Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động Guinness ở trường THPT góp phần phát triển các trí thông minh, năng khiếu cho học sinh
lượt xem 3
download
Xây dựng phong trào “xác lập kỷ lục Guinness trong trường học” nhằm tạo sân chơi bổ ích cho các em học sinh, tạo không khí phấn khởi, động lực, ý chí nghị lực vươn lên cho học sinh. Góp phần quan trọng trọng định hướng nghề nghiệp của cá nhân từng học sinh trong tương lai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động Guinness ở trường THPT góp phần phát triển các trí thông minh, năng khiếu cho học sinh
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LĨNH VỰC: GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG ĐỀ TÀI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GUINNESS Ở TRƯỜNG THPT GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN CÁC TRÍ THÔNG MINH, NĂNG KHIẾU CHO HỌC SINH 1
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GUINNESS Ở TRƯỜNG THPT GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN CÁC TRÍ THÔNG MINH, NĂNG KHIẾU CHO HỌC SINH LĨNH VỰC: GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG Nhóm tác giả: Trường THPT Nghi Lộc 4 1. Nguyễn Văn Phương - Hiệu trưởng (Tổ KHTN) 2. Lê Trung Thắng - Phó Hiệu trưởng (Tổ KHXH) 3. Lê Thanh Vinh - Bí thư đoàn (Tổ KHTN) Điện thoại : 0911444626 Năm: 2020 - 2021 2
- MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 6 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 6 1.2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 6 1.3. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 7 1.4. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 7 1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................... 7 1.6. Đóng góp mới của đề tài:................................................................................. 7 PHẦN II: NỘI DUNG................................................................................................. 8 2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 8 2.1.1. Thuyết đa trí tuệ ........................................................................................... 8 2.1.1.1. Khái niệm về thuyết đa trí tuệ .................................................................... 8 2.1.1.2. Vai trò của thuyết đa trí tuệ trong dạy học ................................................. 8 2.1.1.3. Môi trường học tập đa trí tuệ ..................................................................... 9 2.1.2. Các trí thông minh của học sinh.................................................................... 9 2.1.3. Một số vấn đề chung về phát triển năng khiếu cho học sinh ....................... 10 2.1.4. Vai trò của việc xác lập xác lập kỷ lục guinness trong phát triển các trí thông minh, năng khiếu cho học sinh ở trường THPT .......................................... 11 2.2.Thực trạng của việc phát triển trí thông minh, năng khiếu cho học sinh ở trường THPT ....................................................................................................... 12 2.3. Các hình thức tổ chức hoạt động xác lập kỷ lục guinness trong trường THPT cho học sinh. ........................................................................................................ 14 2.3.1. Tổ chức phát triển trí Thông minh về không gian ....................................... 14 2.3.2. Tổ chức phát triển trí Thông minh về âm nhạc ........................................... 14 2.3.3. Tổ chức phát triển trí Thông minh về ngôn ngữ .......................................... 15 2.3.4. Tổ chức phát triển trí Thông minh về sự vận động...................................... 15 2.3.5. Tổ chức phát triển trí Thông minh về giao tiếp ........................................... 16 2.3.6. Tổ chức phát triển trí Thông minh về lô gic toán học ................................. 16 2.3.7. Tổ chức phát triển trí Thông minh về nội tâm ............................................. 17 2.3.8. Tổ chức phát triển trí Thông minh về khoa học tự nhiên............................. 17 2.4. Xây dựng tiến trình tổ chức hoạt động xác lập kỷ luật guinness .................... 18 2.5. Xây dựng kịch bản cụ thể. ............................................................................. 19 2.6. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, đánh giá ................................................ 21 2.6.1. Chọn đối tượng thực nghiệm ...................................................................... 21 2.6.2. Kết quả thực nghiệm................................................................................... 21 3
- 2.6.3. Nhận xét kết quả thực nghiệm .................................................................... 22 2.6.4. Một số kết quả củ thể .................................................................................. 22 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 28 3.1. Kết luận ......................................................................................................... 28 3.2. Khuyến nghị .................................................................................................. 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 30 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 31 4
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ GV Giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm HS Học sinh THPT Trung học phổ thông PPDH Phương pháp dạy học MC Dẫn chương trình CNH Công nghiệp hóa HĐH Hiện đại hóa KHXH Khoa học xã hội KHTN Khoa học tự nhiên 5
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại. Các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng. Vì vậy các hoạt động giáo dục của nhà trường cần hướng vào sự phát triển năng lực, sở trường, năng khiếu của từng học sinh. Mỗi học sinh đều có những thế mạnh, sở trường của bản thân. Để phát hiện và kích thích sự phát triển các sở trường đó nhiều giáo viên, nhà quản lý trường học và các nhà giáo dục đặc biệt đã được truyền cảm hứng từ lý thuyết đa trí tuệ của Gardner vì nó cho phép ý tưởng rằng có nhiều hơn một cách để xác định trí tuệ của một người. Giáo viên cần coi trọng sự đa dạng về trí tuệ ở mỗi học sinh, mỗi loại trí tuệ đều quan trọng và mỗi học sinh đều có ít nhiều khả năng theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh phải là nơi giúp đỡ, khơi gợi tiềm năng, tạo điều kiện học tập theo các hướng khác nhau cho các chủ nhân tương lai của đất nước. Năng khiếu được hiểu là năng lực về một hoạt động nào đó nhưng chưa có cơ hội bộc lộ ở thành tích cao vì chưa qua tập luyện, rèn luyện nên còn thiếu hiểu biết và chưa thành thạo trong lĩnh vực hoạt động đó và khi trau dồi năng lực đó thì hiệu quả đem lại cao. Nếu năng khiếu được phát triển kịp thời và có phương pháp nuôi dưỡng phát triển năng khiếu thì kết quả đem lại hiệu quả cao. Việc tổ chức các hoạt động phát hiện và buồi dưỡng năng khiếu của học sinh ngay trong trường phổ thông tạo cơ hội để các em thành công hơn trong nghề nghiệp tương lai mà các em lựa chọn cần được quan tâm đứng mức. Tổ chức các hoạt động để kích thích hứng thú cho học sinh, giúp học sinh thể hiện, rèn luyện các trí thông minh, sở trường của bản thân là hết sức cần thiết trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. Chính vì những lý do đó, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tổ chức hoạt động Guinness ở trường THPT góp phần phát triển các trí thông minh, năng khiếu cho học sinh”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Xây dựng các nội dung xác lập kỷ lục Guinness trong trường THPT cho học sinh. Qua đó nhằm giáo dục và hình thành các trí thông minh, năng khiếu cho học sinh THPT. - Xây dựng phong trào “xác lập kỷ lục Guinness trong trường học” nhằm tạo sân chơi bổ ích cho các em học sinh, tạo không khí phấn khởi, động lực, ý chí nghị lực vươn lên cho học sinh. Góp phần quan trọng trọng định hướng nghề nghiệp của cá nhân từng học sinh trong tương lai. 6
- 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Thuyết đa trí tuệ của Giáo sư Tâm lý học Howard Gardner - Các em học sinh THPT, tập trung vào các học sinh có sở thích và hứng thú về nội dung xác lập kỷ lục Guinness được tổ chức. 1.4. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu thuyết đa trí tuệ của Giáo sư Tâm lý học Howard Gardner. - Nghiên cứu các trí thông minh, năng khiếu của học sinh. - Nghiên cứu về các hình thức tổ chức xác lập kỷ lục Guinness trong trường học cho học sinh. - Xây dựng phong trào “xác lập kỷ lục Guinness trong trường THPT” nhằm tạo sân chơi bổ ích cho các em học sinh, từ đó giúp các em hình thành các trí thông minh, năng khiếu cần thiết. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp sư phạm - Phương pháp quan sát thực tế - Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp 1.6. Đóng góp mới của đề tài: - Tìm hiểu, phân tích vai trò của hoạt động xác lập các kỷ lục guinness ở trường THPT đối với việc phát triển các trí thông minh và năng khiếu của học sinh. - Xây dựng các mô hình xác lập kỷ lục guinness ở trường THPT nhằm phát triển các trí thông minh và năng khiếu của học sinh. Cụ thể đã xây dựng được 14 mô hình xác lập kỷ lục guinness các bộ môn toán học, văn học, tin học, thể dục, quốc phòng an ninh và hoạt động ngoài giờ. 7
- PHẦN II: NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Thuyết đa trí tuệ Nói về trí tuệ, có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Theo nghĩa thông thường, trí tuệ chính là kết quả của quá trình trao đổi hoạt động tri thức dựa trên nền tảng của lý trí. Trí tuệ là sự vận dụng tổng hợp của lý luận, khái niệm, ngôn từ và bao gồm cả những kinh nghiệm, kiến thức và hiểu biết gom góp lại. 2.1.1.1. Khái niệm về thuyết đa trí tuệ Thuyết Đa trí tuệ (trí thông minh đa dạng) được Giáo sư Tâm lý học Howard Gardner của đại học Harvard giới thiệu lần đầu trong quyển “Frames of Mind: The Theory of Multiple Intelligences”. Ông phản bác quan niệm truyền thống về khái niệm thông minh, vốn được đồng nhất và đánh giá dựa theo các bài trắc nghiệm IQ. Ông cho rằng khái niệm này chưa phản ánh đầy đủ khả năng tri thức đa dạng của con người. Ông đã chỉ ra rằng mỗi người trong chúng ta đều tồn tại một vài kiểu thông minh trong số 8 loại: ngôn ngữ, lôgic/toán học, âm nhạc, không gian, vận động cơ thể, giao tiếp (tương tác cá nhân), nội tâm (hướng nội), thiên nhiên (tự nhiên học). Tuy nhiên, ứng với mỗi cá nhân sẽ có những loại trí thông minh vượt trội hơn các trí thông minh còn lại. Thuyết Đa trí tuệ cho rằng, mỗi cá nhân hầu như đều đạt đến một mức độ nào đó ở từng “phạm trù thông minh” khác nhau. Đặc biệt, mức độ này không phải là “hằng số” trong suốt cuộc đời của mỗi người mà có thể sẽ thay đổi (tăng hay giảm) tùy vào sự trau dồi của mỗi cá nhân. 2.1.1.2. Vai trò của thuyết đa trí tuệ trong dạy học Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học, giúp giáo viên đổi mới cách dạy, cách nhìn nhận, đánh giá HS, tránh việc dán nhãn mác yếu kém cho những học sinh chưa giỏi toán, giỏi văn, giúp các em tự tin hơn và có cách học phù hợp nhất, hiệu quả nhất với khả năng nổi trội của mình, qua đó hiệu quả giáo dục được nâng cao. Thuyết này cũng giúp GV áp dụng linh hoạt hơn các PPDH và kĩ năng sử dụng các tài liệu, các thiết bị dạy học đa dạng hơn, phong phú hơn. GV trong lớp học đa trí tuệ khác với trong lớp học truyền thống ngôn ngữ hoặc lôgic-toán học. Trong lớp học đa trí tuệ, GV phải linh hoạt thay đổi phương pháp và khéo léo chuyển từ lối dạy ngôn ngữ sang lối dạy không gian rồi lối dạy âm nhạc hay vận động, giao tiếp,… Vận dụng đa trí tuệ giúp Hiệu trưởng nhà trường đổi mới toàn diện từ phân công, đến đánh giá giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giáo viên giỏi… 8
- Vận dụng thuyết đa trí tuệ cũng giúp cha mẹ HS tránh áp lực về điểm số, chú ý tới giáo dục toàn diện và khích lệ con em mình trong học tập, rèn luyện và định hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với sở trường, khả năng của mỗi em. Theo chúng tôi giáo viên cần coi trọng sự đa dạng về trí tuệ ở mỗi học sinh, mỗi loại trí tuệ đều quan trọng và mỗi học sinh đều có ít nhiều khả năng theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh phải là nơi giúp đỡ, khơi gợi tiềm năng, tạo điều kiện học tập theo các hướng khác nhau cho các chủ nhân tương lai của xã hội. 2.1.1.3. Môi trường học tập đa trí tuệ Môi trường học tập đa trí tuệ cần phải được thiết kế, bố trí, sắp xếp để phù hợp với nhu cầu của nhiều loại trí tuệ khác nhau ở HS. Ứng với mỗi loại trí tuệ, cần đặt một số câu hỏi theo gợi ý sau: Từ ngữ dùng trong lớp học đã phù hợp với HS chưa? HS được tiếp xúc với chữ viết như thế nào? (Ngôn ngữ); Thời gian biểu đã phù hợp với HS chưa (logic/toán học); Bàn ghế, các thiết bị dạy học trong lớp bố trí hợp lí chưa? Có thuận tiện cho hoạt động thực nghiệm (như sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột, hay học nhóm, vẽ bản đồ tư duy,…) hay chỉ kê bàn ghế theo một kiểu, một dãy bàn thẳng từ trên xuống dưới? Trang trí lớp học như thế nào? Trần, tường, ánh sáng như thế nào? HS có được chiêm ngưỡng trang trí đẹp mắt, thân thiện không, có tranh ảnh, hội họa không? Hay chỉ là mảng tường trống, phòng học trống không?,… Vận dụng đa trí tuệ trong dạy học, giáo viên cần vận dụng các phương pháp dạy học tích cực một cách linh hoạt, mềm dẻo, đa dạng phù hợp với các loại trí thông minh khác nhau của HS lớp mình đang giảng dạy. Thực hiện tốt năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phát động cũng góp phần phát huy đa trí tuệ cho học sinh. Chẳng hạn, làm tốt nội dung hoạt động tập tập thể (câu lạc bộ, thể dục, thể thao, trò chơi dân gian) là phát huy trí thông minh âm nhạc, trí thông minh vận động, trí thông minh giao tiếp cho HS. 2.1.2. Các trí thông minh của học sinh Theo Howard Gardner, trí thông minh đa dạng cho thấy mỗi con người có khả năng biểu đạt tri thức của mình theo 8 cách khác nhau và học theo cách tốt nhất như thế nào. Thông minh ngôn ngữ: yêu thích từ ngữ và cách sử dụng chúng để đọc, viết, nói. Nhạy cảm với ngữ âm, ngữ nghĩa hay ngữ cảnh, thích chơi hoặc tạo ra các trò chơi chữ. Các nhà văn, nhà thơ, luật sư và diễn giả là những người có trí thông minh ngôn ngữ. Thông minh logic/toán học: dễ dàng hiểu các con số và khái niệm toán học, thích tìm kiếm các chi tiết tỉ mỉ và khả năng phân tích các vấn đề một cách logic, 9
- thực hiện các hoạt động liên quan đến toán học, xem xét các vấn đề rất khoa học. Hay tò mò và thích quan sát con người sự vật và không gian. Tư duy lôgic là công cụ giúp họ giải quyết mọi vấn đề. Thông minh về âm nhạc: thật sự yêu thích âm nhạc, biết thưởng thức và nghe được các giai điệu, nhịp điệu. Những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua các giai điệu, âm nhạc, thích chơi nhạc cụ, hát, đọc truyền cảm các tác phẩm,… Thông minh về không gian: người có trí thông minh này học và suy nghĩ bằng hình ảnh, hình tượng và khả năng cảm nhận, chuyển đổi và tái tạo lại những góc độ khác nhau của thế giới không gian trực quan. Người có trí thông minh không gian có xu hướng nghĩ về hình ảnh thay vì từ ngữ, gặp khó khăn trong việc nhớ các sự kiện bằng từ ngữ và con số. Trí thông minh về vận động cơ thể: khả năng chế ngự các động tác của cơ thể mình và sử dụng đồ vật. Những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua cách vận động và sử dụng động tác, cảm thấy thích thú khi vận động cơ thể, chơi thể thao… Trí thông minh giao tiếp: khả năng nhận biết và đáp ứng một cách thích hợp với các tâm trạng của người khác. Những người sở hữu trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua sử dụng các kỹ năng xã hội, giao tiếp, hợp tác làm việc với người khác, thích gặp gỡ và trò chuyện, có khả năng thông hiểu người khác,… Trí thông minh nội tâm: nhận biết những điểm yếu hay điểm mạnh của bản thân mình. Những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua tình cảm, cảm giác, điều khiển và làm chủ tốt việc học của mình, hiểu rõ các suy nghĩ của bản thân, từ đó có thể hiểu được cảm xúc, tình cảm của người khác,… Trí thông minh về thiên nhiên: thích thú và hiểu biết môi trường sống. Những người này có khả năng học tập thông qua hệ thống sắp xếp, phân loại, yêu thích thiên nhiên, các hoạt động ngoài trời,… 2.1.3. Một số vấn đề chung về phát triển năng khiếu cho học sinh Theo từ điển Tâm lý học (Vũ Dũng chủ biên): năng khiếu là tập hợp những tư chất bẩm sinh, nét đặc trưng và tính chất đặc thù làm tiền đề bẩm sinh cho năng lực. Còn theo “Khơi dậy tiềm năng sáng tạo” (tác giả Nguyễn Cảnh Toàn) thì năng khiếu là năng lực còn tiềm tàng về một hoạt động nào đó nhưng chưa bộc lộ ở thành tích cao vì chưa qua tập dượt, rèn luyện nên còn thiếu hiểu biết và chưa thành thạo trong lĩnh vực hoạt động đó. Năng khiếu tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành năng lực và tài năng. Nghĩa là không phải học sinh nào có năng khiếu cũng là thiên tài. Một em có năng khiếu đối với hoạt động nào đó không nhất thiết sẽ trở thành tài năng trong lĩnh vực ấy và ngược lại. 10
- Những dấu hiệu nhận biết học sinh có khiếu bao gồm: Ngôn ngữ phát triển cao hơn so với học sinh cùng lứa: vốn từ lớn diễn đạt tốt; Luôn muốn tự giải quyết công việc riêng và dễ dàng đạt tới kết quả cao; Quan tâm tới nhiều vấn đề của người lớn: tôn giáo, kinh tế, chính trị, lịch sử, giới tính/ không chấp nhận quyền uy, có tinh thần phê phán; Có xu hướng tìm bạn ngang bằng năng lực, thường là hơn tuổi; Tinh thần trách nhiệm cao, không muốn bằng mọi giá để có sự đồng thuận… Để phát triển năng khiếu của học sinh, nhà trường cần lưu tâm đến những gì học sinh thể hiện để định hướng phát triển đúng đắn, tạo điều kiện, phương tiện tốt nhất có thể cho học sinh học tập và rèn luyện để học sinh phát triển năng khiếu ngày một tốt hơn. Ví dụ như tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ. Các khóa học về thể thao, âm nhạc, hội họa,.. sẽ giúp học sinh rèn luyện và trau dồi tốt hơn, toàn diện hơn. Phối hợp với gia đình để trao đổi nắm bắt tính cách, năng khiếu riêng của học sinh; giúp học sinh dễ hòa nhập môi trường tập thể, có phương pháp học tập có hiệu quả nhưng vẫn có cơ hội để phát triển những năng khiểu, sở trường cá biệt của học sinh. Nên tạo môi trường cho học sinh có sở trường cùng chơi với bạn bè có cùng sở trường; học sinh sẽ dễ thích ứng với môi trường năng khiếu như nhau, do đó hòa nhập và phấn đấu thi đua để cùng phát triển năng khiếu, sở trường của bản thân. Tất nhiên điều này chỉ mang ý nghĩa tương đối, bởi vì không phải ai cũng làm được và làm đúng hướng, đúng quy luật phát triển của học sinh. Thầy cô, cha mẹ cần lắng nghe học sinh trình bày các ý kiến của mình, khuyến khích học sinh phát biểu và giúp xây dựng sự tự tin vào bản thân. Nên chú ý khen thưởng, khuyến khích học sinh chia sẻ từ đó hiểu học sinh hơn và kích thích hứng thú ham hiểu biết của học sinh. Chủ động giúp học sinh theo đuổi sở thích, chẳng hạn một học sinh ham học toán sẽ hứng thú giải toán và tìm hiểu về các danh nhân toán học. Điều quan trọng cuối cùng là nếu học sinh có năng khiếu về lĩnh vực nào thì giáo dục theo hướng phát triển về lĩnh vực đó. 2.1.4. Vai trò của việc xác lập xác lập kỷ lục guinness trong phát triển các trí thông minh, năng khiếu cho học sinh ở trường THPT Việc nghiên cứu các nội dung xác lập kỷ lục guinness trong trường THPT làm phong phú thêm các hình thức dạy học trong nhà trường, phát hiện và bồi dưỡng các trí thông minh, năng khiếu cho học sinh. Mỗi nhóm các kỷ lục guinness nhằm phát triển một hoặc một nhóm trí thông minh tương ứng. Qua đó thu thập nguồn dữ liệu, phân loại học sinh theo nhóm trí thông minh, năng khiếu khác nhau, từ đó có phương pháp dạy học phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trong nhà trường. Giúp giáo viên cách nhìn nhận, đánh giá, khích lệ và phát huy thế mạnh, năng khiểu nổi trội ở mỗi HS. Hạn chế việc nhìn vào điểm số để đánh giá HS. Qua đó, giáo viên lựa chọn các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp nhằm phát triển các trí thông minh, năng khiếu cho học sinh. Kích thích hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tham gia các hoạt động xác lập kỷ lục guinness ở trường THPT. Mỗi học sinh có một hoặc một số trí 11
- thông minh, khi được khẳng định sẽ tạo động lực để các em phát triển toàn diện bản thân trong môi trường nhà trường và xã hội. Tạo ra môi trường học tập phát triển toàn diện cho học sinh trong nhà trường, là sân chơi bổ ích, lành mạnh thu hút học sinh tham gia. Ngoài việc tham gia các hoạt động trên lớp các em được tham gia nhiều hoạt động xác lập kỷ lục guinness trong nhà trường. Giúp các em giải tỏa căng thẳng mệt mỏi, góp phần nâng cao hiệu quả học tâp. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, các nhóm chuyên môn trong việc phát hiện và bồi dưỡng các trí thông minh, năng khiếu cho học sinh. Góp phần nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn của nhà trường. Thông qua các hoạt động xác lập kỷ lục guinness đẩy mạnh phong trào thi đua của các tập thể, các nhân trong nhà trường. 2.2.Thực trạng của việc phát triển trí thông minh, năng khiếu cho học sinh ở trường THPT Để có căn cứ đánh giá thực trạng phát triển trí thông minh, năng khiếu cho học sinh ở trường THPT đồng thời khẳng định tính quan trọng cấp thiết của đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát học sinh, giáo viên một số trường trên địa bàn. Kết quả thu được như sau: Đối với học sinh: Bảng 01: Kết quả khảo sát 388 học sinh/ trường về các nội dung thu được: Trường THPT Trường THPT Trường THPT Nội dung khảo sát (đang áp dụng) Nguyễn Duy Trinh Cửa lò 2 Em có nhận thấy, 212 220 193 mình có ít nhất 1 năng (có nhận thấy) (có nhận thấy) (có nhận thấy) khiếu, sở trường nào (54,6%) (56,7%) (49,7%) đó không ? Giáo viên của em đã 227 (quan tân, 256(quan tân, rất 201(quan tân, rất quan tâm đến năng rất quan tâm) quan tâm) quan tâm) khiếu, sở trường của (58,5%) (66,0%) (51,8%) em và các bạn ? Em mong muốn 318 (mong được phát triển sở 304(mong muốn) 323(mong muốn) thách, sở trường, muốn) (81,9%) (83,2%) năng khiếu của em (78,4%) trong nhà trường ? Tích cực tham gia các hoạt động về thể 321 (tích cực) thao, âm nhạc, văn 298(tích cực) 275(tích cực) (82,7%) học dân gian, các câu (76,8%) 70,8(%) lạc bộ… do nhà trường, đoàn tổ chức? 12
- Đối với giáo viên: Bảng 02: Kết quả khảo sát 45 giáo viên/ trường về các nội dung thu được: Trường THPT Trường THPT Trường THPT Nội dung khảo sát (đang áp dụng) Nguyễn Duy Trinh Cửa lò 2 Thầy (cô) đã quan tâm phát hiện, bồi 21 (quan tâm) 20 (quan tâm) 17 (quan tâm) dưỡng năng khiếu, (46%) ( 44,4%) (38%) sở trường cho học sinh ? Vai trò của việc phát triển các trí 30 (quan trọng) 35 (quan trọng) 25 (quan trọng) thông minh, năng (66,7%) (77,8%) (55,5%) khiếu, sở trường trong nhà trường ? Chú ý quan tâm, 23 20 18 tôn trọng sự khác (để ý, quan tâm) (để ý, quan tâm) (để ý, quan tâm) biệt của học sinh ? (51,1%) (44,4%) (40%) Vận dụng các hình thức, phương pháp 15 (đã thực hiện) dạy học tích cực 14(đã thực hiện) 12(đã thực hiện) ( 33,3%) để phát huy năng ( 31,1%) (27%) lực, sở trường của học sinh. Như vậy, sau khi khảo sát thực nghiệm tại mốt số môi trường dạy học khác nhau chúng tôi nhận thấy: Các viên hiện nay đã nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển các trí thông minh, sở trường cho học sinh; quan tâm đổi mới về phương pháp dạy học, vận dụng các nguồn lực để đầu tư trang thiết bị âm thanh, máy chiếu, hệ thống mạng wifi,… tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy học. Ban giám hiệu các trường không ngừng đổi mới công tác quản lý, giáo viên tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục đề ra, đặc biệt bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Học sinh hiện nay rất năng động, sáng tạo; ngoài học kiến thức văn hoá trên lớp, nhiều em còn được gia đình cho rèn luyện các hoạt động thể thao, tiếp xúc những lĩnh vực nghệ thuật như âm nhạc, hội hoạ, khiêu vũ, nhạc kịch... Đó là những điều kiện quan trọng để vận dụng thuyết đa trí tuệ trong việc phát triển các trí thông minh, năng khiếu cho học sinh. Ngoài ra, các nhà trường hiện nay vẫn đang chủ yếu mới phát triển được trí thông minh ngôn ngữ và trí thông minh lô gic toán học. Nhận thức của một bộ phận không nhỏ của cán bộ, giáo viên về sở thích, sở trường, sự khác biệt tích cực chưa được quan tâm đúng mức. Việc phát triển các trí thông minh còn lại còn nhiều hạn chế, còn lúng túng trong thực hiện. 13
- Các hoạt động ngoài giờ, trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chưa được quan tâm đúng mức, còn mang nặng hình thức, chưa có hoạt động thúc đẩy học sinh rèn luyện các trí thông minh năng khiếu của bản thân. Vì thế các trí thông minh, năng khiếu của học sinh chưa được phát hiện, bồi dưỡng có hiệu quả. Việc tôn trọng sự khác biệt của học sinh chưa được quan tâm đúng mức trong các hoạt động giáo dục của nhà trường. Thậm chí học sinh còn bị hạn chế những biểu hiện khác biệt tích cực, giúp trẻ phát triển các trí thông minh sở trường của mình. Công tác giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. 2.3. Các hình thức tổ chức hoạt động xác lập kỷ lục guinness trong trường THPT cho học sinh. 2.3.1. Tổ chức phát triển trí Thông minh về không gian Trí thông minh không gian là 1 trong số 8 loại hình trí thông minh của con người. Phát triển trí thông minh không gian giúp tăng khả năng liên tưởng, đánh giá hình ảnh và không gian, có thể nhớ địa điểm, đọc bản đồ và sắp xếp bản đồ không gian tốt hơn. Để phát triển trí thông minh về không gian cho học sinh chúng ta có thể vận dụng những cách sau: Sử dụng những cuốn từ điển bằng hình ảnh, những trò chơi có sử dụng tư duy không gian 3 chiều; Tổ chức chơi trò xếp hình, trò chơi rubik, trò chơi mê cung hoặc các trò chơi khác về không gian; Hướng dẫn học sinh chụp ảnh và sử dụng máy quay phim để ghi lại những ấn tượng về hình ảnh của bạn; Học và rèn luyện những kỹ năng định hướng trong các cuộc trải nghiệm thực tế; Học cách sử dụng và diễn đạt bằng hệ thống các biểu đồ, cấu trúc hình cây, các sơ đồ và những kiểu cấu trúc biểu đạt bằng hình ảnh khác… Tổ chức hoạt động xác lập kỷ lục guinness nhằm phát triển trí thông minh không gian, có thể nghiên cứu tổ chức xác lập kỷ lục về xếp rubik nhanh nhất, hoặc dựng trại nhanh nhất. Kết hợp với hoạt động trải nghiệm thực tế của học sinh, tổ chức các hoạt động về kỷ năng sinh tồn phát huy trí thông minh không gian cho học sinh. Trong đó tổ chức cho các lớp thành lập các đội nhóm tham gia xác lập kỷ lục về cắm trại nhanh nhất. Hoạt động giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng quan sát, phối hợp, làm việc nhóm... 2.3.2. Tổ chức phát triển trí Thông minh về âm nhạc Thông minh về âm nhạc bao gồm các kỹ năng biểu diễn, sáng tác, và cảm nhận về âm nhạc. Theo Howard Gardner, trí thông minh âm nhạc song song với trí thông minh về ngôn ngữ, nó trí thông minh về âm nhạc còn có trong tiềm thức của bất cứ cá nhân nào, miễn là người đó có khả năng nghe tốt, có thể hát theo giai điệu, biết dành thời gian cho âm nhạc và nghe được nhiều tiết mục âm nhạc khác nhau với sự chính xác và sáng suốt của các giác quan. Những dấu hiệu để nhận biết học sinh có tí thông minh âm nhạc vượt trội là: Có giọng hát cuốn hút, có khả năng hát tốt; Dễ dàng nhận ra những nốt nhạc lạc điệu trong một bản nhạc và nhận biết được các loại nhạc cụ đang chơi trong một dàn nhạc giao hưởng; Thích tìm 14
- hiểu về âm nhạc, và có một vốn kiến thức rất phong phú về các thể loại âm nhạc; Thích ca hát và thường xuyên thể hiện ở các buổi gặp mặt bạn bè; Có thể chơi một vài loại nhạc cụ… Để bồi dưỡng trí thông minh âm nhạc cho học sinh, theo chúng tôi nhà trường cần xây dựng môi trường học đường thân thiện, vui vẻ, xây dựng và phát triển các chương trình âm nhạc trong nhà trường, các câu lạc bộ âm nhạc. Xây dựng phong trào văn nghệ gắn liền với các ngày lễ lớn trong năm. Mở các ca khúc vui tươi, những giai điệu học sinh trung đầu các buổi học cũng là cách phát triển trí thông minh âm nhạc cho học sinh. Tổ chức các cuộc thi như giọng hát hay, bài hát theo yêu cầu tiếng hát sân trường đã thu hút được nhiều học sinh tham gia. Thông qua câu lạc bộ âm nhạc phát hiện các nhân tố có năng khiếu âm nhạc để bồi dưỡng trở thành lực lượng nòng cốt. Nghiên cứu tổ chức xác lập kỷ lục guinness lĩnh vực âm nhạc “Hò một điệu hò dài nhất”, “bài hát được nhiều like nhất” … giúp các em rèn luyện năng khiếu âm nhạc, tạo động lực để các em tiếp tục bồi dưỡng năng khiếu của mình. 2.3.3. Tổ chức phát triển trí Thông minh về ngôn ngữ Trí thông minh ngôn ngữ là loại hình mang tính phổ biến nhất trong số tám loại hình trí thông minh được nói đến của thuyết trí đa trí tuệ. Trong nền văn hóa của chúng ta, cùng với kiểu tư duy logic toán học, năng lực về ngôn ngữ được xếp vào một trong số những trí thông minh được chú ý và coi trọng nhất. Do đó, phát triển trí thông minh ngôn ngữ sẽ giúp học sinh học tập tốt hơn. Một số cách phát triển trí thông minh ngôn ngữ bạn có thể áp dụng: Khuyến khích học sinh ghi lại các ý tưởng của mình, đọc bất cứ thứ gì mà các em yêu thích, luật trò chơi, nhật báo, sách nghệ thuật, tạp chí ôtô, tạp chí khoa học, truyện tranh,…Thành lập câu lạc bộ truyền thông, tập cho các em học sinh thói quen viết báo, viết ít nhất 250 từ mỗi ngày về bất cứ vấn đề nào mà các em thích. Đi thư viện, tìm đọc các quyển sách yêu thích, tra nghĩa những từ bạn không biết trong từ điển. Tổ chức các trò chơi về với từ ngữ, chơi ô chữ, điền từ, tìm từ, đảo chữ hoặc các trò đố chữ khác mà bạn thích. Chơi với ngôn ngữ nói, sưu tập một số chuyện vui đùa ưa thích, các câu đố, trò chơi chữ,. Nghiên cứu tổ chức xác lập kỷ lục guinneess “giải nhanh nhất trò chơi ô chữ” về từ ngữ hay “đánh máy nhanh nhất một văn bản”, các hội thi thuyết trình,… có thể giúp rèn luyện trí thông minh về ngôn ngữ cho học sinh. 2.3.4. Tổ chức phát triển trí Thông minh về sự vận động Người có trí thông minh vận động cao là người có khả năng sử dụng linh hoạt các bộ phận cơ thể và phối hợp nhuần nhuyễn chúng để đạt được hiệu quả cao nhất. Điển hình là các vận động viên thể thao, vũ công, diễn viên v.v… Vận động có thể được chia thành 2 nhóm là vận động tinh và vận động thô. Vận động thô: là việc cử động và phối hợp của các nhóm cơ lớn trên cơ thể như cơ tay, cơ chân, đùi, cơ hông… bao gồm các động tác lăn, trườn, xoay cơ thể, đi, chạy, ném, vung tay, kéo, 15
- đẩy, đá chân, leo trèo, v.v. Đây là các vận động cơ bản của con người, được phát triển trước khi thực hiện các động tác tinh xảo khéo léo. Vận động tinh: là khả năng cử động điều khiển bàn tay và các ngón tay. Kỹ năng vận động tinh phát triển tùy theo việc tập luyện. Các động tác vận động tinh đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, uyển chuyển như cầm nắm, vặn, lắp ghép, viết chữ, nặn tượng, vẽ tranh, may vá, thêu đan, điêu khắc,… Vận động tinh cũng đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn với các giác quan. Người có trí thông minh vận động thường thích chơi thể thao hơn là đọc sách và xem phim, thích tham gia vào vận động để trải nghiệm hơn là chỉ đọc sách hoặc xem băng hình. Có một môn thể thao ưa thích, có thể chơi giỏi hoặc thường chơi môn thể thao đó. Để phát triển trí thông minh về vận động trong trường học cần tổ chức nhiều giải thể thể thao tổ chức các câu lạc bộ như võ thuật, bóng đá, bóng chuyền… Để tạo động lực cho các em phát triển trí thông minh vận động và năng khiếu nhà trường có thể tổ chức xác lập kỷ lục guinness như: Nhảy cao, nhảy xa, chạy 100m, đi xe đạp chậm, tháo lắp súng, bắn sung tiểu liên AK… 2.3.5. Tổ chức phát triển trí Thông minh về giao tiếp Trí thông minh giao tiếp là năng lực hiểu, cảm thông và làm việc được với người khác. Một cá nhân có trí thông minh giao tiếp có thể rất giàu lòng trắc ẩn và có tinh thần trách nhiệm cao với xã hội, hoặc là người có sức lôi cuốn với tập thể, có khả năng thấu hiểu người khác và từ đó nhìn ra viễn cảnh của thế giới bên ngoài bằng chính cặp mắt của những người bên trong. Trong thực tế, họ thường rất tuyệt vời trong vai trò của người hòa giải, kết nối, hoặc trên tư cách của một thầy giáo, một nhà tư vấn tâm lý. Như chúng ta đã biết, một người có trí thông minh giao tiếp thường là người thấu hiểu được người khác, có xu hướng hướng ngoại và có khả năng phối hợp cao. Trong một thế giới không phân biệt tôn giáo, màu da, giàu-nghèo xã hội, thông minh giao tiếp trở thành một tiền đề quan trọng, để kết nối thế giới, và mang lại những giá trị tốt đẹp hơn. Để phát triển trí thông minh giao tiếp cho học sinh, theo chúng tôi cần tổ chức nhiều diễn đàn, các cuộc thi thuyết trình, tổ chức các câu lạc bộ cho học sinh tham gia. Qua đó rèn luyện khả năng nói, khả năng sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, khả năng ghi nhớ, liên tưởng cho học sinh. Tổ chức xác lập kỷ lục “Video thuyết trình tiếng anh hay nhất”, “MC song ngữ” hay nhất giúp phát triển trí thông minh giao tiếp cho học sinh. Thông qua việc bồi dưỡng rèn luyện qua các cuộc thi các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp. 2.3.6. Tổ chức phát triển trí Thông minh về lô gic toán học Trí thông minh logic toán học được ứng dụng trong rất nhiều hoạt động, và chính nó cũng giúp những loại hình thông minh khác tốt hơn. Trí thông minh logic toán học tốt cho phép học sinh nắm bắt, xử lý thông tin một cách mạch lạc, nó hỗ trợ cho những loại hình thông minh khác của bạn phát triển tốt hơn. Trí thông minh logic toán học có thể giúp học sinh giải quyết nhiều vấn đề thuộc các lĩnh vực khác nhau, từ môn toán, máy tính đến các vấn đề khoa học. Nhưng không chỉ 16
- các công việc cần tính toán mới yêu cầu trí thông logic. Học sinh có thể sử dụng logic khi chơi xếp chữ, tìm lời giải cho các câu chuyện trinh thám và giải quyết nhiều vấn đề thường ngày trong cuộc sống. Để phát triển trí thông minh lô gic toán học cho học sinh nhà trường cần tổ chức các hoạt động trò chơi logic toán học, giải các câu đố logic và các vấn đề về trí não, dạy cách sử dụng bàn tính, giải toán bằng máy tính Casio, dạy ngôn ngữ máy tính như Basic, Pascal, tìm hiểu các vấn đề khoa học…Qua đó tổ chức xác lập kỷ lục về giải toán bằng máy tính Casio nhanh, Lập trình nhanh, đánh máy nhanh… nhằm tạo động lực phát hiện và bồi dưỡng trí thông minh lô gic toàn học, năng khiếu cho học sinh. 2.3.7. Tổ chức phát triển trí Thông minh về nội tâm Một người có Trí thông minh nội tâm cao có thể dễ dàng tiếp cận và nhìn rõ được những cảm xúc bên trong mình, phân biệt được nhiều loại trạng thái và sử dụng được hiểu biết đó để làm phong phú thêm, hay vạch ra con đường cho cuộc đời mình. Họ có thể là người luôn trầm tu suy nghĩ, thích được ở trong trạng thái tĩnh để đào sâu thế giới nội tâm. Mặt khác, học có thể là người có tính độc lập rất mạnh mẽ, sự thẳng thắn cao độ và cực kỳ tự giác, kỷ luật. Trong bất cứ trường hợp nào, họ cũng tự lập và ưa làm việc một mình hơn là làm việc với người khác. Người có trí thông minh nội tâm cao thường là ngừời rất sâu sắc, do họ có sự chiêm nghiệm và nhìn cuộc sống bằng lăng kính phẳng lặng hơn. Họ hiểu được bản thân cần gì, muốn gì, rất ít khi gây phiền hà cho người khác. Khả năng độc lập, tự cân bằng, là một trong những ưu điểm quan trọng nhất của Thông Minh nội tâm. Có thể phát triển trí thông minh nội tâm cho học sinh bằng cách: Tạo thói quen viết nhật ký, làm việc theo thời gian biểu nhất định, tham gia một khoá học rèn luyện sự tự tin, tạo thói quen đặt ra mục tiêu và cố gắng hoàn thiện nó một cách tốt nhất… Để tạo động lực cho các em rèn luyện trí thông minh nội tâm theo chúng tôi có thể tổ chức hoạt động xác lập các kỷ lục guinness về thuyết trình như: Tết quê em, MC song ngữ,… 2.3.8. Tổ chức phát triển trí Thông minh về khoa học tự nhiên Trí tuệ về tự nhiên là khả năng hiểu biết và có mối liên hệ chặ chẽ vối môi trường tự nhiên xung quanh. Nó bao gồm sự nhạy cảm với thiên nhiên, khả năng nuôi dưỡng và phát triển sự vật, có khiếu chăm sóc và tương tác với thú vật. Nó cũng bao gồm khả năng nhận biết sự thay đổi của thời tiết, các dao động của môi trường xung quanh. Nói cách khác người có trí tuệ về tự nhiên có xu hướng am hiểu về thế giới tự nhiên, cây trồng, động vật. Họ thích khám phá và làm việc ngoài trời. Phương pháp học tập tốt nhất dành cho người có trí tuệ về tự nhiên là tổ chức hoạt động ngoài trời, nghiên cứu và phân loại sự vật, xem các bộ phim về khoa học, tự nhiên. Người học có trí tuệ về tự nhiên sẽ học tốt khi họ có khả năng 17
- khám phá môi trường tự nhiên. Tích cực sử dụng bản đồ, hình ảnh lịch sử, phong cảnh thực tế. Học sinh thuộc nhóm này có xu hướng thu thập thông tin từ những chuyến đi dã ngoại, tổ chức hoạt động ngoài trời, tham gia vào dự án bảo vệ cuộc sống hoang dã. Theo chúng tôi để phát triển trí thông minh tự nhiên nên tổ chức xác lập các kỷ lục về cắm trại nhanh, Hóa trang trong các đợt trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường. Góp phần tạo động lực để học sinh thể hiện và bồi dưỡng trí thông minh tự nhiên của mình. 2.4. Xây dựng tiến trình tổ chức hoạt động xác lập kỷ luật guinness Bước 1: Lập kế hoạch - Dựa vào điều kiện thực tiễn giáo dục của nhà trường giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất. - Dựa vào khung năng lực phẩm chất sở tường, cần phát triển để xác định những nội dung cần xác lập nhằm phát triển. - Dự kiến thời gian thực hiện, cơ sở vật chất, phương tiện, phân công con người. Dự kiến các tình huống xảy ra, dự kiến kiểm tra đôn đốc thường xuyên. - Dự kiến công tác tham mưu, chỉ đạo, công tác tuyên truyền, tổ chức khai mạc, dự kiến tổ chức sơ khảo, chung khảo… - Tạo sự phối hợp nhà trường, đoàn trường, công đoàn trường, đặc biệt vai trò của ban chuyên môn. Ban gíám hiệu chỉ đạo, cấp kinh phí, viết giấy giới thiệu, đối ngoại… Công đoàn hỗ trợ nhân sự điều hành, kinh phí, tư vấn, kinh nghiệm… Đoàn trường phối hợp hỗ trợ mang tính phong trào, giao lưu. Chi đoàn, lớp là nhân sự trực tiếp tham gia ban tổ chức, hỗ trợ mọi mặt hoạt động. Các giáo viên chủ nhiệm khác kết hợp cho HS lớp khác tham gia hoạt động chung, mang tính thi đua hữu nghị, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Giáo viên bộ môn hỗ trợ về mặt chuyên môn và các việc theo đúng khả năng có thể được. Bước 2: Tuyên truyền phổ biến - Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. - Tuyên truyền các lớp, học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, bí thư, lớp trưởng. - Mục tiêu là làm thế nào để kích thích sự hứng thú, động lực để mỗi cá nhân học sinh, thể hiện được tài năng, năng khiếu, trí thông minh, tham gia tích cực vào các nội dung xác lập kỷ lục. Bước 3: Bồi dưỡng, phát triển năng lực - Trên cơ sở phát triển các nội dung xác lập kỷ lục, các nhóm chuyên môn liên quan đến nội dung nào thì lồng ghép việc phát triển năng lực, trí thông minh của nội dung đó trong các hoạt động dạy học. 18
- - Nhà trường, đoàn trường, các giáo viên bộ môn tạo môi trường để học sinh luyện tập nhằm phát triển năng lực, trí thông minh, chuẩn bị cho hội thi xác lập kỷ lục. Bước 4: Tổ chức hội thi xác lập kỷ lục guinness: - Quá trình tổ chức hội thi xác lập kỷ lục phải tổ chức bài bản tạo sự lan tỏa đến toàn thể học sinh, không những là học sinh đang học trong trường mà các thế hệ học sinh biết đến tam lý mong chờ, chờ đợi kết quả của việc xác lập kỷ lục hàng năm. Quá trình này cần sử dụng, phối hợp nhiều phương tiện và cách thức khác nhau như khai mạc tập trung, tuyên truyền trên website, face book, zalo… - Quá trình xác lập phải đảm bảo tính công bằng, chính xác, độ tin cậy cao. Công tác chuẩn bị trước lúc xác lập từng nội dung rất quan trọng từ khâu nội dung, hình thức, thành phần, giám khảo, phương tiện, và được bố trí sắp xếp trong một kịch bản hoàn chỉnh. Bước 5: Đánh giá, khen thưởng, khích lệ: - Nhằm xác định kỷ lục hàng năm và kỷ lục các thế hệ học sinh ban tổ chức cần xác định chính xác những nội dung đã xác lập kỷ lục mới và những nội dung đang giữ kỷ lục cũ. Qua đó tuyên tuyền tạo hiệu ứng mạnh mẽ cho các thế hệ học sinh đặc biệt là những học sinh đang và sẽ học ở trường trong thời gian sắp tới ước mơ muốn chinh phục vào hội thi xác lập năm sau. - Công tác khen thưởng, tôn vinh cần triển khai kịp thời, một cách rộng rãi để khuyến khích động viên, khích lệ những thành quả mà các học sinh đạt được hang năm. Kết quả đạt được cần tuyên truyền phổ biến trên các kênh thông tin khác nhau. 2.5. Xây dựng kịch bản cụ thể. Tổ chức xác lập kỷ lục đánh máy nhanh văn bản hoàn chỉnh: “ Quyết định thành lập trường” (Phối hợp nhóm chuyên môn tin học chủ trì, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện). Xác định mục đích, yêu cầu: - Các căn cứ thực hiện: Nghị Quyết của chi bộ, chỉ đạo Ban giám hiệu về tổ chức các hoạt động giáo dục trong năm học, thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch ngoài giờ lên lớp… - Mục đích: Nhằm phát triển trí thông minh Lô gic toán học, trí thông minh không gian, trí thông minh ngôn ngữ cho học sinh. Khích lệ học sinh luyện tập phát triển trí thông minh, năng lực của bản thân. Phát hiện và bồi dưỡng các trí thông minh nêu trên cho học sinh, tạo tâm lý chờ đợi kết quả kỷ lục được xác lập. Tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong học sinh, góp phần nâng cao phong trào thi đua học tập trong toàn trường. 19
- - Yêu cầu: Học sinh thực hiện đăng ký tham gia hội thi qua bí thư, lớp trưởng. Tham gia đầy đủ các buổi hướng tập luyện được tổ chức. Thực hiện đúng điều lệ cuộc thi khi tham gia. Công tác chuẩn bị: - Nghiên cứu công văn chỉ đạo của nhà trường, ban chuyên môn để triển khai thực hiện. - Xây dựng kế hoạch cho cuộc thi phân công cho giáo viên thực hiện công tác tổ chức, hướng dẫn tập luyện, giám khảo. Dự kiến thời gian tổ chức sơ khảo từ ngày 12/1/2021 đến 20/1/2021, vòng chung kết từ 22/2/2021 đến 25/2/2021. Địa điểm tổ chức tại phòng thực hành tin học số 1 và số 2 của nhà trường. - Phối hợp với ban hoạt động ngoài giờ lên lớp, Đoàn trường triển khai tuyên truyền, phổ biến kế hoạch cuộc thi. - Kiểm tra trang thiết bị phục vụ cho cuôc thi: máy tính bao gồm bàn phím, màn hình, CPU, phần mềm office phải hoạt động tốt và tương đương nhau, Ngoài ra bàn ghế, hệ thông anh sáng, hệ thống mạng Lan, Internet phải đảm bảo. Nhằm đảm bảo tính công bằng, chính xác của cuộc thi xác lập. Công tác tuyên truyền, phổ biên cuộc thi: - Thông qua cuộc họp hội đồng giáo dục nhà trường nhóm tưởng cần có ý kiến đề xuất cán bộ, giáo viên, nhân viên nhân nhà trường tham gia tuyên tuyền, phối hợp tổ chức, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm - Phối hợp với ban hoạt động ngoài giờ lên lớp, đoàn trường để xây dựng quy chế thi đua, khích lệ tập thể lớp, các nhân học sinh tham gia - Giáo viên Tin học tuyên tuyền cho học sinh lớp mình, kết hợp nhóm facebook, zalo để tuyên tuyền động viên học sinh tham gia, làm sao kích thích sự hứng thú, động lực để mỗi cá nhân học sinh, thể hiện được tài năng, năng khiếu, trí thông minh, tham gia tích cực vào các nội dung xác lập kỷ lục. Bồi dưỡng, phát triển năng lực cho học sinh: - Lồng ghép trong các tiết tự chọn thực hành, giáo viên sau khi các em đăng ký thì bố trí nhóm riêng để hướng dẫn các em luyện tập. - Giao bài tập về nhà để các em luyện tập bồi dưỡng phù hợp với khung năng lực cần có. - Các em học sinh được phép đến phong thực hành tin học để luyện tập vào các buổi nghỉ học. - Ngoài tài liệu giáo viên cung cấp cần khuyến khích học sinh tìm hiểu thêm các tài liệu hướng dẫn, phương pháp tập luyện trên Internet. - Dựa vào tiến độ tập luyện của thi sinh mà nhóm tin học có thể điều chỉnh thời gian tổ chức các vòng thi trong khung thời gian cho phép không ảnh hưởng đển việc xác lập kỷ lục các môn khác. Tổ chức hội thi xác lập kỷ lục guinness 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 141 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 57 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lý ở trường phổ thông
39 p | 91 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại các dạng bài tập trong chương 2 Hóa 10 - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
32 p | 22 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học theo nhóm phần Vẽ kĩ thuật - Công nghệ 11
37 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 47 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia chuyên đề Sinh thái học
39 p | 15 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh một số kiến thức phần nhiệt học gắn với hoạt động hướng nghiệp
30 p | 26 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học STEM chủ đề Cacbohidrat
35 p | 6 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học dự án chương Khúc xạ ánh sáng - Vật lý 11 góp phần bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh THPT
63 p | 55 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10
19 p | 46 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn