intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học dự án chủ đề Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên Chuyên đề Hóa học 11 nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Tổ chức dạy học dự án chủ đề Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên Chuyên đề Hóa học 11 nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu yêu cầu cần đạt của chủ đề “Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên” Chuyên đề hóa học 11, từ đó xác định những nội dung và các dự án cần thực hiện; Khảo sát thực trạng dạy học chủ đề “Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên” ở một số trường THPT ở tỉnh Nghệ An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học dự án chủ đề Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên Chuyên đề Hóa học 11 nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN CHỦ ĐỀ “TÁCH TINH DẦU TỪ CÁC NGUỒN THẢO MỘC TỰ NHIÊN’ CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH LĨNH VỰC: HÓA HỌC Năm học 2023 – 2024
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN CHỦ ĐỀ “TÁCH TINH DẦU TỪ CÁC NGUỒN THẢO MỘC TỰ NHIÊN’ CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH LĨNH VỰC: HÓA HỌC Tác giả 1. NGUYỄN ANH QUỐC 2. NGUYỄN THỊ TÂM 3. NGUYỄN THỊ XUYẾN Tổ bộ môn : KHOA HỌC TỰ NHIÊN Đơn vị : TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 1 Số điện thoại: 098.666.1129 – 0914.099.558 – 098.393.0706 Năm học 2023 - 2024
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ DHDA Dạy học dự án ĐC Đối chứng GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm TNSP Thực nghiệm sư phạm NV Nhiệm vụ SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên
  4. MỤC LỤC Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. Lí do chọn đề tài 1 II. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 1 III. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 2 IV. Phương pháp nghiên cứu 2 V. Những đóng góp của đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 1. Cơ sở lí luận của phương pháp dạy học dự án trong môn hoá học 1.1. Phương pháp dạy học dự án 4 1.1.1. Khái niệm dạy học dự án 4 1.1.2. Mục tiêu của dạy học dự án 4 1.1.3. Đặc điểm của dạy học dự án 5 1.1.4. Cách tiến hành dạy học dự án 6 1.2. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong học tập 6 1.2.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 6 1.2.2. Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 6 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 7 2.1. Mục đích điều tra 7 2.2. Phương pháp điều tra 7 2.3. Kết quả điều tra 7 3. Tổ chức dạy học dự án chủ đề “Tách tinh dầu từ các nguồn thảo 9 mộc tự nhiên” – chuyên đề Hóa học 11. 3.1. Phân tích đặc điểm của chủ đề “Tách tinh dầu từ các nguồn thảo 9 mộc tự nhiên” – chuyên đề Hóa học 11 theo hướng dạy học dự án. 3.2. Tổ chức dạy học dự án chủ đề “Tách tinh dầu từ các nguồn thảo 10 mộc tự nhiên” – chuyên đề Hóa học 11
  5. 3.2.1. Ý tưởng của dự án 10 3.2.2. Mục tiêu của dự án 14 3.2.3. Chuẩn bị dự án 15 3.2.4. Tiến trình dạy học dự án chủ đề “Tách tinh dầu từ các nguồn thảo 16 mộc tự nhiên” – chuyên đề Hóa học 11 3.3. Hồ sơ dự án của học sinh 30 4. Công cụ đánh giá 31 Phiếu đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo HS 32 Phiếu đánh giá các nhóm 33 Phiếu đánh giá tổng hợp của giáo viên 34 5. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài 35 5.1. Mục đích khảo sát 35 5.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 35 6. Thực nghiệm sư phạm 36 6.1. Mục đích 36 6.2. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm 36 6.3. Kết quả thực nghiệm 36 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41 1. Ý nghĩa của đề tài 41 2. Kiến nghị và đề xuất 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 PHỤ LỤC 44
  6. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề trung tâm của nền giáo dục thế giới trong nhiều năm gần đây và cũng là một trong những chủ trương quan trọng về giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm “đột phá chiến lược” đó là: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”. Khoản 2, điều 28 Luật giáo dục năm 2005 quy định: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh"...Trước yêu cầu đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều quyết sách về giáo dục để phù hợp với xu thế thời đại. Đặc biệt hiện nay, cả hệ thống ngành giáo dục và đào tạo của chúng ta đã và đang thực hiện mạnh mẽ đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018. Một trong những đổi mới đầu tiên đó là đổi mới phương pháp dạy học và phương tiện dạy học. Đã có nhiều phương pháp dạy học tích cực được nghiên cứu và áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam cũng đã và đang từng bước triển khai áp dụng. Dạy học dự án là phương pháp dạy học có nhiều ưu điểm để hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, chủ động, sáng tạo cho học sinh mà chúng tôi đã quan tâm nghiên cứu và áp dụng trong giảng dạy môn Hóa học. Môn Hóa học là môn khoa học tự nhiên gắn liền với thực nghiệm. Thí nghiệm, thực hành đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành khái niệm, kiến thức mới. Chủ đề "Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên" có nhiều nội dung kiến thức được xây dựng từ thực nghiệm. Là giáo viên THPT chúng tôi nhận thấy việc tổ chức cho học sinh tự lực tìm tòi kiến thức và vận dụng kiến thức đã học để tạo ra sản phẩm học tập thông qua việc tổ chức dạy và học theo phương pháp dạy học dự án chủ đề “Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên” sẽ giúp học sinh nâng cao kiến thức, kích thích sự hứng thú, đặc biệt là phát huy năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là Tổ chức dạy học dự án chủ đề “Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên” Chuyên đề Hóa học 11 nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh. II. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 1. Mục đích nghiên cứu Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào chủ đề “Tách tinh dầu từ các 1
  7. nguồn thảo mộc tự nhiên” Chuyên đề Hóa học 11 trung học phổ thông nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận dạy học về phương pháp dạy học dự án. - Tìm hiểu yêu cầu cần đạt của chủ đề “Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên” Chuyên đề hóa học 11, từ đó xác định những nội dung và các dự án cần thực hiện. - Khảo sát thực trạng dạy học chủ đề “Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên” ở một số trường THPT ở tỉnh Nghệ An. - Xây dựng tiến trình dạy học với việc áp dụng phương pháp dạy học dự án vào chủ đề “Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên”. - Thực nghiệm sư phạm tiến trình dạy học đã xây dựng, đánh giá, tổng kết. III. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 1. Khách thể nghiên cứu Chủ đề “Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên” thuộc Sách chuyên đề Hóa học lớp 11. 2. Đối tượng nghiên cứu Phát huy năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh thông qua dạy học dự án chủ đề “Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên” thuộc Sách chuyên đề Hóa học lớp 11. 3. Giả thuyết khoa học Nếu hướng dẫn học sinh thực hiện thành công dự án thiết kế và tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên và vận dụng phương pháp dạy học dự án vào chủ đề “Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên” thuộc Sách chuyên đề Hóa học lớp 11 sẽ phát huy năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh. IV. Phương pháp nghiên cứu 1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học, phương pháp dạy học, trong đó có phương pháp dạy học dự án. Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá…các tài liệu đã thu thập được từ các nguồn khác nhau. 2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Điều tra, phỏng vấn giáo viên và học sinh về thực trạng sử dụng phương pháp dạy học dự án. 2
  8. Quan sát quá trình học tập của học sinh qua việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, qua giờ học, qua quá trình tiến hành thí nghiệm. Thực nghiệm sư phạm đánh giá hiệu quả và tính khả thi của phương pháp đề xuất trong đề tài. Sử dụng thống kê toán học để tổng hợp và phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm. V. Những đóng góp của đề tài 1. Về lí luận: Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phương pháp dạy học dự án áp dụng cho dạy hoá học tại trường THPT. 2. Về thực tiễn: - Xây dựng và vận dụng được quy trình thực hiện tách, chiết tinh dầu từ nguồn thảo mộc tự nhiên. - Xây dựng được tiến trình dạy học chủ đề “Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên” theo phương pháp dạy học dự án nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT. 3
  9. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận của phương pháp dạy học dự án trong môn Hóa học 1.1. Phương pháp dạy học dự án 1.1.1. Khái niệm dạy học dự án Thuật ngữ dự án, tiếng Anh là project, có nguồn gốc từ tiếng La tinh và ngày nay được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo hay một kế hoạch. Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong thực tiễn sản xuất, kinh tế, xã hội, và được hiểu là một dự định, một kế hoạch, trong đó cần xác định rõ mục tiêu, thời gian, tài chính, phương tiện, nhân lực,... để thực hiện mục tiêu đề ra. Khái niệm dự án đã đi từ lĩnh vực kinh tế, xã hội vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo không chỉ với ý nghĩa là dự án phát triển giáo dục mà còn được sử dụng như một phương pháp, hình thức dạy học. Phương pháp dạy học dựa trên dự án hay dạy học dự án là cách thức tổ chức dạy học, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu, trình bày. Dự án đặt HS vào vai trò tích cực như: người giải quyết vấn đề, người ra quyết định, điều tra viên hay người viết báo cáo. Thường thì HS làm việc theo nhóm và hợp tác với các chuyên gia bên ngoài và cộng đồng để trả lời các câu hỏi và hiểu hơn nội dung, ý nghĩa của bài học. Học theo dự án đòi hỏi HS phải nghiên cứu và thể hiện kết quả học tập của mình thông qua sản phẩm lẫn phương thức thực hiện. 1.1.2. Mục tiêu của dạy học dự án DHDA là một trong những PPDH tích cực, lấy HS làm trung tâm và gắn với thực tiễn cuộc sống của chính HS với những mục tiêu sau: - Hướng tới phát triển kĩ năng tư duy bậc cao (phân tích – tổng hợp, đánh giá và sáng tạo): Học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập cùng một lúc với việc tìm kiếm thông tin (trong đó có nội dung bài học) là quá trình xử lý thông tin, lập ra một tổng thể kiến thức mới khác với nội dung bài học, phê phán, đánh giá, lựa chọn công cụ (kiến thức, công nghệ…) để thực hiện nhiệm vụ học tập đòi hỏi HS phải có tư duy tổng hợp, biết vận dụng một cách sáng tạo giải quyết vấn đề thực tiễn trong dự án học tập. - Hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn kết nội dung học với cuộc sống thực tế: Dạy học theo phương pháp dạy học dự án đã góp phần gắn nội dung học với thực tế có ý nghĩa, có mối liên hệ với cuộc sống thông qua việc học sinh đóng vai và thực hiện hành vi của những người đang hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể. - Hướng tới phát triển kĩ năng sống: Hợp tác, giao tiếp, quản lí, tổ chức, điều hành, ra quyết định, tích hợp công nghệ thông tin vào giải quyết công việc và thực hiện các sản phẩm… là những mục tiêu mà các phương pháp dạy học tích cực hướng tới. Phương pháp dạy học dự án có ưu thế đặc biệt trong việc hiện thực hóa 4
  10. các mục tiêu này: Học sinh trong quá trình thực hiện dự án toàn quyền quyết định phương tiện và cách thức hoạt động, phải hợp tác cao độ trong sự hiểu biết điểm mạnh của từng thành viên trong nhóm, phải biết tranh luận và biết lắng nghe, phải biết tự kiểm tra, đánh giá và tự điều chỉnh hoạt động, phải huy động tối đa khả năng tích hợp công nghệ vào sản phẩm học tập của nhóm. 1.1.3. Đặc điểm của dạy học dự án Trong các tài liệu về dạy học dự án có rất nhiều đặc điểm được đưa ra. Các nhà sư phạm Mỹ đầu thế kỷ 20 khi xác lập cơ sở lý thuyết cho PPDH này đã nêu ra 3 đặc điểm cốt lõi của DHDA: định hướng HS, định hướng thực tiễn và định hướng sản phẩm. Có thể cụ thể hoá các đặc điểm của DHDA như sau: - Định hướng thực tiễn: PPDH theo dự án kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ của dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của HS. Các dự án học tập gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống xã hội. Trong những trường hợp lý tưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực. - Định hướng hứng thú người học: HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án. - Tính phức hợp, liên môn: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp. - Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học. - Tính tự lực của người học: Trong DHDA, người học cần tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. GV chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của HS và mức độ khó khăn của nhiệm vụ. - Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. DHDA đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa HS và GV cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án. Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội. - Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra. Trong PPDH theo dự án, các sản phẩm được tạo ra không giới hạn trong 5
  11. những thu hoạch từ lý thuyết mà còn tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu. 1.1.4. Cách tiến hành dạy học dự án Dạy học dựa trên dự án cần được tiến hành theo ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án - Đề xuất ý tưởng, chọn đề tài. - Chia nhóm và nhận nhiệm vụ dự án. - Lập kế hoạch Giai đoạn 2: Thực hiện dự án - Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo phân công. - GV theo dõi, hỗ trợ. Giai đoạn 3: Báo cáo và đánh giá dự án - Công bố kết quả thực hiện dự án - Trưng bày sản phẩm - Đánh giá sản phẩm - Đánh giá quá trình thực hiện dự án 1.2. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong học tập 1.2.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong học tập là khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân nhằm giải quyết một nhiệm vụ học tập, trong đó có biểu hiện của sự sáng tạo. Sự sáng tạo trong quá trình giải quyết vấn đề được biểu hiện trong một bước nào đó, có thể là một cách hiểu mới về vấn đề, hoặc một hướng giải quyết mới cho vấn đề, hoặc một sự cải tiến mới trong cách thực hiện giải quyết vấn đề, hoặc một cách nhìn nhận đánh giá mới. Cái mới, cái sáng tạo trong quan niệm của chúng tôi được hiểu theo tính tương đối: mới so với năng lực, trình độ của học sinh, mới so với nhận thức hiện tại của học sinh. 1.2.2. Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo TT Năng lực thành phần Biểu hiện của học sinh THPT 1 Nhận ra ý tưởng mới Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. 2 Phát hiện và làm rõ Phân tích được tình huống trong học tập; phát vấn đề hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập. 6
  12. 3 Hình thành và triển Phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến khai ý tưởng mới của người khác; hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho, đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp, so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất. 4 Đề xuất, lựa chọn giải Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên pháp quan đến vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề. 5 Thiết kế và tổ chức Lập được kế hoạch hoạt động với mục tiêu, nội hoạt động dung, hình thức hoạt động phù hợp. Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động. Đánh giá được sự phù hợp hay không phù hợp của kế hoạch, giải pháp và việc thực hiện kế hoạch, giải pháp. 6 Tư duy độc lập Biết đặt các câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng, vấn đề; Biết chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc; Biết quan tâm tới các chứng cứ khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng; biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau. 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài Để có cơ sở thực tiễn về dạy học chủ đề “Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên” Chuyên đề Hóa học 11 THPT, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra, tham vấn một số đồng nghiệp, dự giờ và quan sát thực tiễn. 2.1. Mục đích điều tra - Tìm hiểu mức độ hiểu biết và sử dụng của giáo viên hoá học ở trường THPT về phương pháp dạy học dự án. - Tìm hiểu mức độ cần thiết của phương pháp dạy học dự án đối với chủ đề “Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên” Chuyên đề Hóa học 11 THPT. - Tìm hiểu sự hứng thú của học sinh đối với phương pháp dạy học dự án. 2.2. Phương pháp điều tra Chúng tôi tiến hành điều tra thăm dò cả giáo viên và học sinh (có mẫu phiếu ở phần phụ lục), trong đó có 23 giáo viên môn Hóa học dạy học THPT ở Nghệ An (phát phiếu điều tra, trò chuyện, dự giờ một số tiết) và học sinh khối 11 tại trường THPT Nam Đàn 1. 2.3. Kết quả điều tra Sau khi có phiếu điều tra, chúng tôi tổng hợp, xử lý số liệu thu được một số kết quả đáng kể sau đây: 7
  13. a, Mức độ sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học Hóa học. Biểu đồ 2.1. Mức độ sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học Hóa học. Kết quả khảo sát cho thấy giáo viên đã sử dụng phương pháp dạy học dự án trong quá trình dạy học môn hoá học nhưng chưa thường xuyên, vẫn còn một số giáo viên chưa bao giờ sử dụng phương pháp này bởi đây là phương pháp mất khá nhiều thời gian cho việc dạy và học, một số giáo viên cũng chỉ mới tiếp cận phương pháp dạy học dự án khiến giáo viên chưa mạnh dạn áp dụng nó vào quá trình dạy học. b, Phương pháp dạy học phù hợp với chủ đề “Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên” để phát huy năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh. Biểu đồ 2.2. Phương pháp dạy học phù hợp với chủ đề “Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên”. c, Mức độ hứng thú của học sinh đối với phương pháp dạy học dự án đối với chủ đề “Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên”. 8
  14. Biểu đồ 2.3. Mức độ hứng thú của học sinh đối với phương pháp dạy học dự án. Qua phân tích số liệu và kết quả đáng kể ở trên chúng tôi nhận thấy rằng: - Giáo viên có hiểu biết về phương pháp và ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học dự án trong việc phát triển năng lực môn Hóa học. - Giáo viên nhận thấy sự cần thiết sử dụng phương pháp dạy học dự án vào chủ đề “Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên” để phát huy năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh. - Học sinh rất hứng thú khi được Thầy (Cô) sử dụng phương pháp dạy học dự án trong các chủ đề môn Hóa học được áp dụng. Mặt khác do chủ đề “Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên” có nhiều nội dung kiến thức được xây dựng từ thực nghiệm, có nhiều ứng dụng trong đời sống. Vì vậy, nếu dạy học theo phương pháp truyền thống thì học sinh sẽ không nắm rõ cách thức thực hiện phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ như phương pháp chiết, phương pháp chưng cất; đặc điểm các loại tinh dầu, công thức hóa học, công dụng của các tinh dầu có trong một số nguồn thảo mộc trong tự nhiên; không thấy rõ được mối liên hệ của nội dung kiến thức chủ đề “Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên” với đời sống điều đó sẽ làm cho học sinh khi học chủ đề này không cảm thấy hứng thú. Do đó, biện pháp để làm cho học sinh hứng thú khi dạy học chủ đề “Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên” và phát huy được năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh là giáo viên nên tiến hành dạy theo phương pháp dạy học dự án. 3. Tổ chức dạy học dự án chủ đề “Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên” – chuyên đề Hóa học 11 3.1. Phân tích đặc điểm của chủ đề “Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên” – chuyên đề Hóa học 11 theo hướng dạy học dự án Trong chương trình hoá học lớp 11, chủ đề: Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên là đề tài mà học sinh phải thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có nhiều ứng dụng 9
  15. trong thực tiễn. Các nội dung kiến thức chính của chủ đề là: tìm hiểu một số nguyên liệu thực vật có chứa tinh dầu, công dụng của các loại tinh dầu; nguyên tắc, cách tiến hành phương pháp tách tinh dầu; một số lưu ý trong quá trình tiến hành thí nghiệm tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên. Học sinh nhận thấy trong các nguồn thảo mộc tự nhiên đều chứa hàm lượng lớn các loại tinh dầu, các loại tinh dầu này có nhiều công dụng trong đời sống và sức khỏe, giá thành các nguồn thảo mộc có chứa tinh dầu rẻ, dễ dàng tách biệt và tinh chế nên việc xây dựng được quy trình tách tinh dầu là cần thiết và thiết thực. Đây chính là cơ sở vô cùng quan trọng mở ra rất nhiều ý tưởng tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống. Quá trình học tập chủ đề này đòi hỏi và cho phép học sinh phải làm quen với các thiết bị thí nghiệm (chưng cất, chiết), xây dựng được quy trình tách tinh dầu sả chanh, tinh dầu bưởi, tinh dầu gừng…tạo ra được sản phẩm có thể trưng bày, báo cáo và sử dụng. Qua đó, giúp cho học sinh hứng thú học tập, nâng cao chất lượng kiến thức, tự hào với thành quả lao động của mình; đặc biệt là phát huy năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; rèn luyện kỹ năng tự học và học tập suốt đời. Vì vậy, phương pháp dạy học dự án là phương pháp phù hợp để tổ chức dạy học hiệu quả. 3.2. Tổ chức dạy học dự án chủ đề “Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên” – chuyên đề Hóa học 11 3.2.1. Ý tưởng của dự án Tinh dầu là một dạng chất lỏng chứa các hợp chất thơm dễ bay hơi được chiết xuất bằng các phương pháp tách biệt và tinh chế như phương chưng cất hơi nước, phương pháp chiết hoặc ép lạnh từ lá cây; thân cây; hoa; vỏ cây; rễ cây; hoặc những bộ phận khác của thực vật. Tinh dầu được ví như là nhựa sống của cây, vì vậy đã mang sức sống, năng lượng tinh khiết nhất của dược thảo từ thiên nhiên và mạnh hơn 50 -100 lần các loại dược thảo sấy khô. Tinh dầu được mệnh danh là báu vật của thiên nhiên, là tủ thuốc của tự nhiên, thông qua con đường khoa học được phát triển thành phương pháp trị liệu, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp trên toàn thế giới. Sau đây là hình ảnh một số loại tinh dầu được chiết xuất từ các bộ phân của thực vật: Tinh dầu tràm Chiết xuất từ cành, lá, hoa cây tràm 10
  16. Một số bộ phận cây Tinh dầu sả chanh Chiết xuất từ lá và thân cây sả Tinh dầu gừng Chiết xuất từ củ gừng Tinh dầu vỏ bưởi Chiết xuất từ vỏ bưởi 11
  17. Tinh dầu hoa hồng Chiết xuất từ hoa hồng Tinh dầu cam thảo Chiết xuất từ rễ cây cam thảo Tinh dầu có rất nhiều công dụng: khử mùi, chống ẩm mốc, diệt khuẩn, tạo hương thơm dễ chịu, nhẹ nhàng và hoàn toàn tinh khiết cho không gian; giúp loại bỏ tế bào chết trên da, giữ và làm cho da mượt mà, mềm mại kích hoạt làm tiêu mỡ thừa dưới da, giúp da săn chắc, ngăn ngừa mụn trứng cá, giúp trị cảm cúm, nhức đầu, các bệnh về khớp, trị liệu các vấn đề về gan, thận, mất ngủ, giải độc cho cơ thể, thư giãn, giảm strees…Ngoài ra tinh dầu hiện nay được nhiều người sử dụng thay thế các loại mỹ phẩm thông thường, bởi tính an toàn trong sử dụng và gần như không có tác dụng phụ. Dạy học dự án chủ đề “Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên” giúp định hướng học sinh ứng dụng các kiến thức hóa học vào đời sống hằng ngày thông qua việc tìm hiểu về thành phần, công dụng của các loại tinh dầu, thiết kế được quy trình chiết xuất tinh dầu. Trong chủ đề này, HS sẽ thực hiện dự án thiết kế và tách được tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên. Theo đó, HS phải tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức mới: - Phương pháp tách biệt, tinh chế hợp chất hữu cơ, phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước, phương pháp chiết. - Quy trình tách tinh dầu từ nguồn nguyên liệu thảo mộc tự nhiên. - Các loại tinh dầu, công dụng của tinh dầu trong thảo mộc tự nhiên. - Đồng thời, HS phải vận dụng các kiến thức cũ của các bài học: Phương pháp tách biệt, tinh chế hợp chất hữu cơ (Chương 3 – Sách Hóa học 11). 12
  18. - Ý tưởng thực hiện: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm từ 9 - 11 học sinh. Các nhóm sẽ đóng vai trò là nhân viên nghiên cứu, tìm hiểu về tính chất, ứng dụng, quy trình sản xuất tinh dầu, sau đó áp dụng quy trình điều chế để tạo ra tinh dầu. Ở buổi hoạt động báo cáo, các nhóm sẽ vào vai là nhân viên marketing giới thiệu về thành phần, công dụng, tính an toàn, mẫu mã, giá cả,… của các sản phẩm nhóm thông qua power point/poster để thuyết phục khách hàng lựa chọn mua sản phẩm. Thời gian thực hiện dự án: 2 tuần trong đó có 3 tiết làm việc tại lớp, thời gian còn lại làm việc ở nhà và phòng thí nghiệm. Tuần 1: - GV tổ chức cho HS tìm hiểu về các loại tinh dầu, công thức hóa học, công dụng của các tinh dầu có trong một số nguồn thảo mộc trong tự nhiên, loại thảo mộc thể lựa chọn để thực hiện tách tinh dầu. - Các ứng dụng của tinh dầu trong đời sống, phạm vi ứng dụng của tinh dầu sau khi có sản phẩm là tinh dầu. - Từ kiến thức đã tìm hiểu, GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện dự án Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên. Tiến hành lựa chọn nguồn nguyên liệu để tách tinh dầu, phạm vi ứng dụng dự kiến. - GV thống nhất với HS về kế hoạch triển khai dự án và tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án. - Học sinh tự học và làm việc nhóm thảo luận thống nhất các kiến thức liên quan, tìm hiểu các nội dung về phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước, phương pháp chiết. Tiến hành lựa chọn phương pháp sẽ sử dụng để tách tinh dầu. Từ phương pháp đã lựa chọn, tìm kiếm thông tin và đề xuất quy trình tách tinh dầu từ một nguyên liệu cụ thể nhóm lựa chọn. - GV đôn đốc, hỗ trợ tài liệu, giải đáp thắc mắc cho các nhóm khi cần thiết. Tuần 2: - GV tổ chức cho HS từng nhóm trình bày quy trình tách tinh dầu theo phương pháp, nguyên liệu đã lựa chọn. - GV tổ chức hoạt động thảo luận cho từng quy trình: các nhóm khác và GV nêu câu hỏi làm rõ, phản biện và góp ý cho quy trình; nhóm trình bày trả lời câu hỏi, lập luận, bảo vệ quan điểm hoặc ghi nhận ý kiến góp ý phù hợp để hoàn thiện quy trình. - GV chuẩn hoá các kiến thức liên quan cho HS; yêu cầu HS ghi lại các kiến thức vào vở và chỉnh sửa quy trình tách tinh dầu (nếu có). - Học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 1 tuần để tách tinh dầu từ nguyên liệu tự nhiên, trao đổi với giáo viên khi gặp khó khăn. 13
  19. - Các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp. - Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm và trả lời các câu hỏi của GV và các nhóm bạn. - Đề xuất phương án cải tiến sản phẩm. 3.2.2. Mục tiêu của dự án Sau khi hoàn thành dự án chủ đề này, học sinh đạt các mục tiêu sau: a) Phát triển phẩm chất:  Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập và nghiên cứu.  Nhân ái: Quan tâm đến mối quan hệ hài hòa với những người khác. Tôn trọng ý kiến của bạn bè xung quanh.  Yêu nước: Tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường và an toàn với con người.  Trung thực: Báo cáo quá trình và chất lượng sản phẩm một cách chính xác, trung thực và rõ ràng.  Trách nhiệm: Có ý thức, trách nhiệm đối với công việc của nhóm và cá nhân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm với lời nói và hành động của bản thân. Có ý thức bảo vệ môi trường. b) Phát triển năng lực chung  Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo khi tiến hành tìm hiểu, lựa chọn và đưa ra được một quy trình tách tinh dầu hợp lí, hiệu quả. Biết thu thập và làm rõ các thông tin, kiến thức liên quan đến dự án; Lập được kế hoạch hoạt động có mục tiêu và phương án phù hợp; Biết điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể để đạt được hiệu quả cao.  Năng lực giao tiếp và hợp tác: thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện từng phần nhiệm vụ cụ thể. Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ và chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm để hoàn thành dự án đúng thời hạn.  Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh chủ động, tích cực tìm hiểu về tinh dầu, công dụng của tinh dầu, các phương pháp để tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên như phương pháp chiết, phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. c) Phát triển năng lực đặc thù  Năng lực nhận thức hóa học - Nêu được trạng thái tự nhiên, tính chất và ứng dụng của tinh dầu. - Trình bày được quy trình sản xuất tinh dầu. - Vận dụng được phương pháp chiết hoặc chưng cất để tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên. 14
  20.  Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học - Thiết kế được kế hoạch chi tiết thực hiện dự án “Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên”. - Tách/chiết được tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên. - Sử dụng được ngôn ngữ, hình ảnh để mô tả quá trình tách chiết tinh dầu. - Sử dụng power point/ poster để quảng cáo, giới thiệu về thành phần, công dụng,… của tinh dầu. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học - Lựa chọn được nguyên liệu để tách chiết tinh dầu tạo ra sản phẩm có chất lượng như lựa chọn sả có lá và thân còn tươi mới, quả bưởi có phần vỏ màu xanh sẫm… - Lựa chọn được phương pháp tách tinh dầu phù hợp với tính chất của từng loại tinh dầu như tinh dầu sả chanh, tinh dầu bưởi, tinh dầu hoa hồng nên dùng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước, tinh dầu gừng nên dùng phương pháp chiết… - Vận dụng được kiến thức về nguyên tắc, cách tiến hành các phương pháp tách tinh dầu để thiết kế được quy trình và tự lắp ráp được các thiết bị trong quá trình thực hành thí nghiệm. - Vận dụng được kiến thức để giải thích cơ sở khoa học của các phương pháp tách tinh dầu. - Học sinh chủ động sáng tạo trong việc lựa chọn phương pháp cách thức giải quyết vấn đề liên quan đến thực tiễn và bước đầu biết tham gia nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn đề đó. - Vận dụng được kiến thức liên môn (hóa học, sinh học, toán học, công nghệ, kỹ thuật…) để phân tích quy trình sản xuất tinh dầu, đánh giá thành phần hóa học trong việc sản xuất. - Định hướng được ngành nghề sẽ lựa chọn sau khi tốt nghiệp THPT thông qua dự án “Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên” như nhân viên nghiên cứu khoa học, nhân viên marketing,… 3.2.3. Chuẩn bị dự án a) Bộ câu hỏi định hướng Câu hỏi khái quát Tinh dầu được mệnh danh là vật báu của thiên nhiên, là tủ thuốc của tự nhiên, thông qua con đường khoa học được phát triển thành phương pháp trị liệu, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp trên toàn thế giới. Theo em, chúng ta có thể chiết xuất tinh dầu bằng cách nào và từ loại thực vật nào để phục vụ cho nhu cầu của bản thân? 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2