intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học dự án hoạt động đọc bài 6: Nguyễn Du – “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” (Ngữ văn lớp 11. Kết nối tri thức) nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Tổ chức dạy học dự án hoạt động đọc bài 6: Nguyễn Du – “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” (Ngữ văn lớp 11. Kết nối tri thức) nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh" tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau: Làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận của việc tổ chức dạy học dự án; Đề xuất các bước tổ chức dạy học dự án phù hợp với nội dung của đề tài; Tổ chức thể nghiệm, đánh giá hiệu quả của dự án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học dự án hoạt động đọc bài 6: Nguyễn Du – “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” (Ngữ văn lớp 11. Kết nối tri thức) nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh

  1. ̉ ́ SƠ GIAO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO NGHỆ AN TÊN ĐỀ TÀ I: ̉ TÔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN HOẠT ĐỘNG ĐỌC BÀI 6: NGUYỄN DU – “NHƢ̃ NG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚ N LÒ NG” ́ ́ ́ ́ (NGƢ̃ VĂN LƠP 11. KÊT NÔI TRI THƢC) ̉ ̉ NHẰM PHÁ T TRIÊN NĂNG LƢ̣C, PHÂM CHÂT CHO HỌC SINH ́ Lĩnh vực: Ngữ văn
  2. ̉ ́ SƠ GIAO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO NGHỆ AN ̀ ́ TRƢƠNG THPT BĂC YÊN THÀ NH TÊN ĐỀ TÀ I: ̉ TÔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN HOẠT ĐỘNG ĐỌC BÀI 6: NGUYỄN DU – “NHƢ̃ NG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚ N LÒ NG” ́ ́ ́ ́ (NGƢ̃ VĂN LƠP 11. KÊT NÔI TRI THƢC) ̉ ̉ NHẰM PHÁ T TRIÊN NĂNG LƢ̣C, PHÂM CHÂT CHO HỌC SINH ́ Lĩnh vực: Ngữ văn Các tác giả: 1. Nguyễn Thị Hà - SĐT: 0983681621 2. Nguyễn Thi Thủy - SĐT: 0976910398 ̣ 3. Nguyễn Mai Thƣơng - SĐT: 0944036898 Năm học: 2023 - 2024
  3. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... 1 PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 2 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 3 2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 3 4. Các phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 3 5. Tính mới của đề tài........................................................................................ 3 6. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm ............................................................. 4 PHẦN 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ............................................................................ 4 I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI .............................................................. 4 1. Cơ sở lí luận .................................................................................................. 4 1.1. Dạy học dự án ...................................................................................... 4 1.1.1. Đặc điểm của dạy học dự án............................................................. 4 1.1.2. Quy trình tổ chức dạy học dự án ...................................................... 5 1.2. Dạy học dự án trong môn Ngữ văn...................................................... 6 2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 7 2.1. Thuận lợi ............................................................................................... 7 2.2. Khó khăn .............................................................................................. 8 3. Sự cần thiết của việc tổ chức dạy học dự án hoạt động đọc bài 6 ................ 9 II. TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN HOẠT ĐỘNG ĐỌC BÀI 6: NGUYỄN DU – “NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG” ............ 10 1. Nguyên tắc thiết kế tổ chức dạy học dự án ................................................. 10 1.1. Đảm bảo mục tiêu của bài học .......................................................... 10 1.2. Đảm bảo tính khả thi.......................................................................... 11 1.3. Dự án có ý nghĩa giáo dục ................................................................. 12 2. Nội dung tổ chức dạy học dự án hoạt động đọc bài 6................................. 12 2.1. Chuẩn bị dự án................................................................................... 12 2.1.1. Đề xuất ý tưởng và chọn đề tài dự án ............................................. 12 2.1.2. Lập kế hoạch thực hiện dự án ......................................................... 16 2.1.3. Thu thập, xử lí, tổng hợp thông tin ................................................. 17
  4. 2.2. Tổ chức thực hiện dự án .................................................................... 19 2.2.1. Tổ chức dự án “Em làm nhà nghiên cứu, phê bình văn học” ........ 19 2.2.2. Tổ chức dự án “Em làm phóng viên học đường”........................... 22 2.2.3. Tổ chức dự án “Em làm nghệ sĩ” ................................................. 25 2.2.4. Tổ chức dự án “Em làm nhà thuyết minh tác phẩm văn học” ....... 28 2.2.5. Tổ chức dự án “Xây dựng một công viên chủ đề Nguyễn Du và Truyện Kiều” ................................................................................................... 31 2.3. Báo cáo và đánh giá dự án ................................................................ 33 III. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI ........ 35 1. Mục đích khảo sát ....................................................................................... 35 2. Nội dung và phƣơng pháp khảo sát............................................................. 35 2.1. Nội dung khảo sát .............................................................................. 35 2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ......................................... 36 3. Đối tƣợng khảo sát ...................................................................................... 36 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp ............. 37 4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất .............................................. 37 4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất .............................................. 39 IV. HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ........................................................................ 41 1. Thực nghiệm dự án ..................................................................................... 41 1.1. Đối tượng thực nghiệm ...................................................................... 41 1.2. Mục đích thực nghiệm ....................................................................... 42 1.3. Công cụ và kết quả đánh giá thực nghiệm......................................... 42 1.4. Nhận xét sau thực nghiệm .................................................................. 43 2. Bài học kinh nghiệm ................................................................................... 45 PHẦN 3. KẾT LUẬN ............................................................................................ 45 1. Tính khoa học.............................................................................................. 45 2. Tính hiệu quả của đề tài .............................................................................. 45 3. Những kiến nghị đề xuất ............................................................................. 46 PHẦN 4. THƢ MỤC THAM KHẢO ..................................................................... 46 PHẦN 5. PHỤ LỤC ................................................................................................ 47
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ GV Giáo viên HS Học sinh GDPT Giáo dục phổ thông Nxb Nhà xuất bản THPT Trung học phổ thông 1
  6. PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Dạy học dự án là phƣơng pháp dạy học (cũng có tài liệu gọi là hình thức dạy học) có nhiều ƣu điểm để phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Thông qua việc tham gia học dự án, học sinh phát huy đƣợc tối đa tính tích cực chủ động trong quá trình tiếp cận, lĩnh hội tri thức, từ đó phát huy các năng lực chung, năng lực đặc thù, vận dụng các kiến thức đã học vào trong thực tế một cách hiệu quả. Vì vậy, đây là phƣơng pháp dạy học phù hợp với nội dung chƣơng trình mới GDPT 2018 hƣớng đến phát triển con ngƣời toàn diện. Với phƣơng pháp dạy học tích cực này, học sinh không chỉ đƣợc phát triển những kỹ năng cần thiết mà còn phát triển tƣ duy sáng tạo gắn với phƣơng châm “học mà chơi, chơi mà học", "học thông qua hành" hay “dạy học trải nghiệm”… Chính quá trình thực hiện các dự án dạy học bộ môn này có thể đem đến cho học sinh những hứng thú mới mẻ, những kiến thức sâu sắc, dần trƣởng thành hơn trong nhận thức và hành động. Môn Ngữ văn là một môn học mang tính đặc thù, đòi hỏi rất nhiều sự trải nghiệm trong cảm xúc và hành động của ngƣời học, ngoài việc phát triển những năng lực chung, môn học này còn hƣớng học sinh đến năng lực đặc thù nhƣ năng lực đọc, năng lực viết, năng lực cảm thụ thẩm mĩ... Chƣơng trình môn Ngữ văn đƣợc thiết kế theo các mạch chính tƣơng ứng với các hoạt động Đọc - Viết - Nói và nghe, trong đó hoạt động Đ ọc là cơ sở , nề n tảng đầ u tiên và khởi phát cho các hoạt động còn lại . Dạy học dự án trong môn Ngữ văn giúp học sinh có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về giá trị của một tác phẩm văn học; bồi dƣỡng phẩm chất, giáo dục đạo đức về lòng yêu nƣớc và tinh thần tự tôn dân tộc, khơi dậy niềm đam mê của học sinh đối với môn học. Mặt khác, học sinh đƣợc phát triển nhiều năng lực, rèn luyện nhiều kĩ năng nhƣ kỹ năng giao tiếp, kĩ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức, kĩ năng thuyết trình, kỹ năng phản biện, kĩ năng tự học, kỹ năng thu thập và xử lí tài liệu, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin… đáp ứng mục tiêu giáo dục trong thời đại mới cũng nhƣ mục tiêu của chƣơng trình giáo dục tổng thể 2018 đang hƣớng tới. Nguyễn Du là tác gia văn ho ̣c lớn của nề n văn ho ̣c Viê ̣t Nam , đƣợc suy tôn là đại thi hào dân tộc, vinh danh là Danh nhân văn hoá nhân loại. Nguyễn Du để lại một sự nghiệp văn chƣơng quý giá, gồm các tác phẩm đƣợc sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm, trong đó nổi bật nhất là “Truyê ̣n Kiề u”. Trải qua bao thế hệ, sáng tác của Nguyễn Du vẫn số ng mai và sẽ còn làm rung đô ̣ng hàng triê ̣u trái tim bạn đọc. ̃ Tổ chức dạy học dƣ̣ án bài 6: Nguyễn Du – “Nhƣ̃ng điều trông thấ y mà đau đớn lòng” giúp các em đi sâu nghiên cƣ́u sƣ̣ nghiê ̣p thơ văn Nguyễn Du, nắ m đƣơ ̣c giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật để thấy đƣợc tầm vóc , con ngƣời, tài năng của ông, qua đó thêm hiể u biế t, yêu quý và tƣ̣ hào v ề một di sản văn học lớn của dân tộc. Xuất phát tƣ̀ những lí do trên, chúng tôi đề xuất và thực nghiệm đề tài : Tổ 2
  7. chƣ́ c da ̣y ho ̣c dƣ̣ án hoa ̣t đô ̣ng đo ̣c bài 6: Nguyễn Du - “Những điề u trông thấ y mà đau đớn lòng” (Ngƣ̃ văn lớp 11- KNTT) nhằ m phát triể n năng lƣ̣c , phẩ m chấ t cho học sinh. 2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Cách thức tổ chức dự án: nguyên tắc, các bƣớc tổ chức dạy học dự án phù hợp với nội dung hoa ̣t đô ̣ng đo ̣c của bài 6: Nguyễn Du - “Những điề u trông thấ y mà đau đớn lòng”. - Các nguyên tắc và cách thức tổ chức dạy học dự án đƣợc áp dụng đối với HS khối 11 ở một số lớp tại trƣờng THPT Bắc Yên Thành trong năm học 2023 - 2024. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau: - Làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận của việc tổ chức dạy học dự án. - Đề xuất các bƣớc tổ chức dạy học dự án phù hợp với nội dung của đề tài. - Tổ chức thể nghiệm, đánh giá hiệu quả của dự án. 4. Các phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát thống kê, phân loại: Chúng tôi tiến hành khảo sát các tài liệu hƣớng dẫn tổ chức dạy học dự án trong nhà trƣờng phổ thông để lựa chọn các bƣớc tổ chức phù hợp với nội dung dạy học dƣ̣ án bà i 6 phầ n hoa ̣t đô ̣ng đo ̣c . Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát thực trạng HS, tiến hành phân loại đối tƣợng dạy học, thăm dò ý kiến GV để lựa chọn phƣơng pháp phù hợp. - Phương pháp thực nghiệm: Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này thông qua việc tổ chức các hoạt động dạy học dự án phù hợp với đối tƣợng HS cụ thể. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trong quá trình thực hiện và sau khi kết thúc dự án, chúng tôi tiến hành phân tích, tổng hợp, đánh giá đ ể có những đề xuất cho vấ n đề d ạy học dƣ̣ án , nhằm phát triển năng lực phẩm chất của HS theo yêu cầu của chƣơng trình THPT 2018. 5. Tính mới của đề tài Sáng kiến kinh nghiệm đƣa ra cách thức tổ chức dạy học dự án đƣợc rút ra từ thực tiễn dạy học của GV nhằm giúp HS lớp 11 có các phƣơng pháp tiếp cận môn học hợp lí, đạt kết quả cao. Dƣới sự hƣớng dẫn, hỗ trợ của GV, HS tự tìm hiểu kiến thức nền, tăng cƣờng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong học tập, cuộc sống, tạo sản phẩm, giới thiệu sản phẩm, tự kiểm tra, đánh giá. Từ đó hình thành năng lực, phẩm chất cần thiết, đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Hơn nữa dự án này đƣợc GV vừa nghiên cứu vừa thực nghiệm lần đầu ở trƣờng THPT Bắc Yên Thành dựa trên yêu cầu cần đạt của bài 6, tâ ̣p trung ở hoạt động đọc (sách Kết nối tri thức với cuộc sống) thực hiện từ năm học 2023 - 2024. 3
  8. 6. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, phần giải quyết vấn đề bao gồm: 1. Cơ sở khoa học của đề tài 2. Tổ chức dạy học dự án hoạt động đọc bài 6: Nguyễn Du - “Những điề u trông thấ y mà đau đớn lòng”. 3. Sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài 4. Hiệu quả thể nghiệm của dự án PHẦN 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận 1.1. Dạy học dự án 1.1.1. Đặc điểm của dạy học dự án Theo tài liệu tập huấn chƣơng trình THPT 2018, dạy học dự án là cách thức tổ chức dạy học, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành để tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu và trình bày. Trong môn Ngữ văn nhiều nội dung dạy học gắn liền với thực tiễn cuộc sống và nhiều môn học khác thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nên phù hợp với dạy học dự án. Cũng theo tài liệu này dạy học dự án có các đặc điểm sau: Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng nhƣ thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ của dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của ngƣời học. Các dự án học tập có ý nghĩa thực tiễn xã hội góp phần gắn liền việc học tập trong nhà trƣờng với thực tiễn đời sống. Trong những trƣờng hợp lí tƣởng, việc thực hiện dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực. Ngƣời học đƣợc tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú của cá nhân. Ngoài ra hứng thú của ngƣời học cần đƣợc tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án. Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó kiểm tra củng cố, mở rộng hiểu biết lí thuyết cũng nhƣ rèn luyện kĩ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của ngƣời học. Tính tự lực của người học: Trong dạy học dự án, ngƣời học cần tham gia tích cực, tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng khuyến 4
  9. khích và đòi hỏi tính trách nhiệm, sự sáng tạo của ngƣời học. GV chủ yếu đóng vai trò tƣ vấn, hƣớng dẫn và giúp đỡ. Tuy nhiên mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của ngƣời học và mức độ khó khăn của nhiệm vụ. Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thƣờng thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Dạy học dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa HS và GV. Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm tạo ra không chỉ giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết mà trong đa số trƣờng hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu bằng nhiều hình thức khác nhau với các quy mô khác nhau. 1.1.2. Quy trình tổ chức dạy học dự án Về quy trình tổ chức dạy học theo dự án cần đƣợc tiến hành trên ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án Đề xuất ý tưởng và chọn đề tài dự án: Đề tài dự án có thể nảy sinh từ sáng kiến của GV, HS hoặc của nhóm HS. HS là ngƣời quyết định lựa chọn đề tài, nhƣng phải đảm bảo nội dung phù hợp với mục đích học tập, phù hợp với chƣơng trình và điều kiện thực tế. Để thực hiện dự án, HS phải đóng vai trò có thực trong xã hội để tự mình tìm kiếm nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm HS và những yếu tố khác liên quan đến dự án. Lập kế hoạch thực hiện dự án: GV hƣớng dẫn HS lập kế hoạch thực hiện dự án, trong đó HS cần xác định chính xác chủ đề, mục tiêu, những công việc cần làm, kinh phí thời gian và phƣơng pháp thực hiện. Ở giai đoạn này đòi hỏi ở tính tự lực và tính cộng tác để xây dựng kế hoạch nhóm. Sản phẩm tạo ra ở giai đoạn này là bản kế hoạch dự án. Giai đoạn 2: Thực hiện dự án Giai đoạn này với sự giúp đỡ của GV, HS tập trung vào nhiệm vụ đƣợc giao với các hoạt động nhƣ đề xuất các phƣơng án giải quyết và kiểm tra, nghiên cứu tài liệu, trao đổi hợp tác với các thành viên trong nhóm. Giai đoạn 3: Báo cáo và đánh giá dự án HS thu thập kết quả, công bố sản phẩm trƣớc lớp. HS có thể tự nhận xét quá trình thực hiện dự án và tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và đánh giá nhóm khác. GV đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện dự án của HS, đánh giá sản phẩm và rút kinh nghiệm để thực hiện những dự án tiếp theo. Với cách tổ chức nhƣ vậy, dạy học dựa trên dự án có những ƣu thế trong 5
  10. việc phát triển các phẩm chất chủ yếu và các năng lực chung cho các em HS. Đó là những phẩm chất: chăm chỉ (thƣờng xuyên thực hiện và theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ đƣợc phân công trong dự án), trung thực (có ý thức báo cáo chính xác, khách quan kết quả dự án đã thực hiện đƣợc), trách nhiệm (có ý thức hoàn thành công việc mà bản thân đƣợc phân công, phối hợp với các thành viên trong nhóm để hoàn thành dự án) và các năng lực: năng lực tự chủ và tự học (tự lựa chọn đề tài dự án, tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, tự quyết định cách thức thực hiện dự án, tự đánh giá về quá trình và kết quả dự án), năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (chủ động đề ra kế hoạch, cách thức thực hiện dự án, cách thức xử lí vấn đề phát sinh một cách sáng tạo nhằm đạt đƣợc kết quả tốt nhất), năng lực giao tiếp và hợp tác (tăng cƣờng sự tƣơng tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện dự án). Đối với môn Ngữ văn, việc thực hiện các sản phẩm học tập liên quan đến các hoạt động đọc, viết, nói và nghe, HS sẽ có cơ hội hình thành và phát triển các năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. 1.2. Dạy học dự án trong môn Ngữ văn Dạy học dự án trong môn Ngữ văn đáp ứng yêu cầu và mục tiêu của chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 “Học đi đôi với hành”, “Lí luận gắn liền với thực tiễn”, trong đó hƣớng đến chủ thể là học sinh, đề cao tính chủ động và tƣ duy sáng tạo trong việc tiếp cận tác phẩm văn học, tạo ra những sản phẩm mang cá thể của ngƣời học. Dạy học dự án kích thích động cơ, hứng thú học tập của ngƣời học, học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức nên kiến thức đƣợc lƣu giữ lâu hơn, là một cách đọc sâu, đọc sáng tạo tác phẩm văn học theo đúng quan điểm dạy học môn Ngữ văn: trả tác phẩm về cho chủ thể tiếp nhận là học sinh. Thông qua thực hiện các dự án trong môn Ngữ văn, giải quyết các vấn đề phức tạp cao nên học sinh cần cả các kĩ năng cơ bản (đọc, viết, nói, nghe) và các kĩ năng khác (kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, nghiên cứu thu thập, quản lí thời gian, tổng hợp thông tin...). Với sự kết hợp các các kĩ năng này, dƣới sự hƣớng dẫn và định hƣớng của giáo viên, học sinh trở thành chủ nhân thực sự và quản lí trực tiếp quá trình học của mình. Bằng cách mang nội dung học tập gắn liền với cuộc sống thực tế thông qua dạy học dự án, học sinh đƣợc khuyến khích để trở thành một ngƣời có tƣ duy phản biện, biết cách giải quyết vấn đề và là những con ngƣời học tập suốt đời. Mặt khác, thông qua dạy học dự án, giáo viên có nhiều cơ hội đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh, cho phép giáo viên giao tiếp với học sinh trong một phƣơng pháp tiến bộ. Đây cũng chính là yêu cầu của đổi mới kiểm tra, đánh giá mà cả chƣơng trình giáo dục 2018 đang thực hiện. Hình thức dạy học dự án trong môn Ngữ văn rất đa dạng. Dự án có thể đƣợc tổ chức dƣới dạng một bài/tổ hợp bài nghiên cứu phê bình, sân khấu hóa tác phẩm văn học… Vì vậy mà có rất nhiều loại sản phẩm khác nhau: 6
  11. - Bản báo cáo kết quả nghiên cứu về một tác phẩm văn học: bài viết của học sinh. - Sản phẩm dàn dựng công phu: một bộ phim, một tiết mục sân khấu hóa, video phỏng vấn…. - Bản vẽ sơ đồ tƣ duy, bức tranh hay một bài hát… 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thuận lợi Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, là vì sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông trở thành nguồn tƣ liệu quý giá cho thế hệ bao đời. Vì thế, khi tiến hành hƣớng dẫn HS học tập và nghiên cứu về hoạt động đọc bài 6: Nguyễn Du – “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”, chúng tôi có những thuận lợi sau: Về phía học sinh: Học tập theo hình thức dự án đƣợc thực hiện khá thƣờng xuyên trong chƣơng trình GDPT 2018. Với HS lớp 11, sau một năm học thực hiện chƣơng trình mới, các em đã đƣợc tiếp xúc và thực hiện một số dự án văn học. Điều đó đƣợc thể hiện rõ khi chúng tôi đặt câu hỏi thăm dò “Trước khi học bài 6: Nguyễn Du - “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”, bạn đã thực hiện làm sản phẩm dự án học tập nào chưa?” (Phụ lục 1) thì có đến 77.8% HS trả lời đã thực hiện nhiều và đã thực hiện nhƣng chƣa nhiều. Chính vì đƣợc thực hiện thƣờng xuyên các dự án học tập nên các em đã biết quy trình làm sản phẩm dự án, không còn bỡ ngỡ, lúng túng... Mặt khác, các em HS đã đƣợc tiếp cận với thơ văn Nguyễn Du từ chƣơng trình THCS qua các đoạn trích trong Truyện Kiều nhƣ: Chị em Thuý Kiều, Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích... Chính điều này đã cung cấp cho các em những hiểu biết, kiến thức nền tảng ban đầu để các em hào hứng khi học tập và thực hiện dự án về Nguyễn Du. Vì thế, khi khảo sát ngẫu nhiên ở 198 HS tham gia học tập bài 6 Nguyễn Du - “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”, kết quả thu nhận đƣợc, đa số các em (188 HS, chiếm tỉ lệ 94.9%) đều có niềm yêu thích với thơ văn Nguyễn Du. Dù các em chƣa nói rõ lí do hoặc chỉ dừng lại ở cảm tính nhƣng đây là cơ sở ban đầu để chúng tôi khơi dậy, tiếp thêm niềm yêu, sự hứng thú của các em về nội dung học tập hoạt động đọc bài 6. Khi đƣợc hỏi “Bạn có hứng thú với dự án học tập hoạt động đọc bài 6: Nguyễn Du - “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” không?” một tín hiệu đáng mừng là có tới 178 HS (chiếm 89.9%) hứng thú và rất hứng thú với dự án này. Cùng với đó là niềm yêu thích thơ văn Nguyễn Du của các em đã thôi thúc những ngƣời dạy học nhƣ chúng tôi trăn trở làm thế nào để tổ chức dạy học dự án cho HS nhằm phát triển năng lực, phẩm chất toàn diện, tạo hành trang cho công dân của thế kỉ mới. Một thuận lợi không nhỏ nữa là trong thời gian vừa qua, tổ chuyên môn Ngữ Văn trƣờng THPT Bắc Yên Thành đã tổ chức các chuyến đi về các địa chỉ đỏ và 7
  12. thăm mộ, nhà lƣu niệm của Nguyễn Du ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh, buổi ngoại khoá: Nguyễn Du và Truyện Kiều - Danh nhân và kiệt tác.... Chính thông qua hoạt động trải nghiệm, buổi ngoại khoá này các em đã đƣợc hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời cũng nhƣ những giá trị, đóng góp to lớn của Nguyễn Du đối với nền văn học dân tộc. Về phía giáo viên: Trong quá trình giảng dạy tại trƣờng, bản thân GV đã đƣợc tổ chức học tập bài bản, khoa học, có chất lƣợng các nội dung tập huấn chuyên đề đổi mới phƣơng pháp dạy học, đƣợc tham gia các lớp tập huấn, bồi dƣỡng về chuyên môn do Sở giáo dục và Đào tạo Nghệ An tổ chức hàng năm. Ban chuyên môn của nhà trƣờng cũng đã tổ chức thao giảng, hội thảo đổi mới phƣơng pháp dạy học. Mặt khác, đội ngũ GV Tổ Ngữ văn trƣờng THPT Bắc Yên Thành giàu kinh nghiệm, trách nhiệm, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn vững vàng. Các thành viên trong tổ góp ý, đánh giá giờ dạy thẳng thắn, chân thành, cầu tiến. Đồng nghiệp luôn có những trao đổi bổ ích về chuyên môn trực tiếp hoặc trên e-mail, trên nhóm zalo riêng của tổ. Thầy cô luôn nhanh nhạy, học hỏi giao lƣu với các đơn vị bạn để bắt nhịp với yêu cầu của giáo dục đào tạo. Không chỉ thế, sau một năm thực hiện chƣơng trình mới, GV cũng đã quen và luôn có mong muốn tổ chức các hoạt động hƣớng dẫn, hỗ trợ học sinh thực hiện dạy học dự án, để khơi dậy năng lực, phẩm chất ngƣời học, đồng thời nâng cao chất lƣợng dạy học. 2.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi trên, chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn khi tổ chức cho các em trong dạy học hoạt động đọc bài 6. Về phía HS: Mặc dù đã đƣợc học, tiếp xúc với thơ văn Nguyễn Du từ chƣơng trình THCS nhƣng nhìn chung vốn kiến thức chuyên sâu của các em về thơ văn Nguyễn Du còn hạn chế. Tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS chƣa đƣợc khơi dậy do cách thức tổ chức phƣơng pháp dạy học của GV chƣa phù hợp. Việc giảng dạy, học tập Nguyễn Du và Truyện Kiều trong nhà trƣờng vẫn triển khai theo lối cũ, học từng tiết hoặc đã đựơc triển khai theo chủ đề nhƣng vẫn chƣa thực sự hiệu quả, những giờ học về Nguyễn Du chƣa đạt kết quả cao. Sau khi học xong rất nhiều đoạn trích ở chƣơng trình THCS và THPT, HS vẫn chƣa thấy hết cái hay, cái đẹp, vị trí, các giá trị của Nguyễn Du cũng nhƣ Truyện Kiều và sáng tác thơ văn của ông. HS vẫn chƣa hiểu vì sao Truyện Kiều đƣợc coi là tác phẩm trứ danh, là kiệt tác. Vì thế, chƣa thể làm cho các em HS yêu thích, tự hào về đại thi hào dân tộc, về tập đại thành của văn học trung đại Việt Nam và cũng khó có thể đạt mục tiêu hình thành, bồi đắp, phát triển năng lực của HS, khơi dậy đúng tiềm năng giáo dục toàn diện mà tác phẩm kinh điển này mang lại. Bên cạnh đó, mặc dù đã đƣợc học tập theo hình thức dự án nhƣng học sinh còn chƣa thành thạo trong quá trình thực hiện. Khi đƣợc hỏi “Bạn đã nắm vững 8
  13. quy trình của việc làm sản phẩm dự án học tập chưa?” (Phụ lục 1) thì có 22.2% HS chia sẻ mình chƣa nắm vững hoặc đã thực hiện nhƣng chƣa nắm vững quy trình của việc làm sản phẩm dự án. Chính điều này đã khiến HS thiếu các kỹ năng cơ bản nhƣ kỹ năng quản lý thời gian, lập kế hoạch, không đủ kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề... Thiếu, yếu những kỹ năng này, các em sẽ gặp nhiều khó khăn khi bƣớc vào đời. Về phía GV: Khi đƣợc khảo sát về sự cấp thiết của việc dạy học dự án “Thầy/Cô đánh giá như thế nào về tính cấp thiết của việc áp dụng phương pháp dạy học theo dự án vào tổ chức chương trình GDPT 2018 trong việc phát triển năng lực và phẩm chất HS?” (Phụ lục 2), có đến 38/54 GV, chiếm 70,4% đều nhận thấy sự cần thiết phải tổ chức dạy học dự án cho HS vì những lợi ích mà phƣơng pháp này mang lại nhƣ: kích thích sự tò mò, năng lực sáng tạo của HS, phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề, khuyến khích HS học hỏi lẫn nhau, nâng cao kĩ năng thực hành của các em. Thế nhƣng khi đƣợc hỏi “Thầy/cô có thường xuyên áp dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học Ngữ văn không?” thì nhận đƣợc phản hồi: 64,8 % GV thỉnh thoảng sử dụng, 18,5 % là rất ít sử dụng và chỉ có 11,1% GV thƣờng xuyên sử dụng. Lí giải cho vấn đề này, GV chia sẻ những khó khăn khi tổ chức dạy học dự án là tốn thời gian công sức thiết kế, tâm lí quen với cách dạy thƣờng ngày, ngại thay đổi, nội dung bài học dài cần dạy cho đúng tiến độ chƣơng trình, cơ sở vật chất thiếu thốn và phải kể đến tình trạng HS lƣời tƣ duy, suy nghĩ... Nhƣ vậy, từ việc khảo sát HS, thăm dò ý kiến GV, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu về tổ chức dạy học dự án rất cần thiết trong việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và nâng cao năng lực chuyên môn nhằm phát huy những hiệu quả mà phƣơng pháp này mang lại trong dạy học. 3. Sự cần thiết của việc tổ chức dạy học dự án hoạt động đọc bài 6: Nguyễn Du - “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” Một trong những yêu cầu cơ bản của dạy học dự án là sự kết hợp nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau để giải quyết nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp. Trong khi đó bản chất của các chủ đề dạy học Ngữ văn luôn mang tính tích hợp đơn môn hoặc liên môn. Bài 6: Nguyễn Du - “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” là một đơn vị kiến thức nhiều, yêu cầu cao về năng lực và phẩm chất của ngƣời học. Đây là tác giả với hệ thống các tác phẩm văn học có tầm vóc lớn với nhiều tiềm năng giá trị cần đƣợc thế hệ trẻ nhìn nhận, khai thác và khơi dậy. Vậy nên dạy học thế nào để khơi dậy những tiềm năng giáo dục mà kiệt tác văn học này mang lại? Làm thế nào để HS cảm nhận đƣợc Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, Truyện Kiều là một tác phẩm bất hủ, trứ danh? Làm sao để thế hệ trẻ lại tiếp tục yêu mến Nguyễn Du và các tác phẩm của ông? Và phải dạy học về “Nguyễn Du - Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” thế nào để học sinh 9
  14. phát triển đƣợc các phẩm chất, năng lực? Đây là một vấn đề vừa có tính thời sự, tính xã hội, tính giáo dục lại rất thiết thực, hữu ích. Vì thế theo chúng tôi, để vấn đề dạy học chủ đề Ngữ văn đạt hiệu quả tối đa và giảm áp lực trong các giờ học trên lớp thì lựa chọn phƣơng pháp dạy học dự án là tối ƣu nhất. Từ những khảo sát phân tích về thực trạng dạy học thơ văn Nguyễn Du và việc học tập theo hình thức dự án của HS, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức dự án trong hoạt động đọc bài 6 nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS là cần thiết. Các em thực sự là chủ thể trong việc kiến tạo, lĩnh hội tri thức. Việc xây dựng các dự án gắn với các chủ đề Ngữ văn rất kích thích học sinh. Đặc biệt tất cả các em đều đƣợc phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực và nguyện vọng của bản thân, lại đƣợc hỗ trợ bởi các thành viên trong nhóm, của giáo viên giúp HS hiểu thấu đáo các vấn đề khoa học và thực tiễn. Bên cạnh đó sự hình thành sản phẩm đòi hỏi các em nỗ lực hết mình, làm việc có nguyên tắc, có trách nhiệm, tự giác, chăm chỉ và tích cực. Qua dự án này HS có thể phát triển đƣợc các năng lực cần thiết: biết sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp; xây dựng đƣợc hệ thống luận điểm sáng rõ, làm nổi bật đƣợc các kết quả nghiên cứu với những cứ liệu minh họa cụ thể; sử dụng ngôn ngữ khách quan, khoa học để trình bày kết quả... Hơn nữa, tổ chức dạy học dự án này nhằm mục đích trân trọng, bảo tồn, phát huy những di sản văn học; Đồng cảm, sẻ chia với tinh thần nhân đạo thấm đƣợm trong nền văn học truyền thống của dân tộc. Điều này phù hợp mục tiêu bài học, đáp ứng đƣợc định hƣớng của chƣơng trình GDPT 2018, đồng thời trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết để thực hiện những dự án tiếp theo và có thể định hƣớng cho các em lựa chọn nghề nghiệp sau này. II. TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN HOẠT ĐỘNG ĐỌC BÀI 6: NGUYỄN DU – “NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG” 1. Nguyên tắc thiết kế tổ chức dạy học dự án 1.1. Đảm bảo mục tiêu của bài học Đây là nguyên tắc quan trọng trƣớc tiên khi chúng tôi thiết kế tổ chức dạy học dự án này. Cơ sở để chúng tôi xác định mục tiêu cần đạt của chuyên đề là các tài liệu: Hướng dẫn thực hiện chương trình THPT 2018, sách giáo khoa, sách GV Ngữ văn 11 (bộ KNTT), đặc biệt chú trọng vào yêu cầu cần đạt về năng lực và phẩm chất của ngƣời học, yêu cầu sau khi đọc theo hệ thống câu hỏi hƣớng dẫn HS tìm hiểu bài học có trọng tâm trong SGK. Trên cơ sở đó chúng tôi khái quát những mục tiêu lớn của hoạt động đọc bài 6: Nguyễn Du - “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” nhƣ sau: Về năng lực: - Vận dụng đƣợc những hiểu biết về tác giả Nguyễn Du (con ngƣời, cuộc đời, sự nghiệp văn học) để đọc hiểu một số tác phẩm của đại thi hào. Thực chất là hƣớng 10
  15. đến năng lực đọc hiểu về một tác gia văn học. - Nhận biết và phân tích đƣợc một số yếu tố của truyện thơ Nôm nhƣ: cốt truyện, nhân vật, ngƣời kể chuyện, độc thoại nội tâm, bút pháp miêu tả, ngôn ngữ. Đây chính là cách đọc hiểu một truyện thơ (Nôm) nói chung, Truyện Kiều nói riêng (về cả nội dung tƣ tƣởng và những nét đặc sắc nghệ thuật). - So sánh đƣợc hai văn bản văn học ở các giai đoạn khác nhau viết cùng đề tài; liên tƣởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản đƣợc đọc. Đây chính là yêu cầu phân tích, đánh giá so sánh 2 văn bản khác giai đoạn nhƣng cùng một đề tài trong sáng tác của Nguyễn Du. Về phẩm chất: - Đồng cảm, chia sẻ với tinh thần nhân đạo thấm đƣợm trong nền văn học truyền thống của dân tộc. - Trân trọng những di sản văn học. Đây là những mục tiêu cơ bản cần đạt của hoạt động đọc bài 6: Nguyễn Du - “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Trong quá trình dạy hoạt động đọc, chúng ta cũng cần tích hợp với kỹ năng viết trong phần kết nối đọc - viết, kỹ năng nói trong quá trình trình bày sản phẩm. 1.2. Đảm bảo tính khả thi Về thời gian: Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học cần tổ chức bài bản, có sự phức hợp của nhiều nhiệm vụ học tập nhằm phát huy tối đa năng lực, sáng tạo, sự hợp tác cùng giải quyết vấn đề của HS. Hoạt động đọc bài 6: Nguyễn Du - “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” đƣợc phân bố thời lƣợng 7 tiết dạy trên lớp gồm 2 tiết về tác gia Nguyễn Du, 3 tiết về đoạn trích Trao duyên (Trích Truyện Kiều), 2 tiết về bài Độc Tiểu Thanh kí (Đọc truyện về nàng Tiểu Thanh). Mặt khác các tiết của bài học đƣợc bố trí trong chủ đề bài 6, có tích hợp liên môn với phần thực hành tiếng việt (Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối), tích hợp với phần viết (Viết văn bản thuyết minh một tác phẩm văn học), phần nói và nghe (Giới thiệu về một tác phẩm văn học), phần thực hành đọc (Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều), Mộng đắc thái liên (Mơ đi hái sen). Điều này tạo thuận lợi cho học sinh thực hiện dự án, phát triển các kỹ năng đọc - viết - nói - nghe. Về điều kiện cơ sở vật chất tiến hành dạy học: Dự án đƣợc tổ chức học tập trên lớp, không gian truyền thống, các em có thể trao đổi tƣơng tác trực tiếp với bạn bè và GV; từ đó nhanh chóng tháo gỡ những tình huống có vấn đề trong học tập. Bên cạnh đó, không gian tiến hành dự án còn thể hiện trên nền tảng công nghệ thông tin nhóm facebook, zalo, messenger, padlet… giúp các em kết nối và tìm kiếm thông tin dễ dàng. Ngoài ra dự án còn đƣợc triển khai linh hoạt gắn liền với không gian sống của các em, giúp các nhóm có thể trao đổi hoạt động độc lập 11
  16. trong quá trình nghiên cứu và viết báo cáo. Kinh phí thực hiện dự án không quá lớn khi các nhóm chủ yếu sử dụng những tài nguyên của công nghệ thông tin, thƣ viện trƣờng, thƣ viện địa phƣơng và nguồn lực là con ngƣời của địa phƣơng. Về yếu tố tâm lí HS: Dự án này phù hợp với đối tƣợng HS lớp 11. Ở chƣơng trình cấp THCS các em đã đƣợc tiếp xúc, học tập về các đoạn trích trong Truyện Kiều nhƣ Chị em Thuý Kiều, Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích... Chính điều này đã tạo ra sự hứng thú, say mê khi bắt tay vào thực hiện dự án. Mặt khác, sau gần hai năm học chung dƣới mái trƣờng, các em đã nhận ra những ƣu điểm thế mạnh của bạn, tìm kiếm những nhóm bạn nhỏ hơn trong cộng đồng lớp học để có thể chia sẻ niềm yêu thích, hứng thú của cá nhân. Đây là một thuận lợi để các em bắt đầu thực hiện những sản phẩm học tập theo nhóm nhỏ. 1.3. Dự án có ý nghĩa giáo dục Một dự án thực sự có ý nghĩa khi nó khơi gợi đƣợc niềm hứng thú ở HS và đặc biệt có ý nghĩa giáo dục các em hƣớng tới Chân - Thiện - Mĩ. Đặt trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hoá, khi mà con ngƣời đặc biệt là thế hệ trẻ có thể dễ dàng lãng quên, quay lƣng với những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc thì việc thực hiện dự án này có ý nghĩa giúp các em hiểu sâu sắc hơn những giá trị sâu sắc mà Nguyễn Du đã để lại cho đời sau. Hơn nữa đến lƣợt các em, những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc sẽ lƣu truyền, tiếp biến cái hay, cái đẹp, các giá trị thơ văn Nguyễn Du, đặc biệt là Truyện Kiều cho thế hệ mai sau. Vì vậy, thông qua thực hiện dự án này chúng tôi mong muốn các em đƣợc bồi dƣỡng tinh thần tự hào, niềm trân trọng đối với thơ văn Nguyễn Du, đó cũng là cách để các em phát triển lòng nhân ái, tình yêu quê hƣơng, yêu đất nƣớc của mình. 2. Nội dung tổ chức dạy học dự án hoạt động đọc bài 6 2.1. Chuẩn bị dự án 2.1.1. Đề xuất ý tƣởng và chọn đề tài dự án. a. Giáo viên đề xuất ý tƣởng Xuất phát từ mục tiêu chung của hoạt động đọc bài 6: Nguyễn Du - “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”, chúng tôi đã nghiên cứu, cụ thể hoá qua 5 bài tập dự án nhỏ, phù hợp mục tiêu bài học nhƣ sau: Bài tập dự án 1: Tổ chức dự án “Em làm nhà nghiên cứu, phê bình văn học”. Bài tập này hƣớng đến mục tiêu giúp học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Du, đặc biệt là Truyện Kiều để tạo ra các bài nghiên cứu, phê bình văn học ở nhiều góc độ khác nhau. Từ đó khơi dậy tình yêu, niềm tự hào với các giá trị văn hoá dân tộc, phát triển năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ... Vì vậy, giáo viên đƣa ra một số vấn đề cho HS có thể nghiên cứu thực hiện dự án. Cụ thể: 12
  17. - Về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Du - chân dung đại thi hào dân tộc. - Những sáng tác bằng chữ Hán của Nguyễn Du: Ba tập thơ - Một tiếng lòng! - Những sáng tạo của “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) so với “Kim Vân Kiều truyện” (Thanh Tâm Tài Nhân) nhìn từ bình diện nghệ thuật. - Giá trị hiện thực và tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du qua “Truyện Kiều”. - Vẻ đẹp trí tuệ của các nhân vật nữ trong “Truyện Kiều”. - “Những điều trông thấy” và nỗi “đau đớn lòng” của Nguyễn Du qua đoạn trích “Trao duyên”. - Tiếng nói hiểu đời - thương người - thương mình của Nguyễn Du qua bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” (Đọc truyện về nàng Tiểu Thanh). - Trình bày những cảm nhận về một tác phẩm của Nguyễn Du mà em yêu thích. .... Bài tập dự án 2: Tổ chức dự án “Em làm phóng viên học đường”. Bài tập dự án này hƣớng đến việc phát triển cho HS năng lực vận dụng các ứng dụng công nghệ, phƣơng tiện kỹ thuật cũng nhƣ năng lực biên tập, viết/làm video và tạo sản phẩm mang phong cách ngôn ngữ báo chí (bài báo, video bản tin, phóng sự...) để tìm hiểu sức ảnh hƣởng của Nguyễn Du cũng nhƣ Truyện Kiều đối với nền văn học dân tộc, các thế hệ bạn đọc. Do đó, chúng tôi đã đƣa ra một số gợi ý để các em nghiên cứu, thực hiện dự án nhƣ sau: - Nguyễn Du và sức sống vượt thời gian. - Ảnh hưởng của Nguyễn Du đối với văn chương Việt Nam. - Sức sống của “Truyện Kiều” trong lòng thế hệ trẻ. - Sức sống của “Truyện Kiều” trong đời sống người dân. - Sức sống của “Truyện Kiều” trong các loại hình nghệ thuật khác. - Nghĩ tiếp về nàng Kiều. .... Bài tập dự án 3: Tổ chức dự án “Em làm nghệ sĩ”. Ở bài tập dự án này, chúng tôi hƣớng tới phát huy, bồi dƣỡng năng khiếu nhiều mặt của học sinh (biên dịch, hội hoạ, âm nhạc, thi sĩ...) thông qua việc cảm thụ tác phẩm của Nguyễn Du theo hƣớng sáng tạo, hƣớng đến cái nhìn đa chiều về tác phẩm. Vì thế, GV đã đƣa ra một số vấn đề gợi ý để học sinh tìm hiểu và thực hiện dự án: - Vẽ tranh chân dung về tác giả Nguyễn Du, các đầu sách của Nguyễn Du, “Truyện Kiều”, hình ảnh Thuý Kiều, Tiểu Thanh... 13
  18. - Sáng tác thơ ca lấy cảm hứng từ các tác phẩm của Nguyễn Du, nhân vật trong “Truyện Kiều”. - Biên dịch một số đoạn trích “Truyện Kiều”, một số sáng tác của Nguyễn Du sang ngôn ngữ nước ngoài khác. - Hát/ngâm về “Truyện Kiều”, thơ ca của Nguyễn Du. - Soạn nhạc/hát lấy cảm hứng từ các sáng tác thơ văn Nguyễn Du, nhân vật trong “Truyện Kiều”. - Chuyển thể một đoạn trích của “Truyện Kiều” thành đoạn phim/đóng kịch. .... Bài tập dự án 4: Tổ chức dự án “Em làm nhà thuyết minh tác phẩm văn học”. Dự án này hƣớng đến việc khuyến khích ngƣời học tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu khám phá, quan tâm thêm về các tác phẩm khác của Nguyễn Du, kích thích sự đam mê trong nghiên cứu văn học và văn hoá, qua đó phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Do đó, GV đã gợi dẫn một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du để học sinh thực hiện dự án nhƣ sau: - Thuyết minh về tác phẩm “Sở kiến hành” (Những điều trông thấy). - Thuyết minh về tác phẩm “Văn chiêu hồn” (Văn tế thập loại chúng sinh). - Thuyết minh về tác phẩm “Long thành cầm giả ca”. - Thuyết minh về tác phẩm “Đối tửu”. - Thuyết minh về tác phẩm “Thác lời trai phường nón”. - Thuyết minh về một số đoạn trích trong “Truyện Kiều”. ... Bài tập dự án 5: Tổ chức dự án “Em xây dựng công viên chủ đề Nguyễn Du và Truyện Kiều”. Bài tập này hƣớng đến xây dựng một mô hình, không gian nghệ thuật, du lịch đặc biệt về Nguyễn Du và Truyện Kiều, góp phần bảo tồn, tôn vinh các giá trị văn hoá của dân tộc. Thông qua việc thực hiện dự án, các em sẽ phát huy đƣợc năng lực sáng tạo, hợp tác, tạo ra một không gian trải nghiệm, khám phá đặc biệt mới lạ, độc đáo dành riêng cho việc trƣng bày và giới thiệu những tác phẩm của Nguyễn Du và Truyện Kiều. Vì vậy , chúng tôi đƣa ra một số gợi ý cho cho học sinh thực hiện dự án nhƣ sau: - Trưng bày tranh ảnh về Nguyễn Du và những sáng tác bất hủ theo thời gian. - Xây dựng mô hình công viên Nguyễn Du và “Truyện Kiều”. ... b. Học sinh chia nhóm và chọn đề tài dự án 14
  19. Lớp chia thành 4 nhóm. Các nhóm đƣợc tạo thành dựa trên sở thích và sự quan tâm của các em về một chủ đề chung. Các nhóm cử ra ra nhóm trƣởng, thƣ kí. Mỗi nhóm sẽ tìm hiểu kỹ từng bài tập dự án, trao đổi bàn bạc để chọn một nhiệm vụ trong từng bài tập dự án nhỏ phù hợp với khả năng, sở thích của nhóm. Kết quả: Nhóm 1: - Viết bài nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Du - Chân dung đại thi hào dân tộc. - Làm video về sức sống của “Truyện Kiều” trong lòng thế hệ trẻ. - Vẽ tranh về chân dung tác giả Nguyễn Du, các đầu sách của Nguyễn Du, “Truyện Kiều”, hình ảnh Thuý Kiều, Tiểu Thanh... - Viết bài văn: Thuyết minh về tác phẩm “Sở kiến hành” (Những điều trông thấy). - Trưng bày tranh ảnh về Nguyễn Du và những sáng tác bất hủ theo thời gian. Nhóm 2: - Viết bài: Những sáng tác bằng chữ Hán của Nguyễn Du: Ba tập thơ - Một tiếng lòng! - Viết báo: Ảnh hưởng của Nguyễn Du đối với văn chương Việt Nam. - Hát/ngâm về “Truyện Kiều”, thơ ca của Nguyễn Du. - Làm video: Thuyết minh về tác phẩm “Văn chiêu hồn” (Văn tế thập loại chúng sinh). - Trưng bày tranh ảnh về Nguyễn Du và những sáng tác bất hủ theo thời gian. Nhóm 3: - Viết bài: Những sáng tạo của “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) so với “Kim Vân Kiều truyện” (Thanh Tâm Tài Nhân) nhìn từ bình diện nghệ thuật. - Làm video: Sức sống của “Truyện Kiều” trong đời sống người dân. - Soạn bản nhạc - hát lấy cảm hứng từ các sáng tác thơ văn Nguyễn Du, nhân vật trong “Truyện Kiều”. - Viết bài văn: Thuyết minh về một số đoạn trích trong “Truyện Kiều”. - Dàn dựng mô hình công viên Nguyễn Du và “Truyện Kiều”. Nhóm 4: - Viết bài: “Những điều trông thấy” và “nỗi đau đớn lòng” của Nguyễn Du qua đoạn trích “Trao duyên”. - Viết báo: Sức sống của “Truyện Kiều” trong các loại hình nghệ thuật khác. - Chuyển thể một đoạn trích của “Truyện Kiều” thành đoạn phim/đóng kịch.... 15
  20. - Viết bài văn: Thuyết minh về tác phẩm “Sở kiến hành” (Những điều trông thấy). - Dàn dựng mô hình công viên Nguyễn Du và “Truyện Kiều”. Sau khi lựa chọn xong vấn đề nghiên cứu cho nhóm mình, các em tiến hành xác lập các mục tiêu rõ ràng của hoạt động nghiên cứu, lấy đó làm căn cứ đề tổ chức các hoạt động nghiên cứu, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Mục tiêu về nội dung kiến thức đƣợc thể hiện ngay trong tên dự án (Em làm nhà nghiên cứu, phê bình văn học, Em làm nghệ sĩ...). Mục tiêu về năng lực, phẩm chất sẽ đƣợc hình thành và phát triển trong quá trình tiến hành dự án: năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo... Qua đó đáp ứng các nhu cầu khám phá, hứng thú học tập, tạo động lực học cho HS góp phần vào quá trình bồi dƣỡng các phẩm chất, giá trị sống cho ngƣời học. 2.1.2. Lập kế hoạch thực hiện dự án Việc lập kế hoạch nghiên cứu trƣớc khi thực hiện một hoạt động là yêu cầu quan trọng, thể hiện tƣ duy khoa học của ngƣời nghiên cứu, giúp HS hình dung đƣợc: các bƣớc tiến hành, các công việc phải thực hiện, ngƣời thực hiện, thời gian địa điểm, dự kiến sản phẩm cần đạt và các phƣơng pháp phù hợp để thực hiện. GV hƣớng dẫn HS lập bảng kế hoạch thực hiện dự án theo mẫu: KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU NHÓM.... LỚP..... STT Các bài tập dự Dự kiến kết quả Ngƣời Phƣơng Địa án sản phẩm thực hiện pháp điểm, Thời gian Em làm nhà 1 nghiên cứu, phê bình văn học Em làm phóng 2 viên học đường 3 Em làm nghệ sĩ Em làm nhà 4 thuyết minh tác phẩm văn học Em xây dựng công viên chủ đề 5 Nguyễn Du và “Truyện Kiều” 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2