Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trong dạy học bài ứng dụng của hệ phương trình bậc nhất ba ẩn - chuyên đề học tập Toán 10 - KNTT
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Tổ chức dạy học hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trong dạy học bài ứng dụng của hệ phương trình bậc nhất ba ẩn - chuyên đề học tập Toán 10 - KNTT" nhằm giúp cho học sinh nắm vững kiến thức kĩ năng về ứng dụng hệ phương trình bậc nhất ba ẩn để giải quyết các bài toán kinh tế, các bài toán liên môn mà cả trong trong thực tiễn cuộc sống góp phần hình thành hệ thống các phẩm chất, năng lực cần thiết, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trong dạy học bài ứng dụng của hệ phương trình bậc nhất ba ẩn - chuyên đề học tập Toán 10 - KNTT
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KHOA HỌC GIÁO DỤC ĐỀ TÀI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC BÀI ‘‘ỨNG DỤNG CỦA HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT BA ẨN’’- CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP TOÁN 10 - KNTT Tác giả: Trần Thị Mận Đơn vị công tác : Trường THPT Quỳnh Lưu 1 Môn: Toán - Tổ: Toán - Tin Điện thoại: 0962407333 Năm thực hiện 2022-2023
- MỤC LỤC Nội dung Trang Phần I. Đặt vấn đề 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Tính mới, đóng góp của đề tài 2 1. Tính mới của đề tài 2 2. Đóng góp của đề tài 3 Phần II. Nội dung nghiên cứu 3 A. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 3 I. Cơ sở lí luận của đề tài 3 1. Cơ sở lí luận của hoạt động trải nghiệm 3 1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm 3 1.2. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm 3 1.3. Quy trình dạy học hoạt động trải nghiệm 3 1.3.1. Quy trình 3 1.3.2. Giải thích quy trình dạy hoạt động trải nghiệm 4 1.4. Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường phổ 5 thông 1.5. Những ưu điểm và hạn chế của dạy học học hoạt động trải nghiệm 5 1.5.1. Ưu điểm 5 1.5.2. Hạn chế 5 2. Cơ sở lí luận của dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề và 5 sáng tạo 2.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 5 2.2. Vai trò của dạy học trải nghiệm với phát triển năng lực giải quyết 6 vấn đề và sáng tạo II. Cơ sở thực tiễn của đề tài 6 1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực trạng để xác định cơ sở thực tiễn 6 của đề tài 2. Kết quả điều tra, khảo sát cơ sở thực tiễn của đề tài 7
- 3. Kết luận 12 B. Thực hiện đề tài 14 I. Các bước thực hiện 10 1. Bước 1: Phân tích mục tiêu của bài học 14 2. Bước 2: Xác định các dạng hoạt động trải nghiệm trong bài học 15 2.1. Lựa chọn các nội dung hoạt động trải nghiệm 15 2.2. Tìm hiểu về khả năng và sở thích của từng cá nhân học sinh 16 3. Bước 3: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm 16 4. Bước 4 : Tổ chức dạy hoạt động trải nghiệm 21 4.1. Giao nhiệm vụ trải nghiệm 21 4.2. Thực hiện nhiệm vụ trải nghiệm 24 4.2.1. Lập kế hoạch trải nghiệm cụ thể 24 4.2.2. Phân công cụ thể cho từng thành viên 25 4.2.3. Tiến hành trải nghiệm cụ thể 25 4.3. Thảo luận kết quả trải nghiệm 26 4.4. Báo cáo kết quả trải nghiệm 26 4.4.1. Giải pháp 1: Tổ chức trải nghiệm mua vé cáp treo thăm quan đảo hòn thơm Phú Quốc tại lớp thông qua trò chơi “Chúng tôi là nhân 26 viên soát vé” trong hoạt động ứng dụng hệ phương trình bậc nhất ba ẩn vào bài toán kinh tế 4.4.2. Giải pháp 2: Tổ chức trải nghiệm ghé thăm vườn hoa cây cảnh của người làm nghề lâu năm và phỏng vấn họ về việc sử dụng tỉ lệ phân 29 NPK theo từng giai đoạn phát triển của cây trong hoạt động ứng dụng của hệ phương trình bậc nhất ba ẩn vào Sinh học 4.4.3. Giải pháp 3: Tổ chức trải nghiệm pha trộn các chất hóa học theo tỉ lệ đặt ra qua phần trổ tài “Nhà hóa học tài ba” trong hoạt động ứng 32 dụng của hệ phương trình bậc nhất ba ẩn vào Hóa Học 4.4.4. Giải pháp 4: Tổ chức trải nghiệm cách mắc các mạch điện nối tiếp, song song thông qua hoạt kịch “Chú thợ điện dễ thương” trong hoạt động ứng dụng của hệ phương trình bậc nhất ba ẩn vào Vật lí 34
- 4.4.5. Giải pháp 5: Tổ chức trải nghiệm đến phiên chợ chiều của chợ 36 Giát – Quỳnh Lưu để mua bán các mặt hàng tiêu dùng trong hoạt động ứng dụng của hệ phương trình bậc nhất ba ẩn vào bài toán Cung – Cầu 4.4.6. Giải pháp 6: Tổ chức trải nghiệm hòa mình vào làn điệu dân ca được phổ thơ thành nhạc thông qua vở nhạc kịch “Phiên chợ làng quê” 38 trong hoạt động ứng dụng của hệ phương trình bậc nhất ba ẩn vào bài toán dân gian 4.5. Tổng kết đánh giá kết quả trải nghiệm và rút kinh nghiệm 40 4.5.1. Đánh giá kết quả trải nghiệm 40 4.5.2. Tổng kết và rút kinh nghiệm cho hoạt động trải nghiệm 40 II. Giáo án (Phần phụ lục I) 40 D. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của giải pháp được đề xuất 41 I. Minh chứng về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp trong 41 đề tài mà tôi đã áp dụng tại đơn vị trường THPT Quỳnh Lưu 1 và tại sinh hoạt chuyên môn liên trường cụm Quỳnh Lưu – Hoàng Mai 1. Minh chứng về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp trong 41 đề tài mà tôi đã áp dụng tại đơn vị trường THPT Quỳnh Lưu 1 2. Minh chứng trong buổi chia sẽ sinh hoạt chuyên môn liên trường 43 cụm Quỳnh Lưu - Hoàng Mai II. Khảo sát các giáo viên trên địa bàn cụm Quỳnh Lưu - Hoàng Mai 45 về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề ra trong đề tài 1. Mục đích khảo sát 44 2. Nội dung và đối tượng khảo sát 45 3. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá 45 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã 48 đề xuất III. Kết luận chung về sự cấp thiết và tính khả thi 54 Phần III. Kết luận và kiến nghị 56 Tài liệu tham khảo 59 Phụ lục
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đổi mới phương pháp dạy học luôn là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục và đặc biệt theo quan điểm đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ chú trọng chuyển sang phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh, coi trọng trải nghiệm sáng tạo, thực nghiệm cái mới, gắn kết toán học với thực tế. Năm học 2022 – 2023 đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc thay đổi toàn bộ sách giáo khoa lớp 10 của tất cả các môn học nói chung và của bộ môn Toán nói riêng, vì vậy phương pháp dạy học theo đó cũng đổi mới căn bản. Giáo viên trung học phổ thông phải tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu để tìm ra phương pháp cũng như thiết kế bài dạy phù hợp để thích ứng với tinh thần của việc đổi mới nền giáo dục. Dạy học hoạt động trải nghiệm là một phương pháp hay, có nhiều ưu điểm, giúp giáo viên thực hiện các mục tiêu hướng vào người học, từ đó hình thành ở các em nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức, các em hình dung ra dễ dàng hơn khi tiếp cận các bài toán thực tiễn một cách tự chủ, tích cực, sáng tạo để giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách linh hoạt và phát triển toàn diện năng lực cho các em. Toán học là bộ môn có nhiều nội dung gắn liền với thực tiễn đời sống, đặc biệt những kiến thức toán được các nhà kinh doanh sử dụng hiệu quả vào giải quyết các bài toán về kinh tế. Bên cạnh đó, những kiến thức của môn Toán cũng được vận dụng để giải quyết các bài toán liên quan đến bộ môn khoa học tự nhiên. Vì vậy môn học này cùng với các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành ở học sinh năng lực toán học, các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt giúp các em biết được tầm quan trọng của bộ môn Toán đối với đời sống kinh tế - xã hội. Johr Dewey, nhà cải cách giáo dục người Mỹ đã từng có hai câu danh ngôn nổi tiếng: “ Sự tương tác giữa tri thức và kỹ năng với trải nghiệm là chìa khóa của việc học hỏi - Quá trình giáo dục thực sự nên là quá trình học cách tư duy thông qua việc thực hành trên những vấn đề thực tế ”. Điều đó càng cho thấy sự cấp thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học bằng phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong giảng dạy bộ môn Toán 10 để đáp ứng mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trên cơ cở khảo sát thực tế dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông, bản thân tôi nhận thấy đại đa số học sinh chưa thích nghi với hình thức dạy học hoạt động trải nghiệm, lí do sâu xa là do trước đây các em ít tiếp cận với hình thức dạy học này, bên cạnh đó việc vận dụng những kiến thức toán học vào giải quyết các bài toán thực tế, cũng giống như ứng dụng của nó để giải quyết các bài toán liên môn là cái mới đối với các em. Do vậy, nếu giáo viên không có những bài giảng và phương pháp hợp lí sẽ không tạo được hứng thú, niềm đam mê dẫn đến làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, mang tính ép buộc, gò bó, lâu dần dẫn đến việc nhàm chán và thậm chí sợ học môn Toán. 1
- Đặc biệt bài ‘‘Ứng dụng cuả hệ phương trình bậc nhất ba ẩn” trong chuyên đề ‘‘Hệ phương trình bậc nhất ba ẩn’’ - chuyên đề học tập Toán 10 - kết nối tri thức với cuộc sống có ứng dụng rất lớn trong việc giải quyết các bài toán kinh tế gắn liền với thực tiễn. Cái mới của bài học này là áp dụng kiến thức toán để giải quyết các bài toán của các bộ môn khoa học như: Lý, Hóa, Sinh. Khi thực hiện hoạt động trải nghiệm về các bài toán kinh tế thực tế trong đời sống thường gặp và trải nghiệm đến thăm các nhà nông chăm sóc cây cảnh bằng việc pha trộn phân hóa học NPK giúp các em biết thêm cách pha trộn tỉ lệ phân của người làm nghề chăm sóc hoa và cây cảnh; trải nghiệm sự pha trộn của các chất hóa học bằng thí nghiệm giúp các em biết thêm cách thức chế tạo ra các loại dược mỹ phẩm và các loại thuốc trong ngành y tế dược; trải nghiệm về cách mắc các mạch điện giúp các em hiểu thêm về công việc của cách chú thợ điện hay trải nghiệm đến các phiên chợ chiều giúp các em hiểu thêm về kiến thức cung - cầu... Qua đó sẽ hình thành và phát triển ở các em năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tổ chức dạy học hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trong dạy học bài ứng dụng của hệ phương trình bậc nhất ba ẩn” - chuyên đề học tập Toán 10 - KNTT để áp dụng trực tiếp vào tiết dạy tại đơn vị nhằm phát huy tối đa được năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của các em học sinh. II. TÍNH MỚI, ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 1. Tính mới của đề tài Qua tìm hiểu tôi nhận thấy, bài ‘‘Ứng dụng của hệ phương trình bậc nhất ba ẩn” là bài học được bổ sung mới nhất vào chuyên đề học tập Toán 10 - KNTT với mục đích sử dụng kiến thức toán để giải quyết bài toán liên môn Lý, Hóa, Sinh và các bài toán kinh tế, dân gian cũng như các bài toán trong đời sống thực tiễn. Vì vậy, rất được nhiều giáo viên trăn trở và thiết kế bằng nhiều phương pháp dạy học tích cực. Tuy nhiên, chưa có một phương pháp nào xây dựng với mục tiêu gắn liền với thực tiễn một cách đầy đủ và đổi mới một cách toàn diện để phát triển triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh. Do vậy, bài ‘‘Ứng dụng của hệ phương trình bậc nhất ba ẩn’’ đã được tôi xây dựng và thực hiện theo phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm giúp học sinh nhận ra ý tưởng mới, phát hiện và làm rõ vấn đề, hình thành và triển khai ý tưởng mới, đề xuất lựa chọn giải pháp, thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo trong suốt quá trình trải nghiệm ghé thăm nhà vườn bằng việc chia tỉ lệ phù hợp để bón phân NPK qua từng giai đoạn phát triển của cây, trải nghiệm pha trộn các chất hóa học, trải nghiệm trao đổi mua bán các thực phẩm thiết yếu ở chợ Giát, hay tìm hiểu công việc của các chú thợ điện, hòa mình vào các làn điệu dân ca… Qua đó giúp các em gần hơn với đời sống thực tiễn góp phần phát triển tối đa và toàn diện năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 2
- 2. Đóng góp của đề tài Đề tài đã đưa ra được những giải pháp dạy học bài ‘‘Ứng dụng của hệ phương trình bậc nhất ba ẩn’’ với các vấn đề trong cuộc sống theo hình thức trải nghiệm mang tính mới mẻ, sáng tạo. Các giải pháp đưa ra đã được triển khai, kiểm nghiệm ở tiết dạy tại đơn vị trường trung học phổ thông Quỳnh Lưu 1 và ở sinh hoạt chuyên môn liên trường cụm Quỳnh Lưu - Hoàng Mai. Đề tài không chỉ giúp cho học sinh nắm vững kiến thức kĩ năng về ứng dụng hệ phương trình bậc nhất ba ẩn để giải quyết các bài toán kinh tế, các bài toán liên môn mà cả trong trong thực tiễn cuộc sống góp phần hình thành hệ thống các phẩm chất, năng lực cần thiết, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đề tài đáp ứng được quan điểm, yêu cầu, tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, thi cử theo yêu cầu phát triển năng lực của mục tiêu GDPT 2018. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU A. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận của hoạt động trải nghiệm 1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm là hoạt động trong đó dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân HS được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. 1.2. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm HĐTN tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm về kiến thức, kĩ năng, cảm xúc. Nội dung HĐTN mang tính tích hợp tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục. Hình thức HĐTN rất đa dạng như trò chơi, tham quan du lịch,… HĐTN huy động sự tham gia tích cực của HS, tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, lựa chọn ý tưởng hoạt động, được khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm. 1.3. Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm 1.3.1. Quy trình Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm Bước 1 Phân tích mục tiêu bài học (chương, chủ đề) Bước 2 Xác định các dạng hoạt động trải nghiệm trong bài học Bước 3 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm Bước 4 Tổ chức hoạt động trải nghiệm 3
- 1.3.2. Giải thích quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm a. Bước 1: Phân tích mục tiêu bài học (chương, chủ đề) Xác định các kiến thức, năng lực chung, năng lực đặc thù, phẩm chất mà học sinh cần đạt được theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. b. Bước 2: Xác định các dạng hoạt động trải nghiệm cụ thể trong bài học GV phân tích được mạch nội dung của bài học. Căn cứ vào đặc điểm nội dung kiến thức, điều kiện cơ sở vật chất của trường học để xác định được các dạng hoạt động trải nghiệm cụ thể ứng với mỗi mạch nội dung đó. c. Bước 3: Lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm GV lập kế hoạch, nội dung bản kế hoạch bao gồm: thời gian, địa điểm, nội dung nhiệm vụ, chuẩn bị (thiết bị, phương tiện, ...) và dự kiến sản phẩm. d. Bước 4. Tổ chức hoạt động trải nghiệm *Tổ chức dạy hoạt động trải nghiệm bao gồm 5 bước sau Các bước tổ chức dạy hoạt động trải nghiệm Bước 1 Giao nhiệm vụ trải nghiệm Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ trải nghiệm Bước 3 Thảo luận kết quả trải nghiệm Bước 4 Báo cáo kết quả trải nghiệm Bước 5 Tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm * Giao nhiệm vụ trải nghiệm GV giao nhiệm vụ trải nghiệm; HS tiếp nhận nhiệm vụ. * Thực hiện nhiệm vụ trải nghiệm HS tiến hành các bước thực hiện nhiệm vụ: Lập được kế hoạch trải nghiệm; Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; chuẩn bị dụng cụ, phương tiện, tài liệu, thông tin cần thiết; tiến hành trải nghiệm cụ thể. * Thảo luận kết quả trải nghiệm HS thu thập thông tin, thảo luận nhóm; viết báo cáo trải nghiệm. * Báo cáo kết quả trải nghiệm HS báo cáo trước lớp kết quả trải nghiệm; các thành viên khác trong lớp theo dõi, trao đổi, thảo luận và đóng góp ý kiến. * Tổng kết, đánh giá kết quả trải nghiệm - Công cụ đánh giá là bảng kiểm, đề kiểm tra, mẫu vật, phiếu đánh giá, sản phẩm học tập… 4
- - Quá trình đánh giá gồm 3 mức độ: * HS tự đánh giá: Dựa trên tiêu chí của GV hoặc do chính bản thân HS đưa ra, dưới sự hướng dẫn của GV, HS tự nhận xét và đánh giá về kết quả của quá trình trải nghiệm. * Nhóm đánh giá: Dựa vào tiêu chí đánh giá của GV và sự hướng dẫn của GV. * GV đánh giá HS: Thông qua một số tiêu chí: phiếu đánh giá, câu hỏi thảo luận, cách xử lý, bài tập tình huống, sản phẩm, mẫu vật… 1.4. Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường phổ thông Hoạt động trải nghiệm được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,…), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,… Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. 1.5. Những ưu điểm và hạn chế của dạy học học hoạt động trải nghiệm 1.5.1. Ưu điểm - Tổ chức HĐTN làm cho việc học tập trong nhà trường gắn với thế giới thật hơn, có thể đáp ứng những kỹ năng về cuộc sống linh động, khả năng thích nghi, tính chủ động và tự định hướng, các kỹ năng giao tiếp xã hội và giao tiếp xuyên văn hóa, năng suất làm việc và khả năng lãnh đạo. - Tổ chức HĐTN phát triển ở học sinh kỹ năng phát hiện giải quyết vấn đề và sáng tạo. Tạo điều kiện cho học sinh tự tìm hiểu chính mình, tự khẳng định mình qua việc trực tiếp giải quyết vấn đề thông qua trao đổi, tranh luận. Phát triển tư duy bậc cao và kỹ năng sống cho người học. - Tổ chức HĐTN tạo điều kiện cho nhiều phong cách, tiềm năng học tập khác nhau cùng được phát triển, tạo môi trường cho hỗ trợ thúc đẩy lẫn nhau trong học tập của học sinh thông qua hoạt động nhóm và hướng tới sự phát triển toàn diện. 1.5.2. Hạn chế - Tổ chức HĐTN đòi hỏi nhiều thời gian, không thích hợp với kiến thức lí thuyết có tính hệ thống. - Tổ chức HĐTN đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp. - Hoạt động trải nghiệm cần tích hợp kiến thức liên môn. 2. Cơ sở lí luận của dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 2.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh là khả năng học sinh huy động kiến thức, kĩ năng thái độ và sự sẵn sàng tham gia nhằm nhận ra ý tưởng mới, 5
- phát hiện và làm rõ vấn đề, đề xuất các giải pháp và thực hiện quá trình giải quyết vấn đề sáng tạo, báo cáo và đánh giá kết quả sáng tạo, vận dụng linh hoạt vào thực tiễn. Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh gồm sáu thành tố: (1) Nhận ra ý tưởng mới; (2) phát hiện và làm rõ vấn đề; (3) hình thành và triển khai ý tưởng mới; (4) đề xuất lựa chọn giải pháp; (5) thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề; (6) tư duy sáng tạo. 2.2. Vai trò của dạy học trải nghiệm với phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Dạy học hoạt động trải nghiệm thường được thực hiện theo nhóm, việc học mang tính xã hội hóa cao do đó hình thành cho học sinh năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, công nghệ thông tin... - Dạy học hoạt động trải nghiệm tạo ra môi trường thuận lợi hoạt động tương tác đa chiều, tương tác giữa học sinh - học sinh, học sinh - giáo viên, học sinh - xã hội... Do đó giúp học sinh phát triển các kĩ năng như hợp tác, thu thập thông tin cho chính bản thân mình. - Dạy học hoạt động trải nghiệm có khả năng tích hợp cao các phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, nội dung dạy học hoạt động trải nghiệm có sự kết hợp của nhiều kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, thông qua đó học sinh có cơ hội hình thành năng lực, phẩm chất. - Trong quá trình hoàn thiện và báo cáo sản phẩm thực hiện sản phẩm trước nhóm, tập thể lớp học sinh sẽ có cơ hội hình thành các kỹ năng như trình bày, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ… - Dạy học hoạt động trải nghiệm là một phương thức dạy học gắn liền với thực tế. Thông qua dạy học hoạt động trải nghiệm không những giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức mà còn hình thành phát triển năng lực, kĩ năng cần thiết cho bản thân, đặc biệt năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, từ đó giúp các em có nhiều sáng tạo trong đời sống và xã hội. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực trạng để xác định cơ sở thực tiễn của đề tài Để xác định cơ sở thực tiễn của đề tài về việc rèn luyện và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS cũng như tìm hiểu thực trạng, xây dựng và sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong bài “Ứng dụng của hệ phương trình bậc nhất ba ẩn” - chuyên đề Toán 10 - kết nối tri thức với cuộc sống, tôi đã tiến hành sử dụng phiếu điều tra thăm dò 18 giáo viên đại diện các giáo viên dạy Toán 10 - sách kết nối tri thức với cuộc sống trên địa bàn cụm Quỳnh Lưu - Hoàng Mai, đồng thời phát phiếu khảo sát 185 học sinh đại diện cho 15 lớp khối 10 trường sở tại với các nội dung sau: 6
- 1.1. Về giáo viên (phiếu thăm dò tại phần phụ lục II) - Thăm dò những phương pháp dạy học tích cực mà giáo viên đã áp dụng vào chương trình dạy học sách Toán 10 - KNTT. - Thăm dò về mức độ nắm vững quy trình và cách thức tổ chức dạy học bằng phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm. - Thăm dò giáo viên về việc rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học hoạt động trải nghiệm. 1.2. Về học sinh (phiếu khảo sát tại phần phụ lục II) - Khảo sát sự hứng thú của HS khi được dạy học bài 2 - chuyên đề học tập Toán 10 - KNTT bằng phương pháp HĐTN. - Khảo sát HS về mức độ thể hiện các tiêu chí rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong khi học môn Toán 10 - KNTT. 2. Kết quả điều tra, khảo sát cơ sở thực tiễn của đề tài 2.1. Kết quả điều tra về phương pháp dạy học hoạt động trải nghiệm của giáo viên Bảng 1: Kết quả điều tra về sử dụng những phương pháp dạy học tích cực mà giáo viên đã áp dụng vào chương trình dạy học sách Toán 10 - KNTT: Giải Đóng Sơ Phỏng HĐ Hoạt Phiếu Phương quyết Thuyết vai đồ vấn TN động học tập pháp vấn trình tư chuyên nhóm cá nhân đề duy gia Số 10/18 9/18 11/18 3/18 12/18 9/18 13/18 10/18 lượng 67,7 55,6 50% 61,1% 16,7 Tỉ lệ 50 % 72,2 % 55,6% % % % Bảng 2: Kết quả về mức độ nắm vững quy trình và cách thức tổ chức bằng phương pháp hoạt động trải nghiệm: Biết rất rõ Chưa biết rõ Không biết quy trình và Biết rõ quy quy trình và quy trình và Kết quả cách thức tổ trình và cách cách thức tổ cách thức tổ chức thức tổ chức chức chức Kết quả 2/18 3/18 7/18 6/18 Tỉ lệ 11,1 % Rất cần 16,7% 38,9 % 33,3% thiết 7
- Bảng 3: Kết quả điều tra về việc rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học hoạt động trải nghiệm: Đánh giá mức độ rèn luyện. Tiêu chí thể hiện Không thường Không tiến TT NLGQVĐ&ST của Thường xuyên xuyên hành HS SL TL SL TL SL TL 1 Phân tích, xác định được mục tiêu, tình 11,1% 2 14 77,8% 2 11,1% huống, nhiệm vụ học tập của HĐTN. 2 Đề xuất câu hỏi định hướng nghiên cứu cho 3 16,7% 12 66,6% 3 16,7% đề tài HĐTN đã chọn. 3 Lập kế hoạch thực hiện 11,1 % 77,8% 11,1% 2 14 2 HĐTN. 4 Đề xuất phương án GQVĐ theo yêu cầu đặt 4 22,2% 12 66,6% 2 11,1% ra. 5 Thực hiện được kế hoạch đề ra một cách 2 11,1% 9 50% 7 38,9% hiệu quả. 6 Xác định và tìm kiếm nguồn thông tin phù 5 27,8% 12 66,6% 1 5,6% hợp với đề tài HĐTN. 7 Xây dựng sản phẩm nghiên cứu HĐTN 2 11,1% 6 33,3% 10 55,6% khoa học, sáng tạo. 8 Trình bày sản phẩm HĐTN khoa học, rõ 2 11,1% 5 27,8% 11 61,1% ràng, logic, lôi cuốn. 9 Tự đánh giá qua thực hiện HĐTN và sản 2 11,1% 5 27,8% 11 61,1% phẩm HĐTN. 10 Tự điều chỉnh và vận dụng trong các tình 1 5,6% 4 22,2% 13 72,2% huống học tập khác. 8
- 2.2. Kết quả điều tra về phương pháp dạy học hoạt động trải nghiệm ở học sinh Bảng 4: Kết quả khảo sát hứng thú và năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo của học sinh khi học bài 2 - chuyên đề học tập Toán 10 theo phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm: Số học sinh Tiêu chí Có Không SL TL (%) SL TL (%) 1. Em có thích bài 2 - chuyên đề học 39% 106 61% 68 tập Toán 10 không ? 2. Em có muốn vận dụng kiến thức bài 2, để giải quyết các bài toán kinh tế 128 73,6% 46 26,4% không? 3. Em có muốn vận dụng kiến thức bài 2 để giải quyết các bài toán thực 71 40,8% 103 59,2% tiễn liên quan đến bộ môn khoa học Lý, Hóa, Sinh không ? 4. Em có biết về phương pháp dạy học 91 52,3% 83 47,7% hoạt động trải nghiệm không? 5. Nếu bài 2- chuyên đề học tập Toán 10 - KNTT được dạy theo phương 180 97,3% 5 2,7% pháp hoạt động trải nghiệm em có hứng thú không? Bảng 5. Kết quả khảo sát HS về mức độ thể hiện được các tiêu chí rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong khi học môn Toán 10 – KNTT: Tiêu Tiêu chí các mức độ Đánh giá mức độ đạt được chí Mức độ Mức độ Mức độ M1 M2 M3 1 2 3 Không Nhận ra Nhận ra SL TL SL TL SL TL Nhận nhận ra được ý ý tưởng ra ý được ý tưởng mới và tưởng tưởng mới nêu được mới mới. nhưng một cách 122 65,9% 50 27,0% 13 7,1% chưa đầy đủ. biểu đạt được ý tưởng đó. 9
- Không Phát hiện Phát hiện phát hiện được vấn được vấn được vấn đề và đề và đề. nêu được nêu được vấn đề vấn đề 110 59,5% 65 35,1 10 5,4 trong trong học tập học tập Phát nhưng một cách hiện chưa đầy đầy đủ. và đủ. làm Mô tả Mô tả Mô tả rõ vấn được được và phân đề tình tình tích tình huống huống huống trong trong trong 125 67,6% 53 28,6% 7 3,8% học tập học tập, học nhưng chưa tập đầy chưa phân tích đủ. phân tích đầy đủ. được. Không Hình Hình hình thành thành ý thành được ý tưởng được ý tưởng phù hợp tưởng dựa trên và chia dựa trên các sẻ ý 115 62,2% 59 31,9% 11 5,9% các nguồn tưởng Hình nguồn thông tin với thành thông tin đã gợi ý nhóm và đã gợi ý của GV học tập. triển của GV. nhưng khai ý chưa phù tưởng hợp. mới Không Triển Triển triển khai khai đầy khai được đủ, hợp được giải một số lý các 120 64,9% 62 33,5% 3 1,6% pháp giải giải pháp giải pháp quyết nhưng để giải vấn đề. chưa phù quyết hợp. vấn đề. 10
- Chưa đề Đề xuất Đề xuất xuất được được đầy được giải một số đủ các pháp giải giải pháp giải pháp quyết giải giải 119 64,3% 59 31,9% 7 3,8% vấn đề. quyết quyết vấn đề vấn nhưng đề một chưa hợp Đề cách hợp lý. xuất, lý. lựa chọn Lựa Lựa Lựa giải chọn chọn chọn pháp được giải được giải được giải pháp pháp phù pháp phù nhưng hợp hợp nhất. 125 67,6% 55 29,7% 5 2,7% chưa nhưng phải là chưa giải pháp phải là phù hợp. giải pháp phù hợp nhất. Thực Thực Thực hiện hiện tốt hiện rất chưa tốt giải pháp tốt giải Thực giải pháp giải pháp giải 120 64,9% 59 31,9% 6 3,2% hiện giải quyết quyết và quyết vấn đề. vấn đề. đánh vấn đề. giá giải Chưa Đánh giá Đánh giá pháp đánh giá được đầy đủ giải được một số các giải quyết hiệu quả giải pháp pháp giải vấn các giải giải quyết 130 70,3% 50 27,0% 5 2,7% đề pháp giải quyết vấn đề quyết vấn đề có phù vấn đề. có phù hợp hay hợp hay không. không. 11
- Chưa Vận Vận vận dụng dụng dụng được giải được giải được giải pháp vào pháp vào pháp vào bối cảnh bối cảnh bối cảnh 121 65,4% 59 31,9% 5 2,7% mới. mới một mới một cách phù cách phù Tư hợp. hợp và duy sáng tạo. sáng Tiếp Tiếp Tiếp tạo nhận và nhận và nhận và đánh giá đánh giá đánh giá được vấn được vấn được vấn đề dưới đề dưới đề một 129 69,7% 53 28,6% 3 1,7% góc nhìn góc nhìn cách linh khác khác hoạt, nhau nhau một sáng tạo nhưng cách đầy dưới góc chưa đầy đủ. nhìn đủ. khác nhau. 3. Kết luận * Về giáo viên: Từ kết quả điều tra về sử dụng những phương pháp dạy học tích cực mà GV đã áp dụng vào chương trình dạy học sách Toán 10 - KNTT (bảng 1), tôi nhận thấy đại đa số GV đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, cụ thể: Tôi đã điều tra 08 phương pháp dạy học tích cực mà thầy cô thường sử dụng thì việc sử dụng các phương pháp chiếm tỉ lệ chủ yếu trên 50%. Riêng phương pháp HĐTN chiếm số lượng GV sử dụng thấp, 3 GV trên tổng số 18 GV (chiếm tỉ lệ 16,7%). Từ đó thấy được việc GV đã sử dụng phương pháp HĐTN vào giảng dạy là rất ít và thậm chí nhiều GV chưa khi nào sử dụng dụng. Từ kết quả về mức độ nắm vững quy trình và cách thức tổ chức bằng phương pháp HĐTN của GV(bảng 2), tôi thu được chỉ có 2 GV là biết rất rõ về quy trình và cách thức tổ chức bằng phương pháp HĐTN ( chiếm tỉ lệ 11,1%), 3 GV biết rõ ( chiếm 16,7%), còn lại số GV chưa biết và không biết chiếm lên đến tổng tỉ lệ 72,2%. Qua đó, cho thấy việc GV nghiên cứu và tìm hiểu về quy trình, cách thức tổ chức HĐTN trong một tiết dạy chiếm tỉ lệ thấp, có những GV chưa tìm hiểu đến và không nắm được quy trình và cách tổ chức. Từ kết quả điều tra về việc rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học hoạt động trải nghiệm của GV (bảng 3) tôi thu được: 12
- Về tiêu chí rèn luyện HS phân tích, xác định được mục tiêu, tình huống, nhiệm vụ học tập của HĐTN, chiếm tổng tỉ lệ 88,9% cho việc không rèn luyện thường xuyên hoặc không tiến hành. Về tiêu chí rèn luyện đề xuất câu hỏi định hướng nghiên cứu cho đề tài HĐTN đã chọn, chiếm tổng tỉ lệ 83,3% cho việc không rèn luyện thường xuyên và không tiến hành. Về 08 tiêu chí còn lại như: Đề xuất phương án GQVĐ theo yêu cầu đặt ra; thực hiện được kế hoạch đề ra một cách hiệu quả; xác định và tìm kiếm nguồn thông tin phù hợp với đề tài HĐTN; xây dựng sản phẩm nghiên cứu HĐTN khoa học và sáng tạo; trình bày sản phẩm HĐTN khoa học, rõ ràng, logic và lôi cuốn; tự đánh giá qua thực hiện HĐTN và sản phẩm HĐTN; tự điều chỉnh và vận dụng trong các tình huống học tập khác việc cũng chủ yếu chiếm tổng tỉ lệ trên 80% hoặc 90% cho việc không thường xuyên rèn luyện hoặc không tiến hành. Qua đó thấy được việc rèn luyện NLGQVĐ & ST cho học sinh thông qua dạy học HĐTN còn chưa thường xuyên và thậm chí không tiến hành. * Về học sinh: Từ kết quả khảo sát hứng thú và năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo của học sinh khi học bài 2 - “Ứng dụng của hệ phương trình bậc nhất ba ẩn” - chuyên đề học tập Toán 10 theo phương pháp tổ chức HĐTN (bảng 4), tôi thu được đại đa số các em đều hứng thú với việc nếu được học bài 2 với phương pháp tổ chức HĐTN cụ thể tỉ lệ hứng thú chiếm lên đến 97,3% và mức độ hứng thú khi được vận dụng kiến thức bài 2 để giải quyết các bài toán liên môn Lý, Hóa, Sinh cũng chiếm tỉ lệ trên 80%. Qua đó, thấy được các em rất hào hứng và quan tâm tới việc được học bài 2 theo phương pháp HĐTN. Từ kết quả khảo sát HS về mức độ thể hiện được các tiêu chí rèn luyện NLGQVĐ & ST trong khi học môn Toán 10 – KNTT (bảng 5), tôi thu được đại đa số các em chưa nhận ra ý tưởng mới; chưa biết phát hiện và làm rõ vấn đề; không triển khai được giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp nhưng chưa phải là giải pháp phù hợp; chưa đánh giá được hiệu quả các giải pháp giải quyết vấn đề; chưa vận dụng được giải pháp vào bối cảnh mới minh chứng, chủ yếu các tiêu chí nằm ở mức 1 (chiếm tỉ lệ trên 80%). Qua đó, NLGQVĐ & ST trong thực tiễn của HS còn nhiều hạn chế, do đó việc phát triển NLGQVĐ & ST để các em có thể áp dụng vào những tình huống cụ thể trong cuộc sống là điều rất cần thiết. * Đối với bài 2 - chuyên đề học tập Toán 10 - KNTT: Tôi nhận thấy việc rèn luyện các kỹ năng cơ bản cần thiết đối với học sinh như kỹ thuật chăm bón hoa cây cảnh, kỹ pha chế các chất hóa học, kỹ năng trao đổi mua bán các mặt hàng thiết yếu hay kỹ năng mắc các mạch điện… là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, thông qua đề tài này tôi tiến hành tổ chức HĐTN trong dạy học bài “Ứng dụng của hệ phương trình bậc nhất ba ẩn” - chuyên đề học tập Toán 10 - KNTT nhằm phát triển NLGQVĐ & ST cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Toán 10, để phù hợp với sự đổi mới của nền giáo dục, đáp ứng mục tiêu của chương trình GDPT 2018. 13
- B. THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN Tên hoạt động trải nghiệm: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trong dạy học bài ứng dụng của hệ phương trình bậc nhất ba ẩn” - chuyên đề học tập Toán 10 - KNTT. 1. Bước 1: Phân tích mục tiêu của bài học 1.1. Mục tiêu 1.1.1. Về kiến thức Trong bài này, học sinh được học về : Các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình, một số bài toán kinh tế trong thực tiễn cuộc sống, một số bài về Sinh học, một số bài toán về Hóa học, một số bài toán về Vật lí, một số bài toán về cân bằng cung - cầu, một số bài toán dân gian. 1.1.2. Về năng lực - Biết được các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình. - Vận dụng được hệ phương trình bậc nhất ba ẩn vào giải quyết các bài toán kinh tế trong thực tiễn cuộc sống. - Vận dụng được hệ phương trình bậc nhất ba ẩn vào giải quyết một số bài toán về Sinh học. - Vận dụng được hệ phương trình bậc nhất ba ẩn vào giải quyết một số bài toán về Hóa học. - Vận dụng được hệ phương trình bậc nhất ba ẩn vào giải quyết một số bài toán về Vật lí. - Vận dụng được hệ phương trình bậc nhất ba ẩn vào giải quyết một số bài toán về cân bằng cung - cầu. - Vận dụng được hệ phương trình bậc nhất ba ẩn vào giải quyết một số bài toán dân gian. 1.1.3. Về phẩm chất Khả năng phân tích, quan sát kĩ lưỡng các nội dung học tập của nhóm bạn cũng như nhóm mình để ghi nhớ, học hỏi và áp dụng vào cuộc sống của mình. 1.1.4. Định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Nhận ra ý tưởng mới: Biết tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin tìm ra ý tưởng mới. - Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống - Hình thành và triển khai ý tưởng mới: Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học 14
- tập và cuộc sống; suy nghĩ không theo lối mòn; hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi ro và có dự phòng. - Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất. - Thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập được kế hoạch hoạt động có mục tiêu, nội dung, hình thức, phương tiện hoạt động phù hợp; tập hợp và điều phối được nguồn lực (nhân lực, vật lực) cần thiết cho hoạt động. Biết thực hiện và điều chỉnh kế hoạch, cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề cho phù hợp với hoàn cảnh để đạt hiệu quả cao. Đánh giá được hiệu quả của giải pháp và hoạt động. - Tư duy sáng tạo: Biết đặt nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều; đánh giá vấn đề, sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề. 1.2. Thiết bị dạy học và học liệu * Giáo viên chuẩn bị: Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, máy ảnh; tài liệu: Sách giáo khoa chuyên đề học tập Toán 10 - kết nối tri thức; phiếu khảo sát giáo viên và học sinh, phiếu điều tra khảo sát; mẫu báo cáo kết quả trải nghiệm; phiếu học tập; một số trang web liên quan; một số hình ảnh liên quan đến bài học: Hình ảnh rừng ngập mặn Thái Bình, hình ảnh trang trại sản xuất gà giống, hình ảnh ruộng ngô canh tác... * HS chuẩn bị: Sách giáo khoa chuyên đề học tập Toán 10 - kết nối tri thức; nghiên cứu nội dung kiến thức bài ‘‘Ứng dụng của hệ phương trình bậc nhất ba ẩn”; máy tính, bảng phụ, giấy, bút, máy ảnh; chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, in vé cáp treo, in vé tiền đi cap treo; chuẩn bị nội dung, phương tiện, để tiến hành trải nghiệm tại cơ sở trồng hoa cây cảnh, các phiên chợ... 2. Bước 2: Xác định các dạng hoạt động trải nghiệm trong bài học 2.1. Lựa chọn các nội dung hoạt động trải nghiệm Căn cứ vào nội dung, mục tiêu cụ thể bài học, điều kiện thực tế địa phương, nhà trường, tôi lựa chọn các nội dung hoạt động trải nghiệm như sau: - HĐTN 1: Trải nghiệm mua vé thăm quan đảo hòn thơm Phú Quốc. - HĐTN 2: Trải nghiệm ghé thăm cơ sở trồng hoa cây cảnh. - HĐTN 3: Trải nghiệm bằng thí nghiệm hóa học. - HĐTN 4: Trải nghiệm cách mắc mạch điện nối tiếp, song song. - HĐTN 5: Trải nghiệm mua bán các thực phẩm thiết yếu tại thị trấn chợ Giát. - HĐTN 6: Trải nghiệm làn điệu dân ca qua bài toán dân gian phổ nhạc. 15
- 2.2. Tìm hiểu về khả năng và sở thích của từng cá nhân học sinh (phụ lục III) 3. Bước 3: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm Căn cứ vào các nội dung mà tôi lựa chọn để trải nghiệm. Căn cứ vào sở thích và khả năng của từng cá nhân học sinh. Tôi tiến hành lên kế hoạch dạy học trải nghiệm như sau: Thời Nội dung công việc Người Sản phẩm dự kiến gian thực hiện 1. Giao nhiệm vụ trải nghiệm: Giáo viên - Giáo viên giới thiệu về chủ đề, Học sinh - Hình thành các nhóm và nêu mục tiêu, yêu cầu, sản phẩm nội dung cụ thể cho từng 1 tiết dự tính đạt được, chia học sinh nhóm. ở lớp thành 6 nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm. Giáo viên - Bảng tiêu chí đánh giá - Giáo viên thống nhất tiêu chí các hoạt động. đánh giá học sinh. 2.Thực hiện nhiệm vụ trải nghiệm: - Các nhóm bầu nhóm trưởng, - Bảng phân công nhiệm trao đổi về nội dung công việc, Học sinh vụ cụ thể cho từng thành 3 ngày phân công nhiệm vụ, lập kế thực các nhóm viên và kế hoạch thực hiện ở nhà hiện. của nhóm học sinh. - Nhóm 1: - Thực hiện trải nghiệm mua vé - Video về du khách tham cáp treo đi tham quan đảo hòn Học sinh quan đảo hòn thơm Phú thơm Phú Quốc bằng việc chuẩn nhóm 1 và Quốc. bị như sau: sự hỗ trợ - Vé đi cáp treo, tiền để + Tìm kiếm video về du khách của giáo viên. mua vé. tham quan đảo hòn thơm Phú Quốc. - Powerpoint trình chiếu video và đề bài toán giáo + In vé đi cáp treo cho du khách, viên yêu cầu. in tiền để mua vé. - Thực hiện giải bài toán kinh tế mà giáo viên yêu cầu. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 65 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lý ở trường phổ thông
39 p | 89 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại các dạng bài tập trong chương 2 Hóa 10 - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
32 p | 21 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 54 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học theo nhóm phần Vẽ kĩ thuật - Công nghệ 11
37 p | 15 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 34 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia chuyên đề Sinh thái học
39 p | 14 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học STEM chủ đề Cacbohidrat
35 p | 5 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học dự án chương Khúc xạ ánh sáng - Vật lý 11 góp phần bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh THPT
63 p | 54 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10
19 p | 46 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn