intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan tại trường THPT Võ Thành Trinh

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

31
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm cường hiệu quả công tác giáo dục học sinh chưa ngoan trong nhà trường, giúp cho các em nhận thức các giá trị đạo đức và chuyển đổi hành vi trở thành con ngoan trò giỏi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan tại trường THPT Võ Thành Trinh

  1. MỤC LỤC MỤC LỤC I- Sơ lƣợc lý lịch tác giả 2 II. Sơ lƣợc đặc điểm tình hình đơn vị: 2 1. Thuận lợi 2 2. Khó khăn 3 3. Tên sáng kiến 4 4. Lĩnh vực: Giải pháp quản lý 4 III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến 4 1. Thực trạng ban đầu trƣớc khi áp dụng sáng kiến 4 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến 6 3. Nội dung sáng kiến 9 3.1. Thời gian, địa điểm, đối tƣợng áp dụng 9 3.2. Biện pháp tổ chức 10 3.3. Tiến trình thực hiện 10 3.4. Minh họa một số hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục học sinh chƣa ngoan năm học 2017-2018 12 3.4.1. Mô hình phần việc cho em (Phụ lục 1) 12 3.4.2. Mô hình rèn luyện hành kiểm chủ đề “Vì bạn xứng đáng” (Phụ lục 2) 15 3.4.3. Sinh hoạt chuyên đề “Kết nối yêu thƣơng: (Phụ lục 3) 16 3.4.4. Lớp học làm ngƣời có ích: (Phụ lục 4) 18 IV. Hiệu quả đạt đƣợc 19 V. Mức độ ảnh hƣởng 22 VI- Kết luận 23 PHỤ LỤC 24 PHỤ LỤC 1 24 PHỤ LỤC 2 29 PHỤ LỤC 3 30 PPHỤ LỤC 4 31 1
  2. SỞ GD & ĐT AN GIANG CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT VÕ THÀNH TRINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Chợ Mới , ngày 14 tháng 02 năm 2019 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng I- Sơ lược lý lịch tác giả - Họ và tên: Trần Mộc Cẩn; Nam, nữ: nữ; - Ngày tháng năm sinh: 02/11/1981; - Nơi thƣờng trú: Ấp Mỹ Phú, Xã Mỹ An, Huyện Chợ Mới, Tỉnh An Giang; - Đơn vị công tác: Trƣờng THPT Võ Thành Trinh; - Chức vụ hiện nay: Phó Hiệu Trƣởng; - Trình độ chuyên môn: Cử Nhân Sƣ phạm Lịch Sử; - Lĩnh vực công tác: Phụ trách công tác ngoài giờ và giảng dạy môn Lịch sử. II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: 1. Thuận lợi - Đƣợc sự quan tâm của Chi ủy, chi bộ, của chính quyền địa phƣơng, lãnh đạo ngành trong việc chỉ đạo, hỗ trợ các hoạt động dạy và học đặc biệt là công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Hoạt động Đoàn khá hiệu quả thành lập đƣợc các Đội Chuyên Hoa phƣợng đỏ (Đội cờ đỏ), Đội Kết nối sáng tạo…hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động của nhà trƣờng đặc biệt là các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Sự phối hợp hoạt động hiệu quả của các Tổ chuyên môn. - Sự hỗ trợ của các mạnh thƣờng quân, các nhà hảo tâm trong công tác xã hội hóa giáo dục. 2
  3. - Cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng cho yêu cầu giáo dục, đặc biệt sân bãi khá rộng, thoáng mát thuận lợi cho việc tổ chức các chƣơng trình ngoại khóa, các buổi sinh hoạt tập thể. - Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, có nhiều giáo viên đƣợc tập huấn về công tác giáo dục kỹ năng sống, công tác tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Đặc biệt một số giáo viên đã từng là báo cáo viên, diễn giả cho các chƣơng trình “Lớp học làm ngƣời có ích”, “Học kỳ quân đội” do Tỉnh đoàn và các trƣờng học lân cận tổ chức. - Sự đồng tình ủng hộ của Ban đại diện Hội Cha mẹ học sinh, có sự quan tâm và phối hợp chặt chẽ của phụ huynh trong việc giáo dục đạo đức con em mình, nhất là phụ huynh của các em học sinh chƣa ngoan. 2. Khó khăn - Địa bàn: Trƣờng THPT Võ Thành Trinh tọa lạc trên tỉnh lộ 944, thuộc ấp An Thuận, Xã Hòa Bình Huyện Chợ Mới Tỉnh An Giang, cách bến phà An Hòa khoảng 300 m, tiếp giáp với khu dân cƣ và chợ An Thuận, đối diện với cổng trƣờng là trạm xe Huệ Nghĩa, hai bên cổng trƣờng là hai quán cà phê, xung quanh có nhiều điểm game, internet, quán xá…nhìn chung địa bàn khá phức tạp, gây ảnh hƣởng không nhỏ đến việc giáo dục toàn diện học sinh, nhất là những em học sinh chƣa ngoan dễ dàng bị tác động những thói hƣ tật xấu. - Cuộc sống mƣu sinh, nhiều phụ huynh đi làm ăn xa để lại con em mình cho ông bà, thậm chí có nhiều em ở nhà một mình tự lo ăn học…Chính vì vậy, việc liên lạc trao đổi trong giáo dục học sinh gặp nhiều khó khăn nhất là các em học sinh chƣa ngoan. - Sự tác động của yếu tố bên ngoài nhất là trong thời đại hiện nay Facebook, Zalo, phim ảnh, game bạo lực…ảnh hƣởng không nhỏ đến tâm sinh lý học sinh, số lƣợng học sinh chƣa ngoan càng nhiều hơn và các biện pháp giáo dục đạo đức truyền thống kém hiệu quả. - Đa số đội ngũ giáo viên trong nhà trƣờng có tuổi đời từ 27 đến 35 nên kinh nghiệm quản lý nề nếp học sinh và xử lý các tình huống sƣ phạm còn nhiều hạn chế nhất là trong công tác giáo dục học sinh chƣa ngoan lớp chủ nhiệm. 3
  4. - Thi cử nặng nề tạo nhiều áp lực cho hoạt động giảng dạy và giáo dục của nhà trƣờng, một số giáo viên còn đặt nặng về vấn đề chuyên môn xem nhẹ vấn đề giáo dục đạo đức dẫn đến việc giáo dục hai mặt cho học sinh chƣa đều tay và đồng loạt. - Những thay đổi về tâm lý lứa tuổi của học sinh nhất là các em trong độ tuổi 16-18, đây là độ tuổi thƣờng hay suy nghĩ nông cạn, bốc đồng, thích làm anh hùng, thích thể hiện… chậm tiếp thu gây cho khăn cho công tác giáo dục nhất là mặt giáo dục đạo đức. 3. Tên sáng kiến “Tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan tại trường THPT Võ Thành Trinh”. 4. Lĩnh vực: Giải pháp quản lý III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến Gần đây, trên các phƣơng tiện thông tin báo chí, truyền hình đã lên tiếng khá nhiều về hiện tƣợng học sinh chƣa ngoan, bỏ học tụ tập la cà quán xá, gây gổ đánh nhau. Vấn đề này đã trở thành một mối quan ngại của dƣ luận, nhất là đối với gia đình và nhà trƣờng. Giáo dục là một khoa học và là một nghệ thuật. Trong đó việc giáo dục, quản lý học sinh chƣa ngoan đã và đang trở thành một thách thức lớn không chỉ riêng ngành giáo dục, cho giáo viên chủ nhiệm mà là thách thức cho công tác quản lý của nhà trƣờng và là mối quan ngại của toàn xã hội. Giáo dục đạo đức học sinh là vấn đề ta cần quan tâm nhiều trong điều kiện văn hóa kinh tế xã hội hiện nay nhất là đối với học sinh chƣa ngoan. Trong nhà trƣờng phổ thông nói chung và trƣờng THPT Võ Thành Trinh nói riêng, số học sinh vi phạm đạo đức, vi phạm nội quy nhà trƣờng có chiều hƣớng gia tăng, tình trạng bạo lực học đƣờng chƣa có dấu hiệu giảm theo từng năm. Thực tế tại trƣờng THPT Võ Thành Trinh những học sinh chƣa ngoan thƣờng có những biểu hiện: đi trễ, không thuộc bài, mất trật tự, không đồng phục, vi phạm nền nếp có tính hệ thống, một số ít học sinh có thái độ thiếu tôn trọng giáo viên và nghiêm trọng nhất là gây gổ đánh nhau trong và ngoài nhà trƣờng. 4
  5. Các giải pháp giáo dục đạo đức học sinh nói chung và giáo dục học sinh chƣa ngoan nói riêng mà nhà trƣờng đã áp dụng gồm các nhóm giải pháp nhƣ sau: - Nhóm giải pháp mang tính thuyết phục: Là giảng giải về đạo đức: đƣợc tiến hành trong giờ dạy môn giáo dục công dân, lồng ghép tích hợp trong các giờ học môn khác, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dƣới cờ… Là nêu gƣơng ngƣời tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức nhƣ: nói chuyện, kể chuyện, đọc sách báo, mời những ngƣời có gƣơng phấn đấu tốt đến nói chuyện, nêu gƣơng tốt của giáo viên và học sinh trong trƣờng. Là trò chuyện với học sinh hoặc nhóm học sinh để khuyến khích động viên những hành vi cử chỉ đạo đức tốt của các em, khuyên bảo, uốn nắn những mặt chƣa tốt. - Nhóm giải pháp mang tính rèn luyện: Là rèn luyện thói quen đạo đức thông qua các hoạt động cơ bản của nhà trƣờng: dạy học trên lớp, lao động, hoạt động xã hội, đoàn thể và sinh hoạt tập thể. Là rèn luyện đạo đức thông qua các phong trào thi đua trong nhà trƣờng là biện pháp tác động tâm lý rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích bên trong của học sinh, làm cho các em phấn đấu vƣơn lên trở thành ngƣời có đạo đức tốt, vì vậy nhà trƣờng cần tổ chức các phong trào thi đua và động viên học sinh tham gia tốt phong trào này. - Nhóm giải pháp thúc đẩy: Là giải pháp dùng những tác động có tính chất “cƣỡng bách đạo đức bên ngoài” để điều chỉnh, khuyến khích những “động cơ kích thích bên trong” của học sinh nhằm xây dựng đạo đức cho học sinh. Là những nội quy, quy chế trong nhà trƣờng vừa là những yêu cầu với học sinh, vừa là những điều lệnh có tính chất mệnh lệnh đòi hỏi học sinh tuân theo để có những hành vi đúng đắn theo yêu cầu của nhà trƣờng. Khen thƣởng: là tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của học sinh làm cho bản thân học sinh đó vƣơn lên hơn nữa và động viên khuyến khích các em khác noi theo. Xử phạt: là phê phán những khiếm khuyết của học sinh, là tác động có tính chất cƣỡng bách đến danh dự lòng tự trọng của cá nhân học sinh để răn đe những hành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó và những học sinh khác. 5
