Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức liên môn và tư tưởng đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giảng dạy phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên của đề tài là tìm hiểu việc vận dụng kiến thức các môn học như Địa lý, Văn học, Âm nhạc, Giáo dục quốc phòng, công dân, Tin học..vào giảng dạy một bài học cụ thể trong chương trình môn Lịch sử. Để từ đó biết được ý thức, thái độ và sự hiểu biết của học sinh đối với những sự kiện lịch sử của dân tộc, từ đó giúp các em có cách nhìn nhận đánh giá chân thực khách quan với lịch sử dân tộc. Đồng thời hình thành nhân cách cho học sinh biết tôn trọng, giữ gìn và phát huy những trang sử hào hùng của dân tộc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức liên môn và tư tưởng đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giảng dạy phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954
- MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG Phần I - Đặt vấn đề 1 Lí do chọn đề tài 3 2 Mục đích nghiên cứu 5 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5 4 Phƣơng pháp nghiên cứu 6 5 Tính mới của đề tài 6 Phần II - Nội dung I Cơ sở lí luận của đề tài 7 1 Cơ sở lí luận về tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh 7 2 Cơ sở lí luận về dạy học tích hợp liên môn 2.1 Khái niệm dạy học tích hợp liên môn 2.2 Ƣu điểm của việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn 8 II Cơ sở thực tiễn của đề tài 8 1 Thực trạng của vấn đề 8 2 Thực trạng của học sinh 9 III Tích hợp kiến thức liên môn và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào dạy 10 học phần Lich sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954 1 Xác định bài giảng có thể tích hợp và lựa chọn nội dung tích 10 hợp phù hợp với bài giảng và khả năng nhận thức của học sinh. 2 Tích hợp kiến thức liên môn và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào 13 giảng dạy phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 3 Tích hợp tƣ tƣởng Hồ Chí Minh qua các bài giảng lịch sử. 23 IV Thực nghiệm 32 1
- 1 Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm 32 2 Tiến hành thực nghiệm. 32 3 Đánh giá kết quả thực nghiệm 33 4 Những kết quả đạt đƣợc sau khi tích hợp kiến thức liên môn và 34 tƣ tƣởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giảng dạy. Phần III - Kết luận 1 Ý nghĩa thực tiễn của việc tích hợp kiến thức liên môn và tƣ 37 tƣởng đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh vào dạy học phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954. 2 Một số vấn đề cần lƣu ý khi tổ chức giờ dạy. 38 3 Những kiến nghị và đề xuất. 38 Phụ lục minh chứng các hoạt động dạy và học 1 Giới thiệu một số giáo án tích hợp kiến thức liên môn và tƣ 39 tƣởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giảng dạy 2 Một số hình ảnh về các hoạt động dạy và học: 54 Tài liệu tham khảo 2
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, là truyền thống dân tộc và tinh hoa đạo đức nhân loại, có tác dụng và ý nghĩa trong ngày nay và mãi mãi sau này. Đảng ta xác định: “Tƣ tƣởng của Ngƣời đã và đang soi sáng cho nhân dân ta giành thắng lợi, trở thành những giá trị bền vững của dân tộc Việt Nam và lan tỏa ra thế giới”. Tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gƣơng đạo đức của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một ngƣời cộng sản, nhƣng đồng thời cũng là tấm gƣơng đạo đức của một con ngƣời rất đỗi bình dị mà trong mỗi chúng ta ai cũng có thể học tập để trở thành một ngƣời công dân tốt. Cố Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng đã nói: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, chói mà không rợp, mới gặp lần đầu đã thấy thân quen. Ngƣời ra đi, nhƣng Ngƣời đã để lại muôn vàn tình yêu thƣơng cho cả dân tộc Việt Nam, muôn vàn bài học về đạo đức cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau. Những bài học đạo đức cách mạng của Ngƣời đều đƣợc bắt nguồn từ văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, đƣợc kế thừa từ những tinh hoa của chủ nghĩa Mác - Lê Nin - đạo đức của ngƣời cộng sản chân chính. Vì vậy, đạo đức tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là một phần giá trị rất quan trọng trong nền văn hóa Việt Nam. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, trƣớc những âm mƣu, thủ đoạn trong việc thực hiện chiến lƣợc “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, những luận điệu xuyên tạc bóp méo sự thật của kẻ thù về Bác Hồ, về Đảng cộng sản Việt Nam, phá hoại chủ trƣơng, đƣơng lối chính sách pháp luật của nhà nƣớc. Trong thời gian qua, khi giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trƣờng phổ thông, các thầy cô giáo đã có sự liên hệ từng sự kiện, hiện tƣợng, biến cố Lịch sử gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp học sinh hiểu rõ hơn thì giờ đây trên cơ sở sự liên hệ đó chúng ta khắc họa sâu hơn cho học sinh. Nhận thức đƣợc ý nghĩa và tầm quan trọng ấy, Bộ chính trị (khóa X) đã ban hành chỉ thị số 06-CT/TƢ, ngày 07/11/2006 về tổ chức cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” ra đời và chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/05/2011 của Bộ chính trị (khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh đã dấy lên một phong trào sâu rộng, lan tỏa đến mọi nơi, mọi tầng lớp trong toàn xã hội. Đặc biệt, khi chỉ thị số 05- CT/TW ngày 15/05/2016 của Bộ chính trị đƣợc tuyên truyền rộng rãi thì phong trào thi đua học tập và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức Hồ Chí Minh ngày càng trở nên mạnh mẽ và có kết quả sâu rộng. Hƣởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”, các cuộc thi viết về Bác, hát về Bác, kể chuyện về Bác đƣợc sự hƣởng ứng đông đảo của các tầng lớp nhân dân, nhƣng nay Đảng xác định cần đƣa tƣ tƣởng đó vào thực tế trong cuộc sống để giáo dục thế hệ trẻ. Vì vậy, nhiệm vụ này đƣợc đặt lên vai nghành giáo dục, đặc biệt là môn Lịch sử. Bên cạnh đó, cùng với việc đổi mới nội dung, đổi mới phƣơng pháp dạy học đã trở thành một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lƣợng giáo dục . Đây là một vấn đề 3
- lớn, thu hút sự quan tâm của ngƣời giáo viên nói riêng và của toàn xã hội nói chung.Vì vậy,việc tích hợp liên môn trong giảng dạy là một trong những phƣơng pháp dạy học mới nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. Bộ môn Lịch sử trong trƣờng phổ thông không chỉ trang bị cho các em học sinh vốn kiến thức lịch sử của dân tộc và tìm hiểu lịch sử thế giới mà còn góp phần to lớn trong xây dựng niềm tin, lòng tự tôn dân tộc, giáo dục truyền thống, chủ nghĩa yêu nƣớc, hình thành nhân cách bản lĩnh con ngƣời Việt. Vì vậy, muốn làm sống dậy quá khứ một cách sinh động đòi hỏi giáo viên cần phải đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm phát huy năng lực ngƣời học. Đối với môn Lịch sử, một thực trạng đang đƣợc đặt ra là nội dung các bài giảng trong sách giáo khoa rất dài, nội dung bài khô khan, nhiều sự kiện nên trong quá trình giảng dạy giáo viên chƣa tạo đƣợc hứng thú cho học sinh. Học sinh hiểu một cách rời rạc, nông cạn về kiến thức lịch sử, không nắm đƣợc mối liên hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội,về kiến thức liên môn… Dạy học liên môn trong lịch sử là hình thức liên kết những kiến thức giao thoa môn Lịch Sử với môn Ngữ văn, Địa lý, Âm nhạc, Giáo dục công dân..Vì vậy, một trong những phƣơng pháp giảng dạy bộ môn Lịch sử đạt kết quả cao đó là vận dụng kiến thức liên môn trong quá trình giảng dạy.Việc vận dụng này bƣớc đầu đã mang kết quả tốt hơn, các giờ học môn Lịch sử trở nên sinh động hơn với những ca khúc âm nhạc, những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện văn học, những bài thơ, và cả những bài học về đạo đức, về giá trị của cuộc sống…thông qua đó nhằm giúp các em cảm thụ bài học một cách nhẹ nhàng hơn. Các vấn đề lý thuyết trong bài học môn Lịch sử đƣợc cụ thể hóa sinh động, trực quan với những bản đồ, biểu đồ, với những bức tranh sinh động hoặc qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh…Qua đó, học sinh đã tiếp cận các kiến thức lịch sử ở nhiều khía cạnh, nhiều giác quan và các lĩnh vực khác nhau. Điều này đã thúc đẩy các em học tập tích cực hơn, có nhận thức rõ ràng để từ đó có thái độ đúng đắn, hành vi phù hợp với cuộc sống hàng ngày. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn lịch sử tại trƣờng, nơi đây đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nhƣng ngƣời dân sống rất chất phác thật thà.Tại đây, ngƣời dân luôn quan niệm môn Lịch sử là môn học phụ không cần thiết, vì vậy ngƣời dân không quan tâm, chú trọng. Còn đối với các em học sinh sự hứng thú đối với môn học gần nhƣ không có, các kỉ năng sống còn rất nhiều hạn chế. Chính vì thế, để nâng cao chất lƣợng dạy học đối với môn Lịch sử bậc Trung học phổ thông, trong suốt quá trình dạy học tôi luôn tìm tòi và đổi mới phƣơng pháp nhằm giúp các em yêu thích môn học hơn và qua một số bài học nhằm lồng ghép đạo đức tƣ tƣởng đạo đức tƣ tƣởng của chủ tịch Hồ Chí Minh để nhằm giáo dục nhân cách cho học sinh, đồng thời phát động đƣợc phong trào học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức của Bác trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống hàng ngày. Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài “Tích hợp kiến thức liên môn và tƣ tƣởng đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giảng dạy phần lịch sử Việt 4
- Nam giai đoạn 1945 - 1954” để làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2019- 2020 của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Khi thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi hƣớng đến những mục đích, nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu việc vận dụng kiến thức các môn học nhƣ Địa lý, Văn học, Âm nhạc, Giáo dục quốc phòng, công dân, Tin học..vào giảng dạy một bài học cụ thể trong chƣơng trình môn Lịch sử. Để từ đó biết đƣợc ý thức, thái độ và sự hiểu biết của học sinh đối với những sự kiện lịch sử của dân tộc, từ đó giúp các em có cách nhìn nhận đánh giá chân thực khách quan với lịch sử dân tộc. Đồng thời hình thành nhân cách cho học sinh biết tôn trọng, giữ gìn và phát huy những trang sử hào hùng của dân tộc. - Từ đó giáo dục cho học sinh tấm gƣơng đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Suốt cả cuộc đời mình, Ngƣời đã luôn đặt lợi ích của dân tộc của nhân dân lên trên hết, đƣa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đặc biệt trong con ngƣời Bác luôn đầy ắp tình yêu thƣơng đối với dân tộc ta, từ cụ già cho đến em nhỏ, từ ngƣời lính, anh chị em dân công và kể cả tù binh của Pháp với một tình cảm rất đỗi yêu thƣơng, bình dị, ngọt ngào. - Thông qua bài học, ngoài việc giúp học sinh nắm đƣợc nội dung chính của Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954, tôi còn muốn hƣớng học sinh tới việc vận dụng những phẩm chất đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh với những hình ảnh chân thực, bình dị đó đi vào cuộc sống, biết cách sống giản dị, tiết kiệm, biết yêu thƣơng bạn bè và những ngƣời xung quanh, biết sống vị tha bao dung nhằm xây dựng nhân cách của ngƣời học sinh trong nhà trƣờng và ngoài xã hội. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là học sinh lớp 12 Trƣờng THPT nơi tôi dạy, ngoài ra còn có sự tham gia của 1 số học sinh ở một số trƣờng trên địa bàn phụ cận Huyện. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hiệu quả thiết thực từ việc tích hợp kiến thức liên môn và tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy một 1 số bài cụ thể (Bài 17: Nƣớc Việt Nam dâ chủ cọng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trƣớc ngày 19/12/1946 ( Tiết 1) và Bài 18: Bƣớc phát triển mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc 1946-1950 ( Tiết 3): Chiến dịch biên giới thu đông 1950, lịch sử lớp 12, mỗi tiết học thực hiện trong vòng 45 phút tại lớp học) tại trƣờng tôi. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu các tài liệu liên quan làm cơ sở lí thuyết cho đề tài: Lý luận dạy học lịch sử, các tài liệu dạy học chủ đề, các tài liệu dạy học liên môn, tăng cƣờng các hoạt động trải nghiệm. 5
- - Nghiên cứu chƣơng trình SGK lớp 12, các tƣ liệu lịch sử Việt Nam liên quan , các môn học nhƣ Văn học, Địa lý, Âm nhạc, Quốc phòng.., các tài liệu khoa học nhƣ báo chí, tranh ảnh, Intemet..có liên quan đến đề tài.. - Phƣơng pháp so sánh, đối chứng, liên hệ thực tế: nhằm khảo sát tình hình, kết quả sau khi tổ chức dạy học qua phiếu câu hỏi giành cho học sinh khối 12. - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp các tƣ liệu 5. Tính mới của đề tài Tổ chức đƣợc tiết học tích hợp các môn Địa lý, Ngữ văn, Âm nhạc, Giáo dục công dân giúp học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức, kĩ năng của nhiều lĩnh vực chuyên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong học tập và đời sống, qua đó giúp học sinh phát triển đƣợc những phẩm chất và năng lực mà chƣơng trình giáo dục THPT đang hƣớng tới. Việc dạy học tích hợp kiến thức liên môn còn giúp tránh đƣợc sự trùng lặp kiến thức nếu dạy ở nhiều môn học, nhờ đó phù hợp với thời gian học của học sinh trong trƣờng THPT, góp phần giảm tải so với chƣơng trình hiện hành. Về việc lồng ghép tƣ tƣởng đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh mặc dù đã đƣợc thực hiện ở nhiều bài trong chƣơng trình, nhƣng ở bài giai đoạn 1945-1954 lại rất đặc biệt. Ở giai đoạn này đã tổng hòa đƣợc hầu hết các cốt cách của con ngƣời Bác thông qua những hình ảnh chân thực trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời đã toát lên đƣợc cốt cách của một vị lãnh tụ thiên tài trong việc dùng ngƣời, trong đối sách đối với kẻ thù và đƣa ra đƣợc những quyết định vô cùng sáng suốt. Từ đó, giúp học sinh có cách nhìn nhận con Ngƣời Bác một cách toàn diện, biết học tập và vận dụng nó vào cuộc sống. Đề tài nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn dạy học, nó có tính khả thi không chỉ đối với bản thân tôi và nhóm giáo viên môn Lịch sử của trƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn mà trên thực tế còn đƣợc nhân rộng ra các trƣờng trên địa bàn của Huyện. 6
- PHẦN II: NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận 1. Tấm gƣơng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh Trong lịch sử đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc ta cũng nhƣ trong sinh hoạt đời thƣờng đã hình thành nên những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp. Trong hàng loạt các nét văn hóa truyền thống ấy cha ông ta luôn coi trọng việc giữ gìn và phát huy các giá trị chuẩn mực đạo đức tốt đẹp là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, bởi đó là những nét đẹp của con ngƣời Việt Nam ta về tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, tinh thần đoàn kết thủy chung, hiếu học, sự cần cù.. Không chỉ trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ tổ quốc thì dân tộc ta mới quan tâm và phát huy những truyền thống cao đẹp ấy, mà hôm nay trong công cuộc xây dựng xã hội mới, Đảng ta vẫn luôn chăm lo và phát huy truyền thống ấy. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc tiến mạnh trên con đƣờng XHCN, hội nhập quốc tế thì nghành giáo dục phải đảm bảo thực hiện mục tiêu đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có năng lực, có trí thức, đƣợc giáo dục theo quan điểm CN Mác- Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, trong đó giáo dục đạo đức là khâu quan trọng nhất. Nội dung sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12 có nhiều sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về cuộc đời hoạt động cách mạng của Ngƣời. Tuy nhiên, qua nội dung bài học, phần lớn các em tiếp thu kiến thức nặng về cảm tính, thậm chí một bộ phận học sinh không chịu tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, sự tiếp thu, lĩnh hội kiến thức còn mang tính đối phó, nên tác động về tƣ tƣơng Hồ Chí Minh đến suy nghĩ và hành động của các em chƣa mạnh mẽ, chƣa có hiệu quả cao. Là giáo viên Lịch sử qua nhiều năm kinh nghiệm, tôi nhận thấy rằng việc lồng ghép giáo dục đạo đức tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong các bài giảng là vô cùng cần thiết nằm nâng cao tƣ tƣởng đạo đức cách mạng cho học sinh. Tuy nhiên, việc lồng ghép đòi hỏi giáo viên cần có sự uyển chuyển, linh động trong cách tích hợp theo từng đối tƣợng học sinh, biến cái “ cao siêu” trong suy nghĩ của các em thành những cái “ thật gần”, để các em dễ dàng tiếp nhận. Từ đó, việc tích hợp đạo đức tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong bài dạy thật sự có giá trị, góp phần hình thành nhân cách, lối sống, lối sinh hoạt theo đúng pháp luật, nội quy của nhà trƣờng nhằm hạn chế vấn đề học sinh vi phạm trong trƣờng học cũng nhƣ ngoài xã hội. 2. Dạy học tích hợp liên môn - Khái niệm dạy học tích hợp liên môn Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. “ Tích hợp là nói đến phƣơng pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học, còn “liên môn” là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học “ 7
- tích hợp” thì chắc chắn phải dạy kiến thức và ngƣợc lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy học liên môn thì phải bằng cách và hƣớng tới mục tiêu tích hợp. Ở mức độ thấp thì dạy học mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan đến quá trình dạy học một môn học nhƣ: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục lối sống; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới biển đảo; giáo dục sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trƣờng an toàn giao thông; mức độ tích hợp cao hơn là xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh tổng hợp đƣợc các kiến thức đó một cách hợp lý để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Chủ đề tích hợp liên môn là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tƣợng, quá trình trong tự nhiên hay xã hội. Ví dụ, kiến thức Sinh học, Hóa học trong chế tạo thuốc; kiến thức Lịch sử, Địa lý trong chủ quyền biển đảo; kiến thức Ngữ văn, Giáo dục công dân trong giáo dục đạo đức, lối sống.. - Ưu điểm của việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn Đối với học sinh, học tích hợp liên môn có tính thực tiễn, nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ƣu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học chủ đề tích hợp liên môn, học sinh đƣợc tăng cƣờng vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc; Đối với giáo viên, sẽ gặp khó khăn trong thời gian đầu vì một lúc phải tìm hiểu rất nhiều môn học ở những lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng đó sẽ dần đƣợc khắc phục bởi trong các giờ lên lớp, với mỗi tiết học giáo viên cũng thƣờng xuyên phải lồng ghép những kiến thức của các môn học học vào bài dạy của minh nên việc tiếp cận những kiến thức liên môn đó không quá khó khăn. Bên cạnh đó, với việc đổi mới giáo dục nhƣ hiện nay học sinh là chủ thể của hoạt động nhận thức, giáo viên chỉ là ngƣời định hƣớng , tổ chức, đánh giá về những hoạt động của học sinh trong các giờ lên lớp cũng nhƣ các hoạt động trải nghiệm. Nhƣ vậy, dạy học liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy học các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dƣỡng nâng cao kiến thức và kỉ năng sƣ phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. II. Cơ sở thực tiễn 1. Thực trạng của vấn đề Môn Lịch sử ở trƣờng phổ thông có tác dụng to lớn đối với thế hệ trẻ về lịch sử dân tộc, truyền thống dân tộc, hình thành nên thế giới quan khoa học..Song do đặc thù của bộ môn Lịch sử, do một số giáo viên còn chƣa thực sự hiểu sâu về phƣơng pháp dạy học và kiến thức còn phụ thuộc vào sách giáo khoa, tức là chƣa làm chủ đƣợc kiến thức dẫn đến giờ học khô khan, nhàm chán 8
- và nặng nề. Tình trạng này đã làm mất đi tính hấp dẫn của môn học. Hơn nữa, tƣ tƣởng coi môn Lịch sử là “môn không quan trọng”, học sinh “học gì thi đấy” nên nhiều học sinh quay lƣng với môn Lịch sử. Đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực trong độc lập nhận thức của học sinh hiện nay đang là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu. Lịch sử là một môn học chứa đựng một lƣờng kiến thức lớn, bao gồm lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc từ thời tiền sử cho đến ngày hôm nay. Nó gắn liền với các sự kiện, các nhân vật lịch sử, các địa danh nên học sinh rất khó ghi nhớ trong quá trình học. Việc nắm bắt các kiến thức lịch sử một cách có hệ thống là một vấn đề hết sức khó khăn. Vì vậy, chất lƣợng môn học còn rất thấp, đặc biệt là qua các kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Lịch sử luôn xếp ở vị trí sau cùng. Nguyên nhân của thực trạng đó đang là mối trăn trở của nhiều giáo viên môn Lịch sử đang trực tiếp giảng dạy. Vì vậy, phƣơng pháp dạy học để nâng cao hiệu quả bài học, tăng thêm tính hấp dẫn đối với học sinh đƣợc nhiều giáo viên đặc biệt quan tâm. Nhiều phƣơng pháp dạy học đổi mới đã đƣợc thử nghiệm và góp phần mang lại hiệu quả trong bài học nhƣ phƣơng pháp nêu và giải quyết tình huống, đàm thoại, sử dụng các đồ dùng trực quan, tổ chức hoạt động ngoại khóa…Tuy nhiên, đổi mới phƣơng pháp dạy học bằng cách vận dụng kiến thức tích hợp liên môn trong môn lịch sử thì đang còn là phƣơng pháp còn nhiều mới mẻ, chƣa thực sự phổ biến. Đặc biệt từ việc tích lũy kiến thức liên môn đó để lồng ghép nói về tấm gƣơng đạo đức hồ Chí Minh trong một bài học thì thực sự đang là phƣơng pháp mới mẻ đối với cả giáo viên và học sinh. Sở dĩ nhƣ vậy là do đây là phƣơng pháp dạy học đạt hiệu quả kiến thức môn lịch sử cao nhƣng khó thực hiện đối với giáo viên, nhất là giáo viên công tác ở những vùng xa xôi, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Xuất phát từ yêu cầu của nguyên tắc vận dụng kiến thức liên môn là khá cao: ngƣời giáo viên vừa phải vững vàng kiến thức chuyên môn, vừa phải có kiến thức uyên thâm, vững chắc cùng với kỹ năng dạy học các môn học có liên quan đến môn Lịch sử nhƣ Địa lý, Ngữ văn, Âm nhạc, Giáo dục công dân…Vì vậy mà phƣơng pháp dạy học môn Lịch sử phải đạt đến sự nhuần nhuyễn kiến thức các môn học liên quan khác. Nếu chỉ nhận thức dạy môn Lịch sử chỉ đơn thuần là cung cấp những số liệu về nguyên nhân, diễn biến, kết quả,ý nghĩa các trận đánh hay các địa danh, các nhân vật lịch sử thì bài dạy sẽ rất khô khan, nhàm chán và vô hình chung bài giảng sẽ trở thành liệt kê kiến thức đã có sẵn trong sách giáo khoa và ngƣời giáo viên sẽ khó chuyển thành những bài giảng sinh động, lôi cuốn học sinh và liên kết nhiều kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội khác. Việc vận dụng kiến thức từ các môn học khác vào giảng dạy môn Lịch sử sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bài học và phát huy tính tích cực trong độc lập nhận thức của học sinh. 2. Thực trạng học sinh Tại trƣờng THPT nơi tôi dạy, trƣớc năm 2019- khi chƣa vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy một số bài cụ thể, sự tiếp thu bài học của học sinh rất khô khan, học sinh thiếu chủ động trong giờ học, chƣa phát huy đƣợc sự hứng thú, tích cực chủ động trong học sinh, vì vậy hiệu quả giờ học không cao. 9
- Riêng bài 17 “Nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trƣớc ngày 19/12/1946” (Tiết 1) và Bài 18 “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1946-1950” (Tiết 3) (Lịch sử 12) trong năm học 2017-2018 và 2018 - 2019 khi giáo viên chƣa sử dụng phƣơng pháp vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy, vì thế sau khi HS học xong chƣơng trình ôn Lịch sử lớp 12, tôi đã yêu cầu HS trả lời một số nội dung đã học để nhằm củng cố kiến thức, kết quả tổng hợp nhƣ sau: Kết quả kiểm tra học sinh Hiểu bài, nắm Hiểu sơ sài, Năm học Lớp Sĩ số vững kiến thức kiến thức chƣa Chƣa hiểu bài đầy đủ Số Số Số lƣợng Tỉ lệ lƣợng Tỉ lệ lƣợng Tỉ lệ hs hs hs % % % 2017 12A1 40 13 32,5% 20 50% 7 17,5% 2018 12A3 39 11 28,2% 22 56,4% 6 15,4% 12C6 40 12 30% 20 50% 8 20% 2018 12C3 39 9 23% 26 66,7% 4 10,3% 2019 12C5 41 11 26,8% 26 63,4% 4 9,8% 12C6 40 12 30% 25 62,5% 3 7,5% Tổng 239 68 28,4 139 23,2 32 5,3 Nhìn vào kết quả khảo sát trên cho thấy học sinh hiểu bài, nắm vững kiến thức bài học còn hạn chế (28,4%), phần lớn mới chỉ nhận thức sơ sài, thậm chí số học sinh chƣa hiểu bài, thái độ học tập thụ động cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ. Xuất phát từ những lí do và thực trạng trên, trong thời gian qua tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và thử áp dụng phƣơng pháp dạy học vận dụng kiến thức liên môn và tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh vào trong một số bài học và đã thu đƣợc một số kết quả khả quan. Đối với bài 17: “Nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trƣớc ngày 19/12/1946”, trong tiết 1. Với mục tiêu là nhằm giúp học sinh hiểu đƣợc những khó khăn mà nhân dân ta phải đƣơng đầu sau ngày cách mạng tháng Tám thành công. Qua bài học, giúp các em thấy đƣợc khả năng lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng và đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh để đƣa đất nƣớc vƣợt qua khó khăn, thử thách. Từ đó hình thành cho các em tinh thần tƣơng thân, tƣơng ái, tinh thần vƣợt khó để vƣơn lên trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống hàng ngày. Đối với bài 18 “ Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc 1946-1950, mục III- Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1950”. Với mục tiêu là giúp HS nắm đƣợc bƣớc phát 10
- triển mới của cuộc kháng chiến, từ chỗ đánh bại hoàn toàn kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp trong chiến dịch Việt Bắc năm 1947, quân dân ta đã giành đƣợc thế chủ động trên chiến trƣờng chính Bắc Bộ. Điều đặc biệt là trong chiến dịch này có sự tham gia chỉ huy chiến dịch của chủ tịch Hồ Chí Minh- đây cũng là chiến dịch duy nhất Bác trực tiếp ra trận.Trong chiến dịch này, ngoài sự chỉ huy sáng tạo đầy mƣu lƣợc của Đảng và đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, sự quyết tâm chiến đấu của toàn dân tộc, HS còn cảm nhận đƣợc một vị lãnh tụ kính yêu với những hình ảnh rất chân thực, bình dị, một tấm lòng nhân ái bao dung, tình thƣơng yêu chiến sĩ đồng bào vô bờ bến..Từ đó, giáo dục các em kĩ năng biết xử lí tình huống, biết yêu thƣơng chia sẻ, sống nhân ái và nhƣờng nhịn mọi ngƣời, biết học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong xu thế hiện nay, việc giáo dục đạo đức lối sống cho HS thực sự cần thiết hơn bao giờ hết. Để đạt đƣợc mục tiêu của bài học cần sử dụng linh hoạt các phƣơng pháp dạy học trong đó phƣơng pháp tích hợp kiến thức các bộ môn và liên hệ tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng nhằm làm rõ các nội dung mà bài học đề cập đến. III. Tích hợp kiến thức liên môn và tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh vào dạy học phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954 1. Xác định bài giảng có thể tích hợp và lựa chọn nội dung tích hợp phù hợp với bài giảng và khả năng nhận thức của học sinh Để xác định đúng các bài giảng có thể tích hợp kiến thức liên môn và tích hợp tƣ tƣởng Hồ Chí Minh phù hợp với bài giảng, phù hợp với nhận thức của học sinh, yêu cầu GV phải căn cứ vào Chƣơng trình giáo dục môn học của Bộ GD-ĐT, phân phối chƣơng trình của Sở GD- ĐT, nội dung Sách giáo khoa, yêu cầu về chuẩn kiến thức kỉ năng của từng bài học. Nắm vững và hiểu biết sâu sắc các chuyên đề về tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đã đƣợc học tập và bồi dƣỡng. Hiểu biết về kiến thức các môn học có thể vận dụng vào bài học cho phù hợp. Để tiến hành tích hợp kiến thức liên môn và tích hợp tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh GV thực hiện các bƣớc sau: - Bƣớc 1: Xác định rõ kiến thức liên môn cần đƣa vào bài học là những môn học nào, cần đƣa vào những nội dung gì, tích hợp ở phần nào của bài. Riêng tƣ tƣởng của chủ tịch Hồ Chí Minh đƣợc thể hiện trong những hoạt động nào của Ngƣời. Từ đó sƣu tầm tài liệu, tranh ảnh, các bài hát, các tác phẩm văn học, bản đồ, các bài viết, hình ảnh về Ngƣời, các bộ phim tƣ liệu.. viết về Ngƣời liên quan đến nội dung tích hợp. - Tiến hành soạn bài, chú ý xác định rõ các chuẩn kiến thức kỹ năng, mục tiêu của bài dạy. Xác định rõ nội dung tích hợp vào các đơn vị kiến thức cụ thể. Xác định rõ phƣơng pháp tích hợp và các tƣ liệu liên quan phục vụ cho bài dạy. Cần chú ý phần chuẩn bị tƣ liệu có cả của học sinh và giáo viên. Nội dung và các phƣơng pháp tích hợp vào các đơn vị kiến thức cụ thể trong chƣơng III (SGK Lịch sử 12 – Ban cơ bản) nhƣ sau: 11
- Bài Nội dung tích hợp Phƣơng thức tích hợp Bài 17: Âm nhạc: Tổ chức cho HS hát kết hợp phát Nƣớc Việt Tích hợp ca khúc “ Đoàn vệ vấn (Phần khởi động bài học) Nam dân quốc quân” chủ cộng hòa từ sau Văn học: - HS sƣu tầm trình bày sản ngày phẩm, GV nhận xét (Mục I: Tình Tích hợp 1 số bài thơ 2/9/1945 hình nƣớc ta sau Cách mạng - Ngọn quốc kì (Xuân Diệu) tháng Tám năm 1945) đến trƣớc ngày - Hồ Chí Minh (Tế Hanh) 19/12/1946 - Nhiệt liệt hoan nghênh tổng tuyển cử lần đầu (Tố Hữu) Tƣ tƣởng đạo đức của Hồ Chí Minh: + Về giáo dục tinh thần yêu - Lồng ghép trong bài giảng của nƣớc, vì nƣớc vì dân, vƣợt qua GV(Mục II: Bƣớc đầu xây dựng mọi khó khăn, thử thách để đạt chính quyền cách mạng, giải mục đích cách mạng. quyết khó khăn về nạn đói, nạn + Về đạo đức cách mạng cần , dốt và khó khăn về tài chính) kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ. - GV cho HS xem vi deo, sử + Về tình yêu thƣơng con dụng bài tập tình huống, tổ chức ngƣời, lòng nhân ái bao dung. cho HS giải quyết tình huống. - HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi - Lồng ghép trong bài giảng của GV( Mục II: Bƣớc đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính. 2. Giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính) Bài 18: Địa Lý: - Gv sử dụng lƣợc đồ trống, yêu Những - Khai thác vị trí Việt Bắc. cầu HS thảo luận ( Mục III: năm đầu Chiến dịch Việt Bắc thu – đông của cuộc -Tầm quan trọng của đƣờng số năm 1947 và việc đẩy mạnh kháng 4, vị trí Đông Khê kháng chiến toàn dân, toàn diện. chiến toàn 1.Chiến dịch Việt Bắc thu – quốc 12
- chống thực đông năm 1947) dân Pháp ( -Trong mục IV: Hoàn cảnh lịch 1946- sử mới và chiến dịch Biên giới 1950) thu – đông năm 1950 2. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 cho HS đóng vai “ phóng viên chiến trƣờng” ; GV phát vấn. Âm nhạc: - Cho HS tập bài hát “ Trƣờng ca Ca khúc “ Trƣờng ca sông Lô” sông Lô”, khai thác bài hát GV phát vấn (Mục III: Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 và việc đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện. 1.Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947) Giáo dục công dân: - HS sƣu tầm 1 số truyện kế, GV + Chuyện kể về anh hùng La cho HS thi kể chuyện, cử BGK Văn Cầu. chấm điểm ( sử dụng trong hoạt động tìm tòi và mở rộng) + Các câu chuyện kể về Bác. Tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí + Trích dẫn lời kêu gọi “ Toàn Minh quốc kháng chiến” của Chủ tịch + Về cần, kiệm, liêm, chính, chí Hồ Chí Minh. HS tìm hiểu nội công vô tƣ. dung, trả lời câu hỏi ( Mục I. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ + Về quốc phòng toàn dân, xây 2.Đƣờng lối kháng chiến chống dựng lực lƣợng vũ trang nhân Pháp của Đảng) dân + Về tình yêu thƣơng con ngƣời, lòng nhân ái bao dung - HS đóng vai “Bác đi chiến dịch” (chiếu video). Sau khi HS xem xong, Gv đặt câu hỏi giúp các em thấy đƣợc tấm gƣơng đạo đức của Ngƣời. - Cho HS thi kể chuyện về Bác Hồ 13
- (tiến hành trong các tiết tự chọn hoặc hoạt động ngoại khóa) Bài 19: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về sức - GV cho HS nghiên cứu “Báo Bƣớc phát mạnh nhân dân, của khối đoàn cáo chính trị của chủ tịch Hồ Chí triển mới kết dân tộc Minh” tại Đại hội lần thứ II của cuộc (2/1951)-> nêu câu hỏi phát vấn kháng để HS hiểu đƣợc nội dung, ý chiến toàn nghĩa của nó( Mục II: Đại hội quốc đại biểu toàn quốc lần thứ II của chống thực Đảng ( 2/1951) dân Pháp ( 1951- 1953) Bài 20: Địa lý: - Gho HS tranh biện về việc lựa Cuộc Vị trí chiến lƣợc của Điện Biên chọn vị trí Điện biên phủ Mục kháng Phủ. II: Cuộc tiến công chiến lƣợc chiến toàn Đông – Xuân 1953-1954 và quốc chiến dịch Điện Biên Phủ năm chống thực 1954. dân Pháp 2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên kết thúc Phủ ( 1954) ( 1953- 1954). Âm nhạc: Ca khúc “ Hò Kéo - Gv chuẩn bị ô chữ, nêu câu hỏi Pháo” gợi mở để giúp HS tìm tên bài hát và khai thác nội dung ( Mục II: Cuộc tiến công chiến lƣợc Đông – Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. 2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ ( 1954) Văn học: Các sáng tác viết về - HS sƣu tẩm 1 số bài thơ tiêu ngƣời lính. biểu trong kháng chiến chống + Đồng chí (Chính Hữu) Pháp (1945-1954) viết về ngƣời lính, Gv tổ chức cho HS trò chơi + Đất nƣớc (Nguyễn Đình Thi) “ Đối mặt” + Tây Tiến (Quang Dũng) + Tống Biệt Hành (Thâm Tâm) + Hoan hô chiến sĩ Điện Biên 14
- (Tố Hữu)… Giáo dục công dân: Tìm hiểu về anh hùng Tô Vĩnh Diện. - GV cho HS xem bức tranh “ Một cỗ pháo chèn lên một chiến sĩ ”, GV nêu câu hỏi nhận thức (sử dụng trong phần đầu mục 2: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954 ) Tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí - HS viết bài thuyết trình Minh về sức mạnh nhân dân, (khoảng 200 từ) về sức mạnh của của khối đoàn kết dân tộc nhân dân, của khối đoàn kết dân tộc trong kháng chiến chống Pháp( Mục IV.Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1945 – 1954) ( sử dụng trong hoạt động tìm tòi và mở rộng). 2. Tích hợp kiến thức liên môn và tƣ tƣởng đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giảng dạy phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 2.1. Môn Địa Lý - Để giúp học sinh hiểu hơn về căn cứ địa Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp( 1945-1954), khi dạy bài 18 mục III.1: Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947, GV tổ chức cho HS tìm hiểu những nét chính về căn cứ địa Việt Bắc . - Nội dung tích hợp: Việt Bắc là căn cứ địa cách mạng ra đời sớm nhất và lớn nhất trong thời kì chuẩn bị cách mạng tháng Tám năm 1945, trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) và can thiệp Mĩ (1954-1975). Quá trình củng cố, phát triển của căn cứ địa Việt Bắc gắn liền với hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ƣơng Đảng và Chính phủ. Công việc lựa chọn Việt Bắc làm an toàn khu (ATK) để quay lại hoạt động cách mạng đã đƣợc Hồ Chí Minh suy nghĩ và chuẩn bị từ trƣớc. Trong điều kiện so sánh lực lƣợng giữa ta với địch hết sức chênh lệch, chúng ta không thể đem toàn lực dốc vào một vài trận để phân thắng bại mà phải tổ chức kháng chiến lâu dài. Việt Bắc là một vùng rừng núi hiểm trở gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, trong đó các huyện Sơn Dƣơng, Định Hóa, Đại Từ, Chợ Đồn, Chợ Rã đã đƣợc chọn làm ATK. Việt Bắc có đủ các điều kiện thuận lợi về địa lý, lịch sử, kinh tế, nhân dân để xây dựng căn cứ địa cách mạng. Với chỉ đạo nhanh chóng rút lực lƣợng lên ATK của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cho đến đầu tháng 4/1947, việc di chuyển các cơ quan Đảng và Chính phủ 15
- lên Việt Bắc đã hoàn thành. Ngoài ra khoảng 40.000 tấn máy móc, thiết bị, nguyên liệu cũng đã dùng để xây dựng đƣợc 57 cơ sở sản xuất quân giới phục vụ kháng chiến. Ta cũng đã di chuyển đƣợc các máy in báo, tiền, cơ sở vật chất của bệnh viện, trƣờng học, đài phát thanh lên chiến khu an toàn. - Về phƣơng tiện: GV chuẩn bị lƣợc đồ trống về chiến dịch Việt Bắc năm 1947 (PHỤ LỤC 8) - Phƣơng pháp: Khi mở đầu mục 1: Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947, GV treo bản đồ trống (PHỤ LỤC 9) lên bảng, yêu cầu HS xác định vị trí quan trọng và các mũi tấn công sau đó dán lên bản đồ, sau đó GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận: Theo em, vì sao Đảng ta lại tiếp tục chọn căn cứ địa Việt Bắc làm nơi đóng quân? Sau khi HS trả lời, GV kết luận: Việt Bắc là căn cứ địa của cả nƣớc đƣợc Đảng ta chủ trƣơng xây dựng từ 1941- 1945 bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Điều kiện cơ bản để ta tiến hành kháng chiến lâu dài là phải bảo toàn và phát triển lực lƣợng, đồng thời xây dựng căn cứ địa vững chắc, không chỉ thuận lợi về địa hình mà phong trào và cơ sở quần chúng phải mạnh. Nhân dân các dân tộc Việt Bắc có lòng yêu nƣớc nồng nàn, đoàn kết, cần cù. Trƣớc cách mạng tháng Tám đã nghe theo lời kêu gọi của Đảng, của Bác Hồ. Trong các lí do để lựa chọn Việt Bắc làm căn cứ, có lẽ lí do quan trọng nhất chính là sự ủng hộ của lòng dân Việt Bắc. Theo Bác, sống giữa đồng bào tức là đƣợc bảo vệ an toàn nhất. - Mục tiêu: nhằm giúp HS thấy đƣợc tầm quan trọng của Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lƣợc (1945-1954) và lí giải đƣợc mục đích của Đảng ta khi lựa chọn căn cứ địa Việt Bắc. Khi dạy bài 18: Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950; Mục IV: Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. + Nội dung: học sinh hiểu đƣợc tầm quan trọng của đƣờng số 4, đặc biệt vị trí Đông Khê. + Phƣơng tiện: Lƣợc đồ “ Chiến dịch Biên giới năm 1950”(PHỤ LỤC 10) + Phƣơng pháp: GV chiếu lƣợc đồ “Chiến dịch biên giới thu đông năm 1950”, yêu cầu Hs quan sát cách bố trí quân của Pháp trong kế hoạch Rơve (đƣờng số 4, hành lang Đông- Tây). Sau đó nêu câu hỏi để HS trả lời: Theo em, trong kế hoạch Rove, Pháp lại tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4? GV chốt 1 số ý chính: + Vùng biên giới Việt- Trung có tầm chiến lƣợc quan trọng, có đƣờng huyết mạch số 4 trải dài trên 300 km, chạy qua 3 tỉnh biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, qua căn cứ địa Việt Bắc. + Từ sau chiến dịch Việt Bắc- thu đông năm 1947, thực dân Pháp tập trung xây dựng hệ thống đồn binh trên đƣờng số 4, với mƣu đồ “cắm mũi dao sâu” vào giữa căn cứ địa Việt Bắc, đánh phá hậu phƣơng kháng chiến của nhân dân ta đối ngăn chặn sự chi viện từ các nƣớc xã hội chủ nghĩa, cô lập cuộc kháng chiến của 16
- ta với quốc tế, ngăn cản sự liên lạc giữa Việt Bắc với Liên khu III và Liên khu IV. - Tiếp đó, khi dạy mục IV.2: Chiến dịch Biên giói thu – đông năm 1950, GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Vấn đề thảo luận: Vị trí mở màn chiến dịch Biên giới? GV yêu cầu các nhóm HS quan sát vị trí các cứ điểm trên đƣờng số 4, thảo luận để chọn vị trí mở màn chiến dịch Biên giới. Các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác tranh biện về sự lựa chọn của các nhóm. + GV kết luận, lí giải nguyên nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ƣơng Đảng lại quyết định chọn Đông Khê làm điểm mở màn chiến dịch. + GV gợi ý: Đông Khê là một cụm cứ điểm của địch nhƣng không to, rộng và cứng nhƣ Cao Bằng. Địa hình bao quanh là rừng rậm, núi cao, giúp ta dẫn quân tiến nhận trận địa dễ hơn, đƣợc xem là cái “yết hầu” đảm bảo cho Cao Bằng. Đánh vào Đông Khê buộc địch phải cứu viện, sẽ tạo thời cơ cho ta tiêu diệt bọn cứu viện, tạo thời cơ ta tiêu diệt bọn viện binh. Đánh địch lúc đang vận động ngoài công sự dễ hơn. Bác đã chỉ rõ: Ta đánh vào Đông Khê tức là đánh vào nơi địch tƣơng đối yếu . Nhƣng đây là vị trí rất quan trọng của địch trên chiến tuyến Cao Bằng- Lạng Sơn. Mất Đông Khê buộc địch cho quân đi ứng cứu ta có điều kiện tiêu diệt chúng trong vận động. + Tác dụng: Từ chỗ nắm bắt đƣợc tầm quan trọng của căn cứ địa Việt Bắc và vị trí Đông Khê trong chiến dịch nhằm giúp các em thấy đƣợc sự lãnh đạo tài tình của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, đã biết nắm bắt đƣợc địa hình địa vật để có những quyết định sáng suốt, kịp thời đƣa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi. Khi dạy bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc ( 1953-1954) Mục I: Âm mƣu mới của Pháp- Mĩ ở Đông Dƣơng: Kế hoạch Na va Mục II: Cuộc tiến công chiến lƣợc Đông – Xuân 1953- 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Nội dung tích hợp: Tìm hiểu vị trí chiến lƣợc của Điện Biên Phủ- Tây Bắc. Đối với Pháp, địa danh này là một vị trí chiến lƣợc quan trọng chẳng những đối với chiến trƣờng Đông Dƣơng, mà còn đối với khu vực Đông Nam Á, và là một bàn xoay có thể xoay đi bốn phía Việt Nam, Lào, Mianma, Trung Quốc, là chìa khóa để bảo vệ Thƣợng Lào. Đƣợc sự giúp đỡ của Mĩ, thực dân Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dƣơng, thành trung tâm của kế hoạch Na va. Về phía ta, sau khi nhận định và đánh giá âm mƣu, thủ đoạn mới của địch, cuối tháng 9/1953, tai khu ATK (An toàn khu) Định Hóa, Thái Nguyên, Bộ 17
- Chính trị đã vạch ra những khó khăn mới của địch, vạch ra phƣơng châm tác chiến của ta. - Phƣơng pháp tích hợp: + Bƣớc 1: Sau khi dạy xong mục 1 : Cuộc tiến công chiến lƣợc Đông – Xuân 1953-1954, GV tổ sử dụng lƣợc đồ trống, tổ chức cho học sinh dán lên lƣợc đồ trống những vị trí tập trung của Pháp sau chiến cuộc Đông xuân 1953-1954. + Bƣớc 2: Thảo luận nhóm: GVchia lớp thành 4 nhóm, nội dung thảo luận: Trong 5 điểm tập trung quân của địch, Na va chọn vị trí nào để quyết chiến với quân đội Việt Nam? Vì sao? Các nhóm thảo luận, ghi địa điểm và lí do chọn vị trí vào bảng nhóm. Sau khi HS báo cáo, GV tổ chức cho các nhóm tranh biện về vị trí các nhóm đã chọn. GV sử dụng bản đồ, tranh ảnh về vị trí của Điện Biên Phủ nhấn mạnh nguyên nhân Na va chọn Điện Biên Phủ. 2.2. Môn Âm Nhạc Để giúp học sinh hiểu rõ hơn về tác dụng của âm nhạc trong cuộc kháng chiến chống Pháp, GV hƣớng tới để HS hiểu đƣợc: Trong máu lửa, trong đau thƣơng của cuộc kháng chiến chống Pháp, âm nhạc vẫn cất lên những ngọn lửa thôi thúc tinh thần chiến đấu quật cƣờng. Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trở thành nguồn sáng tác bất tận của các nhạc sĩ. Một thời máu và hoa, một thời âm nhạc và chiến tranh có mối quan hệ mật thiết, đó là mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau “Tiếng hát át tiếng bom”. Hơi thở, hình ảnh của những ngƣời lính chống pháp đã làm nên chất thép trong những ca khúc cách mạng giai đoạn 1945-1954. Ngƣợc lại, những bài hát, khi thì sục sôi tinh thần quyết chiến, khi lại thủ thỉ, nhẹ nhàng nhƣ những bản tình ca về Đảng, về Tổ Quốc đã tiếp thêm sức mạnh để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân vƣợt qua nghìn trùng khó khăn để đến bến bờ chiến thắng. Hàng loạt các tác phẩm ra đời trong bối cảnh thiếu thốn bộn bề, lƣu truyền bằng con đƣờng chép tay và truyền miệng từ đơn vị này đến đơn vị khác nay đã trở thành những ca khúc bất hủ vƣợt thời gian. - Bài 17: Nƣớc Việt Nam Dân Chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trƣớc ngày 19/12/1946 Phần khởi động: + Nội dung tích hợp: Bài hát “Đoàn vệ quốc quân” đƣợc sáng tác trong thời kì nƣớc nhà đã giành đƣợc độc lập sau hơn 1 thế kỷ là thuộc địa của Pháp và là khi cả nƣớc đang rừng rực không khí quyết bảo vệ nền độc lập non trẻ trƣớc nguy cơ Pháp tái chiếm. Với những ca từ hùng tráng thể hiện quyết tâm của cả dân tộc: Ra đi ra đi bảo tồn sông núi. Ra đi ra đi thà chết chớ lui… + Phƣơng tiện: ca khúc “Đoàn vệ quốc quân” + Phƣơng pháp: GV cho 1 số HS hát ca khúc “Đoàn vệ quốc quân” của Phan Huỳnh Điểu, yêu cầu cả lớp lắng nghe. 18
- Sau khi HS hát xong, GV đặt câu hỏi phát vấn: Tại sao cách mạng tháng Tám đã thành công, nước nhà đã giành độc lập, vậy mà sau cách mạng tháng Tám, ca khúc Đoàn vệ quốc quân lại hừng hực khí thế của đội quân ra trận? Vậy theo các em, dụng ý của tác giả là gì? HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và đƣa ra 1 số gợi ý. GV khái quát nội dung, ý nghĩa của bài hát + Tác dụng: Qua bài hát tích hợp, GV giáo dục học sinh tinh thần yêu nƣớc, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, noi gƣơng các anh hùng đi trƣớc: Ngày xưa biết bao vị hùng anh/ Quyết vì non song ra tay bao lần / Ngày nay đoàn quân ta gắng làm sao/ Giành quyền tự do hạnh phúc cho dân.. Từ tinh thần đó xây dựng cho các em tinh thần lạc quan, yêu đời, dù có khó khăn gian khổ nếu có quyết tâm ta sẽ vƣợt qua. Đối với bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp( 1946-1950), khi trình bày xong phần diến biến chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947. + Nội dung tích hợp: Ca khúc “ Trƣờng ca sông Lô” thể hiện khí thế hào hùng của quân dân ta sau chiến thắng trên mặt trận sông Lô năm 1947 + Phƣơng tiện: “Trƣờng ca sông Lô” do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác . Trên dòng sông trở về đoàn người reo mừng vui trên sông nước biếc trôi đầy sông bao đám xác thù/Dân hân hoan nghe song réo vi vu, xa xa đường ngập người vang gió lá vi vu hiền hòa… + Phƣơng pháp: - GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị bài hát “ Trƣờng ca sông Lô”: Chọn 1 HS hát chính, 1 nhóm múa phụ họa, các em tự lên kịch bản và tập luyện. - Sau khi trình bày xong chiến thắng Đoan Hùng, Khe Lau, GV cho HS biểu diễn bài hát. + Sau khi các em thể hiện ca khúc, GV nêu câu hỏi: Chiến thắng sông Lô có ý nghĩa nhƣ thế nào đối với chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 ? + HS trả lời, GV nhận xét: Bài hát ca ngợi về chiến thắng Sông Lô, một niềm vui hân hoan bất tận của đoàn quân chiến thắng trở về, đồng thời đây cũng là nơi vùi xác quân thù. Hình ảnh các chiến sĩ sông Lô hiện lên thật hùng tráng với tinh thần bất diệt. Đây là một trong những chiến thắng to lớn của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc, bƣớc đầu làm phá sản âm mƣu của địch trong chiến dịch Việt Bắc. Thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947 trong đó có chiến thắng Sông Lô làm nức lòng nhân dân cả nƣớc, củng cố niềm tin tất thắng vào sự thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc. Với bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953- 1954), dạy phần công tác chuẩn bị của ta cho chiến dịch (mục II.2): Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) 19
- + Nội dung tích hợp: - HS thấy đƣợc tinh thần vƣợt khó, quyết tâm của dân tộc chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ. - Khí thế của dân tộc khi bƣớc vào trận chiến quyết định trong kháng chiến chống Pháp. + Phƣơng tiện: GV chuẩn bị trên máy tính một ô chữ gồm 9 chữ cái, chuẩn bị video bài hát cần trình bày. + Phƣơng pháp: GV trình chiếu ô chữ cho HS quan sát rồi đặt câu hỏi gợi mở: Đây là một bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác năm 1954 nhằm ca ngợi sức mạnh vô địch và lòng quyết tâm cao độ của các chiến sĩ ta trong những ngày đầu chiến dịch. + Ô chữ cần tìm: HÒ KÉO PHÁO và mở video cho HS nghe ca khúc này. ( chiếu video) + GV đặt câu hỏi: Vì sao Đảng chủ trƣơng kéo pháo vào trận địa ngay từ đầu chiến dịch? GV gợi ý: Nhằm thực hiện chủ trƣơng bƣớc đầu của Đảng là thực hiện kế hoạch “Đánh nhanh, thắng nhanh” , tuy nhiên sau đó Đảng ta đã quyết định đổi sang phƣơng án “Đánh chắc, tiến chắc” nên đã đƣa ra quyết định kéo pháo ra. Bài hát đƣợc sáng tác trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đƣợc chứng kiến mọi diến biến của chiến dịch, thấy đƣợc những gian nan vất vả của bộ đội ngày đêm phải đƣa những cỗ pháo nặng hàng tấn vƣợt qua dốc núi chiếm lĩnh trận địa. Những tấm gƣơng hi sinh anh dũng nhƣ anh hùng Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót và đồng đội đã thôi thúc nhạc sĩ viết lên những lời ca cháy bỏng: “Hò dô ta nào kéo pháo ta vượt qua đèo/Hò dô ta nào kéo pháo ta vượt qua núi/ Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi/ Vực sâu thăm thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù/ Kéo pháo ta lên trận địa đây vùi xác quân thù…” Bài hát Hò kéo pháo âm vang mãi cùng với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Nó nhƣ thúc giục cả dân tộc ta đứng lên cứu nƣớc cứu nhà. Cho học sinh thấy đƣợc những gian nan vất vả của cha ông ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc.Từ đó hình thành trong các em ý chí quyết tâm sắt đá vƣợt qua mọi khó khăn thử thách để giành thắng lợi cuối cùng. Hoặc khi dạy đến phần kết thúc chiến dịch, Gv hát cho HS nghe một đoạn tong bài: “ Chiến thắng Điện Biên” đƣợc nhạc sĩ Đỗ Nhuận viết ngay trong đêm 7/5/1954 bên bếp lửa nhà sàn. Dƣới ánh lửa bập bùng nhƣ tiếng reo ca trong trái tim hàng triệu ngƣời Việt Nam khi ấy, những nốt nhạc rộn rã, náo nức chảy tràn đã dệt nên một ca khúc hùng tráng của dân tộc: Giải phóng Điện Biên bộ đội ta tiến quân trở về giữa mùa này hoa nở miền Tây Bắc tưng bừng vui/ Bản mường xưa nương lúa mới trồng/ Kìa đàn em bé giữa đồng nắm tay xòe hoa.. Ca khúc đã khép lại cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đầy gian khổ của dân tộc ta. Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, “nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 56 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
33 p | 73 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Địa lí 12
34 p | 69 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp bài toán thực tiễn trong dạy học Toán học
17 p | 128 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình
65 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 75 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 27 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy một số bài trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12
10 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức liên môn trong chuyên đề oxi- ozon – Hóa học 10- ban cơ bản
65 p | 47 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh lớp 10 – Chương trình thí điểm
17 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 20 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức liên môn trong bài dạy Tình yêu và thù hận
30 p | 43 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn