Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức liên môn khi dạy bài: Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)
lượt xem 4
download
Việc vận dụng các kiến thức liên môn trong giờ học đòi hỏi giáo viên phải liên tục tìm hiểu, nghiên cứu và trau dồi kiến thức các bộ môn khác một cách sâu rộng và sáng tạo, có như thế mới có thể kết nối và gắn các mảng kiến thức với nhau giúp cho bài học trở nên sinh động, hấp dẫn và bổ ích. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức liên môn khi dạy bài: Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)
- MỤC LỤC MỤC LỤC ...................................................................................................................... 1 Các từ viết tắt trong sáng kiến kinh nghiệm: .............................................................. 2 1. Lời giới thiệu ......................................................................................................... 3 2. Tên sáng kiến: ........................................................................................................... 4 3. Tác giả sáng kiến: ..................................................................................................... 4 4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: .................................................................................... 4 5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: .................................................................. 5 6. Mô tả bản chất của sáng kiến: ................................................................................. 5 7. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không ........................................... 47 8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: .................................................... 47 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến: 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 50 1
- Các từ viết tắt trong sáng kiến kinh nghiệm: Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) Kĩ năng sống (KNS) Sách giáo khoa (SGK) Giáo viên (GV) Học sinh (HS) Trung học phổ thông (THPT) Xã hội chủ nghĩa (XHCN) 2
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Luật Giáo dục (Điều 24.2) yêu cầu: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu trọng tâm của đổi mới giáo dục Trung học phổ thông và nhất thiết phải đổi mới theo hướng “Đặt HS vào hoạt động trung tâm của quá trình dạy học”, giáo viên đóng vai trò tổ chức, định hướng cho HS đọc hiểu, lĩnh hội văn bản văn học. Vì thế, vấn đề đặt ra là phải xác định các phương pháp, để tìm ra hệ thống các hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm văn chương trong nhà trường. Đổi mới phương pháp dạy học Văn được thực hiện qua nhiều khâu, nhiều thao tác. Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của HS phải được thực hiện qua nhiều bước khác nhau trong quy trình dạy học, t rong đó, vai trò của người học vừa là đối tượng vừa là chủ thể của hoạt động học tập. Đặc biệt, với môn Văn, phát huy vai trò chủ thể của HS trong giờ học phải được xem như là một nguyên tắc cơ bản, phải đưa nguyên tắc ấy vào một khâu trong quá trình dạy học, trong giáo án của giáo viên qua từng tiết dạy. Không khí, chất lượng học Văn của HS trước hết phải bắt đầu từ những tiết Đọc văn. Muốn phát huy vai trò chủ thể năng lực cảm thụ văn chương của HS thì GV phải biết khơi gợi, tổ chức, dẫn dắt HS tham gia tích cực, chủ động vào bài học. Chính vì vậy, việc vận dụng kiến thức liên môn vào bài học để gây hứng thú cho học sinh là vô cùng cần thiết. Trong đó, sự kết hợp khéo léo giữa kiến thức Ngữ văn, kiến thức Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, và các bộ môn khác sẽ giúp cho HS thấy được sự phát triển xã hội một cách liên tục thống nhất, khắc phục được tình trạng nắm kiến thức Ngữ văn một cách rời rạc. 3
- Việc dạy học tích hợp liên môn ở Việt Nam hiện nay cũng đã dần được chú trọng, nhiều tài liệu nghiên cứu cũng đã tìm hiểu về đề tài giáo dục này. Tuy nhiên, hầu hết nghiên cứu vẫn còn rất nặng nề tính lý luận, chưa thực sự đào sâu chi tiết việc áp dụng cụ thể nội dung dạy học liên môn như thế nào trong từng môn học, từng bài học. Cũng vì vậy mà việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy các bộ môn còn gặp nhiều khó khăn lúng túng. Vì thế, là một giáo viên môn Văn, tôi cũng mong muốn có thể góp một phần nhỏ vào việc hệ thống, tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học, giữa các kiến thức khoa học xã hội, tự nhiên nhằm bổ sung cho nhau, làm sáng tỏ hơn những kiến thức mà học sinh được học trong một bài học cụ thể nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn và tăng thêm hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Bởi vậy, từ những học hỏi và rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, tôi xin mạnh dạn đưa ra đề tài: Tích hợp kiến thức liên môn khi dạy bài: “Phú sông Bạch Đằng” (Trương Hán Siêu). 2. Tên sáng kiến: Tích hợp kiến thức liên môn khi dạy bài : “Phú sông Bạch Đằng” (Trương Hán Siêu) 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Hoàng Thị Hằng Địa chỉ: Trường THPT Nguyễn Viết Xuân Vĩnh Tường Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0961441686 E_mail: hoangthihang.gvnguyenvietxuan@vinhphuc.edu.vn 4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tích hợp kiến thức liên môn trong một bài học Ngữ văn cụ thể. Trong sáng kiến, tôi tích hợp kiến thức các môn : Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Tin học trong một bài học trong chương trình Ngữ văn lớp 10 là: “Phú sông Bạch Đằng” (Trương Hán Siêu). 5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Sáng kiến được dạy trên đối tượng là học sinh lớp 10A4 Trường THPT Nguyễn Viết Xuân năm học 20182019. 4
- 6. Mô tả bản chất của sáng kiến: * Về nội dung của sáng kiến: Từ năm học 2012 2013, bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Tuy nhiên dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong bài học “Phú sông Bạch Đằng” (Trương Hán Siêu) chưa từng được soạn giảng cụ thể trong bất cứ tài liệu nào. Để thực hiện sáng kiến này, trước hết tôi xin mô tả về các bước thực hiện bài học trong sáng kiến: 1. Khâu chuẩn bị Bước 1: Xây dựng ý tưởng dự án, quyết định chủ đề cho dự án. (Thực hiện vào phần củng cố dặn dò của tiết học trước ) Lựa chọn chủ đề: Tiết đọc văn: Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú Trương Hán Siêu) Để bài học đạt kết quả cao, tôi hướng dẫn HS thực hiện tốt khâu chuẩn bị ở nhà. Trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài trong SGK Ngữ văn 10 tập 2 cơ bản/ trang 7. Tìm kiếm, khai thác thêm những thông tin: Tác giả Trương Hán Siêu, thời đại nhà Trần. Vị trí địa lý của sông Bạch Đằng. Dấu tích còn lại trên sông Bạch Đằng và tiềm năng du lịch trên sông Bạch Đằng ngày nay. Các trận thủy chiến trong lịch sử trên dòng sông Bạch Đằng. Một số bài thơ viết về dòng sông Bạch Đằng. 5
- Một số nhân vật lịch sử được nói tới trong bài học: Trần Minh Tông, Trần Thánh Tông, Trần Quốc Tuấn... Bước 2: Thực hiện dự án và xây dựng sản phẩm (Thực hiện vào thời gian ngoài giờ lên lớp và các giờ sinh hoạt ) Tiến hành thu thập tài liệu, tìm kiếm thông tin (hình ảnh ,văn bản…). Tổng hợp thông tin và hoàn thành sản phẩm của các nhóm. Bước 3. Chuẩn bị báo cáo sản phẩm trước lớp Các nhóm hoàn thành sản phẩm, tập dượt chuẩn bị cho báo cáo sản phẩm trước lớp. GV thu thập, phân loại tài liệu, soạn bài giảng trên giáo án Word và giáo án powerpoint. 2. Cách thức tổ chức và phương pháp dạy học Khi dạy bài “Phú sông Bạch Đằng”, tôi vận dụng quan điểm tích hợp để xây dựng hệ thống câu hỏi và sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để đạt mục tiêu của bài học: thảo luận nhóm, trình bày sản phẩm, đàm thoại, trao đổi, gợi mở, quan sát, cố vấn… 3. Phương pháp kiểm tra đánh giá Sản phẩm các nhóm thực hiện dự án. Khả năng giới thiệu sản phẩm của các nhóm và câu hỏi củng cố cuối bài học. 4. Hoạt động của học sinh HS lựa chọn các bạn có cùng sở thích vào nhóm; cử nhóm trưởng, thảo luận, xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhóm. Học sinh lựa chọn chủ đề, trao đổi theo nhóm, ghi chép nội dung. HS cùng giáo viên chọn lọc những nội dung cần thiết để thực hiện dự án. 6
- Các nhóm trưởng lần lượt báo cáo kế hoạch của nhóm; các nhóm khác nhận xét bổ sung. Các nhóm cùng soạn bài trong sách giáo khoa. Nhiệm cụ thể của từng nhóm: Nhiệm vụ 1 Nhóm 1: Tìm hiểu về vị trí địa lý của sông Bạch Đằng, về những chiến tích trên dòng sông Bạch Đằng. Nhiệm vụ 2 Nhóm 2: Tìm hiểu về dấu tích còn lại trên sông Bạch Đằng và tiềm năng du lịch bên sông Bạch Đằng ngày nay . Nhiệm vụ 3 Nhóm 3: Thông tin về một số nhân vật lịch sử, địa danh nổi tiếng được nhắc tới trong bài. 5. Hoạt động của giáo viên: Lập kế hoạch cho dự án. Giới thiệu bài học, nêu mục tiêu cần đạt trong bài học. GV giới thiệu cho học sinh biết thế nào là dạy tích hợp. Mục đích của dạy học tích hợp. Dạy tích hợp có ưu điểm nổi bật gì so với dạy truyền thống? GV giới thiệu một số phương pháp dạy học tích cực, hướng dẫn các em thực hiện. Cho học sinh lựa chọn nhiệm vụ theo sở thích, hình thành các nhóm HS có cùng sở thích. Phân công nhiệm vụ cho các nhóm (đã nêu ở mục 4). Hướng dẫn các nhóm ghi sổ theo dõi tiến độ thực hiện, phân công nhiệm vụ trong nhóm. Theo dõi, nhận xét và bổ sung những công việc hay nội dung còn thiếu, giúp các em hoàn thành bản kế hoạch. Tư vấn, giúp đỡ các em trong quá trình tìm kiếm tư liệu (nếu các em gặp khó khăn). 7
- Hướng dẫn học sinh một số kỹ năng thực hiện: Kỹ năng xử lý thông tin sau quá trình thu thập thông tin. Kỹ năng làm bài thuyết trình trên powerpoint. Kỹ năng giới thiệu, trình bày sản phẩm…. Theo dõi, giúp đỡ xử lý thông tin, cách trình bày sản phẩm của các nhóm. Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thảo luận và phản hồi. Nhận xét, bổ sung. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài học theo hệ thống câu hỏi trong SGK. Kết luận, cho điểm theo nhóm, tuyên dương các nhóm, cá nhân đã học tập tích cực trong quá trình thực hiện nội dung bài học. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học trên lớp. a. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ GV kiểm tra trong quá trình học. b. Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới Mục tiêu: Tạo ấn tượng ban đầu cho học sinh về nội dung sẽ tìm hiểu trong bài học. Phương pháp: GV đưa một số câu hỏi định hướng HS để dẫn đến bài học mới: Câu 1: Em biết tên những dòng sông nào ở đất nước ta? Em đã được tới thăm dòng sông nào? Câu 2: Trong những dòng sông em kể tên, dòng sông nào là nơi đã diễn ra rất nhiều trận thủy chiến trong lịch sử nước ta? Câu 3: Em đã biết những tác phẩm nào viết về dòng sông Bạch Đằng ? Bài học hôm nay, các em sẽ được tìm hiểu về dòng sông ấy qua tác phẩm “Phú sông Bạch Đằng” của tác giả Trương Hán Siêu. 8
- c. Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung (tác giả, tác phẩm) Mục tiêu: HS nắm những nét cơ bản về tác giả Trương Hán Siêu, về sông Bạch Đằng, về hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, chủ đề của tác phẩm. Phương pháp: HS đọc sách giáo khoa, kết hợp với kiến thức đã chuẩn bị ở nhà, trả lời câu hỏi của GV: về tác giả, về hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, chủ đề của tác phẩm. HS trình bày bài thuyết trình trên Powerpont theo nhiệm vụ đã phân công cho 3 nhóm Tìm hiểu về sông Bạch Đằng (đã nêu ở mục 4) (Tích hợp kiến thức với môn Lịch sử, Địa lí) HS lắng nghe bài thuyết trình của các nhóm, nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, bổ sung, chốt ý cần nắm. d. Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản Mục tiêu: GV định hướng cùng HS tìm hiểu về hình tượng nhân vật khách và cảm xúc của khách trước cảnh sắc sông Bạch Đằng. Hình tượng các bô lão và những chiến tích trên sông Bạch Đằng qua lời kể các Bô Lão. Những suy ngẫm, bình luận về nguyên nhân ta chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Lời ca khẳng định vai trò, đức độ của con người trong lịch sử. (Tích hợp kiến thức với môn Lịch sử, Địa lí) 9
- Phương pháp: Phát vấn đàm thoại, trao đổi gợi mở, diễn giảng, nhận xét, bổ sung. e. Hoạt động 5: GV hướng dẫn HS tổng kết bài học. Mục tiêu: Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của bài phú; liên hệ tới ý thức trách nhiệm của bản thân đối với lịch sử dân tộc, với đất nước. (Tích hợp với môn Giáo dục công dân và Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh). Phương pháp: Phát vấn đàm thoại, trao đổi gợi mở, diễn giảng, nhận xét, bổ sung. f. Hoạt động 6: Luyện tập củng cố. Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhanh. (Tích hợp kiến thức với môn Lịch sử, Địa lí,Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh). Phương pháp: GV phát phiếu học tập theo nhóm, có in câu hỏi trắc nghiệm. HS thảo luận nhanh, trả lời câu hỏi. g. Hoạt động 7: Hướng dẫn về nhà Mục tiêu: Định hướng cho HS những nội dung quan trọng cần học ở nhà và cần tìm hiểu ở bài học hôm sau. (Tích hợp kiến thức với môn Mĩ thuật: yêu cầu học sinh về nhà vẽ bản đồ tư duy tổng kết nội dung quan trọng của bài học). Phương pháp: Thuyết trình, phát phiếu học tập phần câu hỏi định hướng cho bài học hôm sau. 3. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập Đánh giá kết quả học tập của học sinh, tôi thực hiện theo những nội dung cụ thể của bảng sau: *BẢNG 1: PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH HỌC THEO DỰ ÁN Tên người/nhóm trình bày: Tổng điểm: .............../ 100 Nội dung trình bày: Tiêu chí (điểm) Trên mức đạt Đạt Chưa đạt Ghi (10 điểm) (6 điểm) (3 điểm) chú 1 Chủ đề 2 Dữ liệu và nội dung 10
- 3 Trình bày 4 Tính sáng tạo 5 Tư duy tích cực 6 Làm việc nhóm 7 Ấn tượng chung 8 Tổng điểm Các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận: Nếu học sinh trả lời đúng 80100% số câu hỏi trắc nghiệm và tự luận: hiểu bài mức độ tốt. Nếu học sinh trả lời đúng 5070% số câu hỏi trắc nghiệm và tự luận: hiểu bài mức độ khá. Nếu học sinh trả lời dưới 50% số câu hỏi trắc nghiệm và tự luận: chưa hiểu bài. *BẢNG 2: PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ Tổng số học sinh: 40 em. Trước khi thực hiện dự án Mức độ Nội dung Khó khăn Bình thường Thích. yêu cầu Việc thu thập tài liệu về tác giả, tác phẩm. 18 HS 13 HS 9 HS Mức độ Ngại Muốn trình bày. Thích được trình Nội dung trình bày bày yêu cầu Việc trình bày một vấn đề trước tập thể lớp. 25 HS 13 HS 2 HS Sau khi thực hiện dự án Mức độ Nội dung Khó khăn Bình thường Thích. yêu cầu Việc thu thập tài liệu về 5 HS 20 HS 15 HS tác giả, tác phẩm. Không Có thể thực Muốn học văn theo có máy hiện được , hướng tích hợp liên tính, thời không khó khăn. môn , thích tìm tài gian ít. liệu. Tăng hiểu biết. 11
- Rèn luyện được nhiều kĩ năng bổ ích. Mức độ Nội dung Ngại Muốn trình Thích được trình yêu cầu trình bày bày. bày Việc trình bày một vấn 7 HS 24HS 9 HS đề trước tập thể lớp. Khả Muốn thể hiện Rất thích. năng nói khả năng nói, (Rèn luyện được kém, nhút trình bày trước nhiều kĩ năng, đặc nhát, hay tập thể. biệt là kĩ năng giao xấu hổ. tiếp. Được điểm cao) Mức độ Không Bình thường Rất hiệu quả Nội dung thích yêu cầu Học theo dự án như vậy 0 HS 15HS 25 HS có hiệu quả không? Phải làm việc Hiệu quả: nhiều trước khi + Có được vốn kiến đến lớp, cần có thức phong phú. nhiều thời gian + Chủ động, tự tin. hơn. + Rèn được nhiều kĩ năng hữu ích. + Được điểm cao. Như vậy, sau khi thực hiện dạy học bài “Phú sông Bạch Đằng” (Trương Hán Siêu) theo hướng tích hợp liên môn, học sinh không chỉ có đựơc kiến thức về bộ môn mà còn được bổ sung thêm những kiến thức lịch sử, địa lí, tin học, giáo dục công dân, thực tế đời sống xã hội. Các em không còn gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin về tác giả, tác phẩm. Đặc biệt có hứng thú hơn với bộ môn và rèn luyện được nhiều kĩ năng bổ ích. Do đó, kết quả học tập của học sinh được cải thiện rõ rệt. * Sản phẩm của học sinh Sản phẩm của học sinh là bài thuyết trình trên powerpoint, trên bản word , những số liệu, hình ảnh học sinh thu thập được liên quan đến bài học. Sau đây là phần giáo án tích hợp liên môn minh họa khi dạy bài: 12
- “Phú sông Bạch Đằng” (Trương Hán Siêu) 1. Ổn định lớp: Lớp Ngày dạy Sĩ số 10A4 18/1/2019 V0 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học. 3. Các hoạt động dạy học: Vào bài mới: GV đưa một số câu hỏi định hướng HS: Câu 1: Em biết tên những dòng sông nào ở đất nước ta? Em đã được tới thăm dòng sông nào? Câu 2: Trong những dòng sông em kể tên, dòng sông nào là nơi đã diễn ra rất nhiều trận thủy chiến trong lịch sử nước ta? Câu 3: Em đã biết những tác phẩm nào viết về dòng sông Bạch Đằng? Bài học hôm nay, các em sẽ được tìm hiểu về dòng sông ấy qua tác phẩm “Phú sông Bạch Đằng” của tác giả Trương Hán Siêu. Hoạt động của Nội dung cần đạt Nội dung tích hợp GV và HS Hoạt động 1: I. Tìm hiểu chung *Tích hợp kiến thức lịch sử: GV hướng dẫn 1. Tác giả (? 1354) Trương Hán Siêu từng giữ học sinh tìm Quê quán: Trương chức Hàn lâm học sĩ, làm môn hiểu phần Hán Siêu quê ở Ninh khách của Trần Hưng Đạo, chung. Bình . từng làm quan dưới bốn triều CH (Câu hỏi): nhà Trần, có công lớn trong hai Học sinh (HS) lần đánh giặc Nguyên Mông. Ông chính là người đề xuất kế đọc tiểu dẫn sách “ thanh dã” vườn không trong SGK kết nhà trống – lấy không đánh có, hợp với hiểu lấy nhu thắng cương, lấy ít biết lịch sử, giới đánh nhiều và được Trần Hưng thiệu những nét Đạo chấp nhận cho áp dụng. chính về tác giả Bởi vậy khi đại quân Nguyên Trương Hán mông tràn vào với khí thế hung Siêu ? hãn lại chỉ gặp những vùng đất HS trình bày: Trương Hán Siêu hoang vắng không có người ở. (Tích hợp với Con ng ườ i: có tài năng Chúng không chém giết cướp môn lịch sử) đ ứ c độ , bả n lĩnh và bóc được nên chán nản tạo điều phẩm hạnh hơn người. kiện cho quân đội nhà Trần GV nhận xét, Ông là người có tính củng cố lực lượng để phản bổ sung, chốt nội tình cương trực học vấn công giành thắng lợi cuối cùng. 13
- dung cần nắm. uyên thâm. Vào thế kỉ XIII, trong vòng 30 Sự nghiệp: năm, Đại Việt đã ba lần bị quân +Là môn khách của Mông Nguyên xâm lược Trần Hưng Đạo, từng (1258, 1285, 1287 1288). Nhà làm quan dưới bốn triều Trần đã lãnh đạo nhân dân ta đã nhà Trần, có công lớn giành chiến thắng oanh liệt trong hai lần đánh giặc trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. quân Mông Nguyên hung tàn, +Khi mất, ông được vua tiêu biểu là chiến thắng: tặng tước Thái Bảo và Chương Dương, Hàm Tử được thờ ở Văn Miếu (1285), chiến thắng Bạch Đằng (Hà Nội). (1288). Để làm nên những + Tác phẩm còn 4 bài chiến công ấy, có sự góp sức thơ và 3 bài văn. rất lớn của Trương Hán Siêu. GV chia lớp làm Chính tác giả cùng tác phẩm 2 nhóm giới > Đánh giá: là một nho của mình đã làm nên âm vang thiệu về sông sĩ tiêu biểu nhất ở giai hào khí Đông A – Hào khí của Bạch Đằng.(HS đoạn thời thịnh thời đại nhà Trần. đã chuẩn bị sẵn Trần( nửa đầu thế kỉ nội dung ở nhà) XIV) Nhóm 1: Giới thiệu về vị trí địa lý của sông Bạch Đằng? Các chiến tích trên sông Bạch Đằng? Nhóm 2: Giới thiệu về dấu tích còn lại trên sông Bạch Đằng và tiềm năng du lịch của sông Bạch Đằng ngày nay? Thời gian trình bày cho mỗi nhóm là 35 phút. Đại diện từng nhóm lên trình bày. Các nhóm 14
- khác lắng nghe, *Tích hợp kiến thức địa lí: nhận xét, bổ Sông Bạch Đằng, còn gọi là sung. Bạch Đằng Giang (chữ Hán) , GV nhận xét, 2. Khái quát về sông hiệu là sông Vân Cừ. bổ sung, chốt nội Bạch Đằng. Trong Dư địa chí, Nguyễn Trãi dung cần nắm. từng mô tả: “Sông Vân Cừ (tức Nhóm 1: Giới * Vị trí địa lý: sông Bạch Đằng) rộng 2 dặm thiệu về vị trí địa linh 69 trượng, sâu 5 thước, núi lý của sông Bạch non cao vót, nước suối giao lưu, Đằng. Các chiến sóng tung lên tận trời, cây cối tích trên sông lấp bờ, thật là nơi hiểm yếu”. Bạch Đằng. Tên Vân Cừ được giải thích là * Vị trí địa lý bởi khi nước triều lên có gió sông Bạch bắc thổi, hoặc nước triều Đằng xuống có gió nam thổi, dòng sông cuộn lên những con sóng lớn bạc đầu như mây trắng Bản đồ vị trí sông Bạch (Vân Cừ). Ngoài ra, sông Bạch Đằng Đằng còn có tên gọi khác là sông Rừng, ngày nay vẫn còn tên bến Rừng, phà Rừng trên đường sang Hải Phòng. Người Quảng Yên trước đây từng lưu truyền câu “Con ơi, nhớ lấy lời cha/ Gió nồm, nước rặc chớ qua sông Rừng” để nói lên sự hiểm yếu của sông là vậy. Bạch Đằng là một con sông chảy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), cách vịnh Hạ Long, cửa Lục khoảng 40 km. Nó nằm trong hệ thống *Chiến tích trên sông sông Thái Bình. Bạch Đằng: Sông Bạch Đằng là con đường *Chiến tích trên Sông Bạch Đằng nổi thủy tốt nhất để đi vào Hà Nội sông Bạch Đằng: tiếng với 3 chiến công (Thăng Long ngày xưa) từ miền của dân tộc ta: nam Trung Quốc, từ cửa sông +Thế kỉ X , năm 938 Nam Triệu các chiến thuyền đi vào sông Kinh Thầy, sông 15
- Ngô Quyền đã đánh tan Đuống và cuối cùng là sông quân Nam Hán giết Lưu Hồng đoạn chảy qua Hà Nội. Hoằng Thao. *Tích hợp kiến thức lịch sử: Thế kỉ X Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân ta thời đó gọi là Tĩnh Hải quân do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. +Kết quả, quân dân ta giành thắng lợi, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền. Ngô Quyền đã đánh tan +Sau chiến thắng vang dội này, quân Nam Hán vị danh tướng Ngô Quyền lên +Năm 981, Lê Hoàn ngôi vua, tái lập đất nước. Ông chiến thắng quân Tống được xem là một vị "vua của xâm lược lập nên nhà các vua" trong lịch sử Việt tiền Lê. Nam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông. Chưa đến 50 năm sau, Chiến tranh TốngViệt năm 981 là một cuộc chiến tranh giữa Đại Tống thời Tống Thái Tông và Đại Cồ Việt thời Lê Đại Hành (Lê Hoàn ) diễn ra từ tháng 1 Lê Hoàn chiến thắng đến tháng 4 năm 981 trên lãnh quân Tống thổ Đại Cồ Việt. Kết quả, quân + Năm 1288 , Trần và dân Đại Cồ Việt đã đánh bại Hưng Đạo đánh tan quân đội Đại Tống. Sau cuộc giặc Nguyên – Mông chiến này, năm 986, hoàng đế bắt sống Ô Mã Nhi. Đại Tống chấp nhận nhà Tiền Lê và ban chế phong cho Lê Đại Hành. Thế kỉ XIII, Trận Bạch Đằng năm 1288 là một trận đánh quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống Nguyên 16
- Mông trong lịch sử Việt Nam. +Đây là chiến thắng vẻ vang của quân Đại Việt do Trần Hưng Đạo cùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông chỉ huy trước quân xâm lược Nguyên Mông. +Đại thắng trên sông Bạch Trần Hưng Đạo đánh Đằng được xem là trận thủy tan giặc Nguyên – Mông chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, và là thắng lợi tiêu biểu nhất của Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược NguyênMông. *Tích hợp với môn lịch sử, địa lí: +Hiện nay, còn nhiều dấu tích trên sông Bạch Đằng. Đó là Nhóm 2: Giới những Bãi cọc Bạch Đằng . thiệu về sông +Bãi cọc Bạch Đằng là các bãi * Sông Bạch Đằng ngày cọc trên sông Bạch Đằng được Bạch Đằng ngày nay nay. sử dụng làm trận địa chống Dấu tích còn lại trên giặc ngoại xâm của dân tộc HS trình bày: sông Bạch Đằng: * Sông Bạch Việt, do Ngô Quyền khởi +Hiện nay, còn nhiều Đằng ngày nay xướng vào năm 938 trong trận dấu tích trên sông Bạch (Tích hợp với đại phá quân Nam Hán. Nay có Đằng. Đó là những Bãi môn lịch sử, địa hai bãi cọc được phát hiện: Một cọc Bạch Đằng . lí) bãi cọc nằm trong một đầm Dấu tích còn nước thuộc Yên Giang, thị xã lại trên sông Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh. Bạch Đằng Một bãi cọc phát hiện năm 2005 tại cánh đồng Vạn Muối (thuộc thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh), với hàng chục cây cọc trên một khu vực rộng 100 m, dài 300 m. Theo các nhà khoa Tiềm năng du Bãi cọc Bạch Đằng học, người xưa đã dùng loại lịch của thị xã cọc đường kính 7 – 10 cm, to nhất là 20 – 22 cm, có cọc dài 17
- Quảng Yên nơi trên 2 m được cắm theo nhiều sông Bạch Đằng thế rất hiểm, thường xiên 45° chảy qua. theo một hướng. Tiềm năng du lịch của thị xã Quảng Yên nơi sông Bạch Đằng chảy qua. Bạch Đằng ngày nay + Du lịch về nơi tâm linh, tín có tiềm năng du lịch rất ngưỡng: Quảng Yên có 10 điểm lớn. di tích thuộc Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng: bãi cọc Yên Giang, Đồng Vạn Muối, Đồng Má Ngựa, đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, bến Đò Rừng, đình Yên Giang. Đền thờ Trần Hưng Đạo + Du lịch ẩm thực: Quảng Yên có nhiều loài hải sản biển ngon như Ngán, Hà cồn, Hà sú, tôm, cua, cá của vùng cửa sông nước lợ, nên có thể phát triển văn hóa ẩm thực độc đáo phục vụ khách du lịch. + Du lịch nghỉ dưỡng: Quảng Yên có hậu tốt nhất vùng ven biển, trong tương lai có thể phát triển các khu nghỉ dưỡng chất lượng cao. + Tour du lịch văn hoá tham quan thị xã Quảng Yên: Điểm mở đầu của tour du lịch này, du 18
- khách sẽ được tham quan làng nghề truyền thống đan ngư cụ Hưng Học ở phường Nam Hoà. CH (Câu hỏi): Giới thiệu về Khách du lịch tìm hiểu nghề hoàn cảnh sáng đan lờ truyền thống. Đi thuyền trên sông ngắm tác bài phú ? phong cảnh đồng quê. HS trả lời dựa vào SGK kết hợp phương pháp kích não, nhớ lại kiến thức lịch sử. Các hs khác lắng nghe, giáo viên nhận xét, chốt ý Các cô thôn nữ chèo đò đưa cần nắm. khách tham quan Điểm kết thúc của tuyến tham quan này sẽ đưa du khách tới ngôi làng Phong Cốc để tìm hiểu về phong tục tập quán sinh hoạt văn hoá của người dân địa phương, xem biểu diễn văn nghệ truyền thống và thưởng thức những sản vật ẩm thực đặc trưng. *Tích hợp với kiến thức lịch sử Bài phú được tác giả viết khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông thắng lợi. Đây là thời hậu Trần suy yếu. 19
- Các vua đời hậu Trần mải mê với chiến thắng của cha ông chỉ lo ăn chơi hưởng lạc mà quên đi trách nhiệm chấn hưng đất nước. Người mở đầu cho sự suy vi của nhà Trần là Vua Dụ Tông. Đây là ông vua ham chơi 3. Tác phẩm bời, mê đàn hát, thường sai các a.Hoàn cảnh sáng tác vương hầu và công chúa bày bài phú tiệc đóng trò hát tuồng cho vui, Viết khoảng 50 năm ai diễn hay thì được thưởng. sau cuộc kháng chiến Vua chiêu tập các nhà giàu vào chống giặc Nguyên – cung đánh bạc cùng vua. Ông Mông thắng lợi. cũng nghiện rượu và thích rủ các quan cùng uống thi, ai uống thắng được ông thăng chức. Trần Dụ Tông còn sai phu xây cất nhiều cung điện, đào hồ ở vườn trong hậu cung, trong hồ xây đá làm núi, trồng nhiều cây cỏ lạ và nuôi chim thú quý; sau đó ông lại sai làm hồ con, lệnh cho dân ra biển chở nước mặn GV: Tác phẩm đổ vào hồ và thả cá biển, đồi viết theo thể mồi vào nuôi. Vua thích chơi loại gì. Bài phú bời và không nghe lời các trung được chia bố thần, các quý tộc cũng hưởng cục thành mấy ứng theo vua khiến triều đình phần, nội dung càng rối nát. từng phần? Do bỏ bê nông nghiệp nên GV gọi HS đọc trong nước xảy ra mất mùa văn bản, HS phân nhiều năm. Bị sưu cao thuế chia bố cục và nặng, dân trong nước oán thán, xác định nội dung nổi lên làm loạn. Mặc dù các từng phần. cuộc nổi dậy bị dẹp nhưng nhân tài vật lực trong nước bị hao tổn, kho tàng trống rỗng. Trong một dịp du ngoạn trên sông Bạch Đằng, Trương Hán Siêu nhớ về lịch sử hào hào của 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 57 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
33 p | 74 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Địa lí 12
34 p | 69 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp bài toán thực tiễn trong dạy học Toán học
17 p | 129 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình
65 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 76 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 28 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy một số bài trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12
10 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 33 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức liên môn trong chuyên đề oxi- ozon – Hóa học 10- ban cơ bản
65 p | 47 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh lớp 10 – Chương trình thí điểm
17 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 20 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức liên môn trong bài dạy Tình yêu và thù hận
30 p | 43 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn