Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học dự án chủ đề: Các định luật Newton- Vật lí 10 GDPT 2018 tích hợp giáo dục an toàn giao thông trong bối cảnh chuyển đổi số
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm phân tích, xây dựng và thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề “Các định luật Newton” (Vật lí 10- THPT ) bằng phương pháp dạy học theo dự án nhằm phát triển các năng lực cho học sinh tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới đồng thời tích hợp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trong bối cảnh hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học dự án chủ đề: Các định luật Newton- Vật lí 10 GDPT 2018 tích hợp giáo dục an toàn giao thông trong bối cảnh chuyển đổi số
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ------- * * * -------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN CHỦ ĐỀ: “CÁC ĐỊNH LUẬT NEWTON-VẬT LÍ 10 GDPT 2018 TÍCH HỢP GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ” MÔN: VẬT LÝ Năm thực hiện: 2023
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT DIỄN CHÂU 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN CHỦ ĐỀ: “CÁC ĐỊNH LUẬT NEWTON-VẬT LÍ 10 GDPT 2018 TÍCH HỢP GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ” MÔN: VẬT LÝ Nhóm tác giả: 1. Hoàng Thị Bé Trang 2. Đinh Viết Lộc 3. Nguyễn Thị Thảo Tổ chuyên môn: Khoa học tự nhiên Năm thực hiện : 2023 Số điện thoại : 0976561660
- MỤC LỤC Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………... 1 1. Lý do chọn đề tài ………………………………..………….………........ 1 2. Mục tiêu, ý nghĩa, tính mới…………………………………….………… 2 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu …..………………………….……… 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu …………………………………………........... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………….…………… 4 PHẦN II. NỘI DUNG……………………………………………………... 5 CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN………………………………….. 5 1. Cơ sở lý luận của dạy học dự án…………………………………………. 5 1.1. Khái niệm dạy học dự án….………………………………………. 5 1.2 Đặc điểm dạy học dự án …………………………………………… 6 1.3 Phân loại dạy học dự án…………………………………………….. 8 1.4 Yêu cầu của dạy học dự án.................................……………….… 8 1.5 Mục tiêu của dạy học dự án………………………………………… 10 1.6 Ƣu, nhƣợc điểm của dạy học dự án………………………………… 10 1.7 Vai trò của giáo viên và học sinh ………………………………….. 11 1.8 Tiến trình dạy học dự án……………………………………………. 11 1.9 Cơ sở của việc vận dụng dạy học dự án trong dạy học chủ đề …….. 12 2. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………… 12 2.1 Thực trạng hoạt động dạy học dự án ở bộ môn vật lí ở trƣờng THPT 12 2.2 Thực trạng hoạt động dạy học dự án môn Vật lí tại trƣờng THPT 12 nơi tôi công tác CHƢƠNG II. XÂY DỰNG - TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN CHỦ ĐỀ “ CÁC ĐỊNH LUẬT NEWTON”- VẬT LÍ 10 TÍCH HỢP GIÁO DỤC AN 15 TOÀN GIAO THÔNG TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 1. Ý tƣởng của dự án……………………..…………………………………. 15 2. Thời lƣợng, hình thức dự án…………………………………………… 15 3. Mục tiêu dự án…………………………………………………………… 15 4. Thiết bị, học liệu……. ………………………………………………… 18 5. Phƣơng pháp dạy học………………..…………………………………… 19 6. Kế hoạch thực hiện dự án ……………………………………………… 19 7. Bộ câu hỏi định hƣớng ………………………………………………….. 20
- 8. Tiến trình dạy học dự án………………………………………………… 22 9. Một số giải pháp………………………………………………………… 25 CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 27 1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm………………………………………….. 27 2. Đối tƣợng và phạm vi thực nghiệm ……………………………………... 27 3. Thời điểm thực nghiệm.………………………………………………… 27 4. Phƣơng pháp thực nghiệm.…………………………………………….. 27 5. Kết quả thực nghiệm.………………………………………………….. 28 5.1 Mức độ tham gia vào giờ học của học sinh………………………… 28 5.2. Đánh giá kết quả học lực của học sinh sau thực nghiệm…………… 29 5.3. Đánh giá kết quả dự án 30 5.4. Một số sản phẩm học tập của học sinh lớp thực nghiệm 30 6. Các kỹ năng học sinh thực nghiệm đƣợc hƣớng dẫn và bồi dƣỡng……… 36 6.1. Kỹ năng lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ……………………….. 36 6.2. Kỹ năng tìm kiếm và thu thập thông tin………………………….. 36 6.3. Kỹ năng phân tích và giải thích…………………………………… 36 6.4. Kỹ năng tổng hợp thông tin ………………………………………. 36 6.5. Kỹ năng xây dựng sản phẩm………………………………………. 36 6.6. Kỹ năng báo cáo sản phẩm thuyết trình.…………………………. 37 6.7. Năng lực đánh giá............................................................................ 37 7. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất …………. 37 7.1. Mục đích khảo sát………………………………………………… 37 7.2. Nội dung và phƣơng pháp khảo sát……………………………… 37 7.3. Đối tƣợng khảo sát………………………………………………… 38 7.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của giải pháp đã đề 38 xuất. PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ…………………………………… 40 1. Kết luận………………………………………………………………….. 40 2. Hiệu quả do sáng kiến đem lại…………………………………………… 40 3. Đề xuất và kiến nghị……………………………………………………... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………... 42 PHỤ LỤC……………………………………………………………………
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: 1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường phổ thông. Để đáp ứng và theo kịp xu hƣớng phát triển toàn cầu, nghành giáo dục đang từng bƣớc thay đổi hình thức tổ chức dạy học tích cực nhằm phát huy các phẩm chất và năng lực học sinh. Trong chƣơng trình giáo dục phổ thông mới 2018 với chủ trƣơng đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, giáo viên cần phải nắm vững kiến thức, kĩ năng môn học, phƣơng pháp dạy học vừa có tính phân hóa, tích hợp, dạy học trải nghiệm và vận dụng từ thực tiễn. Giáo viên cần phải chuyển từ việc truyền thụ kiến thức sang việc tìm cách tổ chức hoạt động cho HS tự chiếm lĩnh tri thức. Mục tiêu đổi mới đƣợc Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “ Đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lƣợng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy ngƣời và định hƣớng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”. Đặc biệt, năm học 2022 - 2023 là năm đầu tiên thực hiện dạy - học lớp 10 chƣơng trình GDPT 2018, nên còn nhiều khó khăn trong tiếp cận và lựa chọn phƣơng pháp phù hợp. Hơn nữa, môn Vật lí luôn gắn liền thực hành, thực tiễn và đồng thời nó liên quan đến nhiều hoạt động, ứng dụng trong đời sống chúng ta, nhƣng thực trạng hiện nay các em theo học vật lí còn thụ động do đó trong giờ vật lí các em tỏ ra không hứng thú, hạn chế sự phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 1.2. Xuất phát từ thực trạng dạy học hiện nay ở trưởng phổ thông. Thực trạng dạy học hiện nay ở trƣờng phổ thông có hai vấn đề cần quan tâm. + Nền giáo dục mang tính “hàn lâm, kinh viện” trong đó ngƣời thầy đóng vai trò chính trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, học sinh tiếp thu tri thức một cách thụ động, ít chú ý đến việc rèn luyện tính tích cực, tự lập, sáng tạo cũng nhƣ khả năng vận dụng tri thức đó vào thức tiễn. + Nền giáo dục “ứng thi” việc học của học sinh mang nặng tính chất đối phó với các kỳ thi chạy theo thành tích, bằng cấp ít chú ý đến việc phát triển nhân cách toàn diện và năng lực của học sinh. 1.3. Xuất phát từ ưu điểm của dạy học dự án. Dạy học dự án là phƣơng pháp dạy học tích cực lấy hoạt dộng của ngƣời học làm trung tâm trong đó cá nhân hay nhóm ngƣời học thiết lập một dự án có nội dung gắn kết với nội dung học tập. Dựa vào tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng vốn 1
- có, trên cơ sở phân tích thực tiễn thuộc phạm vi học tập, cùng với tài liệu, phƣơng tiện, ngƣời học đề xuất ý tƣởng, thiết kế dự án, soạn thảo và hoàn chỉnh dự án . Qua đó tạo hứng thú cho ngƣời học, rèn cho ngƣời học các kỹ năng cần thiết của xã hội hiện nay nhƣ kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng giao tiếp và cộng tác,...kỹ năng của thế kỷ 21. 1.4. Xuất phát từ nội dung kiến thức chủ đề “ Các định luật Newton” - “Chƣơng Động lực học” là chƣơng vận dụng kiến thức để thấy ứng dụng của kiến thức vật lý trong kỹ thuật, cuộc sống. Đặc biệt, về mức độ trọng tâm của kiến thức và ứng dụng thực tế thì đa số giáo viên đƣợc điều tra đều xếp chủ đề “Các định luật Newton” lên vị trí quan trọng hàng đầu trong việc gắn liền lý thuyết với thực tiễn. - Vì vậy, việc thay đổi phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực làm sao để giúp các em vừa nắm vững kiến thức, vừa hiểu đƣợc ý nghĩa trong thực tiễn để phát huy các năng lực từ bản thân học sinh. Và mỗi giáo viên chúng ta cũng phần nào cố gắng tìm phƣơng pháp dạy học để phát huy đặc thù, thế mạnh của bộ môn vật lí để tạo niềm đam mê cho các em. Do đó, để học sinh chủ động tìm hiểu, vận dụng kiến thức và sáng tạo vào thực tiễn đồng thời giúp các em sẽ thấy đƣợc tầm quan trọng, ý nghĩa của bộ môn vật lí đối với đời sống quanh ta và tạo đƣợc những giờ học thú vị và ý nghĩa hơn, và phần nào đáp ứng đƣợc các vấn đề nêu trên, chúng tôi mạnh dạn đƣa ra phƣơng pháp DẠY HỌC DỰ ÁN trong vật lí với đề tài : “ Tổ chức dạy học dự án chủ đề : Các định luật Newton- Vật lí 10 GDPT 2018 tích hợp giáo dục an toàn giao thông trong bối cảnh chuyển đổi số ” 2. Mục tiêu, ý nghĩa, tính mới của đề tài: 2.1. Mục tiêu của đề tài. - Phân tích, xây dựng và thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề “Các định luật Newton” (Vật lí 10- THPT ) bằng phƣơng pháp dạy học theo dự án nhằm phát triển các năng lực cho học sinh tiếp cận chƣơng trình giáo dục phổ thông mới đồng thời tích hợp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trong bối cảnh hiện nay. - Thiết kế giáo án theo định hƣớng chƣơng trình phổ thông 2018, cung cấp thêm cho đồng nghiệp tài liệu và ví dụ tham khảo về phƣơng pháp dạy học dự án để có thể áp dụng rộng rãi trong quá trình dạy học. 2.2. Ý nghĩa của đề tài. Tổ chức dạy học dự án cho học sinh khi dạy học nội dung các kiến thức “ Định luật Newton” Vật lí lớp 10 nhằm rèn luyện cho học sinh tính tích cực, tự lực, sáng tạo trong nhận thức các kiến thức vật lý và tạo niềm tin, hứng thú, say mê trong việc vận dụng kiến thức vật lí vào giải quyết các tình huống cụ thể trong thực tiễn đời sống. Mà trƣớc hết là giáo dục, nâng cao đƣợc ý thức học sinh khi tham gia giao thông. 2
- 2.3. Tính mới của đề tài. - Phân tích, xác định đƣợc các năng lực cần hình thành cho học sinh thông qua dạy học chủ đề Các định luật Newton. - Nghiên cứu, phân tích chủ đề Các định luật Newton, thiết kế giáo án dạy học và thử nghiệm của phƣơng pháp dạy học dự án theo hƣớng phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt cho học sinh. - Cung cấp thêm tƣ liệu và một số vấn đề cơ bản để giúp giáo viên tiếp cận nhiều hơn nữa về phƣơng pháp dạy học dự án để áp dụng vào giảng dạy bộ môn Vật lí. - Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy học việc học ở nhà, ở thực tiễn thông qua dạy học dự án. - Đặc biệt nâng cao đƣợc chất lƣợng dạy học, tạo hứng thú học tập, bồi dƣỡng năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề thực tiễn và tạo cơ hội phát huy tính sáng tạo cho học sinh trong học tập, góp phần đổi mới giáo dục phổ thông theo định hƣớng phát triển năng lực ngƣời học. Kích thích học sinh chủ động tìm hiểu, vận dụng kiến thức và sáng tạo vào thực tiễn đồng thời giúp các em sẽ thấy đƣợc tầm quan trọng, ý nghĩa của bộ môn vật lí đối với đời sống quanh ta và tạo đƣợc những giờ học thú vị và ý nghĩa hơn. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học theo dự án trong dạy học chủ đề “ Các định luật Newton” (Vật lí 10 – CTGDPT 2018). 3.2. Khách thể nghiên cứu. Học sinh khối 10- trƣờng THPT… 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để thực hiện các nhiệm vụ trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu về cơ sở lí luận của dạy học dự án để làm cơ sở định hƣớng cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu. Nghiên cứu chƣơng trình Vật lí 10, trong đó đặc biệt quan tâm đến chủ đề “ Các định luật Newton ” trong sách học sinh, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác để xác định đƣợc mục tiêu dạy học của chủ đề. 4.2. Phương pháp thực tiễn : - Phân tích cấu trúc chƣơng trình sách giáo khoa, nội dung kiến thức Vật lí 10, chủ đề Các định luật Newton và các tài liệu khoa học liên quan. 3
- - Điều tra thực trạng dạy học dự án ở trƣờng phổ thông nhƣ trao đổi thông tin với giáo viên và việc học thông qua các hoạt động thu tập thông tin của học sinh . 4.3. Phương pháp thực nghiệm : Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm với tiến trình đã soạn thảo. Phân tích kết quả thu đƣợc trong quá trình thực nghiệm sƣ phạm, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và rút ra kết luận của đề tài. 4.4. Phương pháp tham vấn chuyên gia. Phỏng vấn giáo viên, cán bộ lãnh đạo nhà trƣờng, và một số cán bộ giáo viên khác. 4.5. Phương pháp thống kê toán học. Xử lý số liệu thu đƣợc và kiểm định giả thuyết. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học theo dự án trong quá trình dạy học vật lí theo hƣớng tích cực hóa hoạt động nhận thức học sinh. - Nghiên cứu nội dung chủ đề “ Các định luật Newton” Vật lí 10 THPT 2018. - Chuẩn bị nội dung dạy dự án chủ đề “ Các định luật Newton”. - Thiết kế tiến trình dạy học dự án chủ đề “ Các định luật Newton” tích hợp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh. - Thực nghiệm sƣ phạm. 4
- PHẦN II. NỘI DUNG CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận của dạy học dự án: 1.1. Khái niệm dạy học dự án Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học mà ngƣời dạy và ngƣời học cùng nhau giải quyết không chỉ về mặt lý thuyết mà còn về thực tiễn một nhiệm vụ học tập có tính chất tổng hợp, tạo điều kiện cho ngƣời học cùng nhau và tự quyết trong tất cả các giai đoạn học tập, kết quả là tạo ra đƣợc một sản phẩm hoạt động nhất định; là phƣơng pháp dạy học mà ngƣời dạy đóng vai trò là ngƣời định hƣớng các nhiệm vụ học tập, định hƣớng quá trình thực hiện cũng nhƣ quá trình tạo ra sản phẩm, ngƣời học trực tiếp thực hiện các giai đoạn của dự án học tập; là phƣơng pháp dạy học mà ngƣời học không thụ động tiếp nhận kiến thức từ ngƣời dạy mà chủ động tìm tòi, khám phá các kiến thức cần thiết thông qua các nhiệm vụ thực tế liên quan đến bài học. Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó ngƣời học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Sản phẩm này có thể là các báo cáo khoa học, mô hình, mẫu vật, tƣ liệu sƣu tầm... Nhiệm vụ này đƣợc ngƣời học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Trong dạy học dự án, ngƣời học thƣờng giải quyết các vấn đề khá lớn, qua nhiều công đoạn. Vì vậy, làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án. Ngƣời học thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua quá trình hợp tác với ngƣời dạy và bạn bè trong nhóm cũng nhƣ thu thập thông tin từ thực tế và nhiều nguồn khác nhau. Dạy học dự án là chiến lược giáo dục mà ngƣời học đƣợc cung cấp các tài nguyên, các chỉ dẫn để áp dụng trên các tình huống cụ thể, qua đó ngƣời học tích lũy đƣợc kiến thức và khả năng giai quyết vấn đề. Thông qua các dự án học tập mà nhiều mục tiêu giáo dục đƣợc thực hiện và đem lại các hiệu quả trong thời gian dài. Dạy học dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Theo đó, các nhóm học sinh, dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên mà thực hiện các nhiệm vụ học tập một cách tự lực, độc lập qua những giai đoạn nhất định: Đề xuất ý tƣởng, lập kế hoạch, thực hiện ý tƣởng, tạo sản phẩm, công bố sản phẩm. Qua đó, giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, thực hiện hóa những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Chƣơng trình dạy học theo dự án đƣợc xây dựng dựa trên những câu hỏi định hƣớng quan trọng, lồng ghép các chuẩn nội dung và tƣ duy bậc cao trong những bối cảnh thực tế. Tóm lại, dạy học theo dự án vừa là phƣơng pháp dạy học vừa là hình thức, vừa là mô hình dạy học tích cực khác với các phƣơng pháp dạy học truyền thống, 5
- trong đó các nhiệm vụ học tập, các bài học đƣợc thể hiện dƣới dạng các dự án, dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời dạy, các dự án đƣợc thực hiện bởi sự cộng tác làm việc tích cực của các thành viên trong nhóm, đƣợc hoàn thành dƣới dạng các sản phẩm. Kiến thức tự lĩnh hội đƣợc bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau, làm phong phú tri thức cho ngƣời học, đáp ứng các mục tiêu gắn lý thuyết với thực hành, tƣ duy và hành động, nhà trƣờng và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của ngƣời học . 1.2. Đặc điểm của dạy học dự án: Đặc điểm của dạy học dự án có thể xây dựng theo sơ đồ sau: Định hướng vào học sinh: Học sinh đƣợc tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thu cá nhân, đƣợc tham gia thực hiện nhiệm vụ cũng nhƣ tạo ra các sản phẩm, do đó thúc đẩy mong muốn học tập của ngƣời học, tăng cƣờng năng lực hoàn thành những công việc quan trọng và mong muốn đƣợc đánh giá. Khi ngƣời học có cơ hội kiểm soát đƣợc việc học của chính mình, giá trị việc học cũng tăng lên. Học sinh đƣợc cộng tác làm việc, lựa chọn, phân chia nhiệm vụ phù hợp với các bạn trong nhóm, trong lớp hay tự mình giải quyết các vấn đề đƣợc giao cũng là cơ hội làm , rèn kĩ năng cộng tác làm việc, tăng hứng thú học tập của ngƣời học. Định hướng vào thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng nhƣ thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của ngƣời học. Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập trong trƣờng với thực tiễn đời sống, xã hội. Thông qua đó, có thể kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng nhƣ rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của ngƣời học; dự án còn 6
- kết hợp tri thức của nhiều môn học hay lĩnh vực khác nhau để giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp ( liên môn). Do đó, có thể nói dạy học dự án có đặc điểm: gắn liền với hoàn cảnh, có ý nghĩa thực tiễn xã hội, kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và mang nội dung tích hợp. Định hướng vào sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, ngƣời học đã tạo ra đƣợc các sản phẩm. Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, mà trong đa số trƣờng hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể công bố, giới thiệu, sử dụng. Chính những sản phẩm này có vai trò tác động rất lớn đến quá trình học tập và hứng thú của ngƣời học. Định hướng hoạt động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào hoạt động thực tiễn cuộc sống. Những kiến thức lý thuyết đƣợc thấy, đƣợc thực hiện, đƣợc thể hiện qua thực tế và các nghiên cứu thực tế của chính ngƣời học. Qua các nghiên cứu rút ra đƣợc các kiến thức lý thuyết. Vì vậy, thông qua các dự án học tập có thể hình thành, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng nhƣ rèn luyện kỹ năng hoạt động, kinh nghiệm thực tiễn của ngƣời học. Tính phức hợp: Nội dung các dự án học tập có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp. Trong quá trình thực hiện dự án, ngƣời học phải tìm kiếm thông tin, vận dụng kiến thức của nhiều nguồn khác nhau. Nguồn thông tin càng phong phú, sự hiểu biết của ngƣời học càng rộng sâu, kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn càng thành thạo thì kết quả dự án đạt đƣợc cao. Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thƣờng đƣợc thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Dạy học theo dự án đòi hỏi rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ thuật cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia , giữa ngƣời học và ngƣời dạy cũng nhƣ với các lực lƣợng xã hội khác tham gia trong dự án. Đặc điểm này còn đƣợc gọi là học tập mang tính xã hội. Tính tự lực cao của người học: Trong dạy học theo dự án, ngƣời học tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học: Xác định mục đích, đề xuất dự án, lập kế hoạch, thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện, trình bày kết quả dự án. Mỗi giai đoạn đều đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của ngƣời học. Ngƣời dạy chủ yếu đóng vai trò tƣ vấn, hƣớng dẫn, giúp đỡ. Vì vậy, dạy học dự án vừa đòi hỏi, vừa rèn luyện tính tự lực cao của ngƣời học. Có ý nghĩa xã hội: Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập trong nhà trƣờng với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong nhiều trƣờng hợp, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực. 7
- 1.3. Phân loại dự án: Dạy học theo dự án có thể phân loại theo nhiều phƣơng diện khác nhau. Tùy theo tiêu chí phân loại, có thể là thời gian, số lƣợng ngƣời tham gia, quy mô của dự án, v.v…Sau đây là một số cách phân loại dạy học theo dự án: Tiêu chí phân loại Các loại dự án dự án Dự án trong một môn học: trọng tâm nội dung nằm trong một môn học. Phân loại theo Dự án liên môn: trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn khác chuyên môn nhau. Dự án ngoài chuyên môn: là các dự án không phụ thuộc trực tiếp váo các môn học. Dự án cá nhân Phân loại theo sự Dự án nhóm tham gia của người Dự án toàn lớp học Dự án toàn trƣờng Phân loại theo sự Dự án dƣới sự hƣớng dẫn của một giáo viên tham gia của giáo Dự án với sự cộng tác hƣớng dẫn của nhiều giáo viên viên Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2-6 giờ học. Phân loại theo quỹ Dự án trung bình: dự án trong một hoặc một số ngày, nhƣng thời gian giới hạn là 1 tuần hoặc 40 giờ học. Dự án lớn: dự án thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là 1 tuần, có thể kéo dài nhiều tuần. Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tƣợng. Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các Phân loại theo hiện tƣợng, quá trình. nhiệm vụ Dự án thực hành: là dự án kiến tạo sản phẩm vật chất hoặc thực hiện một kế hoạch hành động thực tiễn. 1.4. Yêu cầu dạy học dự án: Trong dạy học dự án, nếu hoạt động dạy học đƣợc giáo viên thiết kế cẩn thận sẽ lôi cuốn học sinh vào những nhiệm vụ mở và có tính thực tiễn cao. Các nhiệm vụ của dự án kích thích khả năng ra quyết định, niềm cảm hứng, say mê của học sinh trong quá trình thực hiện và tạo ra sản phẩm cuối cùng. Học sinh lĩnh hội kiến thức bài học thông qua việc tìm hiểu và tự quyết định mức độ hoàn thành các nhiệm vụ của dự án. Giáo viên giữ vai trò ngƣời hỗ trợ hay hƣớng dẫn. Học sinh hợp tác làm việc với nhau trong các nhóm, phát huy tối đa năng lực cá nhân khi đảm nhận những vai trò khác nhau. Do vậy, dạy học dự án yêu cầu: 8
- - Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn kiến thức, kĩ năng và tập trung vào những hiểu biết của học sinh sau quá trình học. Từ việc định hƣớng vào mục tiêu, giáo viên sẽ lựa chọn hình thức dạy học phù hợp, lập kế hoạch đánh giá và tổ chức các hoạt động dạy và học. Kết quả của dự án đƣợc thể hiện kết tinh trong sản phẩm của học sinh và quá trình thực hiện nhiệm vụ, ví dụ phần thuyết trình đầy thuyết phục hay ấn phẩm thông tin thể hiện sự lĩnh hội các chuẩn nội dung và mục tiêu dạy học. - Trong dạy học dự án cần phải xác định đƣợc bộ câu hỏi định hƣớng. Câu hỏi định hƣớng sẽ giúp các dự án tập trung vào những hoạt động dạy học trọng tâm, chú trọng đến các chủ đề quan trọng, đồng thời hƣớng học sinh đến những kĩ năng tƣ duy ở mức độ cao hơn và đảm bảo các dự án của học sinh có tính hấp dẫn, thuyết phục. Học sinh đƣợc giới thiệu về dự án thông qua các câu hỏi gợi mở những ý tƣởng lớn, xuyên suốt và có tính liên môn. Học sinh sẽ buộc phải tƣ duy sâu hơn về các vấn đề nội dung của môn học theo các chuẩn và mục tiêu. - Dự án có liên hệ với thực tế: Dự án phải gắn với đời sống thực tế của học sinh. Học sinh thể hiện việc học của mình trƣớc những đối tƣợng thực tế, liên hệ với các nguồn lực cộng đồng, tham khảo các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cƣú, hoặc trao đổi thông qua công nghệ hiện đại. - Học sinh thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm hoặc quá trình thực hiện. Thông thƣờng các dự án đƣợc kết thúc với việc học sinh thể hiện thành quả học tập của mình thông qua các bài thuyết trình, các văn bản tài liệu, các sản phẩm vật chất, các mô hình dàn dựng, các đề án hoặc thậm chí là các sự kiện mô phỏng nhƣ một hội thảo giả. Những sản phẩm cuối cùng này giúp học sinh thể hiện khả năng diễn đạt và làm chủ quá trình học tập. - Công nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của học sinh: Học sinh đƣợc tiếp cận với nhiều công nghệ khác nhau giúp hỗ trợ phát triển kỹ năng tƣ duy, cho ý kiến đánh giá về nội dung và hỗ trợ tạo ra sản phẩm cuối. Với sự trợ giúp của công nghệ, học sinh có thể vƣơn ra khỏi 4 bức tƣờng lớp học bằng cách cộng tác với các lớp học từ xa qua email và các trang web tự tạo, hoặc trình bày việc học của mình qua các bài trình bày đa phƣơng tiện. - Kỹ năng tƣ duy là không thể thiếu trong học tập theo dự án: Học tập theo dự án sẽ hỗ trợ phát triển cả kỹ năng tƣ duy siêu nhận thức lẫn tƣ duy nhận thức nhƣ hợp tác, tự giám sát, phân tích dữ liệu, và đánh giá thông tin. Trong suốt quá trình thực hiện dự án, các câu hỏi định hƣớng sẽ kích thích học sinh tƣ duy và liên hệ với các khái niệm mang ý nghĩa thực tiễn cao. - Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thƣờng xuyên: Ngay từ khi triển khai dự án, các kết quả dự kiến cần phải đƣợc làm rõ và phải luôn đƣợc rà soát nhiều lần để kiểm chứng mức độ lĩnh hội bằng các phƣơng pháp đánh giá khác nhau. Học sinh sẽ đƣợc xem mẫu và hƣớng dẫn trƣớc để thực hiện công việc có chất lƣợng nhất, và phải biết rõ điều gì đang chờ đợi ngay từ khi bắt đầu dự án. 9
- Cần phải tạo cơ hội để rà soát, phản hồi hay điều chỉnh trong suốt quá trình thực hiện dự án. - Chiến lƣợc dạy học đa dạng hỗ trợ phong cách học đa dạng. Các chiến lƣợc dạy học sẽ tạo ra một môi trƣờng học tập đa dạng hơn, thúc đẩy tƣ duy bậc cao hơn. Những chiến lƣợc dạy học sẽ giúp đảm bảo cho học sinh đƣợc tiếp cận với toàn bộ học liệu của chƣơng trình, tạo cơ hội thành công cho mỗi học sinh. Trong dạy học có thể kết hợp các kỹ thuật dạy học hợp tác, làm việc nhóm, phân nhánh tổ chức, nhận xét phản hồi từ giáo viên hoặc từ bạn đọc. Để thực hiện đƣợc các yêu cầu trên, giáo viên phải tổ chức đƣợc cho học sinh tham gia học theo dự án qua các bƣớc cụ thể. 1.5. Mục tiêu của dạy học dự án: Dạy học theo dự án nhằm vào mục tiêu sau: - Hƣớng tới các vấn đề thực tiễn, gắn kết nội dung học với cuộc sống thực để tạo ra một sản phẩm. - Rèn luyện cho ngƣời học phát triển kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung học tập và cuộc sống. - Rèn luyện cho ngƣời học nhiều kỹ năng: tổ chức hoạt động, xây dựng kiến thức, kỹ năng sống và làm việc theo nhóm. - Giúp ngƣời học nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập và tạo ra sản phẩm. 1.6. Ưu, nhược điểm của dạy học dự án. 1.6.1. Ưu điểm của dạy học dự án: - Dạy học dự án phát huy tính tích cực, chủ động của ngƣời học trong toàn bộ quá trình học tập, làm cho ngƣời học năng động, làm việc hiệu quả hơn, kiến thức của bài học trở nên sâu rộng hơn, góp phần phát triển kỹ năng của cuộc sống . + Gắn lý thuyết với thực hành, tƣ duy và hành động, nhà trƣờng và xã hội. + Phát triển kỹ năng tự học, tự định hƣớng. + Kích thích động cơ, hứng thú học tập của ngƣời học. + Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm. + Phát triển khả năng sáng tạo. + Rèn luyện năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. + Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn. + Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc. + Rèn luyện năng lực đánh giá. + Rèn luyện và phát huy các kỹ năng xã hội quan trọng. 10
- - Dạy hoc dự án góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học. Với dạy học dự án, ngƣời dạy có điều kiện nâng cao tính chuyên nghiệp, mở rộng sự hợp tác với đồng nghiệp và xây dựng các mối quan hệ với ngƣời học. 1.6.2. Nhược điểm của dạy học dự án. - Dạy học dự án chỉ phù hợp với một số nội dung nhất định; không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu tƣợng, hệ thống cũng nhƣ rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản. - Dạy học dự án đòi hỏi nhiều thời gian và công sức chuẩn bị nên không thể tiến hành một cách thƣờng xuyên trong chƣơng trình học. - Dạy học dự án đòi hỏi về tài chính, tƣ liệu tham khảo phong phú và địa điểm phù hợp cho hoạt động của ngƣời dạy và ngƣời học. - Dạy học dự án đòi hỏi ngƣời dạy phải có năng lực tổ chức và quản lý ngƣời học trong hoạt động nhất là hoạt động theo nhóm. 1.7. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án. - Vai trò của giáo viên: Có thể khẳng định, giáo viên có vai trò không thể thiếu trong dạy học dự án, với vai trò là ngƣời định hƣớng, hƣớng dẫn, một nhà tƣ vấn và một học viên cộng tác. Luôn luôn có mặt trong các khâu của dạy học dự án, giáo viên vừa gần gũi, thân thiện với học sinh nhƣng lại vừa có khoảng cách, uy quyền trong các hoạt động dạy học. - Vai trò của học sinh: + Học sinh thực hiện dự án bằng thực hiện các vai trò đƣợc chỉ định. + Tự lực triển khai dự án ( quyết định cách tiếp cận vấn đề, tự hoạch định và tổ chức các hoạt động nhóm để giải quyết vấn đề). + Thu thập, xử lý thông tin từ nhiều nguồn theo vai đảm nhận. Nhờ đó, học sinh sẽ tích lũy đƣợc kiến thức và nhiều giá trị khác từ quá trình làm việc. + Tập giải quyết các vấn đề có thật trong đời sống bằng những kỹ năng của “ngƣời lớn” nhƣ cộng tác và diễn giải, nêu quan điểm cá nhân… 1.8. Tiến trình dạy học dự án: Có thể chia cấu trúc của dạy học dự án làm nhiều giai đoạn khác nhau tùy theo quan điểm của cá nhân. Sau đây, chúng tôi trình bày một cách phân chia các giai đoạn của dạy học theo dự án theo 3 giai đoạn chính nhƣ sau: Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án. + Đề xuất ý tƣởng, nêu lí do và chọn đề tài. + Chia nhóm và nhận nhiệm vụ. + Lập kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ học tập 11
- Giai đoạn 2: Thực hiện dự án + Thu thập, xử lí thông tin + Thực hiện điều tra + Thảo luận cùng các thành viên khác + Tham vấn giáo viên hƣớng dẫn Giai đoạn 3: Tổng hợp kết quả, công bố sản phẩm, đánh giá và ý nghĩa của dự án. + Tổng hợp các kết quả + Công bố sản phẩm + Đánh giá kết quả học tập. 1.9. Cơ sở của việc vận dụng dạy học dự án trong dạy học chủ đề “Các định luật Newton”- Vật lí 10 GDPT 2018 tích hợp giáo dục an toàn giao thông trong bối cảnh chuyển đổi số. Vật lí là môn khoa học tự nhiên gắn liền với thực tế đời sống sản xuất và đƣợc ứng dụng mạnh mẽ vào đời sống. Nội dung kiến thức chủ đề “Các định luật Newton” Vật lí lớp 10- chƣơng trình G D P T 2 0 1 8 có nhiều ứng dụng thực tế, đặc biệt có rất nhiều hiện tƣợng xung quanh ta đang diễn ra tuân theo các định luật Newton nhƣ quán tính, mức quán tính, sự tƣơng tác giữa các lực,…Là cơ sở để tổ chức dạy học dự án chủ đề này. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1. Thực trạng hoạt động dạy học dự án bộ môn Vật lí ở trường THPT: Hiện nay, trong chƣơng trình vật lí phổ thông( CTGD 2018) đang trang bị cho các em kiến thức cơ bản, giáo viên cũng đang bám sát nội dung kiến thức cơ bản của chƣơng trình giáo dục phổ thông. Các nội dung vận dụng, gắn liền với thực tiễn cuộc sống chƣa có nhiều. Trong thời gian gần đây, chúng ta đã bƣớc đầu đƣợc tiếp cận với những phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học mới. Trong đó có việc đổi mới phƣơng pháp dạy học là một bƣớc tiến đáng kể trong quá trình dạy- học hiện nay. Đặc biệt khi mà khoa học công nghệ phát triển nhƣ vũ bão, nhất là sự bùng nổ của ngành Công nghệ thông tin. Việc lựa chọn phƣơng pháp dạy học sao cho vừa phù hợp với bối cảnh, vừa phát triển năng lực sáng tạo ngƣời học là một sự tất yếu. Tuy nhiên, qua thực tiễn dạy học, chúng tôi thấy việc lựa chọn phƣơng pháp dạy học, yêu cầu dạy học kiến thức phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống còn hạn chế. 2.2. Thực trạng hoạt động dạy học dự án môn Vật lí tại trường THPT nơi tôi công tác Tại trƣờng THPT nơi tôi công tác việc triển khai chƣơng trình GDPT 2018 diễn ra theo đúng kế hoạch, đúng hƣớng dẫn của Bộ, Ngành. Ngoài ra, các năm 12
- học trƣớc, nhà trƣờng đã có bƣớc đi sớm đón đầu nhƣ: Soạn kế hoạch dạy học theo công văn 5512/BGDĐT-GDTrH. Các tổ, nhóm chuyên môn tổ chức dạy học STEM, nghiên cứu bài học… Đặc biệt, đầu năm học 2022-2023, nhà trƣờng đã tổ chức hội thảo “Dạy-Học lớp 10 chƣơng trình GDPT 2018 trong bối cảnh chuyển đổi số” cấp Nhóm chuyên môn- Tổ chuyên môn – cấp Trƣờng, tổ chức ngày hội Stem. Ban lãnh đạo nhà trƣờng, tổ trƣởng chuyên môn khuyến khích, giáo viên nỗ lực tìm hiểu, áp dụng phƣơng pháp dạy học khác nhau nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất, chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy, chúng tôi đã vận dụng phƣơng pháp dạy học dự án nhằm phát huy tính tự lực, sáng tạo, kĩ năng làm việc nhóm,…tích hợp với giáo dục thực tiễn cuộc sống cho học sinh. Hiện nay việc vận dụng các phƣơng pháp, mô hình dạy học mới vào ứng dụng trong quá trình dạy học đối với môn Vật lí nói riêng và các môn học nói chung còn là vấn đề gặp không ít khó khăn, trở ngại đối với giáo viên. Hầu hết giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng phƣơng pháp dạy học truyền thống, hoặc sử dụng phƣơng pháp mới chƣa phổ biến. Cụ thể, qua khảo sát thực trạng việc vận dụng dạy học dự án tại trƣờng THPT Diễn Châu 3 chúng tôi thu đƣợc kết quả sau: 1.Thầy cô biết đến dạy học dự án từ nguồn nào ? Phương án lựa chọn Kết quả a. Từ tập huấn chuyên môn 70 % b. Từ tài liệu hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình 8,3% c. Từ internet, sách báo, tài liệu tham khảo 16,6% d. Từ đồng nghiệp 4,1% 2. Trong quá trình vận dụng dạy học dự án gặp những thuận lợi và khó khăn nhƣ thế nào ? Nội dung Mức độ thuận lợi Thuận lợi Ít thuận Khó khăn lợi a. Lựa chọn ý tƣởng, chủ đề 50% 45.8% 4,2% b. Thiết kế dự án 41,7% 37,5% 20,8% c. Lập kế hoạch bài dạy 54,1% 41,7% 4,2% d. Xác định bộ câu hỏi khung 41,7% 41,7% 16,6% e. Học sinh thực hiện dự án 54,2% 25% 20,8% f. Học sinh tạo các sản phẩm 45,8% 41,7% 12,5% g. Học sinh báo cao kết quả 62,5 29,2% 8,3% h. Đánh giá dự án 66,7% 25% 8,3% 13
- 3. Trong dạy học dự án học sinh tham gia bài học nhƣ thế nào ? Các bước Mức độ học sinh tham gia Tích cực Ít tích Không tích cực cực a. Xây dựng ý tƣởng 83,3% 16,7% b. Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập 83,3% 12,5% 4,2% c. Thực hiện dự án 95,8% 4,2% d. Tạo sản phẩm 83,3% 16,7% e. Báo cáo kết quả 91,7% 8,3% f. Đánh giá dự án 79,2% 20,8% 4. Hiệu quả giờ học áp dụng phƣơng pháp dạy học dự án Nội dung Các mức độ Rất tốt Tốt Chưa tốt a. Mức độ hiểu bài 75% 25% b. Mức độ tích cực chủ động sáng tạo 50% 50% c. Mức độ nắm kiến thức 66,7% 33,3% d. Mức độ vận dụng kiến thức 25% 70,8% 4,2% 5. Mức độ vận dụng phƣơng pháp dạy học dự án của thầy, cô nhƣ thế nào Các mức độ Kết quả a. Thƣờng xuyên 0% b. Theo kế hoạch dạy học 100% 6. Mức độ quan tâm của thầy, cô đối với phƣơng pháp dạy học dự án Các mức độ Kết quả a. Rất quan tâm 66,7% b. Không quan tâm 0% 7. Dự định của thầy, cô trong vận dụng phƣơng pháp dự án vào dạy học Mức độ vận dụng Kết quả a. Sẽ vận dụng 100% b. Chƣa rõ 0% c. Không vận dụng 0% 8. Theo thầy, cô để nâng cao chất lƣợng dạy học dự án, cần phải Phương án lựa chọn Kết quả a. Tập huấn chƣơng trình dạy học dự án cho giáo viên 4,2% b. Phổ biến tài liệu về dạy học dự án cho giáo viên 4,2% c. Tổ chức cho giáo viên tham quan, học tập các mô hình 91,6% dạy học dự án 14
- Kết luận chƣơng I: Trong phần này, chúng tôi trình bày cơ sở lí luận , thực tiễn về dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến dạy học dự án. Để giải quyết nhiệm vụ đề ra của đề tài, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những vấn đề sau: Chúng tôi cũng đã nghiên cứu các biểu hiện của tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập. Tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh thể hiện rất rõ khi tham gia học theo dự án. Trong dạy học dự án, chúng tôi có giới thiệu các bước dạy học theo dự án. Trong đó có nêu rõ vai trò của học sinh, của giáo viên trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên khi dạy học theo dự án, giáo viên gặp phải khó khăn về thời gian, nhưng điều này hoàn toàn có thể khắc phục được nếu như giáo viên tổ chức, sắp xếp thời gian hợp lí. Tác dụng tích hợp khi tổ chức dạy học dự án qua hoạt động giáo dục kĩ năng sống được khẳng định ở chỗ: nó gắn kết được giữa lý thuyết với thực tiễn, làm cho vốn kiến thức của học sinh được liên kết, được mở rộng, được củng cố sâu hơn, vì nguồn tư liệu được sưu tầm rất đa dạng và phong phú, giúp các em bước đầu tập dượt, làm quen với công việc của người nghiên cứu như biết cách xử lý tư liệu, tự phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. Những cơ sở lí luận đó sẽ được chúng tôi vận dụng để tổ chức dạy dọc dự án chủ đề “ Các định luật Newton” tích hợp giáo dục an toàn giao thông trong bối cảnh chuyển đổi số cho học sinh. 15
- CHƢƠNG II. XÂY DỰNG - TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN CHỦ ĐỀ “ CÁC ĐỊNH LUẬT NEWTON”- VẬT LÍ 10 TÍCH HỢP GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ. 1. Ý tƣởng của dự án Tai nạn giao thông đường bộ được định nghĩa là “Các sự kiện bất ngờ nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người. Nó xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đường bộ đang hoạt động trên các tuyến đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc các địa bàn giao thông công cộng, nhưng do chủ quan vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hoặc do gặp phải các tình huống đột xuất không kịp phòng tránh gây ra những thiệt hại nhất định cho tính mạng và sức khoẻ con người hoặc tài sản của nhà nước và nhân dân”( Báo cáo tình hình trật tự an toàn giao thông năm 2007 của Uỷ Ban An Toàn Giao Thông Quốc gia_ngày 4/2/2008). Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia, trong sáu tháng đầu năm (từ 15-12-2021 đến 14-6-2022), toàn quốc xảy ra 5.703 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3.314 người, bị thương 3.690 người. So với cùng kỳ năm trước, tuy số vụ tai nạn giao thông giảm nhưng đây cũng là con số đáng báo động, và mỗi cá nhân phải có trách nhiệm để giảm tình trạng này. Chúng ta có thể làm hạn chế tai nạn giao thông được không? Cần phải có những biện pháp nào để nâng cao ý thức chấp hành an toàn giao thông cho người dân ở nước ta? Học sinh có thể đóng vai là phóng viên, người dân, nhà chức trách…bằng những kiến thức về các định luật Newton và một số kiến thức xã hội khác, có nhiệm vụ tuyên truyền về nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh một số tai nạn giao thông. 2. Thời lƣợng, hình thức dự án - Thời lƣợng dạy học: 05 tiết. Tiết PPCT: 37, 38, 39, 40, 41 theo KHDH - Hình thức dạy học: Giao nhiệm vụ học tập ở nhà + Báo cáo, học tập tại lớp 3. Mục tiêu dự án 3.1. Năng lực Vật lí Nhận thức kiến thức vật lí [1.1]. Nhận biết lực không phải là yếu tố cần thiết để duy trì chuyển động của vật. [1.2]. Phát biểu đƣợc định luật 1 Newton. [1.3]. Nhận biết đƣợc quán tính là một tính chất cùa các vật, thể hiện xu hƣớng bảo toàn vận tốc (cả về hƣớng và độ lớn) ngay cả khi không có lực tác dụng vào vật. [1.4]. Nêu đƣợc ví dụ về quán tính trong một số hiện tƣợng thực tế, trong đó 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Công tác thi đua, khen thưởng ở Trường THPT Lê Lai, huyện Ngọc Lặc năm 2015-2016
44 p | 140 | 21
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 80 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường hứng thú và tập trung của học sinh trong các tiết luyện tập môn Hóa học 11 THPT bằng các trò chơi
25 p | 27 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 40 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại các dạng bài tập trong chương 2 Hóa 10 - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
32 p | 23 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 122 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học theo nhóm phần Vẽ kĩ thuật - Công nghệ 11
37 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 51 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia chuyên đề Sinh thái học
39 p | 15 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học STEM chủ đề Cacbohidrat
35 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn