intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học và nâng cao chất lượng môn Ngữ văn lớp 10 tại trường trung học phổ thông Yên Dũng số 3

Chia sẻ: Ganuongmuoiot | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

93
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm thực hiện hoạt động sân khấu hóa ngay trong giờ học và áp dụng ở từng tác phẩm văn học dân gian; Từ đó hướng tới mục tiêu khơi dậy một cách tốt nhất hứng thú học tập của học sinh trong giờ Ngữ văn và bắt kịp định hướng tổ chức chuỗi hoạt động học trong chương trình giáo dục mới nhằm hình thành năng lực, phẩm chất cho người học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học và nâng cao chất lượng môn Ngữ văn lớp 10 tại trường trung học phổ thông Yên Dũng số 3

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Tổ chức hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học và nâng cao chất lượng môn Ngữ văn lớp 10 tại trường trung học phổ thông Yên Dũng số 3 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10/9/2020 3. Các thông tin cần bảo mật: Không 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm: Trước khi giải pháp này được thực hiện tại trường trung học phổ thông Yên Dũng số 3, chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm về hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian đã được thực hiện ở nhiều trường. Tuy nhiên, hầu hết những tài liệu này đều có điểm chung về hình thức xây dựng hoạt động là: tổ chức thành một buổi ngoại khóa, như hoạt động ngoài giờ lên lớp; hoạt động này diễn ra sau khi đã học xong chương trình văn học dân gian. Mặc dù cách thức tổ chức như vậy vẫn mang lại ý nghĩa nhất định, song lại dẫn đến hiện tượng “no dồn, đói góp”. Học sinh không có được sự thú vị khi trải nghiệm hoạt động sân khấu hóa trong từng giờ học. Vì vậy phần nào đã làm giảm niềm hứng thú, yêu thích môn Ngữ văn nói chung và văn học dân gian nói riêng. 5. Sự cần thiết áp dụng giải pháp sáng kiến Khi dạy chuyên đề văn học dân gian, bản thân tôi luôn thường trực niềm trăn trở: làm thế nào để học sinh có thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học dân gian; làm thế nào để các em yêu thích bộ phận văn học này trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay, để mỗi tác phẩm sẽ trở thành “viên ngọc lấp lánh” trong tâm hồn các em. Từ trăn trở đó và với kinh nghiệm giảng dạy, tôi nhận thấy rất cần áp dụng giải pháp sáng kiến này trong các giờ học văn học dân gian. Thậm chí, giải pháp này có thể phát triển để áp dụng cả với bộ phận văn học viết và văn học nước ngoài. Thú vị, bổ ích và phù hợp là những từ để dành cho hoạt động này trong giờ học. Bởi lẽ: Trước hết là do đặc trưng của bộ phận văn học dân gian. Văn học dân gian là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động. Bộ phận
  2. 2 văn học này gắn liền với hình thức diễn xướng (kể, hát, hò, ngâm, múa, diễn…) trong các môi trường sinh hoạt dân gian khác nhau (nghi lễ, lao động, sinh hoạt).Tính diễn xướng gắn với văn học dân gian như một điều kiện sống còn - nhờ đó mà tác phẩm được truyền đến đông đảo quần chúng nhân dân. Và giờ đây, để làm sống lại tác phẩm văn học dân gian trong môi trường học tập, thì hình thức sân khấu hóa là một hoạt động thú vị. Trên sân khấu biểu diễn, cũng chính là bục giảng quen thuộc, cả người thể hiện, cả người tiếp nhận đều tỏ ra rất hào hứng. Thứ hai, hoạt động này vô cùng bổ ích với học sinh. Không phải bất cứ học sinh nào đều có sẵn niềm say mê, yêu thích đối với môn học. Vì vậy, nhiệm vụ của hoạt động sân khấu hóa là gợi hứng thú đối với bài học, và hơn thế nữa, còn thắp lên “ngọn lửa đam mê”, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học. Chỉ có đam mê mới đưa các em khám phá đến tận cùng vẻ đẹp của những tác phẩm văn chương. Câu nói của các em học sinh lớp 10a6: “Giờ học môn văn, thời gian trôi đi nhanh thế cô ạ!”, những tiếng cười sảng khoái của học sinh 10a3, 10a1 hay nhiều cánh tay của các em lớp 10a9, 10A5 giơ lên để được trải nghiệm với hoạt động sân khấu hóa đã cho thấy các em thực sự yêu thích hoạt động này và cũng là sự động viên to lớn để tôi tiếp tục theo đuổi giải pháp (xem phụ lục II, mục 2). Sân khấu hóa còn là cách để học sinh khắc sâu kiến thức. Để thực hiện hoạt động, các em sẽ đọc kĩ tác phẩm, suy ngẫm, trăn trở, từ đó thấm thía hơn ý nghĩa, tư tưởng. Đây là cách rèn kĩ năng cảm thụ văn học, thể hiện sự tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Sân khấu hóa cũng là hoạt động giúp học sinh có cơ hội thể hiện khả năng của mình ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật (hát, múa, đóng kịch, biên kịch, đạo diễn). Các em có dịp được khám phá và hiểu năng lực bản thân mình hơn. Nhờ đó, giáo viên cũng phát hiện tài năng và có thêm một kênh thông tin giúp định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Mặt khác, nhờ hoạt động này, học sinh trong lớp sẽ tăng tính đoàn kết, gần gũi, biết hợp tác, giúp đỡ nhau trong học tập. Điều này rất ý nghĩa, bởi khi mới bước vào lớp 10, các em đến từ các xã, thậm chí là huyện, tỉnh khác nhau nên còn xa lạ, bỡ ngỡ, rụt rè. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các em sẽ quen-hiểu nhau hơn, tự tin phân công nhiệm vụ cho nhau và có trách nhiệm với mỗi phần việc được giao. Như vậy, sự bổ ích của hoạt động sân khấu hóa văn học dân gian là ở chỗ học sinh sẽ “làm” rất nhiều điều, thay vì chỉ “biết” theo cách dạy truyền thống. Điều này đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay- chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực, phẩm chất người học.
  3. 3 Thứ 3, hoạt động này còn phù hợp và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình môn Ngữ văn năm 2021 sắp tới. Theo Dự thảo đổi mới chương trình Ngữ văn lớp 10, chuyên đề sân khấu hóa văn học dân gian được xây dựng 15 tiết/ 105 tiết. Trong khi đó chương trình những năm học trước không có, còn năm học 2020- 2021 xây dựng 01 tiết. Điều này đã khẳng định sự đổi mới tích cực của chương trình và cần thiết của hoạt động ý nghĩa này nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục trong thời đại mới. 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến Sân khấu hóa lớp học có rất nhiều cách thức như: ngâm thơ, kể câu chuyện ngắn, đóng vai, đóng kịch, hát, múa, chia sẻ những cảm xúc chân thành về một nhân vật hay tác phẩm. Trong giờ dạy của mình, tôi đã áp dụng một số hình thức trên. Với sự nhiệt tình, tâm huyết và cố gắng của người dạy, những hoạt động như thế giúp học sinh đạt được mục đích sau: * Giải pháp 1 - Hình thức diễn kịch: Tất cả những văn bản văn học dân gian trong chương trình đều có thể chuyển thành kịch bản nên giải pháp này sẽ phát huy tối ưu việc củng cố kiến thức cho học sinh (xem phụ lục I, mục I). Khi nhập vai vào nhân vật, các em sẽ phải đọc kĩ văn bản, nắm bắt ý nghĩa nhân sinh mà tác giả dân gian gửi gắm. Trong quá trình tập luyện, học sinh sẽ trao đổi với giáo viên, từ đó hiểu hơn về nhân vật, khắc sâu hơn kiến thức. Mặt khác, giải pháp cũng phát huy khả năng diễn xuất, sự tự tin, bản lĩnh trước tập thể. Đặc biệt, từ sự gợi ý của giáo viên, học sinh sẽ tự mình sáng tạo kịch bản, khi đó các em sẽ có thêm niềm đồng cảm với tác giả dân gian. * Giải pháp 2 – Hình thức ngâm thơ, hát, múa: Ngâm thơ và hát dân ca nhằm giúp học sinh hiểu được mối quan hệ của thể loại ca dao và dân ca (xem phụ lục I, mục II ). Ca dao là lời thơ dân gian, còn dân ca là những câu hát kết hợp giữa lời ca dao và âm nhạc. Hình thức múa lại giúp học sinh củng cố kiến thức bằng một loại hình nghệ thuật khác, không phải bằng ngôn từ mà bằng động tác hình thể, biểu cảm khuôn mặt. Dù trừu tượng, nhưng sẽ phát huy trí tưởng tượng của học sinh. Trải nghiệm 3 hình thức trên, các em thêm bồi đắp ý thức trân trọng, gìn giữ bản sắc văn hóa dân gian của dân tộc. * Giải pháp 3 – Hình thức hùng biện: Hình thức này giúp học sinh bộc lộ cảm nhận của cá nhân mình về nhân vật hay tác phẩm văn học dân gian (xem phụ lục I, mục III ). Thực hiện hoạt động thuyết trình cho học sinh, giáo viên sẽ tích hợp với bài học Trình bày một vấn đề trong chương trình kì I. Vì vậy, các em sẽ được ôn tập, mở rộng, năng cao kiến
  4. 4 thức, được rèn kỹ năng nói trước tập thể. Muốn bài hùng biện lôi cuốn, hấp dẫn, thuyết phục người nghe, đòi hỏi sự nắm vững kiến thức và cả tự tin. Được hùng biện, đặc biệt, hùng biện thành công sẽ là những kỉ niệm khó phai trong cuộc đời học sinh của các em. * Như vậy, điểm mới của sáng kiến là thực hiện hoạt động sân khấu hóa ngay trong giờ học và áp dụng ở từng tác phẩm văn học dân gian; Từ đó hướng tới mục tiêu khơi dậy một cách tốt nhất hứng thú học tập của học sinh trong giờ Ngữ văn và bắt kịp định hướng tổ chức chuỗi hoạt động học trong chương trình giáo dục mới nhằm hình thành năng lực, phẩm chất cho người học. 7. Nội dung 7.1.Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến 7.1.1. Các giải pháp áp dụng * Giải pháp 1 – Hình thức diễn kịch: - Nội dung: + Trong tiết học, giáo viên có thể tổ chức hoạt động này từ 3-5 phút, tùy theo dung lượng kịch bản, ở phần khởi động, hoặc tổng kết bài học. Có thể chuẩn bị trang phục, đạo cụ để phần biểu diễn thêm hấp dẫn. Để tiết kiệm kinh phí, tổ bộ môn, nhà trường nên mua một số bộ trang phục biểu diễn để sử dụng trong các vở kịch của tất cả các lớp và ở những năm sau. Bởi, hầu hết các vở kịch về Văn học dân gian đều có trang phục giống nhau. + Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn tình huống, trích đoạn hay sự việc tiêu biểu thể hiện được chủ đề của tác phẩm để xây dựng kịch bản. Cũng có thể liên kết nội dung của một số văn bản để xây dựng thành một kịch bản mới, nhằm phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên: cần đảm bảo được giá trị nghệ thuật của tác phẩm; và thận trọng để không hiện đại hóa quá mức các sáng tác dân gian. Sự việc thầy trò một trường ở Thành phố Hồ Chí Minh đưa “cảnh nhạy cảm” vào sân khấu hóa cũng là bài học của việc tiếp cận văn bản khi sáng tạo kịch bản. - Kết quả khi thực hiện giải pháp: + Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp: Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các em học sinh đã xây dựng được hệ thống các kịch bản từ tác phẩm văn học dân gian trong chương trình. (chi tiết tại phụ lục I, mục I) + Hình ảnh, video minh chứng (chi tiết tại phụ lục III) * Giải pháp 2 - Hình thức ngâm thơ, hát, múa: - Nội dung:
  5. 5 + Giáo viên nên gợi ý cho học sinh một số điệu ru, bài dân ca, hát đối đáp giao duyên quen thuộc của 3 miền để biểu diễn, bên cạnh những bài các em tự lựa chọn theo sở thích của mình. Để phần biểu diễn hấp dẫn, lôi cuốn, giáo viên cho các em được chuẩn bị, tập luyện ở nhà trước; chuẩn bị cả nhạc beat để các em hát theo nhạc. Có thể linh hoạt hình thức biểu diễn đơn ca, song ca, tam ca hoặc tốp ca theo tổ, nhóm. + Sau khi học sinh trình bày xong, giáo viên sẽ hỏi học sinh hiểu biết về lời ca dao của bài dân ca, hoặc ý nghĩa của bài dân ca. Mỗi bài dân ca đều có ý nghĩa riêng, vô cùng thú vị. Giáo viên có thể chuẩn bị trước những thông tin về ý nghĩa của một số bài dân ca và cung cấp cho các em. Trong giờ văn nhưng lại được hiểu thêm kiến thức bộ môn khác cũng là một kỉ niệm đáng nhớ của cả giáo viên và học sinh. Đồng thời, sẽ giúp các em hiểu sâu sắc và yêu quý hơn những làn điệu dân ca của dân tộc. + Bên cạnh những làn điệu dân ca, giáo viên cũng có thể khuyến khích các em trình bày những ca khúc dân gian đương đại lấy cảm hứng từ những tác phẩm dân gian. Đây là những bài hát hiện đại rất gần gũi, quen thuộc với thế hệ các em. + Hình thức múa đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian, công sức hơn. Tuy nhiên, sự cố gắng của giáo viên và học sinh sẽ mang tới cho giờ học môn văn không chỉ có kiến thức bề bộn mà còn đậm tính nghệ thuật. - Kết quả khi thực hiện giải pháp: + Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp: Dưới sự gợi ý của giáo viên, các em học sinh đã sưu tầm được một số bài hát dân ca, bài hát hiện đại theo phong cách dân gian và lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học dân gian trong chương trình. (chi tiết tại phụ lục I, mục II) + Hình ảnh, video minh chứng (chi tiết tại phụ lục III) * Giải pháp 3 – Hình thức hùng biện: - Nội dung: + Hình thức này được thực hiện sau khi kết thúc bài học, hoặc ở giờ học sau. Các em sẽ chuẩn bị bài hùng biện theo cá nhân, nhóm, tổ và cử đại diện trình bày, hoặc giáo viên gọi bất kì. Thời gian trình bày khoảng từ 3-5 phút. Khi hùng biện, giáo viên khuyến khích các em có nhạc nền, có hình ảnh, video minh họa để thêm sinh động, hấp dẫn. - Kết quả khi thực hiện giải pháp:
  6. 6 + Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp: giáo viên xây dựng được một số câu hỏi, vấn đề liên quan đến các tác phẩm văn học dân gian để học sinh hùng biện. (chi tiết tại phụ lục I, mục III) + Hình ảnh, video minh chứng (chi tiết tại phụ lục III) * Lưu ý chung: Để hoạt động sân khấu hóa văn học dân gian có hiệu quả cao hơn, cần lưu ý một số điều sau: - Giáo viên cũng có thể khích lệ những học sinh nhút nhát để rèn luyện bản lĩnh, sự tự tin của các em. -Tổ chức hình thức thi và phần thưởng là những điểm số vừa mang tính ghi nhận, vừa mang tính động viên, khích lệ. Điểm đạt được là điểm thường xuyên- điểm miệng, 15 phút của các em. - Giáo viên sẽ quay video để làm tài liệu tham khảo và trình chiếu cho những lớp khác không thực hiện hoạt động đó. Dù không thực hiện hoạt động, nhưng được xem bạn cùng khối biểu diễn cũng là một điều thú vị.
  7. 7 * Khảo sát việc tổ chức hoạt động sân khấu hóa văn học dân gian của GV Số GV T Tỉ lệ Nội dung khảo sát khảo T % sát Việc thiết kế nội dung bài học có được thầy (cô) thực 1 hiện thường xuyên không - Có 9 100 - Không Theo thầy (cô), hoạt động sân khấu hóa có cần thiết cho 2 một giờ học tác phẩm văn học dân gian không? - Có 9 100 - Không Khi thiết kế nội dung bài học tác phẩm dân gian, các thầy 3 (cô) có thiết kế hoạt động sân khấu hóa không? - Có 9 100 - Không Thầy (cô) có thực hiện hoạt động sân khấu hóa cho một 4 giờ học tác phẩm văn học dân gian không? - Có 9 100 - Không Khi thiết kế hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học 5 dân gian, các thầy (cô) xác định mục tiêu là gì? - Củng cố kiến thức của HS 7 78 - Tạo ra hứng thú cho HS 9 100 - Tạo ra “tình huống có vấn đề” để vào bài 3 33 Hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian, thầy 6 (cô) thường tổ chức là gì? - Đóng kịch 9 100 - Hát 9 100 - Hùng biện 3 56 - Khác
  8. 8 Qua việc khảo sát trên, tôi nhận thấy tất cả các thầy cô trong tổ chuyên môn đều tổ chức hoạt động sân khấu hóa trong giờ dạy. Điều đó góp phần khẳng định vai trò, ý nghĩa, hiệu quả của hoạt đông này để tạo hứng thú cho học sinh và nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên. * Các bảng số liệu so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp: - Kết quả định tính: + Năm học 2020 -2021, tôi giảng dạy ở lớp: 10a3, 10a5, 10a6, 10a9 - đều là lớp theo ban cơ bản. Tôi đã tiến hành dạy thực nghiêm bài giảng Nhưng nó phải bằng hai mày ở lớp 10a3, 10a9, 10a6; còn lớp 10a5, tôi dạy theo phương pháp truyền thống - không tổ chức hoạt động sân khấu hóa. Sau khi thực nghiệm và đối chứng, tôi tiến hành khảo sát đánh giá mức độ hứng thú của học sinh lớp 10a3 và 10a5 sau tiết học (mẫu phiếu 2 – phần phụ lục II). Kết quả đạt được như sau: Khảo sát, đánh giá mức độ hứng thú trong giờ học Đối Lớp SL Rất Hứng thú Bình Không tượng hứng thú thường hứng thú SL TL SL TL SL TL SL TL (%) (%) (%) (%) Đối 10a3 45 33 73 8 17 4 12 0 0 chứng Thực 10a5 43 17 39 7 16 19 33 0 0 nghiệm Qua kết quả bảng khảo sát, tôi nhận thấy: mức độ rất hứng thú, hứng thú của học sinh lớp thực nghiệm tăng và giảm tỉ lệ học sinh có thái độ bình thường và không hứng thú với bài học. Giờ học không căng thẳng khô khan, ngược lại, các em hào hứng tham gia hoạt động và có những trận cười sảng khoái khi xem bạn mình diễn kịch.(chi tiết tại phụ lục III). Từ đó, chất lượng giờ học cũng tăng lên. + Sau đó, tôi đã tiến hành áp dụng giải pháp sáng kiến ở lớp 10a5 trong thời gian còn lại của học kì I. Sau khi kết thúc chương trình văn học dân gian, tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá mức độ hứng thú các lớp (mẫu phiếu 3 – phần phụ lục II). Kết quả đạt được như sau:
  9. 9 Khảo sát mức độ hứng thú sau chuyên đề Số HS Tl TT Nội dung khảo sát % Em có quan tâm đến hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn 174 100 1 học dân gian không? Mức độ cao 124 72 Mức độ TB 38 22 Mức độ thấp 12 16 Mức độ hứng thú của em đối với những bài học chưa có 2 hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian? Rất hứng thú 17 9 Hứng thú 40 23 Bình thường 106 60 Không hứng thú 11 8 Khi có hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian, mức độ hứng thú của em với giờ học Ngữ văn như thế nào? 3 Rất hứng thú 128 74 Hứng thú 36 20 Bình thường 10 6 Không hứng thú 0 0 Như vậy, số lượng học sinh có hứng thú với hoạt động này là rất cao, hơn 90%. Đó chính động lực để tôi tiếp tục thực hiện giải pháp này ở những năm học tiếp theo. - Kết quả định lượng: + Không chỉ khảo sát, đánh giá sự hứng thú của học sinh trong giờ học, tôi còn tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng sau tiết học. Kết quả đạt được như sau: Khảo sát kết quả sau giờ học Lớp SL Giỏi % Khá % TB % Yếu % 10a3 45 (TN) 10 22 32 71 3 7 0 0 10a5 43 (ĐC) 4 9 28 65 11 26 0 0
  10. 10 Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy kết quả kiểm tra, đánh giá của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Trong đó tỷ lệ đạt kết quả loại khá, giỏi ở lớp thực nghiệm là cao hơn rất nhiều. Mức độ nắm vững tri thức, kỹ năng của lớp thực nghiệm cũng cao hơn lớp đối chứng. Ở lớp thực nghiệm, học sinh hiểu bài một cách chắc chắn, nắm được bản chất của nội dung học tập. + Kết quả cuối học kì: Bảng so sánh kết quả TBM của học sinh. Lớp 10a3 Số lượng Giỏi % Khá % TB % Yếu % Khảo sát đầu 45 0 0 13 29 32 71 0 0 năm Cuối học kì 1 45 0 0 33 86,7 12 13,3 0 0 Lớp 10a5 Số lượng Giỏi % Khá % TB % Yếu % Khảo sát 43 0 0 22 51 21 49 0 0 đầu năm Cuối học kì 1 43 0 0 34 79 9 21 0 0 Lớp 10a6 Số Giỏi % Khá % TB % Yếu % lượng Khảo sát 41 0 0 7 17 33 80 1 3 đầu năm Cuối học kì 1 41 1 2,4 29 70 11 27,6 0 0 Lớp 10a9 Số Giỏi % Khá % TB % Yếu % lượng Khảo sát đầu 36 0 0 7 19 27 75 2 6 năm Cuối học kì 1 35 0 0 20 57 15 43 0 0
  11. 11 7.1.2 Các bước đã được thực hiện khí áp dụng sáng kiến: - Bước 1: Giới thiệu sáng kiến đến các thầy cô đang giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 10 tại trường THPT Yên Dũng số 3 - Bước 2: Tổ chức trao đổi, thảo luận trong nhóm dạy; xây dựng kế hoạch áp dụng sáng kiến; đã trao đổi đồng thời nhờ 3 thầy cô trong tổ bộ môn áp dụng sáng kiến trong giảng dạy, cụ thể: Ngày Nơi công Trình Số Chức Nội dung công Họ và tên tháng năm tác độ TT danh việc hỗ trợ sinh CM GV Đỗ Thị THPT Yên Cử Nhận xét, phản 1 16/12/1982 THPT Oanh Dũng số 3 nhân hồi về sáng kiến. hạng III THPT Yên GV Nguyễn Cử Nhận xét, phản 2 22/6/1984 Dũng số 3 THPT Thị Thủy nhân hồi về sáng kiến. hạng III THPT Yên GV Lưu Thị Cử Nhận xét, phản 3 27/12/1983 Dũng số 3 THPT Hoài nhân hồi về sáng kiến. hạng III - Bước 3: Tổ chức thực hiện sáng kiến bắt đầu từ học kì 1, năm học 2020- 2021. - Bước 4: Tổ chức rút kinh nghiệm sau khi áp dụng sáng kiến để giảng dạy. 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến - Sáng kiến đã được áp dụng cho trong giảng dạy cho học sinh các lớp 10a3, 10a5, 10a6, 10a9 trong năm học 2020-2021 trong chương trình văn học dân gian. - Sáng kiến được áp dụng ở các lớp 10 khác trong trường và tiếp tục hoàn thiện, phát triển để áp dụng cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong những năm học tiếp theo, cũng như trong các chương trình khác của môn Ngữ văn. 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến Sau khi áp dụng các giải pháp nêu trên ở tại trường THPT Yên Dũng số 3, hiệu quả của sáng kiến đạt được như sau: Về lợi ích kinh tế
  12. 12 - Giáo viên có thể sử dụng phần lý luận của sáng kiến kinh nghiệm này để tiếp tục xây dựng giải pháp sân khấu hóa tác phẩm văn học viết và văn học nước ngoài nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học và nâng cao chất lượng môn Ngữ văn tại trường trung học phổ thông Yên Dũng số 3 - Giáo viên, học sinh có thể sử dụng các giải pháp được xây dựng trong sáng kiến để áp dụng cho giờ dạy và trở thành tư liệu tham khảo của những năm học sau. Về lợi ích xã hội - Là môn học thuộc nhóm công cụ, môn Ngữ văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động, hỗ trợ tích cực đến các môn học còn lại. Vì vậy, người giáo viên cần phải đánh thức ở học sinh niềm đam mê văn chương, khơi dậy ở các em tính sáng tạo và khả năng làm chủ kiến thức, bằng nhiều cách, trong đó có hình thức sân khấu hóa. CAM KẾT Tôi xin cam kết sáng kiến này không sao chép và vi phạm bản quyền. Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ của riêng tôi. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của lãnh đạo chuyên môn và các thầy cô đồng nghiệp, đặc biệt là ban giám khảo để giải pháp của tôi có hiệu quả hơn trong những năm dạy học tiếp theo! Xác nhận của cơ quan, đơn vị Tác giả sáng kiến Đặng Thị Thủy
  13. 13 PHỤ LỤC I NHỮNG VÍ DỤ MINH CHỨNG CHO CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN I. Giải pháp 1 - Hình thức diễn kịch 1. Kịch bản Chiến thắng Mtao-Mxây Nhân vật: Già làng; Đăm Săn; Dân làng 1; Dân làng 2; Mtao Mxây; Hơ Nhị. CẢNH I (Nhạc bài Vũ khúc Tây Nguyên vang lên. Già làng và dân làng cùng nhau múa điệu múa của người Tây Nguyên). Già làng: Ơ…các con. Năm nay Giàng cho ta thóc, ngô đầy kho, rượu đầy ché. Ta rất mừng khi thấy buôn làng đoàn kết, con cháu thảo hiền.Ta muốn nhân dịp các con tề tựu đông đủ hôm nay, ta sẽ kể cho các con nghe 1 câu chuyện có từ lâu đời của tộc người Ê-đê chúng ta. Đó chính là câu chuyện về chàng Đăm Săn Dân làng 1: Già làng ơi, hãy kể cho chúng con nghe đi ạ. Già làng: Đăm săn chính là 1 vị tù trưởng mạnh mẽ nhất trong các vị tù trưởng. Chính chàng là người có công thống nhất tất cả các tộc người Ê- đê như ngày hôm nay. Ta kể chuyện này cũng là ôn lại chuyện cũ và cảm ơn tổ tiên, trời đất đã xây dựng nên buôn làng. Dân làng 2: Già làng ơi, già làng kể chuyện Đăm Săn thì ưng cái bụng của chúng con lắm ạ. Già làng: hãy nổi trống, nổi chiêng lên nào. CẢNH II (Tiếng trống chiêng vang lên, Già làng và dân làng vào trong. Tiếng già làng bắt đầu kể chuyện). Già làng: (nói vọng ra, giọng trầm hùng) Xưa kia, dân tộc Ê- đê sống thành các vùng riêng biệt. Mỗi vùng lại có một tù trưởng đứng đầu. Trong các vị tù trưởng đó không thể không nhắc tới Đăm Săn- chàng trai tài ba, đầu đội trời, chân đạp đất. Có một tù trưởng cũng nổi tiếng không kém Đăm săn, đó là Mtao Mxây, hay còn gọi là tù trưởng Sắt. Lừa lúc Đăm Săn cùng nô lệ lên rẫy, tù trưởng Sắt đã tới cướp phá buôn làng và bắt Hơ Nhị về làm vợ. Mtao Mxây: (đi ra ) Ơ…Ta là tù trưởng Sắt. Ai ai cũng phải sợ ta. Duy chỉ có tên Đăm Săn là không biết sợ ta. Hôm nay ta đến tận nhà hắn, bắt cóc vợ hắn
  14. 14 xem hắn làm gì được ta nào. Ha ha. (gọi Hơ Nhị). Hơ Nhị, nàng ở đâu, nàng đâu rồi? Hơ Nhị: (chạy ra sân khấu) Ai vừa gọi ta đó, có ta đây. Mtao Mxây: Hơ Nhị, nàng hãy đi với ta, hãy về làm vợ ta. Hơ Nhị: ta không đi với ngươi đâu, cái bụng ta chỉ thương chàng Đăm San thôi. Người hãy cút đi mau. Mtao Mxây: không được, nàng phải đi với ta, phải thuộc về ta. (vác Hơ-Nhị trên vai đi vào trong) CẢNH III Già làng: Đăn Săn đi nương về, không thấy Hơ Nhị đâu. Hỏi tôi tớ thì mới biết là bị Mtao Mtao Mxây Bắt cóc. Chàng giận dữ vô cùng. Đăm Săn: Tên Mtao Mxây quả là to gan thật. Hắn không biết ta là Đăm Săn, vị tù trưởng hùng mạnh, tiếng tăm lẫy lừng sao. Được, lần này ta sẽ không tha thứ cho hắn. Ta sẽ đến tận nhà Mtao Mxây để chiến đấu tới cùng, không thắng không về! CẢNH IV (Đi đến nhà Mtao Mxây. Mtao Mxây đang đứng cạnh Hơ Nhị) Đăm Săn: Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây. Ta thách ngươi đọ dao với ta đấy. Mtao Mxây: ta không xuống đâu diêng ơi. Tay ta còn đang bận ôm vợ hai chúng ta ở trên nhà này cơ mà. Đăm Săn: Xuống, diêng! xuống, diêng! Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang của nhà ngươi ta chẻ ra kéo lửa, ta hun cái nhà của nhà ngươi cho mà xem. Mtao Mxây: Khoan, diêng, khoan. Để ta xuống. Ngươi không được đâm ta khi ta đang đi xuống đó nghe. Đăm Săn: Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống nhỉ. Ngươi xem đến con lợn nái của nhà ngươi ta cũng không thèm đâm nữa là. Mtao Mxây: ta sợ ngươi đâm ta khi ta đang đi lắm. Đăm Săn: Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống nhỉ. Ngươi xem đến con trâu của nhà ngươi ta cũng không thèm đâm nữa là. (Hai tù trưởng giao chiến quyết liệt. Mtao Mxây có vẻ yếu thế, vừa đánh vừa chạy trốn.) Hơ Nhị: (tay cầm miếng trầu) Đây là miếng trầu, là tất cả tấm lòng và sức mạnh của ta. Ai ăn được sẽ trở thành vị tướng tài ba. (quăng miến trầu, Đăm Săn đớp được, càng mạnh mẽ hơn)
  15. 15 Già làng: sau một hồi chiến đấu, cả hai đều thấm mệt. Đăm Săn mộng thấy ông trời bày cách cho chàng đánh thắng Mtao Mxây. Đó là lấy chày mòn ném vào vành tai kẻ thù. Đăm Săn làm theo lời ông trời và Mtao Mxây bị hạ gục. Mtao Mxây: (ôm chân Đăm Săn và cầu xin bằng giọng run sợ) ơ diêng, hãy tha cho ta, ta sẽ làm lễ cầu phúc cho diêng 1 trâu, ta cho thêm một voi nữa. Đăm Săn: sao ngươi còn cúng trâu cầu phúc cho ta. Chẳng phải vợ ta ngươi còn cướp ư. Thôi ngươi hãy cút đi. (Đăm săn đi về phía Hơ Nhị. Mtao Mxây định đâm lén nhưng chàng phát hiện ra và đâm phập một cái, Mtao Mxây chết) Hơ Nhị: Đăm săn, chàng thật tài giỏi. Chàng quả là người anh hùng của buôn làng. Đăm Săn: (cầm tay Hơ Nhị) Nàng biết không, tình yêu dành cho nàng và danh dự của một vị tù trưởng, danh dự của cộng đồng đã buộc ta cần phải chiến đấu và chiến thắng. Bây giờ chúng ta hãy trở về nhà ăn mừng chiến thắng này. Nhưng trước khi về, ta muốn người dân của buôn làng này hãy đi theo ta, ta muốn ai ai cũng có cuộc sống sung túc, giàu có. (nói với khán giả) Ơ… tất cả tôi tớ trong làng, các ngươi có đi với ta không? Dân làng: có, chúng tôi sẽ đi theo người anh hùng của buôn làng, người biết bảo vệ danh dự, gia đình và buôn làng. Chúng tôi có đi. Đăm Săn: Hãy nổi trống nổi, chiêng lên nào. ( Nhạc bài Suối đàn tơ-rưng. Mọi người nắm tay nhau múa theo điệu nhạc) Hết
  16. 16 2. Kịch bản Tấm Cám (Kịch bản 10a5) Nhân vật: Tấm, Cám, Dì ghẻ, Nhà Vua, Lính, 3 dân làng- dẫn truyện CẢNH I (cái nồi để trên 1 cái bếp. Dì ghẻ đi ra trên nền nhạc bống Bống bống bang bang…) Dì ghẻ: (chào duyên dáng) Ai da! Ngày gì mà nóng dữ vậy (quạt quạt). Coi bữa nay nó cho mình ăn cơm cháo gì đây (Đến bên nồi dì ghẻ mở nắp). Dì ghẻ: Taaaaam!...... Tấm: (chạy ra hấp tấp) Dạ mẹ… Dì ghẻ: tao đã nói mày bao nhiêu lần rồi. Tao cấm mày xào nấm với dấm. Mày có ấm đầu không? Cẩn thận tao cho mày vài đấm. Tấm: dạ con không có làm vậy mà. Dì ghẻ: lại còn cãi. Chả lẽ tao nói điêu. Hứ (đi vào trong) Dẫn truyện: Hàng ngày, những lời đay nghiến, chửi bới Tấm xảy ra như cơm bữa, cho dù gì ghẻ đã đôi lần bị phê bình trước làng xã vì vi phạm nếp sống văn minh gia đình văn hoá. Tấm làm gì cũng bị bà mắng, trong khi Cám cũng đâm thủng mâm lúc chơi đùa với Tấm thì lại được mẹ khen là văn võ song toàn.Rồi 1 ngày nọ….. (Tấm đang quét nhà. Dì ghẻ đi ra, ánh mắt ma quái. Dì ghẻ nghĩ ngợi rồi đi lại chỗ Tấm) Dì ghẻ: Cám ơi, ra mẹ nói nè con. Cám: (từ sân khấu vọng ra) Con đang ngủ mẹ cần gì sai chị Tấm ý. Haizz… Dì ghẻ: mày có ra đây không thì bảo (giậm chân). Cám: (ngái ngủ bước ra) mẹ,… sao đông người thế này kêu con ra chưa kịp trang điểm gì cả (làm duyên dáng). Chào các bạn, tôi là Cám xinh đep!(nhún qua 1 bên) Dì ghẻ: tự nhiên hôm nay mẹ thèm ăn tép xào khế. Thôi thì 2 con chịu khó ra đồng mò tép cho mẹ vậy. Cám : con không rảnh (định quay vào trong để ngủ tiếp) Dì ghẻ: đứa nào bắt được nhiều tép hơn thì mẹ thưởng cho cái yếm đào. Cám: (mở tròn mắt, quay lại ngay) thiệt hả mẹ? Vậy đi nhanh nào chị Tấm. (nhanh như chớp Cám giật cái giỏ rồi chạy đi) Tấm: dạ mẹ con đi (từ từ lấy giỏ ra đồng)
  17. 17 CẢNH II Dẫn truyện: Hai cô vâng lời mẹ và chạy đi. Tấm chăm làm. Cô nhảy ào xuống đồng. Cô mò từng con tép, bắt từng con tôm bỏ vào giỏ. Cám thì mải lo bắt bướm hái hoa. Cám: (đi qua 1 bên) thôi chết rồi. Mình mãi lo bắt bướm hái hoa còn giỏ thì…(nhìn vào giỏ) trống. (Cám liếc qua liếc lại. nhìn Tấm bằng ánh mắt ma quỷ ) chị Tấm ơi, chị Tấm. Tấm: có chuyện gì vậy em? Cám: đến giờ về rồi chúng ta về thôi. (cố ý đưa cái giỏ trống không cho Tấm xem) Tấm: thôi chết. Sao giỏ em lại không có con tép nào. Về chắc mẹ sẽ đánh đòn. Để chị chia cho em 1 nữa nhé! Cám: thôi không cần đâu chị. Tép là của chị bắt mà em nỡ lòng nào mà làm vậy. Quân tử có gan làm có gan chịu (chống nạnh). Ấy chết, chị Tấm ơi, đầu chị lấm kìa. Tấm: (sờ đầu): đâu em? Phủi cho chị cái. Cám: nhiều lắm chị ơi. Thôi chị ra kia hụp xuống gội đầu đi. Nhanh lên. Tấm: ừ cũng được. Vậy em chờ chị nhé. (Tấm quay đi rồi bất chợt quay lại) Cám em cầm hộ cái giỏ tép cho chị đi ra kia gội đầu. Cám: thôi chị đem theo đi. Để em cầm lỡ có chuyện gì chị lại đổ thừa em. Tấm: ừ vậy đi. Quay đi. Cấm: ê ê. Chờ chút. (Níu lại) thôi để kia đi. (nũng nịu) có gì em trông giúp cho. (Tấm để giỏ đó rồi đi vào …..) Cám: (hí ha hí hửng chạy lại giỏ tép trút qua) chị Tấm ơi hụp cho sâu nha (cười… gọi vọng vào) Dẫn truyện: Cám lấy được giỏ tép của Tấm chạy về ngay. Tấm gội đầu ra thấy trong giỏ không còn con tép nào. Tấm ngồi khóc…Bụt hiện ra. Bụt: làm sao con khóc? Tấm: Ông là ai? Bụt: ta là Bụt. (đến chổ Tấm, chìa ra mảnh giấy). Đây là giấy thông hành nghề Bụt của ta. Rồi có chuyện gì kể cho ta để ta giúp. Tấm: hức hức… Con bắt được 1 giỏ đầy tép. Nhưng gội đầu ra đã không còn con nào.( Vừa nói vừa nấc) Bụt: con hãy thử nhìn xem trong giỏ còn con nào không?
  18. 18 Tấm: Dạ bị người ta lấy hết rồi (nhìn liếc nhanh qua giỏ) Bụt: con nhìn kĩ lại xem Tấm: dạ hết rồi mà Bụt : thì ta bảo nhìn cứ nhìn đi (Trợn tròn mắt) Tấm: (miễn cưỡng nhìn lại vào giỏ thật kĩ) Á à. Còn sót 1 em cá bống Bụt: con đem về thả bống xuống giếng. Mỗi ngày ăn cơm 3 bát thì nhường 1 bát cho bống. Lúc gọi bống lên ăn con phải đọc thần chú như này. (dằng hắng) Báng báng bông bông. A nhầm. Bống bống bang bang! Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta. Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người. Tấm: dạ con hiểu rồi ạ. Cảm ơn Bụt. Bụt: thôi ta đi đây. Tấm: Bụt bay đi ngay à. Bụt : ừ ta bay đây. (phất cây phất trần) chíu… thôi đi bộ cho chắc. (đi vào trong) CẢNH III (Tấm về đến nhà, đi vào trong). Dì ghẻ: (đứng chống nạnh trước cửa chặn đường) Tấm! đưa giỏ tép tao coi. Tấm: (rụt rè đưa giỏ tép cho dì ghẻ) Dì ghẻ: (cầm giỏ tép) Đồ con gái làm biếng. Đi cả 1 ngày mà không được con nào. Tao phải đánh mày mới được. Cám: (chạy ra) mẹ, đau chị. (Dì ghẻ ngơ ngác. Cám đưa cho dì ghẻ cái chổi lông gà giấu sau lưng.Thế là dì ghẻ và Cám thi nhau đánh đập Tấm). CẢNH IV Tấm: (từ trong đi ra giếng tay bưng 1 chén cơm) Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta. Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người. (Mẹ con Cám rình rập sau lưng. Chờ tấm vào trong nhà. Mẹ con Cám lại bên giếng thì thầm to nhỏ.) Dì ghẻ: không biết cái con Tấm nó làm gì mà thập thà thập thụt. Có cái gì dưới giếng không nhỉ? (Dì ghẻ nhìn xuống giếng) Dì ghẻ: Á aaaaa……..! Cám: dì vậy mẹ? có cái gì vậy? Dì ghẻ: (quay lên) đẹp quá Cám: cái gì đẹp? Dì ghẻ: mặt mẹ đẹp. Cám: để con coi nào.Á aaaaa…….!
  19. 19 Dì ghẻ: cái gì nữa? Cám: ai mà đẹp thế kia? Con…à…. 2 mẹ con đều đẹp như nhau.( cười) Cám: thôi để con vào trong nhà lấy bát cơm ra.(Cám chạy vào gặp đúng lúc Tấm đi ra). Mất hồn.(lạng lại về phía dì ghẻ) Dì ghẻ: Tấm hôm nay con đi chăn Trâu cho mẹ. Còn nữa. Chăn trâu thì chăn đồng xa. Chớ chăn đồng gần làng bắt mất trâu. Tấm : Dạ. Dẫn truyện: Tấm đi rồi 2 mẹ con Cám mới thực hiện kế hoạch bắt bống. Thế là mẹ con Cám cũng bắt được Bống rồi đi chiên giòn chấm mắm ruốc. Tấm về không thấy Bống đâu gọi mãi chẳng lên. Bỗng có con gà mái lạng quạng đâu gần đấy cất tiếng. Gà: cục ta cục tác cho ta nắm thóc ta bới xương cho. Dẫn truyện: Tấm lấy thóc cho gà. Gà bới xương lên cho Tấm. Tấm thấy xương cá bống bèn ngồi khóc. Bụt lại hiện lên Bụt: làm sao con khóc? Tấm: thưa Bụt, cá bống con nuôi lâu nay ai đã cho vào nồi rồi. hu hu hu. Bụt: con cứ bình tĩnh. Con nghe theo lời ta. Đem xương cá bống bỏ vào 4 cái hũ chôn ở 4 chân giường sau này đến khi thời cơ chín muồi ta sẽ cho con biết. CẢNH V ( Tên lính đi rao.) Lính: nhà vua mở hội mời bà con nội ngoại 2 bên cô chú anh chị em đến dự hội. loa loa loa loa….( đi vào trong) Cám: mẹ mẹ mẹ mẹ…..(thở hổn hên). Nhà …nhà vua mở hội, mẹ con mình đi dự hội đi. Dì ghẻ: ui giời ời. (thờ ơ) 3 cái hội ấy tao còn lạ gì. (đổi thái độ) Vào, vào thay đồ đi thôi con Tâm: Dì ơi! Cho con đi xem hội nhé. Dì ghẻ: việc tao giao mày làm xong chưa mà đòi đi? Tấm: dạ xong cả rồi. Tấm- Dì ghẻ: Quét nhà? dạ rồi. nấu cơm? dạ xong. Giặt đồ chưa? dạ rồi. rửa chén? dạ xong. Cho heo ăn? dạ rồi. cho gà ăn? dạ xong. Cắt cỏ cho trâu? dạ rồi. tắm chó chưa? À nhầm nhà ko có chó. Bổ củi chưa? dạ xong hết rồi thưa dì. Ừ vậy thì đi đi. Tấm: (mừng rỡ) Con cảm ơm dì ạ. Cám: Tấm không được đi á nha mẹ….. con không biết à nha…….
  20. 20 Dì ghẻ nói thầm: nó làm xong hết rồi thì nó đi chớ mẹ biết làm sao? Cám: con không biết đâu mẹ nghỉ cách đi. Hhuhuhu Dì ghẻ: Được rồi, để mẹ nghĩ. (Dì ghẻ đi vào trong nhà.) (Tấm đi thay bộ đồ khác). Cám: (nói 1 mình) lần này con Tấm mà đi thì biết đâu nó cưa được hoàng tử thì làm thế nào? Không được! Không được Dì ghẻ (đi ra nói với Cám): Đây đây mẹ nghĩ ra rồi. Con cứ đợi đấy mẹ cho con xem. Tấm… Tấm đâu rồi ra đây mẹ bảo. (Tấm thay đồ xong chạy ra.) Cám: (cười khúc khích) Đi hội với cái bộ đồ rách rưới ấy hả. xấc. (huých Tấm 1 cái rồi quay đi) Dì ghẻ: trước khi đi con làm cho mẹ cái này. Tấm: gì vậy ạ? Dì ghẻ: (bưng 2 thúng ra trút vào nhau) Con lựa cho mẹ kim cương đen với hột xoàn trắng ra 2 rổ rồi thì muốn đi đâu đi. Cám: (lẩm nhẩm) có thóc với gạo mà cũng bày đặt kim cương đen với hột xoàn trắng (đi vào trong cùng dì ghẻ) CẢNH VI (Tấm ngồi khóc bụt lại hiện lên….) Bụt: làm sao con khóc? Tấm: hức hức hức (nấc) Bụt: con không nói thôi ta đi đây. Tấm: (nấc) từ từ…..(nấc)… con muốn đi xem hội nhưng mà dì con bắt nhặt ra 2 rổ thóc với gạo. Con lựa thì đến khi nào mới xong hả Bụt Bụt: thôi được rồi, con nín đi, ta sẽ giúp con. Tấm: đừng nói là Bụt ngồi đây nhặt ra nhé… Bụt: con khỏi lo. Ta sẽ sai đàn chim sẻ xuống để nhặt giùm con. Tấm: Hu hu hu… con không có đồ đẹp để đi xem hội Bụt: con cứ yên tâm để ta tính. ( vuốt râu) Con còn nhớ xương Bống ta bảo con chôn ở 4 góc giường không? Con vào nhà đào lên. Con sẽ thấy điều kì diệu. hà hà hà…..(Bụt đi bộ xuống sân khấu…) Tấm: (chạy vào trong rồi chạy ra sân khấu) Ta đã có đồ đẹp rồi. Con cảm ơn ông bụt nhiều ạ! (Tấm đi ngang qua ,đến giữa sân khấu đánh rơi chiếc giày) .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2