  6. * Với việc thực hiện những giải pháp này đã góp phần: - Làm thay đổi hành vi ứng xử của học sinh theo hƣớng tích cực. - Chƣa có học sinh chƣa ngoan vi phạm nghiêm trọng phải nhờ đến cơ quan công an giải quyết. - Tạo đƣợc sự gắn kết, phối hợp hoạt động của các lực lƣợng trong nhà trƣờng nhất là khi tổ chức các hoạt động rèn luyện. * Tuy nhiên, hiệu quả mang lại chưa bền vững, và tồn tại nhiều hạn chế: - Chỉ làm thay đổi hành vi của học sinh trong thời gian ngắn, qua thời gian tuyên truyền, không kiểm tra thì đâu cũng vào đấy. - Sự chênh lệch về năng lực xử lý học sinh trong đội ngũ giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm. Việc xử lý nặng nhẹ không đều tay của giáo viên chủ nhiệm dẫn đến hiệu quả việc giáo dục học sinh chƣa ngoan ở từng lớp khác nhau gây tâm lý so bì, thƣơng ghét. - Áp lực thi cử nên việc lồng ghép giáo dục đạo đức vào bộ môn còn mang tính hình thức đối phó chƣa phát huy nhiều hiệu quả và đúng ý nghĩa của nó. - Hình thức xử phạt răn đe trong nhóm giải pháp thúc đẩy càng làm tăng tính đối phó và phản kháng của học sinh. Chính vì vậy hình thức này chỉ áp dụng khi tất cả những giải pháp tối ƣu đã thất bại. Trên cơ sở phân tích những ƣu, khuyết điểm và rút kinh nghiệm qua nhiều năm thực hiện công tác giáo dục chƣa ngoan, Trƣờng THPT Võ Thành Trinh từng bƣớc hạn chế việc thực hiện các hình thức xử phạt, răn đe, đẩy mạnh việc khen thƣởng, khích lệ. Bên cạnh đó để tăng cƣờng các giải pháp nhằm bổ khuyết cho sự chênh lệch về năng lực xử lý học sinh của giáo viên chủ nhiệm, giảm bớt áp lực cho bộ môn trong công tác giáo dục lồng ghép…Nhà trƣờng đã tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, các mô hình rèn luyện, các hoạt động kết nối giữa gia đình nhà trƣờng và xã hội để tăng cƣờng công tác giáo dục đạo đức học sinh chƣa ngoan. Tuy nhiên, các hoạt động chƣa nhiều, chƣa đi vào chiều sâu và quy củ. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến - Mục đích 6
  7. Nhằm tăng cƣờng hiệu quả công tác giáo dục học sinh chƣa ngoan trong nhà trƣờng, giúp cho các em nhận thức các giá trị đạo đức và chuyển đổi hành vi trở thành con ngoan trò giỏi. Đồng thời, đáp ứng đƣợc yêu cầu giáo dục hiện đại chú trọng giáo dục lý tƣởng cách mạng, đạo đức lối sống; tƣ tƣởng chính trị, giá trị văn hóa truyền thống, lòng yêu nƣớc, tinh thần tự tôn dân tộc, kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm với cộng đồng, xã hội cho học sinh. - Cơ sở Những học sinh chƣa ngoan có thói quen lƣời biếng, quay cóp trong học tập, lừa dối cha mẹ, thầy cô, dọa nạt bạn bè, hay trốn học và lảng tránh các hoạt động tập thể nhƣ: lao động, sinh hoạt ngoại khóa,...không để cho các em quay cóp hoặc báo cho thầy cô thì các em sẽ dọa đánh, không trực tiếp đánh thì nhờ ngƣời khác đánh. Các em này tiêu xài các khoản phí của bố mẹ đƣa để nộp học phí cho nhà trƣờng, giả mạo chữ ký của bố mẹ và sổ liên lạc, giấy xin phép,... Những học sinh chƣa ngoan có tính giảm sút phổ biến trong tất cả các lĩnh vực, trừ những lĩnh vực gắn liền với những nhu cầu trái với xã hội, trái với đạo đức. Một học sinh hay ngủ gật, lƣời chép bài, học bài nhƣng lại tỏ ra rất khéo léo, nhanh trí trong việc giở những trò tinh nghịch với thầy cô, bè bạn. Những học sinh này hay xem thƣờng, trêu ngƣơi, khiêu khích trƣớc các thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè để nhằm thỏa mãn những nhu cầu tinh nghịch đƣợc xếp sẵn trong đầu óc. Các em thƣờng đánh mất lòng tự trọng, xấu hổ và trở nên chai lì khác thƣờng. Tùy theo đối tƣợng tiếp xúc mà các em có những thái độ, phản ứng một cách gay gắt, thô bạo. Những học sinh chƣa ngoan thƣờng hay vi phạm nội quy, kỷ luật nhƣng các em không dễ dàng nhận ngay mà phải nhiều lần vặn hỏi với đầy đủ những lý lẽ chứng cứ thì các em mới chấp nhận. Các em cho việc nói dối, giả tạo là chuyện bình thƣờng. Các em thƣờng bỏ học, tụ tập quán bên ngoài trƣờng, dễ gây gổ đánh nhau. Một điều dễ nhận thấy ở những học sinh chƣa ngoan là cách nói năng, đi đứng, ăn mặc, đầu tóc, hành động rất khác thƣờng, luôn tạo sự chú ý đối với ngƣời khác. 7
  8. Có thể nói, những tác hại do các em học sinh chƣa ngoan gây ra là không nhỏ và thậm chí là khá nghiêm trọng. Nó làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục chung, phong trào thi đua của nhà trƣờng, hạnh phúc gia đình và nghiêm trọng hơn là ảnh hƣởng trực tiếp đến tƣơng lai, cuộc sống của các chính em sau này. Hơn thế nữa vấn đề giáo dục đạo đức cho các em học sinh đang thể hiện nhiều vấn đề gây nhức nhối trong dƣ luận xã hội mà nguyên nhân trực tiếp là do sự thiếu hụt trong nhận thức đạo đức của học sinh: “Học sinh hiện nay không được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó thích đáng với các biến cố đến từ các yếu tố ngoại cảnh cũng như các biến động xuất phát từ chính tâm sinh lý của các em”. Theo UNICEF, giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và hành vi. Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc nhƣ thế nào, hay tin tƣởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm nhƣ thế nào). Theo đó, Bộ giáo dục và đào tạo hàng năm đều có hƣớng dẫn cụ thể về công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cụ thể trong công văn 3765/BGDĐT-GDCTHSSV V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên năm học 2017-2018 đã nêu rõ: “Tiếp tục rà soát, tham mƣu Ủy ban nhân dân các tỉnh/ thành phố ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cƣờng giáo dục lý tƣởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”. Mặt khác trong Chỉ thị số 2699/CT- BGD ĐT ngày 08/8/2017 Bộ giáo dục đã nhấn mạnh: Tăng cƣờng nền nếp, kỷ cƣơng, dân chủ trong nhà trƣờng; xây dựng môi trƣờng giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đƣờng; tập trung nâng cao chất lƣợng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo; quan tâm phát triển phẩm chất, năng lực ngƣời học; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên “là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của năm học 2017-2018”. 8
  9. Trên cơ sở đó Sở giáo dục và đào tạo An Giang cũng ban hành nhiều Công văn, Hƣớng dẫn, kế hoạch chỉ đạo các Trƣờng THPT trực thuộc về công tác xây dựng môi trƣờng giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đƣờng. Thực hiện theo Hƣớng dẫn và các kế hoạch của Sở Giáo dục và đào tạo An giang hằng năm Nhà trƣờng đều xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường và xác định đây vấn đề trọng tâm mà hƣớng tới sẽ phát triển thành điểm thế mạnh của nhà trƣờng. Chính vì vậy, trong Kế hoạch chiến lƣợc giai đoạn 2017-2020 Tầm nhìn 2025 của Trƣờng THPT Võ Thành Trinh nhấn mạnh: “Xây dựng môi trƣờng học tập chất lƣợng, nền nếp, kỷ cƣơng, thân thiện, đạt hiệu quả trong giáo dục đạo đức, lối sống và trang bị kỹ năng sống, kỹ năng thực hành cho học sinh là sứ mệnh đƣợc đặt ra cho nhà trƣờng”. (Sứ mệnh nhà trƣờng- Trích Kế hoạch chiến lƣợc giai đoạn 2017-2020 Tầm nhìn 2025 của Trƣờng THPT Võ Thành Trinh); “Đến năm 2025, THPT Võ Thành Trinh là trƣờng điểm về chất lƣợng hƣớng nghiệp; giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh”. (Tầm nhìn - Trích Kế hoạch chiến lƣợc giai đoạn 2017-2020, Tầm nhìn 2025 của Trƣờng THPT Võ Thành Trinh). Từ mục đích và cơ sở trên, đồng thời xuất phát từ tâm tƣ nguyện vọng của học sinh, từ những đề xuất của các bậc phụ huynh thông qua việc khảo sát lấy ý kiến về các giải pháp giáo dục đạo đức học sinh trong thời gian qua. Bản thân là ngƣời trực tiếp phụ trách công tác ngoài giờ của nhà trƣờng nhận thấy việc “Tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh chƣa ngoan” là vô cùng cần thiết. Sau khi tổ chức thực hiện đạt hiệu quả rất phấn khởi. Chính vì vậy, xin đƣợc chia sẻ kinh nghiệm “Tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan tại trường THPT Võ Thành Trinh” trong toàn ngành nói chung cũng nhƣ mọi đồng nghiệp quan tâm nói riêng. 3. Nội dung sáng kiến 3.1. Thời gian, địa điểm, đối tượng áp dụng - Thời gian nghiên cứu và thực hiện: Năm học 2017-2018 - Địa điểm: Tại trƣờng THPT Võ Thành Trinh. 9
  10. - Đối tƣợng và khách thể: Học sinh chƣa ngoan. 3.2. Biện pháp tổ chức - Nghiên cứu về những biểu hiện của học sinh chƣa ngoan. - Nghiên cứu về nguồn lực cơ sở vật chất, nhân lực để tổ chức các hoạt động giáo dục. - Nghiên cứu cách thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp. - Quan sát, phỏng vấn, khảo sát lấy ý kiến, cập nhật thông tin qua mạng internet. - So sánh đối chiếu, ứng dụng công nghệ thông tin. 3.3. Tiến trình thực hiện Bước 1: Cách xác định đối tượng học sinh chưa ngoan Sau thời gian học tập 8 tuần những học sinh có những biểu hiện Ở trường: lƣời học dẫn đến hổng kiến thức, sợ học và trốn học (có thể trốn một số tiết ở một vài môn học nào đó thành hệ thống). Hoặc kết giao chơi bời với bạn bè xấu, vô lễ với thầy cô, hay gây gổ với bạn bè, quan sát dấu hiệu là “đại ca, thủ lĩnh” của lớp, hoặc đứng đầu một nhóm bạn và cùng bắt nạt bạn cùng học. Những học sinh thƣờng xuyên vi phạm kỷ luật, điểm xếp loại hạnh kiểm tuần, tháng trung bình hoặc yếu. Bị phê bình, khiển trách trƣớc lớp nhiều lần nhƣng chƣa sửa chữa hoặc chuyển biến rất chậm. Trong gia đình: Thƣờng không vâng lời cha mẹ, hỗn láo với ngƣời lớn, tiêu tiền nhiều mà không nói rõ lý do. Có những đòi hỏi trong chi tiêu mua sắm, nếu không đƣợc đáp ứng thì bỏ nhà ra…Hoặc bị một số bạn bè xấu lôi kéo vào các thói hƣ tật xấu của xã hội. Những học sinh trên đều đƣợc gọi là học sinh chƣa ngoan. Thông qua báo cáo hàng tuần của GVCN, chúng tôi sẽ lập danh sách và thống kê các biểu hiện của từng học sinh chƣa ngoan. Bƣớc này nhằm mục đích tập hợp danh sách và các biểu hiện chƣa ngoan của học sinh theo từng lớp. 10
  11. Bước 2: Phân tích nguyên nhân để từ đó lựa chọn các chủ đề, hình thức, kỹ năng giáo dục phù hợp. Trên cơ sở thống kê danh sách và các biểu hiện của từng học sinh, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp với từng giáo viên chủ nhiệm để tìm hiểu nguyên nhân từ đó một mặt chúng tôi tƣ vấn cho giáo viên chủ nhiệm các giải pháp giáo dục trên lớp. Mặc khác, đó là cơ sở để chúng tôi tổ chức các hoạt động giáo dục với các hình thức, phƣơng tiện,…kỹ năng phù hợp. Chẳng hạn: - Đối với những học sinh chƣa ngoan xuất phát từ sự phát triển tâm sinh lý nhƣ bốc đồng, tăng động, thích tinh nghịch chọc phá, thích thể hiện…đối với những đối tƣợng này nên tổ chức cho các em sinh hoạt những trò chơi tập thể, tạo nhiều sân chơi cho các em thể hiện, tăng cƣờng các hoạt động rèn luyện…từng bƣớc phát hiện năng khiếu cá nhân, công nhận những ƣu điểm. - Đối với những học sinh chƣa ngoan từ nguyên nhân do tác động của mặt trái xã hội, ảnh hƣởng bởi môi trƣờng xung quanh thì chúng tôi đẩy mạnh hơn nữa những hoạt động theo chủ đề giáo dục lý tƣởng, giá trị sống, để các em nhận ra đƣợc đâu là tốt xấu và giá trị mặt tích cực của xã hội mang lại. - Đối với những học sinh chƣa ngoan xuất phát từ sự thiếu quan tâm của gia đình thì sẽ tổ chức các hoạt động với những chủ đề “Kết nối yêu thƣơng”, “Vì bạn xứng đáng” để học sinh cảm nhận bên cạnh những tình cảm yêu thƣơng trong gia đình các em còn có sự quan tâm của thầy cô, bạn bè và những ngƣời xung quanh. Và tình cảm này có thể bù đắp đƣợc những thiếu thốn tình cảm khi thiếu vắng sự quan tâm của ngƣời thân bên cạnh ….. Bước 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện. Tham mưu với Hiệu trưởng. Trao đổi với Hội CMHS vận động kinh phí tổ chức. - Trên cơ sở danh sách học sinh chƣa ngoan của các lớp và từ thao tác phân tích những nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện học sinh chƣa ngoan, chúng ta xác định 11
  12. đƣợc đối tƣợng mà ta tác động cần những “phƣơng thuốc gì” tức là xác định đúng vấn đề của học sinh để chúng ta lựa chọn chủ đề và hình thức tác động cho phù hợp. - Khi đã xác định chủ đề hình thức…chúng ta lên dự thảo kế hoạch tổ chức. Trong dự thảo chúng ta đề xuất các bộ phận, cá nhân hỗ trợ cho hoạt động. Điều này đòi hỏi chúng ta phải nắm rõ sở trƣờng của cán bộ, giáo viên, Đoàn thanh niên để tham mƣu phân công cho phù hợp. Nếu không có các giáo viên có sở trƣờng về công tác thuyết trình các kỹ năng sống chúng ta có thể tham mƣu với Hiệu trƣởng mời thêm các chuyên gia. - Mặc khác, để có đƣợc kinh phí hoạt động và tranh thủ sự ủng hộ của Hội Cha mẹ học sinh chúng ta nên trao đổi về dự thảo các hoạt động với Ban đại diện Hội Cha mẹ học sinh để tranh thủ sự ủng hộ và hỗ trợ vận động kinh phí hoạt động. - Khi đã có sự thống nhất chỉ đạo và sự động thuận của Ban đại diện Hội Cha mẹ học sinh, chúng ta xây dựng kế hoạch chính thức. Bước 4. Tổ chức hoạt động. - Triển khai kế hoạch trong toàn trƣờng. - Giáo viên chủ nhiệm trao đổi với các phụ huynh có con em là học sinh chƣa ngoan về mục đích và ý nghĩa của hoạt động. - Thông tin với học sinh về thời gian và địa điểm tổ chức. - Chuẩn bị các khâu cho các hoạt động. 3.4. Minh họa một số hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục học sinh chưa ngoan năm học 2017-2018 3.4.1. Mô hình phần việc cho em (Phụ lục 1) Đây là mô hình nằm trong chuỗi hoạt động học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức phong cách Hồ chí Minh dành cho học sinh toàn trƣờng, một trong những hoạt động hỗ trợ việc tăng cƣờng giáo dục học sinh chƣa ngoan của nhà trƣờng. a. Mục đích: Hƣớng các em học sinh làm chƣa tốt các quy định của nhà trƣờng đăng ký phần việc để làm tốt hơn. Ví dụ: các học sinh thƣờng xuyên đi trễ thì đăng ký thực hiện “tuần 12
  13. lễ đi học đúng giờ”; các em thƣờng xuyên không thuộc bài đăng ký thực hiện phần việc “học tập tốt”…các em học yếu môn tiếng anh đăng ký “Tuần lễ thuộc 20 từ vựng”… Học sinh chƣa ngoan đăng ký phần việc thực hiện để ngoan hơn, lớp học chƣa tốt đăng ký nhiều phần việc thực hiện tốt hơn. Để từng bƣớc xây dựng lớp học chăm ngoan, học sinh nhiều điều tốt. b. Công tác tổ chức GVCN thành lập Ban giúp việc theo dõi phần việc học tập và làm theo Bác: GVCN chịu trách nhiệm chung; Bí thƣ chi đoàn lớp phụ trách theo dõi kiểm tra báo cáo tình hình của lớp, Phó phong trào (Thƣ ký). Quán triệt tất cả thành viên của lớp phải tham gia đăng ký phần việc. Thời gian thực hiện: mỗi tuần từ thứ 7 tuần trƣớc đến thứ sáu tuần sau. Tổng kết trong buổi sinh hoạt lớp. Sáng thứ bảy nộp sổ theo dõi lên vị trí quy định- Thƣ viện (khi cần Ban giúp việc của trƣờng kiểm tra đối chiếu). Thứ năm nhận về tổng hợp đánh giá. Khi có điểm tổng của tuần GVCN nhập trực tiếp lên GoogleSheet theo mẫu để Ban giúp việc của trƣờng tổng hợp. Chậm nhất 11 giờ ngày thứ bảy hàng tuần. GVCN không nhập xem nhƣ tuần lễ đó lớp không thực hiện. Lƣu ý: Mọi trƣờng hợp GVCN không nhập email, lớp không nộp sổ, nộp trễ, nhập trễ không tính điểm thi đua của lớp trong tuần đó. c. Sổ theo dõi: - Cột Số thứ tự, Họ và tên: lập theo danh sách lớp. - Cột Phần việc đăng ký: GVCN, hoặc Cán sự lớp phụ trách hƣớng học sinh hay các bạn lớp mình đăng ký thực hiện những việc bản thân làm chƣa tốt (đi trễ, không thuộc bài, ngôn phong, lao động trực nhật...) để các bạn thực hiện tốt hơn Ví dụ: Học sinh Nguyễn Văn A thƣờng xuyên không thuộc bài môn tiếng Anh. GVCN nên hƣớng cho em đăng ký học tốt môn tiếng anh trong tuần (thuộc bài, xung phong trả bài, làm tốt bài tập…) cuối tuần cho học sinh tự nhận xét, GVCN hoặc cán sự lớp theo dõi nhận xét. Hoặc em Nguyễn Văn B hay đi trễ thì khuyến khích cho em đăng ký tuần lễ không đi trễ,... 13
  14. Lƣu ý GVCN nên hƣớng các em đăng ký những phần việc dễ làm; phần việc mà hƣớng các em sửa lỗi làm tốt hơn, các phần việc có thể thấy đƣợc sự thay đổi, sự tiến bộ; - Cột Kết quả: Tự đánh giá: có 2 mức độ đạt, không đạt. Tập thể đánh giá: có 2 mức độ: đạt, không đạt. - Cột điểm: Mỗi phần việc đăng ký đƣợc tập thể đánh giá đạt quy đổi 1 điểm. Mỗi phần việc tập thể đánh giá không đạt quy đổi 0 điểm. - Điểm tổng: cộng tất cả các điểm đạt của lớp. VD: có 35 học sinh đăng ký, đạt 30. Vậy tổng điểm đạt là 30 (điểm này GVCN nhập GoogleSheet theo mẫu hàng tuần để tổng hợp). * Hình thức: Sổ đóng bìa cứng, bao nhựa trong, giữ gìn sạch sẽ cẩn thận. d. Cách tính thi đua giữa các lớp: Chọn lớp xuất sắc tuần: Điểm TB “Phần việc cho em”: Điểm tổng đạt x10/Sỉ số = Điểm TB (Ví dụ: Tổng đạt 30, sỉ số 35, Điểm Trung bình: 35/30 x10 = 8,57) Lớp xuất sắc tháng: Là điểm tổng của 4 tuần. Lớp xuất sắc nhất học kỳ: là điểm tổng của học kỳ đăng ký thực hiện. Cá nhân xuất sắc: GVCN chọn các học sinh có những phần việc đăng ký mà kết quả mang lại giá trị lớn cho bản thân, tập thể, hay cho nhà trƣờng; Cá nhân bản thân là học sinh chƣa ngoan có nhiều đăng ký và thực hiện nghiêm túc, có sự chuyển biến tích cực trong học tập và rèn luyện đề xuất lên Ban giúp việc theo dõi về hoạt động học tập và làm theo Bác để tuyên dƣơng, khen thƣởng. e. Theo dõi tổng hợp Ban giúp việc hàng tuần gửi email trƣớc ngày thứ sáu để GVCN hàng tuần nhập điểm tổng “Phần việc cho em”. Chia sẻ cho đoàn thanh niên cập nhật điểm và cộng vào điểm thi đua hàng tuần. Đề xuất khen thƣởng cá nhân để khen thƣởng hàng tuần, tháng, học kỳ: GVCN, Đoàn Thanh niên đề xuất chậm nhất sáng thứ bảy (CẬP NHẬT TRỰC TIẾP EMAIL) đối với khen thƣởng tuần, Ngày 24 (trong báo cáo tháng) đối với khen thƣởng tháng. 14
  15. Trên cơ sở các cá nhân xuất sắc đó Ban Giúp việc của trƣờng xét khen thƣởng học kỳ, năm. 3.4.2. Mô hình rèn luyện hành kiểm chủ đề “Vì bạn xứng đáng” (Phụ lục 2) a. Mục đích - Tạo cơ hội cho những học sinh chƣa ngoan, học sinh bị hạ hạnh kiểm tháng có cơ hội rèn luyện và sửa lỗi trở thành con ngoan trò giỏi. - Tạo điều kiện cho học sinh thể hiện sự quan tâm chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn, biết hợp tác và có trách nhiệm hơn trong ứng xử, phát huy vai trò đôi bạn cùng tiến ở lớp học. b. Đối tượng tham gia - Học sinh cải thiện: là những học sinh chƣa ngoan bị hạ hạnh kiểm trong tháng. - Học sinh giúp đỡ là những học sinh có hạnh kiểm tốt muốn giúp bạn cải thiện hạnh kiểm. c. Thời gian: Quá trình rèn luyện diễn ra trong một tháng. Đầu tháng đăng ký cuối tháng họp xét và công bố kết quả. d. Cách thức thực hiện Bƣớc 1: Học sinh liên hệ Đoàn thanh niên đăng kí (gồm học sinh cải thiện và bạn đồng hành). Bƣớc 2: Chọn chƣơng trình cải thiện. Bƣớc 3: Tiến hành cải thiện. Bƣớc 3: Họp xét. Công bố kết quả. e. Quy định đánh giá. - Đối với học sinh bị hạnh kiểm yếu: + Hoàn thành 80 - 100 % chƣơng trình rèn luyện: Đánh giá hạnh kiểm Tốt. + Hoàn thành 60 - 79% chƣơng trình rèn luyện: Đánh giá hạnh kiểm Khá. + Hoàn thành 50-59% chƣơng trình rèn luyện: Đánh giá hạnh kiểm Trung bình. + Thực hiện dƣới 50% chƣơng trình rèn luyện: Không hoàn thành. - Đối với học sinh bị Hạnh kiểm trung bình: + Hoàn thành 80 - 100% chƣơng trình rèn luyện: Đánh giá hạnh kiểm Tốt. + Hoàn thành 60 - 79% chƣơng trình rèn luyện: Đánh giá hạnh kiểm Khá. 15
  16. + Hoàn thành 50-59% chƣơng trình rèn luyện: Đƣợc xem thực hiện 1 phần việc tốt trong thời gian thực hiện (cấp trƣờng) đƣợc cộng điểm cho việc xét hạnh kiểm cho tháng tiếp theo. Hạnh kiểm đăng ký rèn luyện không thay đổi. - Đối với học sinh có hạnh kiểm khá: Phải hoàn thành chƣơng trình rèn luyện từ 80 - 100 %. Nếu đạt từ 50 - 79% đƣợc xem thực hiện 1 phần việc tốt trong thời gian thực hiện (cấp trƣờng) đƣợc cộng điểm cho việc xét hạnh kiểm cho tháng tiếp theo. Hạnh đăng ký rèn luyện không thay đổi. Lưu ý: Bạn đồng hành là ngƣời hỗ trợ cho bạn mình trong chƣơng trình cải thiện mà bạn mình đăng ký nhƣ hỗ trợ phần việc lao động, đọc sách cùng bạn, truy bài giúp bạn… Tuy nhiên trong thời gian cải thiện nếu một trong hai học sinh vi phạm những điều cấm của trƣờng thì kết thúc quá trình cải thiện và hạnh kiểm xét theo mức độ vi phạm. Và thời gian cải thiện phải quay lại từ đầu. 3.4.3. Sinh hoạt chuyên đề “Kết nối yêu thương: (Phụ lục 3) a. Chủ đề “Có thể cha mẹ chưa hiểu con và có thể còn chưa hiểu hết công lao của cha mẹ”. b. Mục đích - Trao đổi về tâm sinh lý lứa tuổi thanh thiếu niên với CMHS, giúp các phụ huynh hiểu rõ hơn về con cái để cùng nhà trƣờng có phƣơng pháp giáo dục con em mình cho phù hợp. - Tạo chiếc cầu nối gắn kết giữa cha mẹ và con cái, phân tích mọi khía cạnh của những biểu hiện yêu thƣơng của cha mẹ dành cho con cái. - Qua chuyên đề giúp các em học sinh hiểu rõ và thấy đƣợc sự quan tâm, tình yêu thƣơng của cha mẹ và bậc sinh thành dƣỡng dục dành cho các em để các em gắng hơn trong học tập, từng bƣớc điều chỉnh các hành vi chƣa đúng để trở thành con ngoan trò giỏi. c. Đối tượng - Phía Nhà trường: Đại diện Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm. 16
  17. - Phía Cha mẹ học sinh: Mời Cha mẹ của những học sinh chƣa ngoan, Ban đại diện Hội Cha mẹ học sinh - Học sinh: Các em học sinh chƣa ngoan. d. Công tác chuẩn bị: Âm thanh, tivi, nƣớc uống, Pin, Hội trƣờng, Băng rol, GVCN thông tin kế hoạch đến từng phụ huynh, nêu rõ mục đích và ý nghĩa thực hiện chuyên đề để tranh thủ sự đồng thuận của tất cả cha mẹ học sinh của lớp. Liên hệ văn thƣ nhận thƣ mời và gửi đến phụ huynh trƣớc đúng thời gian quy định. e. Hình thức tiến hành: Sinh hoạt chuyên đề. - Nội dung chương trình: + Giới thiệu khách mời, thành phần tham dự. + Tuyên bố lý do, ý nghĩa, mục đích thực hiện chuyên đề. + Đi vào nội dung chi tiết: . Diễn giả nói về sự nhọc nhằn của ngƣời mẹ chín tháng cƣu mang, chăm sóc con nuôi nấng con trƣởng thành, những vất vả quằn vai của ngƣời cha. . Những lo âu, khổ tâm khi con không vâng lời, những đêm không ngủ, những lo âu tận tâm can khi con đau ốm…. . Những câu chuyện, nhạc, clip minh họa…. + Phỏng vấn trực tiếp về tình cảm, những lo âu… cha mẹ dành cho con. + Chia sẻ của diễn giả cách để hiểu nhau hơn giữa cha mẹ và con cái, thay lời học sinh nói lên các nguyên nhân dẫn đến con chƣa ngoan; thay lời phụ huynh để chia sẻ những khó khăn trong mƣu sinh kiếm tiền về lo cho con cái để các em nhìn nhận một góc cạnh khác của tình yêu thƣơng. + Trò chơi trao lời yêu thƣơng. + Phát biểu của Đại diện Hội cha mẹ học sinh: kêu gọi sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình và dành những lời khuyên tốt đẹp cho các em học sinh chƣa ngoan. + Phát biểu đáp từ của Thầy Hiệu trƣởng: kêu gọi sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình và dành những lời khuyên tốt đẹp cho các em học sinh chƣa ngoan. Đặc biệt là sự kỳ vọng về những chuyển biến của các em trong thời gian tới. - Khảo sát lấy ý kiến. 17
  18. 3.4.4. Lớp học làm người có ích: (Phụ lục 4) a. Mục đích - Nhằm tác động mạnh mẽ đến tâm tƣ, tình cảm và ý thức trách nhiệm về bản thân, gia đình và xã hội cho học sinh, giúp các em trƣởng thành hơn trong suy nghĩ và nhận thức rõ đƣợc vai trò, trách nhiệm của mình trong thời đại mới. - Đồng thời tạo một sân chơi chất lƣợng và bổ ích cho các em qua đó rèn luyện cho các em một số kỹ năng sống cần thiết trong cuộc sống để các em có thể giải quyết, ứng phó và đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. - Từ đó tạo đƣợc sự chuyển biến tích cực trong hành động của các em hƣớng tới những việc làm có ích hơn, ý nghĩa hơn. b. Yêu cầu - Chuỗi các hoạt động phù hợp với tâm lý lứa tuổi. - Học sinh có các suy nghĩ, nhận thức, hoạt động tích cực hơn, có ích và ý nghĩa hơn. c. Phương pháp thực hiện - Game show (thuyết trình, diễn đàn,…) về các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. - Tƣ vấn tâm lý: đi tìm ẩn số cuộc sống trong “dòng sông cuộc đời”. - Giáo dục kỹ năng: hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề, tự tin, hòa nhập cộng đồng, giao tiếp, kỹ năng phán đoán, ra quyết định. - Rèn luyện thể chất và kỹ năng tƣ duy sáng tạo. d. Chủ đề và nội dung - Học các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. - Sinh hoạt các trò chơi tập thể rèn tính tập thể, kiên nhẫn, tự tin, sáng tạo, rèn luyện thể lực và trí lực… - Tham gia nhảy dân vũ một trong các bài sau: Ngày đẹp tƣơi, Việt Nam ơi, Trống cơm, Đoremon, té nƣớc, Chicken dance, Chú ếch con,… - Buổi nói chuyện với chuyên gia về “dòng sông cuộc đời”, đi tìm ẩn số của cuộc sống. - Bày tỏ cảm xúc. - Thực hành hóa thân nhân vật thành đạt. 18
  19. e. Công tác chuẩn bị: thức ăn, nƣớc uống và các dụng cụ khác phục vụ cho các chuyên đề, trang trí sân lễ, lên chƣơng trình học làm ngƣời có ích, chƣơng trình lễ tri ân, chƣơng trình hội thi hóa trang. IV. Hiệu quả đạt được * Đối với học sinh - Tạo đƣợc sự chuyển biến tích cực trong hành động và nhận thức của các em hƣớng tới những việc làm có ích hơn, ý nghĩa hơn trở thành con ngoan trò giỏi. - Học sinh chƣa ngoan không còn ám ảnh với những hình phạt răn đe nặng nề, không phải lo lắng trốn tránh khi bị mời phụ huynh để nhà trƣờng, giáo viên chủ nhiệm “hài tội”; thông qua các hoạt động những bài học đạo đức, bài học làm ngƣời nhẹ nhàng đi sâu vào tâm thức các em, những phần việc có ích đƣợc thực hiện với tinh thần tự nguyện sẽ đánh thức sự hăng hái của tuổi trẻ, sự xung kích của tuổi thanh niên giúp các em nhận ra những giá trị chân, thiện, mỹ của cuộc sống. * Đối với giáo viên - Công tác giáo dục học sinh chƣa ngoan không còn là nỗi lo đối với giáo viên chủ nhiệm lớp, với các hoạt động ngoại khóa giáo viên chủ nhiệm có thêm cánh tay nối dài để giáo dục đạo đức cho những học sinh chƣa ngoan ở lớp mình. - Mặc khác góp phần bổ khuyết cho sự chênh lệch về năng lực xử lý học sinh của giáo viên chủ nhiệm trong nhà trƣờng, giảm bớt áp lực cho bộ môn trong công tác giáo dục lồng ghép…đồng thời thu hút sự quan tâm của tất cả giáo viên trong nhà trƣờng trong mục tiêu chung về xây dựng trƣờng học thân thiện học sinh tích cực, tạo động lực và phấn khởi hơn trong công tác giáo dục học sinh. * Đối với nhà trường: - Góp phần đa dạng hóa, hiện đại hóa hình thức và nội dung giáo dục học sinh trong nhà trƣờng, nhất là đối với học sinh chƣa ngoan. - Công tác giáo dục đạo đức học sinh từng bƣớc đi vào chiều sâu. - Đóng góp tích cực cho công tác giáo dục học sinh chƣa ngoan, góp phần giảm thiểu tỷ lệ học sinh lƣu ban bỏ học hàng năm, tạo cơ sở cho nhà trƣờng đạt mục tiêu 19
  20. chuẩn quốc gia năm 2019 và phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2025, THPT Võ Thành Trinh là trƣờng điểm về chất lƣợng hƣớng nghiệp; giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh”. - Xây dựng đƣợc môi trƣờng giáo dục tích cực, xiếc chặt hơn nữa chiếc cầu nối giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh, tạo đƣợc lòng tin đối với các bậc phụ huynh, sự tín nhiệm đối với nhân dân, đồng thời đóng góp tích cực cho công tác giáo dục và đào tạo con em tại địa phƣơng và Huyện nhà. * Hồ sơ minh chứng - Thống kê học sinh chƣa ngoan theo báo cáo của GVCN thời điểm tuần thứ 8, năm học 2017-2018 (trƣớc khi áp dụng sáng kiến). Tổng hợp biểu hiện vi Khối Số lượng Tổng hợp Nguyên nhân phạm 10 45 - Vi phạm nội quy thƣờng - Thích thể hiện, Tinh nghịch, xuyên. bốc đồng, nông nổi. - Cúp tiết, bỏ học la cà quá - Lƣời học. 11 30 xá. - Thiếu sự quan tâm của gia - Thái độ thiếu tôn trọng, đình, cha mẹ đi làm ăn xa, cha không vâng lời thầy cô. mẹ li thân, li dị. 12 22 - Vi phạm những điều học - Ảnh hƣởng thói xấu bạn bè, sinh không đƣợc làm: Sử ảnh hƣởng môi trƣờng xấu. dụng điện thoại trong giờ - Cha mẹ thiếu kỹ năng giáo học, đánh nhau. dục con cái.( Thô lỗ, bạo lực Tổng 97 gia đình…). - Giữa con cái và cha mẹ thiếu sự sẻ chia và đồng cảm. - Kết quả học kỳ I năm học 2017-2018. Thống kê xếp loại hạnh kiểm của 97 học sinh chƣa ngoan (Khi áp dụng sáng kiến) Tốt Khá Tb Yếu Khối SL SLSL TL SL TL SL TL SL TL SL 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2