. Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực HS vào một bài học trong chương trình Địa Lí 10 ..............................................................................9 2.2.2. Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực HS vào một nội dung trong kiến thực Địa Lí .......................................................................................26 3. Hiệu quả mang lại..................................................................................................29 4. Ý nghĩa của sáng kiến.............................................................................................30 Năm học: 2018 2019
- Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................31 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................33 Năm học: 2018 2019
- Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo tinh thần Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo ở Hội nghị Trung ương 8 khóa XI thông qua và khẳng định “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực…” Thời gian qua, chúng ta đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực HS. Đây là bước ngoặt quan trọng, đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ theo hướng quốc tế hóa giáo dục nước nhà, nhằm giáo dục và đào tạo con người mới xây dựng một đất nước phát triển theo hướng hiện đại. Giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay đang đặt ra vấn đề cấp thiết là phải đổi mới mục tiêu, chương trình, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy ở các trường THPT hiện nay, hầu hết GV chỉ chú trọng cung cấp kiến thức lý thuyết, nội dung bài học cho HS, rèn luyện kỹ năng làm bài thi, bài kiểm tra bằng câu hỏi lý thuyết... còn việc tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực HS trong dạy học Địa Lí chưa được cụ thể hóa. Hiện nay, giáo dục môi trường qua trường THPT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai, những người sẽ thực hiện khai thác, sử dụng, cải tạo và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như môi trường. Nếu các em có nhận thức đầy đủ vấn đề môi trường khi ra đời, dù bất cứ lĩnh vực, hoạt động nào đều thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Để đáp ứng yêu cầu đặt ra, cùng với các môn học khác, việc tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực HS qua môn Địa Lí là vấn đề cấp thiết không thể thiếu, nhằm nâng cao nhận thức của HS về vai trò của môi trường. Với lí do trên, tôi đã chọn đề tài về môi trường trong dạy học qua sáng kiến kinh Năm học: 2018 2019 1
- Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10 nghiệm với tên gọi "Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10". Đồng thời, đề tài cũng góp phần phục vụ cho quá trình giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua đề tài "Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10" giúp HS có ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, kỹ năng, cách ứng xử đúng mực, tích cực với các vấn đề môi trường xảy ra. Đồng thời có hành động cụ thể để tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường. Với đề tài này, tôi đã tích hợp kiến thức môi trường vào trong giảng dạy Địa Lí theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức từ thực tiễn của HS nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Nghĩa là hướng đến việc đổi mới thật sự phương pháp dạy học, từ đó rèn luyện HS năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, ... đề tài cũng góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học ở Nhà trường. 3. Phạm vi nghiên cứu Áp dụng cho một số bài, nội dung trong chương trình Địa Lí 10 Sách giáo khoa do Bộ giáo dục phát hành (ban cơ bản). Giới hạn trong quá trình GV xây dựng, vận dụng kiến thức từ thực tế môi trường vào trong một số bài, nội dung chương trình Địa Lí 10. Thời gian thực hiện đề tài: năm học 2016 2017 và năm học 2017 2018. 4. Đối tượng nghiên cứu Giáo dục môi trường là việc làm cần thiết, thường xuyên, liên tục. Bởi giáo dục môi trường sẽ hình thành, phát triển kĩ năng hành động trong môi trường cho HS, từ đó tạo nên lối sống có trách nhiệm, thân thiện với thiên nhiên. Đề tài "Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10" được viết, nghiên cứu thông qua đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng HS khối 10. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Năm học: 2018 2019 2
- Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10 Nghiên cứu chương trình Địa Lí bậc THPT (chương trình Địa Lí lớp 10 ban cơ bản) để phân tích những nội dung có thể tích hợp giáo dục môi trường. Khảo sát tình hình thực tế của GV tại trường trong việc tích hợp khi dạy môn Địa Lí để thu thập chứng cứ nghiên cứu. Trình bày những biện pháp tích hợp giáo dục môi trường trong một số bài dạy môn Địa Lí nhằm nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường của HS. 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phối hợp 3 nhóm phương pháp: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa...các tài liệu lý luận và các văn bản pháp quy. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: tiếp cận kĩ năng sống, tổng kết kinh nghiệm, trò chuyện,... Nhóm phương pháp xử lý thông tin: Sử dụng công thức toán xử lý số liệu … 7. Giả thuyết khoa học Hiện nay, việc tích hợp kiến thức môi trường vào bài học để giảng dạy chưa được GV chú trọng nhiều, hầu hết GV chỉ dạy chay bằng phương pháp thuyết trình, đàm thoại. Vì vậy, nếu GV đề xuất được phương pháp tích hợp giáo dục môi trường vào một số bài trong dạy học Địa Lí theo hướng phát triển năng lực HS một cách hợp lý và có tính khả thi thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Địa Lí trong Nhà trường. 8. Dự báo xu hướng đóng góp mới của đề tài 8.1. Về lí luận Đề tài xây dựng được cơ sở lý luận thực tiễn của việc tích hợp giáo dục môi trường ở một số bài, nội dung trong chương trình Địa Lí 10. Đưa ra được một số nguyên tắc và phương pháp để tích hợp giáo dục môi trường ở một số bài, nội dung vào dạy học Địa Lí 10. 8.2. Về thực tiễn Thiết kế giáo án ở một số bài, nội dung có "tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa Lí lớp 10" ở trường THPT. Năm học: 2018 2019 3
- Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10 Kết quả nghiên cứu đề tài có tính khả thi, sẽ là tài liệu tham khảo cho GV dạy chương trình Địa Lí lớp 10 nói chung. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở khoa học liên quan đến đề tài 1. 1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm năng lực Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014 nêu rõ: “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,…nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định”. Năng lực của HS phổ thông là khả năng làm chủ kiến thức, kỹ năng, thái độ… phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho các em. Đánh giá năng lực không chỉ là việc thực hiện nhiệm vụ hoặc hành động học tập. Nó bao hàm việc đo lường, sử dụng những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập. 1.1.2. Quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là dạy học theo chuẩn và định hướng kết quả/sản phẩm đầu ra kết quả cuối cùng của quá trình dạy học là HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết tình huống trong thực tiến. Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học các môn học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là: Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành, phát triển năng lực tự học, trên cơ sở trau dồi phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào Năm học: 2018 2019 4
- Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10 cũng phải đảm bảo nguyên tắc “HS tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của GV”. Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ngoài lớp… Coi trọng thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Cần sử dụng đủ, hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã quy định, tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học. 1.1.3. Vị trí của kiến thức môi trường trong phân phối chương trình Địa Lí THPT Địa Lí là môn học khoa học thực nghiệm, nhiều nội dung, kiến thức gắn liền với môi trường. Điều này đã có nhiều GV nhận thức sự cần thiết của việc tích hợp giáo dục môi trường vào môn Địa Lí và đã viết nhiều sáng kiến để áp dụng trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên đối với việc "Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10" ở trường THPT chưa được cụ thể hóa. Việc tích hợp giáo dục môi trường thông qua môn Địa Lí lớp 10, trong quá trình giảng dạy nhiều HS đã cho biết sau mỗi giờ học Địa Lí các em hiểu biết, nhận thức sâu sắc và có những hành động đúng đắn hơn về vấn đề môi trường. Hơn nữa với việc tích hợp giáo dục môi trường vào bài học làm cho giờ giảng phong phú, sinh động, giảm bớt sự khô cứng vốn có, giúp HS yêu thích môn Địa Lí. 1.1.4. Tầm quan trọng của việc "Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10" Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội thời gian qua đã làm thay đổi cuộc sống của người dân. Tuy nhiên đã có những bài học đắt giá từ việc phát triển kinh tế làm hủy hoại môi trường; hạn chế phát triển, đe dọa điều kiện sống của con người và nghiêm trọng không kém đó là vấn đề chính trị, an ninh và quốc phòng… Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu chứ không Năm học: 2018 2019 5
- Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10 phải của một riêng ai, tuy nhiên muốn "tự duy toàn cầu" trước hết cần phải "hành động địa phương". 1.1.5. Các yêu cầu của việc tích hợp giáo dục môi trương theo hướng phát huy năng lực HS. Trong quá trình tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực HS, GV phải chú ý những yêu cầu sau: Không làm biến tính đặc trưng môn học, không biến bài học Địa Lí thành bài học về môi trường. Khai thác nội dung giáo dục môi trường phải có chọn lọc, có tính tập trung vào các chương, mục nhất định; tránh tình trạng lan man, tùy tiện. Phát huy cao độ các hoạt động tích cực trong nhận thức và kinh nghiệm thực tiễn mà các em đã có, tận dụng tối đa khả năng để HS tiếp xúc với môi trường. 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí 10. Có thể khẳng định một thực tế rằng, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực HS đối với môn Địa Lí ở THPT hiện nay đang được xem là vấn đề bức thiết. Đa số GV giảng dạy bộ môn Địa Lí trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học đã mạnh dạn thực hiện và bước đầu đạt được những kết quả khả quan, đáng khích lệ. Và thực tế vẫn còn một bộ phận GV chưa “nhập cuộc”, vẫn lên lớp giảng dạy với những phương pháp rất đỗi quen thuộc: chỉ thuyết trình hoặc thuyết trình kết hợp một số rất ít các câu hỏi đàm thoại. Thực tế ấy có thể do GV ngại đổi mới mà cũng có thể là do GV lúng túng chưa biết nên đổi mới phương pháp ra sao. Vấn đề đặt ra là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của HS là thế nào? Vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại ra sao? Phương pháp dạy học truyền thống có nên sử dụng nữa hay không? Về phía phụ huynh, HS vẫn chưa nắm rõ quan điểm giáo dục hiện nay, thái độ hợp tác giáo dục HS chưa rõ ràng, chưa thống nhất với nhà trường. Một số HS chưa tích cực, chủ động học tập, chưa hứng thú trong học tập và chưa nhận thức đúng Năm học: 2018 2019 6
- Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10 tầm quan trọng của bộ môn, luôn nghĩ môn Địa Lí khô khan, trừu tượng, khó học, khó nhớ. Tình trạng HS học bài theo kiểu ngồi “đọc vẹt”, học thuộc lòng còn rất phổ biến, vì vậy sau khi học xong các em không hiểu, không nhớ hết nội dung kiến thức, nếu có nhớ cũng không biết cách để vận dụng kiến thức vào thực tiến. Vì vậy, tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát triển năng lực của HS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Qua điều tra, khảo sát tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giờ học Địa Lí còn thấp của 11 GV thuộc Tổ Sử Địa và 250 học sinh thuộc 3 khối 10, 11, 12 trong trường hiện nay, tôi đã thu được kết quả như sau: Bảng 1: Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giờ học còn thấp từ phía giáo viên Nguyên nhân Số lượng giáo viên tổ Sử Địa (11) Tỷ lệ % A 4 36% B 6 55% C 1 9% D 0 0% Biểu đồ 1: Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giờ học Địa Lí còn thấp từ phía GV Ghi chú: A. Do GV còn ngại đổi mới PPDH. B. Do GV còn lúng túng chưa biết đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực HS. C. Do GV không muốn đổi mới PPDH. D. Do GV không quan tâm đến đổi mới PPDH. Qua bảng số liệu 1 và biểu đồ 1 cho thấy, nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giờ học còn thấp từ phía GV không phải là do GV không quan tâm đến đổi mới PPDH mà chủ yếu là do GV còn lúng túng chưa biết cách đổi mới PPDH theo hướng phát Năm học: 2018 2019 7
- Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10 triển năng lực HS nên hiệu quả giờ học chưa cao (55%), tiếp đến là do GV còn ngại đổi mới PPDH (36%). Ngoài ra, tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng vẫn còn GV trong tổ không muốn đổi mới PPDH (9%). Vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là tất cả GV trong tổ nói riêng cũng như trong trường nói chung phải tích cực, chủ động đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực HS, có như thế, giờ học Địa Lí mới có hiệu quả cao. Bảng 2: Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giờ học còn thấp từ phía học sinh Nguyên nhân Số lượng học sinh (250) Tỷ lệ (%) A 75 30% B 91 37% C 41 16% D 43 17% Biểu đồ 2: Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giờ học Địa Lí thấp từ phía HS trường Ghi chú: A. Do HS chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập bộ môn. B. Do HS chưa hứng thú trong học tập. C. Do HS cảm thấy đây là môn học khó. D. Do HS còn bị ảnh hưởng bởi quan niệm Địa Lí là môn khô cứng. Qua bảng số liệu 2 và biểu đồ 2 cho chúng ta thấy, nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giờ học còn thấp từ phía HS phần lớn do HS chưa hứng thú học tập bộ môn Năm học: 2018 2019 8
- Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10 (37%), HS chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập bộ môn chiếm một tỷ lệ cũng không nhỏ (30%). Ngoài ra, hiện nay vẫn còn một số HS bị ảnh hưởng bởi quan niệm Địa Lí là môn khô cứng (17%) và do lười biếng, không chủ động tìm hiểu kiến thức nên một số HS cảm thấy đây là môn học khó (16%). Từ thực trạng đó, GV dạy Địa Lí cần phải tích cực đổi mới PPDH để tạo hứng thú học tập, giáo dục HS nhận thức được tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức từ thực tiễn vào bài học. 2. Phương thức đã tiến hành để giải quyết vấn đề 2.1. Cách tiếp cận giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực HS Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy rằng, giáo dục môi trường thường được thực hiện theo 3 cách tiếp cận sau đây: Giáo dục về môi trường: Xem môi trường là đối tượng khoa học, người dạy truyền đạt cho người học các kiến thức của bộ môn khoa học về môi trường. Giáo dục trong môi trường: Xem môi trường như một địa bàn, một phương tiện để giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Giáo dục vì môi trường: là nơi truyền đạt kiến thức về bản chất, đặc trưng của môi trường hình thành thái độ, ứng xử, ý thức trách nhiệm, quan niệm giá trị nhân cách, đạo đức đúng đắn về môi trường, cung cấp tri thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết để hành động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Thực tế giáo dục môi trường có hiệu quả nhất khi kết hợp cả 3 cách tiếp cận trên, tức là giáo dục kiến thức về môi trường trong một môi trường cụ thế nhằm hướng đối tượng giáo dục có hành động vì môi trường. Nhận thức được vấn đề trên, nhiều năm công tác tại trường tôi luôn suy nghĩ và tìm cách đưa giáo dục môi trường đến với HS đặc biệt sau khi được tập huấn về phương pháp dạy học tích hợp. Điều đó đã được bản thân tôi hiện thực hóa qua sáng kiến kinh nghiệm với tên gọi "Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10" để ứng dụng thực tế. Giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực HS ở Địa Lí lớp 10 có hai phương thức tích hợp nội dung vào trong bài học: Năm học: 2018 2019 9
- Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10 Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực HS vào một bài học trong chương trình Địa Lí 10. Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực HS vào một nội dung trong kiến thực Địa Lí. Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực HS vào trong dạy học, GV giúp HS có thói quen biết vận dụng kiến thức từ tự nhiên, đời sống vào trong mỗi bài học, nhằm làm cho bài học thêm bổ ích. 2.2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 2.2.1. Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực HS vào một bài học trong chương trình Địa Lí 10 Trong chương trình Địa Lí 10 có 2 bài học đồng thời là kiến thức Địa Lí, đồng thời là kiến thức môi trường, điều đó thuận lợi cho GV khi thực hiện chương trình tích giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực HS trong việc khai thác kiến thức từ thực tế vào mỗi bài học Địa Lí. Để đạt hiểu quả cao trong quá trình tích hợp, GV phải có ý thức làm rõ kiến thức về môi trường, chuẩn bị nội dung, phương pháp để thực hiện ý đồ, tư tưởng của tác giả sách giáo khoa, từ đó HS hiểu và có hành vi, thái độ đúng mực về môi trường xung quanh. Tính chất đặc biệt là ngay trong mục tiêu bài giảng, GV phải đề cập tới kiến thức, nội dung giáo dục môi trường. Muốn vậy, GV phải có kiến thức về môi trường, tài liệu, phương tiện, phương pháp hợp lý và có hiệu quả để thực hiện tốt mục tiêu. Để sáng tỏ vấn đề đặt ra, chúng ta cùng thực hiện giáo án sau: BÀI 41: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I. Mục tiêu bài học Sau bài học, học sinh cần phải 1.Về kiến thức Hiểu và trình bày được các khái niệm: môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Biết phân biệt sự khác nhau trong môi trường sống của con người. Phân tích và giải thích được các chức năng của môi trường Địa Lí Năm học: 2018 2019 10
- Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10 Tích hợp GDMT: Khái niệm môi trường, các loại môi trường, mối quan hệ giữa môi trường và đời sống con người; Tài nguyên và phân loại tài nguyên. 2.Về kĩ năng Phân tích được số liệu, tranh ảnh về các vấn đề môi trường. Biết cách tìm hiểu một vấn đề môi trường ở địa phương. Nhận xét các số liệu, tư liệu về môi trường. Biết đánh giá và rút ra những kết luận cần thiết. Kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá. Kỹ năng thuyết trình một nội dung học tập. Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, cũng như năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong học tập và đời sống. Tích hợp GDMT: Phân tích mối quan hệ giữa con người với môi trường và TNTN, khai thác hợp lí TNTN phục vụ cuộc sống hàng ngày của con người. 3.Về thái độ Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường tốt hơn. Bước đầu hình thành ý thức say mê nghiên cứu khoa học. 4. Năng lực đạt được Năng lực chung: nhận thức với vấn đề bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. Năng lực chuyên biệt: + Giao tiếp: Phản hồi tích cực về những hành vi tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến môi trường. Trình bày những ý tưởng về việc bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. + Tư duy: Phân tích sơ đồ hình ảnh, tìm kiếm và xử lí thông tin. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1.Giáo viên Bài soạn, SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng. Máy tính, máy chiếu Projector, máy in. Phấn, bảng, giáo án, hình ảnh thu thập về môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Năm học: 2018 2019 11
- Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10 Lập trình các trò chơi trên máy tính, giấy A0. Bản kế hoạch phân công, tổ chức nhiệm vụ cho HS. Các tài liệu, thành lập website cung cấp kiến thức. 2.Học sinh SGK, vở ghi,... Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học. Chuẩn bị tài liệu báo cáo theo nhóm. Các ấn phẩm tự thiết kế. III.Tiến trình bài dạy Hoạt động1. Khởi động, giới thiệu nội dung (hoạt động cá nhân) Thời gian 3 phút Bước 1: HS quan sát hình ảnh để trả lời câu hỏi dưới đây. GV sử dụng 10 hình ảnh về môi trường và tài nguyên thiên nhiên, các thảm họa do con người gây ra. Bước 2: GV đặt câu hỏi: Hình ảnh đề cập tới vấn đề gì? Em biết gì về vấn đề này? Bước 3: HS trả lời theo hiểu biết của mình và GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Tìm hiểu về Môi trường 1. Hình thức: Hoạt động cặp đôi Thời gian: 12 phút 2. Cách thức tổ chức hoạt động Bước 1 : GV kích hoạt slide hình ảnh về môi trường và yêu cầu HS cho biết: Khái niệm môi trường, môi trường sống của con người ? Môi trường sống được chia thành mấy loại ? Sự khác nhau cơ bản giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo Bước 2: HS nghiên cứu, trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức. HỘP THÔNG TIN KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 2 1. Khái niệm môi trường Năm học: 2018 2019 12
- Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10 Môi trường xung quanh (hay môi trường địa lí) là không gian bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. 2. Môi trường sống Khái niệm: Môi trường sống của con người là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người có ảnh hưởng đến sự sống phát triển của con người. Phân loại: Năm học: 2018 2019 13
- Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10 Môi tr ường s Môi trườ ng sốống c ng củủa con a con ng ười i ngườ Môi tr Môi trường t ườ ựự ng t Môi tr Môi trường ường Môi tr Môi trường ường nhiên: nhiên: nhân tạạ nhân t o:o: xã hộộ xã h i: i: Phát triển theo Phát triển theo Là k Là kết qu ết quả lao ả lao Con ng Con người là ườ i là quy lu quy luật riêng, ật riêng, độđng c ộng của con ủa con sinh v ật đ sinh v ặc ật đặc không ch không chịu sự ự ịu s ườ ngng ườ ồn t i, ti, t ại ại ồn t ệt, có tác bibiệt, có tác chi ph chi phối c ối của con ủa con và ph và phụ thu ụ thuộc ộc độđng lớn vào ộng lớn vào ườ ngng ii ườ vào con ng vào con ngườ ườii môi tr môi trườ ngng ườ qua ho qua hoạạ t t Thành phần: độ động sảả ng s n n + Môi trường tự nhiên là địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh ấấ xuxu t, giao t, giao vật… + Môi trường xã hội gồm các quan hệ trong sản xuất, sinh hoạti tiếp… ếp… ếp… t, giao ti + Môi trường nhân tạo gồm nhà ở, cầu đường, xí nghiệp… 3. Sự khác nhau giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo + Môi trường tự nhiên không phụ thuộc vào con người và phát triển theo quy luật riêng của nó. + Môi trường nhân tạo tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào con người. * Tích hợp phần tác động của con người vào môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo (Ví dụ: Ngăn dòng chảy sông Ngàn Sâu xây dựng nhà máy thủy điện Ngàn Trươi nhằm phục vụ hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân Hà Tĩnh thì vô tình con người đã phá vỡ quy luật tự nhiên của dòng chảy sông Ngàn Sâu). Hoạt động 3 . Tìm hiểu chức năng, vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã hội loại người 1. Hình thức: Hoạt động cá nhân/nhóm Thời gian: 10 phút Năm học: 2018 2019 14
- Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10 2. Cách thức tổ chức hoạt động Bước 1 : GV trình chiếu hình ảnh về môi trường và yêu cầu HS nhận xét. Bước 2 : HS tìm hiểu, trả lời và nêu ví dụ. Bước 3 : GV trình chiếu slide chuẩn kiến thức và đặt thêm câu hỏi: Môi trường tự nhiên có quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người không? Vì sao môi trường tự nhiên lại không quyết định đến sự phát triển xã hội loài người? (Ví dụ: Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu cho phát triển kinh tế còn 90% là phải nhập khẩu từ nước ngoài, nhưng hiện nay là một trong những quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới. Trong khi Việt Nam là quốc gia "rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu" nhưng...) Hình ảnh nào sau đây thể hiện con người đã làm nâng cao, suy thoái môi trường? Hình ảnh 1. Hình ảnh 2. Hình ảnh 3. Hình ảnh 4. Năm học: 2018 2019 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 40 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 54 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
33 p | 73 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Địa lí 12
34 p | 69 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 117 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp bài toán thực tiễn trong dạy học Toán học
17 p | 126 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình
65 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 74 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy một số bài trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12
10 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 25 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức liên môn trong chuyên đề oxi- ozon – Hóa học 10- ban cơ bản
65 p | 46 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 13 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 17 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 26 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số bài tập thể lực cho học sinh lớp 10 để nâng cao thành tích môn Cầu lông
14 p | 21 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn