Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học chuyên đề sự cần thiết bảo vệ môi trường – Vật lí 10 (CT 2018) theo Sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực, tự lực cho học sinh trường THPT Lê Hồng Phong
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Tổ chức dạy học chuyên đề sự cần thiết bảo vệ môi trường – Vật lí 10 (CT 2018) theo Sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực, tự lực cho học sinh trường THPT Lê Hồng Phong" nhằm đưa ra giải pháp xây dựng, lập kế hoạch bài dạy và tiến hành dạy học theo Sơ đồ tư duy trong bộ môn Vật Lý học bậc THPT, tìm những yếu tố ảnh hưởng đến việc khai thác hiệu quả tiết dạy học theo phương pháp dạy học sử dụng Sơ đồ tư duy hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học chuyên đề sự cần thiết bảo vệ môi trường – Vật lí 10 (CT 2018) theo Sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực, tự lực cho học sinh trường THPT Lê Hồng Phong
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ: SỰ CẦN THIẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - VẬT LÍ 10 (CT 2018) THEO SƠ ĐỒ TƯ DUY, NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG Lĩnh vực: Vật Lý Năm 2024
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ: SỰ CẦN THIẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - VẬT LÍ 10 (CT 2018) THEO SƠ ĐỒ TƯ DUY, NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG Lĩnh vực: Vật Lý Tác giả : Võ Long Biên Đơn vị: Trường THPT Lê Hồng Phong Số ĐT: 0986.790.508 Năm 2024
- MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 1 3. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 3.3. Kế hoạch thời gian thực hiện 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. 2 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 2 5. Đóng góp mới của đề tài 2 PHẦN 2: NỘI DUNG 4 I - CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 1. Cơ sở lí luận 4 1.1. Cơ sở pháp lí 4 1.2. Cơ sở khoa học 4 1.2.1. Khái niệm về giáo dục dạy học theo Sơ đồ tư duy 4 1.2.2. Vai trò và ý nghĩa của giáo dục dạy học theo Sơ đồ tư duy 4 1.2.3. Các bước để tạo nên một Sơ đồ tư duy 5 1.2.4. Quy trình xây dựng bài học dạy học theo Sơ đồ tư duy 5 2. Cơ sở thực tiễn 6 2.1. Thực tiễn dạy học vật lí trong chương trình THPT hiện nay 6 2.2. Thực tiễn dạy học dạy học theo Sơ đồ tư duy trong chương trình 8 THPT hiện nay. II- TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ: SỰ CẦN THIẾT BẢO 11 VỆ MÔI TRƯỜNG - VẬT LÍ 10 (CT 2018) THEO SƠ ĐỒ TƯ DUY, NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CHO HỌC SINH 1. Tiêu chí xây dựng bài học dạy học theo Sơ đồ tư duy 11
- 2. Tiến trình bài học dạy học theo Sơ đồ tư duy theo quy trình kĩ 12 thuật 3. Khung kế hoạch dạy học chuyên đề theo định hướng dạy học theo 12 Sơ đồ tư duy 4. Thiết kế bài dạy cụ thể 13 4.1 Mục tiêu 13 4.2. Chuẩn bị 15 4.3. Kiến thức nền và đề xuất giải pháp 15 4.4. Tổ chức các hoạt động dạy học 16 III- THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 24 3.1. Tiến hành thực nghiệm sư phạm lớp 10D1 24 3.2. Nhận xét, so sánh kết quả ở lớp 10D1 trước và sau khi thực 31 nghiệm IV. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA 34 CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 1. Mục đích khảo sát 34 2. Nội dung và phương pháp khảo sát 34 2.1. Nội dung khảo sát 34 2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá 35 3. Đối tượng khảo sát 35 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 35 đã đề xuất 4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất 36 4.2. Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 37 PHẦN 3 - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 39 1. Kết luận 39 2. Đề xuất 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 PHỤ LỤC 42
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ GV GV HS Học sinh Tr Trang SKKN Sáng kiến kinh nghiệm THPT Trung học phổ thông SGK Sách giáo khoa GDPT Giáo dục phổ thông TKB Thời khóa biểu TB Trung bình HĐ Hoạt động PĐG Phiếu đánh giá. PPDH Phương pháp dạy học. PP Phương pháp. GD & ĐT Giáo dục và đào tạo. DANH MỤC BẢNG TT Nội dung Trang Bảng 1 Kết quả khảo sát 6 GV Vật Lí 6 Bảng 2 Kết quả khảo sát 39 HS lớp 10D1 7 Bảng 3 Kết quả khảo sát 20 GV trong trường 8 Bảng 4 Kết quả khảo sát 39 HS 10 Bảng 5 Kết quả kiểm tra học sinh trước và sau khi thực nghiệm 32 Bảng 6 Phân loại điểm kiểm tra theo mức điểm 33 Bảng 7 Đánh giá sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất dựa trên 36 kết quả khảo sát Bảng 8 Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất dựa trên 37 kết quả khảo sát
- DANH MỤC ẢNH TT Nội dung Trang Ảnh 1 Kết quả khảo sát câu hỏi 1 của 6 GV Vật Lí THPT Lê Hồng 7 Phong Ảnh 2 Kết quả khảo sát câu hỏi 5 của 6 GV Vật Lí THPT Lê Hồng 7 Phong Ảnh 3 Kết quả khảo sát câu hỏi 1 của 39 HS lớp 10D1 - THPT Lê 8 Hồng Phong Ảnh 4 Kết quả khảo sát câu hỏi 4 của 39 HS lớp 10D1 - THPT Lê 8 Hồng Phong Ảnh 5 Kết quả khảo sát câu hỏi 1 của 20 GV các môn khác - 9 THPT Lê Hồng Phong Ảnh 6 Kết quả khảo sát câu hỏi 6 của 20 GV các môn khác - 9 THPT Lê Hồng Phong Ảnh 7 Kết quả khảo sát câu hỏi 1 của 39 HS lớp 10D1 - THPT Lê 10 Hồng Phong Ảnh 8 Kết quả khảo sát câu hỏi 4 của 39 HS lớp 10D1 - THPT Lê 10 Hồng Phong Ảnh 9 Một số ảnh Sơ đồ tư duy các môn dạng đơn giản 17 Ảnh 10 Nêu vấn đề về ô nhiễm môi trường và khởi đầu về Sơ đồ tư 24 duy Ảnh 11 Nghiên cứu kiến thức nền. 25 Ảnh 12 Phân nhóm, bốc thăm nội dung tiến hành, phân công nhiệm 26 vụ các thành viên trong nhóm, giao nhiệm vụ về nhà bằng phiếu học tập. Ảnh 13 HS cùng nhau làm việc ở nhà, tìm hiểu kiến thức nền, tập 28 trình bày bằng sơ đồ tư duy, trao đổi qua messger, Zalo … Ảnh 14 Chia vị trí ngồi cho từng nhóm HS 29 Ảnh 15 Cho HS bốc thăm thứ tự trình bày 29 Ảnh 16 Các nhóm trình bày nội dung về loại ô nhiễm đã chuẩn bị 29 trong phiếu học tập ở nhà lên giấy A0 hoặc bổ sung khi dã chuẩn bị bản chính theo phương pháp sơ đồ tư duy Ảnh 17 HS trình bày Sơ đồ tư duy về vấn đề ô nhiễm của nhóm. 30 Ảnh 18 HS các nhóm nhận xét, đặt câu hỏi 30 Ảnh 19 Các nhóm tự cho điểm và chấm điểm các nhóm khác 30
- Ảnh 20 Từng nhóm đánh giá các thành viên trong nhóm . 30 Ảnh 21 Mốt số sản phẩm các nhóm 31 Ảnh 22 HS kiểm tra trước thực nghiệm 32 Ảnh 23 HS kiểm tra sau thực nghiệm 32 Ảnh 24 Đồ thị biểu diễn số lượng HS đạt điểm khảo sát 33 Ảnh 25 Đồ thị biểu diễn mức điểm khảo sát HS. 33 Ảnh 26 Kết quả khảo sát tính cấp thiết giải pháp 1(thấp nhất) 36 Ảnh 27 Kết quả khảo sát tính cấp thiết giải pháp 2(cao nhất) 36 Ảnh 28 Kết quả khảo sát tính khả thi giải pháp 1( thấp nhất) 38 Ảnh 29 Kết quả khảo sát tính khả thi giải pháp 5 (cao nhất) 38
- PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTG ngày 04/5/2017 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cần “...thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào cuộc thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông...” Sơ đồ tư duy có tên tiếng anh là Mindmap được biết đến là phương pháp ghi chú thông minh với các ý tưởng sử dụng từ ngữ ngắn gọn cùng hình ảnh sinh động để bộ não con người có thể tiếp cận, ghi nhớ một cách nhanh chóng và lưu trữ lâu dài. Mindmap không chỉ giúp con người ghi nhớ theo một trình tự nhất định mà còn giúp chúng ta liên hệ các dữ kiện, kích thích trí não sáng tạo để tạo hứng thú cho quá trình học tập, làm việc. Sử dụng Mindmap con người không cần mất thời gian, công sức ghi chép dày đặc các nội dung mà thông qua các tiêu đề ngắn gọn, các ký hiệu, hình ảnh hai chiều để ghi nhớ một cách tổng thể, chi tiết. Ở trường trung học phổ thông, Vật lý là môn học thuộc nhóm môn Khoa học tự nhiên, giúp học sinh tiếp tục phát triển các phẩm chất, năng lực đã được định hình trong giai đoạn giáo dục cơ bản, củng cố các phẩm chất, kỹ năng cốt lõi, tạo điều kiện để học sinh bước đầu nhận biết đúng năng lực, sở trường của bản thân, có thái độ tích cực đối với môn học. Việc áp dụng phương pháp Sơ đồ tư duy làm hoạt động trải nghiệm sẽ giúp cho phương pháp dạy học phát huy năng lực làm việc nhóm, tự học, của người học, từ đó các mục tiêu bài học sẽ được giải quyết một cách dễ dàng hơn. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới dạy học, từ chương trình giáo dục phổ thông mới, từ ý nghĩa thực tiễn của áp dụng phương pháp Sơ đồ tư duy trong dạy học Vật Lý bậc THPT nên tôi đã chọn đề tài: "Tổ chức dạy học chuyên đề sự cần thiết bảo vệ môi trường –Vật lí 10 (CT 2018) theo Sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực, tự lực cho học sinh trường THPT Lê Hồng Phong” theo định hướng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài - Phát huy tính tích cực, tự lực cho học sinh trường THPT Lê Hồng Phong thông qua việc tổ chức dạy học chuyên đề: Sự cần thiết bảo vệ môi trường – Vật lí 10 (CT 2018) theo Sơ đồ tư duy. - Đưa ra giải pháp xây dựng, lập kế hoạch bài dạy và tiến hành dạy học theo 1
- Sơ đồ tư duy trong bộ môn Vật Lý học bậc THPT, tìm những yếu tố ảnh hưởng đến việc khai thác hiệu quả tiết dạy học theo phương pháp dạy học sử dụng Sơ đồ tư duy hiện nay. - Thông qua thiết kế và soạn - giảng - vận dụng phương pháp dạy học theo Sơ đồ tư duy cho chuyên đề: sự cần thiết bảo vệ môi trường - Vật lí 10 bậc THPT để hướng tới các mục tiêu bài học, rèn lyện các kĩ năng tiến trình khoa học như: tự nghiên cứu tài liệu, hoạt động nhóm, thu thập thông tin dữ liệu; xử lý thông tin (so sánh, sắp xếp, phân loại, liên hệ…); suy luận, áp dụng, chủ động tiến hành hoạt động dạy học theo Sơ đồ tư duy, liên hệ thực tiễn. 3. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu 3.1. Đối tượng - HS khối 10 tại trường THPT Lê Hồng Phong. - Môn Vật lí 10 - THPT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Lớp 10D1 trường THPT Lê Hồng Phong. - Kiến thức chuyên đề: sự cần thiết bảo vệ môi trường - Vật lí 10 THPT (CT2018) 3.3. Kế hoạch thời gian thực hiện Thời gian Nội dung Tháng 9/2023 đến Viết đề cương tháng 12/2023 Triển khai sáng kiến giai đoạn thực nghiệm, khảo sát và đánh Tháng 1–4/ 2024 giá kết quả đạt được. Hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm . 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 5. Đóng góp mới của đề tài - Đề tài: "Tổ chức dạy học chuyên đề sự cần thiết bảo vệ môi trường –Vật lí 10 (CT 2018) theo Sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực, tự lực cho học sinh trường THPT Lê Hồng Phong” là sự vận dụng phương pháp dạy học theo Sơ đồ tư duy trong dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm phát huy tính tích cực, tự lực từ đó phát triển các kỹ năng: Làm việc nhóm, tự học, vận dụng kiến thức. 2
- - Đề tài đóng góp mới về thiết kế hoàn chỉnh kế hoạch bài giảng dạy chuyên đề: sự cần thiết bào vệ môi trường - Vật lí 10 theo Sơ đồ tư duy sau khi đã thực nghiệm, hiệu chỉnh. - Đề tài giúp học sinh tiếp cận – phát huy kỹ năng tự thiết kế, tự tham khảo tài liệu liên quan, vận dụng kiến thức. 3
- PHẦN 2: NỘI DUNG I - CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận 1.1. Cơ sở pháp lí - Theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH [1] về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. 1.2. Cơ sở khoa học 1.2.1. Khái niệm về giáo dục dạy học theo Sơ đồ tư duy [2] - Sơ đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (thế kỷ 20) bởi Tony Buzan, giúp ghi lại bài giảng mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này nhanh, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn. - Phương pháp này khai thác khả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ kiện lại với nhau bằng cách sử dụng màu sắc, một cấu trúc cơ bản được phát triển rộng ra từ trung tâm, chúng dùng các đường kẻ, các biểu tượng, từ ngữ và hình ảnh theo một bộ các quy tắc đơn giản, cơ bản, tự nhiên và dễ hiểu. Với một Sơ đồ tư duy, một danh sách dài những thông tin đơn điệu có thể biến thành một bản đồ đầy màu sắc, sinh động, dễ nhớ, được tổ chức chặt chẽ. Nó kết hợp nhịp nhàng với cơ chế hoạt động tự nhiên của não chúng ta. Việc nhớ và gợi lại thông tin sau này sẽ dễ dàng, đáng tin cậy hơn so với khi sử dụng kỹ thuật ghi chép truyền thống. 1.2.2. Vai trò và ý nghĩa của giáo dục dạy học theo Sơ đồ tư duy So với các cách thức ghi chép truyền thống, thì phương pháp Sơ đồ tư duy có những điểm vượt trội như sau: - Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng. - Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính. - Liên hệ giữa các khái niệm sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác. - Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn. - Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào bản đồ. - Mỗi bản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ. - Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ. 4
- - Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính. 1.2.3. Các bước để tạo nên một Sơ đồ tư duy Để tạo nên một Sơ đồ tư duy cần bốn bước cơ bản để tạo nên: Bước 1: Xác định chuyên đề /ý chính/từ khóa chính cho sơ đồ Dù lựa chọn loại Sơ đồ nào thì trước tiên cũng cần phải xác định được chuyên đề chính hay ý chính để thực hiện triển khai các ý nhỏ, nội dung phụ trong sơ đồ. Bước này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quyết định đến hiệu quả của quá trình vẽ sơ đồ nên yêu cầu phải xác định đúng, ý chính này thường ở vị trí trung tâm sơ đồ. Bước 2: Vẽ các nhánh cấp 1 cho Sơ đồ tư duy Sau khi đã xác định được chuyên đề chính/ý chính, vẽ vào tờ giấy hoặc trên màn hình ở vị trí trung tâm. Sau đó vẽ thêm các nhánh xuất phát từ chuyên đề trung tâm nối đến các ý phụ của phân nhánh. Số lượng nhánh sẽ tùy thuộc vào nội dung và lưu ý sử dụng những từ ngắn gọn, súc tích tập trung đúng trọng tâm. Bước 3: Thêm các nhánh phụ cấp 2, cấp 3 Từ các nhánh phụ cấp 1 hãy tiếp tục triển khai các nhánh phụ cấp 2, cấp 3 bổ sung nội dung thông tin cho đến khi đầy đủ. Các ý phụ đều có nội dung hướng đến chuyên đề chính, bổ sung cho chuyên đề chính của sơ đồ. Bước 4: Tô màu và kết hợp hình ảnh minh họa Để Sơ đồ tư duy trở nên rõ ràng, sinh động và ghi nhớ dễ hơn bạn hãy tô màu cho các nhánh trong sơ đồ. Đối với chuyên đề chính/ý chính sẽ tô đậm nhất, các nhánh cấp 1 tô đậm hơn các nhánh cấp 2, cấp 3 và sử dụng màu sắc khác nhau để dễ phân biệt. Bên cạnh đó bạn có thể kết hợp thêm hình ảnh minh họa vừa khiến cho Sơ đồ đẹp hơn, ghi nhớ được lâu hơn. 1.2.4. Quy trình xây dựng bài học dạy học theo Sơ đồ tư duy Bước 1: Lên kế hoạch bài giảng Một giáo viên phải thiết kế chương trình giảng dạy của lớp cho năm học hoặc lập kế hoạch bài học và bài tập cho học sinh theo từng buổi. Sơ đồ tư duy sẽ mang đến cho giáo viên một cái nhìn tổng thể rõ ràng và trực quan về những gì cần được đề cập. Bước 2: Học sinh tìm hiểu các khái niệm – các tri thức mới. Sơ đồ tư duy là công cụ lý tưởng cho việc giảng dạy và trình bày các khái niệm trong lớp học thông qua việc cung cấp các trọng tâm hữu ích cho học sinh, đồng thời giúp học sinh có cái nhìn tổng quan về chuyên đề mà không bị quá tải bởi quá nhiều thông tin. Bước 3: Học sinh sử dụng vẽ bản đồ tư duy cho kiến thức mới. 5
- Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tìm hiểu và sử dụng phương pháp - kỹ thuật bản đồ tư duy, vận dụng vẽ Sơ đồ tư duy vào bài học mới. Bước 4: Kiểm tra khả năng hiểu bài của học sinh – thuyết trình bài làm. Giáo viên kiểm tra suy nghĩ và kiến thức của học sinh trước giờ lên lớp và sau khi thúc bài học. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh đọc trước bài mới và tóm tắt các ý chính bằng Sơ đồ tư duy tại nhà. Sau đó, ở mỗi buổi học, giáo viên sẽ yêu cầu học sinh làm một Sơ đồ tư duy hoặc bổ sung các chi tiết khác với bản Sơ đồ tư duy chính đã chuẩn bị với các kiến thức đã được học. Bước 5: Kết luận kiến thức bài học: Sau khi cho học sinh sử dụng kiến thức kết hợp phương pháp Sơ đồ tư duy, giáo viên kết luận kiến thức bài học, nhận xét, đánh giá bài học. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực tiễn dạy học vật lí trong chương trình THPT hiện nay Để tìm hiểu thực trạng dạy và học Vật Lí tôi tiến hành khảo sát thăm dò ý kiến 6 GV Vật Lí trong trường và 39 HS lớp 10D1 trong trường. Kết quả như sau: * Đối với GV: tôi khảo sát 6 GV Vật Lí trong trường với: - Nội dung khảo sát: Gồm 5 câu hỏi, nội dung từng câu hỏi có trong bảng kết quả khảo sát GV trong trường (Bảng 1), mỗi câu khảo sát có 4 lựa chọn Rất thường xuyên - Thường xuyên - Ít thường xuyên - Không sử dung. - Hình thức khảo sát: sử dụng phần mềm Online: Google Form. - Link khảo sát: https://docs.google.com/forms/d/1GFXbJ6MSMLNMN8FrHqrrCijED6tVt_ZHnnn fi9K9VUM/edit - Kết quả khảo sát: Bảng 1: Kết quả khảo sát 6 GV Vật Lí Mức độ sử dụng TT Phương pháp dạy học Thường Thỉnh Không Rất thường xuyên xuyên thoảng sử dụng 1 Thuyết trình 1 3 2 0 2 Giải quyết vấn đề 3 3 0 0 3 Lý thuyết - thực hành 1 5 0 0 4 Dự án 0 0 2 4 Sơ đồ tư duy 0 0 1 5 5 6
- Ảnh 1: Kết quả khảo sát câu hỏi 1 của Ảnh 2: Kết quả khảo sát câu hỏi 5 của 6 GV Vật Lí THPT Lê Hồng Phong 6 GV Vật Lí THPT Lê Hồng Phong Từ kết quả khảo sát, tôi nhận thấy, hầu hết các GV Vật Lí trong trường không dạy theo dự án hay PP Sơ đồ tư duy (kết quả câu hỏi 5 khi khảo sát - ảnh 2) , mà thường xuyên sử dụng PP thuyết trình hoặc giải quyết vấn đề và Lý thuyết kết hợp thực hành (kết quả câu hỏi 1,2,3 khi khảo sát- ảnh 1). * Đối với học sinh: tôi khảo sát 39 HS lớp 10D1 trong trường với: - Nội dung khảo sát: gồm 4 câu hỏi, nội dung từng câu hỏi có trong bảng kết quả khảo sát 39 HS lớp 10D1 trong trường (Bảng 2), mỗi câu khảo sát có 2 lựa chọn Có - Không. - Hình thức khảo sát: sử dụng phần mềm Online: Google Form. - Link khảo sát: https://docs.google.com/forms/d/1pFnbcqfcIeDEOJkGgIeJURRTHJgrb3kQrinsDp ruBsU/edit - Kết quả khảo sát: Bảng 2: Kết quả khảo sát 39 HS lớp 10D1 TT Nội dung khảo sát Có Không 1 Em có thich học Vật Lí không? 32 7 2 Em có thích học chỉ đơn thuần Lý thuyết không? 9 30 3 Em có thích học thực hành không? 36 3 4 Em có thích học Lý thuyết - thực hành không ? 36 3 7
- Ảnh 3: Kết quả khảo sát câu hỏi 1 của 39 Ảnh 4: Kết quả khảo sát câu hỏi 4 của 39 HS lớp 10D1 - THPT Lê Hồng Phong HS lớp 10D1 - THPT Lê Hồng Phong Từ kết quả khảo sát HS tôi nhận thấy HS 10D1 có sự đam mê môn Vật Lí (kết quả khảo sát câu 1 - Ảnh 3), không thích học chỉ đơn thuần Lí thuyết, và thích nhiều ở hình thức vừa học vừa thực hành (kết quả khảo sát câu 4 - Ảnh 4). 2.2. Thực tiễn dạy học dạy học theo Sơ đồ tư duy trong chương trình THPT hiện nay: Để khảo sát tình hình thực tiễn dạy học Sơ đồ tư duy trong trường, tôi khảo sát cả GV và HS, cụ thể như sau: * Đối với GV: tôi khảo sát 20 GV trong trường với: - Nội dung khảo sát: Gồm 6 câu hỏi, có trong bảng kết quả khảo sát GV trong trường (Bảng 3), mỗi câu khảo sát có 2 lựa chọn Có - Không. - Hình thức khảo sát: sử dụng phần mềm Online: Google Form. - Link khảo sát: https://docs.google.com/forms/d/1- gLGyJkPhrpzmvVyRYzWiMBXdkm7aRAyxt294GtRG4A/edit - Kết quả khảo sát: Bảng 3: Kết quả khảo sát 20 GV trong trường Có Không TT Nội dung khảo sát Tổng (%) Tổng (%) Thầy/cô đã áp dụng PP Sơ đồ tư duy khi 1 0 0% 20 100% dạy lớp 10 không? Thầy/cô đã áp dụng PP Sơ đồ tư duy khi 2 1 5% 19 95% dạy 11 không? Thầy/cô đã áp dụng PP Sơ đồ tư duy khi 3 1 5% 19 95% dạy 12 không? 8
- 4 Thầy/cô có thích PP Sơ đồ tư duy không? 8 40% 12 60% Thầy/cô thấy PP Sơ đồ tư duy có hiệu quả 5 11 55% 9 45% không? Thầy/cô có áp dụng PP Sơ đồ tư duy 6 2 10% 18 90% trong năm học 2023 -2024 không? Ảnh 5: Kết quả khảo sát câu hỏi 1 của Ảnh 6: Kết quả khảo sát câu hỏi 6 của 20 GV các môn khác 20 GV các môn khác - THPT Lê Hồng Phong - THPT Lê Hồng Phong Từ kết quả khảo sát tôi thấy: Hiện tại, việc áp dụng Sơ đồ tư duyở các khối 10, 11, 12 rất ít, đặc biệt ở khối 10 (kết quả khảo sát câu 1 - ảnh 5) Ở các môn, xu hướng sử dụng phương pháp Sơ đồ tư duy năm học 2023 - 2024 còn rất hạn chế, và một số GV không thích triển khai dạy học Sơ đồ tư duy (kết quả khảo sát câu 6 - ảnh 6) . * Đối với HS: tôi khảo sát 39 HS lớp 10D1 trong trường với: - Nội dung khảo sát: gồm 6 câu hỏi, nội dung từng câu hỏi có trong bảng kết quả khảo sát 39 HS lớp 10D1 trong trường (Bảng 4), mỗi câu khảo sát có 2 lựa chọn Có - Không. - Hình thức khảo sát: sử dụng phần mềm Online: Google Form. - Link khảo sát: https://docs.google.com/forms/d/1pFnbcqfcIeDEOJkGgIeJURRTHJgrb3kQrinsDp ruBsU/edit - Kết quả khảo sát: 9
- Bảng 4: Kết quả khảo sát 39 HS Có Không TT Nội dung khảo sát Tổng % Tổng % Em đã được học Sơ đồ tư duy ở 1 8 20.51% 31 79.49% môn Toán? Em đã được học Sơ đồ tư duy ở 2 19 48.72% 37 94.87% môn Vật Lí? Em đã được học Sơ đồ tư duy ở 3 15 38.46% 24 61.54% môn Hóa học? Em đã được học Sơ đồ tư duy ở 4 23 58.97% 16 41.03% môn Tin học? Em đã được học Sơ đồ tư duy ở 5 15 38.46% 24 61.54% môn Sinh học? Em đã được học Sơ đồ tư duy ở 6 16 41.03% 23 58.97% môn Công Nghệ? Ảnh 7: Kết quả khảo sát câu hỏi 1 của 39 Ảnh 8: Kết quả khảo sát câu hỏi 4 của 39 HS lớp 10D1 - THPT Lê Hồng Phong HS lớp 10D1 - THPT Lê Hồng Phong Từ kết quả trên, tôi nhận thấy: Một số môn học ở trường THPT Lê Hồng Phong chưa được tiếp cận hoặc ít được tiếp cận phương pháp Sơ đồ tư duy (kết quả khảo sát câu hỏi 1 - ảnh 7). Hoặc chưa nắm được khái niệm Sơ đồ tư duy, còn mơ hồ vẽ Sơ đồ tư duy với phương pháp khác, nên kết quả trong 1 lớp khảo sát nhưng kết quả môn Tin học thì 23 HS có kết quả đã học và 16 HS có kết quả không học (kết quả khảo sát câu hỏi 4 - ảnh 8). 10
- II- TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ: SỰ CẦN THIẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - VẬT LÍ 10 (CT 2018) THEO SƠ ĐỒ TƯ DUY, NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC,TỰ LỰC CHO HỌC SINH 1. Tiêu chí xây dựng bài học dạy học theo Sơ đồ tư duy Mỗi bài học Sơ đồ tư duy, được thực hiện ở một hoặc nhiều tiết học và được đánh giá thông qua các tiêu chí [3] Nội Tiêu chí dung Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng. 1. Kế hoạch Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần và tài đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập. liệu Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ dạy chức các hoạt động học của học sinh. học Mức độ hợp lý của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh. Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức 2. Tổ chuyển giao nhiệm vụ học tập. chức hoạt Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học động sinh. học Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học cho sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. học sinh Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh. Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp. 3. Hoạt Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc động thực hiện các nhiệm vụ học tập. của Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo học luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. sinh Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 11
- 2. Tiến trình bài học dạy học theo Sơ đồ tư duy theo quy trình kĩ thuật Bước 1: Lên kế hoạch bài giảng. Một giáo viên phải thiết kế chương trình giảng dạy của lớp cho năm học hoặc lập kế hoạch bài học và bài tập cho học sinh theo từng buổi. Sơ đồ tư duy sẽ mang đến cho giáo viên, học sinh một cái nhìn tổng thể rõ ràng và trực quan về những gì cần được đề cập. Bước 2: học sinh tìm hiểu các khái niệm – các tri thức mới. Sơ đồ tư duy là công cụ lý tưởng cho việc giảng dạy và trình bày các khái niệm trong lớp học thông qua việc cung cấp các trọng tâm hữu ích cho học sinh, đồng thời giúp học sinh có cái nhìn tổng quan về chuyên đề mà không bị quá tải bởi quá nhiều thông tin. Bước 3: Học sinh sử dụng vẽ bản đồ tư duy cho kiến thức mới. Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tìm hiểu và sử dụng phương pháp - kỹ thuật bản đồ tư duy, vận dụng vẽ Sơ đồ tư duy vào bài học mới. Bước 4: Kiểm tra khả năng hiểu bài của học sinh – học sinh thuyết trình bài làm. Giáo viên kiểm tra suy nghĩ và kiến thức của học sinh trước giờ lên lớp và sau khi thúc bài học. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh đọc trước bài mới và tóm tắt các ý chính bằng Sơ đồ tư duy tại nhà. Sau đó, ở buổi học, giáo viên sẽ yêu cầu học sinh làm Sơ đồ tư duy mới hoặc bổ sung vào Sơ đồ tư duy nếu đã chuẩn bị trước ở nhà các chi tiết khác đã được học. Bước 5: Kết luận kiến thức bài học: Sau khi cho học sinh sử dụng kiến thức kết hợp phương pháp Sơ đồ tư duy, giáo viên kết luận kiến thức bài học, nhận xét, đánh giá bài học. 3. Khung kế hoạch dạy học chuyên đề theo định hướng dạy học theo Sơ đồ tư duy 1. Tên chuyên đề : (Số tiết: …Lớp…) 2. Mô tả chuyên đề 3. Mục tiêu a. Kiến thức: b. Kĩ năng: c. Phẩm chất: d. Năng lực: 12
- 4. Thiết bị 5. Tiến trình dạy học Hoạt động 1. Xác định vấn đề a. Mục đích của hoạt động b. Nội dung hoạt động c. Sản phẩm học tập của học sinh d. Cách thức tổ chức Hoạt động 2. Nghiên cứu kiến thức nền a. Mục đích của hoạt động b. Nội dung hoạt động c. Sản phẩm của học sinh d. Cách thức tổ chức Hoạt động 3. Lựa chọn giải pháp- tìm hiểu cách làm Sơ đồ tư duy a. Mục đích của hoạt động b. Nội dung hoạt động c. Sản phẩm của học sinh d. Cách thức tổ chức. Hoạt động 4. Thiết kế Sơ đồ tư duy a. Mục đích của hoạt động b. Nội dung hoạt động c. Sản phẩm của học sinh d. Cách thức tổ chức Hoạt động 5. Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh a. Mục đích của hoạt động b. Nội dung hoạt động c. Sản phẩm của học sinh d. Cách thức tổ chức 4. Thiết kế bài dạy cụ thể Tên chuyên đề : sự cần thiết bào vệ môi trường - Vật lí 10 theo Sơ đồ tư duy - Thời lượng: 02 tiết 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Công tác thi đua, khen thưởng ở Trường THPT Lê Lai, huyện Ngọc Lặc năm 2015-2016
44 p | 136 | 21
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 69 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường hứng thú và tập trung của học sinh trong các tiết luyện tập môn Hóa học 11 THPT bằng các trò chơi
25 p | 27 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại các dạng bài tập trong chương 2 Hóa 10 - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
32 p | 22 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học theo nhóm phần Vẽ kĩ thuật - Công nghệ 11
37 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia chuyên đề Sinh thái học
39 p | 15 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học STEM chủ đề Cacbohidrat
35 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn