intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dự án học tập nhằm phát triển năng lực thích ứng cho học sinh trong phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông GDQP-AN 10 THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

19
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm giúp giáo viên có thể áp dụng vào giảng dạy một cách linh hoạt, hiệu quả, Học sinh học tập hứng thú và biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn khi tham gia giao thông. Từ nhận thức đúng sẽ làm thay đổi thói quen và hành vi của học sinh. Từ đó, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao ý thức chấp hành giao thông, làm giảm thiểu tai nạn giao thông cho học sinh THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dự án học tập nhằm phát triển năng lực thích ứng cho học sinh trong phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông GDQP-AN 10 THPT

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “TỔ CHỨC DỰ ÁN HỌC TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG CHO HỌC SINH TRONG PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG GDQP&AN 10 THPT” LĨNH VỰC: QUỐC PHÒNG - AN NINH
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT THÁI HÒA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “TỔ CHỨC DỰ ÁN HỌC TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG CHO HỌC SINH TRONG PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG GDQP&AN 10 THPT” LĨNH VỰC: QUỐC PHÒNG - AN NINH Nhóm tác giả: 1. Hoàng Thị Tâm Số ĐT: 0961 824521 2. Nguyễn Xuân An Số ĐT: 0373 623 235 Tổ Khoa Học Xã Hội Năm học: 2022 - 2023
  3. MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1 1.1. Xuất phát từ mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo của nước ta trong giai đoạn hiện nay ..................................................................................................................... 1 1.2. Xuất phát từ tính ưu việt của dự án học tập (DAHT) ........................................ 2 1.3. Xuất phát từ yêu cầu và thực trạng phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS trung học phổ thông ở nước ta..... 2 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài .............................................................................. 3 3. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu. ........................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4 5. Giả thiết khoa học ................................................................................................. 5 6. Đóng góp mới của đề tài ....................................................................................... 5 7 . Kế hoạch và thời gian nghiên cứu ....................................................................... 5 PHẦN II. NỘI DUNG .............................................................................................. 6 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................... 6 1. Cơ sở lí luận. ......................................................................................................... 6 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu về vấn đề ............................................................ 6 1.2. Khái niệm, vai trò của“Tổ chức dự án học tập nhằm phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông GDQP-AN 10 THPT”......................................... 7 1.3. Khái niệm về năng lực, năng lực thích ứng với cuộc sống ................................ 8 2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 10 2.1 Thực trạng tham gia giao thông của học sinh trên địa bàn Thị xã Thái Hoà hiện nay ........................................................................................................................... 10 2.2. Nguyên nhân của thực trạng ............................................................................ 12 2.3. Hậu quả của tai nạn giao thông ........................................................................ 14 CHƯƠNG II: THIẾT KẾ CÁC DỰ ÁN HỌC TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG CHO HỌC SINH TRONG PHÒNG VÀ CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG ....................................................... 16 1. Phân tích cấu trúc, nội dung hoạt động GDQP và AN lớp 10-THPT................. 16 2. Phân tích chủ đề “Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông" lớp 10 THPT ........................................................................................................... 16
  4. 3. Vận dụng Thiết kế và tổ chức dự án học tập thông qua chủ đề “Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông”. ...................................................... 19 3.1 Hiểu biết cơ bản phương pháp dạy học dự án .................................................. 19 3.2. Các bước học theo dự án ..................................................................................... 19 3.1. Sử dụng phương pháp dạy học tài liệu trực quan thông qua các video, thông tin cập nhật các vụ vi phạm và tai nạn giao thông trên địa bàn ................................... 23 3.2. Tổ chức hoạt động nhóm, thuyết trình về chủ đề phòng chống vi phạm pháp luật về an toàn giao thông. bằng hình thức thu thập thông tin hình ảnh các vụ vi phạm luật giao thông đường bộ của học sinh trên địa bàn TX Thái Hòa. .............. 24 3.3. Tổ chức cho học sinh thực hiện phóng sự điều tra tình hình vi phạm của học sinh trên địa bàn TX Thái Hòa và cho học sinh đề xuất giải pháp ......................... 26 3.4. Xây dựng tình huống thực tế ........................................................................... 26 CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................... 31 3.1. Thực nghiệm sư phạm. ........................................................................................31 3.1.1. Mục đích thực nghiệm. ................................................................................. 31 3.1.2. Bố trí thực nghiệm ........................................................................................ 31 3.1.3. Kết quả thực nghiệm. .................................................................................... 36 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. ............................................................. 43 3.1. Kết luận. ........................................................................................................... 43 3.1.1. Bài học kinh nghiệm ..................................................................................... 43 3.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NL Năng lực NLTU Năng lực thích ứng NLXLTH Năng lực xử lý tình huống GQVĐ Giải quyết vấn đề KN Kỹ năng PPDH Phương pháp dạy học THPT Trung học phổ thông ATGT An toàn giao thông TNGT Tai nạn giao thông GDQP-AN Giáo dục quốc phòng và an ninh KHBD Kế hoạch bài dạy DAHT Dự án học tập DHTDA Dạy học theo dự án GD & ĐT Giáo dục và đào tạo CBGV - CNV Cán bộ, giáo viên, công nhân viên GV Giáo viên HS Học sinh
  6. PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nghị Quyết TW 8 khóa XI nhấn mạnh việc cần thiết chuyển từ dạy kiến thức sang hình thành và phát triển năng lực cho người học: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Trường THPT Thái Hòa đóng tại phường Hòa Hiếu, thị xã Thái Hòa. Ngôi trường có bề dày lịch sử 60 năm, là nơi giáo dục cho nhiều thế hệ học sinh của Thị xã Thái Hòa và huyện Nghĩa Đàn, đây là ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt nên rất nhiều học sinh của thị xã Thái Hòa và Nghĩa Đàn đã chọn là nơi để học tập. Vì địa bàn tuyển sinh rộng nên có rất nhiều học sinh ở xa trường đến 20 - 30km (ở xã Nghĩa đức, Nghĩa Khánh, Nghĩa lâm, Nghĩa sơn, Nghĩa Hiếu, Nghĩa Lạc, Nghĩa Thọ,…của huyện Nghĩa Đàn) Hàng ngày chứng kiến vào giờ tan lớp, không khó để bắt gặp những hình ảnh nhiều học sinh điều khiển xe đạp điện và xe máy điện không đội mũ bảo hiểm, dàn hàng ngang, chở quá số người quy định, lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, đùa giỡn nhau khi đang lưu thông trên đường,… diễn ra khá phổ biến. Hình 1: Một số hình ảnh học sinh tham giao thông bằng xe đạp điện và xe máy điện Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 90% số vụ tai nạn giao thông. Trong những năm gần đây liên quan đến học sinh, ở độ tuổi 16-18, đối tượng chủ yếu đang sử dụng xe đạp điện và xe máy điện. Điều này cũng đồng nghĩa các em chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng lái xe, kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để tham gia giao thông an toàn 1
  7. Trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm liên quan đến xe đạp điện và xe máy điện: + Vào khoảng 12h30’ ngày 30/11/2022, em Ng.T.P.H (SN 2005, học sinh lớp 12, trường THPT Nguyễn Cảnh Chân; trú xã Đại Đồng, huyện Thanh Chương) trong quá trình đi xe máy điện trên quốc lộ 46, qua địa bàn xã Thanh Đồng (huyện Thanh Chương) thì không may gặp tai nạn. Vụ việc khiến em H. bị té ngã xuống mép đường, bị thương nặng; còn chiếc xe máy điện nằm trên mặt đường quốc lộ. + Vào khoảng 14h ngày 22/9, các em gồm: L.T.V.A (SN 2010, trú bản Na Lạnh); L.Đ.Q.G (SN 2010) và K.T.H (SN 2010, cùng trú bản Liên Hợp, xã Tri Lễ) là học sinh lớp 7, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú - Trung học cơ sở Tri Lễ, huyện Quế Phong cùng đi trên 1 chiếc xe đạp điện. Khi đi đến khu vực cầu tràn (đoạn giáp ranh giữa bản Liên Hợp và Lam Hợp (xã Tri Lễ) thì không may chiếc xe mất lái, lao xuống suối. Khi được phát hiện thì em V.A. đã tử vong tại chỗ; 2 em còn lại bị thương nặng được người dân đưa đi cấp cứu tại bệnh viện . Học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi đang dần hình thành, hoàn thiện ý thức, kỹ năng và hành động. Do thiếu hiểu biết về Luật Giao thông và hạn chế về kỹ năng khi tham gia giao thông nên không ít vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra mà người gây ra tai nạn hoặc nạn nhân chính là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Chính vì vậy, việc cung cấp cho học sinh THPT những hiểu biết cơ bản về Luật ATGT, giáo dục học sinh tham gia giao thông an toàn, có văn hóa là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu, tuy nhiên, chương trình giáo dục phổ thông của nước ta vẫn chưa có bộ môn nào dành riêng cho vấn đề này. Do đó, những năm gần đây việc tích hợp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các cấp đặc biệt là cấp THPT luôn luôn được chú trọng. Vì những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Tổ chức dự án học tập nhằm phát triển năng lực thích ứng cho học sinh trong phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông GDQP-AN 10 THPT”. 1.2. Xuất phát từ tính ưu việt của dự án học tập (DAHT) DHTDA là một xu hướng dạy học tích cực theo tư tưởng “Lấy người học làm trung tâm”. Khi vận dụng DHTDA, HS sẽ được chủ động tham gia các hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ học tập dưới dạng dự án học tập thông qua phát hiện vấn đề, hình thành giả thuyết, lập kế hoạch giải quyết vấn đề, giải quyết vấn đề qua đó, HS sẽ vừa chủ động chiếm lĩnh được nội dung kiến thức vừa hình thành và phát triển được các năng lực trong thời đại 4.0. 1.3. Xuất phát từ yêu cầu và thực trạng phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS trung học phổ thông ở nước ta. Phát triển NL thích ứng với cuộc sống cho HS trong thời đại mới giúp các em HS vừa tham gia, vừa là người thiết kế tổ chức các hoạt động cho chính mình, qua đó tự khám phá và điều chỉnh bản thân, điều chỉnh cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống để làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm, tự trang bị cho bản thân những 2
  8. tri thức cần thiết cho đời sống. Vì vậy việc phát triển NL thích ứng với cuộc sống cho HS là tất yếu, là yêu cầu mang tính đột phá theo định hướng của UNESCO gồm bốn trụ cột đó là “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới dạy học, từ chương trình giáo dục phổ thông 2018, từ giá trị của dự án học tập, từ thực trạng của bộ môn Giáo dục quốc phòng và an ninh bậc THPT nên chúng tôi đã chọn đề tài: “Tổ chức dự án học tập nhằm phát triển năng lực thích ứng cho học sinh trong phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông GDQP và AN 10 THPT”. 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài Giúp giáo viên có thể áp dụng vào giảng dạy một cách linh hoạt, hiệu quả, Học sinh học tập hứng thú và biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn khi tham gia giao thông. Từ nhận thức đúng sẽ làm thay đổi thói quen và hành vi của học sinh. Từ đó, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao ý thức chấp hành giao thông, làm giảm thiểu tai nạn giao thông cho học sinh THPT. Dạy học dự án phải đảm bảo cho học sinh đạt được những kiến thức và kỹ năng theo chuẩn của chương trình, là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm). Đề tài không chỉ giúp các giáo viên môn GDQP và AN vận dụng mà tất cả giáo viên các môn đều có thể ứng dụng một cách linh hoạt trong KHBD của bộ môn mình. HS cũng như GV đều phát triển rất tốt năng lực số và kỹ năng số trong quá trình dạy và học thông qua các hoạt động học tập trên các phần mềm sử dụng trong bài dạy. Các phần mềm đều đáp ứng yêu cầu mới nhất của Bộ giáo dục & Đào tạo. Đặc biệt các phần mềm rất mới và sử dụng trong quá trình dạy học rất hiệu quả. Ngoài ra, dạy học dự án hướng tới phát triển kỹ năng tư duy bậc cao, không chỉ đảm bảo nội dung kiến thức môn học mà còn có thể vượt qua giới hạn của môn học. Học sinh được rèn luyện và trải nghiệm trong một môi trường hoàn toàn mới, có thể hoặc không bị bó hẹp trong một không gian, thời gian cố định và quan trọng nhất là học sinh được tham gia giải quyết các vấn đề thực tiễn, tạo hứng thú, tránh nhàm chán trong học tập. Các dự án được triển khai mang tính thực tiễn vì trong quá trình thực hiện dự án đòi hỏi học sinh phải vận dụng hiệu quả lý thuyết đã học để xử lý tình huống. Dạy học dự án mang lại hiệu quả giáo dục về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thu thập xử lí thông tin, kỹ năng chất vấn, kỹ năng phản biện, kỹ năng trình bày báo cáo sản phẩm. Dạy học dự án phải đảm bảo học sinh tự lực cao trong quá trình thực hiện dự án, hình thành kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, kĩ năng trình bày một vấn đề… 3
  9. 3. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu. 3.1. Đối tượng Đề tài này chúng tôi nghiên cứu và trình bày một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục an toàn giao thông. Đối tượng nghiên cứu là học sinh trung học phổ thông. Cụ thể là học sinh Trường THPT Thái Hòa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu “Tổ chức dự án học tập nhằm phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông GDQP và AN 10 THPT” đối với THPT trên địa bàn Thị xã Thái Hòa. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Sử dụng để tìm tài liệu, hình ảnh phù hợp với bài giảng, minh họa cho nội dung giảng dạy cụ thể. 4.2. Phương pháp điều tra cơ bản Kết hợp phương pháp tìm hiểu nghiên cứu, trò chuyện, điều tra phỏng vấn học sinh, phụ huynh học sinh các cơ quan có liên quan. Trên cơ sở đó phân tích tác động qua lại tổng hợp một số kinh nghiệm. Sử dụng bảng hỏi, các câu hỏi được thiết kế vào phiếu và gửi trực tiếp hoặc gián tiếp qua công cụ hỗ trợ https://forms.gle cho GV và HS cần khảo sát. Các câu hỏi điều tra gồm câu hỏi đóng, mở, nhiều phương án lựa chọn, có nội dung dễ hiểu, rõ ràng, logic để đảm bảo tính khách quan. Chúng tôi đã tiến hành điều tra trong năm học 2022 - 2023 với số lượng GV và HS được khảo sát trên các địa bàn cụ thể như sau: Số Số GV STT Địa bàn khảo sát trường được khảo Ghi chú khảo sát sát 1 Thị xã Thái Hoà 3 74 Tổng 3 74 Bảng 1. Số lượng trường học, GV được khảo sát Không thường Chưa từng thiết Thường xuyên Ít thiết kế xuyên kế Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 15 15,62 35 48,44 19 29,69 5 6,25 Bảng 2. Kết quả điều tra thực trạng dạy học phát triển năng lực thích ứng thế giới sống ở trường THPT Kết quả thu được trong câu hỏi số 1 của phiếu khảo sát GV cho thấy, 15 GV sử dụng thường xuyên trong thiết kế bài dạy (chiếm 15,62%) , 35 GV sử dụng không thường xuyên trong thiết kế bài dạy (chiếm 48,44%), 19 GV ít sử dụng (chiếm 4
  10. 29,69%), 5GV chưa từng sử dụng (chiếm 6,25%). Như vậy GV đã làm quen dần dạy học phát triển NL GQVĐ nhưng chưa sâu và rộng chủ yếu ở các môn học đặc thù. 4.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia Tham khảo ý kiến của các thầy cô giáo bộ môn, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này và những người được giao nhiệm vụ tổ chức giáo dục tuyên truyền về an toàn giao thông tại trường; 4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Vận dụng khi chọn lớp dạy thực nghiệm, các hoạt động ngoại khóa và kết quả tham gia các cuộc thi về an toàn giao thông do các cấp tổ chức. Thống kê, so sánh, xử lý các số liệu thu thập được để đánh giá kết quả của đề tài. 5. Giả thiết khoa học Nếu tổ chức được các dự án học tập trong dạy học GDQP và AN 10 THPT thì học sinh có thể phòng và chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. 6. Đóng góp mới của đề tài - Làm sáng tỏ được cơ sở lý luận và thực tiễn về của việc phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông qua đó đưa vào lồng ghép trong việc giảng dạy bài 4 môn QDQP và AN lớp 10 . - Xây dựng được hệ thống tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, và năng lực thích ứng với cuộc sống. - Đề xuất quy trình và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và nâng cao ý thức cho học sinh khi tham gia giao thông. - Đưa ra một số giải pháp nhằm phòng và chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. - Giúp giáo viên có thể áp dụng vào giảng dạy một cách linh hoạt, hiệu quả, Học sinh học tập hứng thú và biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn khi tham gia giao thông. Từ nhận thức đúng sẽ làm thay đổi thói quen và hành vi của học sinh. Từ đó, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao ý thức chấp hành giao thông, làm giảm thiểu tai nạn giao thông cho học sinh THPT. - Dạy học dự án phải đảm bảo cho học sinh đạt được những kiến thức và kỹ năng theo chuẩn của chương trình, là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm). - Đề tài không chỉ giúp các giáo viên môn GDQP và AN vận dụng mà tất cả giáo viên các môn đều có thể ứng dụng một cách linh hoạt trong KHBD của bộ môn mình. - HS cũng như GV đều phát triển rất tốt năng lực số và kỹ năng số trong quá trình dạy và học thông qua các hoạt động học tập trên các phần mềm sử dụng trong bài dạy. Các phần mềm đều đáp ứng yêu cầu mới nhất của Bộ giáo dục & Đào tạo. Đặc biệt các phần mềm rất mới và sử dụng trong quá trình dạy học rất hiệu quả. - Ngoài ra, dạy học dự án hướng tới phát triển kỹ năng tư duy bậc cao, không chỉ đảm bảo nội dung kiến thức môn học mà còn có thể vượt qua giới hạn của môn học. Học sinh được rèn luyện và trải nghiệm trong một môi trường hoàn toàn mới, có thể hoặc không bị bó hẹp trong một không gian, thời gian cố định và quan trọng 5
  11. nhất là học sinh được tham gia giải quyết các vấn đề thực tiễn, tạo hứng thú, tránh nhàm chán trong học tập. Các dự án được triển khai mang tính thực tiễn vì trong quá trình thực hiện dự án đòi hỏi học sinh phải vận dụng hiệu quả lý thuyết đã học để xử lý tình huống. 7 . Kế hoạch và thời gian nghiên cứu Thời gian Nội dung Từ tháng 9 - 12 /2022 Viết đề cương Từ tháng 12/2022 - 3/ 2023 Áp dụng sáng kiến, điều tra, thu thập, xử lý số liệu Tháng 4/2023 Hoàn thiện sáng kiến 6
  12. PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận. 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu về vấn đề Tuyên truyền, giáo dục An toàn giao thông cho học sinh đang là một vấn đề, một nhu cầu đặc biệt quan trọng trong thời kỳ hiện nay. Bởi lẽ, đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu cơ giới hóa trong khi tham gia giao thông đang ngày một phát triển, xe cộ, phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều. Chính vì vậy mỗi chúng ta phải trang bị cho mình một vốn hiểu biết nhất định về Luật giao thông đường bộ, để từ đó chúng ta có thể nghiêm chỉnh chấp hành tốt các Quy định về Luật giao thông. Giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (ATGT) trong trường học nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách trong những năm trước mắt của nhà nước. Thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông. Về bảo đảm an toàn giao thông có Chỉ thị số 317/TTg ngày 26/05/1995 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị, Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ về bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị. Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ đề ra với mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục ATGT trong các cơ sở giáo dục, cụ thể như sau: 1. Nâng cao nhận thức, ý thức khi tham gia GT trong HS, sinh viên. 2. Phấn đấu giảm các vụ TNGT liên quan tới HS, sinh viên. 3. Đồng bộ hóa các phương pháp giảng dạy, truyền đạt về ATGT sao cho phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học, hướng dẫn xây dựng các tiêu chí “Văn hóa giao thông” trong trường học. 4. Góp phần giảm thiểu vi phạm ATGT, TNGT trong phạm vi cả nước. Thực hiện chỉ thị 3988/BGDĐT- CTHSSV về Tăng cường triển khai công tác giáo dục ATGT đầu năm học 2017-2018 và Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở giáo dục và đào tạo, các nhà trường chỉ đạo triển khai thực hiện công tác giáo dục an toàn giao thông bằng hình thức đưa việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là một tiêu chí đánh giá hạnh kiểm, đạo đức của học sinh, đưa công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học thành một trong những tiêu chí đánh giá thi đua trong năm học. 7
  13. Vì vậy, cần cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu, những quy tắc xử sự thường gặp khi tham gia giao thông hàng ngày để hình thành thái độ hành vi tự giác, chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông chung và tránh được những tai nạn giao thông cho chính mình là việc làm thường xuyên và cấp thiết. 1.2. Khái niệm, vai trò của“Tổ chức dự án học tập nhằm phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông GDQP và AN 10 THPT” Học theo dự án (Project Based Learning) là một phương pháp dạy học trong đó, nhóm người học xác định một chủ đề làm việc, thống nhất về một nội dung làm việc, tự lập kế hoạch và tiến hành công việc để dẫn đến một sự kết thúc có ý nghĩa, thường xuất hiện một sản phẩm có thể trình ra được. Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Phương pháp này giúp học sinh phát triển kiến thức và các kĩ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ học tập mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện dự án và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Theo TS Lưu Thu Thủy - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam: Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án. Chương trình của dạy học theo dự án được xây dựng dựa trên những câu hỏi định hướng quan trọng, lồng ghép các chuẩn nội dung và tư duy bậc cao trong những bối cảnh thực tế. Bài học thiết kế theo dự án chứa đựng nhiều kĩ thuật dạy học khác nhau có thể lôi cuốn mọi đối tượng học sinh không phụ thuộc vào cách học của họ. Các phương tiện kĩ thuật cũng được sử dụng để hỗ trợ việc dạy và học. Với mô hình này có thể vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp học sinh tạo ra những sản phẩm chất lượng và được đánh giá toàn diện. Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được. Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nó giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Chương trình dạy học theo dự án được xây dựng dựa trên những câu hỏi định hướng quan trọng, lồng ghép các chuẩn nội dung và tư duy bậc cao trong những bối cảnh thực tế. Bài học thiết kế theo dự án chứa đựng nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, có 8
  14. thể lôi cuốn được mọi đối tượng học sinh không phụ thuộc vào cách học của các em. Thông thường học sinh sẽ được hỗ trợ thêm của giáo viên hoặc chuyên gia để giải quyết vấn đề, hiểu sâu nội dung hơn. Các phương tiện kỹ thuật cũng được sử dụng để hỗ trợ việc học. Trong quá trình thực hiện dự án có thể vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp học sinh tạo ra những sản phẩm có chất lượng. Dạy học dự án phải đảm bảo cho học sinh đạt được những kiến thức và kỹ năng theo chuẩn của chương trình, là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm). Ngoài ra, dạy học dự án hướng tới phát triển kỹ năng tư duy bậc cao, không chỉ đảm bảo nội dung kiến thức môn học mà còn có thể vượt qua giới hạn của môn học. Học sinh được rèn luyện và trải nghiệm trong một môi trường hoàn toàn mới, có thể hoặc không bị bó hẹp trong một không gian, thời gian cố định và quan trọng nhất là học sinh được tham gia giải quyết các vấn đề thực tiễn, tạo hứng thú, tránh nhàm chán trong học tập. Các dự án được triển khai mang tính thực tiễn vì trong quá trình thực hiện dự án đòi hỏi học sinh phải vận dụng hiệu quả lý thuyết đã học để xử lý tình huống. Dạy học dự án mang lại hiệu quả giáo dục về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thu thập xử lí thông tin, kỹ năng chất vấn, kỹ năng phản biện, kỹ năng trình bày báo cáo sản phẩm. Dạy học dự án phải đảm bảo học sinh tự lực cao trong quá trình thực hiện dự án, hình thành kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, kĩ năng trình bày một vấn đề… 1.3. Khái niệm về năng lực, năng lực thích ứng với cuộc sống NL là một khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong hầu hết lĩnh vực khoa học và thực tiễn. Có nhiều cách tiếp cận với khái niệm NL. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Thế giới (OECD), NL là khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể. Theo Chương trình Giáo dục Trung học bang Québec, Canada (2004), NL là một khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực. Theo Denyse Tremblay, NL là khả năng hành động, thành công và tiến bộ dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực để đối mặt với các tình huống trong cuộc sống. Ở Việt Nam, với xu hướng giáo dục như đã nói ở trên thì vấn đề NL cũng được nhiều người quan tâm và nghiên cứu như: NL là sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… để thực hiện một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015) 9
  15. Tóm lại, có thể hiểu NL là sự thực hiện đạt hiệu quả cao một hoạt động (công việc) cụ thể trong một lĩnh vực cụ thể, NL được hình thành dựa vào tố chất sẵn có của cá nhân. Thông qua quá trình rèn luyện, học tập và thực hành NL ngày càng phát triển, hoàn thiện đảm bảo cho cá nhân đạt được hiệu quả cao trong một lĩnh vực cụ thể tương ứng với NL mà mình có. Khái niệm thích ứng: Năng Lực Thích Ứng Cuộc Sống Của Học Sinh. Thuật ngữ “thích ứng” xuất phát từ tiếng Latinh “Adapto”, trong tiếng Pháp “adaptation”, trong tiếng Anh là “Adaption/Adaptation”. Thích ứng là khái niệm được xem xét ở nhiều bình diện khoa học khác nhau. Ban đầu thích ứng được dùng nhiều trong lĩnh vực sinh học sau đó khái niệm này được sử dụng sang các lĩnh vực khác như tâm lí, giáo dục. Trong tâm lí học, mỗi trường phái khác nhau cũng có quan niệm khác nhau về sự thích ứng. Ngày nay khi nói đến thích ứng thì thường được hiểu theo quan điểm tâm lí học, xã hội học về thích ứng. Theo I.S Dacuyn (1859), khái niệm thích ứng vốn là phạm trù cơ bản của sinh vật học với ý nghĩa là những quá trình, nhờ đó mà cơ thể thích ứng được với môi trường tự nhiên và môi trường hữu cơ. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Thích ứng là những thay đổi cho phù hợp với các điều kiện mới, yêu cầu mới, lối làm việc thích ứng với tình hình mới” (Nguyễn Như Ý, 2008). Như vậy có thể hiểu "thích ứng là hoạt động có định hướng, bằng hoạt động tích cực của mình để điều khiển, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh biến đổi của xã hội". Biểu hiện của thích ứng cuộc sống được phản ánh cụ thể qua sự phù hợp với cuộc sống, biểu hiện qua đặc điểm có trong mỗi con người, đó là các đặc điểm tâm lí, sinh lí, nhu cầu, NL, nhận thức…nhằm đáp ứng với những đòi hỏi của cuộc sống. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) coi năng lực thích ứng trong cuộc sống là những kĩ năng mang tính tâm lí xã hội và kĩ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hằng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày (Nguyễn Thanh Bình, 2007). Trong đề tài Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường đại học sư phạm do tác giả Huỳnh Văn Sơn (chủ biên) đưa ra quan niệm về năng lực thích ứng trong cuộc sống như: “NLTƯ trong cuộc sống là những kỹ năng tinh thần hay những kỹ năng tâm lý. Kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống” (Huỳnh Văn Sơn, 2012). Tóm lại, khái niệm năng lực thích ứng trong cuộc sống là những kỹ năng tâm lý xã hội cơ bản giúp cá nhân có khả năng vượt qua những thách thức và tận dụng những cơ hội để tồn tại và phát triển trong cuộc sống. năng lực thích ứng với cuộc sống là sự tương ứng giữa những đặc điểm tâm lí và sinh lí của con người với những yêu cầu do cuộc sống đặt ra. Không có sự tương ứng này thì con người không thể 10
  16. theo đuổi nghề được, năng lực thích ứng vốn không có sẵn trong con người, không phải là những phẩm chất bẩm sinh, nó hình thành và phát triển qua hoạt động học tập và lao động. Trong quá trình học tập, NL này tiếp tục được phát triển hoàn thiện (Đinh Thị Hồng Minh, 2013). Từ các phân tích trên tôi cho rằng: năng lực thích ứng cuộc sống là khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thái độ, phẩm chất, NL chung để ứng xử và giải quyết một cách phù hợp và có hiệu quả những tình huống của cuộc sống. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1 Thực trạng tham gia giao thông của học sinh trên địa bàn Thị xã Thái Hoà hiện nay. Theo thống kê, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông hàng đầu thế giới. Từ lâu, tai nạn giao thông đã trở thành một vấn nạn tại Việt Nam, tạo gánh nặng rất lớn cho xã hội. Thống kê dưới đây nói lên những con số “giật mình” về tình hình an toàn giao thông tại Việt Nam. Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông, năm 2020, toàn quốc xảy ra 14.977 vụ TNGT, làm chết 6.857 người, bị thương 11.161 người. Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2021, trên địa bàn cả nước xảy ra 11.454 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 7.370 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 4.084 vụ va chạm giao thông, làm 5.739 người chết, 3.889 người bị thương và 4.109 người bị thương nhẹ. Bình quân 1 ngày trong năm 2021, trên địa bàn cả nước xảy ra 31 vụ tai nạn giao thông, gồm 20 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 11 vụ va chạm giao thông, làm 16 người chết, 11 người bị thương và 11 người bị thương nhẹ. Trong đó phân tích số liệu chưa đầy đủ của Công an các địa phương về độ tuổi của người bị nạn và người điều khiển phương tiện gây tai nạn cho thấy trong số 10.357 người bị nạn có 974 người dưới 18 tuổi, 3.524 người từ trên 18 đến 30 tuổi, 4.019 người gây tai nạn có 260 người dưới 18 tuổi, 1.460 người từ trên 18 đến 30 tuổi. Đặc biệt, tai nạn giao thông xảy ra đối với trẻ em ở lứa tuổi học sinh đang được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng, là mối lo chung của toàn xã hội. Theo thống kê, trung bình mỗi năm có tới 2.000 trẻ em thiệt mạng vì tai nạn giao thông trên cả nước. Tình trạng học sinh vi phạm quy tắc giao thông khi điều khiển xe máy điện diễn ra phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ TNGT. Mặc dù ai cũng thấy sự cần thiết phải nắm vững Luật khi tham gia giao thông nhưng trên thực tế có rất nhiều người vi phạm. Do vậy, giáo dục học sinh chấp hành quy tắc an toàn giao thông là yêu cầu rất quan trọng nhưng không dễ dàng. Do sự chủ quan khi tham gia giao thông của học sinh, tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu, thiếu sự quan sát... Việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh là hoạt động quan trọng và ý nghĩa, đặc biệt trong giai hiện nay khi mà thực trạng giao thông nước ta đã và đang là vấn đề vô cùng nhức nhối. Cả nước tính trung bình có khoảng 35 người chết do tai nạn giao thông hàng ngày. Mức sống càng cao đồng nghĩa với việc gia tăng phương tiện giao thông, cũng như lưu lượng người tham gia giao thông tăng cao. 11
  17. Vào khoảng 19h00’ ngày 12/5/2021, Công an thị xã đã triển khai lực lượng tiến hành kiểm tra, kịp thời ngăn chặn không để xảy ra hoạt động đua xe trái phép, đồng thời bắt giữ 07 đối tượng, trong đó có 01 đối tượng người Thanh Hóa. Qua khai thác thông tin và bằng hình ảnh quay được, Công an thị xã tiếp tục triệu tập thêm 08 đối tượng khác có liên quan đến vụ việc và tạm giữ 07 xe mô tô để xác minh. Tại cơ quan công an, các đối tượng khai đã liên lạc, thuê một số đối tượng ở tỉnh Thanh Hóa đến địa bàn để hướng dẫn “kỹ năng” lái xe “bốc đầu” và lạng lách. Được biết, toàn bộ các đối tượng đều ở độ tuổi chưa thành niên (dưới 18 tuổi) và đa phần đều đã bỏ học, các xe mô tô hầu như được các đối tượng thay đổi kết cấu, hình dáng, kích thước của xe, hành vi điều khiển xe mà không có giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm. Ngay sau khi Thị xã Thái Hòa kết thúc thời gian cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, một nhóm người đã tụ tập đua xe trái phép trên tuyến đường nối các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp và Thị xã Thái Hòa, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng tới người tham gia giao thông. Phát hiện sự việc, lực lượng công an nhanh chóng thực hiện kế hoạch xử lý. 11 thanh, thiếu niên tham gia đua xe bị triệu tập làm việc, độ tuổi từ 14 đến 18 tuổi. Tình trạng mất an toàn khi tham gia giao thông ở học sinh đang ở mức báo động, học sinh vi phạm pháp luật về an toàn giao thông hiện nay diễn ra khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, phóng nhanh, vượt ẩu, đi dàn hàng ngang trên đường gây mất an toàn giao thông. Tại nhiều trường phổ thông trên địa bàn Thị xã Thái Hòa, tình trạng học sinh vi phạm Luật giao thông diễn ra khá phổ biến như không đội không đội mũ bảo hiểm, tụ tập đi hàng hai, hàng ba, lạng lách đánh võng trên đường. Trong số đó có nhiều em đi xe máy đến trường, hầu hết đều chưa có bằng lái xe, chưa đủ tuổi sử dụng phương tiện tham gia giao thông. Thực trạng này rất đáng lo ngại, là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho tai nạn giao thông trong học sinh tăng cao. Hình 2: Thực trạng mất an toàn khi tham gia giao thông của HS THPT Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, người đủ từ 16 tuổi trở lên được phép điều khiển xe gắn máy dưới 50cc (bao gồm xe máy điện) mà không cần có giấy phép lái xe. Do đó, mấy năm gần đây, nhiều gia đình đã trang bị cho con, 12
  18. em mình những chiếc xe máy phân khối nhỏ (dưới 50cc) làm phương tiện để tới trường. Tuy phân khối nhỏ nhưng tốc độ có thể đạt tới tối đa 60km/h, mỗi khi xuất 13
  19. hiện trên đường đều dễ khiến người dân bất an bởi đây là loại phương tiện không yêu cầu người điều khiển phải có bằng lái, nên phần lớn người đi xe đều là các thiếu niên chưa hiểu hết luật giao thông, ý thức tham gia giao thông chưa cao vì vậy nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn giao thông là rất lớn. Thực tế việc học sinh vi phạm giao thông đang xảy ra nhiều như không đội mũ phóng nhanh, tạt đầu xe ô tô và là nguyên nhân gây ra tai nạn. Cần có giải pháp đồng bộ từ nhà trường gia đình và xử phạt nghiêm của lực lượng chức năng. Được biết năm nào cũng vậy, cứ vào đầu năm học mới, các nhà trường đều tổ chức thực hiện ký cam kết chấp hành luật giao thông đối với các bậc phụ huynh và học sinh, trong đó có việc không giao xe máy cho học sinh đến trường khi không đủ tuổi. Thực hiện lồng ghép kiến thức pháp luật an toàn giao thông vào các tiết học, các buổi ngoại khóa để tổ chức tuyên truyền cho học sinh. Thế nhưng, ra khỏi cổng trường tình trạng học sinh vi phạm vẫn diễn ra phổ biến. Đây cũng đang là bài toán khó cho các nhà trường trong việc quản lý vấn đề an toàn giao thông cho các em học sinh. Bên cạnh đó, việc xử lý học sinh vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông lại rất đơn giản, hầu hết các trường hợp vi phạm mới chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở, hoặc nếu có thông báo gửi về trường thì nặng nhất cũng chỉ bị phê bình trước lớp. Thậm chí, khi bị bắt lỗi, chính các bậc phụ huynh lại gây khó dễ cho lực lượng chức năng, khiến công tác xử lý học sinh vi phạm giao thông chưa đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, công tác quản lý và nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh cần phải được các nhà trường, phụ huynh và cơ quan chức năng thực hiện quyết liệt hơn. 2.2. Nguyên nhân của thực trạng. Nguyên nhân của tai nạn giao thông liên quan đến học sinh thì có rất nhiều nhưng có thể chia ra làm hai loại là nguyên nhân khách quan (Do phương tiện, điều kiện đường sá, yếu tố thời tiết, môi trường hay do người khác) và nguyên nhân chủ quan của bản thân học sinh (như ý thức tham gia giao thông chưa tốt, thiếu kiến thức về Luật giao thông, kĩ năng điều khiển xe, tình trạng sức khỏe). Trong đó nguyên nhân chủ quan là cơ bản nhất chiếm hơn 70% số vụ tai nạn giao thông hiện nay. Bên cạnh vấn đề tốc độ thì học sinh ở lứa tuổi này còn đang vi phạm những quy định cơ bản khi tham gia giao thông như: 34% xe mô tô không có gương chiếu hậu, với xe máy điện là 81%, và xe đạp điện là 90%. Tất cả các nguyên nhân này đang dẫn tới những con số đáng báo động về tình trạng TNGT ở đối tượng học sinh. Tỉ lệ TNGT của nhóm tự đi xe đạp điện, xe máy điện và xe máy là cao nhất, cứ 2 học sinh thì có 1 học sinh xảy ra TNGT liên quan tới xe đạp điện, xe máy điện. Như vậy, theo tính toán của nghiên cứu có tới 55% các vụ TNGT xảy ra với học sinh THPT là do xe máy điện và xe đạp điện. Loại hình phương tiện này mất an toàn đối 14
  20. với học sinh THPT, đòi hỏi phải được hướng dẫn, xử lý vi phạm và quản lý chặt chẽ nhiều hơn nữa để bảo đảm an toàn cho học sinh tới trường. Trường THPT Thái Hòa là một trường thuộc khu vực Thị xã Thái Hòa và các xã lân cận địa bàn trải dài vì vậy việc tham gia giao thông của học sinh cũng là một bài toán lớn đặt ra vì hầu hết 97% học sinh đến trường bằng phương tiện xe đạp điện, xe máy điện. Về địa hình, cổng trường tiếp giáp với khu vực dân sinh gần chợ Hiếu và đường quốc lộ 48A nên xe cộ đi lại rất nhiều, lại chỉ có một lối ra duy nhất, không có cổng phụ nên giờ cao điếm số lượng xe cộ lưu thông rất đông. Nếu không nắm vững quy tắc tham gia giao thông thì rất dễ gây tai nạn. Hơn nữa, ý thức của một số học sinh chưa tốt, còn đứng dàn hàng ngang chờ đợi nhau trước cổng trường gây mất trật tự giao thông. Nhiều học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện chưa nhận thức được xe đạp điện, xe máy điện cũng có tốc độ cao không kém xe máy nên việc chấp hành đội mũ bảo hiểm khi đi và ngồi trên xe cũng chưa tự giác, nhiều khi chỉ đối phó khi đội thanh niên xung kích, đội Cờ Đỏ kiểm tra ở khu vực gần trường. Mặc dù nhà trường đã rất qua tâm đến việc giáo dục ATGT cho học sinh, tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức, hoạt động khác nhau nhưng tình trạng HS vi phạm giao thông vẫn còn rất nhiều và là vấn đề đáng báo động hiện nay. Khắp các ngả đường đến trường, chúng ta không khó để bắt gặp những tình huống vi phạm ATGT của các em học sinh. Khảo sát tại trường đang công tác, chúng tôi nhận thấy vấn đề tham gia giáo thông vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại. Do lượng HS đông, phân bố trên địa bàn rộng nên phương tiện đi lại của các em cũng đa dạng. Những em gần trường chủ yếu là đi bộ, còn ở xa thì các em đến trường bằng các phương tiện khác nhau như xe đạp điện, xe máy điện, xe máy có dung tích dưới 50 cc và có cả xe máy trên 50cc. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy HS của trường vẫn còn những biểu hiện chưa đúng khi tham gia giao thông như:  HS chưa đủ tuổi vẫn điều khiển xe gắn máy có dung tích lớn hơn 50 cc.  Đi xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mang tính đối phó, mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng, hay chỉ đội mũ khi đến cổng trường, đi xe không có biển số, giấy phép lái xe.  Lạng lách, đánh võng, điều khiển xe với tốc độ cao, phóng nhanh, vượt ẩu, không tuân thủ luật lệ.  Dừng đỗ xe không đúng nơi quy định gây cản trở giao thông,  Sử dụng điện thoại hoặc dùng ô che khi đi xe máy.  Đi dàn hàng ngang hay đèo ba, đèo bốn, khi ra về HS thường tụ tập thành nhóm ở khu vực cổng trường hoặc khu vực chợ gần trường gây ảnh hưởng đến giao thông, tạo ách tắc giao thông cục bộ, gây mất trật tự ATGT. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1